Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi
Chương 29: Ngày tháng vụt bay
Đối với một người trên ba mươi tuổi, tám năm hay mười năm chẳng qua chỉ là một chuyện cỏn con. Nhưng đối với một người trẻ tuổi, ba năm hay năm năm đã có thể là một đời một kiếp.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
“Thời gian tăng tốc càng lúc càng nhanh, đàn sáo náo nhiệt chuyển dần thành đàn im sáo bặt, tháng năm sắp tàn đã ở phía xa xa". Đây là lời của Trương Ái Linh, mấy chục năm cuối cùng của cuộc đời, hốt hoảng trôi qua trong sự thúc giục của thời gian. Dường như Trương Ái Linh có thể dự đoán một cách kỳ diệu về cuộc đời của mình, khi còn trẻ, đã có thể tiên tri được hết thảy mọi điều của tương lai. Kỳ thực trên đời này, người yêu thích bà nhất, hiểu bà nhất, vẫn là Hồ Lan Thành, bởi vì chỉ có ông mới từng nói, bà chính là “hoa soi bóng nước" thời Dân Quốc. Bà không cần thấu hiểu thế sự, mà tất cả sự việc của thời đại này, đều tự tìm đến giao lưu với bà.
Những năm tháng sau khi Reyer ra đi, Trương Ái Linh không còn thấy thời gian dài đằng đẵng một ngày mà như một năm nữa, mà thấy thời gian trôi qua nhanh như bóng câu ngoài cửa. Có lẽ, phụ nữ đến tuổi này, đã không còn cần một người đàn ông chăm lo cho mình nữa, cho nên, những ngày không có tình yêu, cũng không còn cảm thấy thiếu thốn nữa. Thế giới khi ấy không hề yên bình, cho dù ở châu u, nước Mỹ, hay là Trung Quốc đều đang là chiến tranh bạo động, náo động vô cùng. Còn Trương Ái Linh, lại trốn tránh tất cả, đi vào linh hồn của bản thân. Đóng chặt cửa lòng, từ đây không quan tâm bánh xe bon bon, biển người mù mịt của thế giới bên ngoài.
©STE.NT
Quay ngược thời gian lại một năm trước, năm 1966. Vì một người tên là Bình Hâm Đào, vận mệnh của Trương Ái Linh đã lần nữa được sắp xếp lại từ đầu. Người này, cả đời bà chưa gặp bao giờ, nhưng lại giúp những tác phẩm bị chìm nghỉm trong nhiều năm của bà tìm được sân khấu. Bình Hâm Đào, một cái tên mà mọi người đều quen thuộc, là người phụ trách của tạp chí Hoàng Quán của Đài Loan, là chồng của nữ văn sĩ Quỳnh Dao, đồng thời còn là cháu của ông chủ thư cục trung ương thời bấy giờ – Bình Khâm Á.
Dưới sức ảnh hưởng của văn chương Hạ Chí Thanh, tên tuổi của Trương Ái Linh đã dấy lên một cơn sốt trong giới độc giả Đài Loan. Khi Bình Hâm Đào nghe được tên của Trương Ái Linh từ chỗ Tống Kỳ, ông cảm thấy vừa thân thiết lại vừa sung sướng, có thể xuất bản tác phẩm của cô quả là vô cùng vinh dự. Còn Trương Ái Linh nghe được tin mình có thể hợp tác với Hoàng Quán thì cực kỳ ngạc nhiên và vui mừng. Khi ấy, tất cả thời gian của bà đều dành cho việc chăm sóc Reyer, đến việc ký kết hợp đồng đều do Hạ Chí Thanh làm hộ.
Từ khi bắt đầu ký hợp đồng ngay từ tác phẩm đầu tiên được Hoàng Quán xuất bản là Oán nữ, Trương Ái Linh đã tạo nên một làn sóng nhẹ ở hòn đảo này, cho đến làn sóng lớn mặc sức tung trào trên đại dương suốt mấy chục năm. Có thể nói, chính Bình Hâm Đào đã một lần nữa sáng tạo nên huyền thoại Trương Ái Linh. Huyền thoại tuổi xế chiều của bà, bắt đầu từ năm 1966, cho đến khi đi đến điểm tận cùng của sinh mệnh. Quá trình này kéo dài suốt mấy chục năm. Quá trình này cũng rất ngắn, chẳng qua chỉ là mấy độ hoa nở rồi hoa tàn.
Sau khi Oán nữ được xuất bản không lâu, Hoàng Quán nhân cơ hội tốt, tiếp tục xuất bản Ương ca, Tuyển tập truyện ngắn Trương Ái Linh, Lời đồn, Bán sinh duyên… Cứ như thế, Trương Ái Linh đã tìm được bầu trời thuộc về bà ở Đài Loan, cho dù bà đang ở Mỹ, nhưng lại có thể dùng văn chương để nắm giữ mây gió. Khung cảnh thịnh vượng ở Bến Thượng Hải năm xưa, nay lại tái hiện ở Đài Loan. Giai nhân đã từng vận chiếc áo sườn xám hoa lệ, đi dưới ánh đèn rực rỡ đó, nay đã không còn trẻ trung nữa. Nhưng văn chương của bà không những không già đi, mà trải qua năm tháng bồi đắp, thế sự tô điểm, lại càng trở nên hoàn mỹ hơn.
Trương Ái Linh đã từng cao ngạo cô độc, trải qua những tháng năm gian khổ viết lách để sinh tồn, bà cực kỳ cảm động trước con mắt hơn đời của Bình Hâm Đào. Sau này, trong thư gửi Hạ Chí Thanh, bà viết: “Xưa nay, yêu cầu duy nhất của tôi đối với người phụ trách xuất bản là đạo đức nghề nghiệp, mấy năm qua, nhuận bút nửa năm hoặc hàng năm Hoàng Quán trả cho tôi tuy có hai nghìn đô la Mỹ, có lúc tăng gấp đôi, nhưng là nguồn thu nhập ổn định duy nhất của tôi…". Nói một cách chính xác, Hoàng Quán đã tạo cho Trương Ái Linh một nguồn thu nhập ổn định, để bà có thể không lo lắng về cuộc sống, có thể giúp bà sống ẩn dật an nhàn trong những năm cuối đời. Những thu hoạch này, là vận mệnh trao cho một tác giả nhỏ nhoi, là sự đền đáp mà bà đáng được hưởng.
Bình Hâm Đào cũng vô cùng yêu quý và tôn trọng Trương Ái Linh, sau này ông nhớ lại: “Trương Ái Linh sống rất giản dị, thư gửi tới cũng cực kỳ đơn giản ngắn gọn, để giảm bớt những khó khăn và phiền phức cho cô ấy, những lá thư tôi gửi đều chỉ có đôi ba câu, giống như điện báo vậy, đến những câu hỏi thăm khách sáo cũng bỏ qua, đúng là ‘quân tử chi giao đạm nhược thủy’. Để có thể liên lạc với cô ấy mau chóng hơn một chút, bình thường thư gửi đi đều chuyển qua máy fax của một tiệm tạp hóa gần chỗ cô ấy ở. Nhưng lần nào cô ấy cũng phải mua đồ trong tiệm mới có thể nhận được fax, dù nhận được bản fax rồi, cô ấy cũng không thể lập tức trả lời, mà phải cách một quãng thời gian khoảng hai, ba mươi ngày. Tôi nghĩ nhất định cô ấy đã rất quen với phương thức giao tiếp bình dị mà trực tiếp này, cho nên, hai bên mới có thể duy trì tình bạn ba mươi năm mà không thay đổi".
“Quân tử chi giao đạm nhược thủy", đúng vậy, qua lại thanh đạm nhưng lại có thể dài lâu. Thực ra từ việc hợp tác giữa Trương Ái Linh và Hoàng Quán, có thể thấy, bà là một người rất trọng tình, hay nói cách khác, bà là một người ghét sự phức tạp. Đặc biệt khi về già, bà không giao tiếp với người bên ngoài, phương thức trao đổi này của Bình Hâm Đào lại thể hiện sự tôn trọng bà, hiểu hoàn cảnh của bà, cho nên, Trương Ái Linh bằng lòng giao tác phẩm của mình cho ông, cho đến khi chết mới thôi. Nhưng về già, Trương Ái Linh nhiều lần chuyển nhà, lại khiến người ta cảm thấy bà là một người không ổn định. Thực ra chính vì bà rất muốn được ổn định, cho nên mới lựa chọn di chuyển nhiều lần, trong lòng bà sợ hãi, bà sợ bất cứ sự quyến luyến dây dưa nào. Cho dù chỉ là một chiếc lá rụng, một tiếng gió vi vu, đối với bà, đều là sự phiền nhiễu vô cớ.
“Gạt việc viết lách sang một bên, cuộc sống của cô ấy vô cùng đơn thuần, cô ấy yêu cầu có cuộc sống của riêng mình, lựa chọn cô độc, thậm chí là hưởng thụ sự cô độc này, không cho đó là khổ sở. Cô ấy cũng không hề xem trọng danh tiếng, tiền bạc… Tiếp xúc với Trương Ái Linh ba mươi năm, tuy chưa từng gặp mặt, nhưng thông qua vô số thư từ, mỗi lá thư dĩ nhiên chỉ là dăm ba câu, nhưng giao tình liên tục như vậy, lại khiến tôi cảm thấy đáng trân trọng…". Những câu nói này là lời của Bình Hâm Đào, có thể thấy ông rất hiểu Trương Ái Linh, ông trân trọng người phụ nữ chưa từng hội ngộ này.
Sau khi Reyer rời bỏ cõi đời, cuộc sống của Trương Ái Linh không có biến động gì, ngoài chỉnh sửa các sáng tác cũ, tinh lực còn lại, bà đều dồn vào phiên dịch Hoa trên biển và sáng tác Hồng lâu mộng yểm. Năm 1969, bà còn chuyển sang nghiên cứu học thuật, nhận lời mời của giáo sư Trần Thế Tương của Đại học California, phân hiệu Berkeley chủ trì Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, đảm nhận chức nghiên cứu viên cao cấp ở đó. Có thể thấy, khi đó Trương Ái Linh dù đã đóng chặt cửa lòng, nhưng bà vẫn không hoàn toàn cách biệt với thế gian. Đến khi bà nhìn thấu hết mọi cảnh vật, thì sẽ không còn nhìn chén trà nhân gian nguội ngắt đó dù chỉ một lần nữa.
Công việc này đối với Trương Ái Linh, cũng chỉ là một nét phác họa qua loa, tuy thích hợp, nhưng cũng không gây hứng thú là bao. Đặc biệt trên phương diện quan hệ xã hội, Trương Ái Linh vẫn một mình một ý như trước, không chịu đi làm theo giờ quy định. Và những người làm việc ở đó, gần như khó có thể gặp mặt bà. Thi thoảng gặp được, cũng chỉ là thoáng qua, bởi bà đến như một cơn gió, rồi lại mất hút.
Một người làm phụ tá cho Trương Ái Linh, tên là Trần Thiếu Thông, từng viết bài Đi lướt qua Trương Ái Linh, trong đó có vài đoạn như sau: “Tôi và bà ấy làm cùng một văn phòng ở cuối hành lang. Sau khi mở cửa, trước tiên là phạm vi phòng của tôi, mở thêm một cánh cửa nữa bước vào trong, bên trong chính là thiên hạ của bà ấy. Tôi và bà ấy chỉ cách nhau có một tấm ván mỏng, đều có thể nghe rõ tiếng thở, tiếng ho của nhau. Hàng ngày, bà ấy đều đến vào lúc mười ba giờ hơn, đẩy cửa ra, mỉm cười với tôi, dường như một làn khói cũng xộc vào trong phòng, suốt buổi chiều cũng hiếm thấy bà ấy ra ngoài. Tôi phải cố gắng hết sức kiềm chế bản thân, để không quấy rầy sự yên tĩnh của bà ấy".
“Khi đã quá quen thuộc với sự cô độc quái gở của bà ấy, vì đồng tình với tâm trạng của bà, tôi chọn một giải pháp mới: Mỗi ngày khi gần tới giờ bà ấy tới, tôi liền tránh đi một lúc, tạm thời lánh sang phòng đọc sách, kiếm người tán chuyện, cho đến khi xác định bà ấy đã yên ổn bước vào vương quốc cô độc của mình xong, tôi mới quay về vị trí. Làm như vậy hoàn toàn là vì để bà có thể tiết kiệm được thời giờ và sức lực chào hỏi tôi".
Miêu tả sinh động như thế, đủ để mọi người thấy một Trương Ái Linh chân thực. Bà cô độc quái gở, nhạy cảm, kín kẻ. Mọi người đều rất hiểu người phụ nữ như thế này, thậm chí cố gắng hết sức tránh gây phiền phức cho bà, tôn trọng và cung kính bà. Bà ở trong tòa thành thuộc về một mình bà, tất cả thế giới này đối với bà cũng chỉ là một cơn ồn ào vô danh mà thôi. Bà đang chối từ, bởi thế gian này không còn có thể mang lại cho bà bất cứ bất ngờ nào nữa. Không có những gì bà muốn, cũng không có những người, những việc mà bà quyến luyến.
Cuối cùng, bà cũng không thể làm tiếp công việc này được. Đọc báo cáo nghiên cứu mà bà nộp, Trần Thế Tương thấy “Từ ngữ ít ỏi, cực kỳ thất vọng". Trần Thế Tương lại đem báo cáo đó cho ba vị học giả khác đọc, họ đều nói đọc mà không hiểu. Trước kết quả này, Trương Ái Linh cũng không giận dữ. Xưa nay bà không mong đợi nhiều người hiểu mình đến thế. Trong lòng bà, chỉ cất giấu vài người, còn cách nhìn của số đông, bà không quan tâm. Ra đi đối với bà, chính là sự giải thoát.
Kỳ thực cuộc sống yên ổn, đơn giản ở California rất thích hợp với bà. Trương Ái Linh đã trải qua hết dâu bể, bà rất cần sự yên ổn trong những năm này. Ở đây, mỗi ngày bà đều miệt mài sáng tác, trải lòng với chữ nghĩa, bầu bạn cùng trăng sáng. Không có ai kinh động đến bà, nhuận bút mà Hoàng Quán trả, đủ để bà hưởng thụ sự yên tĩnh. Ở Đài Loan, bà cũng đã giành được địa vị mà rất nhiều tác giả cả đời mới có được.
Trương Ái Linh, người phụ nữ Dân Quốc, đã nảy mầm bắt rễ trong lòng độc giả như thế. Bà trở thành truyền kỳ của Dân Quốc, rất nhiều người, đều vì truyền kỳ này mà tìm thăm bà. Nếu như những người ấy không làm kinh động đến bà như thế, để bà sống yên trong hòn đảo cô lẻ của mình, tĩnh mịch im ắng, có lẽ những năm cuối đời của bà còn có thể trôi qua bình yên một chút, có thể ung dung bình thản hơn. Nhưng bà lại giống như con kiến, sợ mọi mưa gió của trần thế, vì một chiếc tổ đơn giản, mà trốn chạy trong sợ hãi bất an.
Rõ ràng là một đóa hoa lê trắng muốt, cớ sao lại bị mưa gió thế gian dập vùi rơi xuống bụi trần? Thực ra bà không sợ hãi, nếu thực sự sợ hãi, bà sẽ vĩnh biệt thế gian. Nhưng bà vẫn cao ngạo mạnh mẽ sống tiếp, kiên cường như thế, cô độc như thế. Giống như một bài hát cũ kinh điển trong chiếc máy thu âm, giai điệu lặp đi lặp lại; giống như một cây ngô đồng mọc trong sân sâu thẳm, đợi chờ năm tháng tàn khuyết, chần chừ chưa muốn già đi.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
“Thời gian tăng tốc càng lúc càng nhanh, đàn sáo náo nhiệt chuyển dần thành đàn im sáo bặt, tháng năm sắp tàn đã ở phía xa xa". Đây là lời của Trương Ái Linh, mấy chục năm cuối cùng của cuộc đời, hốt hoảng trôi qua trong sự thúc giục của thời gian. Dường như Trương Ái Linh có thể dự đoán một cách kỳ diệu về cuộc đời của mình, khi còn trẻ, đã có thể tiên tri được hết thảy mọi điều của tương lai. Kỳ thực trên đời này, người yêu thích bà nhất, hiểu bà nhất, vẫn là Hồ Lan Thành, bởi vì chỉ có ông mới từng nói, bà chính là “hoa soi bóng nước" thời Dân Quốc. Bà không cần thấu hiểu thế sự, mà tất cả sự việc của thời đại này, đều tự tìm đến giao lưu với bà.
Những năm tháng sau khi Reyer ra đi, Trương Ái Linh không còn thấy thời gian dài đằng đẵng một ngày mà như một năm nữa, mà thấy thời gian trôi qua nhanh như bóng câu ngoài cửa. Có lẽ, phụ nữ đến tuổi này, đã không còn cần một người đàn ông chăm lo cho mình nữa, cho nên, những ngày không có tình yêu, cũng không còn cảm thấy thiếu thốn nữa. Thế giới khi ấy không hề yên bình, cho dù ở châu u, nước Mỹ, hay là Trung Quốc đều đang là chiến tranh bạo động, náo động vô cùng. Còn Trương Ái Linh, lại trốn tránh tất cả, đi vào linh hồn của bản thân. Đóng chặt cửa lòng, từ đây không quan tâm bánh xe bon bon, biển người mù mịt của thế giới bên ngoài.
©STE.NT
Quay ngược thời gian lại một năm trước, năm 1966. Vì một người tên là Bình Hâm Đào, vận mệnh của Trương Ái Linh đã lần nữa được sắp xếp lại từ đầu. Người này, cả đời bà chưa gặp bao giờ, nhưng lại giúp những tác phẩm bị chìm nghỉm trong nhiều năm của bà tìm được sân khấu. Bình Hâm Đào, một cái tên mà mọi người đều quen thuộc, là người phụ trách của tạp chí Hoàng Quán của Đài Loan, là chồng của nữ văn sĩ Quỳnh Dao, đồng thời còn là cháu của ông chủ thư cục trung ương thời bấy giờ – Bình Khâm Á.
Dưới sức ảnh hưởng của văn chương Hạ Chí Thanh, tên tuổi của Trương Ái Linh đã dấy lên một cơn sốt trong giới độc giả Đài Loan. Khi Bình Hâm Đào nghe được tên của Trương Ái Linh từ chỗ Tống Kỳ, ông cảm thấy vừa thân thiết lại vừa sung sướng, có thể xuất bản tác phẩm của cô quả là vô cùng vinh dự. Còn Trương Ái Linh nghe được tin mình có thể hợp tác với Hoàng Quán thì cực kỳ ngạc nhiên và vui mừng. Khi ấy, tất cả thời gian của bà đều dành cho việc chăm sóc Reyer, đến việc ký kết hợp đồng đều do Hạ Chí Thanh làm hộ.
Từ khi bắt đầu ký hợp đồng ngay từ tác phẩm đầu tiên được Hoàng Quán xuất bản là Oán nữ, Trương Ái Linh đã tạo nên một làn sóng nhẹ ở hòn đảo này, cho đến làn sóng lớn mặc sức tung trào trên đại dương suốt mấy chục năm. Có thể nói, chính Bình Hâm Đào đã một lần nữa sáng tạo nên huyền thoại Trương Ái Linh. Huyền thoại tuổi xế chiều của bà, bắt đầu từ năm 1966, cho đến khi đi đến điểm tận cùng của sinh mệnh. Quá trình này kéo dài suốt mấy chục năm. Quá trình này cũng rất ngắn, chẳng qua chỉ là mấy độ hoa nở rồi hoa tàn.
Sau khi Oán nữ được xuất bản không lâu, Hoàng Quán nhân cơ hội tốt, tiếp tục xuất bản Ương ca, Tuyển tập truyện ngắn Trương Ái Linh, Lời đồn, Bán sinh duyên… Cứ như thế, Trương Ái Linh đã tìm được bầu trời thuộc về bà ở Đài Loan, cho dù bà đang ở Mỹ, nhưng lại có thể dùng văn chương để nắm giữ mây gió. Khung cảnh thịnh vượng ở Bến Thượng Hải năm xưa, nay lại tái hiện ở Đài Loan. Giai nhân đã từng vận chiếc áo sườn xám hoa lệ, đi dưới ánh đèn rực rỡ đó, nay đã không còn trẻ trung nữa. Nhưng văn chương của bà không những không già đi, mà trải qua năm tháng bồi đắp, thế sự tô điểm, lại càng trở nên hoàn mỹ hơn.
Trương Ái Linh đã từng cao ngạo cô độc, trải qua những tháng năm gian khổ viết lách để sinh tồn, bà cực kỳ cảm động trước con mắt hơn đời của Bình Hâm Đào. Sau này, trong thư gửi Hạ Chí Thanh, bà viết: “Xưa nay, yêu cầu duy nhất của tôi đối với người phụ trách xuất bản là đạo đức nghề nghiệp, mấy năm qua, nhuận bút nửa năm hoặc hàng năm Hoàng Quán trả cho tôi tuy có hai nghìn đô la Mỹ, có lúc tăng gấp đôi, nhưng là nguồn thu nhập ổn định duy nhất của tôi…". Nói một cách chính xác, Hoàng Quán đã tạo cho Trương Ái Linh một nguồn thu nhập ổn định, để bà có thể không lo lắng về cuộc sống, có thể giúp bà sống ẩn dật an nhàn trong những năm cuối đời. Những thu hoạch này, là vận mệnh trao cho một tác giả nhỏ nhoi, là sự đền đáp mà bà đáng được hưởng.
Bình Hâm Đào cũng vô cùng yêu quý và tôn trọng Trương Ái Linh, sau này ông nhớ lại: “Trương Ái Linh sống rất giản dị, thư gửi tới cũng cực kỳ đơn giản ngắn gọn, để giảm bớt những khó khăn và phiền phức cho cô ấy, những lá thư tôi gửi đều chỉ có đôi ba câu, giống như điện báo vậy, đến những câu hỏi thăm khách sáo cũng bỏ qua, đúng là ‘quân tử chi giao đạm nhược thủy’. Để có thể liên lạc với cô ấy mau chóng hơn một chút, bình thường thư gửi đi đều chuyển qua máy fax của một tiệm tạp hóa gần chỗ cô ấy ở. Nhưng lần nào cô ấy cũng phải mua đồ trong tiệm mới có thể nhận được fax, dù nhận được bản fax rồi, cô ấy cũng không thể lập tức trả lời, mà phải cách một quãng thời gian khoảng hai, ba mươi ngày. Tôi nghĩ nhất định cô ấy đã rất quen với phương thức giao tiếp bình dị mà trực tiếp này, cho nên, hai bên mới có thể duy trì tình bạn ba mươi năm mà không thay đổi".
“Quân tử chi giao đạm nhược thủy", đúng vậy, qua lại thanh đạm nhưng lại có thể dài lâu. Thực ra từ việc hợp tác giữa Trương Ái Linh và Hoàng Quán, có thể thấy, bà là một người rất trọng tình, hay nói cách khác, bà là một người ghét sự phức tạp. Đặc biệt khi về già, bà không giao tiếp với người bên ngoài, phương thức trao đổi này của Bình Hâm Đào lại thể hiện sự tôn trọng bà, hiểu hoàn cảnh của bà, cho nên, Trương Ái Linh bằng lòng giao tác phẩm của mình cho ông, cho đến khi chết mới thôi. Nhưng về già, Trương Ái Linh nhiều lần chuyển nhà, lại khiến người ta cảm thấy bà là một người không ổn định. Thực ra chính vì bà rất muốn được ổn định, cho nên mới lựa chọn di chuyển nhiều lần, trong lòng bà sợ hãi, bà sợ bất cứ sự quyến luyến dây dưa nào. Cho dù chỉ là một chiếc lá rụng, một tiếng gió vi vu, đối với bà, đều là sự phiền nhiễu vô cớ.
“Gạt việc viết lách sang một bên, cuộc sống của cô ấy vô cùng đơn thuần, cô ấy yêu cầu có cuộc sống của riêng mình, lựa chọn cô độc, thậm chí là hưởng thụ sự cô độc này, không cho đó là khổ sở. Cô ấy cũng không hề xem trọng danh tiếng, tiền bạc… Tiếp xúc với Trương Ái Linh ba mươi năm, tuy chưa từng gặp mặt, nhưng thông qua vô số thư từ, mỗi lá thư dĩ nhiên chỉ là dăm ba câu, nhưng giao tình liên tục như vậy, lại khiến tôi cảm thấy đáng trân trọng…". Những câu nói này là lời của Bình Hâm Đào, có thể thấy ông rất hiểu Trương Ái Linh, ông trân trọng người phụ nữ chưa từng hội ngộ này.
Sau khi Reyer rời bỏ cõi đời, cuộc sống của Trương Ái Linh không có biến động gì, ngoài chỉnh sửa các sáng tác cũ, tinh lực còn lại, bà đều dồn vào phiên dịch Hoa trên biển và sáng tác Hồng lâu mộng yểm. Năm 1969, bà còn chuyển sang nghiên cứu học thuật, nhận lời mời của giáo sư Trần Thế Tương của Đại học California, phân hiệu Berkeley chủ trì Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, đảm nhận chức nghiên cứu viên cao cấp ở đó. Có thể thấy, khi đó Trương Ái Linh dù đã đóng chặt cửa lòng, nhưng bà vẫn không hoàn toàn cách biệt với thế gian. Đến khi bà nhìn thấu hết mọi cảnh vật, thì sẽ không còn nhìn chén trà nhân gian nguội ngắt đó dù chỉ một lần nữa.
Công việc này đối với Trương Ái Linh, cũng chỉ là một nét phác họa qua loa, tuy thích hợp, nhưng cũng không gây hứng thú là bao. Đặc biệt trên phương diện quan hệ xã hội, Trương Ái Linh vẫn một mình một ý như trước, không chịu đi làm theo giờ quy định. Và những người làm việc ở đó, gần như khó có thể gặp mặt bà. Thi thoảng gặp được, cũng chỉ là thoáng qua, bởi bà đến như một cơn gió, rồi lại mất hút.
Một người làm phụ tá cho Trương Ái Linh, tên là Trần Thiếu Thông, từng viết bài Đi lướt qua Trương Ái Linh, trong đó có vài đoạn như sau: “Tôi và bà ấy làm cùng một văn phòng ở cuối hành lang. Sau khi mở cửa, trước tiên là phạm vi phòng của tôi, mở thêm một cánh cửa nữa bước vào trong, bên trong chính là thiên hạ của bà ấy. Tôi và bà ấy chỉ cách nhau có một tấm ván mỏng, đều có thể nghe rõ tiếng thở, tiếng ho của nhau. Hàng ngày, bà ấy đều đến vào lúc mười ba giờ hơn, đẩy cửa ra, mỉm cười với tôi, dường như một làn khói cũng xộc vào trong phòng, suốt buổi chiều cũng hiếm thấy bà ấy ra ngoài. Tôi phải cố gắng hết sức kiềm chế bản thân, để không quấy rầy sự yên tĩnh của bà ấy".
“Khi đã quá quen thuộc với sự cô độc quái gở của bà ấy, vì đồng tình với tâm trạng của bà, tôi chọn một giải pháp mới: Mỗi ngày khi gần tới giờ bà ấy tới, tôi liền tránh đi một lúc, tạm thời lánh sang phòng đọc sách, kiếm người tán chuyện, cho đến khi xác định bà ấy đã yên ổn bước vào vương quốc cô độc của mình xong, tôi mới quay về vị trí. Làm như vậy hoàn toàn là vì để bà có thể tiết kiệm được thời giờ và sức lực chào hỏi tôi".
Miêu tả sinh động như thế, đủ để mọi người thấy một Trương Ái Linh chân thực. Bà cô độc quái gở, nhạy cảm, kín kẻ. Mọi người đều rất hiểu người phụ nữ như thế này, thậm chí cố gắng hết sức tránh gây phiền phức cho bà, tôn trọng và cung kính bà. Bà ở trong tòa thành thuộc về một mình bà, tất cả thế giới này đối với bà cũng chỉ là một cơn ồn ào vô danh mà thôi. Bà đang chối từ, bởi thế gian này không còn có thể mang lại cho bà bất cứ bất ngờ nào nữa. Không có những gì bà muốn, cũng không có những người, những việc mà bà quyến luyến.
Cuối cùng, bà cũng không thể làm tiếp công việc này được. Đọc báo cáo nghiên cứu mà bà nộp, Trần Thế Tương thấy “Từ ngữ ít ỏi, cực kỳ thất vọng". Trần Thế Tương lại đem báo cáo đó cho ba vị học giả khác đọc, họ đều nói đọc mà không hiểu. Trước kết quả này, Trương Ái Linh cũng không giận dữ. Xưa nay bà không mong đợi nhiều người hiểu mình đến thế. Trong lòng bà, chỉ cất giấu vài người, còn cách nhìn của số đông, bà không quan tâm. Ra đi đối với bà, chính là sự giải thoát.
Kỳ thực cuộc sống yên ổn, đơn giản ở California rất thích hợp với bà. Trương Ái Linh đã trải qua hết dâu bể, bà rất cần sự yên ổn trong những năm này. Ở đây, mỗi ngày bà đều miệt mài sáng tác, trải lòng với chữ nghĩa, bầu bạn cùng trăng sáng. Không có ai kinh động đến bà, nhuận bút mà Hoàng Quán trả, đủ để bà hưởng thụ sự yên tĩnh. Ở Đài Loan, bà cũng đã giành được địa vị mà rất nhiều tác giả cả đời mới có được.
Trương Ái Linh, người phụ nữ Dân Quốc, đã nảy mầm bắt rễ trong lòng độc giả như thế. Bà trở thành truyền kỳ của Dân Quốc, rất nhiều người, đều vì truyền kỳ này mà tìm thăm bà. Nếu như những người ấy không làm kinh động đến bà như thế, để bà sống yên trong hòn đảo cô lẻ của mình, tĩnh mịch im ắng, có lẽ những năm cuối đời của bà còn có thể trôi qua bình yên một chút, có thể ung dung bình thản hơn. Nhưng bà lại giống như con kiến, sợ mọi mưa gió của trần thế, vì một chiếc tổ đơn giản, mà trốn chạy trong sợ hãi bất an.
Rõ ràng là một đóa hoa lê trắng muốt, cớ sao lại bị mưa gió thế gian dập vùi rơi xuống bụi trần? Thực ra bà không sợ hãi, nếu thực sự sợ hãi, bà sẽ vĩnh biệt thế gian. Nhưng bà vẫn cao ngạo mạnh mẽ sống tiếp, kiên cường như thế, cô độc như thế. Giống như một bài hát cũ kinh điển trong chiếc máy thu âm, giai điệu lặp đi lặp lại; giống như một cây ngô đồng mọc trong sân sâu thẳm, đợi chờ năm tháng tàn khuyết, chần chừ chưa muốn già đi.
Tác giả :
Bạch Lạc Mai