Cầu Vong Khách
Chương 1: Ủy thác
"Ring...ring..." Tiếng chuông điện thoại chói gắt dội vào tai tôi làm tôi giật mình tỉnh giấc. Căn phòng ngủ vẫn chìm trong bóng tối, chỉ có chút ánh sáng lờ mờ hắt vào trong phòng thông qua một lớp rèm dày.
Tay tôi quờ quạng mò chiếc điện thoại rồi cầm lên xem ai gọi.
Là Loan.
Tôi bấm nút nghe máy. Cũng phải hơn tháng nay tôi mới nhận được cuộc điện của cô ấy. Không biết có chuyện gì không. Bây giờ là 10 rưỡi sáng rồi.
" Alo, thầy Vĩnh à? Em Loan đây..."
"Ừ anh nghe!"
"Dạo này anh thế nào, có bận không? Mấy vụ gần đây sao rồi?"
"Cũng tạm ổn rồi em...Bên em thế nào...Vụ anh nhờ có khó quá với em không?"
"Ừm....Em cũng làm hết sức nên cũng ổn thỏa cả rồi. Anh theo dõi báo chắc cũng biết được ngay. Vụ đó cũng ầm ĩ lên thành 1 vụ động đất. Chi tiết khi nào có dịp gặp em sẽ kể sau..."
" Ừ anh cũng nghe phong thanh qua rồi. Bận quá nên chưa có thời gian tìm hiểu kĩ. Cảm ơn em nhiều nhé, giúp anh hoàn thành nốt cái duyên cũ đấy. Hôm nay em gọi có cần hỏi anh gì nữa không?"
"À...em đang có một vụ, cần anh giúp đỡ rồi...Sau khi xong vụ ở nhà cô bé Hoài thì em hữu duyên chứng kiến một sự việc khá nghiêm trọng, chính là của ông trưởng làng hiện giờ của ngôi làng ma ám đấy anh...Người ta khẩn thiết nhờ em giúp ạ..."
"Ừ vậy sao em không tiện đó giúp luôn...Vụ đó như nào em? Sao em biết?"
" Lúc vừa phong ấn ở đó xong em được dìu ra ngoài cổng làng, thì thấy một người chạy tới báo tin cho ông trưởng làng đó về việc con trai ông ta chết đuối. Nhưng vấn đề là...em còn nhìn thấy cô đỏ nhà bên đó đi theo, da dẻ tím tái như trúng tà, liên tục níu tay áo em van xin giúp đỡ...Chỉ e là sự việc vận vào cả gia đình ông ta thôi. Cái chết của cậu con trai ông trưởng làng có lẽ không đơn giản mà rất có thể cậu ta đã phạm phải yêu ma quỷ quái nào rồi, còn khá độc địa nữa. Anh hiểu mà. Em..em giờ không đủ khả năng để giúp nữa. Vụ vừa rồi em tổn hao rất nhiều sinh lực..."
Tôi thở dài trong lòng. Có lí do khó nói mà tôi khó có thể nhận lời được việc này. Bí mật ấy tôi cũng chưa dám nói với ai.
Tôi nói khéo: "Thế à...Xin lỗi em, em vất vả quá rồi. Nhưng mà thực sự sắp tới anh bận lắm, sợ không về đó được đâu...Hay em thử nhờ người khác xem..."
"Em nhờ được thì cũng đã nhờ rồi, nhưng mỗi anh là em có thể tin tưởng được thôi. Trấn nước mạnh thì chỉ có thuật vu cổ, mà anh là truyền nhân còn gì. Thấy việc nguy cấp em không thể làm ngơ nhưng giờ em sức cùng lực kiệt, mong anh giúp đỡ..."
Thấy Loan khẩn nài, tôi thực sự bối rối. Nếu liên quan đến chết trôi chết nổi thì ma quỷ đứng đằng sau không hề dễ trấn giữ. Nếu giao cho người non tay còn xôi hỏng bỏng không, nguy hại không biết đến bao nhiêu người...Tôi im lặng trong chốc lát. Lương tâm dấy lên khiến tôi tự ép mình:
"Thôi được rồi...Anh sẽ cố gắng hết sức...Em cho anh địa chỉ và cách để liên hệ với người nhà đó nhé...."
Tôi hí hoáy ghi thông tin vào tờ giấy nhớ trên mặt bàn rồi ném chiếc điện thoại xuống giường, ngồi thừ xuống đệm, thở dài thườn thượt. Thử thách sắp tới liệu tôi có vượt qua được không? Tôi chợt hối hận. Giá như lúc nãy tôi kiên quyết hơn. Thế nhưng Loan đã hết mình giúp tôi, chẳng nhẽ tôi không thể giúp lại?
Tôi là Vĩnh, một kẻ bao đồng chuyên đi giúp đỡ những con người rơi vào hoàn cảnh ác nghiệt, bị vong ma hồn quỷ quấy phá hãm hại. Tôi bén duyên với nghề này từ khi mới năm tuổi. Qua bao năm sóng gió, giờ tôi cũng tích lũy được kha khá kinh nghiệm. Tôi không dám nhận mình là thầy pháp giỏi, nhưng nhận được vụ nào, tôi đều sẽ cố gắng giải quyết bằng tất cả khả năng của mình. Không hiểu là do may mắn, tiếng lành đồn xa hay sao mà cách đây hơn chục năm, tôi đã tất bật quanh năm, được bao nhiêu người mời tới.
Tôi đưa mắt nhìn căn phòng trống vắng. Tôi ở đây đã hơn 10 năm rồi, trong căn nhà cũ kĩ ẩm mốc này. Năm nay tôi cũng đã hơn 40 tuổi, chẳng còn trẻ trung gì nữa. Cái nghiệp này khiến tôi phải cô đơn cả đời. Tôi cũng không dám ở bên cạnh ai vì nghĩ mình không xứng đáng bởi tôi không thể lo cho ai được cuộc sống chu toàn. Cái nghề nay đây mai đó, sống chết không rõ này của tôi chỉ khiến người ta thêm khổ não. Vì thế nên tôi chấp nhận cuộc sống đơn chiếc một mình.
Tôi đứng dậy, lặng lẽ bước vào nhà vệ sinh để đánh răng rửa mặt. Tay tôi run lên, cơ bắp đau điếng. Cả người tôi ê ẩm. Tôi cũng vừa trải qua một vụ tà ma kinh hoàng trong một khu chung cư cũ ở nội thành. Tay tôi vẫn còn tím bầm những vết bóp mạnh từ thế lực tà ma ấy. Đêm qua, tôi nằm ngủ còn không yên giấc, những hình ảnh ghê rợn vẫn cứ đeo đuổi vào cả trong giấc mơ của tôi. Ai bảo thầy pháp không có những nỗi ám ảnh? Khi đối diện với yêu ma, tôi luôn phải dũng mãnh và tin tưởng. Thế nhưng sau khi trút hết mọi nỗ lực, trong tôi là cảm giác trống rỗng và mụ mị.
Tôi bật đèn vệ sinh lên, đoạn với lấy chiếc bao tay cao su đeo vào tay, với lấy bàn chải và bóc 1 chai lavie ra để đánh răng. Nhà tôi có bồn rửa đàng hoàng, thế nhưng tôi không bao giờ sử dụng. Tôi vẫn để nguồn nước để chẳng may có người tới chơi mà thôi. Đánh răng xong, tôi vớ lấy bịch khăn ướt, tháo găng tay ra và lấy khăn ướt lau qua bàn tay và mặt mũi. Chắc toàn bộ gia tài của tôi chỉ dùng để mua đồ ăn, thức uống lon và khăn ướt. Có thể nói rằng, khăn ướt đã cứu vãn cuộc đời của tôi.
Chẳng ai hay biết rằng. Tôi sợ nước. Tôi không thể chịu được hình ảnh phản chiếu của mình trong những dòng nước lấp lánh. Nó gợi lại cho tôi một ký ức kinh khủng không thể nào quên khi còn nhỏ. Có thể nói khoảnh khắc đáng sợ nhất của tôi trong ngày không phải là những khi đối diện với ác linh mà chính là khi phải tắm. Trầm mình trong làn nước len lỏi khắp cơ thể khiến tôi đau đớn không chịu được. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cũng như đặc thù của công việc vẫn khiến tôi phải đối mặt với nước. Dù sao tôi vẫn cứ hạn chế hết mức có thể để nước đọng trong nhà. Trong tủ đồ ăn của tôi chất đầy đồ ăn liền và nước đóng lon. Những thứ đó giúp tôi ăn uống mà không phải nhìn trực tiếp vào nước. Nhìn thấy nước bị giam hãm trong một khối hình, tôi vẫn cảm thấy an toàn hơn đôi chút. Nỗi sợ kì quặc này đúng là không ai chịu nổi. Tôi đúng là một ông già lẩm cẩm. Những năm cuối đời không biết tôi sẽ sống ra sao.
Tôi ra đầu ngõ mua tạm chiếc bánh mì để ăn. Tôi không quá câu nệ chuyện ăn uống. Miễn sao có thứ gì đó đơn giản bỏ vào miệng là được.
"A! Chú độc thoại à! Hôm nay ăn gì cho cháu thế chú?" Thằng bé bán bánh mì thấy tôi gọi hớn hở.
"Bánh mì pate hai trứng nhé." Tôi đáp gọn lỏn.
Tôi ngồi ghế nhựa nhai bánh mì ngấu nghiến. Tôi còn chẳng nhớ tối qua ăn gì, bảo sao đói thế.
"Chú gì ơi...Mua cây kẹo cao su cho con nhé..." Một cô bé tầm 8,9 tuổi giơ rổ kẹo ra trước mặt tôi.
"Tên con là gì, nhà ở đâu? Có nhớ không?" Tôi hỏi nó.
"Chú mua kẹo cho con đi, rồi con nói."
Tôi cầm lấy 1 cây kẹo trong rổ của con bé, đoạn mở ví ra, lục ngăn trong, rút ra 1 tờ tiền giấy, đốt ngay trước mặt nó.
"Đây nhé, chú mua rồi. Nói tên ra đi, chú giúp con về nhà."
"Con tên Trang, nhà ở sau chợ Hải Hậu ạ. Bán hết rổ kẹo này con mới được về..."
"Ừ rồi, đợi chú, chú sẽ giúp con về nhà."
Con bé cười toe, máu từ trên đầu nó vẫn đang chảy xuống. "Cảm ơn chú!" Thế rồi nó biến mất.
Thằng nhóc bán bánh mì nói với tôi: "Đấy! Chú lại độc thoại rồi. Ghê quá đi mất. Chú ngồi gọn ra góc kia cho cháu còn bán hàng. Chắc cả cái phố này chả ai dám bán hàng cho chú ngoài cháu ra đâu. Vì cháu biết chú đấy, không người ta lại tưởng bị điên. Hahaa!"
"Mày chỉ tổ vớ vẩn! Chú không điên!"
"Được cái hôm nào chú ra độc thoại vài câu là cháu bán đắt hàng ngay! Hợp vía thế chứ lại!"
"Ơ thế gần đây có vụ tai nạn gi à?"
"Cháu không rõ nữa, hình như có vụ con bé bán rong chạy qua đường bị ô tô đâm bất tỉnh. Cháu cũng không rõ sống chết như nào...."
"Ờ...ờ..." Tôi ậm ừ.
Hàng ngày, chuyện gặp mấy hồn ma chết đường chết chợ thế này đối với tôi là sự quá ư bình thường. Hồi nhỏ tôi sợ lắm, còn không phân biệt được thật giả. Đến tầm tuổi này thì tôi không còn cảm thấy sợ nữa. Thực chất nhưng vong hồn này đều đáng thương, họ chết bất đắc kì tử ngoài đường, gia đình lại không làm lễ đưa về đúng cách, hoặc thậm chí còn chẳng có ai làm ma chay cho tử tế, cứ vất vưởng ở đó mãi. Họ tìm đến tôi cũng chỉ nhờ giúp đỡ mà thôi. Hàng tháng, vào 15 âm hoặc mùng 1, tôi đều cố gắng làm 1 đàn lễ cầu siêu cho những vong hồn tôi gặp phải trong tháng đó. Tới giờ tôi độ siêu cũng phải tới mấy nghìn người rồi.
Ăn xong chiếc bánh mì, tôi xoa tay vào nhau phủi phủi rồi gọi thêm cốc nhân trần, đựng trong cốc sứ được che lại bởi tấm bìa các tông mà thằng bé bán bánh mì chuẩn bị cho tôi. Tôi vừa nhấp nước nhân trần vửa thở dài và nghĩ xa xăm. Vụ việc trước mắt làm tâm tôi không sao yên được. Một người sợ nước như tôi làm sao có thể đối diện với ma da được? Tôi phải làm thế nào đây?
Tâm không tịnh, chiều hôm đấy tôi lên chùa khấn vái cả chiều, mong mình được phù hộ hoàn thành sứ mệnh khó khăn này.
Sáng hôm sau, tôi khăn gói đồ nghề, chuẩn bị rời đi sớm. Vụ việc này không thể để lâu được. Tôi đã liên hệ với người nhà kia, họ chỉ vội vội vàng vàng hẹn tôi tới thẳng hiện trường xa xôi tít mù tắp ở tận Khánh Hòa. Tiền đi lại gia đình sẽ hoàn trả cho tôi sau. Tôi đành đặt chỗ một chuyến xe đường dài vào tận Khánh Hòa, dự là sáng sớm mai mới đến nơi.
Tôi khóa cửa ngôi nhà và kéo vali bước đi, lòng nặng trĩu.
Tôi không hề hay biết rằng, vụ việc sắp tới sẽ là một trong những trải nghiệm tâm linh đáng nhớ nhất cuộc đời tôi kéo theo 1 sợi dây ân tình khó phai mờ.
U>"
Tay tôi quờ quạng mò chiếc điện thoại rồi cầm lên xem ai gọi.
Là Loan.
Tôi bấm nút nghe máy. Cũng phải hơn tháng nay tôi mới nhận được cuộc điện của cô ấy. Không biết có chuyện gì không. Bây giờ là 10 rưỡi sáng rồi.
" Alo, thầy Vĩnh à? Em Loan đây..."
"Ừ anh nghe!"
"Dạo này anh thế nào, có bận không? Mấy vụ gần đây sao rồi?"
"Cũng tạm ổn rồi em...Bên em thế nào...Vụ anh nhờ có khó quá với em không?"
"Ừm....Em cũng làm hết sức nên cũng ổn thỏa cả rồi. Anh theo dõi báo chắc cũng biết được ngay. Vụ đó cũng ầm ĩ lên thành 1 vụ động đất. Chi tiết khi nào có dịp gặp em sẽ kể sau..."
" Ừ anh cũng nghe phong thanh qua rồi. Bận quá nên chưa có thời gian tìm hiểu kĩ. Cảm ơn em nhiều nhé, giúp anh hoàn thành nốt cái duyên cũ đấy. Hôm nay em gọi có cần hỏi anh gì nữa không?"
"À...em đang có một vụ, cần anh giúp đỡ rồi...Sau khi xong vụ ở nhà cô bé Hoài thì em hữu duyên chứng kiến một sự việc khá nghiêm trọng, chính là của ông trưởng làng hiện giờ của ngôi làng ma ám đấy anh...Người ta khẩn thiết nhờ em giúp ạ..."
"Ừ vậy sao em không tiện đó giúp luôn...Vụ đó như nào em? Sao em biết?"
" Lúc vừa phong ấn ở đó xong em được dìu ra ngoài cổng làng, thì thấy một người chạy tới báo tin cho ông trưởng làng đó về việc con trai ông ta chết đuối. Nhưng vấn đề là...em còn nhìn thấy cô đỏ nhà bên đó đi theo, da dẻ tím tái như trúng tà, liên tục níu tay áo em van xin giúp đỡ...Chỉ e là sự việc vận vào cả gia đình ông ta thôi. Cái chết của cậu con trai ông trưởng làng có lẽ không đơn giản mà rất có thể cậu ta đã phạm phải yêu ma quỷ quái nào rồi, còn khá độc địa nữa. Anh hiểu mà. Em..em giờ không đủ khả năng để giúp nữa. Vụ vừa rồi em tổn hao rất nhiều sinh lực..."
Tôi thở dài trong lòng. Có lí do khó nói mà tôi khó có thể nhận lời được việc này. Bí mật ấy tôi cũng chưa dám nói với ai.
Tôi nói khéo: "Thế à...Xin lỗi em, em vất vả quá rồi. Nhưng mà thực sự sắp tới anh bận lắm, sợ không về đó được đâu...Hay em thử nhờ người khác xem..."
"Em nhờ được thì cũng đã nhờ rồi, nhưng mỗi anh là em có thể tin tưởng được thôi. Trấn nước mạnh thì chỉ có thuật vu cổ, mà anh là truyền nhân còn gì. Thấy việc nguy cấp em không thể làm ngơ nhưng giờ em sức cùng lực kiệt, mong anh giúp đỡ..."
Thấy Loan khẩn nài, tôi thực sự bối rối. Nếu liên quan đến chết trôi chết nổi thì ma quỷ đứng đằng sau không hề dễ trấn giữ. Nếu giao cho người non tay còn xôi hỏng bỏng không, nguy hại không biết đến bao nhiêu người...Tôi im lặng trong chốc lát. Lương tâm dấy lên khiến tôi tự ép mình:
"Thôi được rồi...Anh sẽ cố gắng hết sức...Em cho anh địa chỉ và cách để liên hệ với người nhà đó nhé...."
Tôi hí hoáy ghi thông tin vào tờ giấy nhớ trên mặt bàn rồi ném chiếc điện thoại xuống giường, ngồi thừ xuống đệm, thở dài thườn thượt. Thử thách sắp tới liệu tôi có vượt qua được không? Tôi chợt hối hận. Giá như lúc nãy tôi kiên quyết hơn. Thế nhưng Loan đã hết mình giúp tôi, chẳng nhẽ tôi không thể giúp lại?
Tôi là Vĩnh, một kẻ bao đồng chuyên đi giúp đỡ những con người rơi vào hoàn cảnh ác nghiệt, bị vong ma hồn quỷ quấy phá hãm hại. Tôi bén duyên với nghề này từ khi mới năm tuổi. Qua bao năm sóng gió, giờ tôi cũng tích lũy được kha khá kinh nghiệm. Tôi không dám nhận mình là thầy pháp giỏi, nhưng nhận được vụ nào, tôi đều sẽ cố gắng giải quyết bằng tất cả khả năng của mình. Không hiểu là do may mắn, tiếng lành đồn xa hay sao mà cách đây hơn chục năm, tôi đã tất bật quanh năm, được bao nhiêu người mời tới.
Tôi đưa mắt nhìn căn phòng trống vắng. Tôi ở đây đã hơn 10 năm rồi, trong căn nhà cũ kĩ ẩm mốc này. Năm nay tôi cũng đã hơn 40 tuổi, chẳng còn trẻ trung gì nữa. Cái nghiệp này khiến tôi phải cô đơn cả đời. Tôi cũng không dám ở bên cạnh ai vì nghĩ mình không xứng đáng bởi tôi không thể lo cho ai được cuộc sống chu toàn. Cái nghề nay đây mai đó, sống chết không rõ này của tôi chỉ khiến người ta thêm khổ não. Vì thế nên tôi chấp nhận cuộc sống đơn chiếc một mình.
Tôi đứng dậy, lặng lẽ bước vào nhà vệ sinh để đánh răng rửa mặt. Tay tôi run lên, cơ bắp đau điếng. Cả người tôi ê ẩm. Tôi cũng vừa trải qua một vụ tà ma kinh hoàng trong một khu chung cư cũ ở nội thành. Tay tôi vẫn còn tím bầm những vết bóp mạnh từ thế lực tà ma ấy. Đêm qua, tôi nằm ngủ còn không yên giấc, những hình ảnh ghê rợn vẫn cứ đeo đuổi vào cả trong giấc mơ của tôi. Ai bảo thầy pháp không có những nỗi ám ảnh? Khi đối diện với yêu ma, tôi luôn phải dũng mãnh và tin tưởng. Thế nhưng sau khi trút hết mọi nỗ lực, trong tôi là cảm giác trống rỗng và mụ mị.
Tôi bật đèn vệ sinh lên, đoạn với lấy chiếc bao tay cao su đeo vào tay, với lấy bàn chải và bóc 1 chai lavie ra để đánh răng. Nhà tôi có bồn rửa đàng hoàng, thế nhưng tôi không bao giờ sử dụng. Tôi vẫn để nguồn nước để chẳng may có người tới chơi mà thôi. Đánh răng xong, tôi vớ lấy bịch khăn ướt, tháo găng tay ra và lấy khăn ướt lau qua bàn tay và mặt mũi. Chắc toàn bộ gia tài của tôi chỉ dùng để mua đồ ăn, thức uống lon và khăn ướt. Có thể nói rằng, khăn ướt đã cứu vãn cuộc đời của tôi.
Chẳng ai hay biết rằng. Tôi sợ nước. Tôi không thể chịu được hình ảnh phản chiếu của mình trong những dòng nước lấp lánh. Nó gợi lại cho tôi một ký ức kinh khủng không thể nào quên khi còn nhỏ. Có thể nói khoảnh khắc đáng sợ nhất của tôi trong ngày không phải là những khi đối diện với ác linh mà chính là khi phải tắm. Trầm mình trong làn nước len lỏi khắp cơ thể khiến tôi đau đớn không chịu được. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cũng như đặc thù của công việc vẫn khiến tôi phải đối mặt với nước. Dù sao tôi vẫn cứ hạn chế hết mức có thể để nước đọng trong nhà. Trong tủ đồ ăn của tôi chất đầy đồ ăn liền và nước đóng lon. Những thứ đó giúp tôi ăn uống mà không phải nhìn trực tiếp vào nước. Nhìn thấy nước bị giam hãm trong một khối hình, tôi vẫn cảm thấy an toàn hơn đôi chút. Nỗi sợ kì quặc này đúng là không ai chịu nổi. Tôi đúng là một ông già lẩm cẩm. Những năm cuối đời không biết tôi sẽ sống ra sao.
Tôi ra đầu ngõ mua tạm chiếc bánh mì để ăn. Tôi không quá câu nệ chuyện ăn uống. Miễn sao có thứ gì đó đơn giản bỏ vào miệng là được.
"A! Chú độc thoại à! Hôm nay ăn gì cho cháu thế chú?" Thằng bé bán bánh mì thấy tôi gọi hớn hở.
"Bánh mì pate hai trứng nhé." Tôi đáp gọn lỏn.
Tôi ngồi ghế nhựa nhai bánh mì ngấu nghiến. Tôi còn chẳng nhớ tối qua ăn gì, bảo sao đói thế.
"Chú gì ơi...Mua cây kẹo cao su cho con nhé..." Một cô bé tầm 8,9 tuổi giơ rổ kẹo ra trước mặt tôi.
"Tên con là gì, nhà ở đâu? Có nhớ không?" Tôi hỏi nó.
"Chú mua kẹo cho con đi, rồi con nói."
Tôi cầm lấy 1 cây kẹo trong rổ của con bé, đoạn mở ví ra, lục ngăn trong, rút ra 1 tờ tiền giấy, đốt ngay trước mặt nó.
"Đây nhé, chú mua rồi. Nói tên ra đi, chú giúp con về nhà."
"Con tên Trang, nhà ở sau chợ Hải Hậu ạ. Bán hết rổ kẹo này con mới được về..."
"Ừ rồi, đợi chú, chú sẽ giúp con về nhà."
Con bé cười toe, máu từ trên đầu nó vẫn đang chảy xuống. "Cảm ơn chú!" Thế rồi nó biến mất.
Thằng nhóc bán bánh mì nói với tôi: "Đấy! Chú lại độc thoại rồi. Ghê quá đi mất. Chú ngồi gọn ra góc kia cho cháu còn bán hàng. Chắc cả cái phố này chả ai dám bán hàng cho chú ngoài cháu ra đâu. Vì cháu biết chú đấy, không người ta lại tưởng bị điên. Hahaa!"
"Mày chỉ tổ vớ vẩn! Chú không điên!"
"Được cái hôm nào chú ra độc thoại vài câu là cháu bán đắt hàng ngay! Hợp vía thế chứ lại!"
"Ơ thế gần đây có vụ tai nạn gi à?"
"Cháu không rõ nữa, hình như có vụ con bé bán rong chạy qua đường bị ô tô đâm bất tỉnh. Cháu cũng không rõ sống chết như nào...."
"Ờ...ờ..." Tôi ậm ừ.
Hàng ngày, chuyện gặp mấy hồn ma chết đường chết chợ thế này đối với tôi là sự quá ư bình thường. Hồi nhỏ tôi sợ lắm, còn không phân biệt được thật giả. Đến tầm tuổi này thì tôi không còn cảm thấy sợ nữa. Thực chất nhưng vong hồn này đều đáng thương, họ chết bất đắc kì tử ngoài đường, gia đình lại không làm lễ đưa về đúng cách, hoặc thậm chí còn chẳng có ai làm ma chay cho tử tế, cứ vất vưởng ở đó mãi. Họ tìm đến tôi cũng chỉ nhờ giúp đỡ mà thôi. Hàng tháng, vào 15 âm hoặc mùng 1, tôi đều cố gắng làm 1 đàn lễ cầu siêu cho những vong hồn tôi gặp phải trong tháng đó. Tới giờ tôi độ siêu cũng phải tới mấy nghìn người rồi.
Ăn xong chiếc bánh mì, tôi xoa tay vào nhau phủi phủi rồi gọi thêm cốc nhân trần, đựng trong cốc sứ được che lại bởi tấm bìa các tông mà thằng bé bán bánh mì chuẩn bị cho tôi. Tôi vừa nhấp nước nhân trần vửa thở dài và nghĩ xa xăm. Vụ việc trước mắt làm tâm tôi không sao yên được. Một người sợ nước như tôi làm sao có thể đối diện với ma da được? Tôi phải làm thế nào đây?
Tâm không tịnh, chiều hôm đấy tôi lên chùa khấn vái cả chiều, mong mình được phù hộ hoàn thành sứ mệnh khó khăn này.
Sáng hôm sau, tôi khăn gói đồ nghề, chuẩn bị rời đi sớm. Vụ việc này không thể để lâu được. Tôi đã liên hệ với người nhà kia, họ chỉ vội vội vàng vàng hẹn tôi tới thẳng hiện trường xa xôi tít mù tắp ở tận Khánh Hòa. Tiền đi lại gia đình sẽ hoàn trả cho tôi sau. Tôi đành đặt chỗ một chuyến xe đường dài vào tận Khánh Hòa, dự là sáng sớm mai mới đến nơi.
Tôi khóa cửa ngôi nhà và kéo vali bước đi, lòng nặng trĩu.
Tôi không hề hay biết rằng, vụ việc sắp tới sẽ là một trong những trải nghiệm tâm linh đáng nhớ nhất cuộc đời tôi kéo theo 1 sợi dây ân tình khó phai mờ.
U>"
Tác giả :
Thục Linh