Chiến Tranh Và Hòa Bình
Quyển 11 - Chương 24
Vào khoảng chín giờ sáng, khi quân đội đã kéo qua Moskva, không có ai đến hỏi mệnh lệnh của bá tước nữa. Tất cả những ai có thể đi được thì đã bỏ đi rồi; những người ở lại thì tự quyết định lấy mình phải làm gì.
Bá tước ra lệnh thắng ngựa để đi Xokolniki, rồi chắp tay im lặng ngồi trong văn phòng vẻ mặt cau có, nước da vàng vọt.
Trong buổi thái bình vô sự, mỗi viên quan hành chính đều có cảm tưởng rằng sở dĩ dân sống được chỉ là nhờ những sợ nỗ lực của mình, họ tin chắc rằng không có mình là không được, và chính cái ý thức đó là phần thưởng lớn nhất cho những công lao khó nhọc của họ. Dĩ nhiên, khi mặt biển lịch sử đang phẳng lặng, thì viên quan cai trị, đứng trên chiếc xuồng mỏng manh của mình, trong khi cầm sào chống vào chiếc tàu lớn của nhân dân mà đi tất nhiên có cảm tưởng rằng chính nhờ mình mà chiếc tàu kia đi được nhưng chỉ cần một trận bão nổi lên làm mặt biển cuộn sóng và chiếc tầu tiến nhanh lên, là cái ảo giác ấy không còn tồn tại được nữa. Chiếc tàu tiến theo cái đà mãnh liệt, độc lập của nó, cái sào không với tới thân tầu được nữa, và từ địa vị của bậc chúa tể, của cội nguồn phát ra sức mạnh, viên quan hành chính đột nhiên biến thành một con người vô nghĩa, vô dụng và yếu ớt. Raxtovsin cảm thấy điều đó và chính điều đó làm cho ông ta bực mình. Viên cảnh sát trưởng vừa rồi bị đám đông chặn hỏi cùng với viên sĩ quan phụ tá đến báo rằng ngựa đã thắng xong, cùng vào phòng bá tước một lúc. Mặt cả hai người đều tái mét. Sau khi báo cáo việc thừa hành công cán vừa rồi, viên cảnh sát trưởng cho biết rằng ngoài sân nhà bá tước có một đám người rất đông đang muốn gặp bá tước.
Raxtovsin không đáp một lời. Ông ta đứng dậy và đi nhanh ra gian phòng khách sáng sủa và sang trọng của ông ta, bước tới cánh cửa dẫn ra bao lơn, đặt tay lên nắm cửa, nhưng rồi lại buông ra và đến cạnh cửa sổ, nơi có thể trông rõ cả đám đông. Chàng thanh niên cao lớn đứng ở hàng đầu, vẻ mặt nghiêm nghị, đang hoa tay nói gì không rõ. Người thợ rèn máu me bê bết đang đứng cạnh hắn, vẻ lầm lì. Tuy các cửa sổ đều đóng kín, vẫn có thể nghe được tiếng nói ồn ào của đám đông. Raxtovsin rời khỏi khung cửa sổ, nói:
- Xe đã thắng xong chưa?
- Bẩm quan lớn xong rơi ạ, - viên sĩ quan phụ tá đáp.
Raxtovsin lại đi về phía cánh cửa dẫn ra bao lơn. Ông hỏi viên cảnh sát trưởng.
- Chúng nó muôn cái gì thế?
- Bẩm quan lớn, chúng nó bảo chúng nó tụ họp lại đế đi đánh Pháp theo lệnh của quan lớn, chúng nó la ó cái gì về chuyện phản quốc ấy. Nhưng đám này có vẻ hung hãn, thưa quan lớn tôi chật vật lắm mới thoát khỏi chúng. Bẩm quan lớn, tôi xin mạn phép bẩm một cách.
- Xin ông đi ra cho, không có ông tôi cũng biết là phải làm gì, - Raxtovsin giận giữ quát.
Ông ta đứng ở cửa bao lơn nhìn xuống đám đông, nghĩ thầm: "Đấy bọn chúng đã đưa nước Nga đến nông nỗi này đây! Bọn chúng đã đưa ra đến nông nỗi này đây!" ông cảm thấy trong lòng dấy lên một nỗi căm giận không sao ghìm nổi đối với người nào đó, người mà ông có thể đổ tội là đã gây ra cơ sự này.
Với những người nóng nảy thường như vậy: ông ta nổi giận lên rồi nhưng vẫn chưa tìm ra một đối tượng cho cơn giận của mình.
Raxtovsin nhìn đám dân chúng, thầm nghĩ:"Đây chính là cái đám dân đen, cái cặn bã của xã hội, đám tiện dân mà sự ngu xuẩn của bọn họ đã làm dấy lên. Phải thí cho nó một cái mồi" - ý nghĩ đó vụt hiện lên trong trí óc Raxtovsin trong khi ông nhìn người thanh niên cao lớn đang hoa tay. Và sở dĩ ông ta bỗng có ý nghĩ đó là vì chính bản thân ông ta cũng đang cần một cái mồi, một đối tượng để trút cơn giận của mình lên.
- Xe đã thắng xong chưa? - ông hỏi lại một lần nữa.
- Bẩm quan lớn xong rồi ạ. Veressaghin thì sao ạ? Hắn đang đợi ở ngoài thềm, - viên sĩ quan phụ tá nói.
- A! - Raxtovsin bỗng reo lên, như chợt nhớ ra một điều gì.
Ông vụt mở cửa và quả quyết bước ra bao lơn. Tiếng nói xôn xao bỗng im bặt, những chiếc mũ được bỏ xuống và mắt mọi người đều ngước lên nhìn bá tước vừa ra bao lơn.
- Chào các anh em! - Bá tước nói rất nhanh, và rất to, - Cám ơn các anh em đã đến đây. Tôi xin ra ngay với anh em, nhưng trước hết chúng ta phải xử trí tên phản quốc đã làm cho Moskva thất thủ. Anh em đợi tôi một chút! - Và bá tước lại bước nhanh về phòng, sau khi đóng cửa thật chặt.
Một tiếng xì xào đồng tình và vui thích lướt qua đám đông.
"Đấy ngài sẽ xử hết bọn gian phi cho mà xem! Thế mà mày bảo là một thằng Pháp. Rồi ngài sẽ liệu cho chúng nó đâu vào đấy", đám người nói nhao nhao như để trách móc nhau đã kém tin tưởng.
Mấy phút sau từ cửa chính một viên sĩ quan hấp tấp bước ra hô một mệnh lệnh gì đấy, và thấy đội Long kỵ dàn ra thành hàng. Đám đông rời chỗ bao lơn háo hức dồn về phía thềm. Raxtovsin vẻ giận giữ bước nhanh ra thểm và vội vã đưa mắt nhìn quanh như tìm kiếm người nào.
- Nó đâu rồi? - bá tước hỏi, và ngay lúc ấy ông ta trông thấy hai người lính long kỵ dẫn từ sau góc nhà ra một người trẻ tuổi, cổ cao và gầy, đầu cạo hết một nửa, chỗ bị cạo tóc đã mọc lởm chởm.
Người trẻ tuổi mặc một chiếc áo Tu-lup da chồn phủ dạ xanh, trước kia chắc cũng khá bảnh bao, một cái quần vải dày cáu ghét của phạm nhân nhét vào đôi ủng da mịn đã vẹt gót và rất bẩn thỉu. Trên đôi chân gày gò và yếu ớt lủng lẳng những sợi xiềng làm cho bước đi ngập ngừng của người trẻ tuổi thêm chật vật.
- À! Raxtovsin vừa nói vừa ngoảnh mặt đi, tránh nhìn vào người trẻ tuổi mặc áo da chồn, rồi chỉ vào bậc cấp dưới cùng trước thềm nói - Để nó đứng đấy!
Người trẻ tuổi nặng nề bước lên bậc thềm, xiềng xích kêu lẻng xẻng, hắn đưa ngón tay lên nới cái cổ áo quá chặt, quay đi quay lại cái cổ dài ngoằng rồi thở dài đưa hai bàn tay mảnh dẻ có vẻ chưa bao giờ làm việc nặng, đặt trước bụng với một cử chỉ nhẫn nhục.
Im lặng kéo dài mấy giây, trong khi người trẻ tuổi bước lên bậc thềm. Chỉ ở các hàng sau mới nghe có tiếng ho khục khặc, tiếng rền rĩ và tiếng giẫm chân của những người đang cố xô đẩy nhau về một phía.
Raxtovsin, trong khi chờ người trẻ tuổi đứng vào chỗ đã định, cau mày và đưa tay lên xoa mặt.
- Anh em ơi! - Raxtovsin nói, giọng vang lên lanh lảnh, - Tên này là Veressaghin, chính cái tên khốn nạn đã làm cho Moskva thất thủ.
Người trẻ tuổi mặc áo da chồn đứng yên, dáng nhẫn nhục hai tay chắp lại trước bụng, người hơi cúi xuống. Khuôn mặt gầy gò, non trẻ của hắn có vẻ tuyệt vọng. Mái tóc cạo nham nhở cúi gầm xuống. Nghe bá tước nói mấy tiếng đầu, hắn từ từ ngẩng mặt lên và ngước mắt nhìn lên phía bá tước, vẻ như muốn nói với ông ta điều gì hay chỉ là bắt gặp được mắt ông ta thôi cũng được. Nhưng Raxtovsin không nhìn hắn. Trên cái cổ cao và gầy của người trẻ tuổi, ở phía sau tai một đường gân xanh bỗng nổi lên như một sợi dây thừng, và da mặt hắn bỗng đỏ bừng lên. Mắt mọi người đều đổ dồn vào hắn. Hắn nhìn đám đông, và dường như vẻ mặt của lthững người đứng trước mặt làm léo lên trong lòng hắn một tia hy vọng, hắn buồn rầu và bẽn lẽn mỉm ười rồi lại cúi gám mặt xuống, nhích nhích hai bàn chân đứng trên bậc thềm.
- Nó đã phản bội Sa hoàng và tổ quốc nó đã quy hàng Bonaparte, trong toàn dân chỉ có một mình nó đã làm hoen bẩn thanh danh người Nga, và chính vì nó mà Moskva thất thủ, - Raxtovsin nói, giọng đanh và đều đều nhưng bỗng nhiên mắt ông ta liếc nhanh xuống chỗ Veressaghin, lúc bấy giờ vẫn đứng yên với dáng điệu nhẫn nhục như cũ. Dường như khi nhìn thấy thế ông ta bỗng điên tiết lên: Raxtovsin giơ cao tay, quay về phía đám đông nói to gần như quát: - Anh em hãy xử tội nó đi! Tôi trao nó cho anh em đấy!
Đám dân chúng lặng thinh và chỉ ép vào nhau sát hơn nữa.
Đứng chen chúc trong cáii không khí ngột ngạt hơi người này không sao cựa mình được để chờ đợi một việc gì không ai biết rõ, một việc khó hiểu và kinh khủng sắp xảy ra - Điều đó đã trở thành một cái gì không sao chịu nổi. Những người đứng ở các hàng trước, được thấy và được nghe tất cả những gì đang xảy ra trước mắt, mắt vẫn giương to và kinh hãi, mồm vẫn há hốc, đang cố sức cưỡng lại sức xô đẩy của những người đứng sau đè nặng lên lưng.
Raxtovsin thét:
- Hạ thủ nó đi! Hãy giết chết tên phản tặc. Đừng để cho nó làm ô danh nước Nga! Chém đi! Ta ra lệnh như thế đấy.
Đám đông không nghe Raxtovsin nói gì, chỉ nghe thấy giọng nói giận dữ của ông ta. Họ rên lên một tiếng và nhích tới nhưng rồi lại đứng yên.
- Bá tước! - Trong phút im lặng vùa trở lại bỗng nghe giọng nói rụt rè mà đồng thời lại có vẻ đóng kịch của Veressaghin. - Thưa bá tước. Chỉ có Thượng đế mới xét xử chúng ta. - Veressaghin ngẩng đầu lên, và đường gân xanh to tướng trên cái cổ khẵng khiu của hắn lại nổi lên, mặt hắn đỏ lại tái nhợt đi rất nhanh. Hắn không nói hết được những điều đang muốn nói.
- Chém chết nó đi! Ta ra lệnh như vậy! Raxtovsin quát lên, mặt bỗng tái mét y như mặt Veressaghin.
- Tuốt gươm ra! Viên sĩ quang hô to ra lệnh cho mấy người lính long kỵ, và tự mình tuốt gươm ra khỏi. Một luồng sóng mãnh liệt hơn nữa cuộn lên trong đám đông và khi lan ra các hàng người phía trước luồng sóng ấy xô những người đứng trước tràn tới, nhấp nhô đến tận sát bậc thềm. Chàng thanh niên cao lớn, nét mặt cứng đờ ra như đá, cánh tay giơ lên không nhúc nhích, đứng sát cạnh Veressaghin.
- Chém! - Viên sĩ quan nói với mấy người lính long kỵ, giọng gần như thều thào, và một người lính, vẻ mặt hằn học trông rất gở, giơ sống gương đánh vào đầu, Veressaghin kêu lên một tiếng ngắn ngủi và kinh ngạc, hoảng hốt nhìn quanh như không hiểu tại sao mình lại bị xử trí như thế.
Một tiếng rên rỉ ngạc nhiên và kinh hãi như vậy cũng truyền khắp dám đông.
" Trời ơi", - Có ai kêu lên một tiếng não lòng.
Nhưng sau tiếng kêu ngạc nhiên vừa thốt ra, Veressaghin bắt đầu gào lên vì đau đớn, và tiếng gọi ấy đã hãm lại hắn. Cái tình cảm nhân loại như một sợi dây căng thẳng đến tột độ còn giữ đám người lại mãi đến bây giờ, bỗng nhiên đứt tung ra. Tội ác đã mở đầu, và không thể nào đi đến cùng được. Tiếng kêu đau đầy ý trách móc bị tiếng gầm thét của đám đông át đi. Như đợt sóng cuối sùng đánh chìm chiếc tàu, đợt sóng cuối cùng không sao ngăn nổi của đám đông từ các hàng người phía sau cuộn lên và tràn ra các hàng trước lật ngã nó và nuốt chửng mọi vật. Người kính long kỵ toan giơ gươm lên chém, lại một lần nữa Veressaghin rú lên một tiếng kinh hãi, giơ hai tay ra chống đỡ và né người về phía đám đông, xô vào người thanh niên cao lớn. Hắn liền giơ hai tay chộp lấy cái cổ khẳng khiu của Veressaghin, hét lên một tiếng man rợ và hai người cùng ngã xuống dưới chân đám đông đang gầm gừ chồm tới.
Người thì đánh đấm, cấu xé Veressaghin, người thì lại đánh, xé chàng thanh niên cao lớn. Tiếng kêu của những người bị giẫm đạp và của những người muốn cứu chàng thanh niên cao lớn kia chỉ làm cho sự phẫn nộ của đám đông càng thêm điên cuồng. Những người lính long kỵ một hồi lâu không sao gỡ ra được người thợ máu me đầm đìa, bị đánh gần chết. Và một hồi lâu, tuy đám đông đang hối hả cố hoàn thành cho nhanh cái việc đã mở đầu kia, nhưng những kẻ đánh đạp bóp cổ và cấu xé Veressaghin cũng không sao giết chết được hắn; đám đông dồn ép họ từ bốn phía, kẹp họ vào giữa thành một khối dày đặc, khi xô sang bên này, khi dồn sang bên kia, khiến cho họ không sao giết chết tươi được Veressaghin, mà cũng không sao bỏ hắn ra được.
- Lấy rìu mà bổ cho chết chứ? Giẫm chết mất rồi, một thằng phản tặc bán cả Chúa Cơ-đốc! Hắn còn sống. Sống dai thật.
- Đáng đời quân gian phi!… Lấy rìu mà bổ!… Còn sống à…?".
Mãi đến khi nạn nhân đã thôi chống đỡ và những tiếng kêu la của hắn đã nhường chỗ cho một tiếng phều phào thoi thóp đều đều và kéo dài, đám đông mới vội vã lui ra và bắt đầu đi lại quanh cái xác chết đẫm máu. Mỗi người đều lại gần xem người chết rồi lùi lại ngạc nhiên, kinh hãi và đầy vẻ trách móc.
Trong đám đông có tiếng nói: "Ôi lạy chúa, họ chẳng khác nào loài thú dữ, anh ta sống làm sao được! Anh ta còn trẻ. Chắc con cái nhà buôn! Họ thế đấy. Nghe nói không phải anh ta. Người khác kia. Sao, người khác à, trời ơi. Còn người kia nữa, nghe nói cũng bị đánh gần chết. Chao ơi, họ thế đấy. Không sợ phải tội với trời đất". - Chính những người lúc nãy bây giờ lại than thở như vậy họ đau xót đứng nhìn cái xác chết với khuôn mặt tím bầm bê bết máu lẫn đất và cái cổ dài và mảnh bị chém đứt.
Một viên chức cảnh sát cần mẫn cho rằng để một xác chết nằm trong sân dinh quan lớn là một điều thất nghi, liền ra lệnh cho lính long kỵ kéo xác người bị chết ra đường. Hai người lính nắm lấy hai bàn chân đầy thương tích lôi đi. Cái đầu cạo nham nhở trên cái cổ dài của người chết, bê bết máu và bụi kéo lê sệt dưới đất, hết nghiêng bên này lại nghẹo bên kia. Đám đông chen nhau giạt ra một bên, tránh cho xa cái xác chết.
Trong khi Veressaghin ngã xuống và đám đông xô đẩy nhấp nhô trên người hắn với một tiếng gầm thét man rợ, Raxtovsin bỗng tái mặt đi, và đáng lẽ phải đi ra thềm sau, nơi chiếc xe ngựa đang đợi ông ta, thì ông ta lại cúi đầu bước nhanh theo dãy hành lang dẫn xuống các phòng ở tầng dưới, mà cũng chẳng biết mình đi đâu và để làm gì nữa. Bá tước tái mét, và tuy ông đã cố sức cưỡng lại, hàm dưới của ông ra cứ run lên bần bật như đang cơn sốt.
- Bẩm quan lớn phía này ạ. Bẩm quan lớn đi đâu thế ạ? Xin rước quan lớn ra lối này. - Một giọng nói run sợ ở sau lưng ông ta. Bá tước Raxtovsin bấy giờ không còn đủ sức mở miệng trả lời nữa, ông ta ngoan ngoãn quay lại đi về phía người ta vừa chỉ cho mình. Ở thềm sau có một chiếc xe song mã đang đứng đợi. Ngay ở đấy tiếng gầm thét xa xa của đám đông vẫn còn vẳng đến. Bá tước Raxtovsin hối hả ngồi lên xe và bảo đánh về ngôi biệt thự ngoại thành của ông ở Xokolniki. Khi đã đến phố Miasnixkaya và không còn nghe tiếng hò hét của đám đông nữa, bá tước bắt đầu hối hận.
Ông bực mình nhớ lại cái vẻ xúc động và sợ hãi mà ông ta đã để lộ ra trước mặt các thuộc hạ. Ông nghĩ thầm bằng tiếng Pháp: "Đám cùng dân thật là kinh khủng, gớm guốc. Chúng nó thật như người lang sói, phải có thịt tươi cho chúng thì mới yên được".
"Bá tước! Chỉ có thượng đế mới xét xử chúng ta" - Raxtovsin chợt nhớ câu nói của Verssaghin, và một cảm giác lạnh buốt khó chịu vụt luồn qua sống lưng ông ta. Nhưng cảm giác đó chỉ thoáng qua trong giây lát, rồi bá tước Raxtovsin lại mỉm cười khinh bỉ chế nhạo mình. "Ta còn nhiều nhiệm vụ khác, - Ông thầm nghĩ, - Cần phải ổn định nhân tâm. Biết bao nạn nhân khác đã chết và đang chết vì công ích. - Rồi ông ta bắt đầu nghĩ đến những bổn phận chung chung của ông ta đối với gia đình của mình, đối với kinh đô của mình (nghĩa là đã được giao phó cho mình cai trị) và đối với bản thân - nhưng bản thân đây không phải là Feodor Vaxilievich, Raxtovsin (ông ta cho rằng Feodor Vaxilievich phải hy sinh cho công ích), mà lại quan tổng đốc tư lệnh, người đại diện của chính quyền và người đã được hoàng đế uỷ thác toàn quyền hành động.
"Giá ta chỉ là Feodor Vaxilievich, thì con đường xử trí của ta sẽ vạch ra một cách khác hẳn, nhưng đây lại phải bảo tồn cả tính mệnh danh giá của một vị tổng đốc".
Trong khi khẽ lắc lư trên cái ổ díp mềm mại của cỗ xe và không còn nghe tiếng la ó kinh khủng của đám đông nữa, Raxtovsin trở lại bình tĩnh về thể chất và cũng như thói thường vân thế, đồng thời với trạng thái bình tĩnh về thể chất thì lý trí cũng tìm ra những lý do cho ông ta trở lại bình tĩnh về tinh thần. Ý nghĩ làm cho Raxtovsin bình tĩnh lại chẳng phải là một ý gì mới mẻ. Kể từ khi khai thiên lập địa, kể từ khi loài người bắt đầu chém giết nhau, chưa bao giờ có một người nào phạm một tội ác đối với đồng loại mà lại khônng dùng ý nghĩ này để tự yên ủi. Ý nghĩa đó chính là công íchl, là phúc lợi của những người khác.
Một người không bị dục vọng khống chế thì không bao giờ biết đến cái công ích này; nhưng một người đang nhúng tay vào một tội ác bao giờ cũng biết rất rõ cái công ích đó là cái gì. Và giờ đây Raxtovsin cũng biết rõ điều đó.
Trong khi suy luận ông ta không những không tự trách mình về hành động vừa rồi, mà còn tìm ra những lý do tự mãn về việc ông ta lợi dụng cái đó một cách đúng lúc và có công hiệu - vừa trừng trị kẻ có tội mà lại vừa ổn định được nhân tâm.
"Verssaghin đã bị toà xử tử hình - Raxtovsin thầm nghĩ (thật ra Verssaghin chỉ bị viện nguyên lão xử phạt khổ sai) - Hắn là một tên gian tặc và phản quốc; ta không thể tha cho hắn được, ngoài ra làm như vậy thật là nhât cử lưỡng đắc3: ta đã cung cấp cho dân một vật hy sinh để cho họ yên tâm, và đồng thời lại trừng trị được tên gian phi".
Về đến biệt thự và bắt tay vào sai bảo những việc vụn vặt trong nhà, bá tước đã bình tĩnh hẳn lại. Nửa giờ sau bá tước lên một chiếc xe thắng một bộ ngựa rất nhanh, cho đám xe qua cánh đồng Xokolniki. Bây giờ ông ta không còn nhớ gì những việc vừa xảy ra nữa, chỉ suy nghĩ đến những việc sẽ còn xảy ra sau này. Xe đang đi về phía cầu Yauxki, nơi mà người ta bảo là Kutuzov hiện đang ghé lại. Bá tước Raxtovsin sắp sẵn trong trí óc những lời trách cứ giận dữ và chua chát mà ông ta sẽ nói với Kutuzov, người đã lừa dối ông ta. Ông sẽ cho con cáo già triều đình thấy rằng tất cả những tai hoạ so việc bỏ ngỏ thủ đô, do việc nước Nga thất thủ (Raxtovsin nghĩ như vậy) gây ra, đều là tại cái đầu óc lẩm cẩm của hắn ta cả. Trong khi sắp sẵn những lời lẽ nói với Kutuzov, Raxtovsin giận dữ trở mình trên xe và hầm hầm đưa mắt nhìn quanh.
Cánh đồng Xokolniki vắng tanh. Chỉ về phía cuối, bên cạnh nhà tế bần và nhà thương điên thấy có những tốp người mặc áo quần trắng và máy người đi lẻ cùng ăn mặc như vậy đang băng qua cánh đồng, vừa đi vừa quát tháo và hoa chân múa tay.
Một trong những người đó chạy về phía xe. Bá tước Raxtovsin, người đánh xe và mấy người lính long kỵ đều có một cảm giác mơ hồ sợ hãi vừa tò mò khi nhìn những người điên thả rông này, và nhất là người đang chạy lại gần họ. Bước lảo đảo trên đôi chân cao lòng khòng, tà áo phanh ra phất phới hai bên, người điên này chạy lại rất nhanh, mắt nhìn chòng chọc vào Raxtovsin, cất giọng khàn khàn quát tháo những tiếng gì không rõ và ra hiệu cho ông ta dừng xe lại. Mặt người điên gầy gò và vàng vọt, râu ria nham nhở đám dài đám ngắn. Hai con ngươi đen lánh như mã não của hắn ta đảo qua đảo lại, trợn ngược xuống phía dưới, để lộ hai mảng lòng trắng màu nghệ.
- Đứng lại! Đứng lại! Tao đã bảo đứng lại mà? - người điên hét lên the thé, và lại hổn hển quát tháo cái gì không rõ, có vẻ như ra lệnh, vừa quát vừa hoa chân múa tay.
Hắn đã đến ngang tầm xe và chạy song song bên cạnh.
- Chúng nó đã giết tao chết ba lần, đã ba lần tao sống lại. Chúng nó lấy đá đập tao, chúng nó đã đóng đinh tao lên cây thập tự. Tao sẽ sống lại, sống lại, sống lại. Chúng nó xé xác tao ra. Vương quốc của Đức Chúa trời sẽ sụp đổ. Tao sẽ phá đổ ba lần và ba lần sẽ dựng nó lại! - Hắn quát, mỗi lúc một to giọng.
Bá tước Raxtovsin bỗng tái mặt đi như khi đám đông vồ lấy Verrssaghin. Ông ta quay đi, cất giọng run run nói với người xà ích.
- Ch…o… cho xe đi nhanh lên?
Chiếc xe song mã lao nhanh hết tốc lực; nhưng hồi lâu ở phía sau lưng, bá tước Raxtovsin còn nghe tiếng la hét thất thanh, rồ dại mỗi lúc một xa dần, và trước mắt thì chỉ thấy cái mặt đẫm máu, lộ vẻ kinh ngạc và sợ hãi của tên phản bội mặc áo tu lúp da chồn.
Tuy kỷ niệm này rất mới mẻ, bấy giờ Raxtovsin cũng cảm thấy rằng nó đã khắc sâu vào tim ông ta, khắc sâu đến bật máu tim ra.
Bây giờ ông đã thấy rõ ràng dấu vết máu của kỷ niệm này sẽ không bao giờ phai nhạt, mà trái lại cái kỷ niệm khủng khiếp ấy sẽ càng ngày càng da diết hơn, ác liệt hơn, cứ thế mà sống mãi trong lòng ông ta cho đến giờ chết. Ông có cảm tưởng như đang nghe văng vẳng bên tai những lời ông đã nói: "Chém chết nó đi, ta ra lệnh như vậy, nếu không chúng bay sẽ chết với ta!". Ông thầm nghĩ: "Tại sao ta lại nói như thế! Hình như ta đã buột miệng nói ra thì phải. Lúc đó ta có thể không nói như vậy: nếu vậy thì đã chẳng có gì xảy ra hết". Ông hồi tưởng lại vẻ mặt sợ sệt rồi bỗng chuyển sang hằn học của người lính long kỵ đã giơ gươm chém vào tên phản tặc và cái nhìn lặng lẽ, rụt rè và đầy trách móc của người thanh niên mặc áo tu lúp đã ngước lên nhìn ông". Nhưng ta làm như vậy có phải vì ta đâu. Ta đã buộc lòng phải làm như vậy, Đám dân đen, tên phản tặc công ích! - ông nghĩ thầm.
Bên cầu Yauxki quân lính vẫn còn chen chúc. Khí trời oi bức, Kutuzov, vẻ ủ dột, cau có, đang ngồi trên một chiếc ghế dài ở dầu cầu và lấy chiếc roi vẽ loằng ngoằng trên cát, khi chiếc xe song mã lăn ầm ầm đến đỗ cạnh chỗ ông. Một người mặc quân phục cấp tướng đội mũ có ngũ lông, mắt đảo qua đảo lại không biết vì sợ hãi hay vì tức giận, tiến lại gần Kutuzov và bắt đầu nói với ông một câu gì bằng tiếng Pháp. Đó là bá tước Raxtovsin. Ông ta nói với Kututzov rằng ông ta đến đây là vì nay Moskva không còn nữa, thủ đô không còn nữa, chỉ có quân đội mà thôi. Ông ta nói:
- Giá đại nhân đừng nói với tôi rằng đại nhân sẽ không bỏ Moskva mà không giao chiến, thì cơ sự sẽ khác hẳn, có đâu đến nông nỗi này!
Kutuzov đưa mắt nhìn Raxtovsin và dường như không hiểu người ta nói gì với mình, ông ra sức nhìn kỹ gương mặt của người đang nói như để tìm một ý nghĩ gì đặc biệt phản chiếu trên gương mặt ấy. Raxtovsin đâm luống cuống: ông ta im bặt. Kutuzov khẽ lắc đầu và vẫn nhùl chằm chặp vào mắt Raxtovsin, ông nói khẽ:
- Phải, tôi sẽ không bỏ Moskva mà không chiến đấu.
Không biết khi có nói câu này Kutuzov mải nghĩ đến một việc gì khác hẳn, hay ông ta biết rõ nó vô nghĩa hết sức mà vẫn cố ý nói ra; nhưng bá tước Raxtovsin không đáp lấy một câu nào, vội, vàng bỏ ra chỗ khác. Và lạ thay! Quan tổng đốc tư lệnh thành Moskva, bá tước Raxtovsin kiêu hãnh, cầm lấy một ngọn roi, bước lại gần cầu vừa hò hét vừa đánh đuổi những chiếc xe tải đang chen chúc ở đầu cầu.
Bá tước ra lệnh thắng ngựa để đi Xokolniki, rồi chắp tay im lặng ngồi trong văn phòng vẻ mặt cau có, nước da vàng vọt.
Trong buổi thái bình vô sự, mỗi viên quan hành chính đều có cảm tưởng rằng sở dĩ dân sống được chỉ là nhờ những sợ nỗ lực của mình, họ tin chắc rằng không có mình là không được, và chính cái ý thức đó là phần thưởng lớn nhất cho những công lao khó nhọc của họ. Dĩ nhiên, khi mặt biển lịch sử đang phẳng lặng, thì viên quan cai trị, đứng trên chiếc xuồng mỏng manh của mình, trong khi cầm sào chống vào chiếc tàu lớn của nhân dân mà đi tất nhiên có cảm tưởng rằng chính nhờ mình mà chiếc tàu kia đi được nhưng chỉ cần một trận bão nổi lên làm mặt biển cuộn sóng và chiếc tầu tiến nhanh lên, là cái ảo giác ấy không còn tồn tại được nữa. Chiếc tàu tiến theo cái đà mãnh liệt, độc lập của nó, cái sào không với tới thân tầu được nữa, và từ địa vị của bậc chúa tể, của cội nguồn phát ra sức mạnh, viên quan hành chính đột nhiên biến thành một con người vô nghĩa, vô dụng và yếu ớt. Raxtovsin cảm thấy điều đó và chính điều đó làm cho ông ta bực mình. Viên cảnh sát trưởng vừa rồi bị đám đông chặn hỏi cùng với viên sĩ quan phụ tá đến báo rằng ngựa đã thắng xong, cùng vào phòng bá tước một lúc. Mặt cả hai người đều tái mét. Sau khi báo cáo việc thừa hành công cán vừa rồi, viên cảnh sát trưởng cho biết rằng ngoài sân nhà bá tước có một đám người rất đông đang muốn gặp bá tước.
Raxtovsin không đáp một lời. Ông ta đứng dậy và đi nhanh ra gian phòng khách sáng sủa và sang trọng của ông ta, bước tới cánh cửa dẫn ra bao lơn, đặt tay lên nắm cửa, nhưng rồi lại buông ra và đến cạnh cửa sổ, nơi có thể trông rõ cả đám đông. Chàng thanh niên cao lớn đứng ở hàng đầu, vẻ mặt nghiêm nghị, đang hoa tay nói gì không rõ. Người thợ rèn máu me bê bết đang đứng cạnh hắn, vẻ lầm lì. Tuy các cửa sổ đều đóng kín, vẫn có thể nghe được tiếng nói ồn ào của đám đông. Raxtovsin rời khỏi khung cửa sổ, nói:
- Xe đã thắng xong chưa?
- Bẩm quan lớn xong rơi ạ, - viên sĩ quan phụ tá đáp.
Raxtovsin lại đi về phía cánh cửa dẫn ra bao lơn. Ông hỏi viên cảnh sát trưởng.
- Chúng nó muôn cái gì thế?
- Bẩm quan lớn, chúng nó bảo chúng nó tụ họp lại đế đi đánh Pháp theo lệnh của quan lớn, chúng nó la ó cái gì về chuyện phản quốc ấy. Nhưng đám này có vẻ hung hãn, thưa quan lớn tôi chật vật lắm mới thoát khỏi chúng. Bẩm quan lớn, tôi xin mạn phép bẩm một cách.
- Xin ông đi ra cho, không có ông tôi cũng biết là phải làm gì, - Raxtovsin giận giữ quát.
Ông ta đứng ở cửa bao lơn nhìn xuống đám đông, nghĩ thầm: "Đấy bọn chúng đã đưa nước Nga đến nông nỗi này đây! Bọn chúng đã đưa ra đến nông nỗi này đây!" ông cảm thấy trong lòng dấy lên một nỗi căm giận không sao ghìm nổi đối với người nào đó, người mà ông có thể đổ tội là đã gây ra cơ sự này.
Với những người nóng nảy thường như vậy: ông ta nổi giận lên rồi nhưng vẫn chưa tìm ra một đối tượng cho cơn giận của mình.
Raxtovsin nhìn đám dân chúng, thầm nghĩ:"Đây chính là cái đám dân đen, cái cặn bã của xã hội, đám tiện dân mà sự ngu xuẩn của bọn họ đã làm dấy lên. Phải thí cho nó một cái mồi" - ý nghĩ đó vụt hiện lên trong trí óc Raxtovsin trong khi ông nhìn người thanh niên cao lớn đang hoa tay. Và sở dĩ ông ta bỗng có ý nghĩ đó là vì chính bản thân ông ta cũng đang cần một cái mồi, một đối tượng để trút cơn giận của mình lên.
- Xe đã thắng xong chưa? - ông hỏi lại một lần nữa.
- Bẩm quan lớn xong rồi ạ. Veressaghin thì sao ạ? Hắn đang đợi ở ngoài thềm, - viên sĩ quan phụ tá nói.
- A! - Raxtovsin bỗng reo lên, như chợt nhớ ra một điều gì.
Ông vụt mở cửa và quả quyết bước ra bao lơn. Tiếng nói xôn xao bỗng im bặt, những chiếc mũ được bỏ xuống và mắt mọi người đều ngước lên nhìn bá tước vừa ra bao lơn.
- Chào các anh em! - Bá tước nói rất nhanh, và rất to, - Cám ơn các anh em đã đến đây. Tôi xin ra ngay với anh em, nhưng trước hết chúng ta phải xử trí tên phản quốc đã làm cho Moskva thất thủ. Anh em đợi tôi một chút! - Và bá tước lại bước nhanh về phòng, sau khi đóng cửa thật chặt.
Một tiếng xì xào đồng tình và vui thích lướt qua đám đông.
"Đấy ngài sẽ xử hết bọn gian phi cho mà xem! Thế mà mày bảo là một thằng Pháp. Rồi ngài sẽ liệu cho chúng nó đâu vào đấy", đám người nói nhao nhao như để trách móc nhau đã kém tin tưởng.
Mấy phút sau từ cửa chính một viên sĩ quan hấp tấp bước ra hô một mệnh lệnh gì đấy, và thấy đội Long kỵ dàn ra thành hàng. Đám đông rời chỗ bao lơn háo hức dồn về phía thềm. Raxtovsin vẻ giận giữ bước nhanh ra thểm và vội vã đưa mắt nhìn quanh như tìm kiếm người nào.
- Nó đâu rồi? - bá tước hỏi, và ngay lúc ấy ông ta trông thấy hai người lính long kỵ dẫn từ sau góc nhà ra một người trẻ tuổi, cổ cao và gầy, đầu cạo hết một nửa, chỗ bị cạo tóc đã mọc lởm chởm.
Người trẻ tuổi mặc một chiếc áo Tu-lup da chồn phủ dạ xanh, trước kia chắc cũng khá bảnh bao, một cái quần vải dày cáu ghét của phạm nhân nhét vào đôi ủng da mịn đã vẹt gót và rất bẩn thỉu. Trên đôi chân gày gò và yếu ớt lủng lẳng những sợi xiềng làm cho bước đi ngập ngừng của người trẻ tuổi thêm chật vật.
- À! Raxtovsin vừa nói vừa ngoảnh mặt đi, tránh nhìn vào người trẻ tuổi mặc áo da chồn, rồi chỉ vào bậc cấp dưới cùng trước thềm nói - Để nó đứng đấy!
Người trẻ tuổi nặng nề bước lên bậc thềm, xiềng xích kêu lẻng xẻng, hắn đưa ngón tay lên nới cái cổ áo quá chặt, quay đi quay lại cái cổ dài ngoằng rồi thở dài đưa hai bàn tay mảnh dẻ có vẻ chưa bao giờ làm việc nặng, đặt trước bụng với một cử chỉ nhẫn nhục.
Im lặng kéo dài mấy giây, trong khi người trẻ tuổi bước lên bậc thềm. Chỉ ở các hàng sau mới nghe có tiếng ho khục khặc, tiếng rền rĩ và tiếng giẫm chân của những người đang cố xô đẩy nhau về một phía.
Raxtovsin, trong khi chờ người trẻ tuổi đứng vào chỗ đã định, cau mày và đưa tay lên xoa mặt.
- Anh em ơi! - Raxtovsin nói, giọng vang lên lanh lảnh, - Tên này là Veressaghin, chính cái tên khốn nạn đã làm cho Moskva thất thủ.
Người trẻ tuổi mặc áo da chồn đứng yên, dáng nhẫn nhục hai tay chắp lại trước bụng, người hơi cúi xuống. Khuôn mặt gầy gò, non trẻ của hắn có vẻ tuyệt vọng. Mái tóc cạo nham nhở cúi gầm xuống. Nghe bá tước nói mấy tiếng đầu, hắn từ từ ngẩng mặt lên và ngước mắt nhìn lên phía bá tước, vẻ như muốn nói với ông ta điều gì hay chỉ là bắt gặp được mắt ông ta thôi cũng được. Nhưng Raxtovsin không nhìn hắn. Trên cái cổ cao và gầy của người trẻ tuổi, ở phía sau tai một đường gân xanh bỗng nổi lên như một sợi dây thừng, và da mặt hắn bỗng đỏ bừng lên. Mắt mọi người đều đổ dồn vào hắn. Hắn nhìn đám đông, và dường như vẻ mặt của lthững người đứng trước mặt làm léo lên trong lòng hắn một tia hy vọng, hắn buồn rầu và bẽn lẽn mỉm ười rồi lại cúi gám mặt xuống, nhích nhích hai bàn chân đứng trên bậc thềm.
- Nó đã phản bội Sa hoàng và tổ quốc nó đã quy hàng Bonaparte, trong toàn dân chỉ có một mình nó đã làm hoen bẩn thanh danh người Nga, và chính vì nó mà Moskva thất thủ, - Raxtovsin nói, giọng đanh và đều đều nhưng bỗng nhiên mắt ông ta liếc nhanh xuống chỗ Veressaghin, lúc bấy giờ vẫn đứng yên với dáng điệu nhẫn nhục như cũ. Dường như khi nhìn thấy thế ông ta bỗng điên tiết lên: Raxtovsin giơ cao tay, quay về phía đám đông nói to gần như quát: - Anh em hãy xử tội nó đi! Tôi trao nó cho anh em đấy!
Đám dân chúng lặng thinh và chỉ ép vào nhau sát hơn nữa.
Đứng chen chúc trong cáii không khí ngột ngạt hơi người này không sao cựa mình được để chờ đợi một việc gì không ai biết rõ, một việc khó hiểu và kinh khủng sắp xảy ra - Điều đó đã trở thành một cái gì không sao chịu nổi. Những người đứng ở các hàng trước, được thấy và được nghe tất cả những gì đang xảy ra trước mắt, mắt vẫn giương to và kinh hãi, mồm vẫn há hốc, đang cố sức cưỡng lại sức xô đẩy của những người đứng sau đè nặng lên lưng.
Raxtovsin thét:
- Hạ thủ nó đi! Hãy giết chết tên phản tặc. Đừng để cho nó làm ô danh nước Nga! Chém đi! Ta ra lệnh như thế đấy.
Đám đông không nghe Raxtovsin nói gì, chỉ nghe thấy giọng nói giận dữ của ông ta. Họ rên lên một tiếng và nhích tới nhưng rồi lại đứng yên.
- Bá tước! - Trong phút im lặng vùa trở lại bỗng nghe giọng nói rụt rè mà đồng thời lại có vẻ đóng kịch của Veressaghin. - Thưa bá tước. Chỉ có Thượng đế mới xét xử chúng ta. - Veressaghin ngẩng đầu lên, và đường gân xanh to tướng trên cái cổ khẵng khiu của hắn lại nổi lên, mặt hắn đỏ lại tái nhợt đi rất nhanh. Hắn không nói hết được những điều đang muốn nói.
- Chém chết nó đi! Ta ra lệnh như vậy! Raxtovsin quát lên, mặt bỗng tái mét y như mặt Veressaghin.
- Tuốt gươm ra! Viên sĩ quang hô to ra lệnh cho mấy người lính long kỵ, và tự mình tuốt gươm ra khỏi. Một luồng sóng mãnh liệt hơn nữa cuộn lên trong đám đông và khi lan ra các hàng người phía trước luồng sóng ấy xô những người đứng trước tràn tới, nhấp nhô đến tận sát bậc thềm. Chàng thanh niên cao lớn, nét mặt cứng đờ ra như đá, cánh tay giơ lên không nhúc nhích, đứng sát cạnh Veressaghin.
- Chém! - Viên sĩ quan nói với mấy người lính long kỵ, giọng gần như thều thào, và một người lính, vẻ mặt hằn học trông rất gở, giơ sống gương đánh vào đầu, Veressaghin kêu lên một tiếng ngắn ngủi và kinh ngạc, hoảng hốt nhìn quanh như không hiểu tại sao mình lại bị xử trí như thế.
Một tiếng rên rỉ ngạc nhiên và kinh hãi như vậy cũng truyền khắp dám đông.
" Trời ơi", - Có ai kêu lên một tiếng não lòng.
Nhưng sau tiếng kêu ngạc nhiên vừa thốt ra, Veressaghin bắt đầu gào lên vì đau đớn, và tiếng gọi ấy đã hãm lại hắn. Cái tình cảm nhân loại như một sợi dây căng thẳng đến tột độ còn giữ đám người lại mãi đến bây giờ, bỗng nhiên đứt tung ra. Tội ác đã mở đầu, và không thể nào đi đến cùng được. Tiếng kêu đau đầy ý trách móc bị tiếng gầm thét của đám đông át đi. Như đợt sóng cuối sùng đánh chìm chiếc tàu, đợt sóng cuối cùng không sao ngăn nổi của đám đông từ các hàng người phía sau cuộn lên và tràn ra các hàng trước lật ngã nó và nuốt chửng mọi vật. Người kính long kỵ toan giơ gươm lên chém, lại một lần nữa Veressaghin rú lên một tiếng kinh hãi, giơ hai tay ra chống đỡ và né người về phía đám đông, xô vào người thanh niên cao lớn. Hắn liền giơ hai tay chộp lấy cái cổ khẳng khiu của Veressaghin, hét lên một tiếng man rợ và hai người cùng ngã xuống dưới chân đám đông đang gầm gừ chồm tới.
Người thì đánh đấm, cấu xé Veressaghin, người thì lại đánh, xé chàng thanh niên cao lớn. Tiếng kêu của những người bị giẫm đạp và của những người muốn cứu chàng thanh niên cao lớn kia chỉ làm cho sự phẫn nộ của đám đông càng thêm điên cuồng. Những người lính long kỵ một hồi lâu không sao gỡ ra được người thợ máu me đầm đìa, bị đánh gần chết. Và một hồi lâu, tuy đám đông đang hối hả cố hoàn thành cho nhanh cái việc đã mở đầu kia, nhưng những kẻ đánh đạp bóp cổ và cấu xé Veressaghin cũng không sao giết chết được hắn; đám đông dồn ép họ từ bốn phía, kẹp họ vào giữa thành một khối dày đặc, khi xô sang bên này, khi dồn sang bên kia, khiến cho họ không sao giết chết tươi được Veressaghin, mà cũng không sao bỏ hắn ra được.
- Lấy rìu mà bổ cho chết chứ? Giẫm chết mất rồi, một thằng phản tặc bán cả Chúa Cơ-đốc! Hắn còn sống. Sống dai thật.
- Đáng đời quân gian phi!… Lấy rìu mà bổ!… Còn sống à…?".
Mãi đến khi nạn nhân đã thôi chống đỡ và những tiếng kêu la của hắn đã nhường chỗ cho một tiếng phều phào thoi thóp đều đều và kéo dài, đám đông mới vội vã lui ra và bắt đầu đi lại quanh cái xác chết đẫm máu. Mỗi người đều lại gần xem người chết rồi lùi lại ngạc nhiên, kinh hãi và đầy vẻ trách móc.
Trong đám đông có tiếng nói: "Ôi lạy chúa, họ chẳng khác nào loài thú dữ, anh ta sống làm sao được! Anh ta còn trẻ. Chắc con cái nhà buôn! Họ thế đấy. Nghe nói không phải anh ta. Người khác kia. Sao, người khác à, trời ơi. Còn người kia nữa, nghe nói cũng bị đánh gần chết. Chao ơi, họ thế đấy. Không sợ phải tội với trời đất". - Chính những người lúc nãy bây giờ lại than thở như vậy họ đau xót đứng nhìn cái xác chết với khuôn mặt tím bầm bê bết máu lẫn đất và cái cổ dài và mảnh bị chém đứt.
Một viên chức cảnh sát cần mẫn cho rằng để một xác chết nằm trong sân dinh quan lớn là một điều thất nghi, liền ra lệnh cho lính long kỵ kéo xác người bị chết ra đường. Hai người lính nắm lấy hai bàn chân đầy thương tích lôi đi. Cái đầu cạo nham nhở trên cái cổ dài của người chết, bê bết máu và bụi kéo lê sệt dưới đất, hết nghiêng bên này lại nghẹo bên kia. Đám đông chen nhau giạt ra một bên, tránh cho xa cái xác chết.
Trong khi Veressaghin ngã xuống và đám đông xô đẩy nhấp nhô trên người hắn với một tiếng gầm thét man rợ, Raxtovsin bỗng tái mặt đi, và đáng lẽ phải đi ra thềm sau, nơi chiếc xe ngựa đang đợi ông ta, thì ông ta lại cúi đầu bước nhanh theo dãy hành lang dẫn xuống các phòng ở tầng dưới, mà cũng chẳng biết mình đi đâu và để làm gì nữa. Bá tước tái mét, và tuy ông đã cố sức cưỡng lại, hàm dưới của ông ra cứ run lên bần bật như đang cơn sốt.
- Bẩm quan lớn phía này ạ. Bẩm quan lớn đi đâu thế ạ? Xin rước quan lớn ra lối này. - Một giọng nói run sợ ở sau lưng ông ta. Bá tước Raxtovsin bấy giờ không còn đủ sức mở miệng trả lời nữa, ông ta ngoan ngoãn quay lại đi về phía người ta vừa chỉ cho mình. Ở thềm sau có một chiếc xe song mã đang đứng đợi. Ngay ở đấy tiếng gầm thét xa xa của đám đông vẫn còn vẳng đến. Bá tước Raxtovsin hối hả ngồi lên xe và bảo đánh về ngôi biệt thự ngoại thành của ông ở Xokolniki. Khi đã đến phố Miasnixkaya và không còn nghe tiếng hò hét của đám đông nữa, bá tước bắt đầu hối hận.
Ông bực mình nhớ lại cái vẻ xúc động và sợ hãi mà ông ta đã để lộ ra trước mặt các thuộc hạ. Ông nghĩ thầm bằng tiếng Pháp: "Đám cùng dân thật là kinh khủng, gớm guốc. Chúng nó thật như người lang sói, phải có thịt tươi cho chúng thì mới yên được".
"Bá tước! Chỉ có thượng đế mới xét xử chúng ta" - Raxtovsin chợt nhớ câu nói của Verssaghin, và một cảm giác lạnh buốt khó chịu vụt luồn qua sống lưng ông ta. Nhưng cảm giác đó chỉ thoáng qua trong giây lát, rồi bá tước Raxtovsin lại mỉm cười khinh bỉ chế nhạo mình. "Ta còn nhiều nhiệm vụ khác, - Ông thầm nghĩ, - Cần phải ổn định nhân tâm. Biết bao nạn nhân khác đã chết và đang chết vì công ích. - Rồi ông ta bắt đầu nghĩ đến những bổn phận chung chung của ông ta đối với gia đình của mình, đối với kinh đô của mình (nghĩa là đã được giao phó cho mình cai trị) và đối với bản thân - nhưng bản thân đây không phải là Feodor Vaxilievich, Raxtovsin (ông ta cho rằng Feodor Vaxilievich phải hy sinh cho công ích), mà lại quan tổng đốc tư lệnh, người đại diện của chính quyền và người đã được hoàng đế uỷ thác toàn quyền hành động.
"Giá ta chỉ là Feodor Vaxilievich, thì con đường xử trí của ta sẽ vạch ra một cách khác hẳn, nhưng đây lại phải bảo tồn cả tính mệnh danh giá của một vị tổng đốc".
Trong khi khẽ lắc lư trên cái ổ díp mềm mại của cỗ xe và không còn nghe tiếng la ó kinh khủng của đám đông nữa, Raxtovsin trở lại bình tĩnh về thể chất và cũng như thói thường vân thế, đồng thời với trạng thái bình tĩnh về thể chất thì lý trí cũng tìm ra những lý do cho ông ta trở lại bình tĩnh về tinh thần. Ý nghĩ làm cho Raxtovsin bình tĩnh lại chẳng phải là một ý gì mới mẻ. Kể từ khi khai thiên lập địa, kể từ khi loài người bắt đầu chém giết nhau, chưa bao giờ có một người nào phạm một tội ác đối với đồng loại mà lại khônng dùng ý nghĩ này để tự yên ủi. Ý nghĩa đó chính là công íchl, là phúc lợi của những người khác.
Một người không bị dục vọng khống chế thì không bao giờ biết đến cái công ích này; nhưng một người đang nhúng tay vào một tội ác bao giờ cũng biết rất rõ cái công ích đó là cái gì. Và giờ đây Raxtovsin cũng biết rõ điều đó.
Trong khi suy luận ông ta không những không tự trách mình về hành động vừa rồi, mà còn tìm ra những lý do tự mãn về việc ông ta lợi dụng cái đó một cách đúng lúc và có công hiệu - vừa trừng trị kẻ có tội mà lại vừa ổn định được nhân tâm.
"Verssaghin đã bị toà xử tử hình - Raxtovsin thầm nghĩ (thật ra Verssaghin chỉ bị viện nguyên lão xử phạt khổ sai) - Hắn là một tên gian tặc và phản quốc; ta không thể tha cho hắn được, ngoài ra làm như vậy thật là nhât cử lưỡng đắc3: ta đã cung cấp cho dân một vật hy sinh để cho họ yên tâm, và đồng thời lại trừng trị được tên gian phi".
Về đến biệt thự và bắt tay vào sai bảo những việc vụn vặt trong nhà, bá tước đã bình tĩnh hẳn lại. Nửa giờ sau bá tước lên một chiếc xe thắng một bộ ngựa rất nhanh, cho đám xe qua cánh đồng Xokolniki. Bây giờ ông ta không còn nhớ gì những việc vừa xảy ra nữa, chỉ suy nghĩ đến những việc sẽ còn xảy ra sau này. Xe đang đi về phía cầu Yauxki, nơi mà người ta bảo là Kutuzov hiện đang ghé lại. Bá tước Raxtovsin sắp sẵn trong trí óc những lời trách cứ giận dữ và chua chát mà ông ta sẽ nói với Kutuzov, người đã lừa dối ông ta. Ông sẽ cho con cáo già triều đình thấy rằng tất cả những tai hoạ so việc bỏ ngỏ thủ đô, do việc nước Nga thất thủ (Raxtovsin nghĩ như vậy) gây ra, đều là tại cái đầu óc lẩm cẩm của hắn ta cả. Trong khi sắp sẵn những lời lẽ nói với Kutuzov, Raxtovsin giận dữ trở mình trên xe và hầm hầm đưa mắt nhìn quanh.
Cánh đồng Xokolniki vắng tanh. Chỉ về phía cuối, bên cạnh nhà tế bần và nhà thương điên thấy có những tốp người mặc áo quần trắng và máy người đi lẻ cùng ăn mặc như vậy đang băng qua cánh đồng, vừa đi vừa quát tháo và hoa chân múa tay.
Một trong những người đó chạy về phía xe. Bá tước Raxtovsin, người đánh xe và mấy người lính long kỵ đều có một cảm giác mơ hồ sợ hãi vừa tò mò khi nhìn những người điên thả rông này, và nhất là người đang chạy lại gần họ. Bước lảo đảo trên đôi chân cao lòng khòng, tà áo phanh ra phất phới hai bên, người điên này chạy lại rất nhanh, mắt nhìn chòng chọc vào Raxtovsin, cất giọng khàn khàn quát tháo những tiếng gì không rõ và ra hiệu cho ông ta dừng xe lại. Mặt người điên gầy gò và vàng vọt, râu ria nham nhở đám dài đám ngắn. Hai con ngươi đen lánh như mã não của hắn ta đảo qua đảo lại, trợn ngược xuống phía dưới, để lộ hai mảng lòng trắng màu nghệ.
- Đứng lại! Đứng lại! Tao đã bảo đứng lại mà? - người điên hét lên the thé, và lại hổn hển quát tháo cái gì không rõ, có vẻ như ra lệnh, vừa quát vừa hoa chân múa tay.
Hắn đã đến ngang tầm xe và chạy song song bên cạnh.
- Chúng nó đã giết tao chết ba lần, đã ba lần tao sống lại. Chúng nó lấy đá đập tao, chúng nó đã đóng đinh tao lên cây thập tự. Tao sẽ sống lại, sống lại, sống lại. Chúng nó xé xác tao ra. Vương quốc của Đức Chúa trời sẽ sụp đổ. Tao sẽ phá đổ ba lần và ba lần sẽ dựng nó lại! - Hắn quát, mỗi lúc một to giọng.
Bá tước Raxtovsin bỗng tái mặt đi như khi đám đông vồ lấy Verrssaghin. Ông ta quay đi, cất giọng run run nói với người xà ích.
- Ch…o… cho xe đi nhanh lên?
Chiếc xe song mã lao nhanh hết tốc lực; nhưng hồi lâu ở phía sau lưng, bá tước Raxtovsin còn nghe tiếng la hét thất thanh, rồ dại mỗi lúc một xa dần, và trước mắt thì chỉ thấy cái mặt đẫm máu, lộ vẻ kinh ngạc và sợ hãi của tên phản bội mặc áo tu lúp da chồn.
Tuy kỷ niệm này rất mới mẻ, bấy giờ Raxtovsin cũng cảm thấy rằng nó đã khắc sâu vào tim ông ta, khắc sâu đến bật máu tim ra.
Bây giờ ông đã thấy rõ ràng dấu vết máu của kỷ niệm này sẽ không bao giờ phai nhạt, mà trái lại cái kỷ niệm khủng khiếp ấy sẽ càng ngày càng da diết hơn, ác liệt hơn, cứ thế mà sống mãi trong lòng ông ta cho đến giờ chết. Ông có cảm tưởng như đang nghe văng vẳng bên tai những lời ông đã nói: "Chém chết nó đi, ta ra lệnh như vậy, nếu không chúng bay sẽ chết với ta!". Ông thầm nghĩ: "Tại sao ta lại nói như thế! Hình như ta đã buột miệng nói ra thì phải. Lúc đó ta có thể không nói như vậy: nếu vậy thì đã chẳng có gì xảy ra hết". Ông hồi tưởng lại vẻ mặt sợ sệt rồi bỗng chuyển sang hằn học của người lính long kỵ đã giơ gươm chém vào tên phản tặc và cái nhìn lặng lẽ, rụt rè và đầy trách móc của người thanh niên mặc áo tu lúp đã ngước lên nhìn ông". Nhưng ta làm như vậy có phải vì ta đâu. Ta đã buộc lòng phải làm như vậy, Đám dân đen, tên phản tặc công ích! - ông nghĩ thầm.
Bên cầu Yauxki quân lính vẫn còn chen chúc. Khí trời oi bức, Kutuzov, vẻ ủ dột, cau có, đang ngồi trên một chiếc ghế dài ở dầu cầu và lấy chiếc roi vẽ loằng ngoằng trên cát, khi chiếc xe song mã lăn ầm ầm đến đỗ cạnh chỗ ông. Một người mặc quân phục cấp tướng đội mũ có ngũ lông, mắt đảo qua đảo lại không biết vì sợ hãi hay vì tức giận, tiến lại gần Kutuzov và bắt đầu nói với ông một câu gì bằng tiếng Pháp. Đó là bá tước Raxtovsin. Ông ta nói với Kututzov rằng ông ta đến đây là vì nay Moskva không còn nữa, thủ đô không còn nữa, chỉ có quân đội mà thôi. Ông ta nói:
- Giá đại nhân đừng nói với tôi rằng đại nhân sẽ không bỏ Moskva mà không giao chiến, thì cơ sự sẽ khác hẳn, có đâu đến nông nỗi này!
Kutuzov đưa mắt nhìn Raxtovsin và dường như không hiểu người ta nói gì với mình, ông ra sức nhìn kỹ gương mặt của người đang nói như để tìm một ý nghĩ gì đặc biệt phản chiếu trên gương mặt ấy. Raxtovsin đâm luống cuống: ông ta im bặt. Kutuzov khẽ lắc đầu và vẫn nhùl chằm chặp vào mắt Raxtovsin, ông nói khẽ:
- Phải, tôi sẽ không bỏ Moskva mà không chiến đấu.
Không biết khi có nói câu này Kutuzov mải nghĩ đến một việc gì khác hẳn, hay ông ta biết rõ nó vô nghĩa hết sức mà vẫn cố ý nói ra; nhưng bá tước Raxtovsin không đáp lấy một câu nào, vội, vàng bỏ ra chỗ khác. Và lạ thay! Quan tổng đốc tư lệnh thành Moskva, bá tước Raxtovsin kiêu hãnh, cầm lấy một ngọn roi, bước lại gần cầu vừa hò hét vừa đánh đuổi những chiếc xe tải đang chen chúc ở đầu cầu.
Tác giả :
Leo Tolstoy