Chết! Sập Bẫy Rồi
Chương 27
Xưa như trái đất
Giờ này, cái ông bác đang tâm hại tôi đương ngồi phơi nắng cùng mấy người khác.
“Ối trời, lão Vương này (cái này là tên mọi người thường gọi), tuy nói rằng Tống tiên sinh cũng là người không tới nỗi nào, nhưng đâu tốt tới nỗi phải khiến chúng ta bỏ ra một đống tiền tặng loại rượu đắt thế kia?"
“Đó là vì mấy người nông cạn, Tống tiên sinh là thứ yếu, thứ chính là bộ mặt sĩ diện đàn ông của chúng ta!" lão Vương nắm chặt tay: “Cứ coi lũ thanh niên choai choai bây giờ đi, không phải tóc tai như cái tổ chim thì cũng là rủ xuống mất nửa cái mặt, vất vả lắm mới có người coi đứng đắn như Tống tiên sinh, chúng ta phải trân trọng giữ gìn! Giữ gìn sự tôn nghiêm cuối cùng của người đàn ông!"
Một người ngả người dựa vào ghế, lắc đầu cảm thán: “Lũ thanh niên giờ toàn loại èo uột, chả đứa nào bì được với chúng ta hồi đó."
…xin được lược đi ba ngàn chữ của cuộc đối thoại những ngày hào hùng đã qua của mấy ông già…
“Mà này, lão Vương? Cái cô bé mà ông bảo là hồ ly tinh ép kiệt sức lực của Tống tiên sinh ấy? Sao tôi nhìn thế nào cũng không giống?" (cảm ơn trời đất, cuối cùng cũng có người thấy được tấm lòng thanh khiết của tôi.)
“Tôi nhìn cũng thấy không phải…lão Vương, có phải ông nhầm rồi không? Hồ ly tinh có đứa nào trông khó coi như thế không?" (mắt mờ rồi, ông này chắc chắn mắt mờ rồi!!)
Giữa những lời thắc mắc chất vấn của mấy ông bạn, kẻ buôn dưa lê – lão Vương đỏ bừng mặt lên, nhưng vẫn cứng đầu cứng cổ không chịu thừa nhận: “Mấy người các ông thì biết cái gì?! Con bé đó là hồ ly tinh chưa kịp trang điểm thôi!"
…
Mà con hồ ly tinh bất tài là tôi đây đang phải khốn khổ khốn sở đứng im nhìn cánh cửa phòng bệnh viện.
“Tần Khanh!" lần này thanh âm vừa mềm mại vừa trầm thấp, tôi sợ muốn chết, trong lòng ai thán, cùng là ở bệnh viện, cùng là gặp lại tình cũ, sao người ta lúc gặp lại có thể buồn thương tiếc nuối, tới phiên tôi thì như hài kịch thế này?
Xấu hổ quay đầu lại, tôi giải thích: “Tổng giám đốc, cái đó không phải em tặng đâu, là của mấy bác bảo vệ ở khu nhà anh nhờ em mang tới đó, cùng lắm thì em chỉ là đồng phạm thôi, anh nên lấy công bằng làm đầu, theo luật mà xử, đừng nên hành động theo cảm tính."
Tống Tử Ngôn trừng mắt nhìn tôi, tuy hắn vẫn đang mặc bộ quần áo kẻ sọc dành cho bệnh nhân, nhưng khí thế vẫn mười phần bức người. Mất bò mới lo làm chuồng, tôi vội vàng cầm lấy cặp lồng cơm, nở nụ cười tươi roi rói: “Cứ ăn cơm trước đã, để nãy giờ nguội mất thì không ngon đâu." Rồi làm bộ không nhìn thấy ánh mắt sát nhân đó, cẩn thận lấy từ trong cặp lồng ra bát canh đậu phụ, cung kính dâng lên: “Mời tổng giám đốc ăn ạ."
Hắn trừng mắt lườm tôi cái nữa rồi mới chịu bưng bát, đặt lên cái bàn nhỏ trên giường. Tôi thầm thở phào một cái, lén đưa tay gạt mồ hôi trên trán. Mỹ nữ ánh trăng cười khẽ: “Anh ba, không ngờ anh còn có tính cách này đó."
Dường như có mũi tên xuyên qua lớp kí ức bị phủ một lớp sương màu đỏ của tôi.
Tôi còn nhớ rất rõ ngày ấy, bởi đó là sinh nhật tôi. Lúc đi ăn chúc mừng sinh nhật với Tô Á Văn, đương khi hai đứa ăn uống vui vẻ thì di động của anh bỗng nhiên đổ chuông, là tiếng chuông tôi chưa được nghe bao giờ. Tôi thường kiểm tra di động của anh bất thình lình, để thể hiện sự sở hữu của mình, tôi chỉnh tất cả những số điện thoại trong di động anh thành tiếng chuông mặc định của Nokia, chỉ có số của tôi là để riêng một bài hát tình yêu ngọt lịm tới chết người.
Tim tôi đập mạnh, ngẩng đầu nhìn anh, anh cũng nhìn tôi. Cách làn khói mỏng bốc lên từ nổi lẩu, mắt anh cũng mờ mịt như được phủ một lớp khói, anh nói: “Anh ra ngoài nghe điện thoại một lát."
Anh lúc nào cũng nghe điện thoại trước mặt tôi mà, tôi cau mày: “Không nghe ở đây được hả anh?"
Anh trầm mặc nhìn tôi một lát, bàn tay nắm di động càng lúc càng chặt, cuối cùng anh đáp: “Không được."
Còn tôi, nhìn theo bóng lưng anh khi đẩy cửa ra ngoài mà vẫn còn có thể bị mùi hương của nồi lẩu níu lại như vòng kim cô.
Lúc ấy tôi thật ngốc, thật khờ, một đứa con gái ngu ngốc. Cho nên lúc anh quay lại bảo rằng mình phải ra ngoài một chút, tôi cũng không thấy hờn giận, chỉ làm nũng một hồi rồi để anh đi mà không chút nghi ngờ.
Yêu một người là hoàn toàn tin tưởng người ấy, những lời này sau khi được kiểm chứng thì đúng là không ngửi được. Tôi tin anh, dù có tới cả nửa tháng tôi không thấy bóng anh đâu cả, lúc gặp lại, anh nói với tôi bằng giọng áy náy: “Tần Khanh, em tốt, anh thực rất thích em, nhưng anh yêu cô ấy, yêu mười năm rồi."
Tình yêu thanh khiết tới mắc ói, cô ta là thanh mai của anh, nhưng trong tim cô ta lại là thằng trúc mã kia. Cô yêu cái tên trúc mã đó mười năm, anh chờ đợi thanh mai của mình cũng đủ mười năm. Cô bé thanh mai đáng thương theo đuổi người ta tới tận Mỹ, nhưng thương sao lại bị người ta đối đãi giống như em gái, cô gái tha hương nơi đất khách, cô đơn không chiếm được trái tim người mình yêu, khiến cô phải quay đầu nhìn người vẫn luôn im lặng đứng chờ cô, là bạn trai của tôi.
Thế nên, trúc mã si tình vừa nhận được điện thoại đã không quản đường xá ngàn dặm xa xôi, chạy tới bên kia đại dương, mười năm chịu khổ làm bạn đứng bên, cuối cùng cũng chiếm được trái tim người ta.
Chậc chậc, đúng là si tình, đẹp quá, có dựng thành phim truyền hình cũng chẳng quá đáng, có lẽ tôi còn phải ôm khăn giấy nước mắt chảy ào ào cảm động: “Tình yêu gì trong sáng quá, trai gì si tình quá, nữ chính sướng thế không biết."
Thật tiếc, trong bộ phim ấy tôi chỉ đóng vai nữ thứ chính không thể thiếu thôi.
Không có vai của tôi thì làm sao chứng minh được tình cảm của nam chính với nữ chính là trung trinh như một? Không có vai của tôi thì làm sao chứng minh được nam chính kiên định không lung lay trước cám dỗ? Không thì sao chứng minh được rằng nữ chính là người không thể thay thế trong lòng nam chính?
Sự tồn tại của tôi là để làm nền cho chuyện tình mỹ lệ của họ, sự si tình của tôi là để làm nổi lên sự chung tình của họ. Người ngoài nhìn thấy mối tình đẹp đẽ trong lành như viên ngọc lưu ly, chứ nào có thấy có người đã từng vào vai trợ diễn để tạo nên mối tình đó.
Nhưng người tôi không ngờ tới nhất lại là Tống Tử Ngôn, vai nam phụ trong bộ phim này.
Hôm đó Tô Á Văn nói xin lỗi tôi rất nhiều: “Nếu anh ba chịu yêu cô ấy, anh sẽ toàn tâm toàn ý mà đến với em."
Tống Tử Ngôn chính là anh ba đó…
Bỗng nhiên tôi thấy buồn cười, giờ trong căn phòng này là bốn người trong một bộ phim thần tượng, ba tuấn nam mỹ nữ còn riêng tôi là nữ chính số hai tà ác.
Cuộc sống, hóa ra lại là một kịch bản nhàm nhất.
Lúc này vai phụ Tống mở miệng hỏi: “Mấy đứa định ở lại đây bao lâu?"
Nam chính Tô trả lời: “Tiểu Phi muốn đi chơi Vân Nam, mai đi rồi anh ạ."
Vai phụ Tống kêu lên: “Nhanh thế à?"
Nam chính Tô cười cười: “Tháng sau còn phải quay lại Mỹ thi nữa, cho nên đúng là gấp một chút."
Nữ chính ngượng ngùng nói: “Anh ba, vốn dĩ anh bị bệnh, chúng em phải ở lại đây lâu hơn một chút…"
“Không sao." Vai phụ Tống xuề xòa: “Cạnh anh không có người hay sao?"
Nữ chính đảo mắt qua nhìn tôi, mang theo nụ cười dịu dàng tươi tắn, còn pha thêm chút buồn mang mác. Mà nam chính chỉ lơ đãng nhìn lướt qua tôi một cái, như nhìn một bức tượng.
Tôi đúng chỉ là một bức tượng thôi.
Trong trường hợp này, có lẽ giả vờ không quen biết ai tốt hơn, tôi vốn dĩ không phải là một diễn viên xuất sắc, cho nên chỉ có thể ở đây làm người thôi.
Làm nền cho phim, không nói, không đáp, không nhìn, chỉ trầm mặc lột vỏ quả cam nhỏ nhỏ, rồi nhẹ nhàng dùng ngón trỏ tách múi cam ra, tách rồi lại tách…
Ba người này lớn lên cùng nhau toàn dùng những từ chỉ họ mới hiểu được. Trong lúc ba người trò chuyện vui vẻ, tôi vẫn liên tục làm động tác tách múi cam như làm trong vô thức, bỗng nhiên có bàn tay giơ ngang qua, lấy hết mấy múi cam trong tay tôi. Tôi tròn mắt nhìn Tống Tử Ngôn đang nhón lấy một múi bỏ vào miệng, không khỏi ngây người sững sờ. Hắn quay lại nhìn tôi, vừa ăn vừa nói: “Tiếp đi."
Tôi nhận lệnh, lại tiếp tục công việc bóc vỏ tách múi cam, đáp ứng nhu cầu ăn(như nhợn) của Tống Tử Ngôn.
Sau đó mới lựa lúc ba người tạm ngừng nói chuyện, xin phép hắn: “Tổng giám đốc, đội kịch nói trường em phải tập rồi, em có thể về trước được không?"
Hắn hỏi: “Là cái Hoàng Thế Nhân đó đó hả?"
Tôi gật đầu.
Hắn ngẫm nghĩ một lát, nói: “Mai đừng có tới chậm là được."
Tôi nghĩ kỹ thêm một chút, đại khái cũng đoán ra ý của hắn là mai tôi còn phải làm cơm nước mang tới, thế nên đáp: “Mai em sẽ tới sớm hơn."
Hắn tạm hài lòng: “Đi đi."
Tôi cầm túi xách định đi về, lúc cúi người đi qua cặp diễn viên chính., tiên nữ ánh trăng dịu dàng bước theo tôi, nói: “Để Á Văn đưa chị về nhé."
Tôi ngẩng đầu trông, Tô Á Văn cũng đang nhìn tôi, vẫn là cặp mắt đen láy vẹn nguyên trong ký ức, anh cười với tôi: “Đi thôi." Rồi bước tới mở cửa.
Chúng tôi đi trong im lặng cho tận tới khi vào thang máy, anh nhấn nút đi xuống, trong không gian nhỏ hẹp chỉ riêng hai người chúng tôi, tôi gần như nín thở, nghĩ ngay cả tiếng hít thở cũng thấy rất xấu hổ.
Anh tựa người vào vách thang máy, hỏi: “Giờ em thế nào rồi?"
Tôi vờ thoải mái: “Anh thấy rồi đó, nịnh nợ sếp lớn để dọn đường thăng quan tiến chức."
Anh hạ mắt, một lúc sau mới nói: “Thực ra anh ba là người rất tốt…"
Tôi ngẩng lên nhìn nóc thang máy: “À, phải."
Lại im lặng, tôi nghĩ mình lúc nào cũng là người có thể thích ứng được với hoàn cảnh, lúc đi tàu về nhà nghỉ tết, bị cả một đám người mồ hôi mồ kê đè ép cho ngạt thở, không thể động đậy cũng vẫn vui vẻ được, nhưng trong cái thang máy có thể chứa được mười ba người này, chỉ có một mình anh, tôi lại thấy chật tới mức không thể thở được.
Giờ này, cái ông bác đang tâm hại tôi đương ngồi phơi nắng cùng mấy người khác.
“Ối trời, lão Vương này (cái này là tên mọi người thường gọi), tuy nói rằng Tống tiên sinh cũng là người không tới nỗi nào, nhưng đâu tốt tới nỗi phải khiến chúng ta bỏ ra một đống tiền tặng loại rượu đắt thế kia?"
“Đó là vì mấy người nông cạn, Tống tiên sinh là thứ yếu, thứ chính là bộ mặt sĩ diện đàn ông của chúng ta!" lão Vương nắm chặt tay: “Cứ coi lũ thanh niên choai choai bây giờ đi, không phải tóc tai như cái tổ chim thì cũng là rủ xuống mất nửa cái mặt, vất vả lắm mới có người coi đứng đắn như Tống tiên sinh, chúng ta phải trân trọng giữ gìn! Giữ gìn sự tôn nghiêm cuối cùng của người đàn ông!"
Một người ngả người dựa vào ghế, lắc đầu cảm thán: “Lũ thanh niên giờ toàn loại èo uột, chả đứa nào bì được với chúng ta hồi đó."
…xin được lược đi ba ngàn chữ của cuộc đối thoại những ngày hào hùng đã qua của mấy ông già…
“Mà này, lão Vương? Cái cô bé mà ông bảo là hồ ly tinh ép kiệt sức lực của Tống tiên sinh ấy? Sao tôi nhìn thế nào cũng không giống?" (cảm ơn trời đất, cuối cùng cũng có người thấy được tấm lòng thanh khiết của tôi.)
“Tôi nhìn cũng thấy không phải…lão Vương, có phải ông nhầm rồi không? Hồ ly tinh có đứa nào trông khó coi như thế không?" (mắt mờ rồi, ông này chắc chắn mắt mờ rồi!!)
Giữa những lời thắc mắc chất vấn của mấy ông bạn, kẻ buôn dưa lê – lão Vương đỏ bừng mặt lên, nhưng vẫn cứng đầu cứng cổ không chịu thừa nhận: “Mấy người các ông thì biết cái gì?! Con bé đó là hồ ly tinh chưa kịp trang điểm thôi!"
…
Mà con hồ ly tinh bất tài là tôi đây đang phải khốn khổ khốn sở đứng im nhìn cánh cửa phòng bệnh viện.
“Tần Khanh!" lần này thanh âm vừa mềm mại vừa trầm thấp, tôi sợ muốn chết, trong lòng ai thán, cùng là ở bệnh viện, cùng là gặp lại tình cũ, sao người ta lúc gặp lại có thể buồn thương tiếc nuối, tới phiên tôi thì như hài kịch thế này?
Xấu hổ quay đầu lại, tôi giải thích: “Tổng giám đốc, cái đó không phải em tặng đâu, là của mấy bác bảo vệ ở khu nhà anh nhờ em mang tới đó, cùng lắm thì em chỉ là đồng phạm thôi, anh nên lấy công bằng làm đầu, theo luật mà xử, đừng nên hành động theo cảm tính."
Tống Tử Ngôn trừng mắt nhìn tôi, tuy hắn vẫn đang mặc bộ quần áo kẻ sọc dành cho bệnh nhân, nhưng khí thế vẫn mười phần bức người. Mất bò mới lo làm chuồng, tôi vội vàng cầm lấy cặp lồng cơm, nở nụ cười tươi roi rói: “Cứ ăn cơm trước đã, để nãy giờ nguội mất thì không ngon đâu." Rồi làm bộ không nhìn thấy ánh mắt sát nhân đó, cẩn thận lấy từ trong cặp lồng ra bát canh đậu phụ, cung kính dâng lên: “Mời tổng giám đốc ăn ạ."
Hắn trừng mắt lườm tôi cái nữa rồi mới chịu bưng bát, đặt lên cái bàn nhỏ trên giường. Tôi thầm thở phào một cái, lén đưa tay gạt mồ hôi trên trán. Mỹ nữ ánh trăng cười khẽ: “Anh ba, không ngờ anh còn có tính cách này đó."
Dường như có mũi tên xuyên qua lớp kí ức bị phủ một lớp sương màu đỏ của tôi.
Tôi còn nhớ rất rõ ngày ấy, bởi đó là sinh nhật tôi. Lúc đi ăn chúc mừng sinh nhật với Tô Á Văn, đương khi hai đứa ăn uống vui vẻ thì di động của anh bỗng nhiên đổ chuông, là tiếng chuông tôi chưa được nghe bao giờ. Tôi thường kiểm tra di động của anh bất thình lình, để thể hiện sự sở hữu của mình, tôi chỉnh tất cả những số điện thoại trong di động anh thành tiếng chuông mặc định của Nokia, chỉ có số của tôi là để riêng một bài hát tình yêu ngọt lịm tới chết người.
Tim tôi đập mạnh, ngẩng đầu nhìn anh, anh cũng nhìn tôi. Cách làn khói mỏng bốc lên từ nổi lẩu, mắt anh cũng mờ mịt như được phủ một lớp khói, anh nói: “Anh ra ngoài nghe điện thoại một lát."
Anh lúc nào cũng nghe điện thoại trước mặt tôi mà, tôi cau mày: “Không nghe ở đây được hả anh?"
Anh trầm mặc nhìn tôi một lát, bàn tay nắm di động càng lúc càng chặt, cuối cùng anh đáp: “Không được."
Còn tôi, nhìn theo bóng lưng anh khi đẩy cửa ra ngoài mà vẫn còn có thể bị mùi hương của nồi lẩu níu lại như vòng kim cô.
Lúc ấy tôi thật ngốc, thật khờ, một đứa con gái ngu ngốc. Cho nên lúc anh quay lại bảo rằng mình phải ra ngoài một chút, tôi cũng không thấy hờn giận, chỉ làm nũng một hồi rồi để anh đi mà không chút nghi ngờ.
Yêu một người là hoàn toàn tin tưởng người ấy, những lời này sau khi được kiểm chứng thì đúng là không ngửi được. Tôi tin anh, dù có tới cả nửa tháng tôi không thấy bóng anh đâu cả, lúc gặp lại, anh nói với tôi bằng giọng áy náy: “Tần Khanh, em tốt, anh thực rất thích em, nhưng anh yêu cô ấy, yêu mười năm rồi."
Tình yêu thanh khiết tới mắc ói, cô ta là thanh mai của anh, nhưng trong tim cô ta lại là thằng trúc mã kia. Cô yêu cái tên trúc mã đó mười năm, anh chờ đợi thanh mai của mình cũng đủ mười năm. Cô bé thanh mai đáng thương theo đuổi người ta tới tận Mỹ, nhưng thương sao lại bị người ta đối đãi giống như em gái, cô gái tha hương nơi đất khách, cô đơn không chiếm được trái tim người mình yêu, khiến cô phải quay đầu nhìn người vẫn luôn im lặng đứng chờ cô, là bạn trai của tôi.
Thế nên, trúc mã si tình vừa nhận được điện thoại đã không quản đường xá ngàn dặm xa xôi, chạy tới bên kia đại dương, mười năm chịu khổ làm bạn đứng bên, cuối cùng cũng chiếm được trái tim người ta.
Chậc chậc, đúng là si tình, đẹp quá, có dựng thành phim truyền hình cũng chẳng quá đáng, có lẽ tôi còn phải ôm khăn giấy nước mắt chảy ào ào cảm động: “Tình yêu gì trong sáng quá, trai gì si tình quá, nữ chính sướng thế không biết."
Thật tiếc, trong bộ phim ấy tôi chỉ đóng vai nữ thứ chính không thể thiếu thôi.
Không có vai của tôi thì làm sao chứng minh được tình cảm của nam chính với nữ chính là trung trinh như một? Không có vai của tôi thì làm sao chứng minh được nam chính kiên định không lung lay trước cám dỗ? Không thì sao chứng minh được rằng nữ chính là người không thể thay thế trong lòng nam chính?
Sự tồn tại của tôi là để làm nền cho chuyện tình mỹ lệ của họ, sự si tình của tôi là để làm nổi lên sự chung tình của họ. Người ngoài nhìn thấy mối tình đẹp đẽ trong lành như viên ngọc lưu ly, chứ nào có thấy có người đã từng vào vai trợ diễn để tạo nên mối tình đó.
Nhưng người tôi không ngờ tới nhất lại là Tống Tử Ngôn, vai nam phụ trong bộ phim này.
Hôm đó Tô Á Văn nói xin lỗi tôi rất nhiều: “Nếu anh ba chịu yêu cô ấy, anh sẽ toàn tâm toàn ý mà đến với em."
Tống Tử Ngôn chính là anh ba đó…
Bỗng nhiên tôi thấy buồn cười, giờ trong căn phòng này là bốn người trong một bộ phim thần tượng, ba tuấn nam mỹ nữ còn riêng tôi là nữ chính số hai tà ác.
Cuộc sống, hóa ra lại là một kịch bản nhàm nhất.
Lúc này vai phụ Tống mở miệng hỏi: “Mấy đứa định ở lại đây bao lâu?"
Nam chính Tô trả lời: “Tiểu Phi muốn đi chơi Vân Nam, mai đi rồi anh ạ."
Vai phụ Tống kêu lên: “Nhanh thế à?"
Nam chính Tô cười cười: “Tháng sau còn phải quay lại Mỹ thi nữa, cho nên đúng là gấp một chút."
Nữ chính ngượng ngùng nói: “Anh ba, vốn dĩ anh bị bệnh, chúng em phải ở lại đây lâu hơn một chút…"
“Không sao." Vai phụ Tống xuề xòa: “Cạnh anh không có người hay sao?"
Nữ chính đảo mắt qua nhìn tôi, mang theo nụ cười dịu dàng tươi tắn, còn pha thêm chút buồn mang mác. Mà nam chính chỉ lơ đãng nhìn lướt qua tôi một cái, như nhìn một bức tượng.
Tôi đúng chỉ là một bức tượng thôi.
Trong trường hợp này, có lẽ giả vờ không quen biết ai tốt hơn, tôi vốn dĩ không phải là một diễn viên xuất sắc, cho nên chỉ có thể ở đây làm người thôi.
Làm nền cho phim, không nói, không đáp, không nhìn, chỉ trầm mặc lột vỏ quả cam nhỏ nhỏ, rồi nhẹ nhàng dùng ngón trỏ tách múi cam ra, tách rồi lại tách…
Ba người này lớn lên cùng nhau toàn dùng những từ chỉ họ mới hiểu được. Trong lúc ba người trò chuyện vui vẻ, tôi vẫn liên tục làm động tác tách múi cam như làm trong vô thức, bỗng nhiên có bàn tay giơ ngang qua, lấy hết mấy múi cam trong tay tôi. Tôi tròn mắt nhìn Tống Tử Ngôn đang nhón lấy một múi bỏ vào miệng, không khỏi ngây người sững sờ. Hắn quay lại nhìn tôi, vừa ăn vừa nói: “Tiếp đi."
Tôi nhận lệnh, lại tiếp tục công việc bóc vỏ tách múi cam, đáp ứng nhu cầu ăn(như nhợn) của Tống Tử Ngôn.
Sau đó mới lựa lúc ba người tạm ngừng nói chuyện, xin phép hắn: “Tổng giám đốc, đội kịch nói trường em phải tập rồi, em có thể về trước được không?"
Hắn hỏi: “Là cái Hoàng Thế Nhân đó đó hả?"
Tôi gật đầu.
Hắn ngẫm nghĩ một lát, nói: “Mai đừng có tới chậm là được."
Tôi nghĩ kỹ thêm một chút, đại khái cũng đoán ra ý của hắn là mai tôi còn phải làm cơm nước mang tới, thế nên đáp: “Mai em sẽ tới sớm hơn."
Hắn tạm hài lòng: “Đi đi."
Tôi cầm túi xách định đi về, lúc cúi người đi qua cặp diễn viên chính., tiên nữ ánh trăng dịu dàng bước theo tôi, nói: “Để Á Văn đưa chị về nhé."
Tôi ngẩng đầu trông, Tô Á Văn cũng đang nhìn tôi, vẫn là cặp mắt đen láy vẹn nguyên trong ký ức, anh cười với tôi: “Đi thôi." Rồi bước tới mở cửa.
Chúng tôi đi trong im lặng cho tận tới khi vào thang máy, anh nhấn nút đi xuống, trong không gian nhỏ hẹp chỉ riêng hai người chúng tôi, tôi gần như nín thở, nghĩ ngay cả tiếng hít thở cũng thấy rất xấu hổ.
Anh tựa người vào vách thang máy, hỏi: “Giờ em thế nào rồi?"
Tôi vờ thoải mái: “Anh thấy rồi đó, nịnh nợ sếp lớn để dọn đường thăng quan tiến chức."
Anh hạ mắt, một lúc sau mới nói: “Thực ra anh ba là người rất tốt…"
Tôi ngẩng lên nhìn nóc thang máy: “À, phải."
Lại im lặng, tôi nghĩ mình lúc nào cũng là người có thể thích ứng được với hoàn cảnh, lúc đi tàu về nhà nghỉ tết, bị cả một đám người mồ hôi mồ kê đè ép cho ngạt thở, không thể động đậy cũng vẫn vui vẻ được, nhưng trong cái thang máy có thể chứa được mười ba người này, chỉ có một mình anh, tôi lại thấy chật tới mức không thể thở được.
Tác giả :
KingKong Barbie