Chiến Tranh Và Hòa Bình

Quyển 14 - Chương 1

Trận Borodino với những việc tiếp diễn theo sau: Moskva thất thủ, quân Pháp bỏ chạy không dám đánh thêm trận nào, là một trong những hiện tượng lìch sử đáng để cho người ta suy nghĩ nhất.

Tất cả các nhà sử học đều nhất trí cho rằng hoạt động bề ngoài của các quốc gia và các dân tộc trong khi xung đột với nhau được thể hiện ra bằng những cuộc chiến tranh, và thế lực chính trị của các quốc gia và các dân tộc tăng hay giảm xuống là hậu quả trực tiếp của sự thắng bại trong chiến tranh.

Trong các pho sử người ta thường kể rằng một quốc vương hay một hoàng đế nào đó xích mích với một hoàng đế hay một quốc vương nào đó rồi cất quân đi đánh kẻ thù, giết chết ba nghìn, năm nghìn, một vạn người, và do đó mà chinh phục một quốc gia và cả một dân tộc hàng mấy triệu người; thật khó lòng hiểu nổi tại sao sự thất trận của một đội quân, nghĩa là của một phần trăm trong toàn thể các lực lượng của một dân tộc, lại có thể khiến cho một dân tộc phải khuất phục; tuy vậy tất cả những sự kiện lịch sử mà ta biết đều xác nhận rằng những thắng lợi lớn nhỏ của quân đội một dân tộc trong khi chiến đấu với quân đội một dân tộc khác là những nguyên nhân hay ít ra cũng là những dấu hiệu quan trọng của sự tăng cường hay sự suy giảm thế lực của các dân tộc. Hễ một quân đội thắng trận, là những quyền hạn của dân tộc chiến thắng lập tức được tăng lên, trong khi quyền hạn của dân tộc kia bị giảm sút. Hễ một quân đội bại trận, thì dân tộc bị chiến bại lập tức mất ít nhiều quyền hạn tuỳ theo mức độ bại trận, và nếu quân đội bị đánh bại hoàn toàn thì dân tộc đó phải hoàn toàn khuất phục kẻ chiến thắng.

Từ thời thượng cổ đến nay (theo sử học) bao giờ cũng vậy: tất cả các cuộc chiến tranh của Napoléon đều xác nhận quy luật này.

Tuỳ theo mức độ bại trận của quân đội Áo, nước Áo mất một số quyền hạn, còn quyền hạn và thế lực của nước Pháp thì lại tăng lên.

Thắng lợi của quân Pháp ở Jena và Auerstet thủ tiêu sự tồn tại độc lập của nước Phổ.

Nhưng đột nhiên năm 1812 quân Pháp thắng trận ở gần Moskva, Moskva thất thủ, và sau đó, tuy không có trận nào diễn ra, không phải nước Nga không tồn tại nữa, mà chính là đạo quân mươi vạn người của Napoléon thôi không tồn tại, rồi sau đó là cả nước Pháp của Napoléon cáo chung. Gò ép các sự kiện cho đúng với các quy luật sử học, nói rằng sau trận Borodino, chiến trường ở trong tay quân Nga, rằng sau Moskva đã diễn ra những trận đánh tiêu diệt quân đội ở Napoléon đều không thể được.

Sau khi quân Pháp thắng trận Borodino không những không xảy ra một trận đánh toàn quân nào, mà thậm chí cũng không có lấy một trận nào đáng kể, thế mà quân đội Pháp vẫn không còn nữa.

Như thế nghĩa là thế nào? Giả sử việc xảy ra trong lịch sử Trung Quốc, thì người ta đã có thể nói rằng đây là một hiện tượng phi lịch sử (một cái mẹo của các nhà sử học dùng khỉ, nào có một biến cố không hợp với những quy củ quen thuộc của họ): giả sử đây là một cuộc xung đột ngắn ngủi, trong đó chỉ có những đội quân nhỏ tham gia, thì ta có thể xem hiện tượng này như một ngoại lệ; nhưng đằng này biến cố ấy lại diễn ra trước mắt các cha ông chúng ta, nó đặt ra vấn đề sống còn của tổ quốc, và cuộc chiến tranh này là cuộc chiến tranh lớn nhất từ xưa tới nay.

Thời kỳ chiến dịch 1812, kể từ trận Borodino cho đến khi quân Pháp bị đuổi khỏi nước Nga, đã chứng minh rằng một trận thắng không những không phải là nguyên nhân của một sự chinh phục, mà thậm chí cũng không phải là dấu hiệu thường xuyên của sự chinh phục nữa; nó đã chứng minh rằng cái sức mạnh định đoạt của dân tộc không phải là ở những kẻ đi chinh phục, thậm chí cũng không phải là ở quân đội và các chiến trận mà là ở một cái gì khác.

Các nhà sử học Pháp khi miêu tả tình cảnh của quân đội Pháp trước khi rút khỏi Moskva đều khẳng định rằng trong đạo quân vĩ đại mọi việc đều ổn thoả, vì ngựa và gia súc có sừng không có lương thảo. Tình trạng này không có gì cứu vãn nổi, vì nông dân ở các vùng lân cận đã đốt hết rơm rạ, không chịu cấp cho quân Pháp.

Trận thắng đã không đưa lại kết quả thường thấy, bởi vì những người nông dân như Krap và Vlax sau khi quân Pháp rút đi đã đem xe tải vào vơ vét trong thành phố và nói chung không biểu lộ những tình cảm anh hùng gì cả, và vô số những người nông dân như thế đã không chở rơm rạ vào Moskva để bán lấy tiền theo cái giá rất hời người ta mặc cả với họ mà lại đem đốt đi. Nhưng ta thử tưởng tượng rằng hai người cầm kiếm ra đấu tay đôi theo đúng mọi quy tắc của thuật dấu kiếm. Cuộc đọ sức tiếp diễn trong một thời gian khá dài; bỗng một trong hai đấu thủ cảm thấy mình bị thương, và hiểu ra rằng đây không phải là chuyện đùa mà là chuyện sống còn liền vứt kiếm đi và với lấy một cái bồn hoa lên. Nhưng ra thử tưởng tượng rằng con người đã khôn ngoan dùng đến cái phương tiện tốt nhất và đơn giản nhất để đạt đến mục đích như thế, đồng thời lại có những tư tưởng đúng với truyền thống mã thượng, muốn che giấu thực chất của sự việc mà một mực khẳng định rằng mình đã dùng gươm theo đúng mọi quy tắc của thuật kiếm và đã giành phần thắng trong cuộc tỉ thí. Ta có thể hình dung cách miêu tả ấy sẽ đưa đến một tình trạng rối ren và khó hiểu đến nhường nào.

Người đấu thủ đã đòi đọ sức theo đúng những quy tắc của nghệ thuật là quân Pháp, đối thủ của họ, kẻ đã vứt kiếm cầm vồ, là dân Nga; nhưng người muốn cắt nghĩa việc theo đúng các quy tắc của thuật đấu kiếm là các nhà sử học đã cầm bút viết về biến cố này.

Từ khi Smolensk bị đốt cháy đã bắt đầu một cuộc chiến tranh không hề phù hợp với bất cứ truyền thống nào trước đây. Việc thiêu huỷ các thành phố và làng mạc, việc rút quân sau các trận đánh, cuộc chạm trán ở Borodino và cuộc rút lui sau trận này, việc đốt cháy Moskva, việc bắt cóc bọn lính đi hôi của, việc chặn đánh những đoàn xe, cuộc chiến tranh du kích - tất cả những việc đó đều là những việc vi phạm các quy tắc của nghệ thuật.

Napoléon cảm thấy điều đó, và ngay từ khi ông ta dừng lại ở Moskva với một tư thế đúng kiểu của người đấu kiếm, và đang chờ đợi mũi gươm của đối thủ thì lại thấy một chiếc gậy tầy hoa lên đầu mình, ông ta luôn luôn than phiền với Kutuzov và hoàng đế Alekxandr rằng cuộc chiến tranh này tiến hành trái quy tắc (làm như có những quy tắc ấn định cách giết người). Bất chấp những lời than phiền của quân Pháp về việc các quy tắc không được tôn trọng, bất chấp những người Nga có địa vị luôn thấy xấu hổ khi phải dùng gậy tầy mà đánh nhau, luôn muốn theo đúng quy tắc đứng vào thế bốn hay thế ba, rồi chuyển sang tấn công ở thế một v.v, chiếc gậy tầy của chiến tranh nhân dân vẫn giơ cao lên với sức mạnh dữ dội và hùng vĩ của nó, và không cần biết đến thị hiếu của ai, không cần biết đến quy tắc nào cả, với một sự đơn giản ngô nghê, nhưng hợp lý chẳng cần suy tư gì hết, nó giơ cao lện và giáng xuống quân Pháp cho đến khi toàn bộ cuộc xâm lăng tan vỡ hoàn toàn.

Và diễm phúc thay cái dân tộc đã không làm nhừ quân Pháp năm 1813 tức là giơ gươm lên chào theo đúng mọi quy tắc của nghệ thuật và quay ngược đốc gươm lại, kính cẩn trao gườm cho kẻ chiến thắng khoan dung với một cử chỉ đẹp mắt, diễm phúc thay cái dân tộc trong giờ phút thử thách không hề hỏi xem dân tộc khác đã hành động như thế nào trong những trường hợp tương tự, theo đúng các quỵ tắc mà lại với lấy một chiếc gậy tầy có sẵn trước mắt một cách dễ dàng và đơn giản, rồi giáng xuống đầu kẻ địch cho đến khi cảm giác căm giận và phục thù trong lòng họ nhường chỗ cho long khinh mệt và thương hại.
Tác giả : Leo Tolstoy
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại