Chiến Tranh Và Hòa Bình
Quyển 10 - Chương 10
Một giờ sau, Dunyasa đến bẩm với công tước tiểu thư rằng Dron đã trở lại và theo lệnh của nàng, nông dân đều tụ tập cạnh kho lúa và xin được gặp nàng để thưa chuyện.
- Nhưng tôi có gọi họ đến đâu - Công tước tiểu thư Maria nói - Tôi chỉ bảo Dron chia lúa mì cho họ thôi kia mà.
- Tiểu thư ơi, vì Chúa con xin tiểu thư hãy hạ lệnh đuổi chúng nó đi và đừng ra gặp chúng nó. - Dunyasa nói. - Toàn là trò bịp cả đấy; Yakob Alpatyts về là chúng ta đi… nhưng xin tiểu thư thì đừng ra…
- Bịp bợm cái gì chứ? - Công tước tiểu thư ngạc nhiên hỏi.
- Xin tiểu thư nghe con, vì Chúa, con có biết mới dám nói. Tiểu thư cứ hỏi u già mà xem. Chúng nó bảo là chúng nó không chịu đi như tiểu thư đã ra lệnh.
- Chị nhầm rồi. Tôi có bảo họ đi bao giờ đâu… Bảo Dron vào đây.
Dron xác nhận lời Dunyasa: nông dân đã kéo đến theo lệnh của công tước tiểu thư.
- Nhưng tôi có gọi họ đến bao giờ đâu - Nàng nói. Lão truyền đạt sai rồi. Tôi chỉ bảo lão chia lúa mì cho họ thôi chứ.
Dron thở dài không đáp.
- Nếu tiểu thư ra lệnh thì họ sẽ giải tán. - Lão nói.
- Không, không, tôi sẽ ra gặp họ.
Mặc dầu Dunyasa và u già đã ra sức can ngăn, công tước tiểu thư Maria vẫn bước ra thềm. Dron, Dunyasa, u già Nikhan Ivanovich ra theo. "Chắc họ tưởng đâu mình cho họ lúa mì để bắt họ ở lại còn mình thì bó đi, để họ ở lại cho quân Pháp tha hồ muốn gì thì làm. Mình sẽ hứa phát lúa mì cho họ hàng tháng và cho họ trú ngụ ở điền trang của nhà ở ngoại thành Moskva; ở địa vị mình, anh Andrey còn làm hơn nữa". Nàng thầm nghĩ trong khi đến gần nơi đám đông tụ tập, trên bãi cỏ cạnh nhà kho, trong lúc trời đã nhá nhem.
Đám đông đứng sát vào nhau, nhốn nhác lên và vội vàng cất mũ. Công tước tiểu thư Maria, hai mắt nhìn xuống, đôi bàn chân vướng víu trong chiếc áo dài, bước đến gần đám đông. Bao nhiêu cặp mắt đổ dồn vào nàng, trẻ có, già có, bao nhiêu bộ mặt khác nhau quay về phía nàng làm cho nàng không phân biệt được một ai; và thấy cần phải ngỏ lời với tất cả mọi người cùng một lúc, nàng chẳng biết làm thế nào nữa. Nhưng ý thức mình là đại diện cho cha và anh lại một lần nữa lại làm cho nàng vững tâm, và nàng mạnh dạn cất tiếng nói:
- Tôi rất hài lòng là bà con đã đến đây - Nàng nói, mắt không nhìn lên, tai nghe trống ngực đập thình thịch rất nhanh. - Dron có cho tôi biết chiến tranh đã làm cho bà con khánh kiệt. Đó là tai hoạ chung của chúng ta, tôi sẽ không tiếc bất cứ cái vì để giúp đỡ bà con. Tôi đi vì ở đây rất nguy hiểm… và quân địch đã đến gần… vì… tôi biếu bà con tất cả, tôi xin bà con lấy tất cả lúa mì, để cho khỏi thiếu thốn. Còn nếu có người bảo tôi biếu bà con lúa mì để bà con ở lại đây thì điều đó không đúng. Trái lại, tôi xin bà con mang hết của cải theo mình và cùng đi đến ấp của chúng tôi ở gần Moskva ở đấy tôi nhân hết trách nhiệm, tôi cam đoan rằng bà con sẽ chẳng phải thiếu thốn. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bà con nhà ở, bánh ăn - tiếng thở dài.
- Tôi làm thế không phải là tự ý tôi - nàng lại nói tiếp mà nhân danh cha tôi vừa qua đời: sinh thời Người đối với bà con bao giờ cũng nhân hậu, nhân danh anh tôi và cháu trai tôi nữa.
Nàng lại ngừng. Trong khi nàng im lặng, chẳng ai lên tiếng.
- Tai hoạ là tai hoạ chung, chúng ta chia đôi cho nhau tất cả. Tất cả những gì của tôi là của bà con. - Nàng vừa nói vừa nhìn nhưng bộ mặt ở ngay phía trước nàng.
Bấy nhiêu cặp mắt chăm chú nhìn nàng đều có một sắc thái như nhau mà nàng không tài nào hiểu rõ ý nghĩa. Tò mò chăng, hay trung thành, hay biết ơn, hay khiếp sợ và nghi ngờ. Chỉ thấy gương mặt nào cũng đều một vẻ như nhau.
Một giọng nói cất lên từ các hàng cuối:
- Chúng tôi rất lấy làm mừng vì lòng hảo tâm của tiểu thư, nhưng chúng tôi không tiện lấy lúa mì của chủ nhân.
- Nhưng tại sao? - Công tước tiểu thư hỏi. Chẳng ai trả lời, và tiểu thư Maria thấy rằng bây giờ hễ nàng nhìn đến ai là người ấy liền cúi mặt xuống.
- Nhưng tại sao bà con không muốn lấy? - Nàng lại hỏi.
Chẳng ai đáp lại.
Sự im lặng ấy bắt đầu làm cho nàng thấy nặng nề khó chịu; nàng cố bắt gặp một ánh mắt của một người nào đấy.
- Tại sao cụ không nói gì cả? - Nàng hỏi một cụ già chống gậy đứng trước mặt. - Cụ thấy bà con cần gì nữa thì cứ nói. Tôi sẽ hết sức - Nàng nói khi bắt gặp cái nhìn của ông lão, nhưng ông lão có vẻ không bằng lòng vì cái nhìn ấy, bèn cúi đầu xuống và nói:
- Chúng tôi nhận làm gì, chúng tôi có cần lúa mì đâu?
- Thế là phải vứt bỏ tất cả mà đi à? Không nhận đâu. Không nhận đâu. Chúng tôi không chịu đâu. Chúng tôi ái ngại cho tiểu thư, nhưng chúng tôi không chịu đi. Tiểu thư có đi thì cứ đi một mình…
Những tiếng nói lao nhao trong đám đông. Rồi vẫn cái sắc thái giống hệt nhau ấy lại hiện lên trên tất cả các gương mặt, và lần này thì chắc chắn không phải thể hiện ý tò mò và biết ơn mà là một ý định hung dữ.
Công tước tiểu thư Maria mỉm cười buồn rầu nói:
- Nhưng bà con chưa hiểu đúng ý tôi. Tại sao bà con không muốn đi? Tôi xin hứa là sẽ có đủ nhà ở, bánh ăn cho bà con. Ở đây quân giặc sẽ làm cho bà con khánh kiệt…
Nhưng tiếng nàng liền bị những tiếng nhao nhao của đám đông át đi.
- Chúng tôi không chịu đi, chúng nó cứ việc làm cho chúng tôi khánh kiệt! Chúng tôi không nhận lúa mì, chúng tôi không chịu đi!
Công tước tiểu thư cố bắt gặp lại một đôi mắt nữa trong đám đông, nhưng chẳng ai nhìn nàng cả; rõ ràng là họ đều tránh cái nhìn của nàng. Nàng thấy ngỡ ngàng và lúng túng quá.
Từ đám đông, những tiếng nói lại nhao nhao:
- Nào, thấy chưa, cô ấy khuyên ta những lời hay quá nhỉ: đi theo cô ấy để làm nô lệ! Đế mặc cửa nhà tan hoang để nhận lấy cái kiếp tôi đòi. Nói hay quá nhỉ: "Tôi cho bà con bánh mì!".
Công tước tiểu thư Maria cúi đầu, ra khỏi đám đông và trở vào nhà. Sau khi dặn lại Dron là ngày mai phải có ngựa để đi, nàng lui về buồng riêng và ngồi tư lự một mình.
- Nhưng tôi có gọi họ đến đâu - Công tước tiểu thư Maria nói - Tôi chỉ bảo Dron chia lúa mì cho họ thôi kia mà.
- Tiểu thư ơi, vì Chúa con xin tiểu thư hãy hạ lệnh đuổi chúng nó đi và đừng ra gặp chúng nó. - Dunyasa nói. - Toàn là trò bịp cả đấy; Yakob Alpatyts về là chúng ta đi… nhưng xin tiểu thư thì đừng ra…
- Bịp bợm cái gì chứ? - Công tước tiểu thư ngạc nhiên hỏi.
- Xin tiểu thư nghe con, vì Chúa, con có biết mới dám nói. Tiểu thư cứ hỏi u già mà xem. Chúng nó bảo là chúng nó không chịu đi như tiểu thư đã ra lệnh.
- Chị nhầm rồi. Tôi có bảo họ đi bao giờ đâu… Bảo Dron vào đây.
Dron xác nhận lời Dunyasa: nông dân đã kéo đến theo lệnh của công tước tiểu thư.
- Nhưng tôi có gọi họ đến bao giờ đâu - Nàng nói. Lão truyền đạt sai rồi. Tôi chỉ bảo lão chia lúa mì cho họ thôi chứ.
Dron thở dài không đáp.
- Nếu tiểu thư ra lệnh thì họ sẽ giải tán. - Lão nói.
- Không, không, tôi sẽ ra gặp họ.
Mặc dầu Dunyasa và u già đã ra sức can ngăn, công tước tiểu thư Maria vẫn bước ra thềm. Dron, Dunyasa, u già Nikhan Ivanovich ra theo. "Chắc họ tưởng đâu mình cho họ lúa mì để bắt họ ở lại còn mình thì bó đi, để họ ở lại cho quân Pháp tha hồ muốn gì thì làm. Mình sẽ hứa phát lúa mì cho họ hàng tháng và cho họ trú ngụ ở điền trang của nhà ở ngoại thành Moskva; ở địa vị mình, anh Andrey còn làm hơn nữa". Nàng thầm nghĩ trong khi đến gần nơi đám đông tụ tập, trên bãi cỏ cạnh nhà kho, trong lúc trời đã nhá nhem.
Đám đông đứng sát vào nhau, nhốn nhác lên và vội vàng cất mũ. Công tước tiểu thư Maria, hai mắt nhìn xuống, đôi bàn chân vướng víu trong chiếc áo dài, bước đến gần đám đông. Bao nhiêu cặp mắt đổ dồn vào nàng, trẻ có, già có, bao nhiêu bộ mặt khác nhau quay về phía nàng làm cho nàng không phân biệt được một ai; và thấy cần phải ngỏ lời với tất cả mọi người cùng một lúc, nàng chẳng biết làm thế nào nữa. Nhưng ý thức mình là đại diện cho cha và anh lại một lần nữa lại làm cho nàng vững tâm, và nàng mạnh dạn cất tiếng nói:
- Tôi rất hài lòng là bà con đã đến đây - Nàng nói, mắt không nhìn lên, tai nghe trống ngực đập thình thịch rất nhanh. - Dron có cho tôi biết chiến tranh đã làm cho bà con khánh kiệt. Đó là tai hoạ chung của chúng ta, tôi sẽ không tiếc bất cứ cái vì để giúp đỡ bà con. Tôi đi vì ở đây rất nguy hiểm… và quân địch đã đến gần… vì… tôi biếu bà con tất cả, tôi xin bà con lấy tất cả lúa mì, để cho khỏi thiếu thốn. Còn nếu có người bảo tôi biếu bà con lúa mì để bà con ở lại đây thì điều đó không đúng. Trái lại, tôi xin bà con mang hết của cải theo mình và cùng đi đến ấp của chúng tôi ở gần Moskva ở đấy tôi nhân hết trách nhiệm, tôi cam đoan rằng bà con sẽ chẳng phải thiếu thốn. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bà con nhà ở, bánh ăn - tiếng thở dài.
- Tôi làm thế không phải là tự ý tôi - nàng lại nói tiếp mà nhân danh cha tôi vừa qua đời: sinh thời Người đối với bà con bao giờ cũng nhân hậu, nhân danh anh tôi và cháu trai tôi nữa.
Nàng lại ngừng. Trong khi nàng im lặng, chẳng ai lên tiếng.
- Tai hoạ là tai hoạ chung, chúng ta chia đôi cho nhau tất cả. Tất cả những gì của tôi là của bà con. - Nàng vừa nói vừa nhìn nhưng bộ mặt ở ngay phía trước nàng.
Bấy nhiêu cặp mắt chăm chú nhìn nàng đều có một sắc thái như nhau mà nàng không tài nào hiểu rõ ý nghĩa. Tò mò chăng, hay trung thành, hay biết ơn, hay khiếp sợ và nghi ngờ. Chỉ thấy gương mặt nào cũng đều một vẻ như nhau.
Một giọng nói cất lên từ các hàng cuối:
- Chúng tôi rất lấy làm mừng vì lòng hảo tâm của tiểu thư, nhưng chúng tôi không tiện lấy lúa mì của chủ nhân.
- Nhưng tại sao? - Công tước tiểu thư hỏi. Chẳng ai trả lời, và tiểu thư Maria thấy rằng bây giờ hễ nàng nhìn đến ai là người ấy liền cúi mặt xuống.
- Nhưng tại sao bà con không muốn lấy? - Nàng lại hỏi.
Chẳng ai đáp lại.
Sự im lặng ấy bắt đầu làm cho nàng thấy nặng nề khó chịu; nàng cố bắt gặp một ánh mắt của một người nào đấy.
- Tại sao cụ không nói gì cả? - Nàng hỏi một cụ già chống gậy đứng trước mặt. - Cụ thấy bà con cần gì nữa thì cứ nói. Tôi sẽ hết sức - Nàng nói khi bắt gặp cái nhìn của ông lão, nhưng ông lão có vẻ không bằng lòng vì cái nhìn ấy, bèn cúi đầu xuống và nói:
- Chúng tôi nhận làm gì, chúng tôi có cần lúa mì đâu?
- Thế là phải vứt bỏ tất cả mà đi à? Không nhận đâu. Không nhận đâu. Chúng tôi không chịu đâu. Chúng tôi ái ngại cho tiểu thư, nhưng chúng tôi không chịu đi. Tiểu thư có đi thì cứ đi một mình…
Những tiếng nói lao nhao trong đám đông. Rồi vẫn cái sắc thái giống hệt nhau ấy lại hiện lên trên tất cả các gương mặt, và lần này thì chắc chắn không phải thể hiện ý tò mò và biết ơn mà là một ý định hung dữ.
Công tước tiểu thư Maria mỉm cười buồn rầu nói:
- Nhưng bà con chưa hiểu đúng ý tôi. Tại sao bà con không muốn đi? Tôi xin hứa là sẽ có đủ nhà ở, bánh ăn cho bà con. Ở đây quân giặc sẽ làm cho bà con khánh kiệt…
Nhưng tiếng nàng liền bị những tiếng nhao nhao của đám đông át đi.
- Chúng tôi không chịu đi, chúng nó cứ việc làm cho chúng tôi khánh kiệt! Chúng tôi không nhận lúa mì, chúng tôi không chịu đi!
Công tước tiểu thư cố bắt gặp lại một đôi mắt nữa trong đám đông, nhưng chẳng ai nhìn nàng cả; rõ ràng là họ đều tránh cái nhìn của nàng. Nàng thấy ngỡ ngàng và lúng túng quá.
Từ đám đông, những tiếng nói lại nhao nhao:
- Nào, thấy chưa, cô ấy khuyên ta những lời hay quá nhỉ: đi theo cô ấy để làm nô lệ! Đế mặc cửa nhà tan hoang để nhận lấy cái kiếp tôi đòi. Nói hay quá nhỉ: "Tôi cho bà con bánh mì!".
Công tước tiểu thư Maria cúi đầu, ra khỏi đám đông và trở vào nhà. Sau khi dặn lại Dron là ngày mai phải có ngựa để đi, nàng lui về buồng riêng và ngồi tư lự một mình.
Tác giả :
Leo Tolstoy