Bốn Năm Phấn Hồng
Chương 51: Cha mẹ của cô ấy
Đây là lần thứ hai tôi tận mắt chứng kiến cái chết. Thời khắc cuộc đời kết thúc cũng giống như thời khắc cảnh xuân tươi đẹp được mở ra, cuộc đời dù nhỏ nhoi đến thế nào cũng có người đứng đó nhìn nó dần biến mất, rồi khi bầu trời tối đen, cảnh xuân tươi đẹp cũng không thấy nữa, mọi người tiếp tục làm việc của mình.
Khi học trung học, ngồi phía trước tôi có cô bạn ngày đầu tiên đã nằm rạp xuống bàn ngủ khi đang học. Tôi hỏi cô ấy sao không làm bài tập đi, cô ấy nói cô ấy đau đầu. Tôi nói tôi cũng đau đầu. Thế là hai chúng tôi cùng nằm rạp xuống bàn, cách nhau không quá một mét. Bên ngàoi cửa có hàng nghìn học sinh đang nhất loạt khoa chân múa tay, trong cuộc đời có vẻ phơi phới lắm. Buổi chiều cô ấy xin nghỉ, buổi sáng hôm sau khi tôi vào lớp đã thấy mấy cô bạn đang khóc, cô ấy mất rồi. Cô ấy mắc bệnh viêm màng não cấp tính. Rất nhiều bạn đã khóc khi vào lớp, khóc xong ai nấy đều mau chóng đi tiêm phòng vắc xin ngay, ngay cả những người trong khối chưa từng gặp cô ấy bao giờ cũng kéo nhau đi tiêm vắc xin. Nghe nói bệnh viêm màng não là loại bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, ai nấy đều biết 17 tuổi mà vẫn mắc biết viêm màng não cấp tính là không bình thường. Khóc xong, tiêm xong, tiếp tục lên lớp. Phòng học lại yên lặng như trước, mỗi một bàn học y như một mảnh ruông nho nhỏ, mỗi một đứa trẻ đang trưởng thành đều như đang cần mẫn cày cuốc, mang hạt mầm tuổi xuân và tương lai lặng lẽ gieo xuống đất, cày cấy trồng trọt tương lai.
Năm đó, tôi 17 tuôi đã phải tận mắt chứng kiến cái chết. Tôi đã hiểu lời giải thích chữ "chết" trong cuốn Thuyết văn giải tự, chết - nghĩa là từ giã cõi đời.
Chết là một chuyện đáng sợ, sự đáng sợ này khiến tôi hiểu rằng không có bất cứ một mối liên hệ thân thiết gắn kết thật sự nào giữa cuộc đời với cuộc sống nói chung. Chẳng qua chỉ là sự ra đi của một cuộc đời, còn cuộc sống thì vẫn tiếp tục.Hoa vẫn nở, tuyết vẫn rơi, vui vẻ và bi thương vẫn tiếp diễn.
Cái chết của Lưu Sa Sa lại một lần nữa chứng minh cách nghĩ của tôi. Mọi người nhanh chóng thoát ra khỏi tâm trạng bi thương và chuyển sự quan tâm sang nguyên nhân cô ấy tự sát, dường như điều đó bản thân nó có sức hấp dẫn hơn nhiều so với cái chết của một người. Tôi nghe thấy họ suy đoán một cách thích thú tưng bừng về nguyên nhân cô ấy tự sát, rốt cuộc là vì bị bạn trai bỏ hay vì tự ti rằng mình quá đen, miệng lưỡi thế gian luôn lạnh lùng vô cảm.
Buổi trưa hôm ấy, chúng tôi đang nghỉ trưa thì bị một tiếng khóc thảm thiết đánh thức. Một người đàn ông và một người đàn bà đang gào khóc, nỗi đau đớn cùng cực không thể kìm chế ấy thể hiện qua tiếng khóc thảm thiết của hai người đã có tuổi. Tiếng khóc đập vào bốn bức tường trắng của toà chung cư, vang lên trong cái không gian nhỏ hẹp, dội lại khiến người ta không cách nào trốn tránh, cứ như thế nó đâm vào tim biết, khoan đúng vào cái góc mềm yếu nhất trong con tim bạn. Tiếng khóc xen lẫn tiếng địa phương khó hiểu, mọi người lần lượt mặc quần áo vào, cánh cửa các phòng lục tục mở ra. Thoạt đầu mọi người chỉ đứng ở cửa nhìn ra rồi từ từ vây xung quanh.
Đó là lần đầu tiên tất cả mọi người nhìn thấy cha mẹ của Lưu Sa Sa. Nghe nói năm Lưu Sa Sa đỗ đại học, chỉ có mình cô ấy đến, cô giải thích với người khác là công việc làm ăn của cha mẹ cô vô cùng bận rộn nên đã cho cô ấy tiền tự đi máy bay đến. Tuy nhiên, sau khi cô ấy chết, khi mà cô ấy sẽ không bao giờ còn được đối diện với chúng tôi nữa thì chúng tôi đã gặp được cha mẹ cô ấy, ông bố bà mẹ thương nhân.
Cha cô có làn da đen xám, những nếp nhăn như vết dao cứa trên khuôn mặt, đã là tháng Năm rồi mà ông ấy vẫn mặc đồ kiểu Tôn Trung Sơn, chân đi giày giải phóng, mái tóc hoa râm đã khá dài. Mẹ cô ấy gầy bé và khô héo như một trái chanh khô. Lần đầu tiên nhìn thấy họ tôi đã hiểu ra tất cả. Những nỗi đau quá lớn trong lòng đang cuồn cuộn, trào dâng, đầu óc quay cuồng, lồng ngực như bị cái gì đó chặn lại, nặng nề và nghẹn ngào tưởng như đến nghẹt thở.
Mọi người đưa mắt nhìn nhau, tất cả đều bị sự ra đi đột ngột của Lưu Sa Sa, bị sự thực phũ phàng phía sau làm cho sợ hãi.
Cha mẹ cô ấy khóc rất thật như thế, nghĩa là một kiểu đau đớn nguyên sơ, khóc ra thành tiếng, nỗi đau đớn như xé nát tim gan, hoàn toàn không có cách gì giấu được. Tiếng gào khóc xen lẫn tiếng gọi tên Lưu Sa Sa, nó dội vào hành lang và vào tận các phòng, nó vội vàng muốn tìm lối ra. Nhưng không có lối ra. Nỗi bi thương sẽ tập hợp lại cho đếnkhi chúng ta đều không thể chịu đựng được.
Tôi không biết trên thế giới này còn có biết bao nhiêu những sinh viên như thế, những bậc cha mẹ như thế. Nhưng tôi tin rằng trường học nào cũng có. Ngày ngày đều có thể nhìn thấy những khuôn mặt rạng rỡ đi trong vườn trường, lượn lờ trong những phòng học, quán rượu, quán Internet, sàn nhảy: họ đêm đêm đàn hát tìm kiếm thú vui, họ ném cả tuổi thanh xuân vào những trò chơi điện tử, ném vào sàn nhảy quán rượu, họ học cách tiêu hoang như con cái của những nhà giàu có: họ tìm người yêu và vay mượn tiền để chi trả cho những khoản tình phí, họ lấy hàng nghìn tệ tiền học phí cha mẹ gửi nhưng năm nào cũng có môn không đạt tiêu chuẩn, họ lấy hàng trăm tệ sinh hoạt phí mà cha mẹ chắt bóp được ra tiêu xài thản nhiên, tất cả chỉ để duy trì cái sĩ diện của bản thân, để chống đỡ lòng hư vinh của chính mình. Nhưng phía sau có hai khuôn mặt ẩn chứa sự mong đợi, hai đôi mắt tràn đầy ưu tư, hai bậc cha mẹ đã phải ngậm đắng nuốt cay ngày đêm lo nghĩ, mong ngóng, rồi làm việc cật lực chăm chỉ, mong muốn con cái mình được bằng bạn bằng bè, hi vọng chúng xuất sắc hơn người, họ thức khuya dậy sớm, làm việc không kể ngày đêm vì số tiền học phí và sinh hoạt phí hàng vạn tệ thậm chí nhiều hơn. Trong số những ông bố bà mẹ ấy, có người ở nông thôn, cả năm chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, nhà cửa trơ trọi bốn bức tường; hoặc có những ông bố bà mẹ cùng không công ăn việc làm, hai giờ đêm thức dậy làm quà sáng; hoặc mở một sạp hàng nhỏ trong thành phố, họ phải tranh chấp với người khác từng centimét và còn chịu sự chấp pháp nghiêm minh của chính quyền thành phố bất cứ lúc nào. Suốt cả năm họ cũng không thể mua được bộ quần áo mới, cả đời họ cũng chưa từng đi đến bất cứ một khu vui chơi giải trí nào.
Quá nhiều, quá nhiều những bậc cha mẹ phải ngậm đắng nuốt cay. Vậy mà những sinh viên như chúng tôi lại không nhận ra. Khuôn mặt trẻ trung nào cũng đều cao ngạo trước người khác, lòng hư vinh ngày đêm vùng vẫy đang phình ra và liên tục bành trướng; họ bỏ lại tất cả sau lưng, quên lãng tất cả những đôi mắt mong đợi và những đôi tay đã làm việc cật lực phía sau mình. Họ ra sức giấu đi tất cả, họ sợ bạn học biết mình nghèo, sợ bạn học coi khinh sự khốn cùng của mình, sợ bị người khác coi thường, sợ bị người ta nói là kẻ bần hàn làm ra vẻ có tiền, ra vẻ khoáng đạt, ra vẻ rộng rãi, ra vẻ không thua kém ai. Bốn năm đại học cứ vụt mất trong sự hư vinh vô nghĩa như thế.
Lòng hư vinh không xấu, nhưng khi lòng hư vinh trở thành cái cớ cho sự sa đoạ thì nó trở thành vực sâu vạn kiếp không thể ngóc dậy.
Khi học trung học, ngồi phía trước tôi có cô bạn ngày đầu tiên đã nằm rạp xuống bàn ngủ khi đang học. Tôi hỏi cô ấy sao không làm bài tập đi, cô ấy nói cô ấy đau đầu. Tôi nói tôi cũng đau đầu. Thế là hai chúng tôi cùng nằm rạp xuống bàn, cách nhau không quá một mét. Bên ngàoi cửa có hàng nghìn học sinh đang nhất loạt khoa chân múa tay, trong cuộc đời có vẻ phơi phới lắm. Buổi chiều cô ấy xin nghỉ, buổi sáng hôm sau khi tôi vào lớp đã thấy mấy cô bạn đang khóc, cô ấy mất rồi. Cô ấy mắc bệnh viêm màng não cấp tính. Rất nhiều bạn đã khóc khi vào lớp, khóc xong ai nấy đều mau chóng đi tiêm phòng vắc xin ngay, ngay cả những người trong khối chưa từng gặp cô ấy bao giờ cũng kéo nhau đi tiêm vắc xin. Nghe nói bệnh viêm màng não là loại bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, ai nấy đều biết 17 tuổi mà vẫn mắc biết viêm màng não cấp tính là không bình thường. Khóc xong, tiêm xong, tiếp tục lên lớp. Phòng học lại yên lặng như trước, mỗi một bàn học y như một mảnh ruông nho nhỏ, mỗi một đứa trẻ đang trưởng thành đều như đang cần mẫn cày cuốc, mang hạt mầm tuổi xuân và tương lai lặng lẽ gieo xuống đất, cày cấy trồng trọt tương lai.
Năm đó, tôi 17 tuôi đã phải tận mắt chứng kiến cái chết. Tôi đã hiểu lời giải thích chữ "chết" trong cuốn Thuyết văn giải tự, chết - nghĩa là từ giã cõi đời.
Chết là một chuyện đáng sợ, sự đáng sợ này khiến tôi hiểu rằng không có bất cứ một mối liên hệ thân thiết gắn kết thật sự nào giữa cuộc đời với cuộc sống nói chung. Chẳng qua chỉ là sự ra đi của một cuộc đời, còn cuộc sống thì vẫn tiếp tục.Hoa vẫn nở, tuyết vẫn rơi, vui vẻ và bi thương vẫn tiếp diễn.
Cái chết của Lưu Sa Sa lại một lần nữa chứng minh cách nghĩ của tôi. Mọi người nhanh chóng thoát ra khỏi tâm trạng bi thương và chuyển sự quan tâm sang nguyên nhân cô ấy tự sát, dường như điều đó bản thân nó có sức hấp dẫn hơn nhiều so với cái chết của một người. Tôi nghe thấy họ suy đoán một cách thích thú tưng bừng về nguyên nhân cô ấy tự sát, rốt cuộc là vì bị bạn trai bỏ hay vì tự ti rằng mình quá đen, miệng lưỡi thế gian luôn lạnh lùng vô cảm.
Buổi trưa hôm ấy, chúng tôi đang nghỉ trưa thì bị một tiếng khóc thảm thiết đánh thức. Một người đàn ông và một người đàn bà đang gào khóc, nỗi đau đớn cùng cực không thể kìm chế ấy thể hiện qua tiếng khóc thảm thiết của hai người đã có tuổi. Tiếng khóc đập vào bốn bức tường trắng của toà chung cư, vang lên trong cái không gian nhỏ hẹp, dội lại khiến người ta không cách nào trốn tránh, cứ như thế nó đâm vào tim biết, khoan đúng vào cái góc mềm yếu nhất trong con tim bạn. Tiếng khóc xen lẫn tiếng địa phương khó hiểu, mọi người lần lượt mặc quần áo vào, cánh cửa các phòng lục tục mở ra. Thoạt đầu mọi người chỉ đứng ở cửa nhìn ra rồi từ từ vây xung quanh.
Đó là lần đầu tiên tất cả mọi người nhìn thấy cha mẹ của Lưu Sa Sa. Nghe nói năm Lưu Sa Sa đỗ đại học, chỉ có mình cô ấy đến, cô giải thích với người khác là công việc làm ăn của cha mẹ cô vô cùng bận rộn nên đã cho cô ấy tiền tự đi máy bay đến. Tuy nhiên, sau khi cô ấy chết, khi mà cô ấy sẽ không bao giờ còn được đối diện với chúng tôi nữa thì chúng tôi đã gặp được cha mẹ cô ấy, ông bố bà mẹ thương nhân.
Cha cô có làn da đen xám, những nếp nhăn như vết dao cứa trên khuôn mặt, đã là tháng Năm rồi mà ông ấy vẫn mặc đồ kiểu Tôn Trung Sơn, chân đi giày giải phóng, mái tóc hoa râm đã khá dài. Mẹ cô ấy gầy bé và khô héo như một trái chanh khô. Lần đầu tiên nhìn thấy họ tôi đã hiểu ra tất cả. Những nỗi đau quá lớn trong lòng đang cuồn cuộn, trào dâng, đầu óc quay cuồng, lồng ngực như bị cái gì đó chặn lại, nặng nề và nghẹn ngào tưởng như đến nghẹt thở.
Mọi người đưa mắt nhìn nhau, tất cả đều bị sự ra đi đột ngột của Lưu Sa Sa, bị sự thực phũ phàng phía sau làm cho sợ hãi.
Cha mẹ cô ấy khóc rất thật như thế, nghĩa là một kiểu đau đớn nguyên sơ, khóc ra thành tiếng, nỗi đau đớn như xé nát tim gan, hoàn toàn không có cách gì giấu được. Tiếng gào khóc xen lẫn tiếng gọi tên Lưu Sa Sa, nó dội vào hành lang và vào tận các phòng, nó vội vàng muốn tìm lối ra. Nhưng không có lối ra. Nỗi bi thương sẽ tập hợp lại cho đếnkhi chúng ta đều không thể chịu đựng được.
Tôi không biết trên thế giới này còn có biết bao nhiêu những sinh viên như thế, những bậc cha mẹ như thế. Nhưng tôi tin rằng trường học nào cũng có. Ngày ngày đều có thể nhìn thấy những khuôn mặt rạng rỡ đi trong vườn trường, lượn lờ trong những phòng học, quán rượu, quán Internet, sàn nhảy: họ đêm đêm đàn hát tìm kiếm thú vui, họ ném cả tuổi thanh xuân vào những trò chơi điện tử, ném vào sàn nhảy quán rượu, họ học cách tiêu hoang như con cái của những nhà giàu có: họ tìm người yêu và vay mượn tiền để chi trả cho những khoản tình phí, họ lấy hàng nghìn tệ tiền học phí cha mẹ gửi nhưng năm nào cũng có môn không đạt tiêu chuẩn, họ lấy hàng trăm tệ sinh hoạt phí mà cha mẹ chắt bóp được ra tiêu xài thản nhiên, tất cả chỉ để duy trì cái sĩ diện của bản thân, để chống đỡ lòng hư vinh của chính mình. Nhưng phía sau có hai khuôn mặt ẩn chứa sự mong đợi, hai đôi mắt tràn đầy ưu tư, hai bậc cha mẹ đã phải ngậm đắng nuốt cay ngày đêm lo nghĩ, mong ngóng, rồi làm việc cật lực chăm chỉ, mong muốn con cái mình được bằng bạn bằng bè, hi vọng chúng xuất sắc hơn người, họ thức khuya dậy sớm, làm việc không kể ngày đêm vì số tiền học phí và sinh hoạt phí hàng vạn tệ thậm chí nhiều hơn. Trong số những ông bố bà mẹ ấy, có người ở nông thôn, cả năm chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, nhà cửa trơ trọi bốn bức tường; hoặc có những ông bố bà mẹ cùng không công ăn việc làm, hai giờ đêm thức dậy làm quà sáng; hoặc mở một sạp hàng nhỏ trong thành phố, họ phải tranh chấp với người khác từng centimét và còn chịu sự chấp pháp nghiêm minh của chính quyền thành phố bất cứ lúc nào. Suốt cả năm họ cũng không thể mua được bộ quần áo mới, cả đời họ cũng chưa từng đi đến bất cứ một khu vui chơi giải trí nào.
Quá nhiều, quá nhiều những bậc cha mẹ phải ngậm đắng nuốt cay. Vậy mà những sinh viên như chúng tôi lại không nhận ra. Khuôn mặt trẻ trung nào cũng đều cao ngạo trước người khác, lòng hư vinh ngày đêm vùng vẫy đang phình ra và liên tục bành trướng; họ bỏ lại tất cả sau lưng, quên lãng tất cả những đôi mắt mong đợi và những đôi tay đã làm việc cật lực phía sau mình. Họ ra sức giấu đi tất cả, họ sợ bạn học biết mình nghèo, sợ bạn học coi khinh sự khốn cùng của mình, sợ bị người khác coi thường, sợ bị người ta nói là kẻ bần hàn làm ra vẻ có tiền, ra vẻ khoáng đạt, ra vẻ rộng rãi, ra vẻ không thua kém ai. Bốn năm đại học cứ vụt mất trong sự hư vinh vô nghĩa như thế.
Lòng hư vinh không xấu, nhưng khi lòng hư vinh trở thành cái cớ cho sự sa đoạ thì nó trở thành vực sâu vạn kiếp không thể ngóc dậy.
Tác giả :
Dịch Phấn Hàn