Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi
Chương 2: Hoa soi bóng nước
“Không quá sớm, cũng chẳng quá muộn, vừa khéo đuổi kịp, vậy mà cũng chẳng có câu nào khác, chỉ khẽ hỏi: “Ô, em cũng ở đây sao?".
(Trương Ái Linh ngữ tục)
Sắc trăng nghiêng thành. Đây là bến Thượng Hải, một đô thị mà đâu đâu cũng là truyền kỳ. Bao người giữa sân khấu nhân gian đầy mê hoặc này, cứ khăng khăng cố chấp diễn cảnh buồn vui. Từ phồn hoa nhộn nhịp đến cô đơn u tối, cái mất đi chẳng qua cũng chỉ là thời gian. Bốn mùa xoay chuyển, chìm nổi sóng gió, người muốn được nhớ mãi thì lại bị lãng quên, kẻ muốn bị lãng quên lại luôn được nhớ tới. Đêm nay, không biết giấc mộng cũ ngủ say bao năm trên biển, đã bị người khách qua đường có dáng vẻ vội vã nào đánh thức? Sau này mới biết, người từng thề non hẹn biển, đến một ngày sẽ đường ai nấy đi, người từng nói mãi mãi không gặp lại, đến một ngày không hẹn mà gặp. Dòng chảy duyên phận mà chúng ta chưa bao giờ có thể nắm chắc được ấy cứ ung dung dập dềnh. Trương Ái Linh từng nói: “Trong ngàn vạn người, gặp được người mà bạn muốn; trong ngàn vạn năm, giữa đồng hoang bất tận của thời gian, không quá sớm, cũng chẳng quá muộn, vừa khéo đuổi kịp, vậy mà cũng chẳng có câu nào khác, chỉ khẽ hỏi: “Ô, em cũng ở đây sao?"[1]
[1] Trích truyện ngắn Tình yêu của Trương Ái Linh.
“Em cũng ở đây sao?". Ai từng có may mắn được hỏi bằng một câu nói dịu dàng, níu giữ bước chân sắp sửa đi xa này lại? Trong hạnh phúc mơ hồ, đã toan dợm bước. Vốn tưởng, tài nữ đi xuyên qua mưa khói Dân Quốc khiến cả thế giới phải kinh ngạc này, không cần phụ thuộc bất cứ người nào trên con đường tình cảm. Nhưng giữa dòng người náo nhiệt, cô vẫn vì một bóng dáng xa lạ mà quay đầu nhìn lại. Rốt cuộc, cô vẫn là người trần tục, vẫn luôn khát khao một người có thể dùng tình cảm ấm nồng lấp đầy trái tim hoang lạnh của cô, từ đó sướng khổ bên nhau trọn đời.
Có lẽ rất nhiều người không thực sự hiểu rõ câu chuyện đầy mê hoặc của Trương Ái Linh, nhưng tên của cô thì ai ai cũng biết. Nhớ đến cô là nhớ đến tấm ảnh đen trắng đã trải qua bao năm tháng đó. Cô mặc một chiếc sườn xám đã ngả màu nhưng diễm lệ, đầu ngẩng cao đầy quý phái, cô độc cao ngạo mà lạnh lùng nhìn phàm trần qua lại. Khinh bạc biết bao, vô can với vui buồn biết bao. Cô đẹp, mang theo ánh lấp lánh tột độ, cũng mang theo sự cô độc kiên định. Để cô làm một cô gái bình thường là điều không thể.
Khi chưa từng gặp gỡ tình yêu, Trương Ái Linh đã biết ái tình là một ván cờ. Nhưng thông minh như cô cũng không thể hiểu rõ được nội tình ván cờ đó, mà chỉ có thể làm người đứng xem. Khi ngàn cánh buồm lướt qua[2], cập bến đỗ đã lâu không gặp, cô lại không biết tháng năm đã âm thầm đổi thay, vật còn đó mà người thì đã khác. Biết rõ rằng thiêu thân lao mình vào lửa, nhưng cô vẫn ung dung, không ngại ngần lao vào cho đến lúc rực rỡ như tro bay khói tàn, hóa thành chút tuyết vương trên mặt đất mới chịu thôi.
[2] Nguyên văn “Quá tận thiên phàm", xuất xứ từ hai câu thơ trong bài Mộng Giang Nam của Ôn Đình Quân: “Quá tận thiên phàm giai bất thị/ Tà huy mạch mạch thủy du du" (Ngàn cánh buồn qua đều chẳng phải/ Nắng chiều chếch chếch nước tuôn mau), được hiểu với nghĩa “Thấy bao nhiêu dâu bể ngày tháng trôi qua".
Hồ Lan Thành nói, Trương Ái Linh là “hoa soi bóng nước[3]" thời Dân Quốc. Không sai, Trương Ái Linh là một cô gái khôn ngoan, câu chữ cô dùng dường như thông hiểu thế sự, nhưng thực ra thì trải nghiệm của cô lại rất ít ỏi. Cô không cần phải thâm nhập vào trốn hồng trần, thời đại này sẽ tự đến giao thiệp với cô. Cô không muốn trở thành huyền thoại, nhưng bản thân cô đã là một huyền thoại. Tài của Trương Ái Linh là bẩm sinh, cho nên vào thời điểm thích hợp, cô sẽ tự bừng nở, tự tàn úa.
[3] Lâm thùy chiều hoa: Tạm dịch là “hoa soi bóng nước", “Hoa rọi mặt hồ". Cụm từ này có thể được lấy từ đoạn tả Lâm Đại Ngọc trong Hồng lâu mộng: “Nhàn tự kiều hoa chiều thủy". nghĩa là “Vẻ nhàn nhã, thư thái như hoa rọi mặt hồ".
Thế gian này đâu có loài thực vật nào có thể sánh với cô, nhưng cô lại nói: “Gặp được anh, cô trở nên rất thấp kém đến mức lẫn vào cát bụi. Nhưng trong tim cô lại rất vui, từ trong cát bụi nở ra một đóa hoa". Lời nói thắm tình như thế, đừng nói là Hồ Lan Thành phong lưu lỗi lạc, mà dù là bất cứ người đàn ông bình thường nào, cũng đều cúi đầu quy phục trước cô. Nhưng Trương Ái Linh khi đó, chỉ trở thành đóa hoa xinh đẹp vì một mình Hồ Lan Thành. Không phải cô yêu đến mù quáng, mà bởi cô cần một mối tình không tầm thường để điểm tô cho năm tháng thanh xuân. Khi rơi vào, cũng là lúc thức tỉnh.
Vậy nên, Hồ Lan Thành đã trở thành kẻ thưởng hoa đầy may mắn. Hồ Lan Thành cũng yêu Trương Ái Linh thực sự, bởi cô là niềm vui bất ngờ một thuở, là ân sủng định mệnh trong cuộc đời anh. Cả cuộc đời Hồ Lan Thành đã gặp gỡ biết bao cô gái, với phong thái phù hoa nhất, quỳ bái dưới gấu váy của họ, cuối cùng anh đều được như ý nguyện. Nhưng Trương Ái Linh là truyền kỳ duy nhất, cũng là một món nợ tình mà có dùng cả đời anh cũng không trả nổi.
Thuở ban đầu, Hồ Lan Thành “nguyện khiến năm tháng tĩnh lặng, kiếp này bình an", thề rằng “cùng tu cùng ở, cùng duyên cùng tướng, cùng gặp cùng biết". Nhưng người đứng trước mắt phong vận như xưa, còn anh thì mây gió đổi thay. Không phải là lãng quên, mà là trên con đường hồng trần non nước xa xôi, anh cần đồng hành với quá nhiều phong cảnh. Đến nay, thử nghĩ lại, nếu như Hồ Lan Thành thực sự giữ lời thề, nguyện cùng Trương Ái Linh yên ổn sống qua ngày, thì liệu cô có thật sự như dây mây quấn quýt, mãi không chia lìa hay không?
Thật khó tưởng tượng, một người con gái lạnh lùng đầy cao ngạo xa cách từ trong xương tủy như thế, làm thế nào mà có thể trở thành một nhành hoa một cọng cỏ, một mảnh đất một hại bụi[4], giữ gìn trong tình sâu nghĩa dài như thế? Hồ Lan Thành cũng từng nói, Trương Ái Linh là một người vô tình. Khi Hồ Lan Thành khẳng định đó là tình cảm nên có, thì phía Trương Ái Linh lại nghĩ là không nên. Nhưng Trương Ái Linh có thực sự vô tình không? Có lẽ từ tận đáy lòng cô, tình cảm phân thành rất nhiều loại, một số là những tình yêu chẳng thìa chia xa còn tốt hơn; một số là những tình yêu cần phải nghiền vụn bản thân, đun chung cùng năm tháng rồi uống cạn mới chịu nguôi.
[4] Ý nói tình cảm trước sau như một, chỉ dành cho một người.
Không phải Trương Ái Linh vô tình, mà là trong ngàn vạn người, cô đã gặp nhầm người. Sự phản bội của Hồ Lan Thành khiến cô cảm thấy cô cảm thấy mùa xuân thất sắc, núi sông đổi màu, tình yêu là trừng phạt, là chán ghét. Khi cảm thấy không thể níu kéo được tất cả nữa, cô liền quyết định thay đổi đầy quyến rũ một lần. Còn người đàn ông đó, vẫn tưởng rằng cô sẽ giữ căn nhà tập thể cũ kĩ, vì mình mà chờ đợi đến khi trăng khuyết lại tròn; mà không hay, những chiếc sườn xám đủ màu đủ kiểu trong tủ áo vẫn còn, bài hát cũ trong máy thu âm vẫn đang phát đi phát lại, nhưng người thì đã rong ruổi chân trời.
Trương Ái Linh nói, sau khi đã từng yêu, trái tim tinh khiết giống như được tẩy rửa bằng nước, sự bội bạc của Hồ Lan Thành thực sự khiến cô đau khổ, nhưng cô vẫn điềm tĩnh nói: “Nếu buộc phải rời xa anh, em sẽ không tự sát, cũng sẽ không yêu người khác, mà em sẽ chỉ héo tàn". Khi nói câu này, trái tim Trương Ái Linh đã chẳng khác nào một hồ sâu không thể đo nổi, tuy bị người ta ném đá hỏi đường, nhưng vẫn yên tĩnh lặng sóng.
Từ đó về sau, dù là bình thường, là kinh hãi thế gian, là tươi đẹp hay xiêu hồn lạc phách, đều chẳng liên quan tới người. Tình yêu bắt đầu từ cái nắm tay, đứng lặng bên nhau ngắm khói hoàng hôn đã không còn nữa. Tha hương là để sống tiếp mà không yêu không hận; sống cô quạnh một mình là để được âm thầm quên lãng. Vì thế sau này, khi cô chọn sống cùng một ông già ngoại quốc tuổi đã ngoại lục tuần mà chẳng cần lý do, âu cũng là điều đáng được tha thứ. Không phải cô không nỡ héo tàn, mà bởi từ phát triển đến suy tàn cần trải qua một quá trình gian nan.
Hạnh phúc hay không, đã không còn quan trọng. Có thể đi đến cùng hay không, cũng không còn gì đáng nói. Khi thề đoạn tuyệt với hồng trần, cô đã dự định không quay lại nữa. Gia thế hiển hách, quý tộc sa sút, quá khứ rạng rỡ, đều chỉ như nước chảy bèo trôi. Những người dốc hết tâm tư để mưu tính kết cục cho bản thân kỳ thực lại sớm bị vận mệnh sắp đặt. Chẳng thà làm một người nhạt nhẽo, dù cho thế sự bãi bể hóa nương dâu, ta vẫn ung dung, chẳng buồn đau tiếc nuối.
Ngày tháng vốn nên đơn sơ mộc mạc như thế, là thời gian thao túng chúng ta quá nhiều, nên mới cho chúng ta dũng khí xông pha giang hồ, cho chúng ta quyết tâm đi khắp sơn hà. Nhưng, năm tháng cuối cùng vẫn không chịu buông tha, bạn đi qua một núi một sông, thì phải trả lại bằng một sớm một chiều. Nhiều khi, những tưởng hạnh phúc đã chạm tay, nhưng nó lại ở bên ngoài song cửa, phải đợi đến lúc bình minh khi ráng trời xé tan đêm tối, mới có thể gõ cửa bước vào.
Vào những năm tháng tươi đẹp nhất của thuở ban đầu, cô đã viết một câu thế này: “Sinh mệnh là một chiếc áo hoa mỹ, mà trên đó lúc nhúc những con bọ". Phải là một người con gái sáng suốt thế nào, mới có thể hiểu thấu đáo như thế. Phải chăng cô thực sự là một kỳ nữ, có thể nung nấu chữ nghĩa bàn luận vận mệnh, bói được quẻ bói kiếp trước đời này? Cô hiểu rõ, đời người không phải là Đường thi Tống từ, không phải là Dương xuân Bạch tuyết[5]. Cho nên nếu có một ngày, gặp phải muôn vàn bất hạnh, cũng là điều bình thường. Với cô, trần thế chẳng qua chỉ là một chiếc sườn xám che thân, cởi ra rồi nó cũng chẳng là gì.
[5]Dương xuân bạch tuyết: Một khúc cổ cầm, là một trong thập đại danh khúc, được dùng so sánh với nghệ thuật cao thâm.
Văn chương của cô giống như một cây kiếm diễm lệ mà lạnh lẽo, còn cô là “lâm thủy chiếu hoa", tao nhã vung cây kiếm của mình lên là có thể lay động vẻ rực rỡ của hoa tươi, cũng có thể nghiền vụn hào quang của trăng sáng. Nếu nói cô đã từng lạc bước vào biển hoa, thì cũng chỉ vì để tác thành cho mùa hoa muôn hồng ngàn tía. Trên con đường vội vã, một lần gặp gỡ thoáng chốc đã quay đầu, cũng chỉ có bóng dáng còn lưu lại của con chim hồng kinh hãi trong phút chốc. Không phải cô quay đi quá vội, mà là không có ai đáng để cô đợi đến lúc chiều tà.
Nguồn ebooks: http://www.luv-ebook.com
Là vạn non nghìn nước đều đã đi qua đó, là gió xuân lầm lỡ một đời đó. Cho dù thế sự vẫn như xưa, nhưng cô không sợ gì nữa, khi không có gì để nhớ, níu kéo chỉ là thừa. Lòng như được mưa đêm gột rửa bụi trần, thật sự đã sạch sẽ rồi. Cô khiến bản thân cô độc dứt bỏ cuộc đời, sống đến tóc bạc da mồi, sống đến quên cả dáng hình năm xưa của bản thân, thậm chí quên cả họ tên. Triệt để như thế, cũng chỉ có Trương Ái Linh. Có thể coi bản thân mình là duy nhất, có thể cô độc như thế, quả là đức hạnh cao quý.
Vào cái đêm trăng tròn mười sáu năm trước đó, cô chìm vào giấc ngủ nặng nề, và rồi không bao giờ tỉnh lại nữa. Đêm đó tĩnh lặng vô cùng, dường như nghe thấy cả tiếng hạt bụi rớt xuống mặt đất. Rất nhiều người phỏng đoán, sau khi tái sinh, rốt cuộc Trương Ái Linh đã đi đâu, đã hóa thành gì? Còn tôi đến nay vẫn tin rằng, không có bất cứ sinh vật nào có thể thay thế cô. Người con gái như thế, căn bản không cần đầu thai, chỉ một kiếp là đủ.
Hết thảy chúng sinh đều hữu tình, hết thảy chúng sinh đều có quá khứ. Nguyện lúc này bình lặng, nhưng khi khác rạng ngời. Duy chỉ thực sự có được, mới không phụ năm tháng một đời. Gió mây xoay vần, lại là tiết thu trong lành. Có lẽ chúng ta nên thực sự tin rằng, người con gái tên gọi Trương Ái Linh ấy, đã vận một chiếc sườn xám diễm lệ, đi xuyên qua mưa khói Dân Quốc, đi xuyên qua những ngõ dài hun hút của Thượng Hải, và đang chậm rãi bước về phía chúng ta.
(Trương Ái Linh ngữ tục)
Sắc trăng nghiêng thành. Đây là bến Thượng Hải, một đô thị mà đâu đâu cũng là truyền kỳ. Bao người giữa sân khấu nhân gian đầy mê hoặc này, cứ khăng khăng cố chấp diễn cảnh buồn vui. Từ phồn hoa nhộn nhịp đến cô đơn u tối, cái mất đi chẳng qua cũng chỉ là thời gian. Bốn mùa xoay chuyển, chìm nổi sóng gió, người muốn được nhớ mãi thì lại bị lãng quên, kẻ muốn bị lãng quên lại luôn được nhớ tới. Đêm nay, không biết giấc mộng cũ ngủ say bao năm trên biển, đã bị người khách qua đường có dáng vẻ vội vã nào đánh thức? Sau này mới biết, người từng thề non hẹn biển, đến một ngày sẽ đường ai nấy đi, người từng nói mãi mãi không gặp lại, đến một ngày không hẹn mà gặp. Dòng chảy duyên phận mà chúng ta chưa bao giờ có thể nắm chắc được ấy cứ ung dung dập dềnh. Trương Ái Linh từng nói: “Trong ngàn vạn người, gặp được người mà bạn muốn; trong ngàn vạn năm, giữa đồng hoang bất tận của thời gian, không quá sớm, cũng chẳng quá muộn, vừa khéo đuổi kịp, vậy mà cũng chẳng có câu nào khác, chỉ khẽ hỏi: “Ô, em cũng ở đây sao?"[1]
[1] Trích truyện ngắn Tình yêu của Trương Ái Linh.
“Em cũng ở đây sao?". Ai từng có may mắn được hỏi bằng một câu nói dịu dàng, níu giữ bước chân sắp sửa đi xa này lại? Trong hạnh phúc mơ hồ, đã toan dợm bước. Vốn tưởng, tài nữ đi xuyên qua mưa khói Dân Quốc khiến cả thế giới phải kinh ngạc này, không cần phụ thuộc bất cứ người nào trên con đường tình cảm. Nhưng giữa dòng người náo nhiệt, cô vẫn vì một bóng dáng xa lạ mà quay đầu nhìn lại. Rốt cuộc, cô vẫn là người trần tục, vẫn luôn khát khao một người có thể dùng tình cảm ấm nồng lấp đầy trái tim hoang lạnh của cô, từ đó sướng khổ bên nhau trọn đời.
Có lẽ rất nhiều người không thực sự hiểu rõ câu chuyện đầy mê hoặc của Trương Ái Linh, nhưng tên của cô thì ai ai cũng biết. Nhớ đến cô là nhớ đến tấm ảnh đen trắng đã trải qua bao năm tháng đó. Cô mặc một chiếc sườn xám đã ngả màu nhưng diễm lệ, đầu ngẩng cao đầy quý phái, cô độc cao ngạo mà lạnh lùng nhìn phàm trần qua lại. Khinh bạc biết bao, vô can với vui buồn biết bao. Cô đẹp, mang theo ánh lấp lánh tột độ, cũng mang theo sự cô độc kiên định. Để cô làm một cô gái bình thường là điều không thể.
Khi chưa từng gặp gỡ tình yêu, Trương Ái Linh đã biết ái tình là một ván cờ. Nhưng thông minh như cô cũng không thể hiểu rõ được nội tình ván cờ đó, mà chỉ có thể làm người đứng xem. Khi ngàn cánh buồm lướt qua[2], cập bến đỗ đã lâu không gặp, cô lại không biết tháng năm đã âm thầm đổi thay, vật còn đó mà người thì đã khác. Biết rõ rằng thiêu thân lao mình vào lửa, nhưng cô vẫn ung dung, không ngại ngần lao vào cho đến lúc rực rỡ như tro bay khói tàn, hóa thành chút tuyết vương trên mặt đất mới chịu thôi.
[2] Nguyên văn “Quá tận thiên phàm", xuất xứ từ hai câu thơ trong bài Mộng Giang Nam của Ôn Đình Quân: “Quá tận thiên phàm giai bất thị/ Tà huy mạch mạch thủy du du" (Ngàn cánh buồn qua đều chẳng phải/ Nắng chiều chếch chếch nước tuôn mau), được hiểu với nghĩa “Thấy bao nhiêu dâu bể ngày tháng trôi qua".
Hồ Lan Thành nói, Trương Ái Linh là “hoa soi bóng nước[3]" thời Dân Quốc. Không sai, Trương Ái Linh là một cô gái khôn ngoan, câu chữ cô dùng dường như thông hiểu thế sự, nhưng thực ra thì trải nghiệm của cô lại rất ít ỏi. Cô không cần phải thâm nhập vào trốn hồng trần, thời đại này sẽ tự đến giao thiệp với cô. Cô không muốn trở thành huyền thoại, nhưng bản thân cô đã là một huyền thoại. Tài của Trương Ái Linh là bẩm sinh, cho nên vào thời điểm thích hợp, cô sẽ tự bừng nở, tự tàn úa.
[3] Lâm thùy chiều hoa: Tạm dịch là “hoa soi bóng nước", “Hoa rọi mặt hồ". Cụm từ này có thể được lấy từ đoạn tả Lâm Đại Ngọc trong Hồng lâu mộng: “Nhàn tự kiều hoa chiều thủy". nghĩa là “Vẻ nhàn nhã, thư thái như hoa rọi mặt hồ".
Thế gian này đâu có loài thực vật nào có thể sánh với cô, nhưng cô lại nói: “Gặp được anh, cô trở nên rất thấp kém đến mức lẫn vào cát bụi. Nhưng trong tim cô lại rất vui, từ trong cát bụi nở ra một đóa hoa". Lời nói thắm tình như thế, đừng nói là Hồ Lan Thành phong lưu lỗi lạc, mà dù là bất cứ người đàn ông bình thường nào, cũng đều cúi đầu quy phục trước cô. Nhưng Trương Ái Linh khi đó, chỉ trở thành đóa hoa xinh đẹp vì một mình Hồ Lan Thành. Không phải cô yêu đến mù quáng, mà bởi cô cần một mối tình không tầm thường để điểm tô cho năm tháng thanh xuân. Khi rơi vào, cũng là lúc thức tỉnh.
Vậy nên, Hồ Lan Thành đã trở thành kẻ thưởng hoa đầy may mắn. Hồ Lan Thành cũng yêu Trương Ái Linh thực sự, bởi cô là niềm vui bất ngờ một thuở, là ân sủng định mệnh trong cuộc đời anh. Cả cuộc đời Hồ Lan Thành đã gặp gỡ biết bao cô gái, với phong thái phù hoa nhất, quỳ bái dưới gấu váy của họ, cuối cùng anh đều được như ý nguyện. Nhưng Trương Ái Linh là truyền kỳ duy nhất, cũng là một món nợ tình mà có dùng cả đời anh cũng không trả nổi.
Thuở ban đầu, Hồ Lan Thành “nguyện khiến năm tháng tĩnh lặng, kiếp này bình an", thề rằng “cùng tu cùng ở, cùng duyên cùng tướng, cùng gặp cùng biết". Nhưng người đứng trước mắt phong vận như xưa, còn anh thì mây gió đổi thay. Không phải là lãng quên, mà là trên con đường hồng trần non nước xa xôi, anh cần đồng hành với quá nhiều phong cảnh. Đến nay, thử nghĩ lại, nếu như Hồ Lan Thành thực sự giữ lời thề, nguyện cùng Trương Ái Linh yên ổn sống qua ngày, thì liệu cô có thật sự như dây mây quấn quýt, mãi không chia lìa hay không?
Thật khó tưởng tượng, một người con gái lạnh lùng đầy cao ngạo xa cách từ trong xương tủy như thế, làm thế nào mà có thể trở thành một nhành hoa một cọng cỏ, một mảnh đất một hại bụi[4], giữ gìn trong tình sâu nghĩa dài như thế? Hồ Lan Thành cũng từng nói, Trương Ái Linh là một người vô tình. Khi Hồ Lan Thành khẳng định đó là tình cảm nên có, thì phía Trương Ái Linh lại nghĩ là không nên. Nhưng Trương Ái Linh có thực sự vô tình không? Có lẽ từ tận đáy lòng cô, tình cảm phân thành rất nhiều loại, một số là những tình yêu chẳng thìa chia xa còn tốt hơn; một số là những tình yêu cần phải nghiền vụn bản thân, đun chung cùng năm tháng rồi uống cạn mới chịu nguôi.
[4] Ý nói tình cảm trước sau như một, chỉ dành cho một người.
Không phải Trương Ái Linh vô tình, mà là trong ngàn vạn người, cô đã gặp nhầm người. Sự phản bội của Hồ Lan Thành khiến cô cảm thấy cô cảm thấy mùa xuân thất sắc, núi sông đổi màu, tình yêu là trừng phạt, là chán ghét. Khi cảm thấy không thể níu kéo được tất cả nữa, cô liền quyết định thay đổi đầy quyến rũ một lần. Còn người đàn ông đó, vẫn tưởng rằng cô sẽ giữ căn nhà tập thể cũ kĩ, vì mình mà chờ đợi đến khi trăng khuyết lại tròn; mà không hay, những chiếc sườn xám đủ màu đủ kiểu trong tủ áo vẫn còn, bài hát cũ trong máy thu âm vẫn đang phát đi phát lại, nhưng người thì đã rong ruổi chân trời.
Trương Ái Linh nói, sau khi đã từng yêu, trái tim tinh khiết giống như được tẩy rửa bằng nước, sự bội bạc của Hồ Lan Thành thực sự khiến cô đau khổ, nhưng cô vẫn điềm tĩnh nói: “Nếu buộc phải rời xa anh, em sẽ không tự sát, cũng sẽ không yêu người khác, mà em sẽ chỉ héo tàn". Khi nói câu này, trái tim Trương Ái Linh đã chẳng khác nào một hồ sâu không thể đo nổi, tuy bị người ta ném đá hỏi đường, nhưng vẫn yên tĩnh lặng sóng.
Từ đó về sau, dù là bình thường, là kinh hãi thế gian, là tươi đẹp hay xiêu hồn lạc phách, đều chẳng liên quan tới người. Tình yêu bắt đầu từ cái nắm tay, đứng lặng bên nhau ngắm khói hoàng hôn đã không còn nữa. Tha hương là để sống tiếp mà không yêu không hận; sống cô quạnh một mình là để được âm thầm quên lãng. Vì thế sau này, khi cô chọn sống cùng một ông già ngoại quốc tuổi đã ngoại lục tuần mà chẳng cần lý do, âu cũng là điều đáng được tha thứ. Không phải cô không nỡ héo tàn, mà bởi từ phát triển đến suy tàn cần trải qua một quá trình gian nan.
Hạnh phúc hay không, đã không còn quan trọng. Có thể đi đến cùng hay không, cũng không còn gì đáng nói. Khi thề đoạn tuyệt với hồng trần, cô đã dự định không quay lại nữa. Gia thế hiển hách, quý tộc sa sút, quá khứ rạng rỡ, đều chỉ như nước chảy bèo trôi. Những người dốc hết tâm tư để mưu tính kết cục cho bản thân kỳ thực lại sớm bị vận mệnh sắp đặt. Chẳng thà làm một người nhạt nhẽo, dù cho thế sự bãi bể hóa nương dâu, ta vẫn ung dung, chẳng buồn đau tiếc nuối.
Ngày tháng vốn nên đơn sơ mộc mạc như thế, là thời gian thao túng chúng ta quá nhiều, nên mới cho chúng ta dũng khí xông pha giang hồ, cho chúng ta quyết tâm đi khắp sơn hà. Nhưng, năm tháng cuối cùng vẫn không chịu buông tha, bạn đi qua một núi một sông, thì phải trả lại bằng một sớm một chiều. Nhiều khi, những tưởng hạnh phúc đã chạm tay, nhưng nó lại ở bên ngoài song cửa, phải đợi đến lúc bình minh khi ráng trời xé tan đêm tối, mới có thể gõ cửa bước vào.
Vào những năm tháng tươi đẹp nhất của thuở ban đầu, cô đã viết một câu thế này: “Sinh mệnh là một chiếc áo hoa mỹ, mà trên đó lúc nhúc những con bọ". Phải là một người con gái sáng suốt thế nào, mới có thể hiểu thấu đáo như thế. Phải chăng cô thực sự là một kỳ nữ, có thể nung nấu chữ nghĩa bàn luận vận mệnh, bói được quẻ bói kiếp trước đời này? Cô hiểu rõ, đời người không phải là Đường thi Tống từ, không phải là Dương xuân Bạch tuyết[5]. Cho nên nếu có một ngày, gặp phải muôn vàn bất hạnh, cũng là điều bình thường. Với cô, trần thế chẳng qua chỉ là một chiếc sườn xám che thân, cởi ra rồi nó cũng chẳng là gì.
[5]Dương xuân bạch tuyết: Một khúc cổ cầm, là một trong thập đại danh khúc, được dùng so sánh với nghệ thuật cao thâm.
Văn chương của cô giống như một cây kiếm diễm lệ mà lạnh lẽo, còn cô là “lâm thủy chiếu hoa", tao nhã vung cây kiếm của mình lên là có thể lay động vẻ rực rỡ của hoa tươi, cũng có thể nghiền vụn hào quang của trăng sáng. Nếu nói cô đã từng lạc bước vào biển hoa, thì cũng chỉ vì để tác thành cho mùa hoa muôn hồng ngàn tía. Trên con đường vội vã, một lần gặp gỡ thoáng chốc đã quay đầu, cũng chỉ có bóng dáng còn lưu lại của con chim hồng kinh hãi trong phút chốc. Không phải cô quay đi quá vội, mà là không có ai đáng để cô đợi đến lúc chiều tà.
Nguồn ebooks: http://www.luv-ebook.com
Là vạn non nghìn nước đều đã đi qua đó, là gió xuân lầm lỡ một đời đó. Cho dù thế sự vẫn như xưa, nhưng cô không sợ gì nữa, khi không có gì để nhớ, níu kéo chỉ là thừa. Lòng như được mưa đêm gột rửa bụi trần, thật sự đã sạch sẽ rồi. Cô khiến bản thân cô độc dứt bỏ cuộc đời, sống đến tóc bạc da mồi, sống đến quên cả dáng hình năm xưa của bản thân, thậm chí quên cả họ tên. Triệt để như thế, cũng chỉ có Trương Ái Linh. Có thể coi bản thân mình là duy nhất, có thể cô độc như thế, quả là đức hạnh cao quý.
Vào cái đêm trăng tròn mười sáu năm trước đó, cô chìm vào giấc ngủ nặng nề, và rồi không bao giờ tỉnh lại nữa. Đêm đó tĩnh lặng vô cùng, dường như nghe thấy cả tiếng hạt bụi rớt xuống mặt đất. Rất nhiều người phỏng đoán, sau khi tái sinh, rốt cuộc Trương Ái Linh đã đi đâu, đã hóa thành gì? Còn tôi đến nay vẫn tin rằng, không có bất cứ sinh vật nào có thể thay thế cô. Người con gái như thế, căn bản không cần đầu thai, chỉ một kiếp là đủ.
Hết thảy chúng sinh đều hữu tình, hết thảy chúng sinh đều có quá khứ. Nguyện lúc này bình lặng, nhưng khi khác rạng ngời. Duy chỉ thực sự có được, mới không phụ năm tháng một đời. Gió mây xoay vần, lại là tiết thu trong lành. Có lẽ chúng ta nên thực sự tin rằng, người con gái tên gọi Trương Ái Linh ấy, đã vận một chiếc sườn xám diễm lệ, đi xuyên qua mưa khói Dân Quốc, đi xuyên qua những ngõ dài hun hút của Thượng Hải, và đang chậm rãi bước về phía chúng ta.
Tác giả :
Bạch Lạc Mai