Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi
Chương 20: Tự mình tàn úa
Bản thân đang chết đi từng tấc từng tấc một, thế giới đáng yêu này cũng đang chết đi từng tấc từng tấc một. Khi bạn cười, cả thế giới cũng cười với bạn; khi bạn khóc, chỉ có một mình bạn khóc mà thôi.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Đầu thu, trời xanh như nước, lau lách đìu hiu. Những ngày thuyền chài sáo trúc sóng xanh mênh mang, chơi trăng ca hát tiêu dao nhàn nhã, đã sớm lùi xa. Đời người như mộng, lòng người cũng không thể trở về quá khứ. Thuyền trôi sông dài, ngẩng đầu nhìn mây trôi ngang trời, chim bay mải miết. Trăm ngàn năm qua, gió mây chìm nổi, biết bao lịch sử chìm xuống đáy sông, không còn xuất đầu lộ diện.
Hồ Lan Thành trong lúc chạy trốn dường như không hề hối hận, anh nói: “Tôi chẳng qua là thất bại một lần. Giữa trời đất luôn có thành có bại, nước sông Trường Giang tiễn thuyền đi, xưa nay tiễn người thắng cũng tiễn cả kẻ bại. Niềm hân hoan của người thắng đúng là như nước chảy ào ào, còn sự khiêm tốn của kẻ bại cũng khiến giang sơn yên lặng". Một người tự phụ và đánh mất lương tri như thế, không biết thế nào là lầm đường lạc lối quay về, ngược lại còn cảm thấy chạy trốn để giữ mạng sống nơi chân trời là một việc hết sức vinh quang lỗi lạc. Vốn chỉ vì công danh, nên đã đi vào con đường lầm lỗi, nhưng đến nay, anh đã biến giả thành thật.
Cuối cùng anh thật thảm bại, phải dựa vào sự che chở của Nhật để chạy trốn sang Tây Tạng. Trong quân Nhật có người khuyên anh nên trốn sang Nhật, Hồ Lan Thành quyết sẽ ẩn mình trong dân gian. Anh hiểu rõ rằng, với thời cuộc hiện tại, dẫu có đi Nhật Bản, cũng không thể được an nhàn. Chẳng bằng tìm được nơi đào nguyên thôn dã, mai danh ẩn tích trốn tránh, đợi sóng gió qua đi, để tính nước cờ khác. Dường như trong bất cứ lúc nào, hoàn cảnh nào, người đàn ông này cũng có thể bình tĩnh, mặc cho khói mây thế gian bao trùm, từ tối tới sáng anh đều an ổn lâu dài.
Thời gian này, anh lén viết cho Trương Ái Linh một lá thư, nói rõ hành tung của mình, báo rằng mình vẫn bình an. Trương Ái Linh biết anh đang lâm vào hoàn cảnh hiểm nguy, đọc thư xong vui mừng khôn xiết, trong lòng thở phào nhẹ nhõm. Tháng chín, Hồ Lan Thành đến Nam Kinh. Mấy ngày sau, anh lại từ Nam Kinh đi tàu hỏa đến Thượng Hải, đây là cơ hội để anh nói lời chia tay với Trương Ái Linh. Trong lòng Hồ Lan Thành hiểu rõ rằng, khi gió mưa ập đến, anh cần một người con gái giống như Trương Ái Linh ở bên. Trương Ái Linh là một cô gái có nghĩa khí, xuất thân quý tộc, lại am hiểu sự đời. Cho nên, cô không cần cho anh bất cứ ủng hộ thực tế nào, chỉ cần gặp cô, là anh đã thấy yên lòng rồi.
Tại tòa chung cư Eddington, Hồ Lan Thành đề cập đến chuyện đi Nhật Bản. Trương Ái Linh nghe xong, chỉ kể lại một chuyện cũ của cụ ngoại Lý Hồng Chương. Lý Hồng Chương vì từng đại diện cho triều đình nhà Thanh đến Nhật Bản ký “Hiệp ước Mã Quan", mà cảm thấy nhục nhã vô cùng, từng thề rằng “suốt đời không đặt chân lên đất Nhật". Sau này, ông từng đến Nga ký kết “Điều ước Trung Nga", phải đổi thuyền ở Nhật Bản, phía Nhật Bản đã sớm chuẩn bị chỗ ở trên bờ cho ông, nhưng ông từ chối lên bờ. Việc này nhìn tưởng chừng như không liên quan đến Hồ Lan Thành, nhưng Hồ Lan Thành đã hiểu ý tứ của Trương Ái Linh, cô muốn khuyên anh đừng để bản thân lâm vào cảnh khốn cùng hơn nữa. Nghe xong, Hồ Lan Thành chỉ im lặng không nói gì hơn.
Đêm đó, Trương Ái Linh trằn trọc mất ngủ. Những ân tình trước kia còn lưu trữ ở nơi đây, nay từng chút từng chút trôi qua trước mắt. Hai người đã từng yêu thương thắm thiết nhường ấy, đến nay bỗng cảm thấy xa cách biết bao, lạ lẫm biết bao. Đối với Trương Ái Linh, kháng chiến chống Nhật thắng lợi vốn cũng là chuyện vui, đây cũng là lương tri mà một người Trung Quốc nên có. Nhưng nhìn người đàn ông trước mắt này, cô làm sao có thể cười nổi, cô cho rằng mình không có tư cách để cười. Tình duyên trăm tơ ngàn mối giữa họ, đã định rằng cô phải vinh nhục cùng anh. Cuộc đời của cô, vì người đàn ông này mà không còn trong sạch. Nhưng cô không hối hận, chỉ là sự bạc tình của anh, thực sự khiến người ta ớn lạnh đến tận tâm can.
Ngày hôm sau, Hồ Lan Thành quyết định đồng hành cùng người chồng của cháu gái Thanh Vân là Thẩm Phụng Lâm, đến Chiết Giang trốn. Hồ Lan Thành rời khỏi Thượng Hải chỉ mới mười ngày, “Chính phủ Quốc dân" Trùng Khánh đã công bố và thực thi “Dự thảo điều lệ xử lý Hán gian", lập tức có hơn một vạn tên Hán gian lớn nhỏ của chính phủ Uông Tinh Vệ bị bắt giam. Mà trên bảng danh sách Hán gian được công bố, Hồ Lan Thành đứng đầu bảng.
Trên đường chạy trốn, Hồ Lan Thành đọc được tên của mình trong danh sách, tâm trạng hệt như con chim sợ cành cong. Ngay sau đó, anh di chuyển qua Hàng Châu, Thiệu Hưng, rồi lại đến Chư Kỵ, ở nhà của Tư Tụng Đức. Tư Tụng Đức bằng tuổi Hồ Lan Thành, thời trung học, còn học cao hơn Hồ Lan Thành hai lớp, sau học khoa Trung văn trong trường Đại học Quang Hoa, về sau, không cẩn thận bị nhiễm bệnh mà chết. Mười tám năm trước, Hồ Lan Thành từng đến nhà họ Tư ở một thời gian, cho nên mẹ của Tư Tụng Đức – Tư bá mẫu – đối xử với anh như con cái trong nhà. Nhà họ Tư còn có một người mẹ kế, tên là Phạm Tú Mỹ, lớn hơn Hồ Lan Thành hai tuổi, từng sinh cho Tư lão gia một người con gái. Hồ Lan Thành gọi cô ấy là Phạm tiên sinh.
Vị Phạm tiên sinh này, lại khiến kẻ cô đơn trên đường chạy trốn là Hồ Lan Thành, động lòng ái mộ. Trong Đời này kiếp này, anh viết: “Tôi rất hiếm khi nói chuyện với cô ấy, nhưng cô ấy cũng để ý đến việc tôi ở lại phòng khách, lễ nghi đối đãi với khách hơi thiếu chu đáo. Có lúc, tôi thấy cô ấy đi làm đồng về, lấy một chiếc ghế tre tới ngồi ở gian phòng sát nhà bếp, váy dài áo ngắn bằng vải thô, trầm tĩnh như thế, gợi lên một cảm giác rất phong lưu. Tôi không nghĩ được điều gì khác, chỉ rõ ràng cảm thấy xung quanh chỉ có một mình cô ấy". Chuyện phong lưu của Hồ Lan Thành, thực sự khiến độc giả hoa mắt chóng mặt.
Hồ Lan Thành trốn ở Chư Kỵ mấy tháng, vì Chiết Giang tra bắt Hán gian quá nghiêm ngặt và sát sao, nên cuối cùng quyết định tạm thời đến Kim Hoa trốn. Lần này đi cùng anh chính là Phạm tiên sinh. Nhưng đến Kim Hoa, lại suýt chút nữa lọt vào tay đặc vụ “Lam Y xã" của Quốc dân đảng. Sau đó, theo đề nghị của Phạm Tú Mỹ, hai người vội vã trốn sang nhà cũ của nhà họ Phạm ở Ôn Châu.
Trên đường chạy trốn, Hồ Lan Thành thấy người đi đường và dân trong núi không hề nghi ngờ bọn họ, lòng mới bớt hoảng loạn sợ hãi, không kìm được cùng Phạm Tú Mỹ thưởng thức cảnh đẹp đầu đông của Giang Nam trong tiết trời quang đãng sáng sủa. Trời trong cảnh đẹp, tiếng suối róc rách, Hồ Lan Thành bắt đầu kể lại tình sử lãng mạn của mình cho người phụ nữ trước mặt nghe. “Mỗi đoạn đường chúng tôi đi sau khi xuống xe, tôi đều kể một chuyện nhỏ của mình, và nhắc đến việc đi khắp bốn phương, chuyện về Ngọc Phượng, Ái Linh, và Tiểu Chu, từng chuyện từng chuyện đều kể cho Phạm tiên sinh nghe, quãng đời mà tôi đã trải qua cũng đang bay tít tận nơi chân trời so với hoàn cảnh hiện tại, mà chặng đường phía trước trở nên xa xôi vô hạn".
Tiễn chàng đến Nhất Lý Đình, trong Nhất Lý Đình nói chuyện tư tình. Chuyến tiễn đưa này của Phạm Tú Mỹ, là lấy thân đưa tiễn. “Ngày mùng 8 tháng 12 tiễn đến sông Lệ Thủy, rồi chúng tôi thành vợ thành chồng. Đây chính là vì tôi cảm kích, sự cảm kích giữa nam và nữ, cuối cùng vẫn chỉ có lấy thân đền đáp". Những lời ấy đường hoàng ngang nhiên biết bao nhiêu, sự phản bội của anh, lại biến thành sự cảm kích. Trên thế gian lại có người đàn ông như thế, không chút hối hận vì mình đã bán nước, phụ bạc vô số giai nhân, mà ngược lại vẫn cảm thấy đó là điều đương nhiên. Khi anh và Phạm Tú Mỹ hoan hỷ vui vầy, anh đã quên mất Trương Ái Linh từng cùng mình thề non, cùng tu cùng ở, đã quên mất Chu Huấn Đức cùng mình hẹn biển.
Nhưng trong Đời này kiếp này, anh lại đưa ra lời giải đáp về mối nhân duyên của mình với Phạm Tú Mỹ, khiến người đời cảm thấy nực cười khôn xiết. “Trong lúc nguy hiểm lo lắng, tôi và Phạm Tú Mỹ kết làm vợ chồng, không phải không có ý muốn lợi dụng, phải lợi dụng người ta, có thể thấy tôi không thành thực. Nhưng mỗi khi tôi lợi dụng người khác, nhất định phải biến giả thành thật, một phần tình cảm phải trả lại hai phần, trung thực và sự linh hoạt thích ứng với hoàn cảnh là một, nếu nói tôi không trong sáng, tôi cũng khó mà biện bạch được".
Đến Ôn Châu, Hồ Lan Thành đổi tên thành Trương Gia Nghi. Trương Ái Linh từng nói: “Khi ấy, anh thay tên đổi họ, có thể gọi là Trương Khiên, hoặc gọi là Trương Chiêu, ở một góc nhỏ nơi chân trời sẽ có em đang vẫy anh gọi anh". Đến nay, Hồ Lan Thành quả nhiên thay tên đổi họ, không phải là Trương Khiên, cũng không phải là Trương Chiêu. Nhưng Trương Ái Linh vẫn giữ lời hứa, dọc đường phong trần, nghìn dặm xa xôi, lặn lội đến Ôn Châu, chỉ vì muốn gặp người đàn ông bạc tình này. Cô đến đột ngột, khiến Hồ Lan Thành luống cuống không biết làm sao. Hồ Lan Thành nói lúc nào giữa anh và Trương Ái Linh cũng giống như chốn nhân gian trên thiên đường, đến nay anh lại không muốn để Trương Ái Linh nhìn thấy dáng vẻ thảm hại suy sụp của mình ở giữa chốn thôn quê. Khi gặp nhau, anh không những không vui mừng, mà còn nổi giận: “Em đến làm gì? Còn không mau quay về!".
“Em từ Chư Kỵ Lệ Thủy đến, dọc đường nghĩ rằng anh đi qua nơi này. Thế nên, lúc trên thuyền mong mong ngóng ngóng nhìn thấy thành Ôn Châu, nghĩ là anh đang ở đó, thành Ôn Châu này giống như có châu báu đang tỏa ánh hào quang." Đây là lời của Trương Ái Linh, chân tình như thế, khiến người ta đau lòng ngậm ngùi. Nhưng Hồ Lan Thành đã được hưởng quá nhiều ân tình của hồng phấn giai nhân, anh không báo ơn thì thôi, còn hết lần này đến lần khác nhẫn tâm làm tổn thương cô.
Trương Ái Linh ở tại một nhà trọ cạnh công viên, ban ngày Hồ Lan Thành đến thăm cô, còn ban đêm sợ cảnh sát đi tuần. Lúc đó, Trương Ái Linh còn chưa biết chuyện giữa Hồ Lan Thành và Phạm Tú Mỹ, những lúc cùng Hồ Lan Thành ở trong phòng của nhà trọ, tuy có cảm giác xa cách, nhưng vẫn ân cần như xưa. “Có lúc hai người cùng gối đầu nằm trên giường nói chuyện, hai người mặt áp mặt bốn mắt nhìn nhau, trong mắt cô lấp lánh nụ cười, gương mặt như một đóa hoa mẫu đơn lớn nở bừng rạng rỡ, nở hết không giữ lại chút nào. Khi tôi và cô ấy bên nhau, tôi luôn cảm thấy một ngày trôi qua thật dài thật dài".
Hồ Lan Thành không biết, với tâm tư nhạy cảm tinh tế, Trương Ái Linh không thể không phát giác quan hệ khác biệt giữa anh và Phạm Tú Mỹ. Ngày hôm đó, ba người chạm mặt, Trương Ái Linh khen Phạm Tú Mỹ xinh đẹp, muốn vẽ tranh cho cô ta. Hồ Lan Thành đứng một bên, nhìn cô phác thảo khuôn mặt, vẽ mày mắt sống mũi, nhưng khi đang chuẩn bị vẽ đến khóe miệng, cô bỗng dừng bút không vẽ nữa. Phạm Tú Mỹ đi rồi, Hồ Lan Thành truy hỏi mãi, Trương Ái Linh buồn bã đáp: “Em cứ vẽ cứ vẽ, nhưng luôn cảm thấy thần sắc của cô ấy, cái miệng của cô ấy, càng lúc càng giống anh, trong lòng chợt giật mình hoảng sợ, khó chịu nên không thể vẽ tiếp được, còn anh chỉ biết hỏi em tại sao không vẽ nữa!".
Trương Ái Linh ngước nhìn người đàn ông bội bạc trước mặt, chỉ cảm thấy đáng tiếc. Cô luôn phải kìm nén tình cảm, luôn phải dùng sự trầm tĩnh để nhẫn nhịn chịu đựng sự phản bội của anh. Lần này, Trương Ái Linh cũng muốn Hồ Lan Thành giải thích rõ ràng. Trong ngõ tối quanh co, Trương Ái Linh muốn Hồ Lan Thành lựa chọn giữa cô và Tiểu Chu. Nhưng Hồ Lan Thành chỉ nói: “Anh đối với em, trên trời dưới đất, không có thứ gì có thể so sánh được, nếu chọn em, chẳng những làm em thiệt thòi, mà cũng có lỗi với Tiểu Chu…".
Trương Ái Linh hiểu rằng, người đàn ông này, là đáp án mà định mệnh không trao được cho cô. Lần này cũng là lần duy nhất cô trách hỏi: “Khi anh và em kết hôn, trên hôn thiếp, anh đã viết kiếp này bình yên, anh có mang lại sự bình yên cho em không?". Hồ Lan Thành chỉ nói sự đời lạnh lẽo, chuyện ngày mai còn không biết ra sao, anh không muốn đưa rất bất cứ lời giải thích nào.
Không còn bất cứ lý do nào để ở lại nữa, ngày hôm sau, Trương Ái Linh thu dọn hành lý đơn giản và cả trái tim trăm ngàn vết thủng của cô, rời khỏi Ôn Châu. Tháng hai giá lạnh, mưa khói mịt mờ, Hồ Lan Thành đưa cô lên thuyền, hai bên thậm chí còn chẳng dám đau buồn. Trước lúc đi, Trương Ái Linh để lại một câu: “Cuối cùng anh vẫn không chịu. Em từng nghĩ, nếu em buộc phải rời bỏ anh, cũng không đến mức tự sát, nhưng cũng không thể lại yêu người khác, mà em chỉ tự tàn úa".
Mối tình khuynh thành của ngày trước đó, đã chôn vùi trong sóng nước cuồn cuộn, cùng với sự nặng tình, sự thơ ngây của cô. Người đàn ông như thế này, đáng để cho Trương Ái Linh tàn úa vì anh ta sao? Trời đất tịch liêu, bến sông buồn thảm, phía xa xa không biết người nào đang ai oán hát câu: “Người quân tử của quá khứ nghe em nói, nghe em nói…". Khúc tàn người tan, thế giới tự nhiên sẽ phẳng lặng trở lại.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Đầu thu, trời xanh như nước, lau lách đìu hiu. Những ngày thuyền chài sáo trúc sóng xanh mênh mang, chơi trăng ca hát tiêu dao nhàn nhã, đã sớm lùi xa. Đời người như mộng, lòng người cũng không thể trở về quá khứ. Thuyền trôi sông dài, ngẩng đầu nhìn mây trôi ngang trời, chim bay mải miết. Trăm ngàn năm qua, gió mây chìm nổi, biết bao lịch sử chìm xuống đáy sông, không còn xuất đầu lộ diện.
Hồ Lan Thành trong lúc chạy trốn dường như không hề hối hận, anh nói: “Tôi chẳng qua là thất bại một lần. Giữa trời đất luôn có thành có bại, nước sông Trường Giang tiễn thuyền đi, xưa nay tiễn người thắng cũng tiễn cả kẻ bại. Niềm hân hoan của người thắng đúng là như nước chảy ào ào, còn sự khiêm tốn của kẻ bại cũng khiến giang sơn yên lặng". Một người tự phụ và đánh mất lương tri như thế, không biết thế nào là lầm đường lạc lối quay về, ngược lại còn cảm thấy chạy trốn để giữ mạng sống nơi chân trời là một việc hết sức vinh quang lỗi lạc. Vốn chỉ vì công danh, nên đã đi vào con đường lầm lỗi, nhưng đến nay, anh đã biến giả thành thật.
Cuối cùng anh thật thảm bại, phải dựa vào sự che chở của Nhật để chạy trốn sang Tây Tạng. Trong quân Nhật có người khuyên anh nên trốn sang Nhật, Hồ Lan Thành quyết sẽ ẩn mình trong dân gian. Anh hiểu rõ rằng, với thời cuộc hiện tại, dẫu có đi Nhật Bản, cũng không thể được an nhàn. Chẳng bằng tìm được nơi đào nguyên thôn dã, mai danh ẩn tích trốn tránh, đợi sóng gió qua đi, để tính nước cờ khác. Dường như trong bất cứ lúc nào, hoàn cảnh nào, người đàn ông này cũng có thể bình tĩnh, mặc cho khói mây thế gian bao trùm, từ tối tới sáng anh đều an ổn lâu dài.
Thời gian này, anh lén viết cho Trương Ái Linh một lá thư, nói rõ hành tung của mình, báo rằng mình vẫn bình an. Trương Ái Linh biết anh đang lâm vào hoàn cảnh hiểm nguy, đọc thư xong vui mừng khôn xiết, trong lòng thở phào nhẹ nhõm. Tháng chín, Hồ Lan Thành đến Nam Kinh. Mấy ngày sau, anh lại từ Nam Kinh đi tàu hỏa đến Thượng Hải, đây là cơ hội để anh nói lời chia tay với Trương Ái Linh. Trong lòng Hồ Lan Thành hiểu rõ rằng, khi gió mưa ập đến, anh cần một người con gái giống như Trương Ái Linh ở bên. Trương Ái Linh là một cô gái có nghĩa khí, xuất thân quý tộc, lại am hiểu sự đời. Cho nên, cô không cần cho anh bất cứ ủng hộ thực tế nào, chỉ cần gặp cô, là anh đã thấy yên lòng rồi.
Tại tòa chung cư Eddington, Hồ Lan Thành đề cập đến chuyện đi Nhật Bản. Trương Ái Linh nghe xong, chỉ kể lại một chuyện cũ của cụ ngoại Lý Hồng Chương. Lý Hồng Chương vì từng đại diện cho triều đình nhà Thanh đến Nhật Bản ký “Hiệp ước Mã Quan", mà cảm thấy nhục nhã vô cùng, từng thề rằng “suốt đời không đặt chân lên đất Nhật". Sau này, ông từng đến Nga ký kết “Điều ước Trung Nga", phải đổi thuyền ở Nhật Bản, phía Nhật Bản đã sớm chuẩn bị chỗ ở trên bờ cho ông, nhưng ông từ chối lên bờ. Việc này nhìn tưởng chừng như không liên quan đến Hồ Lan Thành, nhưng Hồ Lan Thành đã hiểu ý tứ của Trương Ái Linh, cô muốn khuyên anh đừng để bản thân lâm vào cảnh khốn cùng hơn nữa. Nghe xong, Hồ Lan Thành chỉ im lặng không nói gì hơn.
Đêm đó, Trương Ái Linh trằn trọc mất ngủ. Những ân tình trước kia còn lưu trữ ở nơi đây, nay từng chút từng chút trôi qua trước mắt. Hai người đã từng yêu thương thắm thiết nhường ấy, đến nay bỗng cảm thấy xa cách biết bao, lạ lẫm biết bao. Đối với Trương Ái Linh, kháng chiến chống Nhật thắng lợi vốn cũng là chuyện vui, đây cũng là lương tri mà một người Trung Quốc nên có. Nhưng nhìn người đàn ông trước mắt này, cô làm sao có thể cười nổi, cô cho rằng mình không có tư cách để cười. Tình duyên trăm tơ ngàn mối giữa họ, đã định rằng cô phải vinh nhục cùng anh. Cuộc đời của cô, vì người đàn ông này mà không còn trong sạch. Nhưng cô không hối hận, chỉ là sự bạc tình của anh, thực sự khiến người ta ớn lạnh đến tận tâm can.
Ngày hôm sau, Hồ Lan Thành quyết định đồng hành cùng người chồng của cháu gái Thanh Vân là Thẩm Phụng Lâm, đến Chiết Giang trốn. Hồ Lan Thành rời khỏi Thượng Hải chỉ mới mười ngày, “Chính phủ Quốc dân" Trùng Khánh đã công bố và thực thi “Dự thảo điều lệ xử lý Hán gian", lập tức có hơn một vạn tên Hán gian lớn nhỏ của chính phủ Uông Tinh Vệ bị bắt giam. Mà trên bảng danh sách Hán gian được công bố, Hồ Lan Thành đứng đầu bảng.
Trên đường chạy trốn, Hồ Lan Thành đọc được tên của mình trong danh sách, tâm trạng hệt như con chim sợ cành cong. Ngay sau đó, anh di chuyển qua Hàng Châu, Thiệu Hưng, rồi lại đến Chư Kỵ, ở nhà của Tư Tụng Đức. Tư Tụng Đức bằng tuổi Hồ Lan Thành, thời trung học, còn học cao hơn Hồ Lan Thành hai lớp, sau học khoa Trung văn trong trường Đại học Quang Hoa, về sau, không cẩn thận bị nhiễm bệnh mà chết. Mười tám năm trước, Hồ Lan Thành từng đến nhà họ Tư ở một thời gian, cho nên mẹ của Tư Tụng Đức – Tư bá mẫu – đối xử với anh như con cái trong nhà. Nhà họ Tư còn có một người mẹ kế, tên là Phạm Tú Mỹ, lớn hơn Hồ Lan Thành hai tuổi, từng sinh cho Tư lão gia một người con gái. Hồ Lan Thành gọi cô ấy là Phạm tiên sinh.
Vị Phạm tiên sinh này, lại khiến kẻ cô đơn trên đường chạy trốn là Hồ Lan Thành, động lòng ái mộ. Trong Đời này kiếp này, anh viết: “Tôi rất hiếm khi nói chuyện với cô ấy, nhưng cô ấy cũng để ý đến việc tôi ở lại phòng khách, lễ nghi đối đãi với khách hơi thiếu chu đáo. Có lúc, tôi thấy cô ấy đi làm đồng về, lấy một chiếc ghế tre tới ngồi ở gian phòng sát nhà bếp, váy dài áo ngắn bằng vải thô, trầm tĩnh như thế, gợi lên một cảm giác rất phong lưu. Tôi không nghĩ được điều gì khác, chỉ rõ ràng cảm thấy xung quanh chỉ có một mình cô ấy". Chuyện phong lưu của Hồ Lan Thành, thực sự khiến độc giả hoa mắt chóng mặt.
Hồ Lan Thành trốn ở Chư Kỵ mấy tháng, vì Chiết Giang tra bắt Hán gian quá nghiêm ngặt và sát sao, nên cuối cùng quyết định tạm thời đến Kim Hoa trốn. Lần này đi cùng anh chính là Phạm tiên sinh. Nhưng đến Kim Hoa, lại suýt chút nữa lọt vào tay đặc vụ “Lam Y xã" của Quốc dân đảng. Sau đó, theo đề nghị của Phạm Tú Mỹ, hai người vội vã trốn sang nhà cũ của nhà họ Phạm ở Ôn Châu.
Trên đường chạy trốn, Hồ Lan Thành thấy người đi đường và dân trong núi không hề nghi ngờ bọn họ, lòng mới bớt hoảng loạn sợ hãi, không kìm được cùng Phạm Tú Mỹ thưởng thức cảnh đẹp đầu đông của Giang Nam trong tiết trời quang đãng sáng sủa. Trời trong cảnh đẹp, tiếng suối róc rách, Hồ Lan Thành bắt đầu kể lại tình sử lãng mạn của mình cho người phụ nữ trước mặt nghe. “Mỗi đoạn đường chúng tôi đi sau khi xuống xe, tôi đều kể một chuyện nhỏ của mình, và nhắc đến việc đi khắp bốn phương, chuyện về Ngọc Phượng, Ái Linh, và Tiểu Chu, từng chuyện từng chuyện đều kể cho Phạm tiên sinh nghe, quãng đời mà tôi đã trải qua cũng đang bay tít tận nơi chân trời so với hoàn cảnh hiện tại, mà chặng đường phía trước trở nên xa xôi vô hạn".
Tiễn chàng đến Nhất Lý Đình, trong Nhất Lý Đình nói chuyện tư tình. Chuyến tiễn đưa này của Phạm Tú Mỹ, là lấy thân đưa tiễn. “Ngày mùng 8 tháng 12 tiễn đến sông Lệ Thủy, rồi chúng tôi thành vợ thành chồng. Đây chính là vì tôi cảm kích, sự cảm kích giữa nam và nữ, cuối cùng vẫn chỉ có lấy thân đền đáp". Những lời ấy đường hoàng ngang nhiên biết bao nhiêu, sự phản bội của anh, lại biến thành sự cảm kích. Trên thế gian lại có người đàn ông như thế, không chút hối hận vì mình đã bán nước, phụ bạc vô số giai nhân, mà ngược lại vẫn cảm thấy đó là điều đương nhiên. Khi anh và Phạm Tú Mỹ hoan hỷ vui vầy, anh đã quên mất Trương Ái Linh từng cùng mình thề non, cùng tu cùng ở, đã quên mất Chu Huấn Đức cùng mình hẹn biển.
Nhưng trong Đời này kiếp này, anh lại đưa ra lời giải đáp về mối nhân duyên của mình với Phạm Tú Mỹ, khiến người đời cảm thấy nực cười khôn xiết. “Trong lúc nguy hiểm lo lắng, tôi và Phạm Tú Mỹ kết làm vợ chồng, không phải không có ý muốn lợi dụng, phải lợi dụng người ta, có thể thấy tôi không thành thực. Nhưng mỗi khi tôi lợi dụng người khác, nhất định phải biến giả thành thật, một phần tình cảm phải trả lại hai phần, trung thực và sự linh hoạt thích ứng với hoàn cảnh là một, nếu nói tôi không trong sáng, tôi cũng khó mà biện bạch được".
Đến Ôn Châu, Hồ Lan Thành đổi tên thành Trương Gia Nghi. Trương Ái Linh từng nói: “Khi ấy, anh thay tên đổi họ, có thể gọi là Trương Khiên, hoặc gọi là Trương Chiêu, ở một góc nhỏ nơi chân trời sẽ có em đang vẫy anh gọi anh". Đến nay, Hồ Lan Thành quả nhiên thay tên đổi họ, không phải là Trương Khiên, cũng không phải là Trương Chiêu. Nhưng Trương Ái Linh vẫn giữ lời hứa, dọc đường phong trần, nghìn dặm xa xôi, lặn lội đến Ôn Châu, chỉ vì muốn gặp người đàn ông bạc tình này. Cô đến đột ngột, khiến Hồ Lan Thành luống cuống không biết làm sao. Hồ Lan Thành nói lúc nào giữa anh và Trương Ái Linh cũng giống như chốn nhân gian trên thiên đường, đến nay anh lại không muốn để Trương Ái Linh nhìn thấy dáng vẻ thảm hại suy sụp của mình ở giữa chốn thôn quê. Khi gặp nhau, anh không những không vui mừng, mà còn nổi giận: “Em đến làm gì? Còn không mau quay về!".
“Em từ Chư Kỵ Lệ Thủy đến, dọc đường nghĩ rằng anh đi qua nơi này. Thế nên, lúc trên thuyền mong mong ngóng ngóng nhìn thấy thành Ôn Châu, nghĩ là anh đang ở đó, thành Ôn Châu này giống như có châu báu đang tỏa ánh hào quang." Đây là lời của Trương Ái Linh, chân tình như thế, khiến người ta đau lòng ngậm ngùi. Nhưng Hồ Lan Thành đã được hưởng quá nhiều ân tình của hồng phấn giai nhân, anh không báo ơn thì thôi, còn hết lần này đến lần khác nhẫn tâm làm tổn thương cô.
Trương Ái Linh ở tại một nhà trọ cạnh công viên, ban ngày Hồ Lan Thành đến thăm cô, còn ban đêm sợ cảnh sát đi tuần. Lúc đó, Trương Ái Linh còn chưa biết chuyện giữa Hồ Lan Thành và Phạm Tú Mỹ, những lúc cùng Hồ Lan Thành ở trong phòng của nhà trọ, tuy có cảm giác xa cách, nhưng vẫn ân cần như xưa. “Có lúc hai người cùng gối đầu nằm trên giường nói chuyện, hai người mặt áp mặt bốn mắt nhìn nhau, trong mắt cô lấp lánh nụ cười, gương mặt như một đóa hoa mẫu đơn lớn nở bừng rạng rỡ, nở hết không giữ lại chút nào. Khi tôi và cô ấy bên nhau, tôi luôn cảm thấy một ngày trôi qua thật dài thật dài".
Hồ Lan Thành không biết, với tâm tư nhạy cảm tinh tế, Trương Ái Linh không thể không phát giác quan hệ khác biệt giữa anh và Phạm Tú Mỹ. Ngày hôm đó, ba người chạm mặt, Trương Ái Linh khen Phạm Tú Mỹ xinh đẹp, muốn vẽ tranh cho cô ta. Hồ Lan Thành đứng một bên, nhìn cô phác thảo khuôn mặt, vẽ mày mắt sống mũi, nhưng khi đang chuẩn bị vẽ đến khóe miệng, cô bỗng dừng bút không vẽ nữa. Phạm Tú Mỹ đi rồi, Hồ Lan Thành truy hỏi mãi, Trương Ái Linh buồn bã đáp: “Em cứ vẽ cứ vẽ, nhưng luôn cảm thấy thần sắc của cô ấy, cái miệng của cô ấy, càng lúc càng giống anh, trong lòng chợt giật mình hoảng sợ, khó chịu nên không thể vẽ tiếp được, còn anh chỉ biết hỏi em tại sao không vẽ nữa!".
Trương Ái Linh ngước nhìn người đàn ông bội bạc trước mặt, chỉ cảm thấy đáng tiếc. Cô luôn phải kìm nén tình cảm, luôn phải dùng sự trầm tĩnh để nhẫn nhịn chịu đựng sự phản bội của anh. Lần này, Trương Ái Linh cũng muốn Hồ Lan Thành giải thích rõ ràng. Trong ngõ tối quanh co, Trương Ái Linh muốn Hồ Lan Thành lựa chọn giữa cô và Tiểu Chu. Nhưng Hồ Lan Thành chỉ nói: “Anh đối với em, trên trời dưới đất, không có thứ gì có thể so sánh được, nếu chọn em, chẳng những làm em thiệt thòi, mà cũng có lỗi với Tiểu Chu…".
Trương Ái Linh hiểu rằng, người đàn ông này, là đáp án mà định mệnh không trao được cho cô. Lần này cũng là lần duy nhất cô trách hỏi: “Khi anh và em kết hôn, trên hôn thiếp, anh đã viết kiếp này bình yên, anh có mang lại sự bình yên cho em không?". Hồ Lan Thành chỉ nói sự đời lạnh lẽo, chuyện ngày mai còn không biết ra sao, anh không muốn đưa rất bất cứ lời giải thích nào.
Không còn bất cứ lý do nào để ở lại nữa, ngày hôm sau, Trương Ái Linh thu dọn hành lý đơn giản và cả trái tim trăm ngàn vết thủng của cô, rời khỏi Ôn Châu. Tháng hai giá lạnh, mưa khói mịt mờ, Hồ Lan Thành đưa cô lên thuyền, hai bên thậm chí còn chẳng dám đau buồn. Trước lúc đi, Trương Ái Linh để lại một câu: “Cuối cùng anh vẫn không chịu. Em từng nghĩ, nếu em buộc phải rời bỏ anh, cũng không đến mức tự sát, nhưng cũng không thể lại yêu người khác, mà em chỉ tự tàn úa".
Mối tình khuynh thành của ngày trước đó, đã chôn vùi trong sóng nước cuồn cuộn, cùng với sự nặng tình, sự thơ ngây của cô. Người đàn ông như thế này, đáng để cho Trương Ái Linh tàn úa vì anh ta sao? Trời đất tịch liêu, bến sông buồn thảm, phía xa xa không biết người nào đang ai oán hát câu: “Người quân tử của quá khứ nghe em nói, nghe em nói…". Khúc tàn người tan, thế giới tự nhiên sẽ phẳng lặng trở lại.
Tác giả :
Bạch Lạc Mai