Chiến Tranh Và Hòa Bình
Quyển 14 - Chương 11
Kể từ khi đoàn tù binh trong đó có Piotr rời Moskva ra đi, bộ chỉ huy Pháp không hề ra lệnh gì mới về đoàn tù binh này, ngày hai mươi hai tháng mười nó không còn đi với những đoàn xe tải đã cùng xuất phát từ Moskva nữa. Một nửa đoàn xe chở lương khô cùng đi với họ mấy chặng đường đều đã bị quân cô-dắc đánh cướp, còn lại một nửa đã đi vượt lên trước, những người kỵ binh đi bộ, lúc đấu đi phía trước mặt tù binh, nay không còn lấy một người nào: tất cả đều biến đi đâu hết. Những đội pháo binh mà trên những chặng đường đầu tiên vẫn thấy thấp thoáng ở phía trước thì nay đã nhường chỗ cho những đoàn xe tải không lồ của nguyên soái Juyno có những đơn vị người Vext phali hộ tống. Phía sau đoàn tù binh là đoàn xe chở đồ đạc của kỵ binh.
Qua Vyazma, các quân đoàn Pháp trước kia đi thành ba đạo, nay dồn lại thành một lũ người. Những dấu hiệu mất trật tự mà Piotr đã nhận thấy ở trạm nghỉ đầu tiên sau khi dời Moskva nay đã đến mức thậm tệ.
Suốt hai bên lề đường, đâu đâu cũng thấy ngổn ngang những xác người chết; những người lính rách rưới thuộc nhiều đơn vị khác nhau bị tụt lại, nối đuôi nhau không ngớt, khi thì đuổi theo kịp đoàn quân đang trẩy đi khi thì lại tụt lại phía sau.
Trong khi hành quân, đã mấy lần có báo động hão: những lúc ấy bọn lính áp giải tù binh giơ súng lên bắn loạn xạ va cắm đầu giẫm lên nhau mà chạy, nhưng rồi sau đó lại tập hợp và mắng lẫn nhau về sự sợ hão huyền vừa qua.
Ba đoàn cùng đi với nhau ấy - đoàn xe chở đồ đạc của kỵ binh, đoàn tù binh và đoàn xe tải của Juyno - vẫn còn làm thành một cái gì thống nhất riêng biệt, tuy cả ba đều tan rã rất nhanh.
Trong đoàn xe của kỵ binh, lúc đầu có đến một trăm hai mươi cỗ xe, nay chỉ còn được sáu mươi: những cỗ khác đều bị cướp mất hoặc bị bỏ lại. Trong đoàn xe của Juyno cũng có mấy chiếc bị bỏ lại hay bị cướp mất. Ba chiếc bị những toán lính tụt lại sau của quân đoàn Davu đánh cướp. Qua những câu chuyện trò của bọn lính Đức, Piotr biết rằng quân Pháp cắt cho đoàn xe tải một đội hộ tống mạnh hơn là đội quân áp giải tù binh, và một trong số các bạn đồng ngũ của họ, một người lính Đức, đã bị xử bắn theo lệnh của đích thân nguyên soái vì người ta thấy trong người hắn có một cái thìa bằng bạc của nguyên soái.
Nhưng trong ba đoàn này thì đoàn tù binh tan rã nhanh hơn cả.
Trong số ba trăm ba mươi người xuất phát từ Moskva nay chỉ còn sống sót non một trăm. Tù binh còn làm cho hắn áp tải khổ sở hơn cả những bộ yên ngựa của đoàn xe tải kỵ binh hay những đồ đạc của Juyno. Những bộ yên ngựa và những cái thìa của Juyno thì họ còn biết là những thứ dùng được, chứ lẽ gì mà những binh sĩ đói rét như họ lại phải canh giữ một lũ tù người Nga cũng đói rét như thế, cứ chết dần ở dọc đường và hễ tụt lại sau là bị bắn chết theo lệnh cấp trên, điều đó họ không những không sao hiểu được, mà lại còn ghê tởm nữa. Và những người lính đi áp giải, dường như sợ rằng trong cái tình cảnh đáng buồn mà chính họ đang trải qua, họ sẽ lại thương xót tù binh như trước đây và do đó mà làm cho tình cảnh của họ càng thêm khốn đốn, cho nên họ đối xử với tù binh càng thêm nghiêm khắc và hằn học.
Ở Dorogobuie, trong khi bọn lính áp giải nhốt tù binh vào một cái chuồng ngựa rồi đi cướp phá các kho lương của quân mình, có mấy người tù binh đào ngạch chốn đi, nhưng lại bị quân Pháp bắt được và đem bắn.
Cái quy chế được thiết lập khi xuất phát từ Moskva, định rằng sĩ quan và lính thường trong đoàn tù binh phải đi riêng ra đã bị huỷ bỏ từ lâu: tất cả những người còn đi bộ được đều đi thành một đoàn, và ngay từ chặng thứ ba Piotr đã gặp Krataiev với con chó chân khuỳnh khuỳnh lông tía đã chọn Krataive làm chủ.
Rời Moskva được ba ngày thì Krataiev lại lên cơn sốt như khi ở nhà thương Moskva, và Krataiev lại càng kiệt sức thì Piotr lại càng xa dần bác ta. Piotr cũng không biết tại sao nữa, nhưng từ khi Krataiev bắt đầu yếu đi, thì Piotr lại phải vật lộn với bản thân mới đủ, can đảm đến gần bác. Rồi thì đến gần Krataiev và nghe những tiếng rên khe khẽ của bác những khi nằm xuống nghỉ ở các trạm, ngửi thấy cái mùi bây giờ mỗi ngày một thêm nặng từ người Krataiev bốc lên, Piotr lại lảng đi thật xa và không nghĩ đến bác ta nữa.
Phải sống giam cầm, trong cái lán, Piotr đã nhận ra không phải là lý trí mà là mỗi đường gân thớ thịt của mình, rằng con người sinh ra là để hạnh phúc, rằng hạnh phúc ở ngay trong con người, trong việc thoả mãn những nhu cầu tự nhiên của con người, và người ta khổ sở không phải là vì thiếu thốn mà là vì thừa thãi; nhưng bấy giờ trong khoảng ba tuần hành quân gần đây, chàng lại biết thêm một chân lý mới đầy sức an ủi nữa - chàng đã nhận ra trên đời này không có gì đáng sợ cả. Chàng đã nhận ra rằng nếu trên đời này không có một tình cảnh nào có thể làm cho ta hoàn toàn sung sướng và tự do, thì cũng không có một tình cảnh nào có thể làm cho người ta hoàn toàn bất hạnh và mất tự do được. Chàng đã nhận ra đau khổ và tự do đều có một giới hạn, và giới hạn đó là rất gần nhau, rằng một người đã từng đau khổ vì trên chiếc giường lát bằng hoa hồng của mình đã có một cánh hoa bị gấp lại, thì cũng đau khổ đúng như chàng bấy giờ khi ngả lưng trên mặt đất trơ trụi, và ẩm ướt, một bên người thì rét cóng, còn bên kia thì nóng ran lên; rằng trước kia thì chàng đi đôi giày khiêu vũ hơi chật, chàng cũng thấy đau đớn như bây giờ khi chàng đi chân không giày (giày của chàng đã bị rách nát từ lâu), đôi chân đầy những mụn loét, chàng đã nhận ra rằng trước đây lấy vợ hoàn toàn theo ý muốn của mình - như chàng vẫn tưởng, - chàng cũng chẳng tự do như bây giờ, khi người ta nhét chàng vào chuồng ngựa để nghỉ đêm. Trong tất cả những thứ mà về sau chính chàng cũng gọi là những nỗi khổ cực, nhưng lúc bấy giờ chàng không cảm thấy, thì cái chính là đôi chân không giầy đầy những chỗ sưng phồng và lở loét. Thịt ngựa thì ngon và bổ cái dư vị của chất diêm tiêu dùng thay muối lại còn đâm ra dễ chịu nữa là khác. Trời không có những cơn rét dữ dội, ban ngày khi đi đường hầu như lúc nào cũng thấy nóng, còn ban đến thì đã có bếp lửa. Những con rận nhung nhúc ở trên người chàng làm cho chàng thấy ấm. Thời kì đầu chỉ có một điều làm cho chàng khổ: ấy là đôi chân.
Ở trạm nghỉ thứ hai, khi nhìn thấy chỗ loét trên chân dưới ánh lửa trại Piotr đã nghĩ rằng chân như thế này không tài nào bước đi được nhưng khi ai nấy đều đứng dậy lên đường, chàng cũng khập khiêng bước theo, và về sau, khi đã nóng người lên, chàng bước như thường chẳng thấy đau đớn gì nữa, tuy đến chiều thì đôi chân nhìn lại càng khủng khiếp hơn trước. Nhưng chàng không nhìn xuống chân, và nghĩ sang chuyện khác.
Mãi đến bây giờ, Piotr mới hiểu hết tác dụng của sức sống con người và hiệu lực bổ ích của cái khả năng bẩm sinh con người có thể đổi hướng chú ý; nó có tác dụng như cái nắp an toàn các nồi hơi, cứ mỗi khi sức ép vượt qua mức bình thường, lại mở cho chỗ hơi thừa thoát ra ngoài.
Chàng không thấy và không nghe thấy người ta bắn chết những người tù binh tụt lại sau, mặc dầu đã hơn một trăm tù binh chết như vậy Chàng không nghĩ đến Krataiev mỗi ngày một kiệt sức và chắc hẳn chẳng bao lâu nữa sẽ phải chịu số phận ấy. Piotr lại càng nghĩ ít về bản thân nữa, tình cảnh của chàng càng khó: khăn, tương lai càng khủng khiếp, thì những ý nghĩ những kỷ niệm và những hình ảnh vui tươi và đầy sức an ủi lại càng đến với chàng nhiều hơn, bất chấp cả tình cảnh hiện tại của chàng.
Qua Vyazma, các quân đoàn Pháp trước kia đi thành ba đạo, nay dồn lại thành một lũ người. Những dấu hiệu mất trật tự mà Piotr đã nhận thấy ở trạm nghỉ đầu tiên sau khi dời Moskva nay đã đến mức thậm tệ.
Suốt hai bên lề đường, đâu đâu cũng thấy ngổn ngang những xác người chết; những người lính rách rưới thuộc nhiều đơn vị khác nhau bị tụt lại, nối đuôi nhau không ngớt, khi thì đuổi theo kịp đoàn quân đang trẩy đi khi thì lại tụt lại phía sau.
Trong khi hành quân, đã mấy lần có báo động hão: những lúc ấy bọn lính áp giải tù binh giơ súng lên bắn loạn xạ va cắm đầu giẫm lên nhau mà chạy, nhưng rồi sau đó lại tập hợp và mắng lẫn nhau về sự sợ hão huyền vừa qua.
Ba đoàn cùng đi với nhau ấy - đoàn xe chở đồ đạc của kỵ binh, đoàn tù binh và đoàn xe tải của Juyno - vẫn còn làm thành một cái gì thống nhất riêng biệt, tuy cả ba đều tan rã rất nhanh.
Trong đoàn xe của kỵ binh, lúc đầu có đến một trăm hai mươi cỗ xe, nay chỉ còn được sáu mươi: những cỗ khác đều bị cướp mất hoặc bị bỏ lại. Trong đoàn xe của Juyno cũng có mấy chiếc bị bỏ lại hay bị cướp mất. Ba chiếc bị những toán lính tụt lại sau của quân đoàn Davu đánh cướp. Qua những câu chuyện trò của bọn lính Đức, Piotr biết rằng quân Pháp cắt cho đoàn xe tải một đội hộ tống mạnh hơn là đội quân áp giải tù binh, và một trong số các bạn đồng ngũ của họ, một người lính Đức, đã bị xử bắn theo lệnh của đích thân nguyên soái vì người ta thấy trong người hắn có một cái thìa bằng bạc của nguyên soái.
Nhưng trong ba đoàn này thì đoàn tù binh tan rã nhanh hơn cả.
Trong số ba trăm ba mươi người xuất phát từ Moskva nay chỉ còn sống sót non một trăm. Tù binh còn làm cho hắn áp tải khổ sở hơn cả những bộ yên ngựa của đoàn xe tải kỵ binh hay những đồ đạc của Juyno. Những bộ yên ngựa và những cái thìa của Juyno thì họ còn biết là những thứ dùng được, chứ lẽ gì mà những binh sĩ đói rét như họ lại phải canh giữ một lũ tù người Nga cũng đói rét như thế, cứ chết dần ở dọc đường và hễ tụt lại sau là bị bắn chết theo lệnh cấp trên, điều đó họ không những không sao hiểu được, mà lại còn ghê tởm nữa. Và những người lính đi áp giải, dường như sợ rằng trong cái tình cảnh đáng buồn mà chính họ đang trải qua, họ sẽ lại thương xót tù binh như trước đây và do đó mà làm cho tình cảnh của họ càng thêm khốn đốn, cho nên họ đối xử với tù binh càng thêm nghiêm khắc và hằn học.
Ở Dorogobuie, trong khi bọn lính áp giải nhốt tù binh vào một cái chuồng ngựa rồi đi cướp phá các kho lương của quân mình, có mấy người tù binh đào ngạch chốn đi, nhưng lại bị quân Pháp bắt được và đem bắn.
Cái quy chế được thiết lập khi xuất phát từ Moskva, định rằng sĩ quan và lính thường trong đoàn tù binh phải đi riêng ra đã bị huỷ bỏ từ lâu: tất cả những người còn đi bộ được đều đi thành một đoàn, và ngay từ chặng thứ ba Piotr đã gặp Krataiev với con chó chân khuỳnh khuỳnh lông tía đã chọn Krataive làm chủ.
Rời Moskva được ba ngày thì Krataiev lại lên cơn sốt như khi ở nhà thương Moskva, và Krataiev lại càng kiệt sức thì Piotr lại càng xa dần bác ta. Piotr cũng không biết tại sao nữa, nhưng từ khi Krataiev bắt đầu yếu đi, thì Piotr lại phải vật lộn với bản thân mới đủ, can đảm đến gần bác. Rồi thì đến gần Krataiev và nghe những tiếng rên khe khẽ của bác những khi nằm xuống nghỉ ở các trạm, ngửi thấy cái mùi bây giờ mỗi ngày một thêm nặng từ người Krataiev bốc lên, Piotr lại lảng đi thật xa và không nghĩ đến bác ta nữa.
Phải sống giam cầm, trong cái lán, Piotr đã nhận ra không phải là lý trí mà là mỗi đường gân thớ thịt của mình, rằng con người sinh ra là để hạnh phúc, rằng hạnh phúc ở ngay trong con người, trong việc thoả mãn những nhu cầu tự nhiên của con người, và người ta khổ sở không phải là vì thiếu thốn mà là vì thừa thãi; nhưng bấy giờ trong khoảng ba tuần hành quân gần đây, chàng lại biết thêm một chân lý mới đầy sức an ủi nữa - chàng đã nhận ra trên đời này không có gì đáng sợ cả. Chàng đã nhận ra rằng nếu trên đời này không có một tình cảnh nào có thể làm cho ta hoàn toàn sung sướng và tự do, thì cũng không có một tình cảnh nào có thể làm cho người ta hoàn toàn bất hạnh và mất tự do được. Chàng đã nhận ra đau khổ và tự do đều có một giới hạn, và giới hạn đó là rất gần nhau, rằng một người đã từng đau khổ vì trên chiếc giường lát bằng hoa hồng của mình đã có một cánh hoa bị gấp lại, thì cũng đau khổ đúng như chàng bấy giờ khi ngả lưng trên mặt đất trơ trụi, và ẩm ướt, một bên người thì rét cóng, còn bên kia thì nóng ran lên; rằng trước kia thì chàng đi đôi giày khiêu vũ hơi chật, chàng cũng thấy đau đớn như bây giờ khi chàng đi chân không giày (giày của chàng đã bị rách nát từ lâu), đôi chân đầy những mụn loét, chàng đã nhận ra rằng trước đây lấy vợ hoàn toàn theo ý muốn của mình - như chàng vẫn tưởng, - chàng cũng chẳng tự do như bây giờ, khi người ta nhét chàng vào chuồng ngựa để nghỉ đêm. Trong tất cả những thứ mà về sau chính chàng cũng gọi là những nỗi khổ cực, nhưng lúc bấy giờ chàng không cảm thấy, thì cái chính là đôi chân không giầy đầy những chỗ sưng phồng và lở loét. Thịt ngựa thì ngon và bổ cái dư vị của chất diêm tiêu dùng thay muối lại còn đâm ra dễ chịu nữa là khác. Trời không có những cơn rét dữ dội, ban ngày khi đi đường hầu như lúc nào cũng thấy nóng, còn ban đến thì đã có bếp lửa. Những con rận nhung nhúc ở trên người chàng làm cho chàng thấy ấm. Thời kì đầu chỉ có một điều làm cho chàng khổ: ấy là đôi chân.
Ở trạm nghỉ thứ hai, khi nhìn thấy chỗ loét trên chân dưới ánh lửa trại Piotr đã nghĩ rằng chân như thế này không tài nào bước đi được nhưng khi ai nấy đều đứng dậy lên đường, chàng cũng khập khiêng bước theo, và về sau, khi đã nóng người lên, chàng bước như thường chẳng thấy đau đớn gì nữa, tuy đến chiều thì đôi chân nhìn lại càng khủng khiếp hơn trước. Nhưng chàng không nhìn xuống chân, và nghĩ sang chuyện khác.
Mãi đến bây giờ, Piotr mới hiểu hết tác dụng của sức sống con người và hiệu lực bổ ích của cái khả năng bẩm sinh con người có thể đổi hướng chú ý; nó có tác dụng như cái nắp an toàn các nồi hơi, cứ mỗi khi sức ép vượt qua mức bình thường, lại mở cho chỗ hơi thừa thoát ra ngoài.
Chàng không thấy và không nghe thấy người ta bắn chết những người tù binh tụt lại sau, mặc dầu đã hơn một trăm tù binh chết như vậy Chàng không nghĩ đến Krataiev mỗi ngày một kiệt sức và chắc hẳn chẳng bao lâu nữa sẽ phải chịu số phận ấy. Piotr lại càng nghĩ ít về bản thân nữa, tình cảnh của chàng càng khó: khăn, tương lai càng khủng khiếp, thì những ý nghĩ những kỷ niệm và những hình ảnh vui tươi và đầy sức an ủi lại càng đến với chàng nhiều hơn, bất chấp cả tình cảnh hiện tại của chàng.
Tác giả :
Leo Tolstoy