Bụi Trần Lắng Đọng
Chương 21: Người thông minh và kẻ ngu ngốc
Tin về các Thổ ti miền Bắc làm anh tôi bực mình.Trước đây tôi vẫn nghĩ, chẳng qua là sự sai lầm của người thông minh. Nghĩ xong, tôi vẫn tự cho mình là ngu ngốc. Nhưng hôm ấy không phải thế.Tôi đến bên anh, người anh thân yêu, trong lòng vẫn cho là mình làm như thế không đúng, nhưng tôi vẫn nói "Anh đừng buồn, chuyện tốt cho nhà ta mà anh lại buồn, mọi người sẽ bảoanh không phải là người của nhà Mạch Kỳ".
Anh cho tôi một cái tát, tôi ngã ngửa. Cũng hôm ấy, tôi phát hiện mình không có cảm giác đau, không biết thế nào là đau.Trước đây cũng có lúc tôi biết đau, ví dụ lúc ngã, ví dụ, bị Trác Mã trước kia và nay là Ta Na cấu véo. Nhưng chưa ai đánh tôi. Ấy là, chưa ai vì giận mà đánh tôi.Tôi muốn nói, người giận đánh tôi không đau.
Hôm ấy tôi chạy khắp nơi để tìm người chứng thực người giận đánh không đau.
Tôi tìm cha. Cha nói "Tại sao? Tại sao cha phải đánh con? Vả lại, tại sao cha phải giận con?"
Tìm mãi mà không ai chịu đánh. Như vậy, tôi vừa chứng minh được mình cũng có lúc thông minh lại trở thành chuyện cười của mọi người.Tôi lênxg mấy tầng lầu chỉ để tìm người đánh. Mẹ cũng vậy. Ông thư kí Ung Bô cười và lắc đầu với tôi, viết lên giấy một câu gì đó.Tôi bảo Lạt ma Môn Ba đọc cho nghe. Câu viết trên giấy như thế này "Tôi đã mất lưỡi, không muốn mất thêm đôi cánh tay. Với lại, tôi không phải là người hành hình của nhà cậu". Câu nói của ông ta loé lên như ánh chớp trong đầu tôi.
Hôm ấy tôi ra lệnh kiêm khẩn cầu, thằng Nhi Y đã giơ roi lên rồi, nhưng cha nó chạy đến, giơ roi ra với nó.Tôi nghĩ mình sẽ kêu thét lên, nhưng lại thấy thằng Nhi Y ôm đầu nằm lăn ra đất. Lúc ấy có mấy người gia đinh chạy đến, họ được Thổ ti sai đi theo để bảo vệ, xem ai dám đụng đến tôi.Thằng Trạch Lang xưa nay vẫn nghe lời tôi, nhưng hôm nay nó cũng không có gan làm thế. Không có cách nào, tôi lại đến cầu xin anh trai, ấn cái roi vào tay anh. Anh cầm roi, tức run lên.Tôi nói "Anh đánh em thật mạnh vào, đánh để cho anh hả giận".Tôi còn nói thêm "Mẹ em nói, sau này em vẫn phải ăn nhờ anh".
Anh vứt cây roi đi, túm lấy tóc mình kêu lên "Cút ngay, mày chỉ vờ ngu ngốc thôi!"
Buổi tối, lòng hiếu kỳ của tôi vẫn chưa được thoả mãn, tôi ra vườn đi dạo.
Trong vườn cây có một dòng suối nước ngọt, các nữ nô lệ vẫn lấy nước từ đây về cho gia đình chúng tôi. Họ thường đến gùi nước vào buổi tối, gùi suốt đêm.Tôi gặp Trác Mã ở đây. Cô ta chào hỏi tôi hết sức cung kính.Tôi bảo cô ta đặt gùi nước trên lưng xuống, ngồi cạnh tôi. Bàn tay Trác Mã không còn thơm và mềm mại, mịn màng như trước đây. Cô sụt sùi khóc.Tôi muốn ôm lấy cô. Nhưng cô nói "Em không còn xứng với cậu nữa, làm bẩn người cậu mất thôi".
Tôi hỏi "Đã sinh con chưa?"
Trác Mã vẫn sụt sùi. Đứa con của cô sinh được ít lâu thì chết. Cô khóc, trên người là mùi thiu chua của nước rửa bát lan toả dưới ánh trăng mờ nhạt và dưới làn hương của hoa.
Vào lúc ấy, người thợ bạc từ trong lùm cây bước ra.
Cô gái giật mình, hỏi có việc gì. Anh ta nói vợ đi quá lâu, anh không yên tâm, ra thử xem sao. Anh ta quay sang, nhìn thẳng vào tôi.Tôi biết anh rất giận tôi.Tôi đưa ngọn roi cho anh thợ bạc. Ban ngày, tôi tìm người để đánh, mọi người bảo tôi ngốc, bây giờ thì không những ngốc mà còn điên. Anh thợ bạc làm việc trong nhà chúng tôi, tất nhiên cũng biết chuyện này. Anh hỏi "Cậu thật điên như mọi người nói rồi hay sao?"
Tôi nói "Mày xem tao có điên không?"
Anh thợ bạc quỳ xuống, khấu đầu vái lạy, ngọn roi quất lên người tôi như gió.Tôi biết ngọn roi quất vào chỗ nào trên cơ thể nhưng không cảm thấy đau, người này rất hận tôi. Vợ anh ta trước đây chỉ cấu nhẹ tôi cũng thấy đau. Ngọn roi nhảy múa làm hoa táo rụng tả tơi. Dưới ánh trăng mờ nhạt, dưới làn hương hoa nhè nhẹ, tôi cười. Anh thợ bạc thở phì phò, ngọn roi rơi xuống. Cả hai cùng qùy trước mặt tôi.
Anh thợ bạc bị chinh phục bất kỳ quang cảnh trước mặt, nói "Trước đây vợ con theo hầu cậu, con cũng là người hầu, là súc vật của cậu".
Tôi nói "Hai người đi đi, đi với các người".
Họ đi. Mặt trăng di chuyển dần trong đám mây, lòng tôi trống trải, buồn thương. Không thể trách ánh trăng, phải trách anh tôi. Là cậu Hai con Thổ ti, tôi không sợ gì, không sợ đói, không sợ rét, càng không sợ...Tóm lại, không sợ những cái mà người bình thường phải sợ. Nếu nói tôi còn một thứ sợ, ấy là sự đau khổ.Từ nhỏ đến lớn, chưa ai đánh tôi. Cho dù tôi làm nhiều chuyện sai trái, mọi người đều nói, đáng thương cho thằng ngốc, nó thì biết gì. Sợ bắt nguồn từ đấy. Hôm nay, cái sợ ấy không còn, nó mất tăm mất tích.Tôi có cảm giác mơ hồ, mông lung.
Cái cảm giác ấy biến tôi thành thằng ngốc.
Tôi hỏi Ta Na "Tôi phải sợ gì nhỉ?"
Ta Na nhìn tôi bằng ánh mắt khó hiểu, nói "Không sợ gì chẳng phải là hạnh phúc hay sao?"
Nhưng tôi vẫn cố chấp, hỏi "Tôi phải sợ gì?"
Ta Na cười khúc khích "Cậu lại phạm vào điều ngốc rồi".
Tôi nghĩ, câu nói ấy là, có những lúc tôi không ngốc, mà chỉ là "phạm" thôi.Thế là tôi lại làm chuyện ấy với Ta Na. Lúc làm, tôi cứ nghĩ cô ta là một con chim nhỏ đem tôi bay cao, tiếp theo tôi lại nghĩ cô là một chú ngựa, chú ngựa đưa tôi đến tận chân trời.Thế rồi, cái mùi ở đít cô đưa tôi vào giấc ngủ.Tôi bắt đầu nằm mơ.
Điều ấy không có nghĩa là, đầu óc tôi trước đây trong khi ngủ không hoạt động. Không phải cái ý đó. Nếu như vậy, tôi sẽ tự vả vào miệng.Tôi nói, trước đây tôi chưa nằm mơ trọn vẹn, chưa bao giờ có một giấc mơ hoàn chỉnh.Từ nay về sau tôi sẽ có những giấc mơ hoàn chỉnh.
Vậy là tôi mơ thấy mình rơi xuống. rơi trong giấc mơ thật diệu kỳ. Cứ như vậy rơi, vì trong không trung có gió. Bình thường chưa bao giờ tôi rơi từ trên cao xuống, hồi nhỏ rơi từ giường xuống, lớn lên từ trên ngựa nhảy xuống. Nhưng không như rơi trong mơ. Nếu vừa nãy không phải là rơi trong giấc mơ, tôi sẽ không còn kịp nghĩ bất cứ điều gì, người sẽ rơi bịch xuống đất. Hơn nữa, đầu sẽ bị va đập, răng cắn vào lưỡi. Lúc ấy, sẽ cảm thấy mình bay trong gió. Điều không hay là, rơi ngang muốn đứng thẳng nhưng không sao đứng nổi. Có lúc, khó nhọc cựa mình, bỗng thấy có gì đó đang ập vào mặt.Tôi nghĩ, thật ra con người sợ cái có thật. Nếu không, tôi không thể từ trong giấc mơ tỉnh lại. Một bàn tay con gái làm tôi bình tĩnh.Tôi thấy vui vui, vì ít ra là đã có cái làm tôi sợ. Sống như vậy mới có ý nghĩa. Bạn biết tôi sợ gì không?
Tôi sợ từ trong giấc mơ, tôi rơi xuống, nhưng như bay trong không trung, bỗng tỉnh lại. Nếu có ai sợ một điều gì đó mới coi như sống, tôi sợ điều ấy.
Mùa thu năm ấy được mùa lúa, cuối thu ngô cũng được mùa.
Trước đấy anh trai tôi vẫn nói "Xem đấy, xuống giống muộn, ngô chưa già sương muối đã xuống".
Đấy cũng là điều mà cha và cả nhà cùng lo. Vì chờ được tin của các Thổ ti miền Bắc, xuống giống muộn hơn chục hôm.
Tôi nói với cha, đừng nghĩ gì đến những điều anh tôi nói.
Cha nói "Cái thằng này, mày nói như đang chửi cả nhà".
Những năm gần đây, may mắn thường đến với nhà Mạch Kỳ. Năm nay vào thu trời ấm hơn mọi năm. Sương không xuống đúng như mọi năm. Ngô già hẳn mới có sương muối. Bà con nông dân nói, sương cũng nên xuống được rồi đấy. Ngô già được sương, ăn ngô ngọt hơn. Với người dân ăn không có thức ăn, vị ngọt trong ngô trở nên quan trọng, có vị ngọt họ mới cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa.Thổ ti cũng được quý mến. Cha bảo Lạt ma Môn Ba làm phép cho sương xuống. Lạt ma nói, còn một vài nơi ngô chưa già hẳn. Quả nhiên, ngô ở một vài bản vừa già, đêm hôm ấy sao sáng, trời quang mây tạnh, đến gần sáng thì sương xuống. Sương muối, buổi sáng dậy bàn chân như cứng lại, hạt sương lép bép dưới chân. Nhà Mạch Kỳ xưa nay không tích trữ lương thực, lúc này không có chỗ chứa. Những đoàn người đến nộp tô lũ lượt xuất hiện trên đường.Trong sân, ông quản gia thọt tay cầm sổ, trông coi việc đong thóc, đong ngô. Người hầu kẻ hạ thỉnh thoảng lại hoan hô, những vựa ngô đầy không thể đầy hơn bị vỡ. Ngô như một thác vàng ào ra.
Anh tôi nói "Ngô nhiều thế này làm hỏng cả nhà mất".
Không hiểu tại sao anh càng ngày càng thích nói với cái giọng điệu ấy.Trước kia, tôi cứ nghĩ chỉ có con gái mới thích nói theo cái giọng bất cần như thế.
Cha nói "Có thể trong đầu óc hai thằng con sẽ nghĩ ra điều gì mới chăng?"
Anh tôi chỉ hắng giọng.
Cha nói "Con không được nghĩ mình là ngốc, nghĩ đến chuyện người khác bảo con ngốc làm gì".
Vậy là tôi đưa ra một đề nghị thật đơn giản mà cũng thật đáng nể: trừ hẳn cho nông dân một năm cống nạp. Vừa nói xong, tôi thấy mắt ông thư ký sáng lên. Mẹ lo lắng nhìn tôi. Cha im lặng hồi lâu.Tim tôi như sắp theo cuống họng tung ra ngoài.
Cha vờn chơi cái nhẫn san hô trên tay, nói "Con không muốn nhà Mạch Kỳ lớn mạnh nữa à?"
Tôi nói "Với một Thổ ti thì như thế này đủ rồi.Thổ ti là Thổ ti, Thổ ti không thể là quốc vương".
Ông thư ký lập tức ghi lời tôi. Vì tôi biết câu nói ấy của tôi không sai. Nhà Mạch Kỳ lớn mạnh dựa vào vũ khí để gây chiến mấy lần với các Thổ ti chung quanh. Nếu tình hình đó không dừng lại mà cứ phát triển, sẽ có ngày trên đời này chỉ còn một Thổ ti. La Sa thấy, Nam kinh cũng thấy. Chắc chắn cả hai nơi sẽ không có ai thích thú với kết quả ấy. Cho nên, nhà Mạch Kỳ chỉ lớn mạnh như hôm nay, các Thổ ti khác căm giận mà không làm gì được, vậy là đủ lắm rồi.Trong nhà chúng tôi chỉ có anh tôi là thích gây chiến. Chỉ có đánh nhau mới chứng tỏ anh xứng đáng làm người kế thừa Thổ ti Mạch Kỳ. Nhưng anh nên hiểu rằng, trong lịch sử các Thổ ti có được địa vị cao nhất không phải bằng cách đánh nhau.Tuy các Thổ ti đều không gọi mình là quốc vương nhưng cũng chẳng có Thổ ti nào thật sự cho rằng mình không phải là một Quốc vương.Trong thung lũng núi tuyết này, anh không thể nhỏ yếu, nếu không, sẽ bị hàng xóm bên phải hay bên trái nghiền nát, đây cắn một miếng, kia cắn một miếng, cuối cùng anh chỉ còn trơ xương. Có một câu ngạn ngữ nói, nếu như vậy, khát nước cũng sẽ không tìm thấy cái miệng để uống. Anh tôi hình như chưa bao giờ nghĩ đến điều ấy. Anh nói "Nhân lúc các Thổ ti khác chưa lớn mạnh, cứ thịt họ đi là xong chuyện".
Cha nói "Ăn thịt họ thì dễ thôi, chỉ lo ăn xong không tiêu hoá nổi, đến lúc ấy coi như xong chuyện!".
Trong lịch sử cũng đã có Thổ ti thịt Thổ ti hàng xóm, kết quả Hoàng đế người Hán phái đại quân đến tận sào huyệt, để rồi ngay cả phần đất như cũ cũng không được cấp. Vì không có đường đến vùng người Hán, cho nên nhiều Thổ ti quên mất cái danh hiệu Thổ ti là do ai phong. Hễ đầu nóng lên là quên tiệt.Trên đất Hán trước kia có Hoàng đế, nay có tổng thống, không phải chỉ có trà, đồ sứ và tơ lụa mà chúng ta thích. Anh tôi đã từng đến vùng người Hán, nhưng ngay cả vị trung đoàn trưởng phòng vệ ở vùng này cũng hình như không biết, quên cả việc từ đâu có súng ống đạn dược khiến chúng tôi lớn mạnh.
Cũng may mà cha tôi hiểu được thế giới để ông có thể đứng thẳng lên.
Điều ông khó hiểu là hai thằng con trai. Đứa thông minh thích chiến tranh, thích gái, thích quyền lực, nhưng không có đủ năng lực phán đoám những chuyện lớn. Mà cái thằng con ngốc ông tạo nên sua lúc rượu say, thỉnh thoảng lại tỏ ra thông minh hơn người. Với các Thổ ti khác chưa phải lo lắng đến người kế vị, nhưng trên nét mặt cha đã thoáng mây buồn. Người dân nói làm Thổ ti sướng lắm, nhưng tôi thấy họ không biết cái khổ của Thổ ti.Theo tôi, làm người nhà Thổ ti sướng hơn làm Thổ ti.
Nếu là một thằng ngốc lại càng sướng hơn.
Cứ như tôi đây, lâu lâu lại được phát biểu cách nhìn nhận, đánh giá của mình. Sai, coi như không nói, coi như ngốc. Đúng, mọi người phải nhìn tôi bằng con mắt khác. Nhưng cho đến lúc này, hình như tôi chưa bao giờ nói sai điều gì. Mẹ tôi phải nói "Con ơi, mẹ không nên hút thuốc phiện, mẹ phải giúp con nghĩ ra điều gì".
Nếu vậy tôi thích mẹ tôi vẫn hút thuốc phiện như cũ còn hơn. Dù sao thì cái thứ trông như cứt bò của nhà tôi nhiều lắm.Tôi nghĩ, làm như thế sẽ tổn thương đến mẹ tôi. Mẹ tôi cười, con làm tổn thương mẹ đấy. Cha nói, trái tim của mình đâu có nằm trong bàn tay người khác mà ai muốn làm tổn thương thì làm? Anh nói, đàn bà chỉ thích nói những chuyện tầm phào. Hình như anh hiểu người Hán lắm.
Thổ ti miễn cho nông dân một năm thuế, bà coi vui mừng góp tiền mời một gánh hát về, dựng rạp ồn ào bốn năm ngày trên khoảng đất trống trước nhà. Anh tôi là người đa tài đa nghệ, cùng với gánh hát lên sân khấu hát cho thật đã đời.
Lại một chuyện trọng đại khác được quyết định khi anh không có mặt.
Thổ ti nói ai thích xem hát thì đi mà xem.
Cha còn nói, hãy để dân xem, việc nhà phải bàn với mọi người, mọi người ở đây là mẹ, tôi và ông quản gia thọt. Ngoài kia trống phách ầm ĩ, Thổ ti nói ra quyết định của mình, ai cũng bảo hay lắm. Nhưng anh tôi không được biết ý tốt của cha.
Cuối cùng thì hát xướng cũng xong.
Cha gọi anh và trưởng bản sát biên giới phía nam đến, bảo họ đi chấp hành cái quyết định của cha khi họ đang xem hát. Cha bảo trưởng bản ở biên giới phía nam, xây một căn nhà thật lớn ngay bên đường, trước nhà phải có nước, có sân rộng, cạnh đấy phải có chỗ chăn thả ngựa. Anh hỏi làm để làm gì? Cha nói, nếu lúc này chưa nghĩ ra, đến khi làm xong khắc biết.
"Cứ vừa làm vừa nghĩ" cha nói "Nếu không, con làm sao giữ nổi cái cơ nghiệp to lớn như thế này?"
Khi anh làm xong việc quay về, người gầy rộc hẳn đi. Anh nói với cha về công việc vất vả của mình, nhà đã xây cất to lớn đẹp đẽ như thế nào. Cha ngắt lời anh "Cha biết, cha biết anh chọn chỗ ấy tốt lắm, biết anh không phải chỉ đi tìm gái. Cha rất bằng lòng, nhưng phải nói, anh đã nghĩ ra chưa?"
Anh trả lời làm tôi phải thầm kêu lên: anh ơi!
Anh nói "Con biết chính phủ không cho phép chúng ta nuốt chửng một Thổ ti khác, đánh nhau không xong, chúng ta phải thiết lập quan hệ hữu hảo với họ, đó là hành cung trên biên giới của nhà Mạch Kỳ, để các Thổ ti đến nghỉ ngơi săn bắn".
Thổ ti cũng sợ thằng con lớn của ông trả lời sai, nhưng cũng không có cách nào khác. Anh đã sai.
Cha đành phải nói ra "Bây giờ anh lại lên phía Bắc, cũng làm một cái nhà như thế, cứ nghĩ xem để làm gì?"
Anh ngồi trong phòng thổi sáo đến nửa đêm, sáng hôm sau gọi dậy ăn cơm thì anh đã xuất phát lên phía bắc rồi. Người anh đáng thương của tôi. Lẽ ra tôi phải nói với anh làm nhà để làm gì, nhưng anh đã đi.Trong nhà chúng tôi, lẽ ra tôi phải thích những thứ anh tôi thích. Anh nhìn cha làm việc thế nào, nói năng ra sao.Trong thời đại Thổ ti xưa nay chưa ai coi thuật thống trị là một giáo trình để truyền thụ.Tuy đấy là một môn học sâu sắc, khó khăn. Ngoại trừ anh có tài đặc biệt mới không cần phải dụng công học tập. Anh tôi cứ nghĩ mình là loại người ấy, thật ra thì không phải. Đánh nhau là một chuyện, có tài rủ rê tán gái là một chuyện, làm một Thổ ti, làm một Thổ ti tốt lại là một chuyện khác.
Sắp đến ngày anh tôi về, cha lại mong. Ngày nào cha cũng đứng trên sân thượng nhìn con đường đi về phương Bắc. Nắng chiếu con đường mùa đông, hai bên đường là những cây bạch hoa đã rụng hết lá. Chắc chắn lòng cha cũng trống trải lắm. Hôm ấy cha dậy thật sớm. Vì hôm trước Lạt ma Môn Ba bói một quẻ, nói phía bắc có người đến.
Thổ ti nói "Đấy là con tôi về".
Lạt ma Môn Ba nói "Một người thân, nhưng hình như không phải cậu nhà".
Anh cho tôi một cái tát, tôi ngã ngửa. Cũng hôm ấy, tôi phát hiện mình không có cảm giác đau, không biết thế nào là đau.Trước đây cũng có lúc tôi biết đau, ví dụ lúc ngã, ví dụ, bị Trác Mã trước kia và nay là Ta Na cấu véo. Nhưng chưa ai đánh tôi. Ấy là, chưa ai vì giận mà đánh tôi.Tôi muốn nói, người giận đánh tôi không đau.
Hôm ấy tôi chạy khắp nơi để tìm người chứng thực người giận đánh không đau.
Tôi tìm cha. Cha nói "Tại sao? Tại sao cha phải đánh con? Vả lại, tại sao cha phải giận con?"
Tìm mãi mà không ai chịu đánh. Như vậy, tôi vừa chứng minh được mình cũng có lúc thông minh lại trở thành chuyện cười của mọi người.Tôi lênxg mấy tầng lầu chỉ để tìm người đánh. Mẹ cũng vậy. Ông thư kí Ung Bô cười và lắc đầu với tôi, viết lên giấy một câu gì đó.Tôi bảo Lạt ma Môn Ba đọc cho nghe. Câu viết trên giấy như thế này "Tôi đã mất lưỡi, không muốn mất thêm đôi cánh tay. Với lại, tôi không phải là người hành hình của nhà cậu". Câu nói của ông ta loé lên như ánh chớp trong đầu tôi.
Hôm ấy tôi ra lệnh kiêm khẩn cầu, thằng Nhi Y đã giơ roi lên rồi, nhưng cha nó chạy đến, giơ roi ra với nó.Tôi nghĩ mình sẽ kêu thét lên, nhưng lại thấy thằng Nhi Y ôm đầu nằm lăn ra đất. Lúc ấy có mấy người gia đinh chạy đến, họ được Thổ ti sai đi theo để bảo vệ, xem ai dám đụng đến tôi.Thằng Trạch Lang xưa nay vẫn nghe lời tôi, nhưng hôm nay nó cũng không có gan làm thế. Không có cách nào, tôi lại đến cầu xin anh trai, ấn cái roi vào tay anh. Anh cầm roi, tức run lên.Tôi nói "Anh đánh em thật mạnh vào, đánh để cho anh hả giận".Tôi còn nói thêm "Mẹ em nói, sau này em vẫn phải ăn nhờ anh".
Anh vứt cây roi đi, túm lấy tóc mình kêu lên "Cút ngay, mày chỉ vờ ngu ngốc thôi!"
Buổi tối, lòng hiếu kỳ của tôi vẫn chưa được thoả mãn, tôi ra vườn đi dạo.
Trong vườn cây có một dòng suối nước ngọt, các nữ nô lệ vẫn lấy nước từ đây về cho gia đình chúng tôi. Họ thường đến gùi nước vào buổi tối, gùi suốt đêm.Tôi gặp Trác Mã ở đây. Cô ta chào hỏi tôi hết sức cung kính.Tôi bảo cô ta đặt gùi nước trên lưng xuống, ngồi cạnh tôi. Bàn tay Trác Mã không còn thơm và mềm mại, mịn màng như trước đây. Cô sụt sùi khóc.Tôi muốn ôm lấy cô. Nhưng cô nói "Em không còn xứng với cậu nữa, làm bẩn người cậu mất thôi".
Tôi hỏi "Đã sinh con chưa?"
Trác Mã vẫn sụt sùi. Đứa con của cô sinh được ít lâu thì chết. Cô khóc, trên người là mùi thiu chua của nước rửa bát lan toả dưới ánh trăng mờ nhạt và dưới làn hương của hoa.
Vào lúc ấy, người thợ bạc từ trong lùm cây bước ra.
Cô gái giật mình, hỏi có việc gì. Anh ta nói vợ đi quá lâu, anh không yên tâm, ra thử xem sao. Anh ta quay sang, nhìn thẳng vào tôi.Tôi biết anh rất giận tôi.Tôi đưa ngọn roi cho anh thợ bạc. Ban ngày, tôi tìm người để đánh, mọi người bảo tôi ngốc, bây giờ thì không những ngốc mà còn điên. Anh thợ bạc làm việc trong nhà chúng tôi, tất nhiên cũng biết chuyện này. Anh hỏi "Cậu thật điên như mọi người nói rồi hay sao?"
Tôi nói "Mày xem tao có điên không?"
Anh thợ bạc quỳ xuống, khấu đầu vái lạy, ngọn roi quất lên người tôi như gió.Tôi biết ngọn roi quất vào chỗ nào trên cơ thể nhưng không cảm thấy đau, người này rất hận tôi. Vợ anh ta trước đây chỉ cấu nhẹ tôi cũng thấy đau. Ngọn roi nhảy múa làm hoa táo rụng tả tơi. Dưới ánh trăng mờ nhạt, dưới làn hương hoa nhè nhẹ, tôi cười. Anh thợ bạc thở phì phò, ngọn roi rơi xuống. Cả hai cùng qùy trước mặt tôi.
Anh thợ bạc bị chinh phục bất kỳ quang cảnh trước mặt, nói "Trước đây vợ con theo hầu cậu, con cũng là người hầu, là súc vật của cậu".
Tôi nói "Hai người đi đi, đi với các người".
Họ đi. Mặt trăng di chuyển dần trong đám mây, lòng tôi trống trải, buồn thương. Không thể trách ánh trăng, phải trách anh tôi. Là cậu Hai con Thổ ti, tôi không sợ gì, không sợ đói, không sợ rét, càng không sợ...Tóm lại, không sợ những cái mà người bình thường phải sợ. Nếu nói tôi còn một thứ sợ, ấy là sự đau khổ.Từ nhỏ đến lớn, chưa ai đánh tôi. Cho dù tôi làm nhiều chuyện sai trái, mọi người đều nói, đáng thương cho thằng ngốc, nó thì biết gì. Sợ bắt nguồn từ đấy. Hôm nay, cái sợ ấy không còn, nó mất tăm mất tích.Tôi có cảm giác mơ hồ, mông lung.
Cái cảm giác ấy biến tôi thành thằng ngốc.
Tôi hỏi Ta Na "Tôi phải sợ gì nhỉ?"
Ta Na nhìn tôi bằng ánh mắt khó hiểu, nói "Không sợ gì chẳng phải là hạnh phúc hay sao?"
Nhưng tôi vẫn cố chấp, hỏi "Tôi phải sợ gì?"
Ta Na cười khúc khích "Cậu lại phạm vào điều ngốc rồi".
Tôi nghĩ, câu nói ấy là, có những lúc tôi không ngốc, mà chỉ là "phạm" thôi.Thế là tôi lại làm chuyện ấy với Ta Na. Lúc làm, tôi cứ nghĩ cô ta là một con chim nhỏ đem tôi bay cao, tiếp theo tôi lại nghĩ cô là một chú ngựa, chú ngựa đưa tôi đến tận chân trời.Thế rồi, cái mùi ở đít cô đưa tôi vào giấc ngủ.Tôi bắt đầu nằm mơ.
Điều ấy không có nghĩa là, đầu óc tôi trước đây trong khi ngủ không hoạt động. Không phải cái ý đó. Nếu như vậy, tôi sẽ tự vả vào miệng.Tôi nói, trước đây tôi chưa nằm mơ trọn vẹn, chưa bao giờ có một giấc mơ hoàn chỉnh.Từ nay về sau tôi sẽ có những giấc mơ hoàn chỉnh.
Vậy là tôi mơ thấy mình rơi xuống. rơi trong giấc mơ thật diệu kỳ. Cứ như vậy rơi, vì trong không trung có gió. Bình thường chưa bao giờ tôi rơi từ trên cao xuống, hồi nhỏ rơi từ giường xuống, lớn lên từ trên ngựa nhảy xuống. Nhưng không như rơi trong mơ. Nếu vừa nãy không phải là rơi trong giấc mơ, tôi sẽ không còn kịp nghĩ bất cứ điều gì, người sẽ rơi bịch xuống đất. Hơn nữa, đầu sẽ bị va đập, răng cắn vào lưỡi. Lúc ấy, sẽ cảm thấy mình bay trong gió. Điều không hay là, rơi ngang muốn đứng thẳng nhưng không sao đứng nổi. Có lúc, khó nhọc cựa mình, bỗng thấy có gì đó đang ập vào mặt.Tôi nghĩ, thật ra con người sợ cái có thật. Nếu không, tôi không thể từ trong giấc mơ tỉnh lại. Một bàn tay con gái làm tôi bình tĩnh.Tôi thấy vui vui, vì ít ra là đã có cái làm tôi sợ. Sống như vậy mới có ý nghĩa. Bạn biết tôi sợ gì không?
Tôi sợ từ trong giấc mơ, tôi rơi xuống, nhưng như bay trong không trung, bỗng tỉnh lại. Nếu có ai sợ một điều gì đó mới coi như sống, tôi sợ điều ấy.
Mùa thu năm ấy được mùa lúa, cuối thu ngô cũng được mùa.
Trước đấy anh trai tôi vẫn nói "Xem đấy, xuống giống muộn, ngô chưa già sương muối đã xuống".
Đấy cũng là điều mà cha và cả nhà cùng lo. Vì chờ được tin của các Thổ ti miền Bắc, xuống giống muộn hơn chục hôm.
Tôi nói với cha, đừng nghĩ gì đến những điều anh tôi nói.
Cha nói "Cái thằng này, mày nói như đang chửi cả nhà".
Những năm gần đây, may mắn thường đến với nhà Mạch Kỳ. Năm nay vào thu trời ấm hơn mọi năm. Sương không xuống đúng như mọi năm. Ngô già hẳn mới có sương muối. Bà con nông dân nói, sương cũng nên xuống được rồi đấy. Ngô già được sương, ăn ngô ngọt hơn. Với người dân ăn không có thức ăn, vị ngọt trong ngô trở nên quan trọng, có vị ngọt họ mới cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa.Thổ ti cũng được quý mến. Cha bảo Lạt ma Môn Ba làm phép cho sương xuống. Lạt ma nói, còn một vài nơi ngô chưa già hẳn. Quả nhiên, ngô ở một vài bản vừa già, đêm hôm ấy sao sáng, trời quang mây tạnh, đến gần sáng thì sương xuống. Sương muối, buổi sáng dậy bàn chân như cứng lại, hạt sương lép bép dưới chân. Nhà Mạch Kỳ xưa nay không tích trữ lương thực, lúc này không có chỗ chứa. Những đoàn người đến nộp tô lũ lượt xuất hiện trên đường.Trong sân, ông quản gia thọt tay cầm sổ, trông coi việc đong thóc, đong ngô. Người hầu kẻ hạ thỉnh thoảng lại hoan hô, những vựa ngô đầy không thể đầy hơn bị vỡ. Ngô như một thác vàng ào ra.
Anh tôi nói "Ngô nhiều thế này làm hỏng cả nhà mất".
Không hiểu tại sao anh càng ngày càng thích nói với cái giọng điệu ấy.Trước kia, tôi cứ nghĩ chỉ có con gái mới thích nói theo cái giọng bất cần như thế.
Cha nói "Có thể trong đầu óc hai thằng con sẽ nghĩ ra điều gì mới chăng?"
Anh tôi chỉ hắng giọng.
Cha nói "Con không được nghĩ mình là ngốc, nghĩ đến chuyện người khác bảo con ngốc làm gì".
Vậy là tôi đưa ra một đề nghị thật đơn giản mà cũng thật đáng nể: trừ hẳn cho nông dân một năm cống nạp. Vừa nói xong, tôi thấy mắt ông thư ký sáng lên. Mẹ lo lắng nhìn tôi. Cha im lặng hồi lâu.Tim tôi như sắp theo cuống họng tung ra ngoài.
Cha vờn chơi cái nhẫn san hô trên tay, nói "Con không muốn nhà Mạch Kỳ lớn mạnh nữa à?"
Tôi nói "Với một Thổ ti thì như thế này đủ rồi.Thổ ti là Thổ ti, Thổ ti không thể là quốc vương".
Ông thư ký lập tức ghi lời tôi. Vì tôi biết câu nói ấy của tôi không sai. Nhà Mạch Kỳ lớn mạnh dựa vào vũ khí để gây chiến mấy lần với các Thổ ti chung quanh. Nếu tình hình đó không dừng lại mà cứ phát triển, sẽ có ngày trên đời này chỉ còn một Thổ ti. La Sa thấy, Nam kinh cũng thấy. Chắc chắn cả hai nơi sẽ không có ai thích thú với kết quả ấy. Cho nên, nhà Mạch Kỳ chỉ lớn mạnh như hôm nay, các Thổ ti khác căm giận mà không làm gì được, vậy là đủ lắm rồi.Trong nhà chúng tôi chỉ có anh tôi là thích gây chiến. Chỉ có đánh nhau mới chứng tỏ anh xứng đáng làm người kế thừa Thổ ti Mạch Kỳ. Nhưng anh nên hiểu rằng, trong lịch sử các Thổ ti có được địa vị cao nhất không phải bằng cách đánh nhau.Tuy các Thổ ti đều không gọi mình là quốc vương nhưng cũng chẳng có Thổ ti nào thật sự cho rằng mình không phải là một Quốc vương.Trong thung lũng núi tuyết này, anh không thể nhỏ yếu, nếu không, sẽ bị hàng xóm bên phải hay bên trái nghiền nát, đây cắn một miếng, kia cắn một miếng, cuối cùng anh chỉ còn trơ xương. Có một câu ngạn ngữ nói, nếu như vậy, khát nước cũng sẽ không tìm thấy cái miệng để uống. Anh tôi hình như chưa bao giờ nghĩ đến điều ấy. Anh nói "Nhân lúc các Thổ ti khác chưa lớn mạnh, cứ thịt họ đi là xong chuyện".
Cha nói "Ăn thịt họ thì dễ thôi, chỉ lo ăn xong không tiêu hoá nổi, đến lúc ấy coi như xong chuyện!".
Trong lịch sử cũng đã có Thổ ti thịt Thổ ti hàng xóm, kết quả Hoàng đế người Hán phái đại quân đến tận sào huyệt, để rồi ngay cả phần đất như cũ cũng không được cấp. Vì không có đường đến vùng người Hán, cho nên nhiều Thổ ti quên mất cái danh hiệu Thổ ti là do ai phong. Hễ đầu nóng lên là quên tiệt.Trên đất Hán trước kia có Hoàng đế, nay có tổng thống, không phải chỉ có trà, đồ sứ và tơ lụa mà chúng ta thích. Anh tôi đã từng đến vùng người Hán, nhưng ngay cả vị trung đoàn trưởng phòng vệ ở vùng này cũng hình như không biết, quên cả việc từ đâu có súng ống đạn dược khiến chúng tôi lớn mạnh.
Cũng may mà cha tôi hiểu được thế giới để ông có thể đứng thẳng lên.
Điều ông khó hiểu là hai thằng con trai. Đứa thông minh thích chiến tranh, thích gái, thích quyền lực, nhưng không có đủ năng lực phán đoám những chuyện lớn. Mà cái thằng con ngốc ông tạo nên sua lúc rượu say, thỉnh thoảng lại tỏ ra thông minh hơn người. Với các Thổ ti khác chưa phải lo lắng đến người kế vị, nhưng trên nét mặt cha đã thoáng mây buồn. Người dân nói làm Thổ ti sướng lắm, nhưng tôi thấy họ không biết cái khổ của Thổ ti.Theo tôi, làm người nhà Thổ ti sướng hơn làm Thổ ti.
Nếu là một thằng ngốc lại càng sướng hơn.
Cứ như tôi đây, lâu lâu lại được phát biểu cách nhìn nhận, đánh giá của mình. Sai, coi như không nói, coi như ngốc. Đúng, mọi người phải nhìn tôi bằng con mắt khác. Nhưng cho đến lúc này, hình như tôi chưa bao giờ nói sai điều gì. Mẹ tôi phải nói "Con ơi, mẹ không nên hút thuốc phiện, mẹ phải giúp con nghĩ ra điều gì".
Nếu vậy tôi thích mẹ tôi vẫn hút thuốc phiện như cũ còn hơn. Dù sao thì cái thứ trông như cứt bò của nhà tôi nhiều lắm.Tôi nghĩ, làm như thế sẽ tổn thương đến mẹ tôi. Mẹ tôi cười, con làm tổn thương mẹ đấy. Cha nói, trái tim của mình đâu có nằm trong bàn tay người khác mà ai muốn làm tổn thương thì làm? Anh nói, đàn bà chỉ thích nói những chuyện tầm phào. Hình như anh hiểu người Hán lắm.
Thổ ti miễn cho nông dân một năm thuế, bà coi vui mừng góp tiền mời một gánh hát về, dựng rạp ồn ào bốn năm ngày trên khoảng đất trống trước nhà. Anh tôi là người đa tài đa nghệ, cùng với gánh hát lên sân khấu hát cho thật đã đời.
Lại một chuyện trọng đại khác được quyết định khi anh không có mặt.
Thổ ti nói ai thích xem hát thì đi mà xem.
Cha còn nói, hãy để dân xem, việc nhà phải bàn với mọi người, mọi người ở đây là mẹ, tôi và ông quản gia thọt. Ngoài kia trống phách ầm ĩ, Thổ ti nói ra quyết định của mình, ai cũng bảo hay lắm. Nhưng anh tôi không được biết ý tốt của cha.
Cuối cùng thì hát xướng cũng xong.
Cha gọi anh và trưởng bản sát biên giới phía nam đến, bảo họ đi chấp hành cái quyết định của cha khi họ đang xem hát. Cha bảo trưởng bản ở biên giới phía nam, xây một căn nhà thật lớn ngay bên đường, trước nhà phải có nước, có sân rộng, cạnh đấy phải có chỗ chăn thả ngựa. Anh hỏi làm để làm gì? Cha nói, nếu lúc này chưa nghĩ ra, đến khi làm xong khắc biết.
"Cứ vừa làm vừa nghĩ" cha nói "Nếu không, con làm sao giữ nổi cái cơ nghiệp to lớn như thế này?"
Khi anh làm xong việc quay về, người gầy rộc hẳn đi. Anh nói với cha về công việc vất vả của mình, nhà đã xây cất to lớn đẹp đẽ như thế nào. Cha ngắt lời anh "Cha biết, cha biết anh chọn chỗ ấy tốt lắm, biết anh không phải chỉ đi tìm gái. Cha rất bằng lòng, nhưng phải nói, anh đã nghĩ ra chưa?"
Anh trả lời làm tôi phải thầm kêu lên: anh ơi!
Anh nói "Con biết chính phủ không cho phép chúng ta nuốt chửng một Thổ ti khác, đánh nhau không xong, chúng ta phải thiết lập quan hệ hữu hảo với họ, đó là hành cung trên biên giới của nhà Mạch Kỳ, để các Thổ ti đến nghỉ ngơi săn bắn".
Thổ ti cũng sợ thằng con lớn của ông trả lời sai, nhưng cũng không có cách nào khác. Anh đã sai.
Cha đành phải nói ra "Bây giờ anh lại lên phía Bắc, cũng làm một cái nhà như thế, cứ nghĩ xem để làm gì?"
Anh ngồi trong phòng thổi sáo đến nửa đêm, sáng hôm sau gọi dậy ăn cơm thì anh đã xuất phát lên phía bắc rồi. Người anh đáng thương của tôi. Lẽ ra tôi phải nói với anh làm nhà để làm gì, nhưng anh đã đi.Trong nhà chúng tôi, lẽ ra tôi phải thích những thứ anh tôi thích. Anh nhìn cha làm việc thế nào, nói năng ra sao.Trong thời đại Thổ ti xưa nay chưa ai coi thuật thống trị là một giáo trình để truyền thụ.Tuy đấy là một môn học sâu sắc, khó khăn. Ngoại trừ anh có tài đặc biệt mới không cần phải dụng công học tập. Anh tôi cứ nghĩ mình là loại người ấy, thật ra thì không phải. Đánh nhau là một chuyện, có tài rủ rê tán gái là một chuyện, làm một Thổ ti, làm một Thổ ti tốt lại là một chuyện khác.
Sắp đến ngày anh tôi về, cha lại mong. Ngày nào cha cũng đứng trên sân thượng nhìn con đường đi về phương Bắc. Nắng chiếu con đường mùa đông, hai bên đường là những cây bạch hoa đã rụng hết lá. Chắc chắn lòng cha cũng trống trải lắm. Hôm ấy cha dậy thật sớm. Vì hôm trước Lạt ma Môn Ba bói một quẻ, nói phía bắc có người đến.
Thổ ti nói "Đấy là con tôi về".
Lạt ma Môn Ba nói "Một người thân, nhưng hình như không phải cậu nhà".
Tác giả :
A Lai