Cao Thủ Kiếm Tiền!
Chương 37: Câu chuyện trong đêm
Trương Thắng vốn chiếu cố tính cách thẹn thùng của Tiểu Lộ, hai bên vừa mới có chút ý tứ, không tiện lên lầu, định ở ngoài đợi, nhưng giờ không kìm lòng được nữa. Nhìn máy nhắn tin, mới có 6h38, còn cách giờ hẹn tới hơn một tiếng nữa, liền len lén lên lầu.
Nhà máy tin Tam Tinh có tới ba khu KTX, một khu cho nam, một khu nữ và một khu tập thể gia đình, đều xây dựng vào thập niên 70, 80 đó là thời kỳ huy hoàng của những xí nghiệp nhà nước, ai kiếm được việc ở cơ quan nhà nước, là có cái bát sắt cả đời không lo rồi, thậm chí mãi về sau tư tưởng này vẫn còn rất phổ biến. Nhưng theo cùng đất nước mở cửa, các quốc xĩ bắt đầu đào thải, KTX lâu rồi không được sửa chữa nâng cấp, kiến trúc cũ kỹ không theo kịp thời đại nữa, tiện nghi sinh hoạt cũng không tốt, nhưng được cái nhà cửa chắc chắn, thời đó hiếm có chuyện bớt xén vật liệu.
KTX tổng cộng có năm tầng, Tiểu Lộ ở tầng ba, nơi này có quản lý kiêm bảo vệ, cũng là nữ, nhưng chỉ danh nghĩa thôi, chẳng bao giờ thấy mặt bà ta, Trương Thắng vào như chốn không người. Nhà máy vì tiết kiệm điện, đèn đường vừa ít lại vừa tối, cái gì hỏng thì gom tiền mà sửa, báo lên nhà máy đợi mút mùa, tầng một tầng hai tối đen như bãi tha ma, Trương Thắng từng tới đây sửa điện nhiều lần, cô gái trong lòng sống ở đâu càng ghi nhớ, nên không thành vấn đề.
Chỗ này là nhà vệ sinh, đây là phòng tắm, phòng giặt, đều là công cộng, vòi nước trong phòng giặt không được vặn chặt, nước nhỏ tí tách, Trương Thắng không tin chuyện ma quỷ, nhưng ở hành lang tĩnh mịch thế này cũng rất rợn người.
Khẽ khàng bước tới phòng Tiểu Lộ ở, ánh đèn heo hắt từ khe cửa chiếu ra làm hành lang sớm hơn một chút, hiển nhiên bên trong có người, Trương Thắng đứng trước cửa phòng, hít sâu mấy hơi, trong đầu tưởng tượng ra khuôn mặt vui mừng bất ngờ của Tiểu Lộ, vừa đưa tay ra gõ thì nghe thấy bên trong có tiếng nói.
Ai? Tiểu Lộ ở một mình cơ mà?
- Cha, mẹ, năm mới rồi, Tiểu Lộ lại thêm một tuổi...
Trương Thắng thấy rợn hết cả sống lưng, Tiểu Lộ là cô nhi, cha mẹ mất khi còn rất nhỏ, đâu ra cha mẹ nữa?
Khu KTX này đã xuống cấp nghiêm trọng, sơn cửa bong chóc hết cả, khe cửa rất lớn, Trương Thắng thu tay lại nhìn quanh rồi ghé sát vào khe cửa nhìn, thấy Tiểu Lộ đang ngồi trên giường, trước mặt bày cái tủ giường thấp thường thấy ở khu chiêu đãi, trên tủ còn có ngôi sao năm cánh màu đỏ, một cái bát tô, còn trải báo đặt từng cái bánh bao như đĩnh bạc.
Vì ở nhà, Trịnh Tiểu Lộ ăn mặc càng đơn giản, một cái áo len trông cũ lắm rồi, một chiếc quần jean không biết bao qua bao nhiêu lần gặt, hông buộc chiếc tạp dề thêu hoa nhỏ, vừa gói bánh bao vừa nói chuyện một mình.
Khi ở nhà máy, trước mắt người khác, lúc nào cũng chỉ thấy nụ cười ngọt lịm của cô, làm người ta nhìn mà vui vẻ, không ngờ đằng sau đó là câu chuyện chua xót.
- Mẹ, Tiểu Lộ lớn rồi, hiểu chuyện rồi, không còn nặn bột nghịch làm mẹ giận nữa. Mẹ xem, con gói bánh bao giỏi chưa, bé xíu cũng gói được, không rách bột nhé, con ngoan như vậy, mẹ cho con thêm chút tiền mừng tuổi nhé? Mà mà không cho thì con xin cha, cha thương con nhất mà...
Tiểu Lộ cầm cái vỏ bánh bao lên, cho nhân vào, bóp viền lại, giọng điệu rất trẻ con:
- Đây là cái bánh bao cuối cùng rồi, con học theo mẹ, sẽ cho một đồng tiền vào đó. Lát nữa cả nhà ta cùng ăn bánh bao, xem ai may mắn ăn trúng cái bánh bao này.
Tiểu Lộ đứng dậy, rời khỏi tầm nhìn của Trương Thắng, nhưng vẫn nghe thấy giọng cô:
- Nồi cơm điện sôi rồi, thịt bò hầm sôi hai lần là ăn được.
Kiểm tra xong nồi cơm điện, Tiểu Lộ quay về, đặt từng cái bánh bao vào trong lồng hấp, đem đi hấp, lại quay về ngồi xuống, hai tay vặn vào nhau, hàng mi rũ xuống để lại trên má bóng dài, dáng vẻ như đứa bé mắc lỗi đợi người lớn trách mắng, giọng nghèn nghẹn:
- Cha, mẹ, hôm qua anh Mạch tự sát rồi, khi đó con đang đi thăm anh ấy... Anh ấy có điều kiện như thế, vì sao theo đuổi con, con biết, vì con trẻ, mặt mũi lại không xấu, quan trọng hơn nữa con rất ngoan, luôn nghe lời. Con không biết đó có phải là tình yêu không, nhưng con rất muốn gả cho anh ấy, muốn có một gia đình.. Nhưng, nhưng anh ấy chết rồi, người nhà anh ấy mắng con là... sao chổi, hồ ly tinh, còn đánh con... Cha, mẹ, con là sao chổi chuyên hại người ta sao?
Tiếng khóc cố kìm nén trong đêm tối nghe càng thương tâm, bờ vai nhỏ khẽ rung động, Tiểu Lô van lơn thảm thiết:
- Cha mẹ ơi, con xin lỗi, con sẽ không nghịch ngợm nữa, con sẽ ngoan, sẽ nghe lời, không làm cha mẹ giận nữa, cha mẹ đừng bỏ con, con sợ lắm, con xin lỗi mà, đừng bỏ con...
Từ trong lời nói của Trịnh Tiểu Lộ, Trương Thắng lờ mờ đoán ra, cái chết của cha mẹ cô có liên quan tới cô, không biết đã xảy ra chuyện gì?
Lòng Trịnh Tiểu Lộ đau đớn như dao cắt, kí ức tuổi thơ đã rất xa xôi, rất nhiều chuyện phai mờ, chỉ có những chuyện xảy ra ngày hôm đó vẫn khắc sâu trong đầu cô, thành cơn ác mộng cô không thể nào thoát ra được.
Năm đó, Trịnh Tiểu Lộ mới năm tuổi, từ nhỏ cô được cha mẹ nâng niu như viên ngọc trên lòng bàn tay, một buổi chiều mưa phùn, cô ương bướng muốn cha cùng mình đi thả diều. Cha mẹ khuyên nhủ trời đang mưa, nhưng cô không nghe, hưng phấn nói vừa mới nghe chuyện Franklin thả diều trong mưa, nhất định muốn chơi diều.
*** Franklin: Người phát minh cột thu lôi.
Do rất cưng chiều con gái, nên cha mẹ Trịnh Tiểu Lộ đành cùng con ra ngoài, thả diều trong sân tiểu khu. Diều bị gió cuốn lên, bay rất cao, cha cô thả diều, mẹ cô cầm ô che cho cô, cười rất vui vẻ.
Đúng vào lúc đó, diều bị cuốn vào đường dây điện cao thế, dây điện hở, dòng điện cực mạnh men theo sợi giây bị nước mưa làm ướt truyền xuống đất, cha cô ngã gục, tiếng cười vui vẻ vĩnh viễn dừng lại khoảnh khắc đó, mẹ cô kinh hoàng vứt ô chạy tới phía cha cô, cũng vĩnh viễn ngã xuống nơi ấy.
Nếu không phải khi đó vừa vặn có người khác đang ở trong sân chăm sóc rau nhìn thấy nhào tới giữ lấy cô, cô đã cùng cha mẹ sống ở thế giới khác rồi.
Sự kiện này thành nỗi đau mãi mãi trong tuổi thơ của Trịnh Tiểu Lộ, mỗi lần có mâu thuẫn với đứa bé khác, bọn chúng luôn lấy chuyện này ra chửi bới cô, chửi cô là sao chổi, hại chết cha mẹ mình. Lời trẻ con vô tâm, nhưng mỗi lần nghe thấy lại tạo thành vết thương trái tim non nớt của Trịnh Tiểu Lộ...
Ngồi khóc thút thít một hồi, Trịnh Tiểu Lộ thình lình nhảy bật dậy, bóng dáng biến mất, chắc là đi mở nồi, cô đang cho nước sôi nguội vào nồi, trong phòng truyền ra tiếng lẩm bẩm của cô:
- Sôi thêm một lần nữa là ăn được rồi, cha mẹ, hôm nay anh Trương mời con đi xem bắn pháo hoa, anh ấy tốt lắm, con biết anh ấy thích con, tuy anh ấy không biết nói những lời ngon ngọt làm vui lòng người khác, nhưng con biết anh ấy là người tốt. Cha, mẹ, con có nên tiếp nhận anh ấy không... Con là sao chổi, con sợ sẽ hại anh ấy mất.
Sống mũi Trương Thắng cay xè, chẳng trách với ai Trịnh Tiểu Lộ cũng tươi cười, lúc nào cũng sợ làm người khác phản cảm, sợ có lỗi với người khác, trói buộc hỉ nộ ái lạc của bản thân, bờ vai non nớt đó rột cuộc mang gánh nặng tâm lý lớn thế nào.
Không dám quấy rầy cô, nếu như lúc này gõ cửa, với tâm thái mẫn cảm của Trịnh Tiểu Lộ, nhất định lập tức cố gượng cười, lo lắng mình đợi lâu sốt ruột, ăn qua loa vài miếng rồi theo y đi chơi.
" Để cô ấy ăn bữa cơm bình yên đi, cô ấy cùng cha mẹ."
Trương Thắng lặng lẽ lui ra ngoài, tới ban công tầng hai, không có ai, châm điều thuốc ngồi hút. Trong bóng đêm, một đốm lửa nhỏ lúc sáng lúc tối, bên ngoài lác đác tiếng pháo, rất xa xăm, không xua tan được bóng đêm tịch mịch ở nơi này...
Nhà máy tin Tam Tinh có tới ba khu KTX, một khu cho nam, một khu nữ và một khu tập thể gia đình, đều xây dựng vào thập niên 70, 80 đó là thời kỳ huy hoàng của những xí nghiệp nhà nước, ai kiếm được việc ở cơ quan nhà nước, là có cái bát sắt cả đời không lo rồi, thậm chí mãi về sau tư tưởng này vẫn còn rất phổ biến. Nhưng theo cùng đất nước mở cửa, các quốc xĩ bắt đầu đào thải, KTX lâu rồi không được sửa chữa nâng cấp, kiến trúc cũ kỹ không theo kịp thời đại nữa, tiện nghi sinh hoạt cũng không tốt, nhưng được cái nhà cửa chắc chắn, thời đó hiếm có chuyện bớt xén vật liệu.
KTX tổng cộng có năm tầng, Tiểu Lộ ở tầng ba, nơi này có quản lý kiêm bảo vệ, cũng là nữ, nhưng chỉ danh nghĩa thôi, chẳng bao giờ thấy mặt bà ta, Trương Thắng vào như chốn không người. Nhà máy vì tiết kiệm điện, đèn đường vừa ít lại vừa tối, cái gì hỏng thì gom tiền mà sửa, báo lên nhà máy đợi mút mùa, tầng một tầng hai tối đen như bãi tha ma, Trương Thắng từng tới đây sửa điện nhiều lần, cô gái trong lòng sống ở đâu càng ghi nhớ, nên không thành vấn đề.
Chỗ này là nhà vệ sinh, đây là phòng tắm, phòng giặt, đều là công cộng, vòi nước trong phòng giặt không được vặn chặt, nước nhỏ tí tách, Trương Thắng không tin chuyện ma quỷ, nhưng ở hành lang tĩnh mịch thế này cũng rất rợn người.
Khẽ khàng bước tới phòng Tiểu Lộ ở, ánh đèn heo hắt từ khe cửa chiếu ra làm hành lang sớm hơn một chút, hiển nhiên bên trong có người, Trương Thắng đứng trước cửa phòng, hít sâu mấy hơi, trong đầu tưởng tượng ra khuôn mặt vui mừng bất ngờ của Tiểu Lộ, vừa đưa tay ra gõ thì nghe thấy bên trong có tiếng nói.
Ai? Tiểu Lộ ở một mình cơ mà?
- Cha, mẹ, năm mới rồi, Tiểu Lộ lại thêm một tuổi...
Trương Thắng thấy rợn hết cả sống lưng, Tiểu Lộ là cô nhi, cha mẹ mất khi còn rất nhỏ, đâu ra cha mẹ nữa?
Khu KTX này đã xuống cấp nghiêm trọng, sơn cửa bong chóc hết cả, khe cửa rất lớn, Trương Thắng thu tay lại nhìn quanh rồi ghé sát vào khe cửa nhìn, thấy Tiểu Lộ đang ngồi trên giường, trước mặt bày cái tủ giường thấp thường thấy ở khu chiêu đãi, trên tủ còn có ngôi sao năm cánh màu đỏ, một cái bát tô, còn trải báo đặt từng cái bánh bao như đĩnh bạc.
Vì ở nhà, Trịnh Tiểu Lộ ăn mặc càng đơn giản, một cái áo len trông cũ lắm rồi, một chiếc quần jean không biết bao qua bao nhiêu lần gặt, hông buộc chiếc tạp dề thêu hoa nhỏ, vừa gói bánh bao vừa nói chuyện một mình.
Khi ở nhà máy, trước mắt người khác, lúc nào cũng chỉ thấy nụ cười ngọt lịm của cô, làm người ta nhìn mà vui vẻ, không ngờ đằng sau đó là câu chuyện chua xót.
- Mẹ, Tiểu Lộ lớn rồi, hiểu chuyện rồi, không còn nặn bột nghịch làm mẹ giận nữa. Mẹ xem, con gói bánh bao giỏi chưa, bé xíu cũng gói được, không rách bột nhé, con ngoan như vậy, mẹ cho con thêm chút tiền mừng tuổi nhé? Mà mà không cho thì con xin cha, cha thương con nhất mà...
Tiểu Lộ cầm cái vỏ bánh bao lên, cho nhân vào, bóp viền lại, giọng điệu rất trẻ con:
- Đây là cái bánh bao cuối cùng rồi, con học theo mẹ, sẽ cho một đồng tiền vào đó. Lát nữa cả nhà ta cùng ăn bánh bao, xem ai may mắn ăn trúng cái bánh bao này.
Tiểu Lộ đứng dậy, rời khỏi tầm nhìn của Trương Thắng, nhưng vẫn nghe thấy giọng cô:
- Nồi cơm điện sôi rồi, thịt bò hầm sôi hai lần là ăn được.
Kiểm tra xong nồi cơm điện, Tiểu Lộ quay về, đặt từng cái bánh bao vào trong lồng hấp, đem đi hấp, lại quay về ngồi xuống, hai tay vặn vào nhau, hàng mi rũ xuống để lại trên má bóng dài, dáng vẻ như đứa bé mắc lỗi đợi người lớn trách mắng, giọng nghèn nghẹn:
- Cha, mẹ, hôm qua anh Mạch tự sát rồi, khi đó con đang đi thăm anh ấy... Anh ấy có điều kiện như thế, vì sao theo đuổi con, con biết, vì con trẻ, mặt mũi lại không xấu, quan trọng hơn nữa con rất ngoan, luôn nghe lời. Con không biết đó có phải là tình yêu không, nhưng con rất muốn gả cho anh ấy, muốn có một gia đình.. Nhưng, nhưng anh ấy chết rồi, người nhà anh ấy mắng con là... sao chổi, hồ ly tinh, còn đánh con... Cha, mẹ, con là sao chổi chuyên hại người ta sao?
Tiếng khóc cố kìm nén trong đêm tối nghe càng thương tâm, bờ vai nhỏ khẽ rung động, Tiểu Lô van lơn thảm thiết:
- Cha mẹ ơi, con xin lỗi, con sẽ không nghịch ngợm nữa, con sẽ ngoan, sẽ nghe lời, không làm cha mẹ giận nữa, cha mẹ đừng bỏ con, con sợ lắm, con xin lỗi mà, đừng bỏ con...
Từ trong lời nói của Trịnh Tiểu Lộ, Trương Thắng lờ mờ đoán ra, cái chết của cha mẹ cô có liên quan tới cô, không biết đã xảy ra chuyện gì?
Lòng Trịnh Tiểu Lộ đau đớn như dao cắt, kí ức tuổi thơ đã rất xa xôi, rất nhiều chuyện phai mờ, chỉ có những chuyện xảy ra ngày hôm đó vẫn khắc sâu trong đầu cô, thành cơn ác mộng cô không thể nào thoát ra được.
Năm đó, Trịnh Tiểu Lộ mới năm tuổi, từ nhỏ cô được cha mẹ nâng niu như viên ngọc trên lòng bàn tay, một buổi chiều mưa phùn, cô ương bướng muốn cha cùng mình đi thả diều. Cha mẹ khuyên nhủ trời đang mưa, nhưng cô không nghe, hưng phấn nói vừa mới nghe chuyện Franklin thả diều trong mưa, nhất định muốn chơi diều.
*** Franklin: Người phát minh cột thu lôi.
Do rất cưng chiều con gái, nên cha mẹ Trịnh Tiểu Lộ đành cùng con ra ngoài, thả diều trong sân tiểu khu. Diều bị gió cuốn lên, bay rất cao, cha cô thả diều, mẹ cô cầm ô che cho cô, cười rất vui vẻ.
Đúng vào lúc đó, diều bị cuốn vào đường dây điện cao thế, dây điện hở, dòng điện cực mạnh men theo sợi giây bị nước mưa làm ướt truyền xuống đất, cha cô ngã gục, tiếng cười vui vẻ vĩnh viễn dừng lại khoảnh khắc đó, mẹ cô kinh hoàng vứt ô chạy tới phía cha cô, cũng vĩnh viễn ngã xuống nơi ấy.
Nếu không phải khi đó vừa vặn có người khác đang ở trong sân chăm sóc rau nhìn thấy nhào tới giữ lấy cô, cô đã cùng cha mẹ sống ở thế giới khác rồi.
Sự kiện này thành nỗi đau mãi mãi trong tuổi thơ của Trịnh Tiểu Lộ, mỗi lần có mâu thuẫn với đứa bé khác, bọn chúng luôn lấy chuyện này ra chửi bới cô, chửi cô là sao chổi, hại chết cha mẹ mình. Lời trẻ con vô tâm, nhưng mỗi lần nghe thấy lại tạo thành vết thương trái tim non nớt của Trịnh Tiểu Lộ...
Ngồi khóc thút thít một hồi, Trịnh Tiểu Lộ thình lình nhảy bật dậy, bóng dáng biến mất, chắc là đi mở nồi, cô đang cho nước sôi nguội vào nồi, trong phòng truyền ra tiếng lẩm bẩm của cô:
- Sôi thêm một lần nữa là ăn được rồi, cha mẹ, hôm nay anh Trương mời con đi xem bắn pháo hoa, anh ấy tốt lắm, con biết anh ấy thích con, tuy anh ấy không biết nói những lời ngon ngọt làm vui lòng người khác, nhưng con biết anh ấy là người tốt. Cha, mẹ, con có nên tiếp nhận anh ấy không... Con là sao chổi, con sợ sẽ hại anh ấy mất.
Sống mũi Trương Thắng cay xè, chẳng trách với ai Trịnh Tiểu Lộ cũng tươi cười, lúc nào cũng sợ làm người khác phản cảm, sợ có lỗi với người khác, trói buộc hỉ nộ ái lạc của bản thân, bờ vai non nớt đó rột cuộc mang gánh nặng tâm lý lớn thế nào.
Không dám quấy rầy cô, nếu như lúc này gõ cửa, với tâm thái mẫn cảm của Trịnh Tiểu Lộ, nhất định lập tức cố gượng cười, lo lắng mình đợi lâu sốt ruột, ăn qua loa vài miếng rồi theo y đi chơi.
" Để cô ấy ăn bữa cơm bình yên đi, cô ấy cùng cha mẹ."
Trương Thắng lặng lẽ lui ra ngoài, tới ban công tầng hai, không có ai, châm điều thuốc ngồi hút. Trong bóng đêm, một đốm lửa nhỏ lúc sáng lúc tối, bên ngoài lác đác tiếng pháo, rất xa xăm, không xua tan được bóng đêm tịch mịch ở nơi này...
Tác giả :
Nguyệt Quan