Câu Chuyện Phù Sinh
Quyển 1 - Chương 4
Tối hôm đó, trong thị trấn nhỏ gặp phải một trận mưa đá lớn hiếm thấy. Những hòn đá như hạt bi ve trút xuống dày đặc. Cỏ cây, hoa lá, nóc nhà, mặt đất, một vạt tan hoang.
Sáng sớm hôm sau, khi Liêu đi học, nhìn thấy bên gốc cây ngân hạnh có một con chim đã chết, lưng trắng cánh đen, đôi cánh giang rộng cứng đờ, tới tận lúc chết vẫn giữ nguyên tư thế đang bay.
Liêu bỗng dưng cảm thấy buồn bã, bèn đào một cái hố dưới gốc cây để chôn con chim.
Từ đó về sau, Liêu không còn nghe thấy tiếng chim hót dịu êm trên cây ngân hạnh nữa. Trong giấc mơ dưới gốc cây cũng thiếu vắng một âm thanh êm đềm.
Và nó cũng không còn nhìn thấy ông già áo đen tóc bạc hôm đó nữa.
Hôm nay, thời tiết xấu một cách khác thường, mây đen che kín mặt trời, oi bức khó chịu.
Liêu đang một mình trên đường trở về nhà, khi sắp tới gốc cây ngân hạnh, bỗng sau lưng có một cảm giác vô cùng quái lạ, giống như có người đang âm thầm bám sát.
Liêu quay đầu lại, phía sau trống trải, không một bóng người.
Nó lại tiếp tục đi. Trong rừng ngân hạnh thi thoảng phất qua một cơn gió nhẹ hiếm hoi, lá cây khe khẽ xào xạc trên đầu. Cảm giác quái lạ vẫn đeo đẳng sau lưng.
– Meo!!!
Một tiếng mèo gào lạnh lẽo thình lình vọng lên trong rừng. Liêu quay phắt đầu lại. Trong bóng cây mờ tối, một luồng sáng trắng loé từ giữa không trung chiếu thẳng xuống mặt đất. Tiếp đó, một trận cuồng phong cuốn tung đất bụi sỏi đá, lao thẳng tới người Liêu khiến nó nhắm chặt mắt lại. Luồng sức mạnh to lớn đó đã đẩy bật nó về phía sau tới vài chục mét, hai chân vạch trên mặt đất thành hai vệt kéo dài.
Đứng bên ngoài cánh rừng, nhìn vào rừng cây vô cùng thân thuộc, Liêu bỗng dưng cảm thấy một nỗi bất an, thậm chí là sợ hãi. Trong khu rừng mịt mù cát bay đá chạy, không nhìn thấy ánh sáng, không nhận được âm thanh, chỉ có sự nguy hiểm.
Liêu chạy như bay về nhà.
– Lại đánh nhau với ai thế? – Một người đàn ông mang kính, dáng vẻ nho nhã, người khoác tạp dề, cẩn thận đặt bát canh nóng hôi hổi lên chiếc bàn bát tiên ở giữa căn phòng, rồi lại bày mấy đĩa thức ăn đẹp mắt xung quanh bát canh.
Liêu đứng trước cửa, vụng về vặn vẹo hai tay vào nhau, bím tóc xoã tung, bên mép một vệt tím bầm, bộ đồng phục học sinh màu đỏ ngang dọc vết bẩn, nút áo đã bay mất quá nửa, số còn lại cũng lủng lẳng muốn rớt.
– Hai thằng con trai ở lớp bên cạnh đi mượn tiền của một đứa nhóc lớp một, làm thằng bé sợ run cầm cập. – Liêu từ từ nhích tới bên bàn, thèm thuồng nhìn các món ăn.
Chỉ cần bước qua cửa nhà, chỉ cần về đến bên cạnh người đàn ông này, mọi cảm giác bất an của Liêu đều tan biến hết.
– Còn người nào nhìn thấy không? – Người đàn ông chỉnh lại gọng kính, hỏi.
Liêu thè lưỡi:
– Ở ngay giữa con đường nhỏ tại cổng sau trường học, đến một bóng ma cũng không có!
– Thế thì tốt. Đánh lộn sẽ bị đuổi học. Bọn họ đã chờ cơ hội này lâu lắm rồi! – Người đàn ông thở phào – Ăn cơm trước hay uống thuốc trước?
– Ăn cơm! – Liêu reo lên hớn hở, rồi nói – À đúng rồi, hôm nay trên đường về nhà rất quái lạ, cứ như có người bám theo con. Khi qua rừng ngân hạnh, con bị một trận cuồng phong quái đản xô bật ra ngoài. Ở trong rừng còn có tiếng động rất lạ lùng. Con không dám nhìn kỹ, bỏ chạy luôn.
– Ừ! Biết rồi. Mau ăn đi!
Liêu có gia đình nhưng không có cha mẹ.
Người đàn ông bên cạnh nó dáng người cao gầy, mừng giận không lộ ra nét mặt, tướng mạo anh tuấn, có một cái tên rất bình thường: Lương Vũ Đống.
Nó gọi người này là sư phụ.
Một tiếng sư phụ, hữu danh vô thực. Mười năm qua, Lương Vũ Đống ngoài việc chăm sóc Liêu, chưa từng dạy nó bất cứ thứ gì.
Anh biết điều chế thuốc. Những cây thuốc hái về từ ngọn núi rất xa được phơi khô hoặc sấy khô. Trong vô số những đêm trăng sáng sao thưa, trong căn phòng ở mé tây khu nhà lúc nào cũng vang lên từng hồi tiếng chày giã thuốc.
Liêu từng léo lút nhìn trộm vào căn phòng đó qua khe cửa sổ. Dưới ánh đèn vàng nhạt, Lương Vũ Đồng chăm chú cầm chiếc thìa nhỏ, xúc lấy một thìa bột từ trong hộp thuốc đen ngòm, rồi đổ vào trong chiếc bình sứ trắng muốt trên tay, lắc khẽ, vừa lắc vừa nhìn vào một cuốn sách gáy đóng chỉ đặt trên tay, một cuốn sách cũ kỹ mong manh như lá khô.
Liêu ngỡ rằng anh đang tập trung tuyệt đối, nhưng mỗi khi nó muốn nhìn cho rõ ràng hơn, luôn có một luồng gió cát từ bên mép cửa sổ thổi thẳng vào mắt nó. Đến khi nó gắng gượng mở đôi mắt vừa dụi đến đỏ sọng ra, Lương Vũ Đống đã âm thầm đứng bên cạnh nó từ lúc nào, kéo tai nó lúc này đang thè lưỡi ra, lôi về phòng.
Chuyện này mỗi năm thế nào cũng xảy ra vài lần. Cuốn sách cũ kỹ kia chính là thứ Liêu cảm thấy hào hứng nhất ngoài kem đậu xanh.
Nó từng xem trộm, nhưng nó không hiểu. Chữ trong cuốn sách chi chít dày đặc, giống như một đàn kiến đang ngẩng đầu ưỡn ngực cười nhạo nó. Trong sách có một trang bị giở nhiều tới mức sắp nát tươm.
Trong nhiều đêm hè trăng trong, hoặc những buổi sớm đông mai hồng chiếu tuyết, Lương Vũ Đống ngồi trước chiếc bàn đá trong sân, uống rượu một mình. Khi ngà ngà say, anh luôn đắm mình trong ánh trăng, hoặc trong tuyết nhẹ, khe khẽ ngâm nga.
Non lạnh thay sắc biếc,
Suối thu nước liu riu.
Tựa gậy ngoài cổng vắng,
Đón gió nghe ve chiều.
Ngọn gió núi ngang qua thổi tung những nếp áo chỉnh tề trên người anh, cuốn rơi mấy cánh hoa, nhuộm thêm sắc màu lên mái tóc đen nhánh. Mỗi khi tới lúc này, Liêu sẽ nhảy tưng tưng đến bên cạnh anh như một chú thỏ con, đứng lên ghế đá, vừa cười khúc khích vừa nhặt những cánh hoa trên tóc anh xuống.
– Chơi trò phong nhã thế đã chán chưa? Không thiết ăn cơm à? – Không khí vui vẻ thường bị cắt ngang bởi một giọng nữ cao lanh lảnh.
Mạt Bạch trong bộ y phục trắng muốt mỹ miều, bưng một rổ rau xanh, vẻ lạnh như băng sương, bước tới trước mặt họ, đặt phịch rổ rau xuống trước mặt Liêu:
– Ranh con, mau đi rửa rau!
– Thưa chị Mạt Bạch, tuân lệnh! – Liêu le lưỡi, bưng rổ rau chạy mất.
– Tính khí cô thật tệ! – Lương Vũ Đống khẽ nhún vai.
Mạt Bạch giận dữ lườm anh một cái sắc lẹm, nhìn theo Liêu đang chạy đi, lạnh lùng nói:
– Tôi không giàu tình cảm như anh, tôi ghét nhất là làm việc theo tình cảm!
Phải giải thích về cô gái Mạt Bạch này như thế nào đây? Lương Vũ Đống là người đàn ông đầu tiên Liêu nhìn thấy trong ký ức, còn Mạt Bạch là người phụ nữ đầu tiên Liêu nhìn thấy và còn nhớ được.
Ba người bọn họ sống dưới một mái nhà.
Mạt Bạch xinh đẹp tuyệt với, ánh mắt sóng sánh quyến rũ, muôn vẻ phong tình. Cô ta thích nhất là làm đẹp, mỗi ngày đều đổi một kiểu váy áo khác nhau, nhưng màu sắc luôn là một màu trắng muôn năm không đổi. Cô không phải vợ của Lương Vũ Đống, cũng không phải là người thân thích của anh ta, hình như cũng không phải là bạn. Cô cả ngày cáng đáng hầu hết các loại việc nhà trong những tiếng càu nhàu chửi bới, thi thoảng đi xa giúp Lương Vũ Đống hái thuốc, còn những lúc khác đều không thấy tăm hơi đâu.
Từ nhỏ tới lớn, Liêu chưa từng thấy Mạt Bạch cười với nó lần nào. Ngoài những lời la mắng kiểu như “cởi ngay quần áo bẩn ra", “cút về đi ngủ", còn lại chỉ là lườm nguýt và không thèm đếm xỉa.
Liêu biết Mạt Bạch rất thích ăn cá. Có lần Mạt Bạch bị ốm không ăn được gì, Liêu đã lén chạy tới con sông phía sau núi bắt cá tươi cho Mạt Bạch, suýt nữa trượt chân ngã xuống sông chết đuối. Tới khi Liêu bưng bát canh cá đến trước giường Mạt Bạch, cô ta liền thẳng tay hất đổ xuống sàn nhà, quát nó cút đi.
Trước cuộc sống chung theo kiểu “phù thuỷ biến thái và cừu non ngây thơ", Liêu không tức giận, chỉ thấy quái lạ. Suy đi nghĩ lại rất lâu, nó cũng không nghĩ ra mình có chỗ nào đắc tội với Mạt Bạch. Lẽ nào Mạt Bạch cảm thấy nó quá xấu xí?
Tuy rằng có chút băn khoăn, nhưng Liêu vẫn không tức giận. Nó căn bản không hề có những khái niệm như “tức giận" hay “thù oán".
Mạt Bạch cũng giống như Lương Vũ Đống, vẫn là những người quan trọng nhất bên cạnh nó.
Vừa bôi thứ thuốc cao mát lạnh lên vết thương của Liêu, Lương Vũ Đống vừa lắc đầu nói:
– Nói với con n lần rồi, làm người phải biết khiêm tốn. Đánh nhau với người ta, bị đánh cho vỡ đầu thì biết làm thế nào?
– Con có phải là cái tách sứ đâu, làm sao mà dễ vỡ như thế được! – Liêu đau tới mức nghiến răng méo miệng – Nhẹ thôi, nhẹ thôi!
Anh dừng tay, không bôi thuốc nữa.
– Đối với ta, con chỉ có một! – Anh nhìn Liêu, vẻ hơi thấp thỏm bất an, rồi sắc mặt nhanh chóng trở lại bình thường, đứng lên cầm theo hộp thuốc đi vào phòng trong – Trong bếp vẫn còn canh, tự múc mà ăn!
Sư phụ dạo này dường như hơi khác với trước kia.
Liêu nhìn theo bóng anh, thận trọng day day bên mép.
Sáng sớm hôm sau, khi Liêu đi học, nhìn thấy bên gốc cây ngân hạnh có một con chim đã chết, lưng trắng cánh đen, đôi cánh giang rộng cứng đờ, tới tận lúc chết vẫn giữ nguyên tư thế đang bay.
Liêu bỗng dưng cảm thấy buồn bã, bèn đào một cái hố dưới gốc cây để chôn con chim.
Từ đó về sau, Liêu không còn nghe thấy tiếng chim hót dịu êm trên cây ngân hạnh nữa. Trong giấc mơ dưới gốc cây cũng thiếu vắng một âm thanh êm đềm.
Và nó cũng không còn nhìn thấy ông già áo đen tóc bạc hôm đó nữa.
Hôm nay, thời tiết xấu một cách khác thường, mây đen che kín mặt trời, oi bức khó chịu.
Liêu đang một mình trên đường trở về nhà, khi sắp tới gốc cây ngân hạnh, bỗng sau lưng có một cảm giác vô cùng quái lạ, giống như có người đang âm thầm bám sát.
Liêu quay đầu lại, phía sau trống trải, không một bóng người.
Nó lại tiếp tục đi. Trong rừng ngân hạnh thi thoảng phất qua một cơn gió nhẹ hiếm hoi, lá cây khe khẽ xào xạc trên đầu. Cảm giác quái lạ vẫn đeo đẳng sau lưng.
– Meo!!!
Một tiếng mèo gào lạnh lẽo thình lình vọng lên trong rừng. Liêu quay phắt đầu lại. Trong bóng cây mờ tối, một luồng sáng trắng loé từ giữa không trung chiếu thẳng xuống mặt đất. Tiếp đó, một trận cuồng phong cuốn tung đất bụi sỏi đá, lao thẳng tới người Liêu khiến nó nhắm chặt mắt lại. Luồng sức mạnh to lớn đó đã đẩy bật nó về phía sau tới vài chục mét, hai chân vạch trên mặt đất thành hai vệt kéo dài.
Đứng bên ngoài cánh rừng, nhìn vào rừng cây vô cùng thân thuộc, Liêu bỗng dưng cảm thấy một nỗi bất an, thậm chí là sợ hãi. Trong khu rừng mịt mù cát bay đá chạy, không nhìn thấy ánh sáng, không nhận được âm thanh, chỉ có sự nguy hiểm.
Liêu chạy như bay về nhà.
– Lại đánh nhau với ai thế? – Một người đàn ông mang kính, dáng vẻ nho nhã, người khoác tạp dề, cẩn thận đặt bát canh nóng hôi hổi lên chiếc bàn bát tiên ở giữa căn phòng, rồi lại bày mấy đĩa thức ăn đẹp mắt xung quanh bát canh.
Liêu đứng trước cửa, vụng về vặn vẹo hai tay vào nhau, bím tóc xoã tung, bên mép một vệt tím bầm, bộ đồng phục học sinh màu đỏ ngang dọc vết bẩn, nút áo đã bay mất quá nửa, số còn lại cũng lủng lẳng muốn rớt.
– Hai thằng con trai ở lớp bên cạnh đi mượn tiền của một đứa nhóc lớp một, làm thằng bé sợ run cầm cập. – Liêu từ từ nhích tới bên bàn, thèm thuồng nhìn các món ăn.
Chỉ cần bước qua cửa nhà, chỉ cần về đến bên cạnh người đàn ông này, mọi cảm giác bất an của Liêu đều tan biến hết.
– Còn người nào nhìn thấy không? – Người đàn ông chỉnh lại gọng kính, hỏi.
Liêu thè lưỡi:
– Ở ngay giữa con đường nhỏ tại cổng sau trường học, đến một bóng ma cũng không có!
– Thế thì tốt. Đánh lộn sẽ bị đuổi học. Bọn họ đã chờ cơ hội này lâu lắm rồi! – Người đàn ông thở phào – Ăn cơm trước hay uống thuốc trước?
– Ăn cơm! – Liêu reo lên hớn hở, rồi nói – À đúng rồi, hôm nay trên đường về nhà rất quái lạ, cứ như có người bám theo con. Khi qua rừng ngân hạnh, con bị một trận cuồng phong quái đản xô bật ra ngoài. Ở trong rừng còn có tiếng động rất lạ lùng. Con không dám nhìn kỹ, bỏ chạy luôn.
– Ừ! Biết rồi. Mau ăn đi!
Liêu có gia đình nhưng không có cha mẹ.
Người đàn ông bên cạnh nó dáng người cao gầy, mừng giận không lộ ra nét mặt, tướng mạo anh tuấn, có một cái tên rất bình thường: Lương Vũ Đống.
Nó gọi người này là sư phụ.
Một tiếng sư phụ, hữu danh vô thực. Mười năm qua, Lương Vũ Đống ngoài việc chăm sóc Liêu, chưa từng dạy nó bất cứ thứ gì.
Anh biết điều chế thuốc. Những cây thuốc hái về từ ngọn núi rất xa được phơi khô hoặc sấy khô. Trong vô số những đêm trăng sáng sao thưa, trong căn phòng ở mé tây khu nhà lúc nào cũng vang lên từng hồi tiếng chày giã thuốc.
Liêu từng léo lút nhìn trộm vào căn phòng đó qua khe cửa sổ. Dưới ánh đèn vàng nhạt, Lương Vũ Đồng chăm chú cầm chiếc thìa nhỏ, xúc lấy một thìa bột từ trong hộp thuốc đen ngòm, rồi đổ vào trong chiếc bình sứ trắng muốt trên tay, lắc khẽ, vừa lắc vừa nhìn vào một cuốn sách gáy đóng chỉ đặt trên tay, một cuốn sách cũ kỹ mong manh như lá khô.
Liêu ngỡ rằng anh đang tập trung tuyệt đối, nhưng mỗi khi nó muốn nhìn cho rõ ràng hơn, luôn có một luồng gió cát từ bên mép cửa sổ thổi thẳng vào mắt nó. Đến khi nó gắng gượng mở đôi mắt vừa dụi đến đỏ sọng ra, Lương Vũ Đống đã âm thầm đứng bên cạnh nó từ lúc nào, kéo tai nó lúc này đang thè lưỡi ra, lôi về phòng.
Chuyện này mỗi năm thế nào cũng xảy ra vài lần. Cuốn sách cũ kỹ kia chính là thứ Liêu cảm thấy hào hứng nhất ngoài kem đậu xanh.
Nó từng xem trộm, nhưng nó không hiểu. Chữ trong cuốn sách chi chít dày đặc, giống như một đàn kiến đang ngẩng đầu ưỡn ngực cười nhạo nó. Trong sách có một trang bị giở nhiều tới mức sắp nát tươm.
Trong nhiều đêm hè trăng trong, hoặc những buổi sớm đông mai hồng chiếu tuyết, Lương Vũ Đống ngồi trước chiếc bàn đá trong sân, uống rượu một mình. Khi ngà ngà say, anh luôn đắm mình trong ánh trăng, hoặc trong tuyết nhẹ, khe khẽ ngâm nga.
Non lạnh thay sắc biếc,
Suối thu nước liu riu.
Tựa gậy ngoài cổng vắng,
Đón gió nghe ve chiều.
Ngọn gió núi ngang qua thổi tung những nếp áo chỉnh tề trên người anh, cuốn rơi mấy cánh hoa, nhuộm thêm sắc màu lên mái tóc đen nhánh. Mỗi khi tới lúc này, Liêu sẽ nhảy tưng tưng đến bên cạnh anh như một chú thỏ con, đứng lên ghế đá, vừa cười khúc khích vừa nhặt những cánh hoa trên tóc anh xuống.
– Chơi trò phong nhã thế đã chán chưa? Không thiết ăn cơm à? – Không khí vui vẻ thường bị cắt ngang bởi một giọng nữ cao lanh lảnh.
Mạt Bạch trong bộ y phục trắng muốt mỹ miều, bưng một rổ rau xanh, vẻ lạnh như băng sương, bước tới trước mặt họ, đặt phịch rổ rau xuống trước mặt Liêu:
– Ranh con, mau đi rửa rau!
– Thưa chị Mạt Bạch, tuân lệnh! – Liêu le lưỡi, bưng rổ rau chạy mất.
– Tính khí cô thật tệ! – Lương Vũ Đống khẽ nhún vai.
Mạt Bạch giận dữ lườm anh một cái sắc lẹm, nhìn theo Liêu đang chạy đi, lạnh lùng nói:
– Tôi không giàu tình cảm như anh, tôi ghét nhất là làm việc theo tình cảm!
Phải giải thích về cô gái Mạt Bạch này như thế nào đây? Lương Vũ Đống là người đàn ông đầu tiên Liêu nhìn thấy trong ký ức, còn Mạt Bạch là người phụ nữ đầu tiên Liêu nhìn thấy và còn nhớ được.
Ba người bọn họ sống dưới một mái nhà.
Mạt Bạch xinh đẹp tuyệt với, ánh mắt sóng sánh quyến rũ, muôn vẻ phong tình. Cô ta thích nhất là làm đẹp, mỗi ngày đều đổi một kiểu váy áo khác nhau, nhưng màu sắc luôn là một màu trắng muôn năm không đổi. Cô không phải vợ của Lương Vũ Đống, cũng không phải là người thân thích của anh ta, hình như cũng không phải là bạn. Cô cả ngày cáng đáng hầu hết các loại việc nhà trong những tiếng càu nhàu chửi bới, thi thoảng đi xa giúp Lương Vũ Đống hái thuốc, còn những lúc khác đều không thấy tăm hơi đâu.
Từ nhỏ tới lớn, Liêu chưa từng thấy Mạt Bạch cười với nó lần nào. Ngoài những lời la mắng kiểu như “cởi ngay quần áo bẩn ra", “cút về đi ngủ", còn lại chỉ là lườm nguýt và không thèm đếm xỉa.
Liêu biết Mạt Bạch rất thích ăn cá. Có lần Mạt Bạch bị ốm không ăn được gì, Liêu đã lén chạy tới con sông phía sau núi bắt cá tươi cho Mạt Bạch, suýt nữa trượt chân ngã xuống sông chết đuối. Tới khi Liêu bưng bát canh cá đến trước giường Mạt Bạch, cô ta liền thẳng tay hất đổ xuống sàn nhà, quát nó cút đi.
Trước cuộc sống chung theo kiểu “phù thuỷ biến thái và cừu non ngây thơ", Liêu không tức giận, chỉ thấy quái lạ. Suy đi nghĩ lại rất lâu, nó cũng không nghĩ ra mình có chỗ nào đắc tội với Mạt Bạch. Lẽ nào Mạt Bạch cảm thấy nó quá xấu xí?
Tuy rằng có chút băn khoăn, nhưng Liêu vẫn không tức giận. Nó căn bản không hề có những khái niệm như “tức giận" hay “thù oán".
Mạt Bạch cũng giống như Lương Vũ Đống, vẫn là những người quan trọng nhất bên cạnh nó.
Vừa bôi thứ thuốc cao mát lạnh lên vết thương của Liêu, Lương Vũ Đống vừa lắc đầu nói:
– Nói với con n lần rồi, làm người phải biết khiêm tốn. Đánh nhau với người ta, bị đánh cho vỡ đầu thì biết làm thế nào?
– Con có phải là cái tách sứ đâu, làm sao mà dễ vỡ như thế được! – Liêu đau tới mức nghiến răng méo miệng – Nhẹ thôi, nhẹ thôi!
Anh dừng tay, không bôi thuốc nữa.
– Đối với ta, con chỉ có một! – Anh nhìn Liêu, vẻ hơi thấp thỏm bất an, rồi sắc mặt nhanh chóng trở lại bình thường, đứng lên cầm theo hộp thuốc đi vào phòng trong – Trong bếp vẫn còn canh, tự múc mà ăn!
Sư phụ dạo này dường như hơi khác với trước kia.
Liêu nhìn theo bóng anh, thận trọng day day bên mép.
Tác giả :
Sa La Song Thụ