Cả Nhà Đều Là Dân Xuyên Không, Chỉ Có Tôi Là Dân Bản Xứ
Chương 49
Rất nhanh xưởng giấy của thôn họ Hứa đã xong công tác chuẩn bị.
Ngày khai trương, lãnh đạo Công Xã còn đạp xe tới tận nơi để khảo sát, công nhân nữ trong xưởng có 22 người, trong đó có 2 tổ trưởng nhỏ, một người là thím Quế Hoa, một người là thím Thúy Hoa. Hai người này vừa không xếp trong 10 hộ nhiều công điểm nhất, cũng không phải hộ khó khăn.
Bọn họ đều được thôn dân bầu ra.
Thôn dân bầu 3 người, trong đó có hai người họ.
Nhưng mà cũng không ngoài dự đoán của Hứa lão tam, thím Quế Hoa là vợ đại đội trưởng, bình thường cũng nhiệt tình, quan hệ rất tốt với người xung quanh. Mà thím Thúy Hoa thì sao, người này và thím Quế Hoa không phân cao thấp, nhà ai có chuyện khó xử gì cũng đều nhờ thím ấy hỗ trợ.
Vì thế hai người này được bầu ra cũng là tất nhiên, dù sao cũng chẳng phải là bỏ phiếu kín.
Có thể thấy được là ai cũng không muốn đắc tội với hai nhà này.
Hai người này tính tình hào sảng lại có trách nhiệm, làm tổ trưởng cũng thích hợp. Thường Hỉ với Nguyệt Quý đều cùng tổ với thím Quế Hoa; còn chị dâu cả Hứa thuộc tổ của thím Thúy Hoa, quả phụ Vương cũng thế.
Quả phụ Vương là thuộc hộ khó khăn.
Tính ram mấy người họ được xem là trẻ nhất, còn lại phần lớn đều là mấy bà mấy bác 4-50 tuổi. Bình thường ở nhà mấy người này chẳng phải dạng vừa, thế nhưng đến chỗ làm cũng lấy ra được tinh thần phơi phới.
Rốt cuộc thì đây là chuyện có mặt mũi.
Đừng thấy bọn họ tuổi không còn nhỏ, nhưng mà có thể lấy công điểm cao nhất như đàn ông tráng niên đó. Lúc đầu bọn họ cũng không nghĩ tới được, nhưng mà đại đội trưởng nói xong thì họ mới phản ứng lại được. Mười công điểm này của bọn họ là lấy được cả năm. Tuy làm ruộng cũng lấy được công điểm cao nhất nhưng mà một năm thì cũng chỉ làm được hơn nửa năm, thời gian còn lại đều nhàn rỗi. Nhưng mà bọn họ lại được cả năm đó. Không cần phải nói nhiều cũng biết là đáng quý thế nào.
Thế nên mọi người đều nóng lòng trông mong xưởng giấy phát triển thuận lợi.
Nguyên liệu làm giấy chủ yếu là gỗ, nhưng mà điểm này bọn họ cũng không cần lo lắng, vì chỗ này cái khác không có nhiều chứ cây cối lại không ít, thậm chí bọn họ còn chẳng cần chặt cây như xưởng gỗ. Chỉ một ít cành cây nhỏ đã đủ cho bọn họ làm được không ít giấy.
Tuy rằng công nhân nào cũng phải ký hợp đồng bảo mật, nhưng mà Tuyết Lâm vẫn phân chia theo từng bộ phận, làm theo kiểu chuyên môn hóa, như thế cũng giảm thiểu được khả năng lộ kỹ thuật ra ngoài. Mà vì nhặt cành cây cũng có thể đổi công điểm nên toàn bộ thôn họ Hứa đều bận bịu khí thế ngất trời.
Tuy rằng mấy cán bộ đại đội đều nhận được gấp đôi công điểm nhưng mà cũng bận bịu không ngơi tay. Dù sao thì vụ xuân cũng đã bắt đầu rồi, không thể qua loa được. Mà nhà xưởng cũng vừa khởi động, không thể lơi lỏng.
Nếu nói người nào nhẹ nhàng nhất thì chính là Hứa lão tam.
Tuy Hứa lão tam là cố vấn kỹ thuật của xưởng giấy, nhưng mà tới nhà xưởng chỉ đạo chủ yếu là Hứa Tuyết Lâm.
Nam nữ khác biệt, không thể vứt bỏ cái suy nghĩ này được.
Hứa lão tam lấy cớ nam nữ khác biệt không tiện nên giao toàn quyền cho Tuyết Lâm, mà Tuyết Lâm lại không lấy công điểm, thế nên mọi người không ai có ý kiến gì.
Thôn họ Hứa bận rộn như vậy, đại đội khác sao có thể không hiểu chứ?
Mới năm ngoái bọn họ còn mơ hồ nghe nói thôn họ Hứa lập hợp tác xã nông dân để nuôi trồng, thế mà không nghĩ tới mới một năm đã lại có bước tiến mới, bọn họ lại có thể mở xưởng giấy. Chuyện này cũng không phải người của thôn họ Hứa nói ra mà là Công Xã gửi thông báo tới. Các đại đội cần sử dụng giấy của bản địa, thế thì ai có thể không biết chứ?
Công Xã cũng hy vọng xưởng giấy có thể phát triển, thế nên cũng vui vẻ nâng đỡ. Nếu có thể phát triển thì sẽ giúp bản địa có sản nghiệp mới. Tất nhiên, giai đoạn đầu của xưởng nhở thì phải nhờ sự hỗ trợ của các đơn vị anh em.
Mà các đại đội ‘anh em’ này thực sự không vui vẻ gì.
Đây cũng không phải là đối với thôn họ Hứa có thù oán gì, nhưng mắt thấy người ta ngày càng phát triển, nhà mình lại bất động không yên, thì tóm lại trong lòng cũng sốt ruột. Bọn họ muốn được Công Xã nâng đỡ, nhưng mà chính mình cũng phải có cái gì chứ!
Muốn làm giấy cần phải có kỹ thuật, nhưng bọn họ là không có kỹ thuật.
Tóm lại thì Công Xã cũng không thể lấy đồ của thôn họ Hứa cho bọn họ đúng không, nằm mơ cũng chẳng được như thế.
Mà dưới sự ghen ghét của mọi người, một lứa dế nhũi của thôn họ Hứa lại xuất được, tuy rằng lần này không có xe để đi nhờ nhưng Hứa lão tam vẫn chủ động nói sẽ đưa đến tỉnh thành. Mà dù là đại đội trưởng hay kế toán Chương đều hết sức đồng ý.
Tuy đại đội bọn họ cũng có chút vốn liếng, nhưng mà lần này mở xưởng, cũng tốn kém không ít, mà nhóm hàng đầu tiên còn chưa ra nên có chút ‘trứng chọi đá’. Hứa lão tam đi được tỉnh thành thì đại đội bọn họ cũng thừa nhiều thêm được một ít tiền.
Dù có tính cả phí ăn ở đi lại của Hứa lão tam cùng còn nhiều hơn là bán trong huyện.
Kế toán Chương: “Để chú đánh xe lừa chở mày vào huyện nhé."
Hứa Kiến Sơn: “Thôi cứ để cháu, đợt này đại đội nhiều việc, không thiếu chú được."
Hứa Kiến Vân ngó qua ngó lại, nói: “Mấy người đều đừng đi, cứ đểu bác Năm đưa tôi là được. Dù sao chú ấy ở nhà cũng chẳng có việc gì."
Hứa Kiến Sơn mím môi không được tự nhiên, kế toán Chương cười, nói: “Được đó, vậy để Hứa lão ngũ đi đi."
Lão ngũ ba của Hứa Kiến Sơn là bác họ của Hứa lão tam, hồi trẻ bị gãy chân trong lúc làm việc, sau này đi đường cũng bị khập khễnh, bình thường làm việc đồng áng cũng không tốt lắm; mà mẹ mắt mẹ của Hứa Kiến Sơn cũng không tốt lắm. Hồi xưa nhà họ nhiều con, muốn ăn no cũng khó, bà phải thường xuyên nhận ít việc may vá nhỏ trong trấn về làm, nhưng việc này cũng làm mỏi mắt, làm thời gian dài, tuổi lớn rồi thì mắt càng kém. Hứa Kiến Sơn là con út của hai cụ, mấy chị dâu trong nhà đều muốn ở riêng như nhà Hứa lão tam.
Nhưng mà hai cụ kiên quyết không muốn cho ở riêng, chỉ sợ một khi thả ra thì hai người chỉ có thể theo một nhà, mà nhà ai cũng đều không hợp lắm. Chi bằng cứ ở cùng nhau như trước, cũng đỡ phải liên lụy đứa nào. Thế nhưng mấy cô con dâu lại không nghĩ thế, trừ vợ Hứa Kiến Sơn ra thì mấy cô con dâu khác đều cảm thấy hai cụ chẳng giúp được gì.
Nếu không phải quá mất mặt thì bọn họ đã sớm ầm ĩ muốn ở riêng rồi.
Tất nhiên, vì lần từ bỏ làm việc trong xưởng này mà mấy cô con dâu không hài lòng nên chẳng quan tâm nữa, vẫn luôn đòi ở riêng.
Mấy chuyện này ai cũng biết cả.
Hứa lão tam: “Chú về nói với bác ấy một tiếng là ngày mai nhé. À, kế toán Chương, lần này được bao nhiêu?"
Kế toán Chương: “Lần này được tổng 190 cân."
Hứa lão tam nhướng mày, hỏi lại: “Nhà ai mà nhiều thế?"
Nhà nào nuôi được bao nhiêu bọn họ đều biết rõ, nhưng tự nhiên vượt hẳn lên như thế thì chắc chắn là có mờ ám rồi.
Kế toán Chương đưa danh sách cho anh xem, nói: “Mấy người không biết xấu hổ này, chắc chắn là nói kỹ thuật nuôi dưỡng ra ngoài rồi, nếu không sao có thể nhiều thế. Chắc là bán hộ người nhà rồi."
Hứa Kiến Sơn: “Sao bọn họ có thể làm vậy chứ, đại đội trưởng, anh nói bọn họ đi! Sao có thể ăn cây táo rào cây sung vậy. Đại đội tạo cơ hội cho bọn họ mà bọn họ còn làm mấy chuyện mờ ám thế này."
Sắc mặt của đại đội trưởng cũng không tốt.
Kế toán Chương nói: “Chú cảm thấy cũng không sao, bọn họ cung cấp nhiều thì chúng ta cũng bán nhiều, đại đội lại có nhiều phí hơn. Nếu bọn họ đã muốn thế thì chúng ta cứ coi như là đang cống hiến cho đại đội thôi. Nhưng mà những người này ấy à, chúng ta đều tự hiểu được, nếu xưởng giấy tuyển nhân công sẽ không thể nhận. Nếu không đến khi quay đầu họ lại nói ra thì phải làm sao?"
Người không có uy tín như thế thì không đáng để tín nhiệm.
Hứa lão tam: “Tôi thấy kế toán Chương nói đúng đó."
Mấy người thương lượng trong chốc lát, Hứa lão tam đi bộ về nhà. Tuy trong đại đội có bốn người, anh nhàn nhất, nhưng anh vẫn cảm thấy mình rất mệt mỏi. Đã lâu anh chẳng vất cả như thế rồi, mệt chết người.
Trên đường về nhà, anh nhìn thấy một đám trẻ con cầm tay nhau, hát vang: “Mặt trời ở trên cao, hoa cười với em……"
Hứa lão tam cười hớn hở: “Đào Đào."
Hứa Đào Đào lập tức quay đầu lại, nhảy chân sáo tới chỗ ba mình: “Ba ơi."
Hứa lão tam nắn khuôn mặt nhỏ đáng yêu của cô bé, ôm cô bé lên: “Tan học rồi à? Có đói bụng không cục cưng?"
Các bạn nhỏ đã khai giảng được một tháng rồi, Đào Đào cũng chậm rãi đi vào quỹ đạo, không có bị không quen như lúc mới khai giảng nữa. Lúc mới khai giảng, mỗi buổi trưa về nhà cô bé đều kêu đói, thế nên Hứa lão tam quan tâm nhất vấn đề này của cô bé.
Hứa Đào Đào lắc đầu: “Dạ không đói bụng ạ."
Cô bé lấy ra một chiếc bánh quy nhỏ, nói: “Gia Gia cho con 3 chiếc bánh quy."
Hứa lão tam ngạc nhiên: “Con không ăn hết à?"
Hứa Đào Đào gật đầu: “Con muốn mang về cho người nhà mình nếm thử ạ."
Hứa lão tam mỉm cười: “Đào Đào ngoan quá."
Con gái cưng nhà anh ngoan ngoãn hiểu chuyện vậy đó, con nhà người khác nếu có đồ ngon thì lập tức ăn sạch luôn, chỉ có Đào Đào nhà anh luôn nghĩ về người nhà, muốn để phần người nhà.
Anh nói: “Mai ba muốn đi lên tỉnh, chờ ba về sẽ mang đồ ăn ngon cho con nhé."
Hứa Đào Đào khiếp sợ trợn tròn mắt: “Ba lại muốn ra ngoài!"
Cô bé mím chặt miệng không vui: “Ba sẽ đi bao lâu ạ?"
Cô bé không muốn ba ra ngoài, nhưng cũng hiểu mình chỉ là trẻ con nên không thể quản nhiều chuyện đến thế.
Hứa lão tam nói: “Bạn con chạy rất xa rồi kìa."
Hứa Đào Đào vặn vẹo tay, nói: “Mặc kệ! Ba ơi, ba sẽ đi bao lâu?"
Cô bé cực kỳ nghiêm túc, Hứa lão tam tính toán trong đầu rồi nói: “Chắc khoảng 5 – 6 ngày, không lâu lắm đâu."
Hứa Đào Đào bẻ ngắn tay tính nhẩm, cảm thấy đúng là không quá lâu, cô bé gật đầu nói: “Thế ba ở ngoài phải cẩn thận nhé."
Cô bé cảm khái như người lớn: “Ở nhà nghìn ngày tốt, ra ngoài một lúc cũng khó khăn, không dễ dàng xíu nào."
Hứa lão tam không nhịn được mà bật cười: “Ừ, vẫn là con gái cưng của ba tốt nhất, biết đau lòng ba rồi."
Đào Đào ưu sầu thở dài một hơi.
Hứa lão tam ôm cô bé vào sân nhà mình, nói: “Mấy ngày này Đào Đào ở nhà phải học tập thật giỏi nhé, đợi ba về sẽ thấy được Đào Đào lợi hại hơn rất nhiều."
Hứa Đào Đào: “Được ạ!"
Cô bé nói: “Con phải hoc giỏi hơn cả chị."
“Em giỏi hơn ai cơ?" Hứa Nhu Nhu vào nhà, nói: “Lợi hại hơn chị á?"
Hứa Đào Đào cười hi hi: “Đúng rồi ạ, mỗi ngày em đều nghiêm túc học bài, sẽ càng ngày càng giỏi. Chị ơi, chị không thể lơi lỏng nha!"
Hứa Nhu Nhu nhướng mày, Hứa lão tam hỏi: “Nhu Nhum sao con không đi về cùng Đào Đào?"
Hứa Nhu Nhu liếc Hứa lão tam một cái, nói: “Bọn con đã sớm không đi học về cùng nhau rồi."
Cô nói: “Mấy đứa này cứ ầm ĩ đau hết cả đầu."
Hứa Đào Đào phồng má như con cá nóc nhỏ, cô bé ‘hừ’ một tiếng, nói: “Chị xấu lắm."
Hứa Nhu Nhu chọc cô bé: “Em dám nói các em không ầm ĩ không?"
Hứa Đào Đào: “……… Trẻ con chẳng phải đều như vậy sao."
Hứa Nhu Nhu: “Ha! Bây giờ em lại biết mình là trẻ con rồi à."
Hứa Đào Đào đứng giữa ranh giới của trẻ con và trẻ lớn nhảy qua nhảy lại liên tục.
Đào Đào phồng má như đậu hà lan, mười phần khiêu khích.
Hứa Nhu Nhu: “……"
Bịch!
Đúng lúc này, có âm thanh lớn truyền ra.
Hứa Nhu Nhu ngó vào nhìn thử, nói: “Trời ạ, này, em làm cái gì vậy?"
Hứa Tuyết Lâm vô tội nói: “Thái rau đó!"
Bây giờ Thường Hỉ đi làm trong xưởng, thời gian rảnh cũng không nhiều. Người thanh nhàn nhất nhà họ là hai đồng chí nam, Tuyết Lâm cũng vừa từ xưởng về, muốn chuẩn bị đồ ăn, cậu nói: “Em chuẩn bị nguyên liệu trước, chờ mẹ về có thể xào rau luôn là được."
Hứa Nhu Nhu thấy em trai mình chật vật, đồ vật loạn hết cả lên, hận không thể vò đầu bứt tai.
Cô nói: “Thôi để chị làm, để chị làm."
Tuyết Lâm: “Chi học cả buổi sáng cũng mệt rồi, để em làm cho."
Cậu nhìn chằm chằm cái thớt, nói: “Em cũng không tin là mình không làm được."
Đào Đào ghé vào khung cửa, nói: “Anh không tin nhưng mà bọn em tin nha."
Hứa Tuyết Lâm xắn tay áo, nói: “Ha! Nhóc con, em muốn cảm nhận nắm đấm chính nghĩa của anh phải không!"
Hứa Đào Đào cười khanh khách, lập tức tránh sau lưng Hứa lão tam: “Ba ơi cứu con."
Hứa lão tam như diều hâu bắt gà mái già, dang hai tay ra, nói: “Nào tới đi, ba ba bảo vệ con, đầu trâu mặt ngựa có mơ cũng không thể tới gần Đào Đào của chúng ta."
Hứa Đào Đào: “He he."
Hứa Tuyết Lâm: “Được lắm, nhóc con, em nếu đã thế thì anh phải ra đòn sát thủ thôi."
Cậu kéo chị mình qua, nói: “Đòn sát thủ của ta chính là ________ bạn học Hứa Nhu Nhu."
Đào Đào thét chói tai: “Không thể được! Đó cũng là chị em mà!"
Hứa Tuyết Lâm: “Ai bảo em phá đám chứ?"
Hứa Nhu Nhu nói: “Thực ra, chị cũng tin là em không làm được."
Tuyết Lâm khiếp sợ.
Đào Đào: “Khì! Khì! Khì!!!"
Tuyết Lâm: “………..Em cười hẳn hoi đi, cười như đánh rắm thế."
Đào Đào lại thét chói tai: “Anh xấu lắm!"
Thường Hỉ còn chưa vào nhà đã nghe được tiếng ầm ĩ, không biết bé con Đào Đào nhà mình sao lại thét chói tai như thế.
“Mấy người đang làm gì thế?"
Chị hỏi: “Con chuẩn bị nguyên liệu xong chưa?"
Hứa Tuyết Lâm: “……………………"
Cậu gãi đầu.
Thường Hỉ cười, nói: “Thôi đứng sang một bên, để mẹ nấu cơm cho."
Chị thấy thời gian cũng không còn sớm nữa, nói: “Mẹ chưng cá nhé, lại xào dưa chua thêm nữa vậy."
Chị vội vàng bận bịu nấu nướng, mấy đứa nhóc cũng không dám đứng đây quấy rầy mẹ nấu cơm nên đều đi vào phòng phía đông, mấy đứa nhóc quấn vào nhau cười hi hi ha ha. Hứa lão tam đem chuyện ngày mai ra ngoài nói rõ ràng, Thường Hỉ cũng không quá bất ngờ, chỉ đáp: “Được."
Hứa lão tam nhìn bóng dáng bận rộn của chị, nói: “Nếu mình không kham nổi nhiều việc như vậy thì chúng ta cứ nói một tiếng với nhà đội diện là không ăn cơm chung với họ nữa đi."
Nói tới vấn đề này, Thường Hỉ đáp: “Sáng nay lúc ra ngoài tôi gặp ông Hạ, tôi cũng có nói qua là sau này cơm trưa sẽ muộn hơn chút. Ông ấy nói nhà ông ấy cũng không vội. Tôi thất nhà họ cũng rất muốn ăn chung với nhà mình, cứ vậy đi. Dù sao một già một trẻ nhà họ ăn cũng không nhiều. Nhà mình cũng vẫn phải nấu cơm mà. Cũng không bận bịu hơn bao nhiêu."
Hứa lão tam: “Thế cũng được, nếu mình thấy không tiện thì anh sẽ nói với nhà học, cũng không thể vì tiện cho nhà người ta mà nhà mình chịu thiệt."
Tuy rằng con người Hứa lao tam không đáng tin cho lắm, nhưng mà đôi khi người ích kỷ chút cũng có cái tốt. Ví dụ như anh sẽ không để người khác chiếm lợi của nhà mình. Vì thế nhà họ cũng dễ sống hơn nhiều. Nhưng mà chuyện cơm nước này cũng không phải là nhà mình chịu thiệt thòi gì.
Chị nói: “Tôi thật sự không cảm thấy có vấn đề gì. Với lại nhà mình ăn cùng nhà họ thì cũng ăn uống tốt hơn chút. Có nhiều đồ, người trong trấn mua dễ hơn nhà mình. Hạ Gia với Đào Đào nhà mình lại thân thiết như thế, tôi cũng không nhẫn tâm để thằng nhóc ăn uống tạm bợ."
Hứa lão tam: “Chờ xưởng giấy phát triển lên thì cũng không kém người thành phố."
Thường Hỉ giương mắt nhìn anh, nói: “Tôi đây chờ đến ngày đó."
Hứa lão tam bật cười, vì Hứa lão tam sắp ra ngoài nên buổi chiều Đào Đào cũng không chạy đi chơi mà cứ dính lấy ba mình, Hứa lão tam đắc ý: “Đúng là cục cưng bảo bối của ba."
Anh đưa con gái tới đại đội, Đào Đào đeo cặp sách nhỏ, thấp lè tè nhưng bím tóc lại vung vẩy có vẻ rất cao ngạo.
Đại đội trưởng trêu chọc cô bé: “Đào Đào, cháu ăn nhiều như vậy sao không cao thế."
Hứa Đào Đào dõng dạc nói: “Cháu còn nhỏ mà! Tuổi nhỏ thì phải mập trước. Sau khi mập rồi mới cao lên."
Cô bé khẳng định chắc nịch: “Anh chị cháu đều rất cao, không thể nào cháu là chú lùn nhỏ được."
Đại đội trưởng cười: “Thế cháu đi cùng ba tới đại đội không sợ ảnh hưởng các bác làm việc à?"
Hứa Đào Đào lắc lắc cặp sách nhỏ của mình, nói: ‘Tất nhiên là không rồi ạ, cháu tới đây cũng sẽ nghiêm túc học tập."
Cô bé lấy sách vở của mình ra, đây là giấy mà anh cô bé làm thí nghiệm, chuyển để cho cô bé làm đề. Cô bé kéo ghế qua gần bàn, ngồi lên, nói: “Bác đại đội trưởng, bác yên tâm, cháu sẽ tập trung học tập, sẽ không ảnh hưởng tới mọi người làm việc đâu ạ."
Đại đội trưởng cúi đầu nhìn tập đề trên bàn, nói: “Trường học mấy đứa cho nhiều bài tập vậy à?"
Anh ta nghiến răng, cảm thấy về nhà phải đánh thằng nhóc con kia một trận mới được.
Bình thường thằng nhóc kia chỉ biết chơi, không để ý học tập gì cả, nhiều bài như vậy chẳng nhẽ thằng nhóc kia làm xong hết rồi ư?
Hứa Đào Đào đáp: “Đây ạ? Đây không phải bài tập trường học giao, trường học không có cho bài tập ạ. Đây là đề mà anh cháu cho đó."
Cô bé nói: “Cháu phải làm một đứa trẻ thông minh, mà đứa trẻ thông minh không thể chỉ nói xuông được."
Cô bé vỗ vỗ vào sách vở của mình nói: “Sẽ phải luyện tập thật nhiều."
Con gái kế toán Chương chính là giáo viên của Hứa Đào Đào, nên ông ta cũng hiểu rất rõ tầm quan trọng của giáo dục. Tuy thời buổi này không để tâm giáo dục nhưng mà ông ta cảm thấy người có văn hóa với không có văn hóa khác hẳn nhau.
Ông ta tán đồng: “Đúng vậy, trẻ con thích học tập là tốt."
Hứa Đào Đào cong cong khóe miệng.
Cô bé lấy bút chì ra, Hứa Kiến Sơn cũng ngó qua nhìn thử, mùa hè năm nay con anh ta cũng phải đi học rồi.
Chỉ là vừa nhìn đề bài, anh ta hoảng luôn.
Anh ta nói lắp: “Đề….đề….đề khó vậy sao?"
Anh ta chưa từng đi học, nhưng mà ngày còn ở bộ đội cũng có tham gia lớp xóa nạn mù chữ, thế nên vẫn biết chứ. Môn toán cũng có biết chút kiến thức cơ sở. Nhưng mà bây giờ, anh ta phát hiện mình nhìn đề bài của mấy nhóc con học lớp 1 tiểu học mà cũng không hiểu.
Nhất thời, anh ta há hốc miệng.
Trẻ con bây giờ học hành khó khăn vậy sao?
Anh ta chỉ vào một đề bài, nói: “Cái này bằng bao nhiêu?"
Hứa Đào Đào lấy giấy ra tính một chút rồi đáp: “235 ạ."
Hứa Kiến Sơn nhìn về phía kế toán Chương, kế toán Chương gật đầu: “Đúng rồi."
Ông ta cười nói: “Đào Đào học giỏi quá."
Hứa Đào Đào gật đầu, kiêu ngạo nói: “Cháu có thể đứng nhất lớp, chắc chắn không phải gối thêu hoa* rồi ạ."
(*Gối thêu hoa: Một ẩn dụ cho một người chỉ có ngoại hình nhưng không có học lực.)
“Ai ui, sao cháu đáng yêu vậy chứ. Chờ chút, ông Chương lấy đường cho cháu ăn."
Đây là ‘kho vàng nhỏ’ của ông đó, kế toán Chương lấy một chiếc kẹo từ trong ngăn kéo đưa cho Đào Đào, Hứa Đào Đào nói: “Cảm ơn ông Chương ạ, nhưng mà cháu không lấy đâu, gần đây cháu mới thay răng ạ."
Cô bé hé miệng nhỏ, nói: “Ông xem này, bây giờ cháu không ăn đường được."
Chiếc răng thứ nhất tuy cũng mọc rất tốt rồi, nhưng chiếc răng thứ 2 của bạn nhỏ Hứa Đào Đào cũng quang vinh nghỉ việc.
Cô bé nói: “Mấy hôm nay cháu đều không thể ăn kẹo được ạ."
Cô bé lưu luyến nhìn chiếc kẹo đường ngon ngọt kia, nhưng vẫn nhịn đau từ bỏ thứ yêu thích.
Kế toán Chương: “!!!!!!!!!"
Nhà ông ta cũng có không ít trẻ con, cháu trai cháu gái nội ngoại đều có, nhưng mà chưa thấy đứa nhóc nào nói là không cần kẹo cả. Bé con này kiên định hơn ông ta tưởng. Ông ta nghiêm túc hỏi: “Cháu không lấy thật à? Ngọt lắm đấy."
Hứa Đào Đào lắc đầu: “Không cần đâu ạ!"
Kế toán Chương kinh ngạc, những người khác còn kinh ngạc hơn. Trẻ con nhà ai có thể nhịn được sự dụ hoặc này chứ? Hơn, bây giờ không ăn thì để dành cũng được mà. Nhưng bé con này lại không thế. Không chỉ không làm thế mà còn tự mình động viên mình.
Cô bé lấy vở che mặt mình lại, nói: “Không ăn! Nhất quyết không ăn!"
Kế toán Chương cảm khái: “Mấy đứa trẻ nhà này cũng được dạy tốt quá."
Hứa Đào Đào kéo vở xuống một chút, nói: “Sao lại cần người khác dạy chứ ạ? Cháu vốn dĩ đã rất ngoan rồi mà!"
Hứa lão tam đắc ý.
Mọi người đều bật cười, Hứa lão tam nói: “Mấy người còn nói con gái tôi làm trễ nãi công việc, rõ ràng là mấy người trễ nãi con gái tôi học tập mà! Đào Đào, nào, con tập trung làm bài đi."
Hứa Đào Đào: “Vâng ạ."
Hứa Kiến Sơn không nhúc nhích, anh ta nhìn vở của Hứa Đào Đào, lẩm bầm: “Vườn bách thú mới có một đám động vật mới, trong đó có 2 con gấu trúc, 3 con hươu cao cổ, 8 con gấu, 22 con khỉ. Thứ nhất, có tất cả bao nhiêu động vật trong vườn bách thú? Thứ hai, tổng số gấu trúc, hươu cao cổ và gấu nhiều hơn hay ít hơn số con khỉ? Nếu nhiều thì nhiều hơn bao nhiêu? Nếu ít thì ít hơn bao nhiêu? Thứ ba, vào một ngày mưa có 8 con khỉ chạy mất, vậy còn dư bao nhiêu con khỉ? Vương bách thú còn dư lại bao nhiêu động vật?"
Hứa Kiến Sơn há mồm trợn mắt, anh ta nhìn đề bài mà lắp bắp: “Đây…. đây …. đây…. đây là…..là…là đề …. lớp 1 à?"
Đề cũng quá phức tạp đi?
Tất nhiên anh ta nghiêm túc tính thì vẫn có thể tính được.
Nhưng mà đây là đề mà đứa nhỏ lớp 1 có thể làm à?
Đào Đào ngẩng đầu nhìn Hứa Kiến Sơn, nói: “Chú, chú thấy đề này khó ạ?"
Hứa Kiến Sơn thành thật gật đầu.
Đào Đào đồng tình, nói: “Thế chú phải học thật nhiều nhé! Nếu không sau này con chú đi học, chú sẽ không thể dạy em ấy học được đâu."
Chắc là vẻ mặt đồng tình của Đào Đào quá chói lọi nên Hứa Kiến Sơn: “………………………….."
Anh ta bị một đứa nhóc 7 tuổi ghét bỏ.
Hứa Kiến Sơn đã quá yếu ớt rồi mà kế toán Chương còn vỗ mạnh vai anh ta, nói: “Đào Đào nói đúng đó! Mày phải tiến bộ lên."
Hứa Kiến Sơn: “……"
Một lúc mãi sau, anh ta gật đầu: “Đúng, cháu còn phải học!"
Nếu chỉ làm việc đồng áng thì tất nhiên không thấy rõ, nhưng mà nếu đã làm công tác văn hóa thì người có văn hóa hay không cực kỳ rõ ràng. Như Hứa Kiến Vân người ta kìa, rõ ràng là đầu óc nhanh nhẹn, cái gì cũng nhanh.
Đáng ta anh ta còn cảm thấy mình mạnh hơn người kia, nhưng về sau anh ta cũng hiểu được, căn bản không phải vậy.
Là anh ta tự cảm thấy vậy thôi.
Làm người không thể ảo tưởng được, rốt cuộc anh ta còn không bằng Hứa Tuyết Lâm mới 10 tuổi! Bây giờ nhìn lại, có khi còn không hơn được Hứa Đào Đào mới 7 tuổi đâu. Đáng thương, anh ta qúa thảm.
“Cháu thật sự phải nỗ lực hơn nữa."
Hứa Đào Đào: “Tâm động không bằng hành động ạ."
Hứa Kiến Sơn bật cười, ‘ừ’ một tiếng: “Đào Đào nói đúng."
Nhiều năm sau, Hứa Kiến Sơn nghĩ lại ngày này, còn nhớ rõ là ánh mặt trời tươi đẹp thế nào, mọi người khuyên bảo nhiệt tình ra sao, mỗi người một câu, anh ta đều ghi tạc trong lòng, không thể nào quên.
Bởi vì, sau khi anh ta chăm chỉ nỗ lực học tập mới biết, có rất nhiều con đường.
Không có quyết định đúng đắn hôm nay thì không có anh ta tốt đẹp của sau này.
Tất nhiên mấy chuyện này đều là của tương lai.
Còn bây giờ, Hứa Kiến Sơn cười khổ về chỗ của mình, bắt đầu làm việc buổi chiều.
Hứa lão tam cũng đang ngồi viết kế hoạch ra ngoài lần này của mình, anh nói: “Lần này đi tôi tính nói chuyện với bên đó, mỗi lần chúng ta thu hoạch có thể gửi thẳng qua hay không. Tất nhiên chúng ta cũng không thể không đi, nhưng mà cũng không cần đi thường xuyên như thế, một năm đi 2 lần là được rồi."
Đại đội trưởng và kế toán Chương gật đầu: “Ý này tốt, không biết có được hay không."
Hứa lão tam: “Cứ nói đã, được hay không cũng không sao.
Anh liếc qua đại đội trưởng một cái, nói: “Tôi tính muốn đưa chút quà thích hợp."
Thực sự đại đội trưởng không thích làm thế, nhưng mà anh ta cũng chẳng phải người không hiểu nhân tình thế thái, cũng biết bây giờ ra ngoài quá khó khăn. Hơn nữa, muốn nhờ người ta tạo cơ hội cho mình thuận lợi làm việc, chỉ dựa vào mồm mép thì không được.
Anh ta nói: “Được."
Nhưng anh ta cũng buồn rầu: “Thế chú nói xem chúng ta tặng gì gì thích hợp?"
Anh ta cảm khái: “Đồ mà chúng ta có người ta cũng có đi?"
Hứa lão tam: “Đúng thế, nhưng mà loại chuyện như quà cáp này ấy à, cũng không nhất thiết phải xem nó quý cỡ nào. Chủ yếu là xem chúng ta có tâm ý hay không."
Anh biểu hiện như đang suy xét, nói: “Nếu mọi người tin tôi thì nhà tôi có trứng gà muối, tôi có thể lấy ra một ít. Nhưng cũng nói rõ luôn là đại đội phải thanh toán cho tôi."
Đại đội trưởng: “Tóm lại là đại đội sẽ không chiếm tiện nghi nhà anh đâu."
Hứa lão tam: “Thế thì được."
Dừng một chút, anh lại hỏi: “Đúng rồi, đúng lúc chúng ta có xe lừa, có cần tôi mang trứng gà lên Công Xã bán giúp không?"
Đại đội trưởng: “Chú thật sự có thể ôm đồm chuyện này à?"
Lần trước để người này chịu tổn thấy mấy quả trứng, đại đội trưởng cũng ngượng, bây giờ nhắc đến đại đội trưởng càng ngượng thêm: “Hay là thôi đi."
Hứa lão tam: “Được, anh nói sao cũng được, dù sao tôi cũng muốn tốt cho mọi người thôi, dù sao tôi cũng chẳng ham. Tôi cũng chỉ muốn chia sẻ với đồng chí phụ nữ chút thôi. Với lại, giờ là lúc cày bừa vụ xuân cũng bận, tôi không phải vì nghĩ cho bọn tiết kiệm thời gian đi lại để có thể làm đồng áng nhiều hơn ư?"
Liên quan tới trồng trọt, đại đội trưởng lại chần chừ, rất nhanh anh ta nói: “Chú nói đúng, để tôi báo tới thôn dân."
Hứa lão tam: “Được, nhưng tôi cũng về muộn mấy người, bảo mọi người cũng đừng lo. Chứ không đến lúc ấy lại sợ tôi cuỗm tiền chạy mấy, cũng chỉ có chút tiền trứng gà, tôi còn chưa tới mức ấy!"
Mọi người đều cười.
Lỗ tai Đào Đào giật giật, yên lặng cúi đầu nuốt nước miếng.
Nhà cô bé ngày nào cũng có thể ăn trứng gà, trong nhà đều cho rằng cô bé không hiểu gì, nhưng thực ra cô bé hiểu hết. Cô bé biết, cái gì cũng biết cả. Ba cô bé chủ động muốn làm việc này là vì để nhà họ có thể ăn trứng gà.
Nếu nhà mình muốn đi Cung Tiêu Xã mua nhiều trứng gà như vậy thì không được. Hơn nữa Cung Tiêu Xã bán rất đắt. Trạm thu mua mua vào 3 xu rưỡi, nhưng Cung Tiêu Xã bán ra là 4 xu rưỡi.
Nếu nhà họ mua của người trong thôn sẽ rẻ hơn nhiều, có thể dựa theo giá mà Cung Tiêu Xã thu vào. Mọi người không có hại mà nhà họ cũng có lợi. Nhưng mà ba mẹ cô bé không thể trực tiếp mua, bởi vì bây giờ không thể trực tiếp mua bán, chỉ có thể đổi thôi! Nếu mua bán sẽ bị bắt ngay!
Cho nên ba cô bé muốn làm thế.
Nhìn qua là để mọi người bớt việc, nhưng mà thực ra là để nhà mình bớt việc nha.
Hứa Đào Đào cảm thấy mình siêu thông minh, nhìn cái là hiểu ngay. Nhưng mà cô bé cũng biết chuyện này không thể nói, trẻ con không thể nói chuyện người lớn ra ngoài, sẽ bị đánh.
Bị đánh cũng không phải quan trọng nhất, nếu không ngoan thì sau này không được ăn trứng nữa.
Hứa Đào Đào nghiêm túc nhìn đề toán trước mặt, nghiêm túc! Siêu nghiêm túc!
Cái gì mình cũng không nghe thấy!
Mình còn đang nghiêm túc học tập đó!
Vì còn thu thêm trứng gà nên Hứa lão tam lại bận bịu hơn. Bây giờ là đầu xuân rồi, cũng có không ít người lên trạm thu mua, thế nên cũng không thu được nhiều như lần trước. Nhưng mà nhà nào cũng vì bớt việc nên ai có cũng đưa tới chỗ Hứa lão tam. Tổng cũng được 300 quả.
Lần trước nhà Hứa lão tam để lại 400* quả, dù mỗi ngày ăn cũng còn hơn một nửa. Vì dù sao nhà mình cũng có gà đẻ.
(*Trong convert để là 300, nhưng rõ ràng ở chương 42 có nói để lại 400 quả trứng gà thế nên mình để theo logic nhé)
Nhưng mà lần này nhà họ cũng lặng lẽ để lại 100 quả. Bởi vì trứng gà nhà họ còn cũng có gần 100 quả là trứng muối. Lần này đi xa Hứa lão tam cũng mang 60 trứng gà muối đã luộc với 20 quả trứng thường.
Thực ra không luộc sẽ tốt hơn nhưng mà nếu không luộc sẽ dễ bị vỡ.
Tất nhiên, chỗ này cũng chẳng phải anh sẽ tặng người ta hết, càng chẳng phải là để đầu cơ trục lợi. Ngoài việc tạo quan hệ ra thì cũng là vì để mình ăn. Đi ra ngoài cũng phải ăn cơm, Hứa lão tam cũng muốn tới tiệm cơ quốc doanh nhưng mà anh lại không phải người trong tỉnh, dù có lao tâm khổ tứ đổi được phiếu gạo thì đến tỉnh cũng không dùng được.
Bây giờ nơi nào cũng yêu cầu nghiêm khắc về phiếu gạo, trừ một số nhân viên tiêu thụ của đơn vị lớn ra thì người khác cũng đừng nghĩ tới kiếm được phiếu gạo thông dụng toàn tỉnh hay cả nước. Dù sao ra ngoài anh cũng không thể không ăn không uống, lần trước còn mang dưa muối đi, lần này anh tính làm bạn với trứng gà.
Thật khó khăn!
Thời đại này muốn ra ngoài thật sự khó khăn.
Dù có mang tiền cũng chẳng tìm được chỗ ăn cơm.
Nếu trên xe lửa còn tốt, ít ra trên xe lửa không cần phiếu gạo, nhưng mà xuống xe thì chẳng có cách nào. Còn nói là mua nhiều trên xe lửa để xuống xe sẽ ăn ư? Thật ngây thơ! Chuyện này căn bản là không thể, tuy xe lửa không cần phiếu nhưng cũng có định lượng cả, một người chủ mua được nhiều nhất là một phần. Mà một phần này, số lượng cũng chỉ tương đối, đàn ông trưởng thành muốn ăn no còn không thể nữa là.
Tất nhiên, bây giờ cũng chẳng có khái niệm ăn no, cả nước cũng chẳng tìm ra được một người có thể ăn no.
Hứa lão tam lên tỉnh, chắc chắn cũng phải ở hai ngày, chuyện ăn uống đều phải tự mình chuẩn bị.
Ngày mà Tuyết Lâm chưa xuyên không cũng có đọc qua tiểu thuyết trên mạng, vai chính ra ngoài đều ăn uống cực kỳ sảng khoái. Đến lúc thật sự xuyên tới thời đại này, nhìn ba mình ra ngoài mới hiểu, quả nhiên thực tế chẳng dễ như thế.
Tiệm cơm quốc doanh thì không có phiếu.
Tiệm cơ tư nhân? Nghĩ cũng đừng nghĩ.
Dân bản xứ còn chẳng dễ tìm được đến vậy chứ đừng nói là ngoại lai như bọn họ.
Về cơ bản, nếu không có phiếu gạo thì cũng chỉ có thể cầm bánh bột ngô đi mà mà gặm thôi.
Nhưng đây vẫn là còn có mà ăn, có ăn là tốt rồi, có không ít người còn chẳng có mà ăn đâu.
Trừ khi là người cực kỳ có tiền, không có phiếu gạo thì trực tiếp tới Cung Tiêu Xã mua đồ ăn vặt, nhưng mà thứ này phải ăn bao nhiêu mới no được chứ?
Tóm lại là ra ngoài trăm cái khó.
“Ba, lần này…."
Còn chưa nói xong đã nghe thấy có tiếng động, Hứa lão tam: “Đợi chút nữa nói."
Anh đi ra cửa, còn chưa đến cổng đã cười nói: “Chú Hạ ạ?"
Ông Hạ: “Chú định đổi ít trứng gà với mày."
Hứa lão tam: “Chú vào nhà đã."
Anh cũng không khách khí, hỏi thẳng: “Chú muốn bao nhiêu? Chú cứ tự chọn đi."
Ông Hạ: “Chú muốn lấy 200 quả, đủ không?"
Hứa lão tam: “….. Chú đây là bao hết à!"
Tuy Hứa lão tam biết ông Hạ không phải để lại ăn một mình nhưng vẫn nhắc nhở: “Một thời gian nữa thời tiết ấm lên mà ăn không hết thì không để được đâu chú."
Ông Hứa: “Chú hiểu, chú muốn chia cho bên thông gia nữa. Bên kia ngoài để ăn ra mà biếu lấy chút nhân tình cũng tốt. Người thành phố cũng thiếu thốn vật tư lắm."
Hứa lão tam: “Tùy chú vậy."
Hứa lão tam không nghĩ tới, trứng gà đại đội họ còn chưa ra đến cửa thôn đã hết sạch.
Nhưng mà thế cũng bớt việc.
Chờ ông Hạ đi về hai cha con lại cảm khái.
Tuyết Lâm: “Cái thời này người thành thị thiếu vật tư, dân quê thì thiếu tiền, nhưng mà lại không thể trực tiếp mua bán, còn phải qua trạm thu mua để chênh lệch giá nữa. Nếu đến ngày nào đó có thể trực tiếp giao dịch thì tốt rồi."
Hứa lão tam: “Chẳng phải vậy sao, nhưng ai mà biết đến bao giờ chứ."
Đến bao giờ ư?
Tuyết Lâm biết, nhưng cậu không thể nói.
Cậu nói: “Có lẽ sau này sẽ được thôi."
Cậu nói tiếp: “Lần này ba mang 2 chiếc đồng hồ đi đi."
Trước đó nhà họ làm chút đồ gỗ, lại còn mua vải ở chợ đen bọc tranh chữ. Tuy vải này chỉ là vải màn nhung của địa chủ ngày trước nhưng mà cũng không rẻ chút nào. Hơn nữa chị với em gái cậu cũng sắp khai giảng rồi. Học phí, sách vở, giấy bút đều cần tiêu tiền. Tiền tiết kiệm nhà họ cũng hết sạch rồi. Tuyết Lâm biết nhà bọn họ cũng chẳng còn tiền. Cũng may trứng gà là đi về mất trả chứ không sẽ bị thiếu nợ ấy chứ.
Tuyết Lâm biết, Hứa lão tam cũng biết.
Cũng chỉ có hai chị em gái nhà này không biết thôi.
Hứa lão tam: “Cái này ba hiểu, con yên tâm đi."
“Ra ngoài phải cẩn thận, đừng qua loa."
Hứa lão tam gật đầu.
Sáng sớm hôm sau, Hứa lão tam đã đi lên huyện.
Đừng thấy không cần mang trứng đi bán chứ anh cũng tay xách nách mang bao lớn bao nhỏ, chỉ riêng dế nhũi đã 4 bao, 1 bao đựng dưa muối trứng gà nọ kia. Ngoài ra còn có một chiếc xe đạp.
Nhà bọn họ có xe đạp, người khác lại không biết, Tuyết Lâm sửa xong cũng không cho Hứa lão tam đi khoe khoang. Cũng miễn việc chọc thị phi.
Vì thế là lúc bác Năm nhìn thấy xe đạp còn ngạc nhiên.
Nhưng Hứa lão tam vẫn bình tĩnh nói: “Đây là Tuyết Lâm sửa giúp người trên thành phố, vừa lúc có xe lừa nên cháu tiện mang đi."
Hứa lão ngũ cảm khái: “Người thành phố sống thoải mái thật đó, xe đạp quý giá như vậy cũng có."
Hứa lão tam: “Còn không phải sao."
Để con lừa kéo xe, hai người cứ thế tiến vào trong huyện, trong túi Hứa lão tam có 50 đồng là tiền đại đội dự chi, còn có 7 đồng tiền trứng gà của ông Hạ, tràn ngập hưng phấn đi lên tỉnh.
Lần trước, anh nhặt của hời thành công đó.
Tuy tỉnh họ không phải cố đô cũng chẳng phải thành cổ gì đó, nhưng mà bây giờ cả nước đều đả đảo địa chủ, nhà địa chủ sao có thể không có đồ quý chứ.
Hứa lão tam cảm thấy, thời điểm khảo nghiệm nhãn lực của mình lại đến rồi!
Ngày khai trương, lãnh đạo Công Xã còn đạp xe tới tận nơi để khảo sát, công nhân nữ trong xưởng có 22 người, trong đó có 2 tổ trưởng nhỏ, một người là thím Quế Hoa, một người là thím Thúy Hoa. Hai người này vừa không xếp trong 10 hộ nhiều công điểm nhất, cũng không phải hộ khó khăn.
Bọn họ đều được thôn dân bầu ra.
Thôn dân bầu 3 người, trong đó có hai người họ.
Nhưng mà cũng không ngoài dự đoán của Hứa lão tam, thím Quế Hoa là vợ đại đội trưởng, bình thường cũng nhiệt tình, quan hệ rất tốt với người xung quanh. Mà thím Thúy Hoa thì sao, người này và thím Quế Hoa không phân cao thấp, nhà ai có chuyện khó xử gì cũng đều nhờ thím ấy hỗ trợ.
Vì thế hai người này được bầu ra cũng là tất nhiên, dù sao cũng chẳng phải là bỏ phiếu kín.
Có thể thấy được là ai cũng không muốn đắc tội với hai nhà này.
Hai người này tính tình hào sảng lại có trách nhiệm, làm tổ trưởng cũng thích hợp. Thường Hỉ với Nguyệt Quý đều cùng tổ với thím Quế Hoa; còn chị dâu cả Hứa thuộc tổ của thím Thúy Hoa, quả phụ Vương cũng thế.
Quả phụ Vương là thuộc hộ khó khăn.
Tính ram mấy người họ được xem là trẻ nhất, còn lại phần lớn đều là mấy bà mấy bác 4-50 tuổi. Bình thường ở nhà mấy người này chẳng phải dạng vừa, thế nhưng đến chỗ làm cũng lấy ra được tinh thần phơi phới.
Rốt cuộc thì đây là chuyện có mặt mũi.
Đừng thấy bọn họ tuổi không còn nhỏ, nhưng mà có thể lấy công điểm cao nhất như đàn ông tráng niên đó. Lúc đầu bọn họ cũng không nghĩ tới được, nhưng mà đại đội trưởng nói xong thì họ mới phản ứng lại được. Mười công điểm này của bọn họ là lấy được cả năm. Tuy làm ruộng cũng lấy được công điểm cao nhất nhưng mà một năm thì cũng chỉ làm được hơn nửa năm, thời gian còn lại đều nhàn rỗi. Nhưng mà bọn họ lại được cả năm đó. Không cần phải nói nhiều cũng biết là đáng quý thế nào.
Thế nên mọi người đều nóng lòng trông mong xưởng giấy phát triển thuận lợi.
Nguyên liệu làm giấy chủ yếu là gỗ, nhưng mà điểm này bọn họ cũng không cần lo lắng, vì chỗ này cái khác không có nhiều chứ cây cối lại không ít, thậm chí bọn họ còn chẳng cần chặt cây như xưởng gỗ. Chỉ một ít cành cây nhỏ đã đủ cho bọn họ làm được không ít giấy.
Tuy rằng công nhân nào cũng phải ký hợp đồng bảo mật, nhưng mà Tuyết Lâm vẫn phân chia theo từng bộ phận, làm theo kiểu chuyên môn hóa, như thế cũng giảm thiểu được khả năng lộ kỹ thuật ra ngoài. Mà vì nhặt cành cây cũng có thể đổi công điểm nên toàn bộ thôn họ Hứa đều bận bịu khí thế ngất trời.
Tuy rằng mấy cán bộ đại đội đều nhận được gấp đôi công điểm nhưng mà cũng bận bịu không ngơi tay. Dù sao thì vụ xuân cũng đã bắt đầu rồi, không thể qua loa được. Mà nhà xưởng cũng vừa khởi động, không thể lơi lỏng.
Nếu nói người nào nhẹ nhàng nhất thì chính là Hứa lão tam.
Tuy Hứa lão tam là cố vấn kỹ thuật của xưởng giấy, nhưng mà tới nhà xưởng chỉ đạo chủ yếu là Hứa Tuyết Lâm.
Nam nữ khác biệt, không thể vứt bỏ cái suy nghĩ này được.
Hứa lão tam lấy cớ nam nữ khác biệt không tiện nên giao toàn quyền cho Tuyết Lâm, mà Tuyết Lâm lại không lấy công điểm, thế nên mọi người không ai có ý kiến gì.
Thôn họ Hứa bận rộn như vậy, đại đội khác sao có thể không hiểu chứ?
Mới năm ngoái bọn họ còn mơ hồ nghe nói thôn họ Hứa lập hợp tác xã nông dân để nuôi trồng, thế mà không nghĩ tới mới một năm đã lại có bước tiến mới, bọn họ lại có thể mở xưởng giấy. Chuyện này cũng không phải người của thôn họ Hứa nói ra mà là Công Xã gửi thông báo tới. Các đại đội cần sử dụng giấy của bản địa, thế thì ai có thể không biết chứ?
Công Xã cũng hy vọng xưởng giấy có thể phát triển, thế nên cũng vui vẻ nâng đỡ. Nếu có thể phát triển thì sẽ giúp bản địa có sản nghiệp mới. Tất nhiên, giai đoạn đầu của xưởng nhở thì phải nhờ sự hỗ trợ của các đơn vị anh em.
Mà các đại đội ‘anh em’ này thực sự không vui vẻ gì.
Đây cũng không phải là đối với thôn họ Hứa có thù oán gì, nhưng mắt thấy người ta ngày càng phát triển, nhà mình lại bất động không yên, thì tóm lại trong lòng cũng sốt ruột. Bọn họ muốn được Công Xã nâng đỡ, nhưng mà chính mình cũng phải có cái gì chứ!
Muốn làm giấy cần phải có kỹ thuật, nhưng bọn họ là không có kỹ thuật.
Tóm lại thì Công Xã cũng không thể lấy đồ của thôn họ Hứa cho bọn họ đúng không, nằm mơ cũng chẳng được như thế.
Mà dưới sự ghen ghét của mọi người, một lứa dế nhũi của thôn họ Hứa lại xuất được, tuy rằng lần này không có xe để đi nhờ nhưng Hứa lão tam vẫn chủ động nói sẽ đưa đến tỉnh thành. Mà dù là đại đội trưởng hay kế toán Chương đều hết sức đồng ý.
Tuy đại đội bọn họ cũng có chút vốn liếng, nhưng mà lần này mở xưởng, cũng tốn kém không ít, mà nhóm hàng đầu tiên còn chưa ra nên có chút ‘trứng chọi đá’. Hứa lão tam đi được tỉnh thành thì đại đội bọn họ cũng thừa nhiều thêm được một ít tiền.
Dù có tính cả phí ăn ở đi lại của Hứa lão tam cùng còn nhiều hơn là bán trong huyện.
Kế toán Chương: “Để chú đánh xe lừa chở mày vào huyện nhé."
Hứa Kiến Sơn: “Thôi cứ để cháu, đợt này đại đội nhiều việc, không thiếu chú được."
Hứa Kiến Vân ngó qua ngó lại, nói: “Mấy người đều đừng đi, cứ đểu bác Năm đưa tôi là được. Dù sao chú ấy ở nhà cũng chẳng có việc gì."
Hứa Kiến Sơn mím môi không được tự nhiên, kế toán Chương cười, nói: “Được đó, vậy để Hứa lão ngũ đi đi."
Lão ngũ ba của Hứa Kiến Sơn là bác họ của Hứa lão tam, hồi trẻ bị gãy chân trong lúc làm việc, sau này đi đường cũng bị khập khễnh, bình thường làm việc đồng áng cũng không tốt lắm; mà mẹ mắt mẹ của Hứa Kiến Sơn cũng không tốt lắm. Hồi xưa nhà họ nhiều con, muốn ăn no cũng khó, bà phải thường xuyên nhận ít việc may vá nhỏ trong trấn về làm, nhưng việc này cũng làm mỏi mắt, làm thời gian dài, tuổi lớn rồi thì mắt càng kém. Hứa Kiến Sơn là con út của hai cụ, mấy chị dâu trong nhà đều muốn ở riêng như nhà Hứa lão tam.
Nhưng mà hai cụ kiên quyết không muốn cho ở riêng, chỉ sợ một khi thả ra thì hai người chỉ có thể theo một nhà, mà nhà ai cũng đều không hợp lắm. Chi bằng cứ ở cùng nhau như trước, cũng đỡ phải liên lụy đứa nào. Thế nhưng mấy cô con dâu lại không nghĩ thế, trừ vợ Hứa Kiến Sơn ra thì mấy cô con dâu khác đều cảm thấy hai cụ chẳng giúp được gì.
Nếu không phải quá mất mặt thì bọn họ đã sớm ầm ĩ muốn ở riêng rồi.
Tất nhiên, vì lần từ bỏ làm việc trong xưởng này mà mấy cô con dâu không hài lòng nên chẳng quan tâm nữa, vẫn luôn đòi ở riêng.
Mấy chuyện này ai cũng biết cả.
Hứa lão tam: “Chú về nói với bác ấy một tiếng là ngày mai nhé. À, kế toán Chương, lần này được bao nhiêu?"
Kế toán Chương: “Lần này được tổng 190 cân."
Hứa lão tam nhướng mày, hỏi lại: “Nhà ai mà nhiều thế?"
Nhà nào nuôi được bao nhiêu bọn họ đều biết rõ, nhưng tự nhiên vượt hẳn lên như thế thì chắc chắn là có mờ ám rồi.
Kế toán Chương đưa danh sách cho anh xem, nói: “Mấy người không biết xấu hổ này, chắc chắn là nói kỹ thuật nuôi dưỡng ra ngoài rồi, nếu không sao có thể nhiều thế. Chắc là bán hộ người nhà rồi."
Hứa Kiến Sơn: “Sao bọn họ có thể làm vậy chứ, đại đội trưởng, anh nói bọn họ đi! Sao có thể ăn cây táo rào cây sung vậy. Đại đội tạo cơ hội cho bọn họ mà bọn họ còn làm mấy chuyện mờ ám thế này."
Sắc mặt của đại đội trưởng cũng không tốt.
Kế toán Chương nói: “Chú cảm thấy cũng không sao, bọn họ cung cấp nhiều thì chúng ta cũng bán nhiều, đại đội lại có nhiều phí hơn. Nếu bọn họ đã muốn thế thì chúng ta cứ coi như là đang cống hiến cho đại đội thôi. Nhưng mà những người này ấy à, chúng ta đều tự hiểu được, nếu xưởng giấy tuyển nhân công sẽ không thể nhận. Nếu không đến khi quay đầu họ lại nói ra thì phải làm sao?"
Người không có uy tín như thế thì không đáng để tín nhiệm.
Hứa lão tam: “Tôi thấy kế toán Chương nói đúng đó."
Mấy người thương lượng trong chốc lát, Hứa lão tam đi bộ về nhà. Tuy trong đại đội có bốn người, anh nhàn nhất, nhưng anh vẫn cảm thấy mình rất mệt mỏi. Đã lâu anh chẳng vất cả như thế rồi, mệt chết người.
Trên đường về nhà, anh nhìn thấy một đám trẻ con cầm tay nhau, hát vang: “Mặt trời ở trên cao, hoa cười với em……"
Hứa lão tam cười hớn hở: “Đào Đào."
Hứa Đào Đào lập tức quay đầu lại, nhảy chân sáo tới chỗ ba mình: “Ba ơi."
Hứa lão tam nắn khuôn mặt nhỏ đáng yêu của cô bé, ôm cô bé lên: “Tan học rồi à? Có đói bụng không cục cưng?"
Các bạn nhỏ đã khai giảng được một tháng rồi, Đào Đào cũng chậm rãi đi vào quỹ đạo, không có bị không quen như lúc mới khai giảng nữa. Lúc mới khai giảng, mỗi buổi trưa về nhà cô bé đều kêu đói, thế nên Hứa lão tam quan tâm nhất vấn đề này của cô bé.
Hứa Đào Đào lắc đầu: “Dạ không đói bụng ạ."
Cô bé lấy ra một chiếc bánh quy nhỏ, nói: “Gia Gia cho con 3 chiếc bánh quy."
Hứa lão tam ngạc nhiên: “Con không ăn hết à?"
Hứa Đào Đào gật đầu: “Con muốn mang về cho người nhà mình nếm thử ạ."
Hứa lão tam mỉm cười: “Đào Đào ngoan quá."
Con gái cưng nhà anh ngoan ngoãn hiểu chuyện vậy đó, con nhà người khác nếu có đồ ngon thì lập tức ăn sạch luôn, chỉ có Đào Đào nhà anh luôn nghĩ về người nhà, muốn để phần người nhà.
Anh nói: “Mai ba muốn đi lên tỉnh, chờ ba về sẽ mang đồ ăn ngon cho con nhé."
Hứa Đào Đào khiếp sợ trợn tròn mắt: “Ba lại muốn ra ngoài!"
Cô bé mím chặt miệng không vui: “Ba sẽ đi bao lâu ạ?"
Cô bé không muốn ba ra ngoài, nhưng cũng hiểu mình chỉ là trẻ con nên không thể quản nhiều chuyện đến thế.
Hứa lão tam nói: “Bạn con chạy rất xa rồi kìa."
Hứa Đào Đào vặn vẹo tay, nói: “Mặc kệ! Ba ơi, ba sẽ đi bao lâu?"
Cô bé cực kỳ nghiêm túc, Hứa lão tam tính toán trong đầu rồi nói: “Chắc khoảng 5 – 6 ngày, không lâu lắm đâu."
Hứa Đào Đào bẻ ngắn tay tính nhẩm, cảm thấy đúng là không quá lâu, cô bé gật đầu nói: “Thế ba ở ngoài phải cẩn thận nhé."
Cô bé cảm khái như người lớn: “Ở nhà nghìn ngày tốt, ra ngoài một lúc cũng khó khăn, không dễ dàng xíu nào."
Hứa lão tam không nhịn được mà bật cười: “Ừ, vẫn là con gái cưng của ba tốt nhất, biết đau lòng ba rồi."
Đào Đào ưu sầu thở dài một hơi.
Hứa lão tam ôm cô bé vào sân nhà mình, nói: “Mấy ngày này Đào Đào ở nhà phải học tập thật giỏi nhé, đợi ba về sẽ thấy được Đào Đào lợi hại hơn rất nhiều."
Hứa Đào Đào: “Được ạ!"
Cô bé nói: “Con phải hoc giỏi hơn cả chị."
“Em giỏi hơn ai cơ?" Hứa Nhu Nhu vào nhà, nói: “Lợi hại hơn chị á?"
Hứa Đào Đào cười hi hi: “Đúng rồi ạ, mỗi ngày em đều nghiêm túc học bài, sẽ càng ngày càng giỏi. Chị ơi, chị không thể lơi lỏng nha!"
Hứa Nhu Nhu nhướng mày, Hứa lão tam hỏi: “Nhu Nhum sao con không đi về cùng Đào Đào?"
Hứa Nhu Nhu liếc Hứa lão tam một cái, nói: “Bọn con đã sớm không đi học về cùng nhau rồi."
Cô nói: “Mấy đứa này cứ ầm ĩ đau hết cả đầu."
Hứa Đào Đào phồng má như con cá nóc nhỏ, cô bé ‘hừ’ một tiếng, nói: “Chị xấu lắm."
Hứa Nhu Nhu chọc cô bé: “Em dám nói các em không ầm ĩ không?"
Hứa Đào Đào: “……… Trẻ con chẳng phải đều như vậy sao."
Hứa Nhu Nhu: “Ha! Bây giờ em lại biết mình là trẻ con rồi à."
Hứa Đào Đào đứng giữa ranh giới của trẻ con và trẻ lớn nhảy qua nhảy lại liên tục.
Đào Đào phồng má như đậu hà lan, mười phần khiêu khích.
Hứa Nhu Nhu: “……"
Bịch!
Đúng lúc này, có âm thanh lớn truyền ra.
Hứa Nhu Nhu ngó vào nhìn thử, nói: “Trời ạ, này, em làm cái gì vậy?"
Hứa Tuyết Lâm vô tội nói: “Thái rau đó!"
Bây giờ Thường Hỉ đi làm trong xưởng, thời gian rảnh cũng không nhiều. Người thanh nhàn nhất nhà họ là hai đồng chí nam, Tuyết Lâm cũng vừa từ xưởng về, muốn chuẩn bị đồ ăn, cậu nói: “Em chuẩn bị nguyên liệu trước, chờ mẹ về có thể xào rau luôn là được."
Hứa Nhu Nhu thấy em trai mình chật vật, đồ vật loạn hết cả lên, hận không thể vò đầu bứt tai.
Cô nói: “Thôi để chị làm, để chị làm."
Tuyết Lâm: “Chi học cả buổi sáng cũng mệt rồi, để em làm cho."
Cậu nhìn chằm chằm cái thớt, nói: “Em cũng không tin là mình không làm được."
Đào Đào ghé vào khung cửa, nói: “Anh không tin nhưng mà bọn em tin nha."
Hứa Tuyết Lâm xắn tay áo, nói: “Ha! Nhóc con, em muốn cảm nhận nắm đấm chính nghĩa của anh phải không!"
Hứa Đào Đào cười khanh khách, lập tức tránh sau lưng Hứa lão tam: “Ba ơi cứu con."
Hứa lão tam như diều hâu bắt gà mái già, dang hai tay ra, nói: “Nào tới đi, ba ba bảo vệ con, đầu trâu mặt ngựa có mơ cũng không thể tới gần Đào Đào của chúng ta."
Hứa Đào Đào: “He he."
Hứa Tuyết Lâm: “Được lắm, nhóc con, em nếu đã thế thì anh phải ra đòn sát thủ thôi."
Cậu kéo chị mình qua, nói: “Đòn sát thủ của ta chính là ________ bạn học Hứa Nhu Nhu."
Đào Đào thét chói tai: “Không thể được! Đó cũng là chị em mà!"
Hứa Tuyết Lâm: “Ai bảo em phá đám chứ?"
Hứa Nhu Nhu nói: “Thực ra, chị cũng tin là em không làm được."
Tuyết Lâm khiếp sợ.
Đào Đào: “Khì! Khì! Khì!!!"
Tuyết Lâm: “………..Em cười hẳn hoi đi, cười như đánh rắm thế."
Đào Đào lại thét chói tai: “Anh xấu lắm!"
Thường Hỉ còn chưa vào nhà đã nghe được tiếng ầm ĩ, không biết bé con Đào Đào nhà mình sao lại thét chói tai như thế.
“Mấy người đang làm gì thế?"
Chị hỏi: “Con chuẩn bị nguyên liệu xong chưa?"
Hứa Tuyết Lâm: “……………………"
Cậu gãi đầu.
Thường Hỉ cười, nói: “Thôi đứng sang một bên, để mẹ nấu cơm cho."
Chị thấy thời gian cũng không còn sớm nữa, nói: “Mẹ chưng cá nhé, lại xào dưa chua thêm nữa vậy."
Chị vội vàng bận bịu nấu nướng, mấy đứa nhóc cũng không dám đứng đây quấy rầy mẹ nấu cơm nên đều đi vào phòng phía đông, mấy đứa nhóc quấn vào nhau cười hi hi ha ha. Hứa lão tam đem chuyện ngày mai ra ngoài nói rõ ràng, Thường Hỉ cũng không quá bất ngờ, chỉ đáp: “Được."
Hứa lão tam nhìn bóng dáng bận rộn của chị, nói: “Nếu mình không kham nổi nhiều việc như vậy thì chúng ta cứ nói một tiếng với nhà đội diện là không ăn cơm chung với họ nữa đi."
Nói tới vấn đề này, Thường Hỉ đáp: “Sáng nay lúc ra ngoài tôi gặp ông Hạ, tôi cũng có nói qua là sau này cơm trưa sẽ muộn hơn chút. Ông ấy nói nhà ông ấy cũng không vội. Tôi thất nhà họ cũng rất muốn ăn chung với nhà mình, cứ vậy đi. Dù sao một già một trẻ nhà họ ăn cũng không nhiều. Nhà mình cũng vẫn phải nấu cơm mà. Cũng không bận bịu hơn bao nhiêu."
Hứa lão tam: “Thế cũng được, nếu mình thấy không tiện thì anh sẽ nói với nhà học, cũng không thể vì tiện cho nhà người ta mà nhà mình chịu thiệt."
Tuy rằng con người Hứa lao tam không đáng tin cho lắm, nhưng mà đôi khi người ích kỷ chút cũng có cái tốt. Ví dụ như anh sẽ không để người khác chiếm lợi của nhà mình. Vì thế nhà họ cũng dễ sống hơn nhiều. Nhưng mà chuyện cơm nước này cũng không phải là nhà mình chịu thiệt thòi gì.
Chị nói: “Tôi thật sự không cảm thấy có vấn đề gì. Với lại nhà mình ăn cùng nhà họ thì cũng ăn uống tốt hơn chút. Có nhiều đồ, người trong trấn mua dễ hơn nhà mình. Hạ Gia với Đào Đào nhà mình lại thân thiết như thế, tôi cũng không nhẫn tâm để thằng nhóc ăn uống tạm bợ."
Hứa lão tam: “Chờ xưởng giấy phát triển lên thì cũng không kém người thành phố."
Thường Hỉ giương mắt nhìn anh, nói: “Tôi đây chờ đến ngày đó."
Hứa lão tam bật cười, vì Hứa lão tam sắp ra ngoài nên buổi chiều Đào Đào cũng không chạy đi chơi mà cứ dính lấy ba mình, Hứa lão tam đắc ý: “Đúng là cục cưng bảo bối của ba."
Anh đưa con gái tới đại đội, Đào Đào đeo cặp sách nhỏ, thấp lè tè nhưng bím tóc lại vung vẩy có vẻ rất cao ngạo.
Đại đội trưởng trêu chọc cô bé: “Đào Đào, cháu ăn nhiều như vậy sao không cao thế."
Hứa Đào Đào dõng dạc nói: “Cháu còn nhỏ mà! Tuổi nhỏ thì phải mập trước. Sau khi mập rồi mới cao lên."
Cô bé khẳng định chắc nịch: “Anh chị cháu đều rất cao, không thể nào cháu là chú lùn nhỏ được."
Đại đội trưởng cười: “Thế cháu đi cùng ba tới đại đội không sợ ảnh hưởng các bác làm việc à?"
Hứa Đào Đào lắc lắc cặp sách nhỏ của mình, nói: ‘Tất nhiên là không rồi ạ, cháu tới đây cũng sẽ nghiêm túc học tập."
Cô bé lấy sách vở của mình ra, đây là giấy mà anh cô bé làm thí nghiệm, chuyển để cho cô bé làm đề. Cô bé kéo ghế qua gần bàn, ngồi lên, nói: “Bác đại đội trưởng, bác yên tâm, cháu sẽ tập trung học tập, sẽ không ảnh hưởng tới mọi người làm việc đâu ạ."
Đại đội trưởng cúi đầu nhìn tập đề trên bàn, nói: “Trường học mấy đứa cho nhiều bài tập vậy à?"
Anh ta nghiến răng, cảm thấy về nhà phải đánh thằng nhóc con kia một trận mới được.
Bình thường thằng nhóc kia chỉ biết chơi, không để ý học tập gì cả, nhiều bài như vậy chẳng nhẽ thằng nhóc kia làm xong hết rồi ư?
Hứa Đào Đào đáp: “Đây ạ? Đây không phải bài tập trường học giao, trường học không có cho bài tập ạ. Đây là đề mà anh cháu cho đó."
Cô bé nói: “Cháu phải làm một đứa trẻ thông minh, mà đứa trẻ thông minh không thể chỉ nói xuông được."
Cô bé vỗ vỗ vào sách vở của mình nói: “Sẽ phải luyện tập thật nhiều."
Con gái kế toán Chương chính là giáo viên của Hứa Đào Đào, nên ông ta cũng hiểu rất rõ tầm quan trọng của giáo dục. Tuy thời buổi này không để tâm giáo dục nhưng mà ông ta cảm thấy người có văn hóa với không có văn hóa khác hẳn nhau.
Ông ta tán đồng: “Đúng vậy, trẻ con thích học tập là tốt."
Hứa Đào Đào cong cong khóe miệng.
Cô bé lấy bút chì ra, Hứa Kiến Sơn cũng ngó qua nhìn thử, mùa hè năm nay con anh ta cũng phải đi học rồi.
Chỉ là vừa nhìn đề bài, anh ta hoảng luôn.
Anh ta nói lắp: “Đề….đề….đề khó vậy sao?"
Anh ta chưa từng đi học, nhưng mà ngày còn ở bộ đội cũng có tham gia lớp xóa nạn mù chữ, thế nên vẫn biết chứ. Môn toán cũng có biết chút kiến thức cơ sở. Nhưng mà bây giờ, anh ta phát hiện mình nhìn đề bài của mấy nhóc con học lớp 1 tiểu học mà cũng không hiểu.
Nhất thời, anh ta há hốc miệng.
Trẻ con bây giờ học hành khó khăn vậy sao?
Anh ta chỉ vào một đề bài, nói: “Cái này bằng bao nhiêu?"
Hứa Đào Đào lấy giấy ra tính một chút rồi đáp: “235 ạ."
Hứa Kiến Sơn nhìn về phía kế toán Chương, kế toán Chương gật đầu: “Đúng rồi."
Ông ta cười nói: “Đào Đào học giỏi quá."
Hứa Đào Đào gật đầu, kiêu ngạo nói: “Cháu có thể đứng nhất lớp, chắc chắn không phải gối thêu hoa* rồi ạ."
(*Gối thêu hoa: Một ẩn dụ cho một người chỉ có ngoại hình nhưng không có học lực.)
“Ai ui, sao cháu đáng yêu vậy chứ. Chờ chút, ông Chương lấy đường cho cháu ăn."
Đây là ‘kho vàng nhỏ’ của ông đó, kế toán Chương lấy một chiếc kẹo từ trong ngăn kéo đưa cho Đào Đào, Hứa Đào Đào nói: “Cảm ơn ông Chương ạ, nhưng mà cháu không lấy đâu, gần đây cháu mới thay răng ạ."
Cô bé hé miệng nhỏ, nói: “Ông xem này, bây giờ cháu không ăn đường được."
Chiếc răng thứ nhất tuy cũng mọc rất tốt rồi, nhưng chiếc răng thứ 2 của bạn nhỏ Hứa Đào Đào cũng quang vinh nghỉ việc.
Cô bé nói: “Mấy hôm nay cháu đều không thể ăn kẹo được ạ."
Cô bé lưu luyến nhìn chiếc kẹo đường ngon ngọt kia, nhưng vẫn nhịn đau từ bỏ thứ yêu thích.
Kế toán Chương: “!!!!!!!!!"
Nhà ông ta cũng có không ít trẻ con, cháu trai cháu gái nội ngoại đều có, nhưng mà chưa thấy đứa nhóc nào nói là không cần kẹo cả. Bé con này kiên định hơn ông ta tưởng. Ông ta nghiêm túc hỏi: “Cháu không lấy thật à? Ngọt lắm đấy."
Hứa Đào Đào lắc đầu: “Không cần đâu ạ!"
Kế toán Chương kinh ngạc, những người khác còn kinh ngạc hơn. Trẻ con nhà ai có thể nhịn được sự dụ hoặc này chứ? Hơn, bây giờ không ăn thì để dành cũng được mà. Nhưng bé con này lại không thế. Không chỉ không làm thế mà còn tự mình động viên mình.
Cô bé lấy vở che mặt mình lại, nói: “Không ăn! Nhất quyết không ăn!"
Kế toán Chương cảm khái: “Mấy đứa trẻ nhà này cũng được dạy tốt quá."
Hứa Đào Đào kéo vở xuống một chút, nói: “Sao lại cần người khác dạy chứ ạ? Cháu vốn dĩ đã rất ngoan rồi mà!"
Hứa lão tam đắc ý.
Mọi người đều bật cười, Hứa lão tam nói: “Mấy người còn nói con gái tôi làm trễ nãi công việc, rõ ràng là mấy người trễ nãi con gái tôi học tập mà! Đào Đào, nào, con tập trung làm bài đi."
Hứa Đào Đào: “Vâng ạ."
Hứa Kiến Sơn không nhúc nhích, anh ta nhìn vở của Hứa Đào Đào, lẩm bầm: “Vườn bách thú mới có một đám động vật mới, trong đó có 2 con gấu trúc, 3 con hươu cao cổ, 8 con gấu, 22 con khỉ. Thứ nhất, có tất cả bao nhiêu động vật trong vườn bách thú? Thứ hai, tổng số gấu trúc, hươu cao cổ và gấu nhiều hơn hay ít hơn số con khỉ? Nếu nhiều thì nhiều hơn bao nhiêu? Nếu ít thì ít hơn bao nhiêu? Thứ ba, vào một ngày mưa có 8 con khỉ chạy mất, vậy còn dư bao nhiêu con khỉ? Vương bách thú còn dư lại bao nhiêu động vật?"
Hứa Kiến Sơn há mồm trợn mắt, anh ta nhìn đề bài mà lắp bắp: “Đây…. đây …. đây…. đây là…..là…là đề …. lớp 1 à?"
Đề cũng quá phức tạp đi?
Tất nhiên anh ta nghiêm túc tính thì vẫn có thể tính được.
Nhưng mà đây là đề mà đứa nhỏ lớp 1 có thể làm à?
Đào Đào ngẩng đầu nhìn Hứa Kiến Sơn, nói: “Chú, chú thấy đề này khó ạ?"
Hứa Kiến Sơn thành thật gật đầu.
Đào Đào đồng tình, nói: “Thế chú phải học thật nhiều nhé! Nếu không sau này con chú đi học, chú sẽ không thể dạy em ấy học được đâu."
Chắc là vẻ mặt đồng tình của Đào Đào quá chói lọi nên Hứa Kiến Sơn: “………………………….."
Anh ta bị một đứa nhóc 7 tuổi ghét bỏ.
Hứa Kiến Sơn đã quá yếu ớt rồi mà kế toán Chương còn vỗ mạnh vai anh ta, nói: “Đào Đào nói đúng đó! Mày phải tiến bộ lên."
Hứa Kiến Sơn: “……"
Một lúc mãi sau, anh ta gật đầu: “Đúng, cháu còn phải học!"
Nếu chỉ làm việc đồng áng thì tất nhiên không thấy rõ, nhưng mà nếu đã làm công tác văn hóa thì người có văn hóa hay không cực kỳ rõ ràng. Như Hứa Kiến Vân người ta kìa, rõ ràng là đầu óc nhanh nhẹn, cái gì cũng nhanh.
Đáng ta anh ta còn cảm thấy mình mạnh hơn người kia, nhưng về sau anh ta cũng hiểu được, căn bản không phải vậy.
Là anh ta tự cảm thấy vậy thôi.
Làm người không thể ảo tưởng được, rốt cuộc anh ta còn không bằng Hứa Tuyết Lâm mới 10 tuổi! Bây giờ nhìn lại, có khi còn không hơn được Hứa Đào Đào mới 7 tuổi đâu. Đáng thương, anh ta qúa thảm.
“Cháu thật sự phải nỗ lực hơn nữa."
Hứa Đào Đào: “Tâm động không bằng hành động ạ."
Hứa Kiến Sơn bật cười, ‘ừ’ một tiếng: “Đào Đào nói đúng."
Nhiều năm sau, Hứa Kiến Sơn nghĩ lại ngày này, còn nhớ rõ là ánh mặt trời tươi đẹp thế nào, mọi người khuyên bảo nhiệt tình ra sao, mỗi người một câu, anh ta đều ghi tạc trong lòng, không thể nào quên.
Bởi vì, sau khi anh ta chăm chỉ nỗ lực học tập mới biết, có rất nhiều con đường.
Không có quyết định đúng đắn hôm nay thì không có anh ta tốt đẹp của sau này.
Tất nhiên mấy chuyện này đều là của tương lai.
Còn bây giờ, Hứa Kiến Sơn cười khổ về chỗ của mình, bắt đầu làm việc buổi chiều.
Hứa lão tam cũng đang ngồi viết kế hoạch ra ngoài lần này của mình, anh nói: “Lần này đi tôi tính nói chuyện với bên đó, mỗi lần chúng ta thu hoạch có thể gửi thẳng qua hay không. Tất nhiên chúng ta cũng không thể không đi, nhưng mà cũng không cần đi thường xuyên như thế, một năm đi 2 lần là được rồi."
Đại đội trưởng và kế toán Chương gật đầu: “Ý này tốt, không biết có được hay không."
Hứa lão tam: “Cứ nói đã, được hay không cũng không sao.
Anh liếc qua đại đội trưởng một cái, nói: “Tôi tính muốn đưa chút quà thích hợp."
Thực sự đại đội trưởng không thích làm thế, nhưng mà anh ta cũng chẳng phải người không hiểu nhân tình thế thái, cũng biết bây giờ ra ngoài quá khó khăn. Hơn nữa, muốn nhờ người ta tạo cơ hội cho mình thuận lợi làm việc, chỉ dựa vào mồm mép thì không được.
Anh ta nói: “Được."
Nhưng anh ta cũng buồn rầu: “Thế chú nói xem chúng ta tặng gì gì thích hợp?"
Anh ta cảm khái: “Đồ mà chúng ta có người ta cũng có đi?"
Hứa lão tam: “Đúng thế, nhưng mà loại chuyện như quà cáp này ấy à, cũng không nhất thiết phải xem nó quý cỡ nào. Chủ yếu là xem chúng ta có tâm ý hay không."
Anh biểu hiện như đang suy xét, nói: “Nếu mọi người tin tôi thì nhà tôi có trứng gà muối, tôi có thể lấy ra một ít. Nhưng cũng nói rõ luôn là đại đội phải thanh toán cho tôi."
Đại đội trưởng: “Tóm lại là đại đội sẽ không chiếm tiện nghi nhà anh đâu."
Hứa lão tam: “Thế thì được."
Dừng một chút, anh lại hỏi: “Đúng rồi, đúng lúc chúng ta có xe lừa, có cần tôi mang trứng gà lên Công Xã bán giúp không?"
Đại đội trưởng: “Chú thật sự có thể ôm đồm chuyện này à?"
Lần trước để người này chịu tổn thấy mấy quả trứng, đại đội trưởng cũng ngượng, bây giờ nhắc đến đại đội trưởng càng ngượng thêm: “Hay là thôi đi."
Hứa lão tam: “Được, anh nói sao cũng được, dù sao tôi cũng muốn tốt cho mọi người thôi, dù sao tôi cũng chẳng ham. Tôi cũng chỉ muốn chia sẻ với đồng chí phụ nữ chút thôi. Với lại, giờ là lúc cày bừa vụ xuân cũng bận, tôi không phải vì nghĩ cho bọn tiết kiệm thời gian đi lại để có thể làm đồng áng nhiều hơn ư?"
Liên quan tới trồng trọt, đại đội trưởng lại chần chừ, rất nhanh anh ta nói: “Chú nói đúng, để tôi báo tới thôn dân."
Hứa lão tam: “Được, nhưng tôi cũng về muộn mấy người, bảo mọi người cũng đừng lo. Chứ không đến lúc ấy lại sợ tôi cuỗm tiền chạy mấy, cũng chỉ có chút tiền trứng gà, tôi còn chưa tới mức ấy!"
Mọi người đều cười.
Lỗ tai Đào Đào giật giật, yên lặng cúi đầu nuốt nước miếng.
Nhà cô bé ngày nào cũng có thể ăn trứng gà, trong nhà đều cho rằng cô bé không hiểu gì, nhưng thực ra cô bé hiểu hết. Cô bé biết, cái gì cũng biết cả. Ba cô bé chủ động muốn làm việc này là vì để nhà họ có thể ăn trứng gà.
Nếu nhà mình muốn đi Cung Tiêu Xã mua nhiều trứng gà như vậy thì không được. Hơn nữa Cung Tiêu Xã bán rất đắt. Trạm thu mua mua vào 3 xu rưỡi, nhưng Cung Tiêu Xã bán ra là 4 xu rưỡi.
Nếu nhà họ mua của người trong thôn sẽ rẻ hơn nhiều, có thể dựa theo giá mà Cung Tiêu Xã thu vào. Mọi người không có hại mà nhà họ cũng có lợi. Nhưng mà ba mẹ cô bé không thể trực tiếp mua, bởi vì bây giờ không thể trực tiếp mua bán, chỉ có thể đổi thôi! Nếu mua bán sẽ bị bắt ngay!
Cho nên ba cô bé muốn làm thế.
Nhìn qua là để mọi người bớt việc, nhưng mà thực ra là để nhà mình bớt việc nha.
Hứa Đào Đào cảm thấy mình siêu thông minh, nhìn cái là hiểu ngay. Nhưng mà cô bé cũng biết chuyện này không thể nói, trẻ con không thể nói chuyện người lớn ra ngoài, sẽ bị đánh.
Bị đánh cũng không phải quan trọng nhất, nếu không ngoan thì sau này không được ăn trứng nữa.
Hứa Đào Đào nghiêm túc nhìn đề toán trước mặt, nghiêm túc! Siêu nghiêm túc!
Cái gì mình cũng không nghe thấy!
Mình còn đang nghiêm túc học tập đó!
Vì còn thu thêm trứng gà nên Hứa lão tam lại bận bịu hơn. Bây giờ là đầu xuân rồi, cũng có không ít người lên trạm thu mua, thế nên cũng không thu được nhiều như lần trước. Nhưng mà nhà nào cũng vì bớt việc nên ai có cũng đưa tới chỗ Hứa lão tam. Tổng cũng được 300 quả.
Lần trước nhà Hứa lão tam để lại 400* quả, dù mỗi ngày ăn cũng còn hơn một nửa. Vì dù sao nhà mình cũng có gà đẻ.
(*Trong convert để là 300, nhưng rõ ràng ở chương 42 có nói để lại 400 quả trứng gà thế nên mình để theo logic nhé)
Nhưng mà lần này nhà họ cũng lặng lẽ để lại 100 quả. Bởi vì trứng gà nhà họ còn cũng có gần 100 quả là trứng muối. Lần này đi xa Hứa lão tam cũng mang 60 trứng gà muối đã luộc với 20 quả trứng thường.
Thực ra không luộc sẽ tốt hơn nhưng mà nếu không luộc sẽ dễ bị vỡ.
Tất nhiên, chỗ này cũng chẳng phải anh sẽ tặng người ta hết, càng chẳng phải là để đầu cơ trục lợi. Ngoài việc tạo quan hệ ra thì cũng là vì để mình ăn. Đi ra ngoài cũng phải ăn cơm, Hứa lão tam cũng muốn tới tiệm cơ quốc doanh nhưng mà anh lại không phải người trong tỉnh, dù có lao tâm khổ tứ đổi được phiếu gạo thì đến tỉnh cũng không dùng được.
Bây giờ nơi nào cũng yêu cầu nghiêm khắc về phiếu gạo, trừ một số nhân viên tiêu thụ của đơn vị lớn ra thì người khác cũng đừng nghĩ tới kiếm được phiếu gạo thông dụng toàn tỉnh hay cả nước. Dù sao ra ngoài anh cũng không thể không ăn không uống, lần trước còn mang dưa muối đi, lần này anh tính làm bạn với trứng gà.
Thật khó khăn!
Thời đại này muốn ra ngoài thật sự khó khăn.
Dù có mang tiền cũng chẳng tìm được chỗ ăn cơm.
Nếu trên xe lửa còn tốt, ít ra trên xe lửa không cần phiếu gạo, nhưng mà xuống xe thì chẳng có cách nào. Còn nói là mua nhiều trên xe lửa để xuống xe sẽ ăn ư? Thật ngây thơ! Chuyện này căn bản là không thể, tuy xe lửa không cần phiếu nhưng cũng có định lượng cả, một người chủ mua được nhiều nhất là một phần. Mà một phần này, số lượng cũng chỉ tương đối, đàn ông trưởng thành muốn ăn no còn không thể nữa là.
Tất nhiên, bây giờ cũng chẳng có khái niệm ăn no, cả nước cũng chẳng tìm ra được một người có thể ăn no.
Hứa lão tam lên tỉnh, chắc chắn cũng phải ở hai ngày, chuyện ăn uống đều phải tự mình chuẩn bị.
Ngày mà Tuyết Lâm chưa xuyên không cũng có đọc qua tiểu thuyết trên mạng, vai chính ra ngoài đều ăn uống cực kỳ sảng khoái. Đến lúc thật sự xuyên tới thời đại này, nhìn ba mình ra ngoài mới hiểu, quả nhiên thực tế chẳng dễ như thế.
Tiệm cơm quốc doanh thì không có phiếu.
Tiệm cơ tư nhân? Nghĩ cũng đừng nghĩ.
Dân bản xứ còn chẳng dễ tìm được đến vậy chứ đừng nói là ngoại lai như bọn họ.
Về cơ bản, nếu không có phiếu gạo thì cũng chỉ có thể cầm bánh bột ngô đi mà mà gặm thôi.
Nhưng đây vẫn là còn có mà ăn, có ăn là tốt rồi, có không ít người còn chẳng có mà ăn đâu.
Trừ khi là người cực kỳ có tiền, không có phiếu gạo thì trực tiếp tới Cung Tiêu Xã mua đồ ăn vặt, nhưng mà thứ này phải ăn bao nhiêu mới no được chứ?
Tóm lại là ra ngoài trăm cái khó.
“Ba, lần này…."
Còn chưa nói xong đã nghe thấy có tiếng động, Hứa lão tam: “Đợi chút nữa nói."
Anh đi ra cửa, còn chưa đến cổng đã cười nói: “Chú Hạ ạ?"
Ông Hạ: “Chú định đổi ít trứng gà với mày."
Hứa lão tam: “Chú vào nhà đã."
Anh cũng không khách khí, hỏi thẳng: “Chú muốn bao nhiêu? Chú cứ tự chọn đi."
Ông Hạ: “Chú muốn lấy 200 quả, đủ không?"
Hứa lão tam: “….. Chú đây là bao hết à!"
Tuy Hứa lão tam biết ông Hạ không phải để lại ăn một mình nhưng vẫn nhắc nhở: “Một thời gian nữa thời tiết ấm lên mà ăn không hết thì không để được đâu chú."
Ông Hứa: “Chú hiểu, chú muốn chia cho bên thông gia nữa. Bên kia ngoài để ăn ra mà biếu lấy chút nhân tình cũng tốt. Người thành phố cũng thiếu thốn vật tư lắm."
Hứa lão tam: “Tùy chú vậy."
Hứa lão tam không nghĩ tới, trứng gà đại đội họ còn chưa ra đến cửa thôn đã hết sạch.
Nhưng mà thế cũng bớt việc.
Chờ ông Hạ đi về hai cha con lại cảm khái.
Tuyết Lâm: “Cái thời này người thành thị thiếu vật tư, dân quê thì thiếu tiền, nhưng mà lại không thể trực tiếp mua bán, còn phải qua trạm thu mua để chênh lệch giá nữa. Nếu đến ngày nào đó có thể trực tiếp giao dịch thì tốt rồi."
Hứa lão tam: “Chẳng phải vậy sao, nhưng ai mà biết đến bao giờ chứ."
Đến bao giờ ư?
Tuyết Lâm biết, nhưng cậu không thể nói.
Cậu nói: “Có lẽ sau này sẽ được thôi."
Cậu nói tiếp: “Lần này ba mang 2 chiếc đồng hồ đi đi."
Trước đó nhà họ làm chút đồ gỗ, lại còn mua vải ở chợ đen bọc tranh chữ. Tuy vải này chỉ là vải màn nhung của địa chủ ngày trước nhưng mà cũng không rẻ chút nào. Hơn nữa chị với em gái cậu cũng sắp khai giảng rồi. Học phí, sách vở, giấy bút đều cần tiêu tiền. Tiền tiết kiệm nhà họ cũng hết sạch rồi. Tuyết Lâm biết nhà bọn họ cũng chẳng còn tiền. Cũng may trứng gà là đi về mất trả chứ không sẽ bị thiếu nợ ấy chứ.
Tuyết Lâm biết, Hứa lão tam cũng biết.
Cũng chỉ có hai chị em gái nhà này không biết thôi.
Hứa lão tam: “Cái này ba hiểu, con yên tâm đi."
“Ra ngoài phải cẩn thận, đừng qua loa."
Hứa lão tam gật đầu.
Sáng sớm hôm sau, Hứa lão tam đã đi lên huyện.
Đừng thấy không cần mang trứng đi bán chứ anh cũng tay xách nách mang bao lớn bao nhỏ, chỉ riêng dế nhũi đã 4 bao, 1 bao đựng dưa muối trứng gà nọ kia. Ngoài ra còn có một chiếc xe đạp.
Nhà bọn họ có xe đạp, người khác lại không biết, Tuyết Lâm sửa xong cũng không cho Hứa lão tam đi khoe khoang. Cũng miễn việc chọc thị phi.
Vì thế là lúc bác Năm nhìn thấy xe đạp còn ngạc nhiên.
Nhưng Hứa lão tam vẫn bình tĩnh nói: “Đây là Tuyết Lâm sửa giúp người trên thành phố, vừa lúc có xe lừa nên cháu tiện mang đi."
Hứa lão ngũ cảm khái: “Người thành phố sống thoải mái thật đó, xe đạp quý giá như vậy cũng có."
Hứa lão tam: “Còn không phải sao."
Để con lừa kéo xe, hai người cứ thế tiến vào trong huyện, trong túi Hứa lão tam có 50 đồng là tiền đại đội dự chi, còn có 7 đồng tiền trứng gà của ông Hạ, tràn ngập hưng phấn đi lên tỉnh.
Lần trước, anh nhặt của hời thành công đó.
Tuy tỉnh họ không phải cố đô cũng chẳng phải thành cổ gì đó, nhưng mà bây giờ cả nước đều đả đảo địa chủ, nhà địa chủ sao có thể không có đồ quý chứ.
Hứa lão tam cảm thấy, thời điểm khảo nghiệm nhãn lực của mình lại đến rồi!
Tác giả :
Hương Tô Lật