Cánh Cửa Xanh
Chương 2: Trở về giữa đêm khuya
Mỗi lần Lạc Uyển nhớ lại đêm đó, cô vẫn còn cảm th
ấy như nghẹn thở, đó là ngày đầu tiên Sở Anh chuyển chỗ ở.
Buổi sáng hôm ấy cũng bình thường như mọi ngày, không có bất cứ điềm báo khác thường gì, ánh nắng tỏa ra mùi thơm nhè nhẹ của những ngày đầu hè, dưới tòa nhà vẳng lại tiếng ô tô chạy qua chạy lại nhộn nhịp, có người bán rong đang rao bán: “Tào phớ đây, tào phớ nóng hổi đây".
Lạc Uyển còn nhớ Sở Anh từng đứng bên cửa sổ, ánh mặt trời chiếu lên lớp lông tơ mịn màng trên khuôn mặt cô, ánh mắt trong veo như mắt con trẻ. Họ là bạn học thời đại học, lại cùng trúng tuyển vào một công ty, hai người thuê chung một căn hộ tập thể, tuy không rộng nhưng giá rẻ.
Nhưng một số chuyện luôn chầm chậm thay đổi, ví dụ như, mỗi người đều phải trưởng thành, tiêu chí trưởng thành của Sở Anh là bắt đầu sử dụng mỹ phẩm, môi phải tô đỏ, lông mày phải tỉa nhỏ, trên khuôn mặt xinh đẹp như ngọc lúc nào cũng rạng rỡ ánh hào quang, Lạc Uyển biết ánh hào quangđó là ánh hào quang của t
Sở Anh đang yêu nênmuốn chuyển chỗ ở, nhưng lại ngoan cố nhất định không cho Lạc Uyển biết bạn trai mình là ai. Lạc Uyển nghĩ chắc là do Sở Anh xấu hổ, cho đến ngày sau khi Sở Anh mất tích, cô mới bắt đầu suy nghĩ về chuyện này.
Ngày Sở Anh dọn đi là ngày đầu tiên Lạc Uyển về nhà một mình lúc đêm khuya, cảm giác trống trải, cô đơn cứ từ từ bủa vây.
Lúc này Lạc Uyển mới thực sự cảm nhận được việc sống một mình buồn tẻ biết bao, không chỉ buồn mà còn rất sợ. Lúc về đến căn hộ thì đã gần mười một giờ đêm. Cô vừa nhìn đồng hồ vừa lao vào thangmáy, cô có cảm giác giống như mình đã giẫm phải vật gì đó, nhấc chân lên nhìn thì ra là một đôi giày. Cônghĩ có lẽ là giày của ai đó bỏ quên! Nhưng ai có thể quên giày ở chính giữa thang máy cơ chứ?
Đó là một đôi giày cưới màu đỏ mà các cô gái hay đi lúc dự đám cưới, nhìn cũng biết rất đắt, là hàng thêu bằng tay, mặt giày làm bằng lụa, có điều vẫn chưa thêu xong, nhưng cũng có thể cảm nhận được sự tinh tế của người thợ thêu, một viền hoa sen xungquanh, hai con chim uyên ương nổi trên mặt lụa màu đỏ hợp thành một đôi. Chỗ gót giày còn chưa ghép xong. Loại giày này ở bên ngoài không có mà nếu có bán chắc giá cũng chẳng dưới mấy vạn.
Cô bất giác ngồi xuống, tò mò muốn chạm vào đôi giày kia. Cách để giày rất kỳ lạ, như thể có ai đó đang đứng ở giữa thang máy. Côquả thực rất thích người thêu đôi giày này, cũng thích cả màu sắc của nó nữa.
Lạc Uyển đối mặt với sự cám dỗ, nhưng với kỷ luật nghiêm khắc tự đặt ra cho bản thân bao nhiêu năm nay khiến cô loại bỏ ý nghĩ nhặt đôi giày này.
Thang máy vừa dừng, cô liền vội chạy ra, không quay đầu lại, lao đến mở cửa căn hộ của mình. Nhưng nếu cô quay đầu lại sẽ nhìn thấy cánh cửa thang máy bằng thép không gỉ hàng ngày kia hôm nay đã đổi sang màu khác, một màu xanh ngọc, giống như một đầm nước mùa xuân, bêntrong không biết chứa đựng bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu cảm xúc, nhưng Lạc Uyển chỉ cắm đầu bỏ chạy mà không ngoáiđầu lại.
Mang theo tâm sự không thể nói rõ được này, cô lên giường, nghĩ lại toàn bộ chuyện kỳ lạ xảy ra ngày hôm nay, nghĩ, nghĩ mãi cho đến lúc cô ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Một ngày làm việc vất vả khiến sức lực của cô bị vắt kiệt, cô ngủ chập chờn không yên.
Lạc Uyển không biết tại sao mình lại như giật mình tỉnh giấc, trong lúc nửa tỉnh nửa mê, cô phát hiện một chiếc giày hoa thêumàu đỏ hình như đang kê lên gối, cách mặt mình chỉ vài milimet, hơn thế nữa nó đã giẫm lún sâu xuống gối, một chiếc khác lại đang bước qua người, giẫm lên một bên tay, giống như có người đang cưỡi lên cơ thể cô.
Có một giọng nói lọt vào tai cô: “Tìm cánh cửa xanh, trong vòng bảy ngày, tìm cánhcửa xanh, trong vòng bảy ngày".
Sợ quá, Lạc Uyển vội ngồi bật dậy thét lên một tiếng, rồi mở to mắt nhìn, xung quanh không có gì cả, thì ra chỉ là một giấc mơ.
Cô thầm cười sự nhát gan của mình, sau đó chạy chân trần đến bật đèn, có điều đúng vào lúc cô đứng dậy, chiếc váy ngủ vừa kéo lên, chợt xuất hiện hai bàn tay thò ra từ dưới gầm giường. Bàn tay đó giữ chặt đôi dép lê, mỗi tay giữ một chiếc, giống như người chơi trò bịt mắt bắt dê ẩn trốn dưới gầm giường, giữ chặt đồ chơi, không cho người khác cướp đi.
ấy như nghẹn thở, đó là ngày đầu tiên Sở Anh chuyển chỗ ở.
Buổi sáng hôm ấy cũng bình thường như mọi ngày, không có bất cứ điềm báo khác thường gì, ánh nắng tỏa ra mùi thơm nhè nhẹ của những ngày đầu hè, dưới tòa nhà vẳng lại tiếng ô tô chạy qua chạy lại nhộn nhịp, có người bán rong đang rao bán: “Tào phớ đây, tào phớ nóng hổi đây".
Lạc Uyển còn nhớ Sở Anh từng đứng bên cửa sổ, ánh mặt trời chiếu lên lớp lông tơ mịn màng trên khuôn mặt cô, ánh mắt trong veo như mắt con trẻ. Họ là bạn học thời đại học, lại cùng trúng tuyển vào một công ty, hai người thuê chung một căn hộ tập thể, tuy không rộng nhưng giá rẻ.
Nhưng một số chuyện luôn chầm chậm thay đổi, ví dụ như, mỗi người đều phải trưởng thành, tiêu chí trưởng thành của Sở Anh là bắt đầu sử dụng mỹ phẩm, môi phải tô đỏ, lông mày phải tỉa nhỏ, trên khuôn mặt xinh đẹp như ngọc lúc nào cũng rạng rỡ ánh hào quang, Lạc Uyển biết ánh hào quangđó là ánh hào quang của t
Sở Anh đang yêu nênmuốn chuyển chỗ ở, nhưng lại ngoan cố nhất định không cho Lạc Uyển biết bạn trai mình là ai. Lạc Uyển nghĩ chắc là do Sở Anh xấu hổ, cho đến ngày sau khi Sở Anh mất tích, cô mới bắt đầu suy nghĩ về chuyện này.
Ngày Sở Anh dọn đi là ngày đầu tiên Lạc Uyển về nhà một mình lúc đêm khuya, cảm giác trống trải, cô đơn cứ từ từ bủa vây.
Lúc này Lạc Uyển mới thực sự cảm nhận được việc sống một mình buồn tẻ biết bao, không chỉ buồn mà còn rất sợ. Lúc về đến căn hộ thì đã gần mười một giờ đêm. Cô vừa nhìn đồng hồ vừa lao vào thangmáy, cô có cảm giác giống như mình đã giẫm phải vật gì đó, nhấc chân lên nhìn thì ra là một đôi giày. Cônghĩ có lẽ là giày của ai đó bỏ quên! Nhưng ai có thể quên giày ở chính giữa thang máy cơ chứ?
Đó là một đôi giày cưới màu đỏ mà các cô gái hay đi lúc dự đám cưới, nhìn cũng biết rất đắt, là hàng thêu bằng tay, mặt giày làm bằng lụa, có điều vẫn chưa thêu xong, nhưng cũng có thể cảm nhận được sự tinh tế của người thợ thêu, một viền hoa sen xungquanh, hai con chim uyên ương nổi trên mặt lụa màu đỏ hợp thành một đôi. Chỗ gót giày còn chưa ghép xong. Loại giày này ở bên ngoài không có mà nếu có bán chắc giá cũng chẳng dưới mấy vạn.
Cô bất giác ngồi xuống, tò mò muốn chạm vào đôi giày kia. Cách để giày rất kỳ lạ, như thể có ai đó đang đứng ở giữa thang máy. Côquả thực rất thích người thêu đôi giày này, cũng thích cả màu sắc của nó nữa.
Lạc Uyển đối mặt với sự cám dỗ, nhưng với kỷ luật nghiêm khắc tự đặt ra cho bản thân bao nhiêu năm nay khiến cô loại bỏ ý nghĩ nhặt đôi giày này.
Thang máy vừa dừng, cô liền vội chạy ra, không quay đầu lại, lao đến mở cửa căn hộ của mình. Nhưng nếu cô quay đầu lại sẽ nhìn thấy cánh cửa thang máy bằng thép không gỉ hàng ngày kia hôm nay đã đổi sang màu khác, một màu xanh ngọc, giống như một đầm nước mùa xuân, bêntrong không biết chứa đựng bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu cảm xúc, nhưng Lạc Uyển chỉ cắm đầu bỏ chạy mà không ngoáiđầu lại.
Mang theo tâm sự không thể nói rõ được này, cô lên giường, nghĩ lại toàn bộ chuyện kỳ lạ xảy ra ngày hôm nay, nghĩ, nghĩ mãi cho đến lúc cô ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Một ngày làm việc vất vả khiến sức lực của cô bị vắt kiệt, cô ngủ chập chờn không yên.
Lạc Uyển không biết tại sao mình lại như giật mình tỉnh giấc, trong lúc nửa tỉnh nửa mê, cô phát hiện một chiếc giày hoa thêumàu đỏ hình như đang kê lên gối, cách mặt mình chỉ vài milimet, hơn thế nữa nó đã giẫm lún sâu xuống gối, một chiếc khác lại đang bước qua người, giẫm lên một bên tay, giống như có người đang cưỡi lên cơ thể cô.
Có một giọng nói lọt vào tai cô: “Tìm cánh cửa xanh, trong vòng bảy ngày, tìm cánhcửa xanh, trong vòng bảy ngày".
Sợ quá, Lạc Uyển vội ngồi bật dậy thét lên một tiếng, rồi mở to mắt nhìn, xung quanh không có gì cả, thì ra chỉ là một giấc mơ.
Cô thầm cười sự nhát gan của mình, sau đó chạy chân trần đến bật đèn, có điều đúng vào lúc cô đứng dậy, chiếc váy ngủ vừa kéo lên, chợt xuất hiện hai bàn tay thò ra từ dưới gầm giường. Bàn tay đó giữ chặt đôi dép lê, mỗi tay giữ một chiếc, giống như người chơi trò bịt mắt bắt dê ẩn trốn dưới gầm giường, giữ chặt đồ chơi, không cho người khác cướp đi.
Tác giả :
Hồng Nương Tử