Cả Nhà Đều Là Dân Xuyên Không, Chỉ Có Tôi Là Dân Bản Xứ
Chương 50

Cả Nhà Đều Là Dân Xuyên Không, Chỉ Có Tôi Là Dân Bản Xứ

Chương 50

Đừng thấy anh ra ngoài vừa mang tiền lại mang cả trứng gà, chứ muốn hỏi là ra ngoài có khổ hay không ấy à?

Thế thì không thể nghi ngờ gì _______ khổ, quá khổ ấy chứ!

Nhất là cũng chẳng phải kiếm tiền của mình, thế thì càng khổ, như ăn hoàng liên*.

(*Hoàng liên: tên một vị thuốc đông y, vị thuốc này cực kỳ đắng, nên người ta hay so sánh là ‘khổ như ăn hoàng liên’.)

Thế nên, mỗi lần ra cửa có thể nhặt cửa hời hay không, có thêm khoản thu nhập hay không là mục đích hàng đầu của Hứa lão tam. Nếu không thể kiếm tiền thì anh thà ở nhà ngủ còn hơn. Tự nhiên muốn trăm cay nghìn đắng chịu khổ làm gì chứ?

Dù bây giờ đồ cổ không ra tiền, nhưng Hứa lão tam cũng cảm thấy rất có động lực.

Lần này lên tỉnh không giống lần trước. Lần trước dù sao cũng có xe đi nhờ, tuy đi đường xóc nảy chút nhưng mà cũng tiện hơn nhiều. Nhưng mà lần này thì khác. Chưa cần nói cái khác, chỉ riêng chuyện lên xuống xe đã khó khăn rồi.

Hứa lão tam mệt đứt hơi, nhưng mà cũng may anh có cái xe đạp, nên có thể chở đồ được.

Theo lý thì anh đã tính bán luôn xe đạp ở huyện rồi, nhưng mà ai nghĩ được là nó khó vậy chứ. Dù sao thì đây cũng là một món đồ lớn, giá lại không rẻ. Người bình thường cũng khó mà dám quyết định mua.

Thế nên anh cứ mang cả xe đạp lên xe lửa, dù sao thì có nhiều đồ, lúc xuống xe lửa phải khiêng, có xe chở thì cũng đỡ hơn nhiều. Nói thật, tuy rằng lúc lên xuống vì vác xe đạp mà cũng mệt mỏi, nhưng đến khi xuống xe mới thấy quá may mắn. Anh vừa đạp xe chở đồ vừa hỏi thăm dọc đường, cuối cùng lấy sức chín trâu hai hổ mới tới được trạm thu mua. Tỉnh thành cũng không chỉ có một trạm thu mua, nhưng Hứa lão tam vẫn chủ động tới trạm thu mua lần trước. Dù sao thì lãnh đạo có thể không trông mặt mà bắt hình dong cũng khó gặp.

Hơn nữa, lần trước cũng xem như thuận lợi.

Tuy đã qua vài tháng, nhưng vị lãnh đạo này vẫn nhận ra Hứa lão tam, nói sao thì lượng hàng cũng lớn như thế, lại là người ngoại tỉnh, nên cũng để lại ấn tượng cho người khác.

“Cậu là người lần trước……" Ông ta căn bản không nhớ được tên.

Nhưng mà Hứa lão tam cũng biết ý, lập tức tiếp lời: “Đúng vậy, tôi chính là Tiểu Hứa đến từ thành phố bên cạnh đây ạ! Không nghĩ tới chủ nhiệm còn nhớ tôi. Không hổ là lãnh đạo, trí nhớ tốt quá."

“Phó, phó thôi."

Hứa lão tam: “Phó cũng là chủ nhiệm mà."

Anh cũng không sửa miệng mà nói tiếp: “Chủ nhiệm, ngài xem lần này tôi lại tới, không biết bên ngài còn thu không ạ?"

“Thu chứ, sao lại không thu, tôi còn tưởng cậu không tới nữa đấy." Thực ra ông ta vẫn ấn tượng với đậu hũ khô kia, ăn giống hệt thịt, đúng là tuyệt vời! Hương vị làm người ta khó mà quên được. Vừa thấy thằng nhóc này cơn thèm ăn lại đến rồi.

“Dù không nhớ cậu thì cũng nhớ đậu hũ khô nhà cậu đó." Ông ta chỉ điểm một chút.

Hứa lão tam ảo não: “Ai ui, nếu biết ngài thích thì tôi đã mang một ít tới. Lần này tôi ngồi xe lửa tới nên cũng không tiện mang. Nhưng mà chủ nhiệm tới nếm thử trứng gà muối nhà tôi đi ạ. Chỗ chúng tôi có phương pháp nuôi gà đẻ trứng đặc biệt, trứng cũng to hơn nhiều, trạm thu mua nông sản ở trong thành phố cũng không có loại này đâu. Tôi nghĩ tới lần trước ngài giúp đỡ tôi nhiều thế mà tôi cũng không có bày tỏ được gì. Một bữa cơm cũng không mời được thì có chút vắt cổ chày ra nước*. Nhưng mà tôi cũng có chút khó xử. Ai bảo tôi cũng không có phiếu gạo của tỉnh chứ. Nhưng lần này tới đây, lãnh đạo của chúng tôi cứ nhắc mãi với tôi là phải mang chút quà đến biếu ngài."

(*Vắt cổ chày ra nước: keo kiệt, bủn xỉn.)

Thấy chủ nhiệm sắp từ chối thì anh ta vội nói: “Cũng không phải là chúng tôi muốn mượn sức ngài đâu, chúng tôi cũng là đồng chí tốt, không làm mấy chuyện đó. Chỉ là chút thổ sản của hợp tác xã nông dân chúng tôi thôi. Tôi cũng tự nhận là đã kết giao bạn bè với ngài rồi, giữa bạn bè với nhau tặng chút thổ sản cũng là bình thường ấy mà."

“Thế…… thế tôi cũng không khách khí với cậu nữa."

Thổ sản của đồng chí nông dân cũng không phải là cái gì quý.

Hứa lão tam cười: “Nên vậy."

Lần này Hứa lão tam ra cửa có vẻ tay xách nách mang, nhưng mà cần chuẩn bị vẫn chuẩn bị gọn gàng sạch sẽ. Như trứng gà muối này, lúc đầu cũng chỉ để trong bao tải thôi, nhưng anh cũng tính toán cả rồi. Trước khi vào cửa, anh cho vào trong túi giấy.

Túi giấy này là thành phẩm của xướng giấy bọn họ, so với giấy trắng, trình tự làm túi giấy giản lược hơn, cũng thô ráp hơn. Nhưng cũng vì thế mà túi giấy này chắc chắn hơn chút, lấy hồ dán các mép lại là có thể dùng được.

Nói ra thì túi này không so được với túi khâu, cũng không đựng được đồ nặng. Dù sao cũng làm từ giấy mà!

Nhưng mà đựng bộ quần áo hay chút đồ ăn vặt thì cũng không rách được. Mấy người Hứa lão tam cũng thí nghiệm thử rồi, đựng 20 quả trứng gà thì không thành vấn đề. Vì thế nên lần này ra ngoài, Tuyết Lâm chuẩn bị cho anh mấy cái túi liền.

Anh lấy hai cái túi giấy từ trong bao tải ra, túi giấy vuông vức nhìn qua rất sang trọng, quý giá.

Hứa lão tam nói: “Trứng gà muối này tôi cũng sơ chế qua rồi, dù sao thì trên đường cũng không tiện cầm theo, ngài cũng đừng chê ít…."

Nếu ở mấy chục năm sau, tặng 40 quả trứng gà có thể bị cười nhạo chết, chứ ở cái thời đại thiếu ăn thiếu mặc này, đã làm chủ nhiệm Vương cực kỳ coi trọng rồi. Hơn nữa, ông ta vừa nhìn qua liền hoảng, cũng lập tức tin lời đồng chí Hứa Kiến Vân nói.

Trứng gà của bọn họ đúng là lớn hơn nhiều so với trong trạm thu mua bán ra. Không phải chỉ là cảm giác mà mắt thường cũng thấy được, có thể nói là như cha của đám trứng gà trong trạm thu mua nông sản, vừa to vừa tròn.

“Trứng gà của các cậu đúng là không tồi."

Hứa lão tam tỏ vẻ rụt rè, nói: “Sao có thể không chứ? Tôi cũng nói thật chứ không có khoác lác đâu. Tôi nói trứng tốt thì nó tốt thật mà, Ngài nhìn là biết trứng gà này to hơn bao nhiêu, thực ra hương vị càng ngon hơn nữa. Lúc về ngài nếm thử là biết. Dù sao cùng đều cho ăn giun ăn sâu cả. Gà mái ăn ngon thì đẻ trứng cũng lớn hơn nhiều. nếu chỉ cho ăn rau dại, đừng nói trứng to hay nhỏ, chỉ nói riêng về mặt hương vị đã khác nhau rồi. Gà ăn cỏ với gà ăn thịt sao mà giống nhau được chứ? Nếu giống nhau thì ai laik chuyên môn đi đào giun làm gì? Ngài nói đúng không?"

Nói về khoác lác thì Hứa lão tam am hiểu nhất.

Mấy kẻ ăn chơi trác táng ở kinh thành ấy à, không khoác lác sao được gọi là ăn chơi trác táng chứ?

Tuy nhà họ là dòng dõi thư hương nhưng cũng không so được với mấy nhà thế gia huân quý. Cơ mà dù sao cũng không cần lo ăn lo uống, đã tốt hơn nông gia nhiều rồi, Thế nên cuộc sống cũng nhẹ nhàng hơn, tâm cũng lớn hơn.

Khoác lác ấy à?

Cái này anh giỏi nhất.

Cũng đừng khinh thường khoác lác, đây cũng là một môn học vấn đấy. Có người vừa khoác lác là bị vạch trần ngay, còn vua mặt dày chân chính thì phải thật thật giả giả, vừa giả vừa thật. Thế thì mức độ đáng tin mới cao.

Cho nên chủ nhiệm Vương cũng tin là thật, ông ta là người thành phố, không hiểu mấy việc đồng áng này. Nhưng mà ông ta nghe thấy cũng đúng. Đừng nói là gà, người ăn ngon uống tốt so với người không còn khác nữa là.

Chẳng phải mấy phụ nữ có thai được ăn ngon, lúc sinh con cũng tốt hơn hẳn đó sao?

Tính ra trạm thu mua nông sản chỗ bọn họ cũng quá là lừa gạt người thành phố rồi.

Nghĩ một chút cũng thấy tức, nhưng mà ông ta không biểu hiện trước mặt Hứa lão tam, chẳng nhẽ lại nói trong thành phố chúng tôi đúng là không tốt bằng nông thôn mấy người à? Sao có thể chứ!

Ông ta muốn lảng sang chuyện khác, tròng mắt vừa đảo một cái đã thấy túi giấy, lập tức bị hấp dẫn: “Túi này của cậu là bằng giấy à?"

Hứa lão tam cười, nói: “Đúng thế. Còn không phải giấy sao? Nhưng ngài cứ yên tâm, để 20 quả trứng gà thì vẫn được lắm. Đây là xưởng giấy của thôn chúng tôi tự chế tạo, Cung Tiêu Xã trong huyện đều dùng cái này. Tuy không đựng được đồ nặng nhưng mà mấy đồ nhẹ thì không thành vấn đề. Mấy người điều kiện tốt một chút đều mua túi này đựng quần áo. Tính ra, bây giờ vải dệt quá khó mua, không chỉ cần tiền mà còn phải có phiếu vải nữa. Mà túi giấy này dùng cẩn thận thì cũng dùng được khá lâu. Dù sao thì mọi người đều biết nó làm từ giấy nên cũng cẩn thận. Cũng không cầm đi trời mưa. Dân quê chúng tôi dùng cẩn thận thì cũng được ít nhất 1 năm. Với lại, tôi cũng nói thật, nhiều người mua cái này vì nhìn có mặt mũi. Nam thanh nữ tú có đối tượng, tặng một cái áo, một hộp phấn mà có cái túi đựng nhìn cũng tốt hơn. Tuy nói cái này dễ hàng nhưng mà vì có mặt mũi nên cũng đâu có quan trọng đến thế đúng không?"

Lừa gạt, tiếp tục lừa gạt.

“Cũng đúng, cậu nói không sai chút nào. Nhưng mà thôn cậu còn có xưởng giấy à?

Hứa lão tam: “Có ạ, tôi chính là cố vấn kỹ thuật của xưởng giấy đây."

Anh nói: “Xưởng giấy của chúng tôi là xưởng tập thể, trong đại đội cũng chỉ có mấy người chúng tôi nên đều phải tới kiêm chức."

Chủ nhiệm Vương bừng tỉnh đại ngộ: “Không trách được cậu lại biết ăn nói tới vậy."

Ông ta sờ qua sờ lại cái túi, lại xách lên đặt xuống vài lần, ông ta cảm khái trong lòng: quả nhiên mỗi nơi một thói quen. Đừng thấy người ta không phải người thành phố nhưng mà đều dùng túi giấy đấy!

Ông ta ngẫm lại lời của Hứa lão tam, cảm thấy đúng là có thể dùng được.

Vừa thấy người này như đang suy tư gì, Hứa lão tam cảm thấy người này chắc là nhìn trúng túi giấy này rồi. Tuy anh đang khoác lác, nhưng cũng là vì chuyện đầu ra của xưởng giấy thôi. Cũng đâu phải vì mình.

Anh cảm thấy mình quá tốt.

Mình quá rộng lượng mà!

“Tiểu Hứa này, túi này của các cậu cũng không tồi, nếu bên này chúng tôi muốn lấy một ít hàng thì các cậu có thể cho giá thấp nhất là bao nhiêu?"

Hứa lão tam: “Bên ngài……."

Anh giả vờ suy tư một lúc rồi nói: “Chắc chắn là càng nhiều thì giá càng rẻ hơn, nhưng nếu bên ngài muốn lấy hàng thì tôi vẫn kiến nghị là lấy ít một chút đã, cứ thử một lần xem sao. Chỗ chúng tôi chỉ là địa phương nhỏ thì thấy túi này cũng có thể diện, nhưng mà tỉnh thành bên này lại không chắc sẽ thích. Nhưng nếu lấy ít thì giá cả chúng tôi lại không thể lấy quá thấp…."

“Thế chúng ta tới thương lượng xem thế nào."

Hứa lão tam: “Được!"

Hứa lão tam nhìn ra chủ nhiệm Vương cũng động tâm rồi.

Thật ra anh vẫn hy vọng có thể khai thác được thị trường đầu ra túi giấy này. Nếu bọn họ khai thác được thị trường thì có thể nói chuyện với Cung Tiễu Xã của huyện, của tỉnh. Xưởng giấy của đại đội kiếm được nhiều thì ai cũng có lợi cả.

Tuy xưởng này chẳng phải nhà mình, nhưng mà lợi ích ẩn trong đó vẫn thấy được. Hơn nữa, nếu có thị trường, cơ hội đi công tác của anh cũng nhiều lên.

Đừng thấy việc đi ra ngoài lần nào cũng mệt muốn chết lại chưa chắc có thu hoạch.

Nhưng mà Hứa lão tam vẫn thích đi. Dù sao phải đi thì mới có cơ hội nhặt được lợi ích. Nếu không chỉ quanh quẩn vớt vát ở trong nơi nhỏ hẹp chỗ mình thì đừng mơ nhặt được của hời. Ngay cả địa chủ còn không có, tám đời bần nông thì lấy đâu ra của cải đồ quý chứ.

Dù hiện tại đồ cổ cũng không dễ nhặt được, nhưng Hứa lão tam vẫn tràn đầy mong đợi hướng về cái này.

Anh ấy à, còn trông cậy vào tích cóp cái này làm của hồi môn cho con gái đó.

Dù một chốc một lát không dùng được, nhưng anh tin rằng sau này chắc chắn có thể.

Chẳng nhẽ 10 năm, 20 năm sau vẫn quản chặt thế này chắc? Chính Hứa lão tam cũng chẳng tin. Người ấy à, phải nhìn xa trông rộng, phải chuẩn bị chu đáo mới được.

Cuối cùng, Hứa lão tam dùng miệng 3 tấc lưỡi thuyết phục vị chủ nhiệm này lấy thí nghiệm 5000 túi trước, mỗi chiếc 1 xu rưỡi, tổng cộng có 75 đồng. Con số này cũng không nhiều, với trạm thu mua chỉ là chuyện nhỏ.

Bởi vì chuyện này làm ông ta thấy thỏa mãn nên khi Hứa lão tam nhắc tới việc bán dế nhũi định kỳ chủ nhiệm Vương cũng không làm khó Hứa lão tam, hai bên đều đạt được thỏa thuận gửi hàng qua bưu điện. Bắt đầu từ tháng sau, hợp đồng 1 năm, tổng cộng 5 đợt hàng, mỗi đợt phải đảm bảo 180 cân.

Hai bên đều vui vẻ, chủ nhiệm Vương nói: “Đi thôi, Tiểu Hứa, tôi mời cậu một bữa."

Hứa lão tam: “Sao có thể không biết xấu hổ vậy chứ."

“Không vấn đề gì, để cậu cảm thụ chút tiệm cơm quốc doanh trong tỉnh."

Hứa lão tam chỉ chần chờ một chút rồi đáp ứng, anh sáng sủa đẹp trai, nhìn qua chỉ thấy sự chân thành: “Đây là được thơm lây từ ngài mà."

Chủ nhiệm Vương bật cười, cũng có chút đắc ý. Tỉnh thành chỗ ông ta không giống mấy nơi nhỏ hẹp dưới địa phương. Hai người cùng đi ra cửa, ông ta kinh ngạc: “Cậu còn đi xe đạp à?"

Không phải nói tên này từ nơi khác tới sao?

Hứa lão tam xấu hổ vò đầu: “Chẳng phải lần này tôi phải mang mấy cái bao đi sao? Ra ngoài cũng không có cách nào, cũng không thể tự mình vác đồ được. Ngài nhìn tôi cũng biết ngay mà. Nên tôi cũng đành nghĩ cách lấy xe trong nhà mang lên xe lửa. Nghĩ là dù sao lúc xuống còn có thể chở hàng. Tôi cũng nghĩ đơn giản, nhưng ai biết lên xe lửa khó khăn hơn nhiều. Trời ạ, đầu tóc thật sự là không tốt. Vừa lên xe lửa đã bị người ta ghét muốn chết. Tôi cũng đang lo đây, lúc về còn phải vác lên xe lửa nữa, không biết phải làm sao. Lúc đi, nhân viên xe lửa hận không thể đạp tôi xuống ấy chứ."

Chủ nhiệm Vương: “……………….."

Hai người cùng đi tới tiệm cơm quốc doanh, nhìn qua là biết chủ nhiệm Vương là khách quen ở đây, ông ta gọi một đĩa thịt kho tàu, một đĩa rau xào, hai bát cơm tẻ.

Hứa lão tam: “Cuộc sống của người thành phố các ngài vẫn tốt hơn chúng tôi nhiều."

Chủ nhiệm Vương mỉm cười: “Cậu em cũng đừng khiêm tốn nữa, tôi thấy nhà cậu cũng đâu có kém, có cả xe đạp."

Dù là trong tỉnh thành cũng chẳng phải nhà nào cũng có xe đạp.

Hứa lão tam: “Nhà tôi có người thân làm ở Cung Tiêu Xã đấy."

Chủ nhiệm Vương hiểu ra.

Ông ta hỏi: “Xe mới phải không? Nhìn còn mới lắm."

Hứa lão tam cũng có tính toán nên cứ tiếp tục khoác lác: “Đâu có đâu, thực ra tôi mua xe này được 2 năm rồi, nhưng mà thông chúng tôi cũng chỉ lớn có chừng ấy, nên chẳng dùng đến nhiều. Chính ra cũng không phải là mới lắm. Chẳng phải đợt này do tôi bận rộn quá sao? Vừa chuyện trong thôn, chuyện bên hợp tác xã nông thôn, rồi cả bên xưởng giấy nữa. Ngày nào cũng bận bịu thành ra có hôm trời mua còn để quên mất, xe bị dính nước mưa nên có chỗ bị han rỉ. Thành ra nhìn cũng không đẹp đẽ gì lắm. Nên tôi nhờ người tân trang lại chút, với sơn lại một lượt nữa."

Anh nói bâng quơ như đang tám chuyện nhà, nói đến đây lại tỏ ra bất đắc dĩ: “Lần này về tôi lại đắc tội nhân viên xe lửa rồi."

Chủ nhiệm Vương cười: “Đúng thế, cũng không thấy ai đi xa thế mà còn vác xe đạp lên. Nhân viên tàu không vui cũng là chuyện dễ hiểu thôi."

Hứa lão tam: “Tôi biết mà, cũng không trách người ta mà chỉ trách mình thôi. Ngài nói xem sao lúc ấy tôi lại vác cả xe đạp lên chứ."

Chủ nhiệm Vương nói nhỏ, cười trêu: “Hay là cậu xem xem có ai muốn không, đổi ra ngoài là được."

Hứa lão tam: “Thế thì không được, tôi mà đổi đi thì lúc về cha già nhà tôi kiểu gì cũng cho tôi một trận nhớ đời. Thực ra nhà tôi cũng còn một chiếc xe đạp nữa mà em gái mua cho cha già. Tôi nghĩ là trong nhà cũng chẳng cần 2 xe làm gì, đổi tiền 1 cái đi. Nhưng mà cuối cùng cha già nhà tôi lại nghĩ là tôi tham xe của em gái, ngài nói xem, tôi đúng là….."

Chủ nhiệm Vương bật cười.

Nhưng mà trong lòng ông ta cũng cân nhắc, em gái tên này cũng không tồi đâu, còn có thể mua xe cho nhà mẹ đẻ nữa.

“Tôi cũng chỉ nói đùa thôi."

Hứa lão tam: “Tôi biết, tôi biết ngài nghĩ cho tôi mới đưa ra ý kiến ấy. Tôi nghĩ tới sắc mặt nhân viên xe lửa đã thấy đau cả đầu rồi, cũng muốn đổi xe đi. Nhưng mà nghĩ đến cha già nhà mình thì lại rén ngay."

Chủ nhiệm Vương bị tên này chọc cười.

Bây giờ cũng là giờ ăn cơm nên tiệm cơm quốc doanh có không ít người. Mọi người cũng đều nghe được nhiều ít câu chuyện của bọn họ nên cứ thỉnh thoảng lại nhìn Hứa lão tam. Đến khi hai người chào tạm biệt nhau, lúc Hứa lão tam đạp xe chuẩn bị tới nhà khách mà anh từng ở thì có người đuổi theo, vừa ngoành vào ngõ nhỏ thì có người chặn đầu.

Hứa lão tam: “Mẹ nó! Mà làm cái gì đấy? Muốn cướp à?"

Kẻ theo đuôi là một người đàn ông gầy còm: “Không không! Không phải! Anh hiểu nhầm rồi, tôi chỉ muốn hỏi một chút xem anh có muốn bán xe đạp không thôi."

Hứa lão tam: “Hả?"

Người đàn ông gầy còm: “Lúc nãy tôi có nghe thấy anh nói chuyện rồi, anh là người nơi khác đến đúng không? Vác xe đạp lên xe lửa cũng bất tiện, chi bằng anh bán cho tôi."

Hứa lão tam trầm mặc, lúc ở tiệm cơm quốc doanh anh lải nhải như thế là vì dụ cá cắn câu. Không ngờ chủ nhiệm Vương không cắn câu mà lại là kẻ khác.

Hứa lão tam: “Không đúng…… Tôi không bán, bán đồ bị bắt thì phải làm thế nào."

Người đàn ông gầy còm: “Ôi trời, anh, anh không nói, tôi không nói thì ai biết chứ? Anh thấy đó, không phải nhà anh có một chiếc xe nữa sao? Anh giữ nhiều xe thế làm gì, chẳng nhẽ có hai chiếc còn có thể đẻ ra chiếc xe con ư? Bán đi thì hơn. Với lại chẳng phải là em gái mua ư? Sao có thể không giúp đỡ anh em nhà mẹ đẻ chứ? Lúc có công chuyện chẳng phải đều nhờ nhà đẻ chống lưng ư? Anh, anh bán cho tôi đi, chắc chắn tôi sẽ đưa cho anh giá hợp lý."

Hứa lão tam như bị thuyết phục, nói nhỏ: “Thế cậu định trả bao nhiêu?

Người đàn ông gầy còm: “80 đồng!"

Hứa lão tam quay đầu xe muốn đi.

Người đàn ông gầy còm: “Ơ anh đừng đi….."

Hứa lão tam: “Tôi mua 180 đồng, bán cho cậu 80 đồng, tôi bị ngu chắc?"

Người đàn ông gầy còm: “Không phải xe của anh sửa rồi sao?

Hứa lão tam: “Đúng, tôi cũng không bán! Sửa cũng không phải là không đi được, với lại lúc sửa tôi còn tốn 15 đồng quét sơn đây. Bỏ ra!"

“Ấy đừng đừng, đừng đi, anh à, tôi cho anh thêm một chút. Anh thấy 100 thì sao?"

Hứa lão tam liếc anh ta một cái, nói: “120, thấp hơn không bán đâu."

Người đàn ông gầy còm: “………….?"

Anh ta tỏ vẻ khó xử: “Xe mới cũng mới chỉ có 180, xe này anh đi 2 năm rồi lại còn đã qua sửa chữa, anh, anh làm khó tôi quá."

Hứa lão tam mím môi, rồi nói: “Thế mỗi người nhường một bước là tốt nhất."

Anh như thể đưa ra một quyết định lớn: “Nếu không phải cha tôi bỏ tiền mua xe thì tôi không bao giờ bán giá này đâu."

“Được!"

Hai bên thỏa thuận xong, anh ta nhìn qua túi của Hứa lão tam, nói: “Anh còn có trứng gà nữa à?"

Hứa lão tam vội nói: “Cái này tôi không bán đâu, tôi để ăn, luộc qua rồi."

Người đàn ông gầy còm: “Trứng gà của anh to thật đấy, hay anh bán cho tôi 2 quả đi."

Hứa lão tam: “????????????"

Anh nghiêm túc nói: “Cậu bị làm sao đấy? Trứng này luộc hết rồi, bán cho cậu hết xong tôi ăn bằng gì?"

Người đàn ông gầy còm: “Hay anh bán cho tôi 5 quả đi."

Hứa lão tam: “6 xu, cậu lấy không? Không lấy thì tốt."

Người đàn ông gầy còm: “Được thôi."

Hứa lão tam: “……………………" Cung Tiêu Xã bán có 4 xu rưỡi, cậu bị điên à?

“Trứng của anh hình như có hai kiểu à?"

Hứa lão tam: “Ừ, đây là trứng gà muối, đây là trứng gà luộc, nhưng đều đun lên rồi."

Anh nghi ngờ nhìn tên này: “Không phải cậu là người bên văn phòng đầu cơ trục lợi cố tình lừa tôi đấy chứ? Tôi không bán đâu!"

Người đàn ông gầy còm cuống lên: “Không phải đâu anh, chỉ là tôi thấy trứng gà của anh khá ngon thôi."

Anh ta cảm thấy có chút đắt, nhưng mà nghĩ đến trứng gà to thế này thì không tính là lỗ. Với lại, trứng nhà người ta đắt là vì trứng gà muối, dù sao muối cũng là tiền, thế nên 6 xu cũng không phải là đắt.

Trạm thu mua nông sản của ở chỗ bọn họ bán trứng gà muối nhỏ hơn thế này cũng đã 5 xu rưỡi rồi.

“Anh để cho tôi 10 quả trứng muối, với 5 quả trứng thường đi."

Hứa lão tam: “…………….. Thật sự không thể cho cậu nhiều thế đâu."

“Anh ơi, anh xem anh kìa, tôi thấy anh cũng còn không ít mà."

“Nhưng tôi muốn tặng người khác."

“Anh tặng người khác sao không mua quà ăn vặt?"

Hai người hỏi qua đáp lại, Hứa lão tam chưa thấy ai dai thế. Cái gì cũng muốn mua. Anh dò xét xung quanh thấy không có ai theo dõi, cảm thấy tên này hình như đúng là người mua hàng bình thường.

Quả nhiên là người thành phố, vừa ngu vừa lắm tiền.

Anh nói: “Sao gì cậu cũng muốn mua thế! Tôi có gì cậu cũng muốn mua, đồng hồ của tôi có phải cậu cũng muốn mua không! Đấy, đều bán cho cậu đấy, cũng 120 đồng, chưa đeo được mấy ngày đâu, cậu mua đi, mua hết đi!"

Hứa lão tam nói như đang giận lẫy chìa tay ra, tên kia kích động: “!!!!!!!!!!!!!!"

“Mua! Tôi mua!"

Hứa lão tam: “Tôi chỉ nói đùa thôi." Sau đó vội rụt tay về.

Người đàn ông gầy còm giữ chặt Hứa lão tam: “Không được, anh nói rồi mà, nếu anh không bán tôi sẽ gọi người khác tới đây."

Hứa lão tam: “Sao cậu lại có thể như thế chứ."

Người đàn ông gầy còm: “Tôi cứ vậy đấy, anh nói là phải làm, anh đã nói là bán rồi thì phải bán, 120 đồng, quyết vậy đi."

Hứa lão tam: “Không, tôi không bán đâu!"

“Anh không bán tôi sẽ gọi người bên văn phòng đầu cơ trục lợi tới đấy."

Hứa lão tam: “Sao cậu còn ép mua ép bán thế?"

Người đàn ông gầy còm đắc ý: “Thêm 120 đồng nữa là 230 đồng. À, trứng gà 9 hào nữa, tôi cũng cho anh thêm 1 hào cho tròn. Đây cho anh 1 đồng trước, anh đi cùng tôi về nhà lấy 230 nữa."

Hứa lão tam: “…………Tôi không đi đâu."

“Đi đi, đi đi mà."

Bị người đàn ông gầy còm này vừa túm vừa kéo, Hứa lão tam đi cùng anh ta tới một căn nhà tầng cách đó không xa, anh ta cũng không lên lầu mà đứng dưới gọi: “Bà ơi, bà ơi xuống đây đi."

Không lâu sau có một bà cụ đi xuống, người cũng gầy gò, anh ta nói: “Bà giữ chặt anh ta nhé, cháu về nhà lấy tiền, xe đạp này là của nhà mình."

Bà cụ túm chặt Hứa lão tam.

Hứa lão tam: “………….Mấy người thành phố này sao cứ như vậy chứ."

Bà cụ mắt điếc tai ngơ không quan tâm Hứa lão tam, người đàn ông gầy còm kia rất nhanh đã chạy xuống, thở hồng hộc, kéo Hứa lão tam, đưa cho anh một xấp tiền đại đoàn kết: “Anh đếm đi."

Hứa lão tam: “…………Tôi không muốn bán."

Cười khổ.

“Không thể không bán, anh đếm nhanh lên."

Hứa lão tam đếm mấy lần, vừa đủ 23 tờ tiền đại đoàn kết.

Hứa lão tam: “……"

Người đàn ông gầy còm cởi đồng hồ của anh ra, vui vẻ nói: “Được rồi, anh đi nhanh đi, không lại bị người khác nhìn thấy bây giờ."

Hứa lão tam: “Tôi đúng là xui tám đời mới gặp phải cậu."

Người đàn ông gầy còm: “He he."

Anh ta dọa Hứa lão tam: “Chỗ chúng tôi có một đội chuyên lùng bắt đấy, anh chạy nhanh đi."

Vừa nghe thế, Hứa lão tam lập tức xách túi chạy như bay.

Chờ đến lúc không thấy anh nữa, người đàn ông gầy còm kia càng vui vẻ: “Cái kiểu diễn xiếc ấy mà dám đấu với tôi à? tưởng tôi không nhìn ra anh muốn bán xe chắc?"

Nhưng mà đồng hồ này anh ta cũng hời.

Kẻ ngốc tự cho là thông minh như thế đến một đám anh ta cũng không ngại nhiều!

Lần này anh ta thực sự đã kiếm được hời rồi.

Mà Hứa lão tam đã chạy xa hai con phố, xác nhận không ai đuổi theo thì lấy tiền ra đếm lại một lần, vui đến tít cả mắt. Anh cảm khái, tên gầy ngu xuẩn kia tự cho là thông minh có nhiều thêm thì càng vui!

Hai món đồ này đều bán được giá vượt dự tính của anh.

Đều vượt đó!

Anh bán đồ xong cũng không ở lại trong tỉnh lâu.

Hứa lão tam nghĩ một chút rồi quyết định không tới nhà khách nữa mà cầm túi lên thẳng xe buýt tới dưới huyện. Nếu đã tới rồi thì anh cũng nên tới thăm ‘người anh em tốt’ Phạm Vĩ chứ. Dù sao thì người ta cũng từng ‘tặng’ anh một món đồ sứ của hoàng gia mà.

Tuy rằng anh ta chỉ coi nó như bát đựng cơm chó.

Anh để 10 quả trứng muối còn lại vào túi giấy. Lúc đi anh còn cảm thấy mình mang quá nhiều, nhưng mà bây giờ mới thấy tình hình khác xa kế hoạch ban đầu. Ngoài 7 quả trứng luộc ra thì chẳng còn gì.

Anh đi tới cổng của xưởng đường, người gác cổng còn nhớ anh, nói: “Hình như tôi gặp cậu rồi."

Hứa lão tam mỉm cười: “Chú à, cháu tới tìm Phạm Vĩ, chú có thể gọi cậu ấy một tiếng giúp cháu được không?"

Chú gác cổng: “Cậu tới dự lễ cưới của Tiểu Phạm à?"

Hứa lão tam: “???"

Ông ta nói: “Thằng nhóc này cũng may mắn lắm."

Hứa lão tam: “?????"

Ông ta nhanh chóng đi gọi người, còn Hứa lão tam thì mê mag, ừm…… Phạm Vĩ tìm được vợ thật à?

Chắc là Phạm Vĩ cũng không nghĩ tới anh sẽ đến, lúc gặp mặt khoa chân múa tay nói: “Anh à, em còn định viết thư nói với anh là em sắp kết hôn đấy, không ngờ anh tới đây rồi! Anh chờ em xin nghỉ nhé, anh em mình về nhà lại nói chuyện tiếp!"

Anh ta cảm động: “Gặp được anh là em có phúc mà."

Hứa lão tam: “???????"

Tuy nội tâm anh có rất nhiều dấu hỏi chấm nhưng ngoài mặt Hứa lão tam vẫn mỉm cười: “Ừ anh chờ cậu."

Sau khi Phạm Vĩ đi, anh hít một hơi thật sâu rồi hỏi: “Phạm Vĩ sắp kết hôn à chú?"

Chú gác cổng kích động: “Còn không phải sao? Thằng này cũng may mắn lắm, cưới được con gái xưởng phó chúng tôi đấy."

Hứa lão tam: “!!!"

Mẹ nó, hành động nhanh thế!

Nhưng anh vẫn giữ nguyên sự bình tĩnh, mặt không đổi sắc.

Rất nhanh Phạm Vĩ đã quay lại, nói: “Đi thôi, em xin nghỉ rồi, tới nhà em đi."

Hứa lão tam đi theo Phạm Vĩ, anh còn chưa hỏi gì Phạm Vĩ đã sốt sắng giải thích: “Anh này, anh nói xem sao em lại may thế chứ, có thể gặp được anh, nếu không gặp được anh thì không biết tới bao giờ em mới kết hôn được, may mà gặp được anh."

Hứa lão tam nghĩ đến lúc mới gặp người này còn có chút lãnh đạm, ai ngờ hiện tại lại nhiệt tình thế này.

Anh nói: “Anh nghe nói cậu cưới được con gái xưởng phó à?"

Phạm Vĩ cười đắc ý, nói: “Còn không phải sao? Có lúc đúng là không mê tín không được, trước đó em xui lắm, sau đấy em vứt cái bát cơm cho chó ăn kia đi………."

Đột nhiên anh nghĩ ra là mình chưa nói chuyện vứt bát đựng cơm chó đi với Hứa lão tam, anh ta nói thầm: “Anh, không nói dối anh, lần trước anh nói với em cái đồ kia không tốt lắm nên em nghĩ đi nghĩ lại vẫn ném nó đi thì hơn. Không ngờ lại chuẩn thật, sau khi vứt được nửa tháng em đã quen đồng chí ấy."

Hứa lão tam: “……"

Không phải đâu, cậu nghĩ nhiều quá rồi.

Căn bản là không có chuyện xui xẻo gì ở đây, mấy chuyện đó là tôi lừa cậu nên nói bừa thôi.

Nhưng mà Hứa lão tam cũng khó mà nói ra được nên chỉ mỉm cười: “Không ngờ được cậu vẫn vứt đi, nhưng mà chuyện này chủ yếu là bản thân cậu thôi. Mà sao cậu không nói là vì cậu tân trang nhan sắc nên mới kiếm được vợ?"

Phạm Vĩ cười: “Cũng có nguyên nhân này, lúc quen nhau đối tượng của em nói là em với người khác không giống nhau. Người khác đều lôi thôi lếch thếch, chỉ có em là sáng sủa sạch sẽ."

Trước đây anh ta cũng không biết mình gọn gàng đẹp đẽ còn có thể có lợi như thế.

Hứa lão tam cười, nói: “Thế thì phải chúc mừng cậu rồi."

Phạm Vĩ: “He he, à đúng rồi, lần này anh tới đây vẫn để đưa hàng à?"

Hứa lão tam gật đầu: “Đúng thế. Chẳng phải là vì tới đưa hàng nên tiện thể tới gặp cậu xem thế nào rồi sao?"

Hai người tán gẫu tới tận nhà Phạm Vĩ, nhà anh ta cũng là cả nhà cùng ở chung, nhưng bây giờ chủ có mỗi bà Phạm ở nhà.

“Tiểu Vĩ sao lại về rồi?"

Phạm Vĩ: “Đây là anh em của con, mẹ còn nhớ không? Anh ấy tới nhà mình một lần rồi. Lúc ấy còn dạy con sửa soạn ấy….."

Bà Phạm lập tức hớn hở hẳn lên: “Nhớ chứ nhớ chứ, mau vào ngồi đi."

Thực ra lúc ấy bà Phạm cũng không vui, tuy rằng người này giúp nhà mình nhưng mà người này làm Phạm Vĩ tiêu nhiều tiền hơn, một người đàn ông lại trang điểm gì chứ? Nào là kem bảo vệ da, rồi xà bông, rồi còn quần áo mới. Quá lãng phí tiền.

Cũng vì thế mà tiền lương của con trai bà không đưa cho gia đình.

Bà Phạm đau lòng muốn chết.

Nhưng mà không ngờ được, người này nói rất đúng, còn giúp Phạm Vĩ nhà mình có vận đào hoa.

Bà càng thêm nhiệt tình: “Cháu ngồi đi, bác pha cho cháu một cốc nước đường đỏ nhé."

Hứa lão tam đưa túi giấy trong tay của mình qua, nói: “Bác à, cháu cũng mới biết em Phạm Vĩ sắp kết hôn, thời gian cũng gấp nên không chuẩn bị được gì. Ngày mai lại phải về rồi, xấu hổ quá……. Đây là chút quà mọn, mong bác không chê."

Bà Phạm cũng không trông cậy vào quà này có thể là đồ quý hiếm gì, dù sao bà cũng nghe nói là người này tới từ vùng khác. Nhưng mà vừa mở túi ra đã vui như hoa: “Ôi, trứng gà của cháu thật là to quá."

Hứa lão tam: “Đây là cháu lấy trứng của nhà mang tặng Phạm Vĩ, sợ lúc đi đường bị vỡ nên đành phải luộc sẵn, nhưng mà trứng muối cũng làm được vài món ngon."

Bà Phạm nhìn trứng gà muối, cười càng tươi hơn, bà nói: “Hai đứa ngồi chơi đi nhé."

Phạm Vĩ vội kể quá trình anh ta quen biết đối tượng, hóa ra cô này là con của xưởng phó với vợ trước sinh ra, hồi ấy là khi đất nước mới giải phóng, mẹ cô ấy bế cô ấy vừa sinh đi xa. Nhiều năm đi qua, xưởng phó cũng kết hôn sinh con lần nữa rồi, không ngờ được lại tìm được con gái.

Tuy rằng tìm được nhưng mà dù sao cũng có 20 năm xa cách, cô ấy cũng không còn nhỏ nữa, trong nhà còn có mẹ kế với em trai em gái cùng cha khác mẹ, nên cuộc sống cũng bất tiện. Thế nên trong nhà sắp xếp cho đi xem mắt. Dù sao thì đã bị thất lạc nhiều năm như thế, dù đã cưới vợ mới rồi thì xưởng phó cũng có chút hổ thận với đứa con gái này. Thế nên cũng không muốn tìm người quá ranh ma, ông ta chọn đi chọn lại mới được mấy người điều kiện gia đình khá ổn, lại thật thà.

Phạm Vĩ này tuy không có khả năng gì lớn nhưng mà cũng là người thật thà chất phác, người nhà tuy có chút nhỏ nhen nhưng cũng không phải người xấu. Hơn nữa người nhà này có mấy người làm trong xưởng đường, nói ra thì xưởng phó cũng có thể đè ép một chút, thế nên sắp xếp để hai người này xem mắt.

Ban đầu xưởng phó còn lo con gái chê cơ, nhưng mà không ngờ mấy hôm ấy Phạm Vĩ còn tân trang lại nhan sắc. Cũng vì anh ta gọn gàng sạch sẽ nên hai người cũng khá vừa mắt nhau.

Thực ra cô này cũng đã xem mắt vài người rồi, mấy người kia đều đẹp trai hơn Phạm Vĩ nhưng mà Phạm Vĩ sáng sủa nhất.

“Thế đám cưới của hai người là bao giờ?"

Phạm Vĩ: “Bọn em định để lúc thời tiết ấm hơn chút, vào trước tết Đoan Ngọ."

“Thế còn một tháng nữa."

Phạm Vĩ: “Chẳng phải vậy sao?"

Hứa lão tam: “Thế sau khi kết hôn hai người có tính toán gì không?"

Nhắc đến việc này Phạm Vĩ lại đắc ý: “Em sẽ dọn ra ngoài, đơn vị của vợ em có chia cho cô ấy một phòng ký túc, em cũng ngó quá rồi, khoảng 30 mét vuông. Dù bọn em có con thì cũng ở đủ. Anh nhìn nhà em mà xem, có 14 – 15 người ở mà có 80 mét vuông."

Hứa lão tam: “Vợ cậu vừa đến còn có việc luôn à?"

Phạm Vĩ gật đầu: “Mẹ vợ tương lai của em, là mẹ kế của cô ấy đó, nhờ anh trai nhà đẻ giúp đỡ, xếp cô ấy làm nhân viên bán hàng trong Cung Tiêu Xã. Lại còn là công tác chính thức. Nếu không sao có thể được chia ký túc xá chứ!"

Nếu không thế sao Phạm Vĩ có thể tin tưởng Hứa lão tam không chút nghi ngờ như thế chứ, cũng là vì anh ta đúng là đã nhặt được của hời lớn rồi.

Thế nên anh ta càng tin là cái bát đựng cơm chó kia ảnh hưởng tới mình, vì anh ta vứt đi rồi nên bây giờ được đổi vận. Anh ta lại gặp được may mắn như thế đấy.

“Anh, nếu không phải anh chỉ cho em thì đến giờ em còn chưa hay biết gì đâu, cũng vì có anh nên em mới được đổi vận gặp may thế này, sau này anh chính là anh em ruột của em, có gì cần anh cứ nói."

Phạm Vĩ vỗ ngực bình bịch.

Hứa lão tam cười: “Được, sau này có việc gì anh sẽ tìm chú."

Sở dĩ anh qua lại cùng Phạm Vĩ là vì nhìn trứng thân phận nhân viên kho của xưởng đường. Chứ không anh rảnh chắc? Tự nhiên đi một chuyến xa tít tắp chỉ để tới đây kết bạn.

Phạm Vĩ thì vui vẻ, cảm thấy ông trời đang giúp mình, nếu không sao có thể gặp được Hứa lão tam chứ. Anh ta nói: “Đêm nay anh cứ ở lại nhà em đi, hai anh em ta tâm sự, ngày mai em sẽ đưa anh đi loanh quanh."

Hứa lão tam: “Thế không tốt lắm? Sẽ ảnh hưởng tới công việc của chú."

Phạm Vĩ: “Mai em không phải đi làm, đúng lúc."

Hứa lão tam: “Được, thế làm phiền chú rồi."

“Có gì đâu, không phiền phức gì hết."

Tuy rằng nhà Phạm Vĩ vừa đông người lại chật chội, nhưng Phạm Vĩ cũng có một căn phòng nhỏ riêng biệt chia ra từ phòng khách. Trong đó chỉ có một chiếc giường, còn lại trống không, nhưng hai người chen chúc với nhau thì cũng ổn, may mà bây giờ trời còn lạnh, chứ nếu là mùa hè thì đúng là chịu khổ rồi.

Hứa lão tam là người có thể thích ứng nhanh trong mọi hoàn cảnh, dù sao thì ở đây cũng không mất tiền. Anh cũng chẳng phải người sẽ bỏ qua cái miễn phí. Nhưng mà chờ tới khi người nhà họ Phạm về nhà hết thì mới biết cảm giác nhiều người khổ thế nào.

Hứa lão tam nghĩ: Người thành phố chen chúc trong một căn nhà thế này, đúng là đang hành xác mà.

Chỗ này còn không rộng rãi bằng nông thôn!

Nhưng mà tính ra người nhà họ Phạm đối với anh vẫn rất khách khí. Cơ mà cũng không ngoài ý muốn, ai bảo anh là bạn bè của Phạm Vĩ chứ. Bây giờ Phạm Vĩ chính là ‘hồng nhân’* nhà họ. Tuy đối tượng của Phạm Vĩ là con gái mãi sau mới nhận của lãnh đạo. Nhưng mà vẫn nhìn ngay ra được lợi ích trong đó.

(*Tớ chưa tìm được từ nào thuần Việt hơn để thay thế nên cứ để nguyên convert nha các cậu)

Vừa có công việc chính thức lại có một căn phòng đã đủ để làm nhiều kẻ điên cuồng rồi. Đây cũng là thứ mà cả đời người theo đuổi.

Hứa lão tam cũng cảm nhận được người nhà Phạm Vĩ khi nói chuyện với Phạm Vĩ đều có vẻ nịnh bợ. Không thể không nói rằng có tiền hay không sẽ nhìn cái ra ngay. Thực ra cũng không thể nói là ranh ma hay không ranh ma, mà là thời đại này quá khổ, làm gì có ai không muốn được sống sung sướng chứ.

“Đồng chí Hứa này, bên nông thôn các cậu sống cũng khá nhỉ? Tôi thấy là thực ra nông dân cũng không vất vả như mấy năm trước nữa." Đây là anh cả Phạm, anh ra gắp một miếng trứng gà muối, ăn ngon đến nỗi mắt cong tít cả lên.

Bà Phạm cắt một quả trứng gà thành 8 miếng nhỏ, hai quả trứng đã nấu cả mâm đồ ăn.

Hứa lão tam trước nay đều ăn uống khá tốt nên không quen chút nào. Vì thế còn đang mắng thầm mấy người thành phố này còn bủn xỉn hơn cả dân quê. Bà mẹ già keo kiệt của anh cũng chưa tới mức ấy.

Hứa lão tam: “Vẫn vất vả lắm anh, nhưng mà bên chỗ chúng tôi đất đai không phì nhiêu, thế nên chỉ có tìm đường khác. Như thôn chúng tôi thì có hợp tác xã nông dân với xưởng tạo giấy."

Bà Phạm: “Bảo sao cháu lại dùng túi giấy này, túi giấy không tồi chút nào."

Bà vừa liếc qua đã nhìn trúng, cảm thấy mình có thể dùng được một năm trời.

Hứa lão tam mỉm cười: “Đúng là không tồi, bên tỉnh còn đặt hàng chỗ chúng cháu, chắc không lâu nữa trong tỉnh cũng sẽ xuất hiện thôi."

“Hà, trong tỉnh cũng đặt à?" Bà Phạm hoài nghi nhìn Hứa lão tam, có vẻ không tin tưởng nông thôn có thể giỏi thế.

Hứa lão tam bĩnh tĩnh đáp: “Vâng, đồ của chỗ chúng cháu cũng rất tốt nên trạm thu mua đặt một lượng lớn. Cũng không biết bọn họ điều phối tới đâu. Nhưng mà Cung Tiêu Xã trong huyện cháu cũng bán cái này, đều mua để tặng quà cáp, doanh số cũng khá tốt."

Phạm Vĩ: “À, để em hỏi đối tượng xem Cung Tiêu Xã bên đó có cần lấy hàng không."

Bà Phạm đảo mắt liên tục, cười nói: “Đúng đúng, hỏi một câu xem, chúng ta cũng giúp đỡ một đầu. Tiểu Hứa cũng là người tốt, sao có thể để con giúp đỡ không được đúng không?"

Hứa lão tam ung dung nói: “Phạm Vĩ, chú cũng đừng tìm việc cho anh nữa, không cần bắc cầu đâu. Bên chỗ anh còn không đủ bán kìa. Cũng không muốn làm ăn ở bên này, phiền lắm. Trạm thu mua ở tỉnh kia là vì tiêu thụ hàng hóa cho hợp tác xã nông dân nên mới không từ chối được. Chú mà muốn giúp anh thì cũng đừng thêm việc cho anh nữa."

Phạm Vĩ cười ha ha nói: “Được rồi."

Bà Phạm mím môi.

Anh cả Phạm cười, nói: “Mẹ à, mẹ cũng đừng dính vào."

Hứa lão tam cúi đầu tập trung ăn cơm, anh cũng không khách khí mà gắp một miếng thịt cho thẳng vào miệng.

Anh có tặng quà đó, sao lại không ăn cho được?!
Tác giả : Hương Tô Lật
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại