Chàng Sumo Không Thể Béo
Chương 2
Những ngày sau đó, toàn là chuyện xui xẻo ập xuống. Vì chuyện buôn bán thúc bách, tôi quyết định thay đổi địa bàn, điều này đã kéo theo cả tá rắc rối. Trên thực tế - và tôi chỉ hiểu ra điều đó sau này - những cái cớ mà tôi mang ra tự thuyết phục mình phải di chuyển che giấu một nguyên nhân duy nhất: tránh không gặp lại Shomintsu. Vận đen đã tóm lấy tôi...
Ngày hôm sau, tôi mò sang một khu mới và rải hàng của mình trên một đại lộ đông người qua lại.
Người đông đến nỗi một tiếng sau, tôi phát hiện ra rằng cách đó năm mươi mét về bên phải, năm mươi mét về bên trái, có những người khác cũng rải bán dưới chân những mặt hàng hệt như của mình. Vừa nhìn thấy tôi, chúng đã bảo tôi phải cuốn xéo.
- Tại sao? tôi đáp lại. Hay là các anh làm chủ chỗ vỉa hè này?- Hai thằng đã là quá nhiều, ba thằng thì không thể được. Biến đi chỗ khác, thằng nhóc!
- Nhưng tôi có buộc ai trong số hai anh phải đi khỏi đây đâu.
Đồ rằng dân buôn bán cạnh tranh thì hay ghét nhau nên tôi nghĩ mưu khích cả hai bên, để chứng đối chọi nhau. Thật không may! Điều ngược lại đã xảy đến: hai kẻ thù hết sức vui mừng được bắt tay chống lại kẻ xâm nhập. Tôi hét lên, chống trả, giãy giụa vô ích, chúng vẫn trấn được mấy món hàng của tôi và ném xuống cống. Tôi muốn tiếp tục đấm chúng, làm điều tương tự với chúng bằng cách phá chỗ hàng của chúng, nhưng ý nghĩ rằng trước hết phải đi lấy lại hàng để bán chợt lóe lên trong đầu tôi.
Tôi phải mất nhiều giờ mới tìm ra người cung cấp hàng cho mình ở phía sau mấy gian hàng tạm bợ nơi diễn ra các hoạt động buôn lậu, thứ giúp tôi kiếm sống. Đó là một gã người Tàu răng bịt vàng, không bao giờ nói được một câu trọn vẹn, thậm chí gã còn chẳng dùng đến từ nào nữa; gã chỉ nói số tiền rồi dùng ngón tay ra hiệu ai phải đưa và ai được trả.
May thay, nhờ vào số tiền Shomintsu để lại, tôi có thể mua được vài hộp hàng. Tuy nhiên, khi tôi rời con hẻm nhỏ vào lúc trời vừa tối thì bốn chiếc xe cảnh sát ập đến: sở Hải quan khám xét bất ngờ.
Tôi đã phản xạ đúng dù hơi muộn; "phản xạ đúng" là bởi thoắt một cái tôi đã ném mấy hộp hàng đi để trở thành một người đi dạo vô tình đi qua góc phố này; "hơi muộn" là vì một trong số các cảnh sát đã kịp nhìn thấy tôi. Gã này, trẻ nhất trong bọn, người xương xương, nấm tóc, một gã đã nhuộm tóc thành vàng hoe, nhưng tóc khỏe quá nên chỉ thành màu cam, hét tướng lên như thể vừa trúng số.
- Nó đã ném hàng đi! Nó đã ném hàng đi! hắn thét lên khi lao từ xe ra.
Thằng cha này tự coi mình là ai vậy? Hắn tưởng đang diễn trong một bộ phim Mỹ hay sao?
Tôi ngoái cổ lại vẻ tò mò giả vờ xem hắn đang nói với ai đó sau lưng mình.
Ương ngạnh, cứng đầu, khăng khăng với ý nghĩ "ta là cảnh sát giỏi nhất ở Tokyo", hắn huơ súng, xộc về phía tôi, phỉ ra một câu nói kiểu như "nằm xuống đất" nhưng rất khó nghe bởi cái giọng the thé của hắn và vì tôi không có phản ứng gì, hắn nhảy lên đè nghiến tôi xuống đất. Đúng là thằng điên!
Cùng lúc đó, các đồng nghiệp của hắn tỏa ra chạy vào các phố và sạp hàng xung quanh. Tiếng còi cảnh sát rú rít, càng làm tăng sự hoảng loạn đang làm cả khu phố đông cứng lại.
Tôi đợi vài giây để lại sức sau cú ngã, để xem xét tình hình tồi tệ của mình khi rơi vào tay một gã động kinh đang lên cơn.
- Thả tôi ra, tôi bình tĩnh nói nhỏ.
- Mày đã ném hàng ở chỗ kia kìa!
- Không phải.
- Có chứ. Mày đã quăng hàng đi! Tao nhìn thấy mà.
- Ông chứng minh đi.
- Tao là cảnh sát. Người ta sẽ tin tao.
- Thế à, ông mà tin được à, đồ tóc hung! Liệu có thể tin được một gã người Nhật không khi hắn muốn biến thành người Thụy Điển và rồi cuối cùng trông chỉ giống một chiếc ti vi xậm xoẹt? Trước khi ra tòa làm chứng hãy thay màu đi đã hỡi siêu nhân người máy Goldorak, nếu không các vị quan tòa sẽ phát nôn đấy!
Vậy đó, rõ là tôi đã không thể kiềm chế được: càng nói tôi chỉ càng làm cho tình trạng của mình trầm trọng hơn, vậy mà khi tay này càng đè lên tôi, không cho tôi ngóc dậy, tôi càng phải chửi hắn, sỉ nhục hắn.
- Chắc chắn là nên cắt tiếng kêu be be của ông đi thì hơn, nếu không người ta lại tưởng ông bị kẹt dái vào khóa quần đấy. Nói vậy thôi, dẫu có vặn nhỏ giọng lồng tiếng đi thì ông vẫn tự cho mình là siêu nhân người máy, đồ Goldo hung ! Đúng vậy, thật là tuyệt khi ông không hề do dự, lao phéng vào kẻ địch yếu nhất, một thằng mới lớn mười lăm tuổi, vô tội. Ông thậm chí không rút súng ra khỏi bao nữa, đúng là vô địch! Hoan hô! Ông biết đó là khẩu súng thật mà người ta đưa cho ông ở trường cảnh sát, không phải khẩu súng nhựa mẹ ông tặng hồi sinh nhật. Ông hiểu sự khác biệt chưa? Ông mất khả năng phân biệt màu rồi nhưng tôi hy vọng là vẫn còn biết cái gì làm bằng chất liệu nào. Thật đấy chứ không phải giả đâu!
Khi hắn bảo tôi đứng lên, tôi thấy mặt hắn tái đi, mắt long lên, hàm nghiến chặt vì tức giận, tôi lập tức ngậm mồm. Đừng bao giờ sỉ nhục một người Nhật quá giới hạn, néu không anh ta sẽ bắn. Nói thêm một câu nữa, tôi sẽ trở thành nạn nhân của một vụ tai nạn trong lúc thi hành công vụ.
Tôi bị đưa về đồn. Người ta hỏi cung tôi. Như thường lệ, tôi không trả lời bất cứ một câu hỏi nào về thân thế, bố mẹ, gia đình, địa chỉ. Một cục cứt chó có lẽ cũng nói nhiều hơn tôi, nó sẽ cho người ta các dấu hiệu; tôi thì không một chút nào.
Tôi làm họ mệt nhừ.
Khi bị bắt, tôi chua ngoa bao nhiêu thì sau đó tôi câm lặng bấy nhiêu. Không gì lay chuyển nổi.
Quay lại mấy hộp hàng, khi họ mở ra trước mặt tôi, tôi bối rối nhìn vào thứ họ bày ra và chỉ còn biết thở dài:
- Cháu xấu hổ khi bán những thứ đó.
Cảm thấy phiền lòng - họ chia sẻ với nhau cảm giác ấy - nên họ không truy cứu nữa.
Sự trơ lì của tôi đã-làm họ chán ngán đến mức không buồn xử lý cũng không thể chịu đựng được sự bất lực của mình; cuối cùng, giống như các cảnh sát hay nhân viên trợ giúp xã hội thường làm với tôi, họ đành phải thả tôi ra, một cách để tìm lại lòng tin vào nghề nghiệp của mình.
Vấn đề là ở chỗ tôi đã tiêu hết tiền của Shomintsu để mua số hàng mà cảnh sát hải quan đã tịch thu. Làm gì để sống bây giờ?
Ăn miếng trả miếng, giải pháp với tôi bây giờ rất rõ ràng: tôi sẽ thó hàng dự trữ của hai tay cạnh tranh, cái lũ đêm trước đã vứt hàng của tôi xuống cống.
Tôi quyết định không trả thù giữa phố
- quá nguy hiểm - thay vào đó là tìm xem chúng sống ở đâu để cuỗm đồ mà chúng không biết.
Tìm chỗ ở của lũ lưu manh không dễ tí nào, chúng luôn nghi ngờ, luôn luôn cảnh giác. Tuy nhiên, sau nhiều hôm theo dõi, tôi đã phát hiện ra chỗ giấu hàng của từng thằng và nhân tối thứ Bảy khi mỗi thằng đi một ngả để nốc rượu sa kê, tôi cuỗm hàng trong chỗ chứa của chúng với cảm giác đang lấy lại hàng của chính mình.
Chủ nhật, tôi quyết định không làm việc và đến địa chỉ bưu điện chính thức mà tôi để lại, một cái hộp thư tôi thêm vào giữa các hộp khác - những hộp thư thật trong một tòa nhà không phải nơi tôi ở vì tôi chỉ ngủ bên ngoài. Tôi có thư.
Cầm bì thư trong tay, tôi nhận ra ngay lập tức những cái tem mà mẹ thường dùng.
Không buồn mở ra, tôi thả luôn lá thư vào ba lô sau lưng nơi những lá thư khác đang nằm đó. Tôi chưa bao giờ giải mã các thông điệp mà mẹ tôi gửi đến. Dù gì, thì ai đó biết chữ cũng đã đọc hoặc viết lá thư này trước vì mẹ tôi không biết chữ. Chữ nghĩa của một người mù chữ ư, thôi cho tôi xin! Hẳn nó sẽ không mới cũng chẳng độc đáo. Cả ngày hôm đó, tôi chỉ lơ mơ ngủ dưới một cây cầu vượt trong tiếng ru của những chiếc ô tô đi qua.
Ngày hôm sau, tôi mò sang một khu mới và rải hàng của mình trên một đại lộ đông người qua lại.
Người đông đến nỗi một tiếng sau, tôi phát hiện ra rằng cách đó năm mươi mét về bên phải, năm mươi mét về bên trái, có những người khác cũng rải bán dưới chân những mặt hàng hệt như của mình. Vừa nhìn thấy tôi, chúng đã bảo tôi phải cuốn xéo.
- Tại sao? tôi đáp lại. Hay là các anh làm chủ chỗ vỉa hè này?- Hai thằng đã là quá nhiều, ba thằng thì không thể được. Biến đi chỗ khác, thằng nhóc!
- Nhưng tôi có buộc ai trong số hai anh phải đi khỏi đây đâu.
Đồ rằng dân buôn bán cạnh tranh thì hay ghét nhau nên tôi nghĩ mưu khích cả hai bên, để chứng đối chọi nhau. Thật không may! Điều ngược lại đã xảy đến: hai kẻ thù hết sức vui mừng được bắt tay chống lại kẻ xâm nhập. Tôi hét lên, chống trả, giãy giụa vô ích, chúng vẫn trấn được mấy món hàng của tôi và ném xuống cống. Tôi muốn tiếp tục đấm chúng, làm điều tương tự với chúng bằng cách phá chỗ hàng của chúng, nhưng ý nghĩ rằng trước hết phải đi lấy lại hàng để bán chợt lóe lên trong đầu tôi.
Tôi phải mất nhiều giờ mới tìm ra người cung cấp hàng cho mình ở phía sau mấy gian hàng tạm bợ nơi diễn ra các hoạt động buôn lậu, thứ giúp tôi kiếm sống. Đó là một gã người Tàu răng bịt vàng, không bao giờ nói được một câu trọn vẹn, thậm chí gã còn chẳng dùng đến từ nào nữa; gã chỉ nói số tiền rồi dùng ngón tay ra hiệu ai phải đưa và ai được trả.
May thay, nhờ vào số tiền Shomintsu để lại, tôi có thể mua được vài hộp hàng. Tuy nhiên, khi tôi rời con hẻm nhỏ vào lúc trời vừa tối thì bốn chiếc xe cảnh sát ập đến: sở Hải quan khám xét bất ngờ.
Tôi đã phản xạ đúng dù hơi muộn; "phản xạ đúng" là bởi thoắt một cái tôi đã ném mấy hộp hàng đi để trở thành một người đi dạo vô tình đi qua góc phố này; "hơi muộn" là vì một trong số các cảnh sát đã kịp nhìn thấy tôi. Gã này, trẻ nhất trong bọn, người xương xương, nấm tóc, một gã đã nhuộm tóc thành vàng hoe, nhưng tóc khỏe quá nên chỉ thành màu cam, hét tướng lên như thể vừa trúng số.
- Nó đã ném hàng đi! Nó đã ném hàng đi! hắn thét lên khi lao từ xe ra.
Thằng cha này tự coi mình là ai vậy? Hắn tưởng đang diễn trong một bộ phim Mỹ hay sao?
Tôi ngoái cổ lại vẻ tò mò giả vờ xem hắn đang nói với ai đó sau lưng mình.
Ương ngạnh, cứng đầu, khăng khăng với ý nghĩ "ta là cảnh sát giỏi nhất ở Tokyo", hắn huơ súng, xộc về phía tôi, phỉ ra một câu nói kiểu như "nằm xuống đất" nhưng rất khó nghe bởi cái giọng the thé của hắn và vì tôi không có phản ứng gì, hắn nhảy lên đè nghiến tôi xuống đất. Đúng là thằng điên!
Cùng lúc đó, các đồng nghiệp của hắn tỏa ra chạy vào các phố và sạp hàng xung quanh. Tiếng còi cảnh sát rú rít, càng làm tăng sự hoảng loạn đang làm cả khu phố đông cứng lại.
Tôi đợi vài giây để lại sức sau cú ngã, để xem xét tình hình tồi tệ của mình khi rơi vào tay một gã động kinh đang lên cơn.
- Thả tôi ra, tôi bình tĩnh nói nhỏ.
- Mày đã ném hàng ở chỗ kia kìa!
- Không phải.
- Có chứ. Mày đã quăng hàng đi! Tao nhìn thấy mà.
- Ông chứng minh đi.
- Tao là cảnh sát. Người ta sẽ tin tao.
- Thế à, ông mà tin được à, đồ tóc hung! Liệu có thể tin được một gã người Nhật không khi hắn muốn biến thành người Thụy Điển và rồi cuối cùng trông chỉ giống một chiếc ti vi xậm xoẹt? Trước khi ra tòa làm chứng hãy thay màu đi đã hỡi siêu nhân người máy Goldorak, nếu không các vị quan tòa sẽ phát nôn đấy!
Vậy đó, rõ là tôi đã không thể kiềm chế được: càng nói tôi chỉ càng làm cho tình trạng của mình trầm trọng hơn, vậy mà khi tay này càng đè lên tôi, không cho tôi ngóc dậy, tôi càng phải chửi hắn, sỉ nhục hắn.
- Chắc chắn là nên cắt tiếng kêu be be của ông đi thì hơn, nếu không người ta lại tưởng ông bị kẹt dái vào khóa quần đấy. Nói vậy thôi, dẫu có vặn nhỏ giọng lồng tiếng đi thì ông vẫn tự cho mình là siêu nhân người máy, đồ Goldo hung ! Đúng vậy, thật là tuyệt khi ông không hề do dự, lao phéng vào kẻ địch yếu nhất, một thằng mới lớn mười lăm tuổi, vô tội. Ông thậm chí không rút súng ra khỏi bao nữa, đúng là vô địch! Hoan hô! Ông biết đó là khẩu súng thật mà người ta đưa cho ông ở trường cảnh sát, không phải khẩu súng nhựa mẹ ông tặng hồi sinh nhật. Ông hiểu sự khác biệt chưa? Ông mất khả năng phân biệt màu rồi nhưng tôi hy vọng là vẫn còn biết cái gì làm bằng chất liệu nào. Thật đấy chứ không phải giả đâu!
Khi hắn bảo tôi đứng lên, tôi thấy mặt hắn tái đi, mắt long lên, hàm nghiến chặt vì tức giận, tôi lập tức ngậm mồm. Đừng bao giờ sỉ nhục một người Nhật quá giới hạn, néu không anh ta sẽ bắn. Nói thêm một câu nữa, tôi sẽ trở thành nạn nhân của một vụ tai nạn trong lúc thi hành công vụ.
Tôi bị đưa về đồn. Người ta hỏi cung tôi. Như thường lệ, tôi không trả lời bất cứ một câu hỏi nào về thân thế, bố mẹ, gia đình, địa chỉ. Một cục cứt chó có lẽ cũng nói nhiều hơn tôi, nó sẽ cho người ta các dấu hiệu; tôi thì không một chút nào.
Tôi làm họ mệt nhừ.
Khi bị bắt, tôi chua ngoa bao nhiêu thì sau đó tôi câm lặng bấy nhiêu. Không gì lay chuyển nổi.
Quay lại mấy hộp hàng, khi họ mở ra trước mặt tôi, tôi bối rối nhìn vào thứ họ bày ra và chỉ còn biết thở dài:
- Cháu xấu hổ khi bán những thứ đó.
Cảm thấy phiền lòng - họ chia sẻ với nhau cảm giác ấy - nên họ không truy cứu nữa.
Sự trơ lì của tôi đã-làm họ chán ngán đến mức không buồn xử lý cũng không thể chịu đựng được sự bất lực của mình; cuối cùng, giống như các cảnh sát hay nhân viên trợ giúp xã hội thường làm với tôi, họ đành phải thả tôi ra, một cách để tìm lại lòng tin vào nghề nghiệp của mình.
Vấn đề là ở chỗ tôi đã tiêu hết tiền của Shomintsu để mua số hàng mà cảnh sát hải quan đã tịch thu. Làm gì để sống bây giờ?
Ăn miếng trả miếng, giải pháp với tôi bây giờ rất rõ ràng: tôi sẽ thó hàng dự trữ của hai tay cạnh tranh, cái lũ đêm trước đã vứt hàng của tôi xuống cống.
Tôi quyết định không trả thù giữa phố
- quá nguy hiểm - thay vào đó là tìm xem chúng sống ở đâu để cuỗm đồ mà chúng không biết.
Tìm chỗ ở của lũ lưu manh không dễ tí nào, chúng luôn nghi ngờ, luôn luôn cảnh giác. Tuy nhiên, sau nhiều hôm theo dõi, tôi đã phát hiện ra chỗ giấu hàng của từng thằng và nhân tối thứ Bảy khi mỗi thằng đi một ngả để nốc rượu sa kê, tôi cuỗm hàng trong chỗ chứa của chúng với cảm giác đang lấy lại hàng của chính mình.
Chủ nhật, tôi quyết định không làm việc và đến địa chỉ bưu điện chính thức mà tôi để lại, một cái hộp thư tôi thêm vào giữa các hộp khác - những hộp thư thật trong một tòa nhà không phải nơi tôi ở vì tôi chỉ ngủ bên ngoài. Tôi có thư.
Cầm bì thư trong tay, tôi nhận ra ngay lập tức những cái tem mà mẹ thường dùng.
Không buồn mở ra, tôi thả luôn lá thư vào ba lô sau lưng nơi những lá thư khác đang nằm đó. Tôi chưa bao giờ giải mã các thông điệp mà mẹ tôi gửi đến. Dù gì, thì ai đó biết chữ cũng đã đọc hoặc viết lá thư này trước vì mẹ tôi không biết chữ. Chữ nghĩa của một người mù chữ ư, thôi cho tôi xin! Hẳn nó sẽ không mới cũng chẳng độc đáo. Cả ngày hôm đó, tôi chỉ lơ mơ ngủ dưới một cây cầu vượt trong tiếng ru của những chiếc ô tô đi qua.
Tác giả :
Eric Emmanuel Schmitt