Cẩm Chướng Xanh Xin Đừng Tàn
Chương 10: Sụp đổ
Tôi và Chính Đông ở trong quan hệ mập mờ này tới lúc tôi kết thúc năm thứ 4 đại học.
Chúng tôi mỗi buổi tối đều giúp nhau nhưng không hề tiến xa hơn. Xong chuyện, tôi và Chính Đông đều về phòng của chính mình tắm rửa và đi ngủ.
Tôi không biết dục vọng của mình lại mạnh như vậy. Cũng có thể là vì kiếp này, tôi không còn bận tâm tới việc tranh giành, ganh đua và trả thù, nên cuộc sống có lẽ vì vậy mà trở nên nhàm chán.
Sinh viên y khoa năm 4 được xếp kín những giờ học lý thuyết và thực hành mổ xác.
Có hôm, phải mổ xác tới lúc 3 giờ sáng, tôi về nhà mà không để ý tới bộ quần áo mình bị lấm một chút vết bẩn. 3 giờ sáng, Chính Đông vẫn đợi tôi, em hơi cau mày nhìn vào vết bẩn trên chiếc áo blouse trắng của tôi. Đến lúc này, tôi mới để ý tới vệt máu không biết từ lúc nào đã dính vào.
Thấy sắc mặt không tốt của Chính Đông, tôi mới nói đùa:
– Không ngờ em sợ máu đến thế. Sau này, làm sao mà ở chung nhà với bác sĩ như tôi đây.
Chính Đông cau mày, em chìa tay trước mặt tôi, muốn tôi cởi chiếc áo lấm bẩn ấy ra cho em giặt. Tôi biết em sẽ giặt bằng sạch vết máu dính trên áo của tôi mới thôi.
Nhưng tôi lại không biết, Chính Đông không hề sợ máu. Em là ghét máu.
Sau này, tôi mới biết được lý do.
Chính Đông ghét máu vì nó khiến em nghĩ tới khuôn mặt vặn vẹo của mẹ, bàn tay dính đầy máu đang van xin, cầu cứu của mẹ.
Chính Đông ghét máu vì nó khiến em nhớ tới ngày một chiếc ô tô đâm vào mình, khiến cả người đầy máu, chỉ muốn bố bênh vực, nhưng lúc ấy trong điện thoại, bố chỉ lạnh lùng muốn biết Chính Đông có đâm chết người không.
Chính Đông càng ghét máu vì nó gợi em nhớ tới tấm ga trải giường thấm máu trong ngày sinh nhật của mình.
Chính Đông càng lúc càng ít nói, càng lúc càng trở nên lạnh lùng, chỉ với tôi là ngoại lệ.
Như thể, chỉ trừ tôi ra, với người ngoài, em luôn phong bế tất cả cảm xúc của mình.
Em có thể cười với tôi, tỏ ra nghịch ngợm với tôi, nhưng với người ngoài em luôn giữ một khoảng cách nhất định, đôi khi là ác ý.
Khi tôi nói chuyện với một người bạn dù là nam hay nữ, em đều không thích và luôn bày tỏ thái độ, khiến tôi phải giải thích với họ là em không hề có ý gì.
Rất nhiều lần tôi nói với Chính Đông là em không nên như vậy, nhưng Chính Đông đều bỏ ngoài tai.
Thế nên dần dần, tôi không còn buồn nói nữa, cũng cấm em tới trường của tôi. Tôi thậm chí còn trở nên mệt mỏi.
– Em đừng làm phiền.
Tôi lớn tiếng khi Chính Đông kêu tôi đi ngủ.
– Việc học bận thế sao? Không có cả thời gian đi ngủ. Tôi gật đầu.
Lý do không phải vì việc học bận, mà vì tôi thấy mệt mỏi.
Tôi thấy mệt với sự quan tâm thái quá của Chính Đông. Mệt khi Chính Đông suốt ngày gọi cho tôi, muốn biết tôi mấy giờ thì về, đang làm gì, đi với ai.
Tôi thấy phiền vì em lúc nào cũng xuất hiện trước mặt tôi.
Hồi đầu, nhiều người trêu em là vợ tôi, tôi chỉ thấy buồn cười rồi trêu lại em, nhưng dần dần, tôi khó chịu.
Tôi và Chính Đông trở nên hay cãi cọ vô cớ. Có đôi khi là chỉ là vì thấy em bật đèn sáng suốt cả đêm mà trở nên cau có.
– Tiền điện tăng?
Tôi không nói gì. Em liền cho là như vậy, em đi làm thêm ở quán bar. Tôi cũng vẫn tức giận rồi cấm em không ra chỗ đó.
– Vậy em biết làm gì kiếm tiền?
– Kiếm tiền?
– Không phải tiền nhà, tiền điện tăng sao? Anh còn đi học nữa.
Chính Đông nói.
– Không phải việc của em.
Chúng tôi luôn bắt đầu và kết thúc như vậy. Tôi không biết bản thân mình muốn gì, cũng như Chính Đông không biết mình phải làm gì.
Đối với chuyện của Tuệ Nhi, tôi đã không còn quá cố chấp. Tôi tìm ra lớp học của Tuệ Nhi nhưng không hề tới làm phiền. Chỉ thỉnh thoảng tôi nhờ một người bạn trong lớp của cô ấy đưa cho cô ấy bữa sáng gồm bánh quẩy và sữa đậu nành. Tuệ Nhi bị khiếm thị, nhưng cô ấy luôn là người cố gắng hết mình. Thói quen học bài mà bỏ bữa sáng của cô ấy tôi là người nắm rõ hơn bất cứ ai. Những hôm trời mưa, tôi đều mang tới một cái ô nhờ ai đưa đưa cho Tuệ Nhi. Những hôm cô ấy học bài, tôi đều mượn thẻ thư viện của học sinh trong trường để có thể vào thư viện, ngồi hàng giờ đồng hồ để tìm ra những quyển sách chữ nổi, băng ghi âm, rồi để chúng vào một chỗ cô ấy dễ tìm thấy. Hay như việc thức cả đêm chỉ để đọc và ghi âm tài liệu chữ ra băng.
Tôi làm tất cả mọi thứ, và chắc chắn Tuệ Nhi sẽ không biết người đó là tôi.
Một buổi tối, sau khi kéo Chính Đông vào trong phòng, tôi tự cởi quần mình, kéo tay của em đặt lên chỗ ấy. Như mọi khi, chỉ cần tôi đòi hỏi, Chính Đông nhất định sẽ giúp tôi giải quyết.
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như tôi không vì lúc cao trào mà gọi ra tên Tuệ Nhi.
Chính Đông khựng lại. Em cau mày nhìn tôi. Tôi lúc giờ mới để ý của em xìu xuống. Nhưng tôi không bận tâm nhiều mà định giúp em. Nhưng trái ngược với dự kiến của tôi, Chính Đông lại ngăn hành động của tôi lại, em nhìn vào mắt của tôi, hỏi:
– Tuệ Nhi là ai?
Tôi không trả lời vào câu hỏi của em.
– Anh vừa gọi tên Tuệ Nhi. Tuệ Nhi là ai? Một cô gái sao?
– Em không muốn làm?
Chính Đông khiến tôi không còn tâm trạng, tôi nằm xuống giường và kéo chăn qua đầu mình. – Em đi ngủ sớm đi. Ngày mai tôi phải tới trường.
Lúc đó tôi giả vờ ngủ, tôi vẫn có thể nghe thấy giọng nói trầm thấp của em bên cạnh mình.
– Anh chỉ cần nói là em nghe nhầm là được mà. Ngày mai, anh lại ăn bánh quẩy và sữa đâu nành sao?
Tôi không trả lời.
– Được rồi, anh ngủ đi. Mai em sẽ mua. Mai trời lại mưa, anh đừng quên ô ở trường nữa.
Tôi nghe thấy tiếng dép của em loẹt quoẹt bước ra khỏi phòng, tiếng cánh cửa khép lại, cả căn phòng chìm vào trong yên ắng.
Chính Đông không biết tôi không hề thích bánh quẩy và sữa đậu nành. Tuệ Nhi, vợ tôi mới thích ăn sáng như vậy. Nhưng kể từ khi gặp Tuệ Nhi ở bữa tiệc của Kiều An, tôi luôn dậy sớm chỉ để mua bánh quẩy mang tới trường cho Tuệ Nhi. Có lần bị Chính Đông bắt gặp, em cho rằng tôi thích bánh quẩy nên sáng nào cũng tranh dậy sớm mua giúp tôi mà không biết rằng tôi là đưa cho người khác.
Ngay cả chuyện bỏ quên ô ở trường cũng chỉ là một lời nói dối.
Tôi không biết tại sao mình lại nói dối Chính Đông, nhưng tôi cho rằng mình là ngại giải thích mọi chuyện.
Chiều mưa. Tiếng mưa rơi tí tách bên ngoài lớp học, khiến tâm trạng tôi trở nên sốt ruột, khiến suy nghĩ của tôi không thể tập trung vào bài giảng mà chỉ lo lắng cho Tuệ Nhi sẽ không có ô trở về nhà.
Trời chưa đến 6 giờ đã tối đen như mực, sau khi kết thúc buổi học, tôi chạy thật nhanh ra ngoài, cầm theo cái ô trong tay, vội vàng tới lớp của Tuệ Nhi.
Trường của Tuệ Nhi cách trường tôi rất xa, và tôi phải gồng mình đạp xe tới đó. Tôi dựng xe ở trước cổng trường, hỏi bạn của Tuệ Nhi cô ấy đâu thì mọi người nói Tuệ Nhi đã trở về.
Tôi chỉ có cách dắt xe ra về.
Nhưng tôi không thể ngờ, ngày hôm đó tôi lại gặp Tuệ Nhi. Em đang cãi nhau với bạn trai. Không! Phải là hắn đang to tiếng với em. Tuệ Nhi mà tôi biết rất hiền lành, rất đáng yêu, lại ngây thơ và thuần khiết, em chưa bao giờ nổi giận hay ác ý.
Tôi thấy Tuệ Nhi khóc, tôi thấy tên kia định giơ tay tát em.
Chẳng kịp suy nghĩ, tôi đã nhào lên, chắn ngang hắn và Tuệ Nhi, chặn lại bàn tay của hắn.
Tôi đánh hắn một trận. Tôi không cho phép ai động vào Tuệ Nhi, càng không cho phép ai làm em khóc. Ngay cả việc này có thể khiến em hiểu lầm tôi, hận tôi, tôi cũng chẳng màng.
Tôi và hắn đánh nhau.
Hắn chửi tôi là thằng điên.
Tôi nói hắn không có khí phái, là thằng đàn bà.
– Mày thích ả ta. Không ngờ cô là người như vậy. Gỉa bộ khóc lóc cãi gì. Đồ con..
Tôi đấm cú đấm vào mặt của hắn.
– Tao không cho phép mày nói cô ấy như thế.
– Tao gọi cảnh sát.
Tôi giơ điện thoại ra cho hắn:- Này mày gọi đi. Tao có số.
Thực tế, trong điện thoại tôi chẳng có số của ai cả. Nhưng nếu tên đàn bà này đã muốn chơi, tôi sẽ chơi tới cùng với hắn.
Qủa nhiên, hắn rơi vào cái bẫy tôi giăng ra. Hắn chuồn đi và chỉ để lại một câu:
– Mày nhớ mặt tao.
Tuệ Nhi khóc. Tôi phỉ nhổ bãi nước bọt kém máu của mình xuống đất, nói với cô ấy:
– Vì chuyện này mà khóc, đáng hay sao?
Tôi để lại cái ô trong tay của Tuệ Nhi và định quay lưng bỏ đi. Chuyện đã xong, tôi nghĩ rằng có lẽ Tuệ Nhi hận tôi lắm nhưng tôi vẫn sẽ làm như thế bởi Tuệ Nhi là vợ tôi, là người quan trọng nhất của tôi.
– Hóa ra anh là người thầm lặng đó.
Tuệ Nhi ngẩng đầu nhìn tôi. Trong phút chốc, tôi nhớ lại mình của kiếp trước. Hà Ngạo Quân của kiếp trước không ngừng hi vọng tìm ra người hiến đôi mắt cho Tuệ Nhi. Không ngừng tìm kiếm, không ngừng hi vọng Tuệ Nhi có thể nhìn thấy tôi.
Lúc này, chúng tôi đều im lặng, nhưng sự im lặng bao hàm tất cả ý nghĩa của nó.
Hà Ngạo Quân lấy can đảm để nói:
– Tuệ Nhi, em có muốn cảm ơn tôi bằng việc mời tôi uống nước không?
Tuệ Nhi cười, nụ cười ngày xưa tôi có thể thấy ở vợ mình.
Chúng tôi đi cùng nhau, che chung một cái ô, dắt cùng một chiếc xe đạp, đi trên cùng một con đường.
Tuệ Nhi nói tôi thật tốt, và cô ấy thấy có lỗi khi đã hiểu lầm tôi.
Còn tôi thì thấy hổ thẹn. Kiếp trước, không phải tôi cưới cô ấy vì tình yêu. Mà là vì cô ấy là con gái luật sư nổi tiếng. Để mở ra cánh cửa cho tương lai của mình, cho mối quan hệ, tiền tài và sự nghiệp, tôi chấp nhận một cuộc hôn nhân không tình yêu. Nhưng khi cưới nhau, tôi làm đúng nghĩa vụ của một người chồng, còn cô ấy thì luôn là một người vợ tốt.
So với những gì cô ấy nói về tôi tốt đẹp bao nhiêu, thì tôi chỉ thấy mình là gã đàn ông tệ bạc, tham lam và ích kỷ.
Chúng tôi nói với nhau rất nhiều chuyện, từ chuyện cô ấy bị vị hôn phu bỏ rơi, tới chuyện cô ấy muốn có một gia đình hạnh phúc.
Tôi chỉ im lặng lắng nghe. Kiếp trước, vì quá ham công việc, mà tôi chưa bao giờ trò chuyện với vợ mình đúng nghĩa, cũng ít khi hẹn hò với cô ấy ở bên ngoài. Tôi không biết, định nghĩa hạnh phúc của Tuệ Nhi lại giản đơn như vậy, chồng đi làm kiếm tiền, vợ ở nhà nấu bữa ăn ngon, hai vợ chồng sẽ cùng ăn và cùng nói về những chuyện trong cuộc sống.
Lúc Tuệ Nhi nói những điều ấy, tôi thậm chí suýt nữa thì nói rằng tôi sẽ cho Tuệ Nhi một cuộc sống như vậy. Kiếp này, nhất định tôi có thể.
Chúng tôi nói chuyện tới nửa đêm, tôi tiễn em về nhà, tôi nói với em số điện thoại của tôi và bảo em có thể gọi cho tôi bất cứ lúc nào.
Đó là lần đầu tiên, tôi nhìn thấy một Chính Đông xa lạ như vậy. Cả ngày hôm nay em không hề gọi cho tôi, không hề nhắn một cái tin, cũng không cằn nhằn chuyện tôi đi đâu hay bao giờ về.Cánh cửa khép hờ, trong phòng tối đen, lúc tôi bước vào, tôi không thể không giật mình khi nhìn thấy Chính Đông ngồi im lặng trên ghế sopha.
Em nghe thấy tiếng tôi trở về, nhưng không hề nhìn tôi. Qua ánh trăng ngoài cửa sổ, tôi thấy Chính Đông chống gối, không nói câu nào, ánh mắt mang theo những cảm xúc hoang mang và cô đơn.
– Chính Đông, lại đợi anh. Sao không bật đèn lên.
Tôi nói.
– Mất điện rồi. Cũng hay, anh sợ tốn mà
– Không phải thế.
Tôi định giải thích.
– Em không hiểu sao gần đây anh lại hay nổi giận đến thế. Em làm gì sai sao?
– Chính Đông, hôm nay em làm sao vậy?
– Em thích anh, Hà Ngạo Quân.
Chính Đông nói từng câu, từng chữ, rõ ràng tới mức nó khiến tim tôi vì bất ngờ mà lỗi mất một nhịp.
– Em thích anh, Hà Ngạo Quân.
– Chính Đông, anh cũng thích em. Em như em trai của anh vậy.
– Anh nói chúng ta sẽ cùng ở một ngôi nhà, anh nói ai lấy được em sẽ hạnh phúc. Anh còn nói, anh rất thích Chính Đông. Khi có người trêu chúng ta, anh còn cười.
– Chính Đông, đó chỉ là câu nói đùa thôi.
Chính Đông bật cười. Tôi nghe thấy tiếng cười của em, nhưng không thể nhìn ra khuôn mặt của em lúc này.
– Qủa thật là nói đùa. Thế còn chuyện đêm nào chúng ta cũng làm…
Đúng lúc ấy, điện thoại của tôi đổ chuông. Người gọi là Tuệ Nhi. Trong điện thoại Tuệ Nhi khóc và muốn tôi đến đón em. Chính Đông định nói tiếp, nhưng tôi ra hiệu cho em im lặng, thậm chí còn cảnh cáo em.
– Tuệ Nhi, em đợi tôi. Đừng đi đâu cả. Tôi sẽ đến đón em ngay. Không, tôi ở một mình. Em muốn đến chỗ tôi. Được,
Tôi cúp máy, định đi ra ngoài gặp Tuệ Nhi.
– Là cô ấy phải không? Người hôm nay anh gặp, còn ôm cô ấy nữa. Anh thích cô ấy?
– Chính Đông, anh luôn thích phụ nữ. Và…
Em không phải phụ nữ.
– Nhưng em thích anh.
– Thích tôi là chuyện của em. Còn nữa, chuyện chúng ta làm chỉ là giải quyết dục vọng. Đó không phải là tình yêu. Đàn ông giúp đàn ông là chuyện thường, em đừng nghĩ quá nghiêm trọng. Tôi chưa làm gì có lỗi với em cả.
Thậm chí tôi còn chăm sóc em, coi em như em trai của mình.
– Ra là thế. Hóa ra từ trước đến nay, là tôi ảo tưởng rồi.
– Chính Đông, khi Tuệ Nhi tới đây…
Tôi không muốn Chính Đông lỡ lời nói bất cứ điều gì với Tuệ Nhi. Chúng tôi đã có quá nhiều sự hiểu lầm. Đồng tính luôn khó chấp nhận. Không phải ai cũng có thể nhìn Chính Đông như người bình thường.
– Được. Tôi giúp thầy.
Chính Đông mỉm cười. Ánh trăng ngoài cửa sổ càng khiến nụ cười của Chính Đông rất nhạt, rất cô độc nhưng lúc đó tôi chỉ nghĩ tới Tuệ Nhi, hoàn toàn không nhìn thấy tổn thương mà tôi ngày hôm nay gây ra cho Chính Đông đã tạo thành vết sẹo mãi không thể lành trong tim của em.
Tôi chạy vội ra ngoài, bỏ lại Chính Đông đằng sau cánh cửa.
Chính Đông bật cười, nhưng tôi không biết trong bóng tối ấy, em đang khóc.
Khóc cho sự ảo tưởng của mình về tình yêu.
Khóc cho những hi vọng của Chính Đông về một ngôi nhà hạnh phúc mà em hàng đêm đều vẽ ra trước mắt.
Không chỉ một Tuệ Nhi, mà ngay cả Chính Đông cũng mưu cầu hạnh phúc.
Không chỉ một Tuệ Nhi biết yếu đuối…
Không chỉ một Tuệ Nhi cần yêu thương…
Chỉ là Chính Đông sinh ra là đàn ông, em yêu đàn ông, cho nên không có quyền hi vọng, càng không có quyền đòi hỏi hạnh phúc.
Chính Đông khi đó đã khóc một lần duy nhất trong đời mình, lại là khóc trong bóng tối. Kể từ đó về sau, Chính Đông không còn rơi nước mắt.
Chính Đông cảm thấy không đáng, hoàn toàn không đáng.
Bởi em biết sẽ chẳng ai đau lòng vì mình.
Chúng tôi mỗi buổi tối đều giúp nhau nhưng không hề tiến xa hơn. Xong chuyện, tôi và Chính Đông đều về phòng của chính mình tắm rửa và đi ngủ.
Tôi không biết dục vọng của mình lại mạnh như vậy. Cũng có thể là vì kiếp này, tôi không còn bận tâm tới việc tranh giành, ganh đua và trả thù, nên cuộc sống có lẽ vì vậy mà trở nên nhàm chán.
Sinh viên y khoa năm 4 được xếp kín những giờ học lý thuyết và thực hành mổ xác.
Có hôm, phải mổ xác tới lúc 3 giờ sáng, tôi về nhà mà không để ý tới bộ quần áo mình bị lấm một chút vết bẩn. 3 giờ sáng, Chính Đông vẫn đợi tôi, em hơi cau mày nhìn vào vết bẩn trên chiếc áo blouse trắng của tôi. Đến lúc này, tôi mới để ý tới vệt máu không biết từ lúc nào đã dính vào.
Thấy sắc mặt không tốt của Chính Đông, tôi mới nói đùa:
– Không ngờ em sợ máu đến thế. Sau này, làm sao mà ở chung nhà với bác sĩ như tôi đây.
Chính Đông cau mày, em chìa tay trước mặt tôi, muốn tôi cởi chiếc áo lấm bẩn ấy ra cho em giặt. Tôi biết em sẽ giặt bằng sạch vết máu dính trên áo của tôi mới thôi.
Nhưng tôi lại không biết, Chính Đông không hề sợ máu. Em là ghét máu.
Sau này, tôi mới biết được lý do.
Chính Đông ghét máu vì nó khiến em nghĩ tới khuôn mặt vặn vẹo của mẹ, bàn tay dính đầy máu đang van xin, cầu cứu của mẹ.
Chính Đông ghét máu vì nó khiến em nhớ tới ngày một chiếc ô tô đâm vào mình, khiến cả người đầy máu, chỉ muốn bố bênh vực, nhưng lúc ấy trong điện thoại, bố chỉ lạnh lùng muốn biết Chính Đông có đâm chết người không.
Chính Đông càng ghét máu vì nó gợi em nhớ tới tấm ga trải giường thấm máu trong ngày sinh nhật của mình.
Chính Đông càng lúc càng ít nói, càng lúc càng trở nên lạnh lùng, chỉ với tôi là ngoại lệ.
Như thể, chỉ trừ tôi ra, với người ngoài, em luôn phong bế tất cả cảm xúc của mình.
Em có thể cười với tôi, tỏ ra nghịch ngợm với tôi, nhưng với người ngoài em luôn giữ một khoảng cách nhất định, đôi khi là ác ý.
Khi tôi nói chuyện với một người bạn dù là nam hay nữ, em đều không thích và luôn bày tỏ thái độ, khiến tôi phải giải thích với họ là em không hề có ý gì.
Rất nhiều lần tôi nói với Chính Đông là em không nên như vậy, nhưng Chính Đông đều bỏ ngoài tai.
Thế nên dần dần, tôi không còn buồn nói nữa, cũng cấm em tới trường của tôi. Tôi thậm chí còn trở nên mệt mỏi.
– Em đừng làm phiền.
Tôi lớn tiếng khi Chính Đông kêu tôi đi ngủ.
– Việc học bận thế sao? Không có cả thời gian đi ngủ. Tôi gật đầu.
Lý do không phải vì việc học bận, mà vì tôi thấy mệt mỏi.
Tôi thấy mệt với sự quan tâm thái quá của Chính Đông. Mệt khi Chính Đông suốt ngày gọi cho tôi, muốn biết tôi mấy giờ thì về, đang làm gì, đi với ai.
Tôi thấy phiền vì em lúc nào cũng xuất hiện trước mặt tôi.
Hồi đầu, nhiều người trêu em là vợ tôi, tôi chỉ thấy buồn cười rồi trêu lại em, nhưng dần dần, tôi khó chịu.
Tôi và Chính Đông trở nên hay cãi cọ vô cớ. Có đôi khi là chỉ là vì thấy em bật đèn sáng suốt cả đêm mà trở nên cau có.
– Tiền điện tăng?
Tôi không nói gì. Em liền cho là như vậy, em đi làm thêm ở quán bar. Tôi cũng vẫn tức giận rồi cấm em không ra chỗ đó.
– Vậy em biết làm gì kiếm tiền?
– Kiếm tiền?
– Không phải tiền nhà, tiền điện tăng sao? Anh còn đi học nữa.
Chính Đông nói.
– Không phải việc của em.
Chúng tôi luôn bắt đầu và kết thúc như vậy. Tôi không biết bản thân mình muốn gì, cũng như Chính Đông không biết mình phải làm gì.
Đối với chuyện của Tuệ Nhi, tôi đã không còn quá cố chấp. Tôi tìm ra lớp học của Tuệ Nhi nhưng không hề tới làm phiền. Chỉ thỉnh thoảng tôi nhờ một người bạn trong lớp của cô ấy đưa cho cô ấy bữa sáng gồm bánh quẩy và sữa đậu nành. Tuệ Nhi bị khiếm thị, nhưng cô ấy luôn là người cố gắng hết mình. Thói quen học bài mà bỏ bữa sáng của cô ấy tôi là người nắm rõ hơn bất cứ ai. Những hôm trời mưa, tôi đều mang tới một cái ô nhờ ai đưa đưa cho Tuệ Nhi. Những hôm cô ấy học bài, tôi đều mượn thẻ thư viện của học sinh trong trường để có thể vào thư viện, ngồi hàng giờ đồng hồ để tìm ra những quyển sách chữ nổi, băng ghi âm, rồi để chúng vào một chỗ cô ấy dễ tìm thấy. Hay như việc thức cả đêm chỉ để đọc và ghi âm tài liệu chữ ra băng.
Tôi làm tất cả mọi thứ, và chắc chắn Tuệ Nhi sẽ không biết người đó là tôi.
Một buổi tối, sau khi kéo Chính Đông vào trong phòng, tôi tự cởi quần mình, kéo tay của em đặt lên chỗ ấy. Như mọi khi, chỉ cần tôi đòi hỏi, Chính Đông nhất định sẽ giúp tôi giải quyết.
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như tôi không vì lúc cao trào mà gọi ra tên Tuệ Nhi.
Chính Đông khựng lại. Em cau mày nhìn tôi. Tôi lúc giờ mới để ý của em xìu xuống. Nhưng tôi không bận tâm nhiều mà định giúp em. Nhưng trái ngược với dự kiến của tôi, Chính Đông lại ngăn hành động của tôi lại, em nhìn vào mắt của tôi, hỏi:
– Tuệ Nhi là ai?
Tôi không trả lời vào câu hỏi của em.
– Anh vừa gọi tên Tuệ Nhi. Tuệ Nhi là ai? Một cô gái sao?
– Em không muốn làm?
Chính Đông khiến tôi không còn tâm trạng, tôi nằm xuống giường và kéo chăn qua đầu mình. – Em đi ngủ sớm đi. Ngày mai tôi phải tới trường.
Lúc đó tôi giả vờ ngủ, tôi vẫn có thể nghe thấy giọng nói trầm thấp của em bên cạnh mình.
– Anh chỉ cần nói là em nghe nhầm là được mà. Ngày mai, anh lại ăn bánh quẩy và sữa đâu nành sao?
Tôi không trả lời.
– Được rồi, anh ngủ đi. Mai em sẽ mua. Mai trời lại mưa, anh đừng quên ô ở trường nữa.
Tôi nghe thấy tiếng dép của em loẹt quoẹt bước ra khỏi phòng, tiếng cánh cửa khép lại, cả căn phòng chìm vào trong yên ắng.
Chính Đông không biết tôi không hề thích bánh quẩy và sữa đậu nành. Tuệ Nhi, vợ tôi mới thích ăn sáng như vậy. Nhưng kể từ khi gặp Tuệ Nhi ở bữa tiệc của Kiều An, tôi luôn dậy sớm chỉ để mua bánh quẩy mang tới trường cho Tuệ Nhi. Có lần bị Chính Đông bắt gặp, em cho rằng tôi thích bánh quẩy nên sáng nào cũng tranh dậy sớm mua giúp tôi mà không biết rằng tôi là đưa cho người khác.
Ngay cả chuyện bỏ quên ô ở trường cũng chỉ là một lời nói dối.
Tôi không biết tại sao mình lại nói dối Chính Đông, nhưng tôi cho rằng mình là ngại giải thích mọi chuyện.
Chiều mưa. Tiếng mưa rơi tí tách bên ngoài lớp học, khiến tâm trạng tôi trở nên sốt ruột, khiến suy nghĩ của tôi không thể tập trung vào bài giảng mà chỉ lo lắng cho Tuệ Nhi sẽ không có ô trở về nhà.
Trời chưa đến 6 giờ đã tối đen như mực, sau khi kết thúc buổi học, tôi chạy thật nhanh ra ngoài, cầm theo cái ô trong tay, vội vàng tới lớp của Tuệ Nhi.
Trường của Tuệ Nhi cách trường tôi rất xa, và tôi phải gồng mình đạp xe tới đó. Tôi dựng xe ở trước cổng trường, hỏi bạn của Tuệ Nhi cô ấy đâu thì mọi người nói Tuệ Nhi đã trở về.
Tôi chỉ có cách dắt xe ra về.
Nhưng tôi không thể ngờ, ngày hôm đó tôi lại gặp Tuệ Nhi. Em đang cãi nhau với bạn trai. Không! Phải là hắn đang to tiếng với em. Tuệ Nhi mà tôi biết rất hiền lành, rất đáng yêu, lại ngây thơ và thuần khiết, em chưa bao giờ nổi giận hay ác ý.
Tôi thấy Tuệ Nhi khóc, tôi thấy tên kia định giơ tay tát em.
Chẳng kịp suy nghĩ, tôi đã nhào lên, chắn ngang hắn và Tuệ Nhi, chặn lại bàn tay của hắn.
Tôi đánh hắn một trận. Tôi không cho phép ai động vào Tuệ Nhi, càng không cho phép ai làm em khóc. Ngay cả việc này có thể khiến em hiểu lầm tôi, hận tôi, tôi cũng chẳng màng.
Tôi và hắn đánh nhau.
Hắn chửi tôi là thằng điên.
Tôi nói hắn không có khí phái, là thằng đàn bà.
– Mày thích ả ta. Không ngờ cô là người như vậy. Gỉa bộ khóc lóc cãi gì. Đồ con..
Tôi đấm cú đấm vào mặt của hắn.
– Tao không cho phép mày nói cô ấy như thế.
– Tao gọi cảnh sát.
Tôi giơ điện thoại ra cho hắn:- Này mày gọi đi. Tao có số.
Thực tế, trong điện thoại tôi chẳng có số của ai cả. Nhưng nếu tên đàn bà này đã muốn chơi, tôi sẽ chơi tới cùng với hắn.
Qủa nhiên, hắn rơi vào cái bẫy tôi giăng ra. Hắn chuồn đi và chỉ để lại một câu:
– Mày nhớ mặt tao.
Tuệ Nhi khóc. Tôi phỉ nhổ bãi nước bọt kém máu của mình xuống đất, nói với cô ấy:
– Vì chuyện này mà khóc, đáng hay sao?
Tôi để lại cái ô trong tay của Tuệ Nhi và định quay lưng bỏ đi. Chuyện đã xong, tôi nghĩ rằng có lẽ Tuệ Nhi hận tôi lắm nhưng tôi vẫn sẽ làm như thế bởi Tuệ Nhi là vợ tôi, là người quan trọng nhất của tôi.
– Hóa ra anh là người thầm lặng đó.
Tuệ Nhi ngẩng đầu nhìn tôi. Trong phút chốc, tôi nhớ lại mình của kiếp trước. Hà Ngạo Quân của kiếp trước không ngừng hi vọng tìm ra người hiến đôi mắt cho Tuệ Nhi. Không ngừng tìm kiếm, không ngừng hi vọng Tuệ Nhi có thể nhìn thấy tôi.
Lúc này, chúng tôi đều im lặng, nhưng sự im lặng bao hàm tất cả ý nghĩa của nó.
Hà Ngạo Quân lấy can đảm để nói:
– Tuệ Nhi, em có muốn cảm ơn tôi bằng việc mời tôi uống nước không?
Tuệ Nhi cười, nụ cười ngày xưa tôi có thể thấy ở vợ mình.
Chúng tôi đi cùng nhau, che chung một cái ô, dắt cùng một chiếc xe đạp, đi trên cùng một con đường.
Tuệ Nhi nói tôi thật tốt, và cô ấy thấy có lỗi khi đã hiểu lầm tôi.
Còn tôi thì thấy hổ thẹn. Kiếp trước, không phải tôi cưới cô ấy vì tình yêu. Mà là vì cô ấy là con gái luật sư nổi tiếng. Để mở ra cánh cửa cho tương lai của mình, cho mối quan hệ, tiền tài và sự nghiệp, tôi chấp nhận một cuộc hôn nhân không tình yêu. Nhưng khi cưới nhau, tôi làm đúng nghĩa vụ của một người chồng, còn cô ấy thì luôn là một người vợ tốt.
So với những gì cô ấy nói về tôi tốt đẹp bao nhiêu, thì tôi chỉ thấy mình là gã đàn ông tệ bạc, tham lam và ích kỷ.
Chúng tôi nói với nhau rất nhiều chuyện, từ chuyện cô ấy bị vị hôn phu bỏ rơi, tới chuyện cô ấy muốn có một gia đình hạnh phúc.
Tôi chỉ im lặng lắng nghe. Kiếp trước, vì quá ham công việc, mà tôi chưa bao giờ trò chuyện với vợ mình đúng nghĩa, cũng ít khi hẹn hò với cô ấy ở bên ngoài. Tôi không biết, định nghĩa hạnh phúc của Tuệ Nhi lại giản đơn như vậy, chồng đi làm kiếm tiền, vợ ở nhà nấu bữa ăn ngon, hai vợ chồng sẽ cùng ăn và cùng nói về những chuyện trong cuộc sống.
Lúc Tuệ Nhi nói những điều ấy, tôi thậm chí suýt nữa thì nói rằng tôi sẽ cho Tuệ Nhi một cuộc sống như vậy. Kiếp này, nhất định tôi có thể.
Chúng tôi nói chuyện tới nửa đêm, tôi tiễn em về nhà, tôi nói với em số điện thoại của tôi và bảo em có thể gọi cho tôi bất cứ lúc nào.
Đó là lần đầu tiên, tôi nhìn thấy một Chính Đông xa lạ như vậy. Cả ngày hôm nay em không hề gọi cho tôi, không hề nhắn một cái tin, cũng không cằn nhằn chuyện tôi đi đâu hay bao giờ về.Cánh cửa khép hờ, trong phòng tối đen, lúc tôi bước vào, tôi không thể không giật mình khi nhìn thấy Chính Đông ngồi im lặng trên ghế sopha.
Em nghe thấy tiếng tôi trở về, nhưng không hề nhìn tôi. Qua ánh trăng ngoài cửa sổ, tôi thấy Chính Đông chống gối, không nói câu nào, ánh mắt mang theo những cảm xúc hoang mang và cô đơn.
– Chính Đông, lại đợi anh. Sao không bật đèn lên.
Tôi nói.
– Mất điện rồi. Cũng hay, anh sợ tốn mà
– Không phải thế.
Tôi định giải thích.
– Em không hiểu sao gần đây anh lại hay nổi giận đến thế. Em làm gì sai sao?
– Chính Đông, hôm nay em làm sao vậy?
– Em thích anh, Hà Ngạo Quân.
Chính Đông nói từng câu, từng chữ, rõ ràng tới mức nó khiến tim tôi vì bất ngờ mà lỗi mất một nhịp.
– Em thích anh, Hà Ngạo Quân.
– Chính Đông, anh cũng thích em. Em như em trai của anh vậy.
– Anh nói chúng ta sẽ cùng ở một ngôi nhà, anh nói ai lấy được em sẽ hạnh phúc. Anh còn nói, anh rất thích Chính Đông. Khi có người trêu chúng ta, anh còn cười.
– Chính Đông, đó chỉ là câu nói đùa thôi.
Chính Đông bật cười. Tôi nghe thấy tiếng cười của em, nhưng không thể nhìn ra khuôn mặt của em lúc này.
– Qủa thật là nói đùa. Thế còn chuyện đêm nào chúng ta cũng làm…
Đúng lúc ấy, điện thoại của tôi đổ chuông. Người gọi là Tuệ Nhi. Trong điện thoại Tuệ Nhi khóc và muốn tôi đến đón em. Chính Đông định nói tiếp, nhưng tôi ra hiệu cho em im lặng, thậm chí còn cảnh cáo em.
– Tuệ Nhi, em đợi tôi. Đừng đi đâu cả. Tôi sẽ đến đón em ngay. Không, tôi ở một mình. Em muốn đến chỗ tôi. Được,
Tôi cúp máy, định đi ra ngoài gặp Tuệ Nhi.
– Là cô ấy phải không? Người hôm nay anh gặp, còn ôm cô ấy nữa. Anh thích cô ấy?
– Chính Đông, anh luôn thích phụ nữ. Và…
Em không phải phụ nữ.
– Nhưng em thích anh.
– Thích tôi là chuyện của em. Còn nữa, chuyện chúng ta làm chỉ là giải quyết dục vọng. Đó không phải là tình yêu. Đàn ông giúp đàn ông là chuyện thường, em đừng nghĩ quá nghiêm trọng. Tôi chưa làm gì có lỗi với em cả.
Thậm chí tôi còn chăm sóc em, coi em như em trai của mình.
– Ra là thế. Hóa ra từ trước đến nay, là tôi ảo tưởng rồi.
– Chính Đông, khi Tuệ Nhi tới đây…
Tôi không muốn Chính Đông lỡ lời nói bất cứ điều gì với Tuệ Nhi. Chúng tôi đã có quá nhiều sự hiểu lầm. Đồng tính luôn khó chấp nhận. Không phải ai cũng có thể nhìn Chính Đông như người bình thường.
– Được. Tôi giúp thầy.
Chính Đông mỉm cười. Ánh trăng ngoài cửa sổ càng khiến nụ cười của Chính Đông rất nhạt, rất cô độc nhưng lúc đó tôi chỉ nghĩ tới Tuệ Nhi, hoàn toàn không nhìn thấy tổn thương mà tôi ngày hôm nay gây ra cho Chính Đông đã tạo thành vết sẹo mãi không thể lành trong tim của em.
Tôi chạy vội ra ngoài, bỏ lại Chính Đông đằng sau cánh cửa.
Chính Đông bật cười, nhưng tôi không biết trong bóng tối ấy, em đang khóc.
Khóc cho sự ảo tưởng của mình về tình yêu.
Khóc cho những hi vọng của Chính Đông về một ngôi nhà hạnh phúc mà em hàng đêm đều vẽ ra trước mắt.
Không chỉ một Tuệ Nhi, mà ngay cả Chính Đông cũng mưu cầu hạnh phúc.
Không chỉ một Tuệ Nhi biết yếu đuối…
Không chỉ một Tuệ Nhi cần yêu thương…
Chỉ là Chính Đông sinh ra là đàn ông, em yêu đàn ông, cho nên không có quyền hi vọng, càng không có quyền đòi hỏi hạnh phúc.
Chính Đông khi đó đã khóc một lần duy nhất trong đời mình, lại là khóc trong bóng tối. Kể từ đó về sau, Chính Đông không còn rơi nước mắt.
Chính Đông cảm thấy không đáng, hoàn toàn không đáng.
Bởi em biết sẽ chẳng ai đau lòng vì mình.
Tác giả :
Nga Panna