Cha Và Con
Chương 15
Anh nhìn lão già và nhìn dọc đường.
-Thôi được. Nhưng sáng mai hai cha con mình sẽ đi tiếp.
Thằng bé im lặng.
-Đấy là điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm rồi con ạ.
-Dạ vâng.
-Đồng ý là đồng ý. Sáng mai con không được kỳ kèo nữa đâu đấy.
-Kỳ kèo là gì ạ ?
-Có nghĩa là con sẽ xin cha một điều gì khác nữa và hai cha con mình sẽ phải tranh luận về vấn đề đó. Cha không muốn có một cuộc tranh luận nữa. Được chứ.
-Vâng ạ.
-Tốt.
Họ giúp ông lão đứng dậy và đưa cho lão cái gậy. Lão chắc chẳng nặng đến 45 cân. Lão vẫn đứng đó với một vẻ đầy nghi hoặc. Anh lấy cái lon từ tay lão và quăng nó vào rừng. Lão cố gắng đưa cái gậy cho anh nhưng anh đẩy ra.
-Lần cuối ông ăn là khi nào ? Anh hỏi.
-Tôi không rõ.
-Ông không nhớ ư ?
-Tôi vừa mới ăn lúc nãy.
-Ông có muốn ăn tối với chúng tôi không ?
-Tôi không biết.
-Sao ông lại không biết ?
-Ăn cái gì mới được cơ chứ ?
-Có lẽ là một ít thịt bò hầm với bánh quy và cà phê.
-Vậy tôi phải làm gì ?
-Kể cho chúng tôi xem trái đất đã đi đến đâu chẳng hạn.
-Gì cơ ?
-Không, ông không phải làm gì cả. Ông tự đi lại được không ?
-Tôi đi được.
Lão nhìn xuống thằng bé hỏi:
-Đây là một thằng bé ư ?
Thằng bé nhìn cha.
-Ý ông là gì ? Anh hỏi.
-Tôi không có ý gì cả. Mắt tôi kém.
-Thế ông có nhìn thấy tôi không ?
-Tôi chỉ biết là có người đứng ở đó.
-Vậy là được. Chúng ta di chuyển thôi.
Anh nhìn con và bảo:
-Đừng cầm tay ông ta.
-Ông ấy không nhìn thấy đường.
-Con không được cầm tay ông ta. Đi nào.
-Chúng ta đi đâu đây ? Lão hỏi.
-Chúng ta đi ăn.
Lão gật đầu, quờ quạng cây gậy và bước dẹo dọ trên đường.
-Ông bao nhiêu tuổi rồi.
-Tôi chín mươi.
-Vô lý.
-Tùy anh nghĩ.
-Ông vẫn hay nói với mọi người thế à ?
-Mọi người nào ?
-Bất kỳ ai.
-Có lẽ.
-Và thế là họ không động đến ông.
-Vâng.
-Có hiệu quả không ?
-Không.
-Ông đựng những gì trong ba lô vậy ?
-Không gì cả. Anh có thể xem.
-Tôi biết. Thế trong đó có gì ?
-Chỉ là một ít đồ đạc.
-Không có đồ ăn ư.
-Không có gì cả.
-Tên ông là gì ?
-Ely.
-Mỗi Ely thôi à ?
-Có vấn đề gì sao ?
-Không. Đi nào.
Họ dựng lều qua đêm trong rừng gần đường hơn là anh muốn. Anh gò lưng kéo chiếc xe còn thằng bé đẩy đằng sau. Hai cha con nhóm lửa để cho lão già ngồi sưởi dù anh chẳng thích thế chút nào. Họ ăn tối. Lão già ngồi quấn người trong chiếc chăn đơn của lão và quặp chặt thìa như một đứa trẻ. Họ chỉ có hai cái cốc và lão uống cà phê bằng cái bát lão vừa ăn. Hai ngón tay cái của lão nhúng cả vào trong bát. Lão ngồi như một ông sư rách rưới, ốm đói nhìn đăm đăm vào đống than củi.
-Ông biết đấy, ông không thể đi cùng chúng tôi.
Lão gật đầu.
-Ông đã lang thang bao lâu rồi ?
-Tôi lúc nào cũng ở trên đường. Anh không thể ở một chỗ được.
-Thế ông sống bằng cách nào ?
-Tôi cứ đi thôi. Tôi biết thế nào cũng có ngày như thế này.
-Ông biết ư ?
-Tôi biết. Thế này hoặc một điều gì đấy gần như thế này. Tôi luôn tin là nó đến.
-Và ông cố gắng chuẩn bị sẵn tinh thần chờ nó ?
-Không. Nếu là anh thì anh làm gì ?
-Tôi không biết.
-Người ta luôn sẵn sàng cho ngày mai. Tôi thì không tin vào ngày mai. Ngày mai không sẵn sàng để chờ chúng ta. Ngày mai còn không biết là chúng ta đang ở đây.
-Tôi không nghĩ thế.
-Kể cả khi anh biết anh phải làm gì cũng chưa chắc là anh biết anh phải làm gì thật. Anh không biết liệu anh có muốn làm hay không muốn làm. Giả sử như anh là kẻ cuối cùng còn lại. Giả sử như anh làm mọi thứ chỉ vì bản thân anh thôi.
-Ông có ước là ông sẽ chết không ?
-Không, tôi ước gì tôi đã chết. Anh biết đấy một khi anh vẫn còn sống anh vẫn phải tiến lên phía trước.
-Hay ông mong ông chưa bao giờ được sinh ra trên đời.
-Ồ, anh không được quyền lựa chọn điều đó.
-Ông nghĩ như thế là đòi hỏi quá à ?
-Cái gì đến thì đã đến rồi. Dù sao, thật là ngu xuẩn khi đòi hỏi cái điều xa xỉ ấy trong giờ phút này.
-Cái đấy thì tôi đồng ý.
Chẳng ai muốn rời đi và chẳng ai muốn ở lại. Anh ngẩng đầu lên nhìn thằng bé nằm phía bên kia đống lửa, rồi quay sang nhìn lão. Anh có thể nhìn thấy đôi mắt nhỏ tí ấy đang nhìn mình trong ánh lửa. Có Chúa mới biết được đôi mắt ấy nhìn thấy cái gì. Anh đứng dậy chất thêm củi vào đống lửa và vun gọn đống than cho chúng khỏi rơi ra đám lá khô. Những tia lửa đỏ bắn ra, sáng trong một lát và tàn lụi ngay trong khoảng không màu đen bên trên. Lão già uống nốt một chút cà phê còn sót lại trong bát và đặt nó xuống trước mặt. Lão rướn người ra trước hơ tay trên ngọn lửa. Anh quan sát lão.
-Làm sao mà ông biết được ông có phải là người duy nhất còn sót lại trên trái đất này hay không – anh hỏi.
-Tôi không nghĩ là anh sẽ biết đâu nếu anh ở trong hoàn cảnh đó.
-Không ai có thể biết cả.
-Điều đó cũng chẳng làm mọi việc khác đi. Cái chết của anh cũng giống như cái chết của những người khác thôi.
-Chắc là Chúa sẽ biết.
-Không có Chúa đâu.
-Không ư ?
-Chẳng có Chúa mà chúng ta cũng chẳng phải là con chiên của ai cả.
-Tôi không hiểu làm sao mà ông có thể sống sót. Ông ăn uống thế nào?
-Tôi không rõ.
-Ông không rõ ư ?
-Người ta cho tôi các thứ.
-Người ta cho ông các thứ ?
-Đúng vậy.
-Để ăn ?
-Để ăn. Đúng thế.
-Không, họ không đời nào làm thế.
-Anh làm đấy thôi.
-Tôi không làm. Con trai tôi đã làm.
-Còn những người khác ở trên đường nữa. Hai cha con anh không phải là những người duy nhất.
-Thế ông thì sao, ông đi một mình à ?
Lão ngước lên nhìn đầy cảnh giác.
-Ý anh là gì ?
-Có ai đi cùng ông không ?
-Ai là ai ?
-Bất kỳ ai.
-Chẳng có ai cả. Anh đang nói về chuyện gì vậy ?
-Tôi đang nói về ông đấy. Về những chuyện mà có thể ông đã nhúng tay vào.
Lão không trả lời.
-Tôi đoán là ông muốn đi cùng chúng tôi, đúng không ?
-Đi cùng hai cha con anh ư ?
-Đúng thế.
-Chắc chắn là cha con anh sẽ không cho tôi đi cùng.
-Ông không muốn đi nữa ư?
-Tôi thậm chí đã không thể đi xa được chừng ấy nhưng tôi đói.
-Thế còn những người đã cho ông ăn.Họ đâu cả rồi?
-Chẳng có ai như thế đâu. Tôi bịa đấy.
-Ông còn bịa những chuyện gì nữa ?
-Tôi cũng chỉ đi trên đường như cha con anh thôi. Có gì khác đâu.
-Tên ông có thật là Ely không ?
-Không.
-Sao ông không nói tên thật của mình ?
-Tôi không muốn.
-Tại sao?
-Tôi không thể nói tên mình với anh được. Ai biết anh làm gì với nó. Tôi không muốn người ta nói gì về tôi. Nói về những nơi mà tôi đã đi qua, những chuyện mà tôi đã kể khi tôi ở đó. Ý tôi là anh có thể nói về tôi đấy nhưng không ai có thể nói được rằng nó đúng là tôi cả. Tôi có thể là bất kỳ ai. Tôi nghĩ trong những thời điểm như thế này nói càng ít càng tốt. Nếu như có chuyện gì xảy ra và chúng ta là người sống sót và chúng ta lại gặp nhau trên đường rồi chúng ta sẽ nói chuyện. Nhưng sẽ không có chuyện đó đâu.
-Có thể thôi.
-Anh không muốn nói những chuyện này trước mặt con trai anh
-Ông không phải là chỉ điểm cho những kẻ cướp đường đấy chứ ?
-Không, tôi chẳng là gì cả. Tôi sẽ đi nếu anh muốn thế. Tôi có thể tự tìm đường.
-Ông không cần phải rời khỏi đây.
-Lâu lắm rồi tôi không nhìn thấy ánh lửa. Chỉ có vậy thôi. Tôi đã sống như những con vật. Anh sẽ không muốn biết những thừ ma tôi đã ăn. Khi tôi nhìn thấy thằng bé, tôi nghĩ là tôi đã chết.
-Ông nghĩ thằng bé là thiên thần ư?
-Tôi không biết nó là gì. Tôi không bao giờ nghĩ sẽ nhìn thấy một đứa trẻ con nữa. Tôi không nghĩ là chuyện đó lại có thể xảy ra.
-Nếu tôi nói thằng bé là một vị thần thì sao?
Lão lắc đầu.
-Đã lâu rồi tôi không còn tin những chuyện như thế. Rồi anh sẽ thấy, một mình thì tốt hơn. Vì thế nên tôi hi vọng là điều anh nói không phải sự thật vì lang thang trên đường với một vị thần cuối cùng sẽ là một điều rất tệ nên tôi hi vọng là điều đó không thật. Môi thứ sẽ trở nên tốt hơn khi mọi người đều ra đi.
-Họ sẽ ra đi ư?
-Tất nhiên là thế rồi.
-Thế thì mọi chuyện sẽ tốt cho ai?
-Tốt cho mọi người, tốt cho chính họ.
-Mọi người?
-Đúng vậy. Chúng ta nên biến hết đi. Như thế chúng ta đều thấy dễ thở.
-Nghe hay đấy nhỉ.
-Tất nhiên, khi chúng ta đều đã ra đi cả thì cuối cùng cũng chẳng còn thứ gì hiện hữu ngoài cái chết và thế là các vị thần cũng chỉ còn tính từng ngày. Vị thần sẽ lại lang thang trên đường và cũng không có ai để làm nữa. Rồi vị thần đó sẽ nói: Mọi người đi đâu hết cả rồi? Mọi chuyện là như vậy đấy. Có vấn đề gì đâu.
Sáng hôm sau, họ đứng trên con đường. Hai cha con anh tranh cãi xem sẽ cho lão già cái gì. Cuối cùng thì lão cũng không được gì nhiều. Vài hộp rau quả. Thằng bé quay sang vệ đường và ngồi bệt xuống nền tro bụi. Lão già nhét mấy cái long vào trong chiếc ba lô và buộc thắt lại.
-Ông nên cảm ơn con trai tôi. Nếu là tôi, tôi sẽ không cho ông cái gì cả.
-Cũng có thể tôi nên mà cũng có thể tôi không nên.
-Tại sao ông lại không nên?
-Chỉ đơn giản là thế thôi.
-Ông không quan tâm là điều đó sẽ làm tổn thương thằng bé à?
-Không. Đây không phải lý do thằng bé giúp ông.
-Thế tại sao thằng bé lại làm vậy?
Anh nhìn con rồi nhìn lão già.
-Ông không hiểu được đâu. Anh nói. Tôi còn không chắc là tôi hiểu.
-Có lẽ thằng bé tin vào Chúa?
-Tôi không biết con trai tôi tin vào cái gì nữa.
-Nó sẽ vượt qua thôi.
-Không, nó sẽ không vượt qua đâu.
Lão già không nói gì. Lão nhìn quanh.
-Ông cũng không chúc chúng tôi may mắn đúng không? - anh nói.
-Tôi chẳng biết chúc như thế thì có nghĩa lý gì. May mắn thì thế nào. Ai biết được điều ấy đây?
Và họ lên đường. Mỗi người một ngả. Khi anh nhìn lại cái hình dáng của lão già, chống gậy dò dẫm trên đường giống như kẻ buôn bán ma túy trong những câu chuyện ngày xưa, đen tối, khẳng khiu, bẩn thỉu và khốn nạn mờ dần rồi biến mất mãi mãi.Thằng bé không quay lại nhìn một chút nào.
Vào đầu giờ trưa hai cha con trải tấm nhựa ra đường và ngồi ăn bữa trưa nguội lạnh. Anh nhìn con.
-Con đang định nói gì à? – anh hỏi.
-Vâng.
-Nhìn con không vui.
-Con ổn mà
-Khi chúng ta cạn kiệt đồ ăn, con sẽ có nhiều thời gian để nghĩ về việc đó hơn.
-Thằng bé không đáp. Họ lặng lẽ ăn. Thằng bè nhìn ngược lại con đường vừa đi. Một lúc sau nó nói:
-Con biết nhưng con sẽ không nhớ đến nó như cách của cha
-Có thể thế.
-Con không nói là cha đã làm sai.
-Kể cả là con có nghĩ thế đi chăng nữa.
-Không có vấn đề gì cả. Ừ - anh đáp – Trong những thời điểm như thế này thì lang thang trên đường sẽ không có nhiều chuyện tốt đẹp lắm.
-Cha không nên cười ông ấy.
-Cha biết
-Ông ấy sắp chết rồi.
-Cha biết
-Cha con mình đi được chưa?
-Được – anh nói.
Tôi hôm đó anh tỉnh dậy trong đêm đen lạnh giá và ho đến xé phổi. Anh cuối người trên đống than sắp tàn và cố gắng thổi cho lửa bùng lên. Anh cho thêm cây củi rồi đứng dậy, đi cho đến khi thấy đám lửa chỉ còn là một đốm bập bùng. Anh quỳ cuống trên những xác lá khô và tro bụi với tấm chăn quấn quanh vai. Sau một lúc thì cơn ho của anh đỡ hơn. Anh nghĩ đến lão già đang ở đâu đây. Anh nhìn về phía lều của hai cha con ẩn sau những hàng cây. Anh hi vọng con đã ngủ lại. Anh quỳ gập người trên nền đất, hai tay nắm vào đầu gối khò khè thở. Anh rên rỉ: mình sắp chết, có ai đó nói cho mình biết mình sẽ chết như thế nào không nhỉ?
Ngày hôm sau hai cha lại tiếp tục cuộc hành trình vất vả đến tận tối mịt. Anh chẳng tìm được nơi nào an toàn đủ để hai cha con có thể nhóm lửa. Khi nhấc cái thùng nước lên, anh thấy nó nhẹ đi rất nhiều. Anh ngồi xuống vặn cái van nhưng nắp van đã mở sẵn. Anh xoay núm trên cái tạo nhiệt mà anh đã lắp vào. Chẳng có gì cả. Anh xem lại cả hai cái van và khớp nối, áp thùng vào tai và lắc thử và lắng nghe. Cái thùng rỗng không. Anh ngồi thụp xuống nhắm nghiền mắt, nắm tay chống lên trán. Một lúc sau, anh ngẩng đầu thừ người nhìn trân trân vào trong rừng đêm lạnh giá.
Khuya hôm đó, hai cha con ăn bữa tối nguội ngắt với bánh ngô, đậu và xúc xích đóng hộp. Thằng bé hỏi cha làm sao thùng nước lại hết nhanh nhưng anh không bảo sao cả.
-Cha bảo là nó sẽ được nhiều tuần cơ mà?
-Ừ
-Nhưng mới được có vài ngày.
-Ừ, cha đã tính sai.
Họ lại lặng lẽ ăn. Sau một hồi thằng bé hỏi.
-Có phải tại con đã quên không vặn hết van không cha?
-Đấy không phải lỗi của con, đáng lẽ cha phải đã kiểm tra lại.
Thằng bè đặt chiếc đĩa xuống tấm nhựa quay người nhìn ra xa.
-Đấy không phải lỗi của con, con trai. Con phải khóa hai van thật chặt nhưng đúng ra thì những chỗ nối đấy phải được bịt chặt bằng băng dính vì không thì nó sẽ bị rò, nhưng cha đã không làm thế. Đấy là lỗi của cha. Cha đã không bảo với con.
-Chúng ta không có băng dính mà.
-Con trai, con không có lỗi
Họ nặng nề lê bước, dặt dẹo và bẩn thủi như những thằng nghiện trên đường. Quấn chặt chăn quanh người. Hơi thở của họ tỏa ra thành một màn khói mờ trước mặt. Những tàn tro đen luồng qua từng bước chân mệt mỏi. Những cơn gió lốc lạnh buốt bới tung hàng đám tro bụi mù mịt, họ băng qua một vùng đồng bằng duyên hải rộng lớn để tìm chỗ trú ẩn. Một cái nhà, một cái lán hay chỉ một cái hốc bên vệ đường thôi cũng được. Hai cha con trùm chăn lên đầu. Bầu trời ban trưa đen kịt như một cái vòm hầm của địa ngục. Anh ôm chặt con trong cái lạnh thấu xương: Đừng nản lòng con trai, cha con mình sẽ ổn thôi.
Đất ở đây cằn cõi và bị xói thành những rãnh sâu. Những sinh vật chết phơi đầy trên nền than tro.Những bãi xương vô danh. Những căn nhà ở đây đã bị tróc hết lớp sơn ngoài, còn lớp ván thì đã bung ra lủng liểng trên mấy cái đinh. Con đường đang dần dốc xuống một khu rừng những cây kudzu chết. Một đầm lầy đầy xác những cây sậy nổi lều phều trên mặt nước. Tại rìa của vùng đồng bằng xa xa, màn sương mù mỏng ảm đạm dâng lên tưởng như không phân biệt được đâu là đât đâu là trời. Đến tầm qua trưa một chút thì tuyết bắt đầu rơi. Hai cha con lôi bạt ra che. Chân họ giẫm lạo xạo trên nền tuyết.
Đã nhiều tuần nay anh ngủ ít. Một buổi sáng nọ anh mở mắt không thấy con đâu. Anh bật dậy vơ lấy khẩu súng, tìm quanh nhưng không thấy tăm hơi thằng bé đâu. Anh quay trở lại lều đi giầy vào và tiến ra gần bìa rừng. Phía đông bình minh giống như một người khác lạ đang chuẩn bị bắt đầu cuộc hành trình. Lạnh lẽo. U ám. Anh nhìn thấy con. Thằng bé đang chạy băng qua cánh đồng.
-Cha ơi, thằng bé gọi, có một đoàn tầu nằm trong rừng kìa.
-Một đoàn tầu ư?
-Vâng.
-Một đoàn tầu thật ?
-Vâng, cha đến đây đi.
-Con đã không leo lên nó chứ?
-Không, con chỉ xem nó một tí thôi. Cha đến đi.
-Có ai ở đây không?
-Không. Con không chắc. Để con đưa cha đi xem.
-Nó là đầu xe lửa hả con?
-Vâng một cái đầu tầu to lắm.
Hai cha con băng qua cánh đồng và tiến vào khu rừng. Có một đường ray xe lửa nằm trên một dải đất được đắp cao ở giữa cánh đồng và đâm xuyên qua cánh rừng. Đấy là một cái tầu hỏa chạy bằng máy phát điện điêzen có tám toa chở khác nối đằng sau. Anh nắm tay và bảo con:
-Cha con mình sẽ ngồi đợi và xem thế nào.
Họ ngồi ngay trên đường ray và chờ đợi xem có động tĩnh gì không nhưng chẳng có gì xảy ra cả. Anh đưa khẩu súng cho con.
-Không, cha cầm nó đi
-Nào, đây không phải là lúc tranh cãi. Con cầm lấy đi.
Thằng bé đỡ lấy khẩu súng, ngồi xuống rồi thả nó vào lòng trong khi anh đi xuống rìa bên phải của đường ray và xem xét con tầu. Anh vòng sang phía bên kia đi dọc theo dọc thân tầu. Anh đi hết một vòng. Đến toa cuối cùng anh ra hiệu cho con. Thằng bé đứng dậy giắt súng vào thắt lưng và chạy đến với cha.
Mọi thứ được bao phủ trong một lớp bụi dày. Lối đi giữa những hàng ghế đày những rác rưởi. Những cái vali nằm mở tung lên trên những hàng ghế. Chúng chắc đã bị kẻ nào đó dỡ từ trên giá để đồ xuống, lục lọi và vơ vét hết từ rất lâu rồi. Hai cha con vào toa ăn thì tìm thấy một đống bát đĩa bằng giấy. Anh phủi bụi và đút chúng vào trong túi áo. Chẳng còn gì nữa.
-Cha ơi, tầu này đi đâu mà lại qua đây?
-Cha cũng không biết nữa. Có lẽ một nhóm người đã định lái nó về phí nam nhưng đến đây thì hết nhiên liệu.
-Thế nó phải ở đây lâu lắm rồi cha nhỉ?
-Ừ, cha cũng nghĩ thế. Chắc phải lâu lắm rồi.
Đến toa cuối cùng, hai cha con xuống đi dọc đường ray để quay lại đầu tầu. Gỉ sét. Từng mảng sơn tróc ra. Hai cha con ra ghế lái. Anh phủi bụi và đặt con ngồi trước bảng điều khiển nhìn rất đơn giản. Chẳng phải điều khiển gì phức tạp, chỉ cần đẩy cần điều chỉnh lên các nấc. Anh giả làm tiếng tàu hỏa hỏa xình xịch và tiếng còi tàu nhưng anh không chắc là nó có ý nghĩa gì đó với thằng bé không. Sau một hồi, hai cha con đã im lặng ngồi nhìn đường ray qua tấm kính mờ bụi. Nếu như có cơ hội nhìn thấy những thế giới khác họ biết mọi chuyện sẽ vẫn thế thôi. Đoàn tầu này sẽ vẫn ở đây, từ từ bị hủy hoại bởi thời gian và sẽ chẳng có con tàu nào chạy nữa.
-Cha ơi, hai cha con mình đi đi.
-Ừ. Chúng ta đi thôi.
Hai cha con lại lên đường. Họ bắt đầu nhìn thấy rất nhiều những ụ đá hình tháp đánh dấu lối đi ở bên đường. Chúng được kí hiệu theo tiếng Gipxi. Lần đầu tiên anh thấy nó. Anh dừng lại xem xét nó trong giây lát. Kiểu ký hiệu này phổ biến ở miền bắc. Nó là dấu hiệu của những thành phố bị cướp bóc và tàn phá, những thông điệp tuyệt vọng cho những người thân yêu đã chết. Đến lúc ấy, tất cả những nguồn lương thực đều cạn kiệt, những kẻ giết người lẩn khuất khắp nơi. Thế giới sẽ nhanh chóng trở thành nơi cư ngụ của những kẻ ăn thịt trẻ con ngay trước mặt cha mẹ chúng. Các thành phố nằm dưới sự thống trị của những kẻ bịt mặt lẩn lút giữa đống đổ nát, trườn đi trong những cái cống với đôi mắt trắng dã láo liên và hàm răng trắng nhởn, nham nhở nghiến ken két. Chúng cầm theo những cái lưới đựng những hộp thức ăn đã cháy đen, trông như những kẻ mua bán đến từ địa ngục. Những luồng gió rít lên thê lương, bốc lên từ một cơn lũ những bụi đá và tro than chẳng khác gì thứ chất lỏng phun ra từ vói của những con mực đang loang ra dưới đáy biển lạnh lẽo. Bóng tối sụp xuống. Những kẻ bới rác với đuốc trong tay sục sạo những hẻm núi dốc. Chúng thụt xuống những cái hố đen ngòm lẫn trong đám tro bụi và những cái hố khép lại nhanh như chớp. Trên đường, những người lang thang gục ngã và chết. Trái Đất chỉ còn là một hành tinh chết trôi nổi quanh mặt trời. Nó cứ lặp lại quỹ đạo vố vị của nó như mọi hành tinh vô danh trong vũ trụ đen thăm thẳm.
Trước khi hai cha con đến được bờ biển thì lương thực đã cạn. Những vùng quê mà họ đặt chân đến đã bị vơ vét sạch vài năm trước và họ chẳng tìm được gì trong những ngôi nhà bên đường. Anh tìm thấy một cuốn danh bạ điện thoại trong một cây xăng. Anh lấy bút chì viết tên của thị trấn lên tấm bản đồ của hai cha con. Họ ngồi bên lề đường trước một tòa nhà, ăn bánh và nhìn xung quanh, nhưng chẳng tìn thấy dấu hiệu gì có vẻ như đã từng có một thị trấn ở đây cả. Anh xem xét lại khu vực đó một lần nữa. Anh nghĩ có lẽ hai cha con đang ở cách thị trấn đó khoảng 50 dặm. Anh đánh dấu lên bản đồ.
-Đây là hai cha con mình này, anh nói.
Thằng bé rà tay theo bản đồ tìm đến biển.
-Thế mất bao lâu để đến đó hở cha?
-Khoảng hai mà cũng có thể là ba tuần.
-Nó có màu xanh ạ?
-Biển ư? Cha cũng không rõ nữa. Ngày trước thì là thế
Thằng bé gật đầu vẻ hiểu biết, mắt không rời tấm bản đồ. Anh nhìn con chăm chú. Thằng bé nó biết nghĩ tất cả những chuyện này là thế nào. Nó mải mê xem tấm bản đồ như một đứa bé con, đặt một ngón tay lên nơi mà trước đây cả gia đình sống. Sau đó thằng bé lôi quyển danh bạ điện thoại ra tra của gia đình anh.Tên của họ giữa những tên khác. Mọi thứ cứ như vẫn ở đúng của nó ngày xưa. Cứ như là thế giới này vẫn vậy.
-Thôi nào, cha con mình đi thôi – anh nói.
Vào quá trưa thì trời bắt đầu mưa. Họ rời khỏi con đường và băng qua cánh đồng để đến một kho và qua đêm ở đo. Nền nhà kho bằng bê tông và cuối nhà kho là một số những thùng thép rỗng không. An lấy lấy cái thùng ấy ra chặn cửa và nhóm lửa. Anh dỡ những tấm bìa ra, làm thành một cái ổ cho hai cha con. Tiếng mưa gõ nhịp suốt đêm trên mái nhà bằng thép. Khi anh tỉnh dậy, lửa đã tàn và trời rất lạnh. Thằng bé cuốn chăn ngồi đó.
-Sao thế con?
-Không ạ, chỉ là một cơn ác mộng thôi.
-Con mơ thấy gì thế?
-Không có gì ạ.
-Con không sao chứ?
-Không ạ.
Anh choàng tay qua người ôm lấy con. Không vấn đề gì đâu con.
-Con đã khóc nhưng cha không tỉnh dậy.
-Cha xin lỗi con. Chỉ tại cha mệt quá.
-Không, trong mơ cơ.
Sáng hôm sau tỉnh dậy thì trời đã tạnh mưa. Anh lắng nghe những giọt nước nhỏ tí tách ngoài thềm. Anh nhấc mông khỏi nền xi măng nhà kho và nhìn vùng quê xám xịt qua những kẽ ván. Thằng bé vẫn đang say ngủ. Mái dột làm nước nhỏ thành vũng trên sàn. Mỗi khi một giọt nước nhỏ xuống , một cái bong bóng lại xuất hiện, trượt trên mặt nước, vỡ tan. Tại một thị trấn ở Piedmont hai cha con cũng đã ngủ trong một nhà kho như thế này và cũng nằm nghe tiếng mưa rơi. Ở đó có một cái quầy thuốc cũ kỹ với cái quầy hàng bằng cẩm thạch, những cái ghế đẩu có lớp nệm bằng nhựa tả tơi, chằng chịt băng dính. Thuốc men đã bị vơ hết trước đó nhưng cửa hiệu vẫn còn nguyên vẹn một cách đáng ngạc nhiên. Những thiết bị điện đắt tiền vẫn ở yên trên giá. Anh đứng nhìn xung quanh cửa hiệu. Toàn những thứ linh tinh lặt vặt Còn những cái này. Anh lập tức túm lấy tay con và kéo thằng bé ra ngoài nhưng thằng bé đã kịp nhìn thấy. Một cái đầu người đặt ở cuối quầy. Khô đét. Đội một cái mũ lưỡi trai. Hai tròng mắt khố quắt trong hai hốc. Không biết con anh có mơ thấy hình ảnh đó không. Anh đứng dậy rồi quỳ xuống thổi đống lửa đã tàn rồi đốt luôn phần còn lại của tấm bìa. Ngọn lửa lại bùng lên.
-Họ là những người xấu phải không cha? Cha đã từng nói thế.
-Ừ.
-Thế những người đó đâu rồi?
-Họ đang lẩn trốn đâu đó.
-Họ trốn ai ạ?
-Trốn lẫn nhau.
-Thế họ có đông không ạ?
-Chúng ta không biết con ạ.
-Nhưng chắc là ít nhất phải có vài người đúng không ạ?
-Ừ, một vài.
-Thật ạ? Ừ, thật.
-Nhưng cũng có thể là không phải chứ ạ?
-Cha nghĩ là nó đúng.
-Ồ.
-Con không tin cha à?
-Có chứ ạ.
-Ừ.
-Lúc nào con cũng tin cha.
-Cha không thấy thế.
-Có mà, con phải tin chứ.
Hai cha con lặng lẽ lội bùn dể sang phía đường cao tốc. Mùi của đất và tro ẩm bốc lên trong mưa. Dọc hai bên đường, nước mưa đen ngòm chảy trong những cái rãnh. Từ một cửa cống, nước tuôn ồng ộc thành một cái ao nhỏ. Một con hươu nhựa nằm lăn lốc trên một khoảnh sân. Ngày hôm sau, vào buổi chiều muộn, hai cha con đặt chân đến một thị trấn. Thình lình ba người đàn ông bước ra từ đằng sau một chiếc e tải và chặn đường họ. Gầy còm và rách rưới. Trên tay là những ống nước dài.
-Trong túi chúng mày có gì?
Anh rút súng ra chĩa vào bọn chúng. Chúng đứng yên. Thằng bé níu chặt lấy áo anh. Im lặng. Anh đẩy xe lên trước và bọn chúng dạt vào lề đường. Sau đó anh để thằng bé kéo còn anh vừa đi giật lùi vừa giữ nguyên khẩu súng. Anh cố tỏ ra mình là một tay súng giết người chuyên nghiệp trong khi tim anh đập như sắp nhảy ra khỏi lồng ngực. Anh biết mình sắp lên cơn ho. Bọn người kia thận trọng tiến ra giữa đường nhìn chằm chằm vào hai cha con. Anh giắt súng trở lại vào trong lưng rồi nắm lấy chiếc xe. Lên đến đỉnh dốc, anh quay lại nhìn, bọn chúng vẫn ở đó. Một lúc sau, anh bảo con đẩy xe họ còn mình thì quay lại nhìn xuống con đường nhưng bọn chúng đã biến mất. Thằng bé sợ chết khiếp. Anh đặt khẩu súng lên trên tấm bạt, nắm lấy xe và hai cha con tiếp tục lên đường.
Hai cha con chọn một chỗ giữa cánh đồng nằm theo dõi con đường nhưng không ai bám theo. Trời lạnh cắt da cắt thịt. Khi trời tối quá không nhìn thấy được gì nữa họ mới lập cập quay trở lại con đường. Anh lôi chăn ra, cuốn vào người và con rồi đi tiếp. Dưới chân hai cha con cảm nhận được rõ mặt đường . Một cái bánh xe cứ kêu cọt kẹt liên tục. Chẳng làm thế nào được cả. Hai cha con nhọc nhằn lê bước trong vài tiếng đồng hồ và loạng choạng ngã gục vào một bụi cây bên đường, run cầm cập, kiệt sức trên nền đất lạnh và ngủ cho đến sáng. Khi tỉnh dậy, anh ốm.
Anh lên cơn sốt. Hai cha con lánh vào trong khu rừng như những kẻ tị nạn. Không có chỗ nào có thể nhóm lửa. Không có chỗ nào an toàn. Thằng bé ngồi bệt trên đám lá nhìn trân trân vào anh. Nước mắt ngân ngấn.
-Cha ơi, cha sắp chết ạ? – Thằng bé nức nở - cha sắp chết à?
-Không đâu con của cha, cha chỉ ốm thôi
-Con sợ lắm.
-Cha biết nhưng cha không sao cả đâu. Cha khỏe lại ngay ấy ma. Rồi con xem.
Trong những giấc mơ của anh, thế giới trở lại nguyên vẹn và tươi sáng. Những người thân, họ hàng đã chết từ lâu của anh đứng nhìn anh với nụ cười. Chẳng ai nói một lời. Anh nghĩ về cuộc đời mình. Xa lắm rồi. Trong một ngày âm u tại một thành phố ngoại quốc, anh đứng bên cửa sổ và nhìn xuống đường. Trên chiếc bàn gỗ đằng sau anh, một cây đèn nhỏ hắt ra ánh sánh vàng vọt. Mặt bàn đầy giấy tờ và sách vở. Trời bắt đầu đổ mưa. Chú mèo ở góc phố quay đầu nhỏm dậy băng qua vỉa hè đến ngồi dươi mái hiên của một quán cà phê. Ở đó, trên chiếc bàn có một người phụ nữ đang ngồi gục đầu trên cánh tay. Anh lại nhì thấy mình vài năm sau đứng giữa đống hoang tàn của thư viện. Những quyển sách cháy đen nằm trên vũng nước. Những giá sách ngổn ngang. Hàng ngàn, hàng ngàn dãy. Tàn bạo. Anh nhặt lên một cuốn sách, đấm mạnh vào nó. Nắm tay của anh xuyên qua những lớp giấy rộp lên do sức nóng. Anh đã chẳng nghĩ được rằng những điều đó lại làm nên thế giới ngày hôm nay. Anh lấy làm ngạc nhiên. Người ta đã tạo dựng nơi đây vì người ta mong mỏi nó kia mà. Anh buông rơi quyển sách, nhìn một lần cuối tất cả mọi thứ trong ánh sáng ảm đạm của bụi tro rồi tìm đường ra khỏi đống đổ nát.
Ba ngày. Rồi bốn. anh ngủ khó khăn. Những cơn ho xé phổi hành hạ anh, đánh thức anh. Anh gò người khò khè trong cái lạnh. Chật vật hớp lấy từng ngụm không khí.
-Cha xin lỗi con – anh nói trong màn đêm lạnh lùng.
-Rồi sẽ ổn mà cha ơi. Thằng bé nói với anh.
Anh thắp một cái đèn dầu và đặt nó lên một tảng đá. Xong anh đứng dậy và lần từng bước qua những đám lá. Thằng bé thì thào xin anh đừng đi.
-Cha đi loanh quanh một chút thôi. Không xa đâu. Cha sẽ vẫn nghe thấy khi con gọi mà – anh bảo con.
Nếu đèn tắt anh sẽ không tìm được đường quay lại. Anh ngồi xuống thảm lá trên đỉnh đồi và nhìn vào màn đêm. Chẳng trông thấy gì cả. Không có cả gió. Ngày trước có một lần anh đi lang thang như thế này, vạn vật lúc ấy vẫn nhìn thấy được, nhờ nhờ dưới ánh trăng khi mờ khi tỏ. Chúng trở nên méo mó trong đêm. Anh đã từng lang thang qua một dòng sông hoặc để bản thân chìm trong một góc tối của thành phố bị thiêu trụi. Thỉnh thoảng vào buổi sáng, anh sẽ quay trở lại những chỗ ấy với chiếc ống nhòm trong tay và quan sát nhũng anh không bao giờ phát hiện được gì cả, dù chỉ là một dải khói mỏng.
-Thôi được. Nhưng sáng mai hai cha con mình sẽ đi tiếp.
Thằng bé im lặng.
-Đấy là điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm rồi con ạ.
-Dạ vâng.
-Đồng ý là đồng ý. Sáng mai con không được kỳ kèo nữa đâu đấy.
-Kỳ kèo là gì ạ ?
-Có nghĩa là con sẽ xin cha một điều gì khác nữa và hai cha con mình sẽ phải tranh luận về vấn đề đó. Cha không muốn có một cuộc tranh luận nữa. Được chứ.
-Vâng ạ.
-Tốt.
Họ giúp ông lão đứng dậy và đưa cho lão cái gậy. Lão chắc chẳng nặng đến 45 cân. Lão vẫn đứng đó với một vẻ đầy nghi hoặc. Anh lấy cái lon từ tay lão và quăng nó vào rừng. Lão cố gắng đưa cái gậy cho anh nhưng anh đẩy ra.
-Lần cuối ông ăn là khi nào ? Anh hỏi.
-Tôi không rõ.
-Ông không nhớ ư ?
-Tôi vừa mới ăn lúc nãy.
-Ông có muốn ăn tối với chúng tôi không ?
-Tôi không biết.
-Sao ông lại không biết ?
-Ăn cái gì mới được cơ chứ ?
-Có lẽ là một ít thịt bò hầm với bánh quy và cà phê.
-Vậy tôi phải làm gì ?
-Kể cho chúng tôi xem trái đất đã đi đến đâu chẳng hạn.
-Gì cơ ?
-Không, ông không phải làm gì cả. Ông tự đi lại được không ?
-Tôi đi được.
Lão nhìn xuống thằng bé hỏi:
-Đây là một thằng bé ư ?
Thằng bé nhìn cha.
-Ý ông là gì ? Anh hỏi.
-Tôi không có ý gì cả. Mắt tôi kém.
-Thế ông có nhìn thấy tôi không ?
-Tôi chỉ biết là có người đứng ở đó.
-Vậy là được. Chúng ta di chuyển thôi.
Anh nhìn con và bảo:
-Đừng cầm tay ông ta.
-Ông ấy không nhìn thấy đường.
-Con không được cầm tay ông ta. Đi nào.
-Chúng ta đi đâu đây ? Lão hỏi.
-Chúng ta đi ăn.
Lão gật đầu, quờ quạng cây gậy và bước dẹo dọ trên đường.
-Ông bao nhiêu tuổi rồi.
-Tôi chín mươi.
-Vô lý.
-Tùy anh nghĩ.
-Ông vẫn hay nói với mọi người thế à ?
-Mọi người nào ?
-Bất kỳ ai.
-Có lẽ.
-Và thế là họ không động đến ông.
-Vâng.
-Có hiệu quả không ?
-Không.
-Ông đựng những gì trong ba lô vậy ?
-Không gì cả. Anh có thể xem.
-Tôi biết. Thế trong đó có gì ?
-Chỉ là một ít đồ đạc.
-Không có đồ ăn ư.
-Không có gì cả.
-Tên ông là gì ?
-Ely.
-Mỗi Ely thôi à ?
-Có vấn đề gì sao ?
-Không. Đi nào.
Họ dựng lều qua đêm trong rừng gần đường hơn là anh muốn. Anh gò lưng kéo chiếc xe còn thằng bé đẩy đằng sau. Hai cha con nhóm lửa để cho lão già ngồi sưởi dù anh chẳng thích thế chút nào. Họ ăn tối. Lão già ngồi quấn người trong chiếc chăn đơn của lão và quặp chặt thìa như một đứa trẻ. Họ chỉ có hai cái cốc và lão uống cà phê bằng cái bát lão vừa ăn. Hai ngón tay cái của lão nhúng cả vào trong bát. Lão ngồi như một ông sư rách rưới, ốm đói nhìn đăm đăm vào đống than củi.
-Ông biết đấy, ông không thể đi cùng chúng tôi.
Lão gật đầu.
-Ông đã lang thang bao lâu rồi ?
-Tôi lúc nào cũng ở trên đường. Anh không thể ở một chỗ được.
-Thế ông sống bằng cách nào ?
-Tôi cứ đi thôi. Tôi biết thế nào cũng có ngày như thế này.
-Ông biết ư ?
-Tôi biết. Thế này hoặc một điều gì đấy gần như thế này. Tôi luôn tin là nó đến.
-Và ông cố gắng chuẩn bị sẵn tinh thần chờ nó ?
-Không. Nếu là anh thì anh làm gì ?
-Tôi không biết.
-Người ta luôn sẵn sàng cho ngày mai. Tôi thì không tin vào ngày mai. Ngày mai không sẵn sàng để chờ chúng ta. Ngày mai còn không biết là chúng ta đang ở đây.
-Tôi không nghĩ thế.
-Kể cả khi anh biết anh phải làm gì cũng chưa chắc là anh biết anh phải làm gì thật. Anh không biết liệu anh có muốn làm hay không muốn làm. Giả sử như anh là kẻ cuối cùng còn lại. Giả sử như anh làm mọi thứ chỉ vì bản thân anh thôi.
-Ông có ước là ông sẽ chết không ?
-Không, tôi ước gì tôi đã chết. Anh biết đấy một khi anh vẫn còn sống anh vẫn phải tiến lên phía trước.
-Hay ông mong ông chưa bao giờ được sinh ra trên đời.
-Ồ, anh không được quyền lựa chọn điều đó.
-Ông nghĩ như thế là đòi hỏi quá à ?
-Cái gì đến thì đã đến rồi. Dù sao, thật là ngu xuẩn khi đòi hỏi cái điều xa xỉ ấy trong giờ phút này.
-Cái đấy thì tôi đồng ý.
Chẳng ai muốn rời đi và chẳng ai muốn ở lại. Anh ngẩng đầu lên nhìn thằng bé nằm phía bên kia đống lửa, rồi quay sang nhìn lão. Anh có thể nhìn thấy đôi mắt nhỏ tí ấy đang nhìn mình trong ánh lửa. Có Chúa mới biết được đôi mắt ấy nhìn thấy cái gì. Anh đứng dậy chất thêm củi vào đống lửa và vun gọn đống than cho chúng khỏi rơi ra đám lá khô. Những tia lửa đỏ bắn ra, sáng trong một lát và tàn lụi ngay trong khoảng không màu đen bên trên. Lão già uống nốt một chút cà phê còn sót lại trong bát và đặt nó xuống trước mặt. Lão rướn người ra trước hơ tay trên ngọn lửa. Anh quan sát lão.
-Làm sao mà ông biết được ông có phải là người duy nhất còn sót lại trên trái đất này hay không – anh hỏi.
-Tôi không nghĩ là anh sẽ biết đâu nếu anh ở trong hoàn cảnh đó.
-Không ai có thể biết cả.
-Điều đó cũng chẳng làm mọi việc khác đi. Cái chết của anh cũng giống như cái chết của những người khác thôi.
-Chắc là Chúa sẽ biết.
-Không có Chúa đâu.
-Không ư ?
-Chẳng có Chúa mà chúng ta cũng chẳng phải là con chiên của ai cả.
-Tôi không hiểu làm sao mà ông có thể sống sót. Ông ăn uống thế nào?
-Tôi không rõ.
-Ông không rõ ư ?
-Người ta cho tôi các thứ.
-Người ta cho ông các thứ ?
-Đúng vậy.
-Để ăn ?
-Để ăn. Đúng thế.
-Không, họ không đời nào làm thế.
-Anh làm đấy thôi.
-Tôi không làm. Con trai tôi đã làm.
-Còn những người khác ở trên đường nữa. Hai cha con anh không phải là những người duy nhất.
-Thế ông thì sao, ông đi một mình à ?
Lão ngước lên nhìn đầy cảnh giác.
-Ý anh là gì ?
-Có ai đi cùng ông không ?
-Ai là ai ?
-Bất kỳ ai.
-Chẳng có ai cả. Anh đang nói về chuyện gì vậy ?
-Tôi đang nói về ông đấy. Về những chuyện mà có thể ông đã nhúng tay vào.
Lão không trả lời.
-Tôi đoán là ông muốn đi cùng chúng tôi, đúng không ?
-Đi cùng hai cha con anh ư ?
-Đúng thế.
-Chắc chắn là cha con anh sẽ không cho tôi đi cùng.
-Ông không muốn đi nữa ư?
-Tôi thậm chí đã không thể đi xa được chừng ấy nhưng tôi đói.
-Thế còn những người đã cho ông ăn.Họ đâu cả rồi?
-Chẳng có ai như thế đâu. Tôi bịa đấy.
-Ông còn bịa những chuyện gì nữa ?
-Tôi cũng chỉ đi trên đường như cha con anh thôi. Có gì khác đâu.
-Tên ông có thật là Ely không ?
-Không.
-Sao ông không nói tên thật của mình ?
-Tôi không muốn.
-Tại sao?
-Tôi không thể nói tên mình với anh được. Ai biết anh làm gì với nó. Tôi không muốn người ta nói gì về tôi. Nói về những nơi mà tôi đã đi qua, những chuyện mà tôi đã kể khi tôi ở đó. Ý tôi là anh có thể nói về tôi đấy nhưng không ai có thể nói được rằng nó đúng là tôi cả. Tôi có thể là bất kỳ ai. Tôi nghĩ trong những thời điểm như thế này nói càng ít càng tốt. Nếu như có chuyện gì xảy ra và chúng ta là người sống sót và chúng ta lại gặp nhau trên đường rồi chúng ta sẽ nói chuyện. Nhưng sẽ không có chuyện đó đâu.
-Có thể thôi.
-Anh không muốn nói những chuyện này trước mặt con trai anh
-Ông không phải là chỉ điểm cho những kẻ cướp đường đấy chứ ?
-Không, tôi chẳng là gì cả. Tôi sẽ đi nếu anh muốn thế. Tôi có thể tự tìm đường.
-Ông không cần phải rời khỏi đây.
-Lâu lắm rồi tôi không nhìn thấy ánh lửa. Chỉ có vậy thôi. Tôi đã sống như những con vật. Anh sẽ không muốn biết những thừ ma tôi đã ăn. Khi tôi nhìn thấy thằng bé, tôi nghĩ là tôi đã chết.
-Ông nghĩ thằng bé là thiên thần ư?
-Tôi không biết nó là gì. Tôi không bao giờ nghĩ sẽ nhìn thấy một đứa trẻ con nữa. Tôi không nghĩ là chuyện đó lại có thể xảy ra.
-Nếu tôi nói thằng bé là một vị thần thì sao?
Lão lắc đầu.
-Đã lâu rồi tôi không còn tin những chuyện như thế. Rồi anh sẽ thấy, một mình thì tốt hơn. Vì thế nên tôi hi vọng là điều anh nói không phải sự thật vì lang thang trên đường với một vị thần cuối cùng sẽ là một điều rất tệ nên tôi hi vọng là điều đó không thật. Môi thứ sẽ trở nên tốt hơn khi mọi người đều ra đi.
-Họ sẽ ra đi ư?
-Tất nhiên là thế rồi.
-Thế thì mọi chuyện sẽ tốt cho ai?
-Tốt cho mọi người, tốt cho chính họ.
-Mọi người?
-Đúng vậy. Chúng ta nên biến hết đi. Như thế chúng ta đều thấy dễ thở.
-Nghe hay đấy nhỉ.
-Tất nhiên, khi chúng ta đều đã ra đi cả thì cuối cùng cũng chẳng còn thứ gì hiện hữu ngoài cái chết và thế là các vị thần cũng chỉ còn tính từng ngày. Vị thần sẽ lại lang thang trên đường và cũng không có ai để làm nữa. Rồi vị thần đó sẽ nói: Mọi người đi đâu hết cả rồi? Mọi chuyện là như vậy đấy. Có vấn đề gì đâu.
Sáng hôm sau, họ đứng trên con đường. Hai cha con anh tranh cãi xem sẽ cho lão già cái gì. Cuối cùng thì lão cũng không được gì nhiều. Vài hộp rau quả. Thằng bé quay sang vệ đường và ngồi bệt xuống nền tro bụi. Lão già nhét mấy cái long vào trong chiếc ba lô và buộc thắt lại.
-Ông nên cảm ơn con trai tôi. Nếu là tôi, tôi sẽ không cho ông cái gì cả.
-Cũng có thể tôi nên mà cũng có thể tôi không nên.
-Tại sao ông lại không nên?
-Chỉ đơn giản là thế thôi.
-Ông không quan tâm là điều đó sẽ làm tổn thương thằng bé à?
-Không. Đây không phải lý do thằng bé giúp ông.
-Thế tại sao thằng bé lại làm vậy?
Anh nhìn con rồi nhìn lão già.
-Ông không hiểu được đâu. Anh nói. Tôi còn không chắc là tôi hiểu.
-Có lẽ thằng bé tin vào Chúa?
-Tôi không biết con trai tôi tin vào cái gì nữa.
-Nó sẽ vượt qua thôi.
-Không, nó sẽ không vượt qua đâu.
Lão già không nói gì. Lão nhìn quanh.
-Ông cũng không chúc chúng tôi may mắn đúng không? - anh nói.
-Tôi chẳng biết chúc như thế thì có nghĩa lý gì. May mắn thì thế nào. Ai biết được điều ấy đây?
Và họ lên đường. Mỗi người một ngả. Khi anh nhìn lại cái hình dáng của lão già, chống gậy dò dẫm trên đường giống như kẻ buôn bán ma túy trong những câu chuyện ngày xưa, đen tối, khẳng khiu, bẩn thỉu và khốn nạn mờ dần rồi biến mất mãi mãi.Thằng bé không quay lại nhìn một chút nào.
Vào đầu giờ trưa hai cha con trải tấm nhựa ra đường và ngồi ăn bữa trưa nguội lạnh. Anh nhìn con.
-Con đang định nói gì à? – anh hỏi.
-Vâng.
-Nhìn con không vui.
-Con ổn mà
-Khi chúng ta cạn kiệt đồ ăn, con sẽ có nhiều thời gian để nghĩ về việc đó hơn.
-Thằng bé không đáp. Họ lặng lẽ ăn. Thằng bè nhìn ngược lại con đường vừa đi. Một lúc sau nó nói:
-Con biết nhưng con sẽ không nhớ đến nó như cách của cha
-Có thể thế.
-Con không nói là cha đã làm sai.
-Kể cả là con có nghĩ thế đi chăng nữa.
-Không có vấn đề gì cả. Ừ - anh đáp – Trong những thời điểm như thế này thì lang thang trên đường sẽ không có nhiều chuyện tốt đẹp lắm.
-Cha không nên cười ông ấy.
-Cha biết
-Ông ấy sắp chết rồi.
-Cha biết
-Cha con mình đi được chưa?
-Được – anh nói.
Tôi hôm đó anh tỉnh dậy trong đêm đen lạnh giá và ho đến xé phổi. Anh cuối người trên đống than sắp tàn và cố gắng thổi cho lửa bùng lên. Anh cho thêm cây củi rồi đứng dậy, đi cho đến khi thấy đám lửa chỉ còn là một đốm bập bùng. Anh quỳ cuống trên những xác lá khô và tro bụi với tấm chăn quấn quanh vai. Sau một lúc thì cơn ho của anh đỡ hơn. Anh nghĩ đến lão già đang ở đâu đây. Anh nhìn về phía lều của hai cha con ẩn sau những hàng cây. Anh hi vọng con đã ngủ lại. Anh quỳ gập người trên nền đất, hai tay nắm vào đầu gối khò khè thở. Anh rên rỉ: mình sắp chết, có ai đó nói cho mình biết mình sẽ chết như thế nào không nhỉ?
Ngày hôm sau hai cha lại tiếp tục cuộc hành trình vất vả đến tận tối mịt. Anh chẳng tìm được nơi nào an toàn đủ để hai cha con có thể nhóm lửa. Khi nhấc cái thùng nước lên, anh thấy nó nhẹ đi rất nhiều. Anh ngồi xuống vặn cái van nhưng nắp van đã mở sẵn. Anh xoay núm trên cái tạo nhiệt mà anh đã lắp vào. Chẳng có gì cả. Anh xem lại cả hai cái van và khớp nối, áp thùng vào tai và lắc thử và lắng nghe. Cái thùng rỗng không. Anh ngồi thụp xuống nhắm nghiền mắt, nắm tay chống lên trán. Một lúc sau, anh ngẩng đầu thừ người nhìn trân trân vào trong rừng đêm lạnh giá.
Khuya hôm đó, hai cha con ăn bữa tối nguội ngắt với bánh ngô, đậu và xúc xích đóng hộp. Thằng bé hỏi cha làm sao thùng nước lại hết nhanh nhưng anh không bảo sao cả.
-Cha bảo là nó sẽ được nhiều tuần cơ mà?
-Ừ
-Nhưng mới được có vài ngày.
-Ừ, cha đã tính sai.
Họ lại lặng lẽ ăn. Sau một hồi thằng bé hỏi.
-Có phải tại con đã quên không vặn hết van không cha?
-Đấy không phải lỗi của con, đáng lẽ cha phải đã kiểm tra lại.
Thằng bè đặt chiếc đĩa xuống tấm nhựa quay người nhìn ra xa.
-Đấy không phải lỗi của con, con trai. Con phải khóa hai van thật chặt nhưng đúng ra thì những chỗ nối đấy phải được bịt chặt bằng băng dính vì không thì nó sẽ bị rò, nhưng cha đã không làm thế. Đấy là lỗi của cha. Cha đã không bảo với con.
-Chúng ta không có băng dính mà.
-Con trai, con không có lỗi
Họ nặng nề lê bước, dặt dẹo và bẩn thủi như những thằng nghiện trên đường. Quấn chặt chăn quanh người. Hơi thở của họ tỏa ra thành một màn khói mờ trước mặt. Những tàn tro đen luồng qua từng bước chân mệt mỏi. Những cơn gió lốc lạnh buốt bới tung hàng đám tro bụi mù mịt, họ băng qua một vùng đồng bằng duyên hải rộng lớn để tìm chỗ trú ẩn. Một cái nhà, một cái lán hay chỉ một cái hốc bên vệ đường thôi cũng được. Hai cha con trùm chăn lên đầu. Bầu trời ban trưa đen kịt như một cái vòm hầm của địa ngục. Anh ôm chặt con trong cái lạnh thấu xương: Đừng nản lòng con trai, cha con mình sẽ ổn thôi.
Đất ở đây cằn cõi và bị xói thành những rãnh sâu. Những sinh vật chết phơi đầy trên nền than tro.Những bãi xương vô danh. Những căn nhà ở đây đã bị tróc hết lớp sơn ngoài, còn lớp ván thì đã bung ra lủng liểng trên mấy cái đinh. Con đường đang dần dốc xuống một khu rừng những cây kudzu chết. Một đầm lầy đầy xác những cây sậy nổi lều phều trên mặt nước. Tại rìa của vùng đồng bằng xa xa, màn sương mù mỏng ảm đạm dâng lên tưởng như không phân biệt được đâu là đât đâu là trời. Đến tầm qua trưa một chút thì tuyết bắt đầu rơi. Hai cha con lôi bạt ra che. Chân họ giẫm lạo xạo trên nền tuyết.
Đã nhiều tuần nay anh ngủ ít. Một buổi sáng nọ anh mở mắt không thấy con đâu. Anh bật dậy vơ lấy khẩu súng, tìm quanh nhưng không thấy tăm hơi thằng bé đâu. Anh quay trở lại lều đi giầy vào và tiến ra gần bìa rừng. Phía đông bình minh giống như một người khác lạ đang chuẩn bị bắt đầu cuộc hành trình. Lạnh lẽo. U ám. Anh nhìn thấy con. Thằng bé đang chạy băng qua cánh đồng.
-Cha ơi, thằng bé gọi, có một đoàn tầu nằm trong rừng kìa.
-Một đoàn tầu ư?
-Vâng.
-Một đoàn tầu thật ?
-Vâng, cha đến đây đi.
-Con đã không leo lên nó chứ?
-Không, con chỉ xem nó một tí thôi. Cha đến đi.
-Có ai ở đây không?
-Không. Con không chắc. Để con đưa cha đi xem.
-Nó là đầu xe lửa hả con?
-Vâng một cái đầu tầu to lắm.
Hai cha con băng qua cánh đồng và tiến vào khu rừng. Có một đường ray xe lửa nằm trên một dải đất được đắp cao ở giữa cánh đồng và đâm xuyên qua cánh rừng. Đấy là một cái tầu hỏa chạy bằng máy phát điện điêzen có tám toa chở khác nối đằng sau. Anh nắm tay và bảo con:
-Cha con mình sẽ ngồi đợi và xem thế nào.
Họ ngồi ngay trên đường ray và chờ đợi xem có động tĩnh gì không nhưng chẳng có gì xảy ra cả. Anh đưa khẩu súng cho con.
-Không, cha cầm nó đi
-Nào, đây không phải là lúc tranh cãi. Con cầm lấy đi.
Thằng bé đỡ lấy khẩu súng, ngồi xuống rồi thả nó vào lòng trong khi anh đi xuống rìa bên phải của đường ray và xem xét con tầu. Anh vòng sang phía bên kia đi dọc theo dọc thân tầu. Anh đi hết một vòng. Đến toa cuối cùng anh ra hiệu cho con. Thằng bé đứng dậy giắt súng vào thắt lưng và chạy đến với cha.
Mọi thứ được bao phủ trong một lớp bụi dày. Lối đi giữa những hàng ghế đày những rác rưởi. Những cái vali nằm mở tung lên trên những hàng ghế. Chúng chắc đã bị kẻ nào đó dỡ từ trên giá để đồ xuống, lục lọi và vơ vét hết từ rất lâu rồi. Hai cha con vào toa ăn thì tìm thấy một đống bát đĩa bằng giấy. Anh phủi bụi và đút chúng vào trong túi áo. Chẳng còn gì nữa.
-Cha ơi, tầu này đi đâu mà lại qua đây?
-Cha cũng không biết nữa. Có lẽ một nhóm người đã định lái nó về phí nam nhưng đến đây thì hết nhiên liệu.
-Thế nó phải ở đây lâu lắm rồi cha nhỉ?
-Ừ, cha cũng nghĩ thế. Chắc phải lâu lắm rồi.
Đến toa cuối cùng, hai cha con xuống đi dọc đường ray để quay lại đầu tầu. Gỉ sét. Từng mảng sơn tróc ra. Hai cha con ra ghế lái. Anh phủi bụi và đặt con ngồi trước bảng điều khiển nhìn rất đơn giản. Chẳng phải điều khiển gì phức tạp, chỉ cần đẩy cần điều chỉnh lên các nấc. Anh giả làm tiếng tàu hỏa hỏa xình xịch và tiếng còi tàu nhưng anh không chắc là nó có ý nghĩa gì đó với thằng bé không. Sau một hồi, hai cha con đã im lặng ngồi nhìn đường ray qua tấm kính mờ bụi. Nếu như có cơ hội nhìn thấy những thế giới khác họ biết mọi chuyện sẽ vẫn thế thôi. Đoàn tầu này sẽ vẫn ở đây, từ từ bị hủy hoại bởi thời gian và sẽ chẳng có con tàu nào chạy nữa.
-Cha ơi, hai cha con mình đi đi.
-Ừ. Chúng ta đi thôi.
Hai cha con lại lên đường. Họ bắt đầu nhìn thấy rất nhiều những ụ đá hình tháp đánh dấu lối đi ở bên đường. Chúng được kí hiệu theo tiếng Gipxi. Lần đầu tiên anh thấy nó. Anh dừng lại xem xét nó trong giây lát. Kiểu ký hiệu này phổ biến ở miền bắc. Nó là dấu hiệu của những thành phố bị cướp bóc và tàn phá, những thông điệp tuyệt vọng cho những người thân yêu đã chết. Đến lúc ấy, tất cả những nguồn lương thực đều cạn kiệt, những kẻ giết người lẩn khuất khắp nơi. Thế giới sẽ nhanh chóng trở thành nơi cư ngụ của những kẻ ăn thịt trẻ con ngay trước mặt cha mẹ chúng. Các thành phố nằm dưới sự thống trị của những kẻ bịt mặt lẩn lút giữa đống đổ nát, trườn đi trong những cái cống với đôi mắt trắng dã láo liên và hàm răng trắng nhởn, nham nhở nghiến ken két. Chúng cầm theo những cái lưới đựng những hộp thức ăn đã cháy đen, trông như những kẻ mua bán đến từ địa ngục. Những luồng gió rít lên thê lương, bốc lên từ một cơn lũ những bụi đá và tro than chẳng khác gì thứ chất lỏng phun ra từ vói của những con mực đang loang ra dưới đáy biển lạnh lẽo. Bóng tối sụp xuống. Những kẻ bới rác với đuốc trong tay sục sạo những hẻm núi dốc. Chúng thụt xuống những cái hố đen ngòm lẫn trong đám tro bụi và những cái hố khép lại nhanh như chớp. Trên đường, những người lang thang gục ngã và chết. Trái Đất chỉ còn là một hành tinh chết trôi nổi quanh mặt trời. Nó cứ lặp lại quỹ đạo vố vị của nó như mọi hành tinh vô danh trong vũ trụ đen thăm thẳm.
Trước khi hai cha con đến được bờ biển thì lương thực đã cạn. Những vùng quê mà họ đặt chân đến đã bị vơ vét sạch vài năm trước và họ chẳng tìm được gì trong những ngôi nhà bên đường. Anh tìm thấy một cuốn danh bạ điện thoại trong một cây xăng. Anh lấy bút chì viết tên của thị trấn lên tấm bản đồ của hai cha con. Họ ngồi bên lề đường trước một tòa nhà, ăn bánh và nhìn xung quanh, nhưng chẳng tìn thấy dấu hiệu gì có vẻ như đã từng có một thị trấn ở đây cả. Anh xem xét lại khu vực đó một lần nữa. Anh nghĩ có lẽ hai cha con đang ở cách thị trấn đó khoảng 50 dặm. Anh đánh dấu lên bản đồ.
-Đây là hai cha con mình này, anh nói.
Thằng bé rà tay theo bản đồ tìm đến biển.
-Thế mất bao lâu để đến đó hở cha?
-Khoảng hai mà cũng có thể là ba tuần.
-Nó có màu xanh ạ?
-Biển ư? Cha cũng không rõ nữa. Ngày trước thì là thế
Thằng bé gật đầu vẻ hiểu biết, mắt không rời tấm bản đồ. Anh nhìn con chăm chú. Thằng bé nó biết nghĩ tất cả những chuyện này là thế nào. Nó mải mê xem tấm bản đồ như một đứa bé con, đặt một ngón tay lên nơi mà trước đây cả gia đình sống. Sau đó thằng bé lôi quyển danh bạ điện thoại ra tra của gia đình anh.Tên của họ giữa những tên khác. Mọi thứ cứ như vẫn ở đúng của nó ngày xưa. Cứ như là thế giới này vẫn vậy.
-Thôi nào, cha con mình đi thôi – anh nói.
Vào quá trưa thì trời bắt đầu mưa. Họ rời khỏi con đường và băng qua cánh đồng để đến một kho và qua đêm ở đo. Nền nhà kho bằng bê tông và cuối nhà kho là một số những thùng thép rỗng không. An lấy lấy cái thùng ấy ra chặn cửa và nhóm lửa. Anh dỡ những tấm bìa ra, làm thành một cái ổ cho hai cha con. Tiếng mưa gõ nhịp suốt đêm trên mái nhà bằng thép. Khi anh tỉnh dậy, lửa đã tàn và trời rất lạnh. Thằng bé cuốn chăn ngồi đó.
-Sao thế con?
-Không ạ, chỉ là một cơn ác mộng thôi.
-Con mơ thấy gì thế?
-Không có gì ạ.
-Con không sao chứ?
-Không ạ.
Anh choàng tay qua người ôm lấy con. Không vấn đề gì đâu con.
-Con đã khóc nhưng cha không tỉnh dậy.
-Cha xin lỗi con. Chỉ tại cha mệt quá.
-Không, trong mơ cơ.
Sáng hôm sau tỉnh dậy thì trời đã tạnh mưa. Anh lắng nghe những giọt nước nhỏ tí tách ngoài thềm. Anh nhấc mông khỏi nền xi măng nhà kho và nhìn vùng quê xám xịt qua những kẽ ván. Thằng bé vẫn đang say ngủ. Mái dột làm nước nhỏ thành vũng trên sàn. Mỗi khi một giọt nước nhỏ xuống , một cái bong bóng lại xuất hiện, trượt trên mặt nước, vỡ tan. Tại một thị trấn ở Piedmont hai cha con cũng đã ngủ trong một nhà kho như thế này và cũng nằm nghe tiếng mưa rơi. Ở đó có một cái quầy thuốc cũ kỹ với cái quầy hàng bằng cẩm thạch, những cái ghế đẩu có lớp nệm bằng nhựa tả tơi, chằng chịt băng dính. Thuốc men đã bị vơ hết trước đó nhưng cửa hiệu vẫn còn nguyên vẹn một cách đáng ngạc nhiên. Những thiết bị điện đắt tiền vẫn ở yên trên giá. Anh đứng nhìn xung quanh cửa hiệu. Toàn những thứ linh tinh lặt vặt Còn những cái này. Anh lập tức túm lấy tay con và kéo thằng bé ra ngoài nhưng thằng bé đã kịp nhìn thấy. Một cái đầu người đặt ở cuối quầy. Khô đét. Đội một cái mũ lưỡi trai. Hai tròng mắt khố quắt trong hai hốc. Không biết con anh có mơ thấy hình ảnh đó không. Anh đứng dậy rồi quỳ xuống thổi đống lửa đã tàn rồi đốt luôn phần còn lại của tấm bìa. Ngọn lửa lại bùng lên.
-Họ là những người xấu phải không cha? Cha đã từng nói thế.
-Ừ.
-Thế những người đó đâu rồi?
-Họ đang lẩn trốn đâu đó.
-Họ trốn ai ạ?
-Trốn lẫn nhau.
-Thế họ có đông không ạ?
-Chúng ta không biết con ạ.
-Nhưng chắc là ít nhất phải có vài người đúng không ạ?
-Ừ, một vài.
-Thật ạ? Ừ, thật.
-Nhưng cũng có thể là không phải chứ ạ?
-Cha nghĩ là nó đúng.
-Ồ.
-Con không tin cha à?
-Có chứ ạ.
-Ừ.
-Lúc nào con cũng tin cha.
-Cha không thấy thế.
-Có mà, con phải tin chứ.
Hai cha con lặng lẽ lội bùn dể sang phía đường cao tốc. Mùi của đất và tro ẩm bốc lên trong mưa. Dọc hai bên đường, nước mưa đen ngòm chảy trong những cái rãnh. Từ một cửa cống, nước tuôn ồng ộc thành một cái ao nhỏ. Một con hươu nhựa nằm lăn lốc trên một khoảnh sân. Ngày hôm sau, vào buổi chiều muộn, hai cha con đặt chân đến một thị trấn. Thình lình ba người đàn ông bước ra từ đằng sau một chiếc e tải và chặn đường họ. Gầy còm và rách rưới. Trên tay là những ống nước dài.
-Trong túi chúng mày có gì?
Anh rút súng ra chĩa vào bọn chúng. Chúng đứng yên. Thằng bé níu chặt lấy áo anh. Im lặng. Anh đẩy xe lên trước và bọn chúng dạt vào lề đường. Sau đó anh để thằng bé kéo còn anh vừa đi giật lùi vừa giữ nguyên khẩu súng. Anh cố tỏ ra mình là một tay súng giết người chuyên nghiệp trong khi tim anh đập như sắp nhảy ra khỏi lồng ngực. Anh biết mình sắp lên cơn ho. Bọn người kia thận trọng tiến ra giữa đường nhìn chằm chằm vào hai cha con. Anh giắt súng trở lại vào trong lưng rồi nắm lấy chiếc xe. Lên đến đỉnh dốc, anh quay lại nhìn, bọn chúng vẫn ở đó. Một lúc sau, anh bảo con đẩy xe họ còn mình thì quay lại nhìn xuống con đường nhưng bọn chúng đã biến mất. Thằng bé sợ chết khiếp. Anh đặt khẩu súng lên trên tấm bạt, nắm lấy xe và hai cha con tiếp tục lên đường.
Hai cha con chọn một chỗ giữa cánh đồng nằm theo dõi con đường nhưng không ai bám theo. Trời lạnh cắt da cắt thịt. Khi trời tối quá không nhìn thấy được gì nữa họ mới lập cập quay trở lại con đường. Anh lôi chăn ra, cuốn vào người và con rồi đi tiếp. Dưới chân hai cha con cảm nhận được rõ mặt đường . Một cái bánh xe cứ kêu cọt kẹt liên tục. Chẳng làm thế nào được cả. Hai cha con nhọc nhằn lê bước trong vài tiếng đồng hồ và loạng choạng ngã gục vào một bụi cây bên đường, run cầm cập, kiệt sức trên nền đất lạnh và ngủ cho đến sáng. Khi tỉnh dậy, anh ốm.
Anh lên cơn sốt. Hai cha con lánh vào trong khu rừng như những kẻ tị nạn. Không có chỗ nào có thể nhóm lửa. Không có chỗ nào an toàn. Thằng bé ngồi bệt trên đám lá nhìn trân trân vào anh. Nước mắt ngân ngấn.
-Cha ơi, cha sắp chết ạ? – Thằng bé nức nở - cha sắp chết à?
-Không đâu con của cha, cha chỉ ốm thôi
-Con sợ lắm.
-Cha biết nhưng cha không sao cả đâu. Cha khỏe lại ngay ấy ma. Rồi con xem.
Trong những giấc mơ của anh, thế giới trở lại nguyên vẹn và tươi sáng. Những người thân, họ hàng đã chết từ lâu của anh đứng nhìn anh với nụ cười. Chẳng ai nói một lời. Anh nghĩ về cuộc đời mình. Xa lắm rồi. Trong một ngày âm u tại một thành phố ngoại quốc, anh đứng bên cửa sổ và nhìn xuống đường. Trên chiếc bàn gỗ đằng sau anh, một cây đèn nhỏ hắt ra ánh sánh vàng vọt. Mặt bàn đầy giấy tờ và sách vở. Trời bắt đầu đổ mưa. Chú mèo ở góc phố quay đầu nhỏm dậy băng qua vỉa hè đến ngồi dươi mái hiên của một quán cà phê. Ở đó, trên chiếc bàn có một người phụ nữ đang ngồi gục đầu trên cánh tay. Anh lại nhì thấy mình vài năm sau đứng giữa đống hoang tàn của thư viện. Những quyển sách cháy đen nằm trên vũng nước. Những giá sách ngổn ngang. Hàng ngàn, hàng ngàn dãy. Tàn bạo. Anh nhặt lên một cuốn sách, đấm mạnh vào nó. Nắm tay của anh xuyên qua những lớp giấy rộp lên do sức nóng. Anh đã chẳng nghĩ được rằng những điều đó lại làm nên thế giới ngày hôm nay. Anh lấy làm ngạc nhiên. Người ta đã tạo dựng nơi đây vì người ta mong mỏi nó kia mà. Anh buông rơi quyển sách, nhìn một lần cuối tất cả mọi thứ trong ánh sáng ảm đạm của bụi tro rồi tìm đường ra khỏi đống đổ nát.
Ba ngày. Rồi bốn. anh ngủ khó khăn. Những cơn ho xé phổi hành hạ anh, đánh thức anh. Anh gò người khò khè trong cái lạnh. Chật vật hớp lấy từng ngụm không khí.
-Cha xin lỗi con – anh nói trong màn đêm lạnh lùng.
-Rồi sẽ ổn mà cha ơi. Thằng bé nói với anh.
Anh thắp một cái đèn dầu và đặt nó lên một tảng đá. Xong anh đứng dậy và lần từng bước qua những đám lá. Thằng bé thì thào xin anh đừng đi.
-Cha đi loanh quanh một chút thôi. Không xa đâu. Cha sẽ vẫn nghe thấy khi con gọi mà – anh bảo con.
Nếu đèn tắt anh sẽ không tìm được đường quay lại. Anh ngồi xuống thảm lá trên đỉnh đồi và nhìn vào màn đêm. Chẳng trông thấy gì cả. Không có cả gió. Ngày trước có một lần anh đi lang thang như thế này, vạn vật lúc ấy vẫn nhìn thấy được, nhờ nhờ dưới ánh trăng khi mờ khi tỏ. Chúng trở nên méo mó trong đêm. Anh đã từng lang thang qua một dòng sông hoặc để bản thân chìm trong một góc tối của thành phố bị thiêu trụi. Thỉnh thoảng vào buổi sáng, anh sẽ quay trở lại những chỗ ấy với chiếc ống nhòm trong tay và quan sát nhũng anh không bao giờ phát hiện được gì cả, dù chỉ là một dải khói mỏng.
Tác giả :
Cormac McCarthy