Chiến Tranh Và Hòa Bình
Quyển 14 - Chương 12
Trưa ngày thứ hai, Piotr đi trên một con đường bùn lầy lên dốc, mắt nhìn đôi chân của mình và nhìn những chỗ lồi lõm trên mặt đường. Thỉnh thoảng chàng lại ngước mắt nhìn đám người quen thuộc ở chung quanh, rồi lại nhìn xuống chân, cả hai thứ này đều đã trở thành một cái gì của bản thân. Con chó lông tía Xery chân khuỳnh khuỳnh vui vẻ chạy bên lể đường, thỉnh thoảng lại nhấc một cái chân sau lên và chạy ba chân lên đề khoe tài và tỏ rõ sự thoả mãn của nó rồi chạy cả bốn chân, vừa sủa vừa nhảy vào những đám quạ đậu trên những xác chết. Con Xery bây giờ vui vẻ và khoẻ mạnh hơn ở Moskva. Hai bên đường đâu đâu cũng nhiều thứ thịt, kể từ thịt người cho đến thịt ngựa, ở nhiều giai đoạn thối rữa khác nhau, mà chó sói lại không dám lại gần những đoàn người đang kéo qua, cho nên Xery tha hồ chén no nê.
Trời mưa lâm thâm từ sáng sớm, và người ta là cứ có cảm giác là mưa sắp tạnh, trời sẽ quang, nhưng chỉ tạnh được một lát thì mưa, lại đổ xuống mạnh hơn, mặt đường ướt sũng không còn hút nước được nữa, cho nên những rãnh bánh xe đi nước chảy đầy ăm ắp.
Piotr bước đi, đưa mắt nhìn hai bên đường, bấm đốt ngón tay, đếm từng ba bước một. Chàng nhẩm nói với cơn mưa: Nào, nào, mưa nữa đi!
Chàng có cảm tưởng là mình không nghĩ đến việc gì hết.
Nhưng ở một nơi nào xa xăm, sâu thẳm chàng đang nghĩ về một điều gì quan trọng và đầy sức an ủi. Điều đó là một kết luận hết sức tế nhị mà chàng đã rút ra từ lúc nói chuyện với Karataiev tối hôm qua.
Hôm qua ở trạm nghỉ đêm, bếp lửa chỗ Piotr ngồi tắt ngấm, chàng rét quá liền chạy sang bếp lửa bên cạnh cháy to hơn. Bên bếp lửa ấy, Platon người chùm áo khoác kín mít như chùm nấm đang ngồi kể một câu chuyện mà Piotr đã nghe kể nhiều lần, giọng rõ ràng, dễ chịu nhưng đã yếu hẳn đi vì bệnh hoạn, bấy giờ đã qua nửa đêm. Vào quãng này Platon vẫn thường lên cơn sốt nên hoạt bát hẳn lên. Khi đến gần đống lửa và nghe thấy giọng nói yếu ớt, ốm đau của Platon, trông thấy khuôn mặt tiều tuỵ của bác ta sáng bừng lên trong ánh lửa, tim nhói lên một cách khó chịu, vì lòng thương xót của con người ấy làm chàng sợ hãi và chàng toan bỏ đi, nhưng quanh đấy không có đám lửa nào khác, nên Piotr đành ngồi bên dống lửa, cố ý không nhìn Platon.
- Sao sức khoẻ bác thế nào? - chàng hỏi.
- Sức khoẻ ấy à? Ốm mà than khóc thì trời chẳng cho chết đâu.
Karataiev nói đoạn lập tức kể tiếp câu chuyện bỏ dở:
- Thế rồi, cậu ạ… - Platon kể tiếp, một nụ cười thấp thoáng trên khuôn mặt gầy gò xanh sao long lanh một ánh sáng vui vẻ, khác thường, - Cậu à, thế rồi…
Piotr đã biết câu chuyện này từ lâu. Karataiev đã kể năm sáu lần cho một mình chàng nghe và khi kể bao giờ cũng vui vẻ một cách lạ thường. Nhưng dù Piotr có biết rõ câu chuyện này đến đâu, chàng cũng lắng nghe như nghe câu chuyện gì mới mẻ, và cảm giác say sưa bình lặng của Karataiev trong khi kể chuyện cũng chuyển sang Piotr. Đó là chuyện một người lái buôn già, xưa nay cùng gia đình sống đạo đức, và luôn kính sợ Chúa, có lần đi chợ phiên Maxkarye có một người bạn, một người lái buôn giàu có. Ghé lại nghỉ đêm trong một quán trọ, hai người lái buôn ngủ thiếp đi, và sáng hôm sau người ta thấy người bạn bị cắt cổ chết, còn bao nhiêu tiền bạc thì bị lấy sạch. Dưới gối của người lái buôn già, họ tìm thấy một con dao vấy máu. Người lái buôn bị đưa ra toà, bị phạt roi, bị xẻo mũi - theo đúng luật lệ, - Karataiev nói, - Và bị đày khổ sai.
- Cậu ạ, thế rồi (Piotr đến vào lúc Karataiev kể đến đoạn này), mười năm qua, hay hơn nữa, ông già kia sống ở trại khổ sai. Ông ta sống phục tùng rất phải đạo, không làm việc gì xấu. Ông ta chỉ xin Chúa cho ông ta được chết. Thế rồi một đêm nọ có mấy người bạn tù khổ sai ngồi quây quần với nhau như chúng ta ngồi với nhau như thế này, có cả ông già ngồi ở đó nữa. Họ quay ra nói chuyện ai phạm tội gì mà đày đoạ, ai có tội gì trước Chúa. Thế là họ bắt đầu kể, kẻ thì giết một mạng, người, kẻ thì kể giết đến hai mạng người, có kẻ thì bỏ đi trốn, thế thôi, chả có tội tình gì. Rồi họ quay ra hỏi ông già. "Thế còn bác thì can tội gì?" "Các bạn đáng mến ạ, tôi thì bị đày vì tội lỗi của tôi và của người kia. Ông ta nói thế. Tôi chả giết người, tôi chả lấy của ai cả tôi lại sẵn lòng chia sẻ cho anh em ăn mày. Các bạn ạ tôi làm nghề buôn bán; của cải của tôi cũng khá" - ông ta nói thế, và ông ta kể cho bọn họ nghe đầu đuôi câu chuyện. "Tôi chẳng buồn cho cái thân tôi đâu. Chẳng qua là chúa chọn thế thôi. Chỉ thương cho bà lão nhà tôi và mấy đứa trẻ". Thế là ông già khóc. Tình cờ trong bọn họ có người đã giết người lái buôn kia. Anh ta bảo: "Thế thì ở đâu hả bác? Năm nào? Tháng nào?" Anh ta hỏi hết. Lòng anh ta đau xót lắm, Anh ta đến gần ông già như thế này và sụp xuống chân ông ta. "Thế là vì tôi, anh ta bảo, mà bác phải tù tội khổ sở thế này. Sự thật đúng là như thế đấy anh em ạ, người này bị đày oan uổng. Chính tôi, anh ta nói thế, chính tôi đã giết người ấy và đã dúi con dao xuống dưới gối bác khi bác đang ngủ. Bác ơi, anh ta nói thế, bác hãy vì Chúa mà tha tội cho tôi".
Karataiev ngừng kể, mỉm cười vui vẻ, mắt nhìn đống lửa, tay xếp lại mấy thanh củi.
- Ông già mới nói: "Chúa sẽ tha tội cho anh, còn chúng ta thì đều có tội với Chúa cả, tôi phải khổ sở thế này cũng vì tội lỗi của tôi". Đoạn ông ta khóc thảm thiết. Cậu ạ, thế rồi. - Karataiev nói, nụ cười hân hoan mỗi lúc thêm rạng rỡ, dường như điều mà bác ta sắp kể mới thật là chỗ hay nhất và có ý nghĩa nhất của câu chuyện, - Cậu nghĩ thế nào hả cậu? Thế rồi kẻ sát nhân ra thú tội với quan trên. Tôi đã giết sáu mạng người, anh ta nói thế (đó là một tay đại ác), nhưng tôi chỉ thương cho ông già này. Xin đừng kể cho ông ta phải than khóc vì tôi. Anh ta nói rõ đầu đuôi, họ mới biên giấy gửi đi các nơi theo các luật lệ. Đường thì xa, toà án này lại có toà án nọ xét duyệt biên chép cũng phải mất nhiều thì giờ. Việc đến tai Sa hoàng. Cuối cùng có chiếu của nhà vua ban xuống: cho ông già lái buôn ra, bồi thường cho ông ta đúng như đã định trong chiếu chỉ. Tờ giấy gửi đến nơi, người ta mới đi tìm ông già. Thế ông già vô tội bị đày oan kia đâu rồi? Có giấy của sa hoàng. Họ đi tìm, - hàm dưới của Karataiev rung rung - nhưng chúa đã tha cho ông ta rồi, ông ta đã chết. Thế đấy anh bạn ạ.
Karataiev kết thúc và im lặng mỉm cười nhìn trân trân phía trước một hồi lâu.
Không phải bản thân câu chuyện này, mà là ý nghĩa huyền bí nào đó, cái niềm vui say sưa dọi hào quang lên gương mặt của Karataiev trong khi kể chuyện, cái ý nghĩa huyền bí của niềm vui đó mới chính là điều đáng tràn ngập lòng Piotr như một cảm giác mơ hồ và đầy vui sướng.
Trời mưa lâm thâm từ sáng sớm, và người ta là cứ có cảm giác là mưa sắp tạnh, trời sẽ quang, nhưng chỉ tạnh được một lát thì mưa, lại đổ xuống mạnh hơn, mặt đường ướt sũng không còn hút nước được nữa, cho nên những rãnh bánh xe đi nước chảy đầy ăm ắp.
Piotr bước đi, đưa mắt nhìn hai bên đường, bấm đốt ngón tay, đếm từng ba bước một. Chàng nhẩm nói với cơn mưa: Nào, nào, mưa nữa đi!
Chàng có cảm tưởng là mình không nghĩ đến việc gì hết.
Nhưng ở một nơi nào xa xăm, sâu thẳm chàng đang nghĩ về một điều gì quan trọng và đầy sức an ủi. Điều đó là một kết luận hết sức tế nhị mà chàng đã rút ra từ lúc nói chuyện với Karataiev tối hôm qua.
Hôm qua ở trạm nghỉ đêm, bếp lửa chỗ Piotr ngồi tắt ngấm, chàng rét quá liền chạy sang bếp lửa bên cạnh cháy to hơn. Bên bếp lửa ấy, Platon người chùm áo khoác kín mít như chùm nấm đang ngồi kể một câu chuyện mà Piotr đã nghe kể nhiều lần, giọng rõ ràng, dễ chịu nhưng đã yếu hẳn đi vì bệnh hoạn, bấy giờ đã qua nửa đêm. Vào quãng này Platon vẫn thường lên cơn sốt nên hoạt bát hẳn lên. Khi đến gần đống lửa và nghe thấy giọng nói yếu ớt, ốm đau của Platon, trông thấy khuôn mặt tiều tuỵ của bác ta sáng bừng lên trong ánh lửa, tim nhói lên một cách khó chịu, vì lòng thương xót của con người ấy làm chàng sợ hãi và chàng toan bỏ đi, nhưng quanh đấy không có đám lửa nào khác, nên Piotr đành ngồi bên dống lửa, cố ý không nhìn Platon.
- Sao sức khoẻ bác thế nào? - chàng hỏi.
- Sức khoẻ ấy à? Ốm mà than khóc thì trời chẳng cho chết đâu.
Karataiev nói đoạn lập tức kể tiếp câu chuyện bỏ dở:
- Thế rồi, cậu ạ… - Platon kể tiếp, một nụ cười thấp thoáng trên khuôn mặt gầy gò xanh sao long lanh một ánh sáng vui vẻ, khác thường, - Cậu à, thế rồi…
Piotr đã biết câu chuyện này từ lâu. Karataiev đã kể năm sáu lần cho một mình chàng nghe và khi kể bao giờ cũng vui vẻ một cách lạ thường. Nhưng dù Piotr có biết rõ câu chuyện này đến đâu, chàng cũng lắng nghe như nghe câu chuyện gì mới mẻ, và cảm giác say sưa bình lặng của Karataiev trong khi kể chuyện cũng chuyển sang Piotr. Đó là chuyện một người lái buôn già, xưa nay cùng gia đình sống đạo đức, và luôn kính sợ Chúa, có lần đi chợ phiên Maxkarye có một người bạn, một người lái buôn giàu có. Ghé lại nghỉ đêm trong một quán trọ, hai người lái buôn ngủ thiếp đi, và sáng hôm sau người ta thấy người bạn bị cắt cổ chết, còn bao nhiêu tiền bạc thì bị lấy sạch. Dưới gối của người lái buôn già, họ tìm thấy một con dao vấy máu. Người lái buôn bị đưa ra toà, bị phạt roi, bị xẻo mũi - theo đúng luật lệ, - Karataiev nói, - Và bị đày khổ sai.
- Cậu ạ, thế rồi (Piotr đến vào lúc Karataiev kể đến đoạn này), mười năm qua, hay hơn nữa, ông già kia sống ở trại khổ sai. Ông ta sống phục tùng rất phải đạo, không làm việc gì xấu. Ông ta chỉ xin Chúa cho ông ta được chết. Thế rồi một đêm nọ có mấy người bạn tù khổ sai ngồi quây quần với nhau như chúng ta ngồi với nhau như thế này, có cả ông già ngồi ở đó nữa. Họ quay ra nói chuyện ai phạm tội gì mà đày đoạ, ai có tội gì trước Chúa. Thế là họ bắt đầu kể, kẻ thì giết một mạng, người, kẻ thì kể giết đến hai mạng người, có kẻ thì bỏ đi trốn, thế thôi, chả có tội tình gì. Rồi họ quay ra hỏi ông già. "Thế còn bác thì can tội gì?" "Các bạn đáng mến ạ, tôi thì bị đày vì tội lỗi của tôi và của người kia. Ông ta nói thế. Tôi chả giết người, tôi chả lấy của ai cả tôi lại sẵn lòng chia sẻ cho anh em ăn mày. Các bạn ạ tôi làm nghề buôn bán; của cải của tôi cũng khá" - ông ta nói thế, và ông ta kể cho bọn họ nghe đầu đuôi câu chuyện. "Tôi chẳng buồn cho cái thân tôi đâu. Chẳng qua là chúa chọn thế thôi. Chỉ thương cho bà lão nhà tôi và mấy đứa trẻ". Thế là ông già khóc. Tình cờ trong bọn họ có người đã giết người lái buôn kia. Anh ta bảo: "Thế thì ở đâu hả bác? Năm nào? Tháng nào?" Anh ta hỏi hết. Lòng anh ta đau xót lắm, Anh ta đến gần ông già như thế này và sụp xuống chân ông ta. "Thế là vì tôi, anh ta bảo, mà bác phải tù tội khổ sở thế này. Sự thật đúng là như thế đấy anh em ạ, người này bị đày oan uổng. Chính tôi, anh ta nói thế, chính tôi đã giết người ấy và đã dúi con dao xuống dưới gối bác khi bác đang ngủ. Bác ơi, anh ta nói thế, bác hãy vì Chúa mà tha tội cho tôi".
Karataiev ngừng kể, mỉm cười vui vẻ, mắt nhìn đống lửa, tay xếp lại mấy thanh củi.
- Ông già mới nói: "Chúa sẽ tha tội cho anh, còn chúng ta thì đều có tội với Chúa cả, tôi phải khổ sở thế này cũng vì tội lỗi của tôi". Đoạn ông ta khóc thảm thiết. Cậu ạ, thế rồi. - Karataiev nói, nụ cười hân hoan mỗi lúc thêm rạng rỡ, dường như điều mà bác ta sắp kể mới thật là chỗ hay nhất và có ý nghĩa nhất của câu chuyện, - Cậu nghĩ thế nào hả cậu? Thế rồi kẻ sát nhân ra thú tội với quan trên. Tôi đã giết sáu mạng người, anh ta nói thế (đó là một tay đại ác), nhưng tôi chỉ thương cho ông già này. Xin đừng kể cho ông ta phải than khóc vì tôi. Anh ta nói rõ đầu đuôi, họ mới biên giấy gửi đi các nơi theo các luật lệ. Đường thì xa, toà án này lại có toà án nọ xét duyệt biên chép cũng phải mất nhiều thì giờ. Việc đến tai Sa hoàng. Cuối cùng có chiếu của nhà vua ban xuống: cho ông già lái buôn ra, bồi thường cho ông ta đúng như đã định trong chiếu chỉ. Tờ giấy gửi đến nơi, người ta mới đi tìm ông già. Thế ông già vô tội bị đày oan kia đâu rồi? Có giấy của sa hoàng. Họ đi tìm, - hàm dưới của Karataiev rung rung - nhưng chúa đã tha cho ông ta rồi, ông ta đã chết. Thế đấy anh bạn ạ.
Karataiev kết thúc và im lặng mỉm cười nhìn trân trân phía trước một hồi lâu.
Không phải bản thân câu chuyện này, mà là ý nghĩa huyền bí nào đó, cái niềm vui say sưa dọi hào quang lên gương mặt của Karataiev trong khi kể chuyện, cái ý nghĩa huyền bí của niềm vui đó mới chính là điều đáng tràn ngập lòng Piotr như một cảm giác mơ hồ và đầy vui sướng.
Tác giả :
Leo Tolstoy