Chiến Tranh Và Hòa Bình
Quyển 10 - Chương 15
- Nào, bây giờ thì xong cả rồi. - Kutuzov vừa nói vừa ký tờ công văn cuối cùng rồi đứng dậy một cách mệt nhọc, những nếp nhăn trên cái cổ trắng to tướng dãn hết ra, và với vẻ mặt tươi vui ông đi về phía cửa.
Bà vợ ông giáo sĩ, mặt đỏ bừng, vội vàng bưng cái khay đến và tuy đã chuẩn bị bao nhiêu lâu mà vẫn không đưa kịp lúc Kutuzov vừa bước chân vào.
Cúi chào rất cung kính, bà ta dâng bánh mì và muối lên Kutuzov.
Đôi mắt Kutuzov nheo lại; ông ta mỉm cười, đưa tay nâng cằm người thiếu phụ nói:
- Thật là một giai nhân. Cảm ơn cô bạn!
Ông móc túi quần lấy ra mấy đồng tiền vàng và đặt lên khay.
- Mạnh khoẻ chứ! - Kutuzov vừa nói vừa đi vào căn buồng đã dọn sẵn cho mình. Vợ ông giáo sĩ, khuôn mặt hồng hào có nụ cười má lúm đồng tiền, bước theo sau. Viên sĩ quan phụ tá ra ngoài thềm gặp công tước Andrey mời chàng ăn trưa, nửa giờ sau lại có lệnh Kutuzov mời công tước Andrey vào. Kutuzov vẫn mặc áo đuôi én cởi khuy lúc nãy, nằm ngửa trong một chiếc ghế bành, tay cầm một cuốn sách tiếng Pháp; khi công tước Andrey vào thì ông ta lấy con dao rọc giấy đánh dấu trang rồi gập lại. Nhìn lên bìa sách, công tước Andrey thấy đó là quyển "Các hiệp sĩ thiên nga" của bà De Genlis.
- Nào, ngồi xuống, ngồi xuống đây, ta nói chuyện. Thật đáng buồn, buồn lắm. Nhưng anh ạ, anh hãy nhớ rằng ta với anh là một người cha, người cha thứ hai…
Công tước Andrey thuật lại tất cả những điều chàng biết về những phút lâm chung của cha chàng và những điều gì chàng đã được thấy khi về qua Lưxye Gorư.
- Đấy. Người ta đã đưa chúng mình đến nông nỗi này. - Kutuzov nói, giọng xúc động. Có lẽ qua câu chuyện của công tước Andrey, Kutuzov vừa hình dung ra cụ thể tình hình nước Nga. Ông ta nói thêm, vẻ tức giận - Hãy kiên tâm, kiên tâm. - Rồi rõ ràng là không muốn tiếp tục câu chuyện đã làm cho lòng mình xao xuyến, Kutuzov nói - Ta bảo anh đến là để giữ anh ở lại đây với ta.
- Xin cảm tạ Điện hạ. - Công tước Andrey đáp, đoạn nói thêm, với một nụ cười mà Kutuzov trông thấy ngay - nhưng tôi e rằng người như tôi bây giờ không còn giúp được việc gì ở các bộ tham mưu nữa.
Kutuzov nhìn chàng, vẻ dò hỏi. Công tước Andrey lại nói tiếp:
- Tôi đã quen với trung đoàn, đã mến các bạn đồng ngũ và hình như họ cũng mến tôi. Từ biệt họ cũng lấy làm tiếc. Sở dĩ tôi không dám nhận hân hạnh ở bên cạnh chủ soái, thì xin chủ soái hiểu cho là…
Một vẻ thông minh, phúc hậu, đồng thời pha lẫn một tí mỉa mai tế nhị soi sáng khuôn mặt dày dặn của Kutuzov. Ông ta ngắt lời Bolkonxki.
- Ta rất tiếc, vì ta cần anh lắm; nhưng anh nói phải, anh nói phải. Chúng ta cần người, nhưng không phải để ở đây. Những anh quân sự thì lúc nào cũng vô khối, còn những con người chân chính thì ở đâu cũng thiếu. Giá tất cả các vị quân sự đều về đơn vị và đều phục vụ được như anh, thì các trung đoàn đâu có như ngày nay. Ta vẫn nhớ đến anh từ trận Austerlix… Ta nhớ, ta nhớ lắm, ta còn thấy rõ anh tay cầm lá cờ.
Nghe nhắc lại kỷ niệm ấy, công tước Andrey đỏ mặt lên vì vui sướng. Kutuzov kéo chàng lại chìa má cho chàng hôn, và công tước Andrey lại thấy đôi mắt ông lão đẫm lệ. Chàng vẫn biết là Kutuzov rất mau nước mắt và tỏ ra hết sức thân ái với chàng vì muốn chàng biết rằng ông ta cảm thông và chia sẻ nỗi buồn tang tóc với chàng, nhưng dù sao nghe nhắc lại kỷ niệm Austerlix chàng vẫn thấy vui sướng và hãnh diện.
- Với sự phù hộ của Chúa, anh cứ đi con đường của anh. Ta biết, đó là con đường danh dự - Kutuzov ngừng lại một lát rồi nói tiếp - Ngày ở Bucarest không có anh, ta thấy thiếu lắm; có những việc đáng lẽ ta chỉ có thể giao cho anh mà thôi. - Rồi chuyển sang chuyện khác, Kutuzov nói đến chiến dịch Thổ Nhĩ Kỳ và hoà ước vừa ký kết.
- Ừ thiên hạ trách ta cũng nhiều, về việc chinh chiến cũng như về việc nghị hoà… tuy nhiên mọi việc đều đã đến đúng lúc. Mọi việc đều đến đúng thời cơ cho những ai biết chờ đợi. Mà ở đấy quân sự cũng chả ít hơn ở đây đâu nhá… - Kutuzov vừa nói tiếp và trở lại cái đề tài quân sự rõ ràng là đang khiến ông ta bận tâm - Ôi chao! Những kẻ bày mưu với là tính kế! Cứ nghe lời họ thì tất ngày nay chúng ta còn ở bên Thồ Nhĩ Kỳ và làm gì có hoà ước, mà chiến tranh cũng đâu đã kết thúc? Lúc nào họ cũng muốn đi nhanh, mà đi nhanh quá nhiều thì lại hoá ra bước chậm. Kamenxki còn sống thì ông ta đã nguy mất rồi. Ông ta cần ba vạn quân để chiếm những thành quách. Cướp một toà thành không khó, khó là làm sao kết thúc chiến dịch thắng lợi, mà muốn thế không nhất thiết phải đánh thành, phải tấn công gì cả, chỉ cần có kiên tâm và thời gian. Kamenxki và ta đã bắt quân Thổ phải ăn thịt ngựa. - Kutuzov gật gù cái đầu nói tiếp - Rồi quân Pháp cũng sẽ ăn thịt ngựa! Nhớ lấy lời ta, Kutuzov hăng lên, vỗ vào ngực, nói tiếp - Rồi ta sẽ cho chúng nó ăn thịt ngựa rồi mắt ông lại rưng rưng.
- Nhưng thế nào cũng phải giao chiến chứ ạ? - Công tước Andrey nói.
- Đành phải giao chiến nếu mọi người muốn thế, chẳng còn có cách nào nữa… Nhưng, này anh, nhớ lấy lời ta, chẳng có tên lính nào dũng mãnh hơn hai tên lính kiên tâm và thời gian ấy đâu, chúng sẽ thắng tất cả, nhưng những kẻ bày mưu lại không muốn hiểu như thế, cái nguy là ở đấy. Có người muốn, có người không muốn. Vậy phải làm thế nào? - Kutuzov hỏi, có vẻ như chờ một câu trả lời. - Ừ, theo ý anh thì làm thế nào? - Ông nhắc lại, đôi mắt ngời lên một vẻ thông minh sâu sắc.
Vẫn không thấy bá tước Andrey trả lời, ông nói tiếp:
- Ta nói cho anh nghe và phải làm gì và ta thì sẽ làm gì. Đừng hồ nghi, anh bạn ạ! - Ông ta dừng lại một lát rồi chậm rãi nói tiếp - Thì đừng làm! Thôi tạm biệt anh nhé; hãy nhớ rằng ta chia sẻ nỗi tang tóc của anh với tất cả tấm lòng của ta, và, với anh, ta chẳng phải là Điện hạ, là công tước, là tổng tư lệnh gì gì cả, với anh, ta là một người cha. Anh cần gì cứ đến gặp thẳng ta. Chào anh.
Lại một lần nữa Kutuzov ôm hôn công tước Andrey. Và chàng chưa ra khỏi cửa đã nghe ông ta thở dài một tiếng dìu dịu rồi cầm lấy cuốn tiểu thuyết "Các hiệp sĩ Thiên Nga" đang đọc dở của bà De Genlis.
Không hiểu tại sao, và việc ấy xảy ra như thế nào, mà sau khi nói chuyện với Kutuzov, công tước trở về trung đoàn rất yên tâm và cách diễn biến chung của chiến sự cũng như về con người đã được giao nắm cả vận mệnh của cuộc chiến tranh; tại sao và như thế nào thì chính chàng cũng có thể cắt nghĩa được. Chàng nhận thấy ông già ấy không hề có chút yếu tố cá nhân nào, hình như ông ta chỉ còn lại những thói quen tình cảm; và thay thế cho trí tuệ (cái trí tuệ thu nhập các sự kiện để rút ra những kết luận) ông ta chỉ có cái khả năng quan sát điềm tĩnh diễn biến của sự việc; càng thấy thế, công tước Andrey càng tin tưởng là mọi việc sẽ tốt lành. "Ông ta sẽ không đưa vào một cái gì của riêng mình cả, không sáng kiến cái gì không mưu đồ cái gì cả, nhưng mà ông ta sẽ nghe hết mọi điều, nhớ hết mọi sự, sẽ xếp đặt mọi việc đâu vào đấy sẽ không ngăn một việc có ích nào và sẽ không cho phép xảy ra một việc có hại nào. Ông ta hiểu là có một cái gì còn mạnh hơn và quan trọng hơn ý chí của ông ta nữa, đó là cái tiến trình của tất yếu của biến cố, và ông ta biết nhìn, biết thấy tầm quan trọng của các biến cố, và nhờ thế biết tránh không để cái ý chí của mình vốn đã hướng về việc khác lại can thiệp vào đấy. Và nhất là - Andrey nghĩ - Người ta tín nhiệm ông ta, vì ông ta là người Nga, mặc dù học tiểu thuyết của bà Đờ Genlis và dùng những câu tục ngữ Pháp; đó là vì giọng ông run run khi nói "Đấy, người ta đã đưa chúng mình đến nông nỗi này"; đó là vì ông ta rơm rớm nước mắt khi quả quyết là "sẽ cho chúng ăn thịt ngựa". Chính cảm giác ấy, cái cảm giác chung có phần mơ hồ của tất cả mọi người là cơ sở khiến cho mọi người đã đồng thanh hưởng ứng nhất trí tán thành việc quốc dân công cử Kutuzov giữ chức tổng tư lệnh, ngược lại với ý triều đình.
Bà vợ ông giáo sĩ, mặt đỏ bừng, vội vàng bưng cái khay đến và tuy đã chuẩn bị bao nhiêu lâu mà vẫn không đưa kịp lúc Kutuzov vừa bước chân vào.
Cúi chào rất cung kính, bà ta dâng bánh mì và muối lên Kutuzov.
Đôi mắt Kutuzov nheo lại; ông ta mỉm cười, đưa tay nâng cằm người thiếu phụ nói:
- Thật là một giai nhân. Cảm ơn cô bạn!
Ông móc túi quần lấy ra mấy đồng tiền vàng và đặt lên khay.
- Mạnh khoẻ chứ! - Kutuzov vừa nói vừa đi vào căn buồng đã dọn sẵn cho mình. Vợ ông giáo sĩ, khuôn mặt hồng hào có nụ cười má lúm đồng tiền, bước theo sau. Viên sĩ quan phụ tá ra ngoài thềm gặp công tước Andrey mời chàng ăn trưa, nửa giờ sau lại có lệnh Kutuzov mời công tước Andrey vào. Kutuzov vẫn mặc áo đuôi én cởi khuy lúc nãy, nằm ngửa trong một chiếc ghế bành, tay cầm một cuốn sách tiếng Pháp; khi công tước Andrey vào thì ông ta lấy con dao rọc giấy đánh dấu trang rồi gập lại. Nhìn lên bìa sách, công tước Andrey thấy đó là quyển "Các hiệp sĩ thiên nga" của bà De Genlis.
- Nào, ngồi xuống, ngồi xuống đây, ta nói chuyện. Thật đáng buồn, buồn lắm. Nhưng anh ạ, anh hãy nhớ rằng ta với anh là một người cha, người cha thứ hai…
Công tước Andrey thuật lại tất cả những điều chàng biết về những phút lâm chung của cha chàng và những điều gì chàng đã được thấy khi về qua Lưxye Gorư.
- Đấy. Người ta đã đưa chúng mình đến nông nỗi này. - Kutuzov nói, giọng xúc động. Có lẽ qua câu chuyện của công tước Andrey, Kutuzov vừa hình dung ra cụ thể tình hình nước Nga. Ông ta nói thêm, vẻ tức giận - Hãy kiên tâm, kiên tâm. - Rồi rõ ràng là không muốn tiếp tục câu chuyện đã làm cho lòng mình xao xuyến, Kutuzov nói - Ta bảo anh đến là để giữ anh ở lại đây với ta.
- Xin cảm tạ Điện hạ. - Công tước Andrey đáp, đoạn nói thêm, với một nụ cười mà Kutuzov trông thấy ngay - nhưng tôi e rằng người như tôi bây giờ không còn giúp được việc gì ở các bộ tham mưu nữa.
Kutuzov nhìn chàng, vẻ dò hỏi. Công tước Andrey lại nói tiếp:
- Tôi đã quen với trung đoàn, đã mến các bạn đồng ngũ và hình như họ cũng mến tôi. Từ biệt họ cũng lấy làm tiếc. Sở dĩ tôi không dám nhận hân hạnh ở bên cạnh chủ soái, thì xin chủ soái hiểu cho là…
Một vẻ thông minh, phúc hậu, đồng thời pha lẫn một tí mỉa mai tế nhị soi sáng khuôn mặt dày dặn của Kutuzov. Ông ta ngắt lời Bolkonxki.
- Ta rất tiếc, vì ta cần anh lắm; nhưng anh nói phải, anh nói phải. Chúng ta cần người, nhưng không phải để ở đây. Những anh quân sự thì lúc nào cũng vô khối, còn những con người chân chính thì ở đâu cũng thiếu. Giá tất cả các vị quân sự đều về đơn vị và đều phục vụ được như anh, thì các trung đoàn đâu có như ngày nay. Ta vẫn nhớ đến anh từ trận Austerlix… Ta nhớ, ta nhớ lắm, ta còn thấy rõ anh tay cầm lá cờ.
Nghe nhắc lại kỷ niệm ấy, công tước Andrey đỏ mặt lên vì vui sướng. Kutuzov kéo chàng lại chìa má cho chàng hôn, và công tước Andrey lại thấy đôi mắt ông lão đẫm lệ. Chàng vẫn biết là Kutuzov rất mau nước mắt và tỏ ra hết sức thân ái với chàng vì muốn chàng biết rằng ông ta cảm thông và chia sẻ nỗi buồn tang tóc với chàng, nhưng dù sao nghe nhắc lại kỷ niệm Austerlix chàng vẫn thấy vui sướng và hãnh diện.
- Với sự phù hộ của Chúa, anh cứ đi con đường của anh. Ta biết, đó là con đường danh dự - Kutuzov ngừng lại một lát rồi nói tiếp - Ngày ở Bucarest không có anh, ta thấy thiếu lắm; có những việc đáng lẽ ta chỉ có thể giao cho anh mà thôi. - Rồi chuyển sang chuyện khác, Kutuzov nói đến chiến dịch Thổ Nhĩ Kỳ và hoà ước vừa ký kết.
- Ừ thiên hạ trách ta cũng nhiều, về việc chinh chiến cũng như về việc nghị hoà… tuy nhiên mọi việc đều đã đến đúng lúc. Mọi việc đều đến đúng thời cơ cho những ai biết chờ đợi. Mà ở đấy quân sự cũng chả ít hơn ở đây đâu nhá… - Kutuzov vừa nói tiếp và trở lại cái đề tài quân sự rõ ràng là đang khiến ông ta bận tâm - Ôi chao! Những kẻ bày mưu với là tính kế! Cứ nghe lời họ thì tất ngày nay chúng ta còn ở bên Thồ Nhĩ Kỳ và làm gì có hoà ước, mà chiến tranh cũng đâu đã kết thúc? Lúc nào họ cũng muốn đi nhanh, mà đi nhanh quá nhiều thì lại hoá ra bước chậm. Kamenxki còn sống thì ông ta đã nguy mất rồi. Ông ta cần ba vạn quân để chiếm những thành quách. Cướp một toà thành không khó, khó là làm sao kết thúc chiến dịch thắng lợi, mà muốn thế không nhất thiết phải đánh thành, phải tấn công gì cả, chỉ cần có kiên tâm và thời gian. Kamenxki và ta đã bắt quân Thổ phải ăn thịt ngựa. - Kutuzov gật gù cái đầu nói tiếp - Rồi quân Pháp cũng sẽ ăn thịt ngựa! Nhớ lấy lời ta, Kutuzov hăng lên, vỗ vào ngực, nói tiếp - Rồi ta sẽ cho chúng nó ăn thịt ngựa rồi mắt ông lại rưng rưng.
- Nhưng thế nào cũng phải giao chiến chứ ạ? - Công tước Andrey nói.
- Đành phải giao chiến nếu mọi người muốn thế, chẳng còn có cách nào nữa… Nhưng, này anh, nhớ lấy lời ta, chẳng có tên lính nào dũng mãnh hơn hai tên lính kiên tâm và thời gian ấy đâu, chúng sẽ thắng tất cả, nhưng những kẻ bày mưu lại không muốn hiểu như thế, cái nguy là ở đấy. Có người muốn, có người không muốn. Vậy phải làm thế nào? - Kutuzov hỏi, có vẻ như chờ một câu trả lời. - Ừ, theo ý anh thì làm thế nào? - Ông nhắc lại, đôi mắt ngời lên một vẻ thông minh sâu sắc.
Vẫn không thấy bá tước Andrey trả lời, ông nói tiếp:
- Ta nói cho anh nghe và phải làm gì và ta thì sẽ làm gì. Đừng hồ nghi, anh bạn ạ! - Ông ta dừng lại một lát rồi chậm rãi nói tiếp - Thì đừng làm! Thôi tạm biệt anh nhé; hãy nhớ rằng ta chia sẻ nỗi tang tóc của anh với tất cả tấm lòng của ta, và, với anh, ta chẳng phải là Điện hạ, là công tước, là tổng tư lệnh gì gì cả, với anh, ta là một người cha. Anh cần gì cứ đến gặp thẳng ta. Chào anh.
Lại một lần nữa Kutuzov ôm hôn công tước Andrey. Và chàng chưa ra khỏi cửa đã nghe ông ta thở dài một tiếng dìu dịu rồi cầm lấy cuốn tiểu thuyết "Các hiệp sĩ Thiên Nga" đang đọc dở của bà De Genlis.
Không hiểu tại sao, và việc ấy xảy ra như thế nào, mà sau khi nói chuyện với Kutuzov, công tước trở về trung đoàn rất yên tâm và cách diễn biến chung của chiến sự cũng như về con người đã được giao nắm cả vận mệnh của cuộc chiến tranh; tại sao và như thế nào thì chính chàng cũng có thể cắt nghĩa được. Chàng nhận thấy ông già ấy không hề có chút yếu tố cá nhân nào, hình như ông ta chỉ còn lại những thói quen tình cảm; và thay thế cho trí tuệ (cái trí tuệ thu nhập các sự kiện để rút ra những kết luận) ông ta chỉ có cái khả năng quan sát điềm tĩnh diễn biến của sự việc; càng thấy thế, công tước Andrey càng tin tưởng là mọi việc sẽ tốt lành. "Ông ta sẽ không đưa vào một cái gì của riêng mình cả, không sáng kiến cái gì không mưu đồ cái gì cả, nhưng mà ông ta sẽ nghe hết mọi điều, nhớ hết mọi sự, sẽ xếp đặt mọi việc đâu vào đấy sẽ không ngăn một việc có ích nào và sẽ không cho phép xảy ra một việc có hại nào. Ông ta hiểu là có một cái gì còn mạnh hơn và quan trọng hơn ý chí của ông ta nữa, đó là cái tiến trình của tất yếu của biến cố, và ông ta biết nhìn, biết thấy tầm quan trọng của các biến cố, và nhờ thế biết tránh không để cái ý chí của mình vốn đã hướng về việc khác lại can thiệp vào đấy. Và nhất là - Andrey nghĩ - Người ta tín nhiệm ông ta, vì ông ta là người Nga, mặc dù học tiểu thuyết của bà Đờ Genlis và dùng những câu tục ngữ Pháp; đó là vì giọng ông run run khi nói "Đấy, người ta đã đưa chúng mình đến nông nỗi này"; đó là vì ông ta rơm rớm nước mắt khi quả quyết là "sẽ cho chúng ăn thịt ngựa". Chính cảm giác ấy, cái cảm giác chung có phần mơ hồ của tất cả mọi người là cơ sở khiến cho mọi người đã đồng thanh hưởng ứng nhất trí tán thành việc quốc dân công cử Kutuzov giữ chức tổng tư lệnh, ngược lại với ý triều đình.
Tác giả :
Leo Tolstoy