Chiến Tranh Và Hòa Bình
Quyển 5 - Chương 9
Vào hội Tam điểm được ít lâu, Piotr mang theo một bản chỉ dẫn đầy đủ do chàng tự viết ra cho mình rồi, ghi rõ những điều phải làm trong các điền trang của chàng, lên đường đến tỉnh Kiev là nơi phần lớn nông dân của chàng sống.
Đến Kiev, Piotr triệu tất cả những người quản lý của chàng lại phòng giấy chính và nói rõ cho họ biết những ý định và mong muốn của chàng. Chàng bảo họ là phải lập tức thi hành những biện pháp nhằm hoàn toàn giải phóng nông dân khỏi chế độ nông nô phong kiến, và trong khi chờ đợi, không được bắt nông dân làm việc quá vất vả, không được bắt đàn bà có con mọn làm việc khổ dịch, phải giúp đỡ nông dân, khi cần trừng phạt chỉ được dùng lời răn đe, không được dùng roi vọt. Ở mỗi điền trang đều phải xây dựng nhà thương, nhà cứu tế và trường học.
Một vài viên quản lý (trong số này có những viên quản gia gần như mù chữ) nghe vậy rất hoảng sợ, cho rằng vị bá tước trẻ tuổi nói như vậy tức là không bằng lòng cách họ quản lý công việc và vì họ ăn mất tiền nong; có người lúc đầu còn sợ hãi nhưng dần dần cảm thấy những câu nói xì xồ và lảm nhảm của Piotr và những danh từ mới mẻ của họ mới được nghe lần này là lần đầu cũng hay hay; có những người chỉ cần được nghe ông chủ nói là đã thú rồi; cuối cùng những người thông minh nhất, trong số đó có viên tổng quản, qua lời nói này đã hiểu ra được mình cần phải đối phó với ông chủ như thế nào, để có thể đến mục đích riêng của mình.
Viên tổng quản tỏ ý rất tán thành những ý định của Piotr nhưng lại bàn rằng ngoài những cải cách kia, nói chung còn phải lo đến công việc làm ăn, mà công việc làm ăn thì hiện nay đang ở trong tình trạng bê trễ!
Mặc dầu gia tài bá tước Bezukhov hết sức to lớn, nhưng từ ngày Piotr nhận được cái gia tài ấy, và như người ta nói, thu được mỗi năm năm mươi vạn rúp, nhưng chàng cảm thấy mình còn nghèo hơn nhiều so với thời chàng nhận một vạn rúp của lão bá tước đã quá cố.
Đại khái chàng hình dung ngân sách của mình một cách mơ hồ như sau: chàng trả cho Hội đồng giám hộ(1) về tất cả các điền trang gần tám vạn, những khoản chi phí cùng với khoản trợ cấp cho ba công tước tiểu thư mất hết khoảng ba vạn, những khoản tiền trợ cấp cho người này người nọ hết gần một vạn rưởi; và tiền dùng vào công việc từ thiện cũng chừng ấy; mười lăm vạn gửi cho bá tước phu nhân để tiêu dùng; tiền lãi về các khoản nợ mỗi năm phải trả đến bảy vạn rúp, việc xây dựng một ngôi nhà thờ đã khởi công hai năm nay tốn mất gần một vạn rúp; mười vạn rúp còn lại thì tiêu hết nhẵn, chàng cũng chẳng hiểu tiêu vào những việc gì, và hầu như năm nào chàng cũng bắt buộc phải vay. Đã thế, năm nào viên tổng quản cũng viết thư cho chàng, khi thì báo tin có hoả hoạn, khi thì báo tin mất mùa, khi thì lại bảo là cần phải xây dựng lại xưởng máy và xưởng thủ công. Tóm lại, công việc đầu tiên mà Piotr phải lo lại chính là cái việc mà chàng ít có khả năng và ít thấy hứng thú nhất, đó là trông nom những công việc kinh tế.
Piotr ngày nào cũng làm việc với viên tổng quản. Nhưng chàng cảm thấy những buổi "làm việc" của mình không làm cho chuyện làm ăn tiến lên một chút nào. Chàng cảm thấy những buổi "làm việc" đó không dính líu gì với công việc kinh doanh, nó không bám sát vào công việc kinh doanh, và không thể thúc đẩy cho công việc tiến hành. Một mặt thì viên tổng quản trình bày công việc dưới một ánh sáng hết sức bi quan, vạch cho chàng thấy cần phải trả nợ và phải dùng sức của nông nô vào những công việc mới, nhưng Piotr không nghe; mặt khác thì Piotr đòi phải bắt tay vào việc giải phóng nông nô, nhưng viên tổng quản lại trả lời rằng trước hết cần trả nợ cho Hội đồng giám hộ và do đó không thể nào thực hiện kế hoạch này một cách nhanh chóng được.
Viên tổng quản không nói rằng điều đó hoàn toàn không thực hiện được; hắn chỉ nói rằng muốn thực hiện việc ấy phải bán những khu rừng ở tỉnh Koxtroma, bán những đất đai ở hạ Volga và điền trang ở Krym. Nhưng tất cả những công việc này, theo như lời viên tổng quản nói, lại đi đôi với những thủ tục phức tạp, nào là xin bãi miễn các lệnh cấm khiếu nại, xin phép v.v… đến nỗi Piotr đâm hoang mang và chỉ biết đáp lại: "Được, được, cứ làm như thế!".
Piotr không có cái tính kiên nhẫn thiết thực để có thể tự mình trực tiếp bắt tay vào công việc, vì vậy chàng không thích công việc này và chỉ cố giả vờ lo lắng đến công việc có mặt viên tổng quản.
Còn viên tổng quản thì trước mặt bá tước cứ cố làm như thể hắn cho rằng những buổi làm việc này rất có lợi cho ông chủ nhưng thực là rày rà cho hắn quá.
Ở trong thành phố lớn. Piotr đã gặp được những người quen; những người chưa quen thì vội vàng làm quen và niềm nở tiếp đón nhà triệu phú mới đến, nhà trang chủ lớn nhất trong tỉnh. Những điểm cám dỗ cái nhược điểm chính của Piotr, nhược điểm mà chàng đã thú nhận khi được nhận vào hội, cũng mạnh mẽ đến nỗi chàng không tài nào tự kiềm chế nổi. Rồi cũng như ở Petersburg chàng lại miệt mài suốt ngày, suốt tuần, suốt tháng trong những tối tiếp tân, những bữa tiệc, những buổi khiêu vũ, đến nỗi không sao có thì giờ định thần lại nữa. Thế là cuộc đời mới mà chàng đã mong mỏi vẫn không sao thực hiện được; chàng vẫn sống cuộc đời trước kia, chỉ có điều là ở trong một khung cảnh khác mà thôi.
Trong số ba điều mà hội Tam điểm yêu cầu, Piotr nhận thấy mình không thực hiện được cái điều khoản yêu cầu mỗi đạo hữu phải là tấm gương đạo đức, và trong số bảy đức tính tốt, chàng hoàn toàn thiếu hẳn hai: đức hạnh và lòng yêu cái chết. Chàng tự an ủi rằng, trái lại chàng đã thực hiện được một nhiệm vụ khác - cải tạo nhân loại, chàng lại có những đức tính khác là tình yêu đồng loại và đặc biệt là đại lượng.
Mùa xuân năm 1807, Piotr quyết định trở về Petersburg. Trên đường về, chàng có ý định tham quan các điền trang của mình một lượt và thân hành kiểm tra xem những mệnh lệnh của mình đã được chấp hành đến đâu, cũng như xem thử cái đám dân mà Thượng đế đã giao phó cho chàng, cái đám dân mà chàng đang tìm cách cải thlện cuộc sống, nay đang sống ra sao.
Mặc dầu viên tổng quản xem tất cả những dự định của vị bá tước trẻ tuổi gần như là điên rồ, bất lợi cho hắn, cho ông ta cũng như cho nông dân, nhưng hắn cũng nhượng bộ. Trong khi tiếp tục trình bày rằng giải phóng nông dân là một việc không thể thực hiện được hắn vẫn ra lệnh xây dựng trong tất cả các điền trang những ngôi nhà lớn dùng làm trường học, nhà thương và nhà cứu tế, hắn chuẩn bị ở khắp nơi những cuộc đón tiếp chủ nhân, không tổ chức linh đình vì hắn biết Piotr không thích, nhưng lại là những cuộc đón tiếp theo lối cảm ơn có tính chất tôn giáo, có rước tượng thánh, có dâng muối và bánh mỳ. Theo như hắn quan niệm về ông chủ thì cách này hẳn là có tác dụng đối với bá tước và sẽ lừa được ông ta.
Mùa xuân ở phương Nam, cuộc hành trình nhanh chóng và thoải mái trong một cái xe ngựa kiểu Viên cùng với cảnh tĩnh mịch ở trên đường, làm cho Piotr rất sảng khoái, những điền trang mà chàng chưa hề đến, mỗi nơi một vẻ: nơi nào trông cũng đẹp đẽ ngoạn mục, đâu đâu dân cư cũng có vẻ sung túc, và có một tấm lòng biết ơn rất cảm động đối với những ân huệ của chủ nhân. Đâu đâu cũng vậy, những cuộc đón tiếp của nông dân làm cho chàng ngượng ngùng lúng túng, nhưng trong thâm tâm chàng vẫn cảm thấy vui sướng. Ở một nơi nông dân mang bánh mỳ, muối và hai tượng thánh Piotr và Pavel đến xin phép chàng cho họ xuất tiền túi ra xây một điện thờ mới ở trong nhà thờ để tôn kính hai vị thiên thần của họ là Piotr và Pavel và để tỏ lòng biết ơn những công đức mà họ đã nhận được. Ở một nơi khác đàn bà bế con nhỏ ra đón tiếp và cảm ơn chàng đã ra lệnh miễn cho họ những công việc nặng nhọc. Ở một điền trang thứ ba, một tu sĩ cầm thập tự giá ra tiếp chàng, chung quanh là một đám trẻ con mà nhờ ơn đức của bá tước ông ta đã dạy dỗ cho biết chữ và biết giáo lý. Ở khắp các điền trang Piotr đều nhìn thấy rõ ràng những ngôi nhà bằng dá dựng lên theo một kiểu duy nhất và dùng để làm nhà thương, trường học, nhà cứu tế, chẳng bao lâu nữa sẽ được khánh thành. Đâu đâu xem báo cáo của những người quản gia chàng cũng thấy việc lao dịch đã giảm nhẹ hơn trước và đâu đâu chàng cũng được nghe những lời tạ ơn cảm động của những phái đoàn nông dân mặc kaftan xanh.
Chỉ có điều là Piotr không biết rằng nơi mà người ta đem bánh mỳ và muối ra dâng chàng và xây điện thờ hai vị thánh Piotr và Pavel chính là một thị trấn buôn bán và là nơi họp phiên chợ vào ngày thánh Piotr, còn cái điện thờ thì đã được xây từ lâu bằng tiền của phú nông: chính những người đó đã đón chàng, còn chín phần mười nông dân trong làng này thì hoàn toàn bị phá sản. Chàng không biết rằng theo lệnh chàng người ta đã miễn lao dịch cho những bà mẹ có con mọn, nhưng những bà này bây giờ ở nhà lại phải gánh lấy những phần việc nặng nhọc nhất. Chàng không biết rằng vị tu sĩ tay cầm thánh giá ra tiếp đón chàng đã bắt nông dân phải nai lưng ra nộp thuế thập phân và những đứa học trò đứng chung quanh là do cha mẹ chúng vừa khóc vừa giao cho ông ta, và phải trả những món tiên lớn cho ông ta mới được chuộc con về.
Chàng không biết rằng những ngôi nhà bằng đá xây theo một kiểu duy nhất là do chính tay nông dân của chàng dựng nên và do đó lao dịch của họ càng nặng thêm, có giảm bớt chăng chỉ là giảm trên giấy tờ mà thôi. Có nơi một người quản gia đưa sổ sách cho chàng xem và chỉ cho chàng thấy rằng theo lệnh của chàng tô đã được giảm một phần ba, nhưng chàng có biết đâu trong khi đó lao dịch lại được tăng gấp rưỡi. Vì vậy, Piotr rất hào hứng về cuộc hành trình qua các điền trang của mình và hoàn toàn trở về với cái tâm trạng say sưa với công việc từ thiện khi chàng rời khỏi Petersburg, chàng viết những bức thư hân hoan cho vị đạo huynh bậc thầy của chàng, như lời chàng dùng để gọi vị đại sư.
"Làm bao nhiêu việc tốt như vậy mà thật là dễ dàng, chẳng phải khó nhọc gì mấy, - chàng tự nhủ - Ấy thế mà chúng ta lại rất ít lo đến việc đó!".
Chàng thấy sung sướng vì nông dân đã tỏ lòng biết ơn mình, nhưng lại thấy xấu hổ khi tiếp nhận những lời cảm ơn của họ. Lòng biết ơn này nhắc nhở chàng rằng chàng lẽ ra còn có thể làm nhiều hơn nữa cho những con người giản dị, hiền lành kia. Viên tổng quản: một người rất ngu dốt nhưng lại rất giảo quyệt, đã hoàn toàn hiểu rõ ông bá tước thông minh và ngây thơ, nên hắn đùa bỡn ông ta, xem như một trò chơi. Khi thấy những buổi tiếp đón có chuẩn bị sẵn kia ảnh hưởng đến Piotr như vậy, hắn biện luận một cách quả quyết hơn nữa rằng việc giải phóng nông dân không thể thực hiện được và nhất là không cần thiết, bởi vì nông dân chẳng cần được giải phóng cũng đã được hoàn toàn sung sướng rồi.
Trong thâm tâm Piotr cũng đồng ý với viên tổng quản rằng thật khó lòng mà hình dung ra được những người sung sướng hơn, và có trời biết một khi họ được tự do thì họ có thể gặp những tai ương gì; nhưng mặc dầu miễn cưỡng, Piotr cũng nhấn mạnh việc thực hiện những điều mà chàng cho là công bình. Viên tổng quản hứa đem hết tâm lực thực hiện ý muốn của bá tước, mặc dù hắn vẫn thừa hiểu rằng bá tước không những không bao giờ có thể kiểm tra xem thử tất cả những biện pháp để bán rừng và điền trang, để trả nợ tiền cho Hội đồng giám hộ đã làm hay chưa, mà có lẽ sẽ không bao giờ hỏi và biết được rằng những ngôi nhà đâ xây dựng lên đấy vẫn bỏ không, còn nông dân vân phải tiếp tục cung cấp công sức và tiền bạc như nông dân của các trang chủ khác, nghĩa là tất cả những gì họ có thể cung cấp được.
Chú thích:
(1) Tên gọi một cơ quan địa ốc ngân hàng ở Nga.
Đến Kiev, Piotr triệu tất cả những người quản lý của chàng lại phòng giấy chính và nói rõ cho họ biết những ý định và mong muốn của chàng. Chàng bảo họ là phải lập tức thi hành những biện pháp nhằm hoàn toàn giải phóng nông dân khỏi chế độ nông nô phong kiến, và trong khi chờ đợi, không được bắt nông dân làm việc quá vất vả, không được bắt đàn bà có con mọn làm việc khổ dịch, phải giúp đỡ nông dân, khi cần trừng phạt chỉ được dùng lời răn đe, không được dùng roi vọt. Ở mỗi điền trang đều phải xây dựng nhà thương, nhà cứu tế và trường học.
Một vài viên quản lý (trong số này có những viên quản gia gần như mù chữ) nghe vậy rất hoảng sợ, cho rằng vị bá tước trẻ tuổi nói như vậy tức là không bằng lòng cách họ quản lý công việc và vì họ ăn mất tiền nong; có người lúc đầu còn sợ hãi nhưng dần dần cảm thấy những câu nói xì xồ và lảm nhảm của Piotr và những danh từ mới mẻ của họ mới được nghe lần này là lần đầu cũng hay hay; có những người chỉ cần được nghe ông chủ nói là đã thú rồi; cuối cùng những người thông minh nhất, trong số đó có viên tổng quản, qua lời nói này đã hiểu ra được mình cần phải đối phó với ông chủ như thế nào, để có thể đến mục đích riêng của mình.
Viên tổng quản tỏ ý rất tán thành những ý định của Piotr nhưng lại bàn rằng ngoài những cải cách kia, nói chung còn phải lo đến công việc làm ăn, mà công việc làm ăn thì hiện nay đang ở trong tình trạng bê trễ!
Mặc dầu gia tài bá tước Bezukhov hết sức to lớn, nhưng từ ngày Piotr nhận được cái gia tài ấy, và như người ta nói, thu được mỗi năm năm mươi vạn rúp, nhưng chàng cảm thấy mình còn nghèo hơn nhiều so với thời chàng nhận một vạn rúp của lão bá tước đã quá cố.
Đại khái chàng hình dung ngân sách của mình một cách mơ hồ như sau: chàng trả cho Hội đồng giám hộ(1) về tất cả các điền trang gần tám vạn, những khoản chi phí cùng với khoản trợ cấp cho ba công tước tiểu thư mất hết khoảng ba vạn, những khoản tiền trợ cấp cho người này người nọ hết gần một vạn rưởi; và tiền dùng vào công việc từ thiện cũng chừng ấy; mười lăm vạn gửi cho bá tước phu nhân để tiêu dùng; tiền lãi về các khoản nợ mỗi năm phải trả đến bảy vạn rúp, việc xây dựng một ngôi nhà thờ đã khởi công hai năm nay tốn mất gần một vạn rúp; mười vạn rúp còn lại thì tiêu hết nhẵn, chàng cũng chẳng hiểu tiêu vào những việc gì, và hầu như năm nào chàng cũng bắt buộc phải vay. Đã thế, năm nào viên tổng quản cũng viết thư cho chàng, khi thì báo tin có hoả hoạn, khi thì báo tin mất mùa, khi thì lại bảo là cần phải xây dựng lại xưởng máy và xưởng thủ công. Tóm lại, công việc đầu tiên mà Piotr phải lo lại chính là cái việc mà chàng ít có khả năng và ít thấy hứng thú nhất, đó là trông nom những công việc kinh tế.
Piotr ngày nào cũng làm việc với viên tổng quản. Nhưng chàng cảm thấy những buổi "làm việc" của mình không làm cho chuyện làm ăn tiến lên một chút nào. Chàng cảm thấy những buổi "làm việc" đó không dính líu gì với công việc kinh doanh, nó không bám sát vào công việc kinh doanh, và không thể thúc đẩy cho công việc tiến hành. Một mặt thì viên tổng quản trình bày công việc dưới một ánh sáng hết sức bi quan, vạch cho chàng thấy cần phải trả nợ và phải dùng sức của nông nô vào những công việc mới, nhưng Piotr không nghe; mặt khác thì Piotr đòi phải bắt tay vào việc giải phóng nông nô, nhưng viên tổng quản lại trả lời rằng trước hết cần trả nợ cho Hội đồng giám hộ và do đó không thể nào thực hiện kế hoạch này một cách nhanh chóng được.
Viên tổng quản không nói rằng điều đó hoàn toàn không thực hiện được; hắn chỉ nói rằng muốn thực hiện việc ấy phải bán những khu rừng ở tỉnh Koxtroma, bán những đất đai ở hạ Volga và điền trang ở Krym. Nhưng tất cả những công việc này, theo như lời viên tổng quản nói, lại đi đôi với những thủ tục phức tạp, nào là xin bãi miễn các lệnh cấm khiếu nại, xin phép v.v… đến nỗi Piotr đâm hoang mang và chỉ biết đáp lại: "Được, được, cứ làm như thế!".
Piotr không có cái tính kiên nhẫn thiết thực để có thể tự mình trực tiếp bắt tay vào công việc, vì vậy chàng không thích công việc này và chỉ cố giả vờ lo lắng đến công việc có mặt viên tổng quản.
Còn viên tổng quản thì trước mặt bá tước cứ cố làm như thể hắn cho rằng những buổi làm việc này rất có lợi cho ông chủ nhưng thực là rày rà cho hắn quá.
Ở trong thành phố lớn. Piotr đã gặp được những người quen; những người chưa quen thì vội vàng làm quen và niềm nở tiếp đón nhà triệu phú mới đến, nhà trang chủ lớn nhất trong tỉnh. Những điểm cám dỗ cái nhược điểm chính của Piotr, nhược điểm mà chàng đã thú nhận khi được nhận vào hội, cũng mạnh mẽ đến nỗi chàng không tài nào tự kiềm chế nổi. Rồi cũng như ở Petersburg chàng lại miệt mài suốt ngày, suốt tuần, suốt tháng trong những tối tiếp tân, những bữa tiệc, những buổi khiêu vũ, đến nỗi không sao có thì giờ định thần lại nữa. Thế là cuộc đời mới mà chàng đã mong mỏi vẫn không sao thực hiện được; chàng vẫn sống cuộc đời trước kia, chỉ có điều là ở trong một khung cảnh khác mà thôi.
Trong số ba điều mà hội Tam điểm yêu cầu, Piotr nhận thấy mình không thực hiện được cái điều khoản yêu cầu mỗi đạo hữu phải là tấm gương đạo đức, và trong số bảy đức tính tốt, chàng hoàn toàn thiếu hẳn hai: đức hạnh và lòng yêu cái chết. Chàng tự an ủi rằng, trái lại chàng đã thực hiện được một nhiệm vụ khác - cải tạo nhân loại, chàng lại có những đức tính khác là tình yêu đồng loại và đặc biệt là đại lượng.
Mùa xuân năm 1807, Piotr quyết định trở về Petersburg. Trên đường về, chàng có ý định tham quan các điền trang của mình một lượt và thân hành kiểm tra xem những mệnh lệnh của mình đã được chấp hành đến đâu, cũng như xem thử cái đám dân mà Thượng đế đã giao phó cho chàng, cái đám dân mà chàng đang tìm cách cải thlện cuộc sống, nay đang sống ra sao.
Mặc dầu viên tổng quản xem tất cả những dự định của vị bá tước trẻ tuổi gần như là điên rồ, bất lợi cho hắn, cho ông ta cũng như cho nông dân, nhưng hắn cũng nhượng bộ. Trong khi tiếp tục trình bày rằng giải phóng nông dân là một việc không thể thực hiện được hắn vẫn ra lệnh xây dựng trong tất cả các điền trang những ngôi nhà lớn dùng làm trường học, nhà thương và nhà cứu tế, hắn chuẩn bị ở khắp nơi những cuộc đón tiếp chủ nhân, không tổ chức linh đình vì hắn biết Piotr không thích, nhưng lại là những cuộc đón tiếp theo lối cảm ơn có tính chất tôn giáo, có rước tượng thánh, có dâng muối và bánh mỳ. Theo như hắn quan niệm về ông chủ thì cách này hẳn là có tác dụng đối với bá tước và sẽ lừa được ông ta.
Mùa xuân ở phương Nam, cuộc hành trình nhanh chóng và thoải mái trong một cái xe ngựa kiểu Viên cùng với cảnh tĩnh mịch ở trên đường, làm cho Piotr rất sảng khoái, những điền trang mà chàng chưa hề đến, mỗi nơi một vẻ: nơi nào trông cũng đẹp đẽ ngoạn mục, đâu đâu dân cư cũng có vẻ sung túc, và có một tấm lòng biết ơn rất cảm động đối với những ân huệ của chủ nhân. Đâu đâu cũng vậy, những cuộc đón tiếp của nông dân làm cho chàng ngượng ngùng lúng túng, nhưng trong thâm tâm chàng vẫn cảm thấy vui sướng. Ở một nơi nông dân mang bánh mỳ, muối và hai tượng thánh Piotr và Pavel đến xin phép chàng cho họ xuất tiền túi ra xây một điện thờ mới ở trong nhà thờ để tôn kính hai vị thiên thần của họ là Piotr và Pavel và để tỏ lòng biết ơn những công đức mà họ đã nhận được. Ở một nơi khác đàn bà bế con nhỏ ra đón tiếp và cảm ơn chàng đã ra lệnh miễn cho họ những công việc nặng nhọc. Ở một điền trang thứ ba, một tu sĩ cầm thập tự giá ra tiếp chàng, chung quanh là một đám trẻ con mà nhờ ơn đức của bá tước ông ta đã dạy dỗ cho biết chữ và biết giáo lý. Ở khắp các điền trang Piotr đều nhìn thấy rõ ràng những ngôi nhà bằng dá dựng lên theo một kiểu duy nhất và dùng để làm nhà thương, trường học, nhà cứu tế, chẳng bao lâu nữa sẽ được khánh thành. Đâu đâu xem báo cáo của những người quản gia chàng cũng thấy việc lao dịch đã giảm nhẹ hơn trước và đâu đâu chàng cũng được nghe những lời tạ ơn cảm động của những phái đoàn nông dân mặc kaftan xanh.
Chỉ có điều là Piotr không biết rằng nơi mà người ta đem bánh mỳ và muối ra dâng chàng và xây điện thờ hai vị thánh Piotr và Pavel chính là một thị trấn buôn bán và là nơi họp phiên chợ vào ngày thánh Piotr, còn cái điện thờ thì đã được xây từ lâu bằng tiền của phú nông: chính những người đó đã đón chàng, còn chín phần mười nông dân trong làng này thì hoàn toàn bị phá sản. Chàng không biết rằng theo lệnh chàng người ta đã miễn lao dịch cho những bà mẹ có con mọn, nhưng những bà này bây giờ ở nhà lại phải gánh lấy những phần việc nặng nhọc nhất. Chàng không biết rằng vị tu sĩ tay cầm thánh giá ra tiếp đón chàng đã bắt nông dân phải nai lưng ra nộp thuế thập phân và những đứa học trò đứng chung quanh là do cha mẹ chúng vừa khóc vừa giao cho ông ta, và phải trả những món tiên lớn cho ông ta mới được chuộc con về.
Chàng không biết rằng những ngôi nhà bằng đá xây theo một kiểu duy nhất là do chính tay nông dân của chàng dựng nên và do đó lao dịch của họ càng nặng thêm, có giảm bớt chăng chỉ là giảm trên giấy tờ mà thôi. Có nơi một người quản gia đưa sổ sách cho chàng xem và chỉ cho chàng thấy rằng theo lệnh của chàng tô đã được giảm một phần ba, nhưng chàng có biết đâu trong khi đó lao dịch lại được tăng gấp rưỡi. Vì vậy, Piotr rất hào hứng về cuộc hành trình qua các điền trang của mình và hoàn toàn trở về với cái tâm trạng say sưa với công việc từ thiện khi chàng rời khỏi Petersburg, chàng viết những bức thư hân hoan cho vị đạo huynh bậc thầy của chàng, như lời chàng dùng để gọi vị đại sư.
"Làm bao nhiêu việc tốt như vậy mà thật là dễ dàng, chẳng phải khó nhọc gì mấy, - chàng tự nhủ - Ấy thế mà chúng ta lại rất ít lo đến việc đó!".
Chàng thấy sung sướng vì nông dân đã tỏ lòng biết ơn mình, nhưng lại thấy xấu hổ khi tiếp nhận những lời cảm ơn của họ. Lòng biết ơn này nhắc nhở chàng rằng chàng lẽ ra còn có thể làm nhiều hơn nữa cho những con người giản dị, hiền lành kia. Viên tổng quản: một người rất ngu dốt nhưng lại rất giảo quyệt, đã hoàn toàn hiểu rõ ông bá tước thông minh và ngây thơ, nên hắn đùa bỡn ông ta, xem như một trò chơi. Khi thấy những buổi tiếp đón có chuẩn bị sẵn kia ảnh hưởng đến Piotr như vậy, hắn biện luận một cách quả quyết hơn nữa rằng việc giải phóng nông dân không thể thực hiện được và nhất là không cần thiết, bởi vì nông dân chẳng cần được giải phóng cũng đã được hoàn toàn sung sướng rồi.
Trong thâm tâm Piotr cũng đồng ý với viên tổng quản rằng thật khó lòng mà hình dung ra được những người sung sướng hơn, và có trời biết một khi họ được tự do thì họ có thể gặp những tai ương gì; nhưng mặc dầu miễn cưỡng, Piotr cũng nhấn mạnh việc thực hiện những điều mà chàng cho là công bình. Viên tổng quản hứa đem hết tâm lực thực hiện ý muốn của bá tước, mặc dù hắn vẫn thừa hiểu rằng bá tước không những không bao giờ có thể kiểm tra xem thử tất cả những biện pháp để bán rừng và điền trang, để trả nợ tiền cho Hội đồng giám hộ đã làm hay chưa, mà có lẽ sẽ không bao giờ hỏi và biết được rằng những ngôi nhà đâ xây dựng lên đấy vẫn bỏ không, còn nông dân vân phải tiếp tục cung cấp công sức và tiền bạc như nông dân của các trang chủ khác, nghĩa là tất cả những gì họ có thể cung cấp được.
Chú thích:
(1) Tên gọi một cơ quan địa ốc ngân hàng ở Nga.
Tác giả :
Leo Tolstoy