Các Trận Đấu Quan Trọng Trong Lịch Sử Việt Nam
Chương 7: Trận Chi Lăng
Liễu Thăng tử trận. Từ khi quân Minh thua trận Tụy Động, Trần Hiệp bị giết, Vương Thông cho người về tâu với Minh đế để xin thêm binh. Minh đế thất kinh, liền sai Chinh lỗ phó tướng quân An viễn Hầu là Liễu Thăng, Tham tướng Bảo Định bá là Lương Minh, Đô đốc là Thôi Tụ, Binh bộ Thượng thư là Lý Khánh, Công bộ Thượng thư là Hoàng Phúc, Hữu bố chính sứ là Nguyễn Đức Huân, đem 10 vạn quân, 2 vạn ngựa, đi đường Quảng Tây sang đánh cửa Ba Lụy, bấy giờ là tháng Chạp năm Bính Ngọ (1427).
Lại sai Chinh Nam đại tướng quân Kiềm Quốc Công là Mộc Thạnh, Tham tướng An Hưng bá là Từ Hanh, Tây Ninh bá là Đàm Trung đi đường Vân Nam sang đánh cửa Lê Hoa. Khi các tướng nghe viện binh của quân Minh sắp đến, nhiều người khuyên vương đánh ngay lấy thành Đông Quan để tuyệt đường nội ứng, nhưng vương không nghe, bảo rằng: Việc đánh thành là hạ sách, nay ta hãy cứ dưỡng binh súc nhuệ để đợi quân địch đến thì ra đánh. Hễ viện quân mà thua, thì quân trong thành tất phải ra hàng. Thế có phải làm một việc mà thành được hai không? Đoạn rồi bắt phải giữ gìn mọi nơi cho nghiêm nhặt, lại bắt người Lạng Giang, Bắc Giang, Tam Đái, Tuyên Quang, Qui Hóa đi ở chỗ khác bỏ đồng không để tránh quân Minh. Đến tháng Mười (1427), Bình Định Vương nghe tin quân của bọn Liễu Thăng sắp sang đấtAn Nam, liền hội các tướng lại bàn rằng:
Quân kia cậy khoẻ khinh yếu, lấy nhiều bắt nạt ít, chỉ cốt đánh cho được, chứ không tưởng đến điều khác. Nay đường xa nghìn dặm, mà đi có mấy ngày, nếu ta nhân lúc người ngựa của chúng đang mỏi mệt, ta “dĩ dật đãi lao", đánh là tất được. Bèn sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Linh, Đinh Liệt, Lê Thụ, đem 1 vạn quân và 5 con voi lên phục sẵn ở cửa Chi Lăng, để đợi quân Minh. Lại sai Lê Lý, Lê Văn An, đem 3 vạn quân cứ lục tục kéo lên đánh giặc. Bấy giờ Trần Lựu đang giữ cửa Ba Lụy (Nam Quan) thấy quân Minh đến, lui về giữ Ai Lưu; đến khi quân giặc đến đánh Ai Lưu, Trần Lựu lại lùi về giữ Chi Lăng, cứ cách từng đoạn, chỗ nào cũng có đồn, quân Minh đi đến đâu không ai dám chống giữ, phá luôn một lúc được mấy cái đồn. Liễu Thăng đắc ý đuổi tràn đi. Bình Định Vương lại làm ra bộ khiếp sợ, cho người đưa thư sang nói với Liễu Thăng xin lập Trần Cao lên làm vua để xin bãi binh.
Liễu Thăng tiếp thư không mở ra xem cho người đưa về Bắc Kinh, rồi cứ tiến lên đánh tiếp. Ngày 18 tháng 9, quân Liễu Thăng đến gần cửa Chi Lăng. Lê Sát sai Trần Lựu ra đánh rồi bỏ chạy. Liễu Thăng mừng lắm, chỉ đem 100 lính kị đi đuổi theo, bỏ đại đội ở lại sau. Đuổi được một đoạn, phải chỗ bùn lầy không đi được, phục binh đổ ra đánh, chém Liễu Thăng ở núi Đảo Mã Pha. Việc ấy vào ngày 20 tháng 9 năm Đinh vỵ. Bọn Lê Sát, Trần Lựu thừa thắng đuổi đánh quân Minh giết hơn 1 vạn người. Lúc bấy giờ đạo quân của Lê Lý cũng vừa đến, hội lại tiến lên đánh quân Minh, chém được Lương Minh ở giữa trận (ngày 25).
Lý Khánh thì tự tử (ngày 28). Còn bọn Hoàng Phúc và Thôi Tụ đem đại binh chạy về thành Xương Giang (thành của nhà Minh xây ở xã Thọ Xương, phủ Lạng Giang), đi đến nửa đường bị quân Lê Sát đuổi đến đánh phá một trận; Thôi Tụ cố đánh lấy đường chạy về Xương Giang, không ngờ thành ấy đã bị bọn Trần Nguyên Hãn lấy mất rồi, quân Minh sợ hãi quá bèn lập trại đắp lũy ở giữa đồng để chống giữ. Bình Định Vương sai quân thủy bộ vây đánh, sai Trần Nguyên Hãn chặn đường tải lương của quân Minh, lại sai Phạm Vấn, Lê Khôi, Nguyễn Xí, đem quân thiết đội vào đánh chém quân Minh được hơn 5 vạn, bắt sống được Hoàng Phúc, Thôi Tụ và 3 vạn quân. Thôi Tụ không chịu hàng bị giết. Bấy giờ Mộc Thạnh với bọn Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả đang giữ nhau ở cửa Lê Hao. Trước vương cũng đã liệu rằng Mộc Thạnh là người lão luyện tất chờ xem quân Liễu Thăng thắng bại thế nào rồi mới tiến, bèn sai đưa thư dặn bọn Văn Xảo cứ giữ vững chứ đừng ra đánh. Đến khi quân Liễu Thăng thua rồi, vương cho những tên tì tướng đã bắt được, đem những giấy má ấn tín lên cho Mộc Thạnh biết. Mộc Thạnh được tin ấy sợ quá, đem quân chạy, bị quân Trịnh Khả đuổi theo chém được hơn 1 vạn người và bắt được cả người lẫn ngựa mỗi thứ hơn 1 nghìn.
Lại sai Chinh Nam đại tướng quân Kiềm Quốc Công là Mộc Thạnh, Tham tướng An Hưng bá là Từ Hanh, Tây Ninh bá là Đàm Trung đi đường Vân Nam sang đánh cửa Lê Hoa. Khi các tướng nghe viện binh của quân Minh sắp đến, nhiều người khuyên vương đánh ngay lấy thành Đông Quan để tuyệt đường nội ứng, nhưng vương không nghe, bảo rằng: Việc đánh thành là hạ sách, nay ta hãy cứ dưỡng binh súc nhuệ để đợi quân địch đến thì ra đánh. Hễ viện quân mà thua, thì quân trong thành tất phải ra hàng. Thế có phải làm một việc mà thành được hai không? Đoạn rồi bắt phải giữ gìn mọi nơi cho nghiêm nhặt, lại bắt người Lạng Giang, Bắc Giang, Tam Đái, Tuyên Quang, Qui Hóa đi ở chỗ khác bỏ đồng không để tránh quân Minh. Đến tháng Mười (1427), Bình Định Vương nghe tin quân của bọn Liễu Thăng sắp sang đấtAn Nam, liền hội các tướng lại bàn rằng:
Quân kia cậy khoẻ khinh yếu, lấy nhiều bắt nạt ít, chỉ cốt đánh cho được, chứ không tưởng đến điều khác. Nay đường xa nghìn dặm, mà đi có mấy ngày, nếu ta nhân lúc người ngựa của chúng đang mỏi mệt, ta “dĩ dật đãi lao", đánh là tất được. Bèn sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Linh, Đinh Liệt, Lê Thụ, đem 1 vạn quân và 5 con voi lên phục sẵn ở cửa Chi Lăng, để đợi quân Minh. Lại sai Lê Lý, Lê Văn An, đem 3 vạn quân cứ lục tục kéo lên đánh giặc. Bấy giờ Trần Lựu đang giữ cửa Ba Lụy (Nam Quan) thấy quân Minh đến, lui về giữ Ai Lưu; đến khi quân giặc đến đánh Ai Lưu, Trần Lựu lại lùi về giữ Chi Lăng, cứ cách từng đoạn, chỗ nào cũng có đồn, quân Minh đi đến đâu không ai dám chống giữ, phá luôn một lúc được mấy cái đồn. Liễu Thăng đắc ý đuổi tràn đi. Bình Định Vương lại làm ra bộ khiếp sợ, cho người đưa thư sang nói với Liễu Thăng xin lập Trần Cao lên làm vua để xin bãi binh.
Liễu Thăng tiếp thư không mở ra xem cho người đưa về Bắc Kinh, rồi cứ tiến lên đánh tiếp. Ngày 18 tháng 9, quân Liễu Thăng đến gần cửa Chi Lăng. Lê Sát sai Trần Lựu ra đánh rồi bỏ chạy. Liễu Thăng mừng lắm, chỉ đem 100 lính kị đi đuổi theo, bỏ đại đội ở lại sau. Đuổi được một đoạn, phải chỗ bùn lầy không đi được, phục binh đổ ra đánh, chém Liễu Thăng ở núi Đảo Mã Pha. Việc ấy vào ngày 20 tháng 9 năm Đinh vỵ. Bọn Lê Sát, Trần Lựu thừa thắng đuổi đánh quân Minh giết hơn 1 vạn người. Lúc bấy giờ đạo quân của Lê Lý cũng vừa đến, hội lại tiến lên đánh quân Minh, chém được Lương Minh ở giữa trận (ngày 25).
Lý Khánh thì tự tử (ngày 28). Còn bọn Hoàng Phúc và Thôi Tụ đem đại binh chạy về thành Xương Giang (thành của nhà Minh xây ở xã Thọ Xương, phủ Lạng Giang), đi đến nửa đường bị quân Lê Sát đuổi đến đánh phá một trận; Thôi Tụ cố đánh lấy đường chạy về Xương Giang, không ngờ thành ấy đã bị bọn Trần Nguyên Hãn lấy mất rồi, quân Minh sợ hãi quá bèn lập trại đắp lũy ở giữa đồng để chống giữ. Bình Định Vương sai quân thủy bộ vây đánh, sai Trần Nguyên Hãn chặn đường tải lương của quân Minh, lại sai Phạm Vấn, Lê Khôi, Nguyễn Xí, đem quân thiết đội vào đánh chém quân Minh được hơn 5 vạn, bắt sống được Hoàng Phúc, Thôi Tụ và 3 vạn quân. Thôi Tụ không chịu hàng bị giết. Bấy giờ Mộc Thạnh với bọn Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả đang giữ nhau ở cửa Lê Hao. Trước vương cũng đã liệu rằng Mộc Thạnh là người lão luyện tất chờ xem quân Liễu Thăng thắng bại thế nào rồi mới tiến, bèn sai đưa thư dặn bọn Văn Xảo cứ giữ vững chứ đừng ra đánh. Đến khi quân Liễu Thăng thua rồi, vương cho những tên tì tướng đã bắt được, đem những giấy má ấn tín lên cho Mộc Thạnh biết. Mộc Thạnh được tin ấy sợ quá, đem quân chạy, bị quân Trịnh Khả đuổi theo chém được hơn 1 vạn người và bắt được cả người lẫn ngựa mỗi thứ hơn 1 nghìn.
Tác giả :
Nhiều tác giả