Bút Vẽ Giang Sơn, Mực Tô Xã Tắc
Quyển 1 - Chương 12: Thư pháp mạnh mẽ

Bút Vẽ Giang Sơn, Mực Tô Xã Tắc

Quyển 1 - Chương 12: Thư pháp mạnh mẽ

Nguyễn Phong nghe đến nhập tâm, hắn chợt cảm thấy trong trí óc có một ý tưởng vụt qua, như ánh sáng rẽ mây mù, mở ra một chân trời mới trước mắt hắn. Thư hồn, thư thần…. Dường như đây chính là điểm mấu chốt để đạt đến cảnh giới đỉnh cao của thư pháp. Chỉ là Nguyễn Phong vẫn cảm thấy thiếu chút gì đó, giống như một người đi lạc trong rừng rậm, đã nhìn thấy được ánh sáng đô thị văn mình, nhưng vẫn chưa thể đi đến thế giới tiên tiến. Rốt cuộc là thiếu ở đâu? Nguyễn Phong cau mày suy nghĩ, không hề hay biết Vũ Ngôn đã ngừng nói, đang lẳng lặng nhìn hắn. Đô thị văn minh, những tòa nhà cao chọc trời, ánh sáng rực rỡ, xe cộ qua lại tấp nập…. Xe cộ! Đúng vậy, xe cộ đi được thì phải cần có đường xã tốt, người bị lạc muốn ra khỏi rừng, cũng phải tìm được đường đi. Nguyễn Phong thiếu chính là con đường. Chỉ là con đường này có chút mờ mịt, hắn không biết nên bắt đầu từ đâu, đi như thế nào để đến được đích. Chợt ngẩng đầu lên, Nguyễn Phong đã thấy Vũ Ngôn đang nhìn mình. Đúng vậy, hắn có thầy cơ mà, tại sao không trực tiếp hỏi thầy. Có lẽ thầy hắn sẽ chỉ ra con đường đi cho hắn.

“Thưa thầy, làm sao để có thể tìm được chân hồn, giả hồn của chữ?" Nguyễn Phong ngay lập tức đặt ra câu hỏi.

“Hỏi rất tốt. Chữ cũng có hồn, vậy làm sao để tìm được hồn của chữ. Giả hồn, không phải là cái hồn vốn có của chữ. Giả hồn là do người viết truyền vào cho chữ. Chính vì vậy, để có thể làm cho chữ xuất ra được cái giả hồn, thì người viết phải đem cảm xúc của mình, nhập vào trong quá trình viết chữ, dùng hết tâm ý để viết chữ. Có vậy, cảm xúc của người viết mới dễ dàng thẩm thấu vào chữ, hình thành nên giả hồn. Như trò có thể thấy, chữ viết ở trên tấm bảng ngoài cổng kia cũng có giả hồn. Những chữ này là ta viết sau khi được dân làng giúp dựng lên ngôi trường này, trong đó có sự cảm kích đối với ân tình của dân làng, cũng có sự hy vọng vào một thế hệ học trò được ta dạy dỗ sẽ đạt thành công danh. Người đọc dù có hiểu hay không, ít nhiều cũng sẽ bị cảm xúc của ta ở trong chữ ảnh hưởng, hay chính là bị giả hồn của chữ làm ảnh hưởng" Vũ Ngôn khi nói đến đây, trong mắt lại ánh lên chút ánh sáng hy vọng, có lẽ là đang chờ mong học trò của mình sẽ thành đạt hiển hách.

“Chân hồn, cũng chính là cái hồn đại biểu cho bản thân chữ viết. Mỗi chữ đều có chân hồn, chỉ là nó sẽ không tự hiện ra, mà đòi hỏi người viết phải phát hiện chân hồn của chữ và đánh thức nó. Để phát hiện được chân hồn của chữ, người viết phải quan sát được cái hồn của sự vật mà chữ biểu đạt, từ đó hình thành trong tâm trí người viết một sự liên hệ với sự vật. Khi đã nắm được chân hồn của sự vật, mỗi khi viết một chữ biểu đạt sự vật đó, người viết sẽ vận dụng mối liên kết của bản thân với sự vật, để đưa một phần hồn khí của sự vật vào chữ, từ đó làm thức tỉnh chân hồn của chữ"

“Vậy thầy có thể kích khởi được chân hồn của chữ không ạ, có thể cho trò xem thử được không ạ?" Nguyễn Phong rất quan tâm đến vấn đề này, hắn muốn được tận mắt chứng kiến chân hồn. Chỉ có chính mắt trông thấy, mới dễ dàng hiểu được cách làm, từ đó tìm được con đường đi đến đỉnh cao.

“Ha ha, chân hồn này, không phải là tùy ý thì có thể xuất ra được đâu. Nếu như người viết tùy tiện kích khởi chân hồn của chữ, rất có thể sẽ bị cắn trả. Mọi sự vật đều có linh hồn, chân hồn lại là mối liên kết giữa thư pháp gia và linh hồn của sự vật. Nếu như tùy tiện kích khởi, sẽ làm kích động linh hồn của sự vật. Năng lượng mà những linh hồn này phát ra rất mạnh, còn khả năng chịu đựng của con người lại quá yếu, trừ một số ít cao thủ võ công đã luyện đến đỉnh cao, hoặc những bậc thần tiên trong truyền thuyết, thì không có mấy ai chịu được sự bùng phát của linh hồn sự vật. Người bị cắn trả, nhẹ thì bị tổn thương linh hồn, thần kinh tâm trí sẽ bị ảnh hưởng, cả ngày ngu ngơ. Nặng thì linh hồn trực tiếp bị đánh tan, tử vong tại chỗ. Chính vì vậy, từ xưa đến nay, thư pháp gia viết được giả hồn thì có nhiều, nhưng người xuất ra được chân hồn của chữ thì lại gần như không có". Vũ Ngôn nói đến đoạn sau, sắc mặt cũng nghiêm túc hẳn lên. Dường như chỉ nhắc đến chân hồn cũng làm hắn phải cẩn thận.

“Oa, chân hồn nguy hiểm như vậy sao? Nếu vậy thì chúng ta cần gì phải viết ra chân hồn? Viết được một chữ có chân hồn, người xem cũng chỉ đơn giản là cảm nhận được sự vật hiện tượng, còn người viết thì lại chịu nguy hiểm tính mạng. Làm vậy chẳng khác nào đùa với sinh mệnh cả" Nguyễn Phong nghe đến đây,có chút giật mình. Hắn chưa từng nghĩ đên, chân hồn lại nguy hiểm như vậy. Xem ra con đường theo đuổi đến đỉnh cao thư pháp này, cũng gần như là con đường tự sát rồi.

“Chuyện cũng không phải như trò nói. Chân hồn này uy năng đâu chỉ nằm ở chỗ làm chữ viết trở nên sống động chân thực. Nếu như chỉ làm cho chữ sống động hơn mà lại phải mạo hiểm tính mạng, thì tất cả những bậc tiền nhân cũng chẳng mất công đi tìm phương pháp kích khởi chân hồn làm gì. Làm vậy không phải là tự đâm đầu vào chỗ chết sao, trí tuệ của tiền nhân rất bao la, sao lại chịu đi làm chuyện tự sát đó"

“Nói đến chân hồn, cũng phải kể đến một truyền thuyết từ xưa kia. Theo truyền thuyết, ngày xưa con người luôn phải đối mặt với những nguy hiểm từ thiên nhiên, từ các loài yêu ma quỷ quái, từ cả các loài động vật ăn thịt hùng mạnh. Khi đó con người chỉ có thể dựa vào sự đoàn kết và trí tuệ để chống lại kẻ thù từ bên ngoài. Dựa vào sự tích lũy kinh nghiệm, loài người ngày càng trở nên thuần thục hơn trong việc đối phá kẻ địch. Nhưng tuổi thọ của loài người thì lại quá ngắn, còn kẻ địch thì sinh mệnh kéo dài, chính vì vậy nên con người mới phải truyền thụ lại kinh nghiệm cho con cháu để bảo trì nói giống. Như con đã biết, việc truyền lưu bằng miệng rất dễ dẫn đến sự sai sót, cũng như rất dễ bị mai một. Khi ấy, một vị thiên tài trong loài người đã tìm ra được linh hồn của sự vật, từ đó tạo ra mối liên kết với sự vật, vận dụng sức mạnh của sự vật trong tự nhiên để chống lại kẻ thù. Sức mạnh của tự nhiên là vô cùng tận, kẻ thù của loài người đứng trước sức mạnh tự nhiên hoàn toàn không có sức chống cự, dễ dàng bị quét sạch. Từ đó quần tộc loài người mới ngày càng phát triển, trở thành sinh vật thống trị mặt đất. Vị thiên tài kia sau khi trừ đi mối họa của loài người, công đức cũng viên mãn, sớm muộn sẽ phi thăng. Nhưng nghĩ đến việc loài người vẫn yếu đuối, mà hiểm họa thì luôn rình rập, vị thiên tài ấy vì giúp đỡ loài người, đã nghĩ ra phương pháp vận dụng linh hồn của sự vật, hình tượng hóa chúng, tạo nên chữ viết cho con người. Chữ viết ra đời, không chỉ làm cho con người có công cụ để lưu truyền kiến thức, mà còn giúp con người có năng lực vận dụng linh hồn của sự vật, chốn lại các hiểm họa từ bên ngoài. Đây mới là uy năng chân chính của chữ viết".

“Theo sự phát triển của con người, những mối nguy hiểm từ bên ngoài cũng bị con người xóa sổ dần. Sau này, cuộc sống con người đã không còn phải suốt ngày lo nghĩ đối phó với kẻ địch từ bên ngoài, con người chỉ chuyên tâm lo nghĩ về việc đảm bảo cuộc sống ấm no. Chữ viết tuy được lưu truyền rộng rãi, nhưng cách viết đã không còn chính thống, con người cũng quên mất nguồn gốc ban đầu của chữ viết, cho nên sức mạnh của thư pháp ngày càng mai một. Đến ngày nay, thư pháp nguyên bản đã gần như không có ai biết. Còn truyền lưu cho đến nay, chỉ có một vài phiên bản của phương pháp vận dụng linh hồn, tuy vẫn có thể xuất ra được một phần uy năng tự nhiên, nhưng sức mạnh so với thư pháp nguyên gốc thì thua kém quá xa. Âu cũng là điều đáng tiếc" Vũ Ngôn trên mặt mang theo vẻ tiếc nuối vô cùng đối với sự mai một của thư pháp, ảnh hưởng cả đến Nguyễn Phong đang ngồi nghe giảng.
Tác giả : khanhan18
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại