Bôi Đen Hoàng Đế Bệ Hạ
Chương 49: Kỳ thi mùa xuân
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Chuyển ngữ: Ulrika
Từ Canh lập tức chú tâm vùi đầu vào nghiên cứu kỹ thuật chữ in rời, thậm chí đã tự tay làm rất nhiều chuyện, bận rộn đến mức chân không chạm đất. Kim Tử nhiều lần khuyên hắn nên nghỉ ngơi, lại nói: “Những thứ này vốn là công việc của đám công tượng, điện hạ chỉ cần ra lệnh một tiếng, bảo bọn họ làm theo là được, cần gì phải theo sát từ sáng đến tối, nếu cứ tiếp tục như vậy thân thể của ngài sẽ chịu không nổi đâu."
Từ Canh lại vẫn tỏ ra mắt điếc tai ngơ. Thực ra, hắn cố ý làm cho mình bận rộn như thế, thân thể mệt mỏi sẽ khiến hắn không còn thời gian để suy nghĩ về những chuyện khác, tỷ như Tiểu Tam lang Tân gia, tỷ như tại sao hắn lại vô duyên vô cớ nghĩ đến vấn đề đáng sợ này. Nếu hắn thật sự là đoạn tụ, Đại Lương Triều phải làm sao bây giờ? Chẳng lẽ ông trời cho hắn sống lại một lần nữa, là vì muốn sau này hắn xây dựng Đại Lương Triều trở nên giàu có phồn vinh, sau đó sẽ truyền ngôi cho đứa cháu trai kia của mình sao?
Vậy thì cũng thật là đáng buồn!
Tân Nhất Lai chỉ nói cho Từ Canh biết nguyên lý cơ bản của kỹ thuật chữ in rời, còn những thứ khác muốn Từ Canh và đám thuộc hạ tự cân nhắc. Bọn họ bắt đầu chọn loại gỗ để chế tác chữ in rời, nhưng đã nhanh chóng phát hiện ra việc này không thể thực hiện được. Thứ nhất là đường vân gỗ không đều, khi điêu khắc thì vô cùng khó khăn, thứ hai là sau khi gỗ bị ngấm nước sau rất dễ bị biến dạng, chữ viết cũng mờ nhạt không rõ, cho nên Từ Canh đã loại bỏ hết.
“Còn có chất liệu gì khác không? Cứ làm thử từng cái một, nếu thành công thì sẽ có trọng thưởng." Từ Canh đã lăn lộn ở xưởng rất nhiều ngày, nhưng hoàn toàn không có tiến triển gì, hắn cũng không hề nản chí, cho Kim Tử truyền lệnh xuống, lệnh cho đám công tượng hợp mưu hợp sức, treo giải thưởng với số tiền lớn.
Kim Tử một mực đồng ý, trước khi ra cửa bỗng nhiên nhớ tới cái gì đó, do dự đề nghị: “Khi nô tài còn sống ở quê, đã từng thấy người trong làng đào bùn làm đồ sành đồ gốm, còn khắc hoa văn lên bên trên, sau khi nung xong sẽ dùng để trang trí cho căn nhà, không biết Điện hạ có thể dùng bùn để làm chữ in rời được không?" Nếu khắc chữ lên đồ sành gốm, sẽ dễ dàng hơn nhiều khi khắc lên những vật cứng.
Ánh mắt Từ Canh chợt lóe, “Phương pháp này không tồi, sáng mai ta sẽ cho công tượng làm thử xem." Nói xong, hắn lại cười rộ lên, “Nếu thật sự có thể thành công, Kim Tử ngươi đã lập được công lớn."
Kim Tử thẹn thùng xoa xoa cái gáy, “Nô tài cũng chỉ là đột nhiên nghĩ tới chuyện đó thôi, chỉ cần có thể giúp được Điện hạ, nô tài cảm thấy vô cùng cao hứng, có công lao hay không có công lao, nô tài thật sự không dám nghĩ tới. Hơn nữa, nô tài là một người không có căn cơ, những thứ công lao kia cũng không có ích gì, chỉ cần có thể luôn được hầu hạ ở bên cạnh Điện hạ, nô tài đã cảm thấy hài lòng rồi."
Từ trước đến nay hắn ta cũng không cầu mong gì nhiều, khi được điều từ Nội thị thô sử đến cung Trường Tín, Kim Tử cảm thấy vô cùng lo sợ, cảm thấy ông trời đối với mình quá tốt, nhưng lại tuyệt đối không ngờ rằng chỉ mới vào cung Trường Tín có mấy ngày đã được Thái tử Điện hạ chọn trúng, đột nhiên trở thành tâm phúc của Thái tử, không chỉ có bọn cung nữ nội thị trong cung Trường Tín cung kính khi nhìn thấy hắn ta, mà ngay cả đám cung nhân trong các cung khác cũng càng thêm khách khí với hắn ta, cho tới tận bây giờ, Kim Tử vẫn luôn cảm thấy mình như đang nằm mơ. Tất cả những điều này là do Thái tử Điện hạ ban cho hắn, mặc dù Kim Tử không biết tại sao Thái tử lại coi trọng hắn như thế, nhưng việc này cũng không quan trọng, đối với Kim Tử mà nói, hắn ta đã xác định chỉ có một việc, đó chính là trung thành với Thái tử Điện hạ.
Lúc này bọn họ đang bận rộn ở Thiên Tân, trong kinh thành cũng đã bắt đầu kỳ thi Hội.
Kỳ thi kết thúc sau ba ngày, cho dù Thụy Hòa có cường tráng như trâu, nhưng lúc đi ra hai chân cũng như muốn nhũn ra, mặt mũi tiều tụy. Đương nhiên, cậu ta vẫn khỏe mạnh chán, năm nay rét tháng ba vô cùng lạnh giá, gió trong trường thi dường như có thể đóng băng mọi thứ, đám sĩ tử vốn ăn mặc phong phanh, lại không được phép nhóm lửa, mấy ngày hôm nay, không biết bên trong trường thi đã khiêng ra ngoài bao nhiêu người rồi.
Hoàng thị là nữ quyến, cộng thêm trong nhà còn có hai đứa trẻ nghịch ngợm, thật sự là không tiện ra ngoài, nên đã gọi Thụy Xương về phủ, đuổi cậu ta tới trường thi đón người. Thụy Xương nhìn thấy Thụy Hòa xanh xao vàng vọt lập tức sợ hãi kêu lên, trong giọng nói có tiếng nức nở, “Trời ơi ca, huynh không sao chứ? Sao huynh lại biến thành như thế này?" Vừa nói vừa vội vàng đỡ Thụy Hòa lên xe.
Thụy Hòa không từ chối, dựa vào Thụy Xương leo lên xe ngựa, nhanh chóng ôm lò sưởi tay vào trong ngực, mềm oặt nằm xuống chỗ ngồi, nằm bất động, trong miệng nhỏ giọng lầm bầm, “Lão tử sắp chết rét rồi." Sau đó nhắm mắt không nói nữa.
Thụy Xương thấy thế thì không dám lên tiếng nữa, vội vàng đắp chăn cho Thụy Hòa, lại ra hiệu cho phu xe lập tức rời đi.
Trở về phủ, sau khi tắm rửa thay quần áo Thụy Hòa lập tức trùm đầu ngủ say, ngủ một giấc đến buổi trưa ngày thứ hai mới tỉnh. Tân thái phó lòng nóng như lửa đốt chờ đợi, nhiều lần sai người đi tới thăm dò, nghe nói Thụy Hòa còn đang ngủ, do dự một hồi lâu rốt cục vẫn không gọi cậu ta tỉnh dậy. Hiện giờ biết cậu ta đã tỉnh dậy, lập tức phái người gọi cậu ta đến thư phòng.
“Viết lại bài văn của ngươi một lần nữa cho ta xem." Thụy Hòa vừa vào nhà, Tân thái phó lập tức chỉ chỉ văn phòng tứ bảo đã sớm được chuẩn bị tốt trên bàn sách ra lệnh nói.
Thụy Hòa đã sớm đoán được, nghe vậy lập tức theo lời ngồi xuống, không chút nghĩ ngợi đề bút viết xuống. Mới đầu Tân thái phó còn ngồi ngay ngắn ở phía sau bàn viết, chỉ chốc lát sau đã ngồi không yên, dứt khoát đứng dậy bước đi thong thả đến phía sau lưng Thụy Hòa, cúi đầu nhìn chằm chằm bài văn của cậu ta, trên mặt thỉnh thoảng lộ ra nụ cười mỉm.
Chờ đến khi Thụy Hòa viết xong bài văn, Tân thái phó cũng đã xem xong rồi, nhưng ông vẫn làm bộ làm tịch nhận lấy bài văn nhìn một lần nữa, cố gắng nghiêm mặt ra vẻ khó đoán. Chỉ tiếc là Thụy Hòa không hề phối hợp, sau một hồi lâu cũng không thấy cậu ta hỏi câu nào, cuối cùng vẫn là Tân thái phó không nhịn được khen một câu, “Cũng không tệ lắm, thi đậu chắc là không thành vấn đề."
Năm nay Hồng Gia Đế tự mình ra đề thi, cậu hỏi chính là những điểm lợi và hại của hải mậu. Kể từ khi bắt đầu xây dựng hải quan, thái độ của triều đình đối với hải mậu đã vô cùng rõ ràng, do đó phần lớn các thí sinh đều hết lời ca ngợi công đức, mặc dù lập trường không sai, nhưng lại rất khó thể hiện sự xuất sắc. Tân thái phó cũng đã từng suy nghĩ đến, cảm thấy đề văn lần này sẽ rất khó viết.
Tân thái phó đã nhiều lần làm chủ khảo, lần này vì tránh hiềm nghi nên mới không làm chủ khảo, nhưng vẫn có chút hiểu biết với sự yêu thích của quan chủ khảo năm nay. Áng văn chương này của Thụy Hòa tuy từ ngữ trau chuốt nhưng lại không hoa lệ, ngôn ngữ chất phác, hành văn lưu loát, mới nhìn thì chỉ là trên trung bình, nhưng nội dung của bài văn này khiến ngay cả Tân thái phó cũng nhịn không được muốn vỗ tay tán thưởng. Tân Nhất Lai đưa con đến Chiêm Sự phủ rèn luyện thật sự là quá sáng suốt, nếu không, cho dù Thụy Hòa có đọc tứ thư ngũ kinh đến mức nở hoa, cũng không thể nào viết ra được một bài văn chu toàn mọi mặt như thế này, nhưng Thụy Hòa lại làm được, cậu ta không chỉ tinh tế chỉ ra những điểm lợi và hại, còn phân tích nguyên nhân, cuối cùng lại cẩn thận đưa ra hướng giải quyết. Không phải là Tân thái phó mèo khen mèo dài đuôi, đừng nói tới mấy quan viên tầm thường trong triều không thể suy nghĩ chu toàn như thế, cho dù là mấy vị nội các kia cũng không nhất định sẽ mạnh hơn Thụy Hòa đâu!
Nhưng mà dù sao cũng chỉ là một đứa trẻ, không nên khen ngợi quá mức, gương mặt Tân thái phó co quắp một hồi lâu, mới vui vẻ hoà nhã vỗ vỗ bả vai Thụy Hòa hỏi: “Sau khi nhập sĩ ngươi dự định đến Chiêm Sự Phủ, hay là nha môn Lục Bộ?"
Thụy Hòa không được tự nhiên ho khan, “Chuyện này… Chỉ mình tổ phụ ngài nói cũng không được."
Tân thái phó ngẩn ra, ơ thật đúng là nói sai rồi, nếu Thụy Hòa tiến vào tam giáp, sẽ được bệ hạ định đoạt thỏa đáng, ông ở phía sau có sắp xếp như thế nào cũng vô dụng. Tiểu quỷ này, đúng là rất tự tin với bản thân mình.
Tân thái phó tức giận gõ một cái lên trán cậu, lại nói: “Tự mình chép một bản khác gửi cho cha ngươi đi."
Hiếm khi Thụy Hòa mới làm nũng, “Không phải là con vừa mới viết một bản đó sao, cầm bản này gửi đi cũng giống nhau mà."
“Bảo ngươi viết thì ngươi viết đi, ít nói nhảm thôi." Tân thái phó nhỏ giọng mắng, còn không phải là do ông muốn cầm bản này đi khoe khoang với người khác sao, hơn nữa, nếu bài văn tốt như vậy mà không đứng đầu thì thật là đáng tiếc, Tân thái phó cảm thấy ông cần phải đi ra ngoài hoạt động một chút.
Thụy Hòa bất đắc dĩ, đành phải nhận mệnh chép thêm một bản nữa, sau khi trở về lại để cho Thụy Xương nhìn thêm một lần nữa, lúc này mới sai người đưa đến Thiên Tân. Tân thái phó giấu bài văn của Thụy Hòa ở trong ngực lặng lẽ ra cửa đi thăm hỏi bằng hữu, tuy rằng chư vị giám khảo đều bị nhốt ở trong trường thi để chấm bài, nếu nói một chút tin tức cũng không thể truyền ra ngoài thì tất cả đều là lời gạt người mà thôi.
Vì vậy, không đến mấy ngày, bài văn này đã được điên cuồng truyền ra ngoài, Tân thái phó rất giảo hoạt không hề để lộ tên của Thụy Hòa, vì vậy, nhóm sĩ tử khắp kinh thành giống như phát điên tìm kiếm vị đại tài tử này, có thể nói là danh tiếng vô cùng vang dội.
Ngược lại Thụy Hòa cực kỳ an phận, liên tục đóng cửa không ra ngoài, bên phía Hồng Gia Đế cũng nhận được tin, ngày đó đặc biệt đặc sai người cầm bài văn đó đến đọc kỹ càng, sau khi đọc xong thì thở dài một tiếng, cười nói với Từ Phúc Xương: “Khó trách thái độ của Tân thái phó lại khác thường như vậy vì đứa cháu này mà bôn ba khắp nơi, Đại lang Tân gia quả thật có tài làm trạng nguyên."
Từ Phúc Xương cũng cười nói: “Nô tài vẫn còn nhớ rõ bộ dáng của Tân thái phó khi nhìn Tân Thị lang vào kỳ thi mùa xuân năm đó, vẻ mặt ghét bỏ, giống như đó không phải là con trai ruột của ông ấy vậy. Cũng bởi vì Tân Thị lang đứng thứ ba đếm ngược từ dưới lên, trở về còn bị Tân thái phó đánh cho một trận, bây giờ rốt cuộc cũng được con trai mình lấy lại danh dự."
Hồng Gia Đế cũng nhớ tới chuyện xưa rất nhiều năm trước, không khỏi vừa buồn cười vừa cảm khái, “Mặc dù Tân Nhất Lai học hành chẳng ra sao, nhưng khi làm việc lại khiến cho người ta rất yên tâm. Những việc đại sự trong triều hiện nay, còn không phải đều do Tân Nhất Lai tìm cách giải quyết từng việc một sao. Lời trẫm nói tuy không dễ nghe, cả triều văn võ bá quan, có hơn phân nửa là uổng công nuôi, nếu bọn họ có được một phần bản lĩnh của Tân Nhất Lai, trẫm có nằm mơ cũng sẽ vì bật cười mà tỉnh lại."
Từ Phúc Xương vội vàng khuyên giải an ủi: “May mà Thái tử Điện hạ hiểu chuyện thông minh, lại chịu khổ được, nô tài nghe nói Điện hạ đã cùng ăn cùng uống với những công tượng ở Thiên Tân, khắp Đại Lương Triều cũng không thể tìm ra ai chăm chỉ kiên định trẻ tuổi hơn Điện hạ."
Vừa nhắc tới Từ Canh, gương mặt của Hồng Gia Đế không kiềm được mà mỉm cười hiểu ý, “Đứa nhỏ này thật là hồ đồ, đường đường là Thái tử, Trữ quân của đất nước, sao có thể liều mạng ở chung một chỗ với đám công tượng được, ngộ nhỡ gặp nguy hiểm thì làm sao?"
“Nếu không sao có thể gọi Thái tử Điện hạ là con trai ruột của bệ hạ ngài chứ." Vẻ mặt Từ Phúc Xương cảm động nói: “Nô tài còn nhớ năm đó khi bệ hạ còn đang là Tiềm Để từng phụng mệnh tiên đế đến Hà Nam tuần tra đê, lúc ấy ngài cũng cùng ăn cùng ở với nông dân ở trên đê. Nô tài gấp muốn chết, cho dù có khuyên thế nào ngài cũng không chịu nghe, cuối cùng vẫn là do bản thân ngài mệt mỏi đến hôn mê mới đưa được ngài quay về."
Tiềm Để: Chỉ thiên tử chưa lên ngôi!
Hồng Gia Đế cười rộ lên, “Ngươi không nói thì trẫm cũng đã quên rồi. Lúc ấy hình như trẫm vẫn chưa tới hai mươi."
“Vừa qua sinh nhật mười tám tuổi …"
“…"
Editor: Ở chương 47 tác giả có nói là sẽ sửa lại nội dung mấy chương đầu thành Từ Canh vẫn chưa biết được Đại Trân là con gái. Đến chương 43 thì Kim Tử đã nói cho Từ Canh biết Đại Trân là con gái. Không hiểu sao đến chương này thì lại thành Từ Canh chưa biết chuyện. Mình có tìm lại hết rồi nhưng không thấy bản chình sửa nào của tác giả cả. Nên là mình cũng hoang mang lắm! ( ͡☉ ͜ʖ ͡☉)
Chuyển ngữ: Ulrika
Từ Canh lập tức chú tâm vùi đầu vào nghiên cứu kỹ thuật chữ in rời, thậm chí đã tự tay làm rất nhiều chuyện, bận rộn đến mức chân không chạm đất. Kim Tử nhiều lần khuyên hắn nên nghỉ ngơi, lại nói: “Những thứ này vốn là công việc của đám công tượng, điện hạ chỉ cần ra lệnh một tiếng, bảo bọn họ làm theo là được, cần gì phải theo sát từ sáng đến tối, nếu cứ tiếp tục như vậy thân thể của ngài sẽ chịu không nổi đâu."
Từ Canh lại vẫn tỏ ra mắt điếc tai ngơ. Thực ra, hắn cố ý làm cho mình bận rộn như thế, thân thể mệt mỏi sẽ khiến hắn không còn thời gian để suy nghĩ về những chuyện khác, tỷ như Tiểu Tam lang Tân gia, tỷ như tại sao hắn lại vô duyên vô cớ nghĩ đến vấn đề đáng sợ này. Nếu hắn thật sự là đoạn tụ, Đại Lương Triều phải làm sao bây giờ? Chẳng lẽ ông trời cho hắn sống lại một lần nữa, là vì muốn sau này hắn xây dựng Đại Lương Triều trở nên giàu có phồn vinh, sau đó sẽ truyền ngôi cho đứa cháu trai kia của mình sao?
Vậy thì cũng thật là đáng buồn!
Tân Nhất Lai chỉ nói cho Từ Canh biết nguyên lý cơ bản của kỹ thuật chữ in rời, còn những thứ khác muốn Từ Canh và đám thuộc hạ tự cân nhắc. Bọn họ bắt đầu chọn loại gỗ để chế tác chữ in rời, nhưng đã nhanh chóng phát hiện ra việc này không thể thực hiện được. Thứ nhất là đường vân gỗ không đều, khi điêu khắc thì vô cùng khó khăn, thứ hai là sau khi gỗ bị ngấm nước sau rất dễ bị biến dạng, chữ viết cũng mờ nhạt không rõ, cho nên Từ Canh đã loại bỏ hết.
“Còn có chất liệu gì khác không? Cứ làm thử từng cái một, nếu thành công thì sẽ có trọng thưởng." Từ Canh đã lăn lộn ở xưởng rất nhiều ngày, nhưng hoàn toàn không có tiến triển gì, hắn cũng không hề nản chí, cho Kim Tử truyền lệnh xuống, lệnh cho đám công tượng hợp mưu hợp sức, treo giải thưởng với số tiền lớn.
Kim Tử một mực đồng ý, trước khi ra cửa bỗng nhiên nhớ tới cái gì đó, do dự đề nghị: “Khi nô tài còn sống ở quê, đã từng thấy người trong làng đào bùn làm đồ sành đồ gốm, còn khắc hoa văn lên bên trên, sau khi nung xong sẽ dùng để trang trí cho căn nhà, không biết Điện hạ có thể dùng bùn để làm chữ in rời được không?" Nếu khắc chữ lên đồ sành gốm, sẽ dễ dàng hơn nhiều khi khắc lên những vật cứng.
Ánh mắt Từ Canh chợt lóe, “Phương pháp này không tồi, sáng mai ta sẽ cho công tượng làm thử xem." Nói xong, hắn lại cười rộ lên, “Nếu thật sự có thể thành công, Kim Tử ngươi đã lập được công lớn."
Kim Tử thẹn thùng xoa xoa cái gáy, “Nô tài cũng chỉ là đột nhiên nghĩ tới chuyện đó thôi, chỉ cần có thể giúp được Điện hạ, nô tài cảm thấy vô cùng cao hứng, có công lao hay không có công lao, nô tài thật sự không dám nghĩ tới. Hơn nữa, nô tài là một người không có căn cơ, những thứ công lao kia cũng không có ích gì, chỉ cần có thể luôn được hầu hạ ở bên cạnh Điện hạ, nô tài đã cảm thấy hài lòng rồi."
Từ trước đến nay hắn ta cũng không cầu mong gì nhiều, khi được điều từ Nội thị thô sử đến cung Trường Tín, Kim Tử cảm thấy vô cùng lo sợ, cảm thấy ông trời đối với mình quá tốt, nhưng lại tuyệt đối không ngờ rằng chỉ mới vào cung Trường Tín có mấy ngày đã được Thái tử Điện hạ chọn trúng, đột nhiên trở thành tâm phúc của Thái tử, không chỉ có bọn cung nữ nội thị trong cung Trường Tín cung kính khi nhìn thấy hắn ta, mà ngay cả đám cung nhân trong các cung khác cũng càng thêm khách khí với hắn ta, cho tới tận bây giờ, Kim Tử vẫn luôn cảm thấy mình như đang nằm mơ. Tất cả những điều này là do Thái tử Điện hạ ban cho hắn, mặc dù Kim Tử không biết tại sao Thái tử lại coi trọng hắn như thế, nhưng việc này cũng không quan trọng, đối với Kim Tử mà nói, hắn ta đã xác định chỉ có một việc, đó chính là trung thành với Thái tử Điện hạ.
Lúc này bọn họ đang bận rộn ở Thiên Tân, trong kinh thành cũng đã bắt đầu kỳ thi Hội.
Kỳ thi kết thúc sau ba ngày, cho dù Thụy Hòa có cường tráng như trâu, nhưng lúc đi ra hai chân cũng như muốn nhũn ra, mặt mũi tiều tụy. Đương nhiên, cậu ta vẫn khỏe mạnh chán, năm nay rét tháng ba vô cùng lạnh giá, gió trong trường thi dường như có thể đóng băng mọi thứ, đám sĩ tử vốn ăn mặc phong phanh, lại không được phép nhóm lửa, mấy ngày hôm nay, không biết bên trong trường thi đã khiêng ra ngoài bao nhiêu người rồi.
Hoàng thị là nữ quyến, cộng thêm trong nhà còn có hai đứa trẻ nghịch ngợm, thật sự là không tiện ra ngoài, nên đã gọi Thụy Xương về phủ, đuổi cậu ta tới trường thi đón người. Thụy Xương nhìn thấy Thụy Hòa xanh xao vàng vọt lập tức sợ hãi kêu lên, trong giọng nói có tiếng nức nở, “Trời ơi ca, huynh không sao chứ? Sao huynh lại biến thành như thế này?" Vừa nói vừa vội vàng đỡ Thụy Hòa lên xe.
Thụy Hòa không từ chối, dựa vào Thụy Xương leo lên xe ngựa, nhanh chóng ôm lò sưởi tay vào trong ngực, mềm oặt nằm xuống chỗ ngồi, nằm bất động, trong miệng nhỏ giọng lầm bầm, “Lão tử sắp chết rét rồi." Sau đó nhắm mắt không nói nữa.
Thụy Xương thấy thế thì không dám lên tiếng nữa, vội vàng đắp chăn cho Thụy Hòa, lại ra hiệu cho phu xe lập tức rời đi.
Trở về phủ, sau khi tắm rửa thay quần áo Thụy Hòa lập tức trùm đầu ngủ say, ngủ một giấc đến buổi trưa ngày thứ hai mới tỉnh. Tân thái phó lòng nóng như lửa đốt chờ đợi, nhiều lần sai người đi tới thăm dò, nghe nói Thụy Hòa còn đang ngủ, do dự một hồi lâu rốt cục vẫn không gọi cậu ta tỉnh dậy. Hiện giờ biết cậu ta đã tỉnh dậy, lập tức phái người gọi cậu ta đến thư phòng.
“Viết lại bài văn của ngươi một lần nữa cho ta xem." Thụy Hòa vừa vào nhà, Tân thái phó lập tức chỉ chỉ văn phòng tứ bảo đã sớm được chuẩn bị tốt trên bàn sách ra lệnh nói.
Thụy Hòa đã sớm đoán được, nghe vậy lập tức theo lời ngồi xuống, không chút nghĩ ngợi đề bút viết xuống. Mới đầu Tân thái phó còn ngồi ngay ngắn ở phía sau bàn viết, chỉ chốc lát sau đã ngồi không yên, dứt khoát đứng dậy bước đi thong thả đến phía sau lưng Thụy Hòa, cúi đầu nhìn chằm chằm bài văn của cậu ta, trên mặt thỉnh thoảng lộ ra nụ cười mỉm.
Chờ đến khi Thụy Hòa viết xong bài văn, Tân thái phó cũng đã xem xong rồi, nhưng ông vẫn làm bộ làm tịch nhận lấy bài văn nhìn một lần nữa, cố gắng nghiêm mặt ra vẻ khó đoán. Chỉ tiếc là Thụy Hòa không hề phối hợp, sau một hồi lâu cũng không thấy cậu ta hỏi câu nào, cuối cùng vẫn là Tân thái phó không nhịn được khen một câu, “Cũng không tệ lắm, thi đậu chắc là không thành vấn đề."
Năm nay Hồng Gia Đế tự mình ra đề thi, cậu hỏi chính là những điểm lợi và hại của hải mậu. Kể từ khi bắt đầu xây dựng hải quan, thái độ của triều đình đối với hải mậu đã vô cùng rõ ràng, do đó phần lớn các thí sinh đều hết lời ca ngợi công đức, mặc dù lập trường không sai, nhưng lại rất khó thể hiện sự xuất sắc. Tân thái phó cũng đã từng suy nghĩ đến, cảm thấy đề văn lần này sẽ rất khó viết.
Tân thái phó đã nhiều lần làm chủ khảo, lần này vì tránh hiềm nghi nên mới không làm chủ khảo, nhưng vẫn có chút hiểu biết với sự yêu thích của quan chủ khảo năm nay. Áng văn chương này của Thụy Hòa tuy từ ngữ trau chuốt nhưng lại không hoa lệ, ngôn ngữ chất phác, hành văn lưu loát, mới nhìn thì chỉ là trên trung bình, nhưng nội dung của bài văn này khiến ngay cả Tân thái phó cũng nhịn không được muốn vỗ tay tán thưởng. Tân Nhất Lai đưa con đến Chiêm Sự phủ rèn luyện thật sự là quá sáng suốt, nếu không, cho dù Thụy Hòa có đọc tứ thư ngũ kinh đến mức nở hoa, cũng không thể nào viết ra được một bài văn chu toàn mọi mặt như thế này, nhưng Thụy Hòa lại làm được, cậu ta không chỉ tinh tế chỉ ra những điểm lợi và hại, còn phân tích nguyên nhân, cuối cùng lại cẩn thận đưa ra hướng giải quyết. Không phải là Tân thái phó mèo khen mèo dài đuôi, đừng nói tới mấy quan viên tầm thường trong triều không thể suy nghĩ chu toàn như thế, cho dù là mấy vị nội các kia cũng không nhất định sẽ mạnh hơn Thụy Hòa đâu!
Nhưng mà dù sao cũng chỉ là một đứa trẻ, không nên khen ngợi quá mức, gương mặt Tân thái phó co quắp một hồi lâu, mới vui vẻ hoà nhã vỗ vỗ bả vai Thụy Hòa hỏi: “Sau khi nhập sĩ ngươi dự định đến Chiêm Sự Phủ, hay là nha môn Lục Bộ?"
Thụy Hòa không được tự nhiên ho khan, “Chuyện này… Chỉ mình tổ phụ ngài nói cũng không được."
Tân thái phó ngẩn ra, ơ thật đúng là nói sai rồi, nếu Thụy Hòa tiến vào tam giáp, sẽ được bệ hạ định đoạt thỏa đáng, ông ở phía sau có sắp xếp như thế nào cũng vô dụng. Tiểu quỷ này, đúng là rất tự tin với bản thân mình.
Tân thái phó tức giận gõ một cái lên trán cậu, lại nói: “Tự mình chép một bản khác gửi cho cha ngươi đi."
Hiếm khi Thụy Hòa mới làm nũng, “Không phải là con vừa mới viết một bản đó sao, cầm bản này gửi đi cũng giống nhau mà."
“Bảo ngươi viết thì ngươi viết đi, ít nói nhảm thôi." Tân thái phó nhỏ giọng mắng, còn không phải là do ông muốn cầm bản này đi khoe khoang với người khác sao, hơn nữa, nếu bài văn tốt như vậy mà không đứng đầu thì thật là đáng tiếc, Tân thái phó cảm thấy ông cần phải đi ra ngoài hoạt động một chút.
Thụy Hòa bất đắc dĩ, đành phải nhận mệnh chép thêm một bản nữa, sau khi trở về lại để cho Thụy Xương nhìn thêm một lần nữa, lúc này mới sai người đưa đến Thiên Tân. Tân thái phó giấu bài văn của Thụy Hòa ở trong ngực lặng lẽ ra cửa đi thăm hỏi bằng hữu, tuy rằng chư vị giám khảo đều bị nhốt ở trong trường thi để chấm bài, nếu nói một chút tin tức cũng không thể truyền ra ngoài thì tất cả đều là lời gạt người mà thôi.
Vì vậy, không đến mấy ngày, bài văn này đã được điên cuồng truyền ra ngoài, Tân thái phó rất giảo hoạt không hề để lộ tên của Thụy Hòa, vì vậy, nhóm sĩ tử khắp kinh thành giống như phát điên tìm kiếm vị đại tài tử này, có thể nói là danh tiếng vô cùng vang dội.
Ngược lại Thụy Hòa cực kỳ an phận, liên tục đóng cửa không ra ngoài, bên phía Hồng Gia Đế cũng nhận được tin, ngày đó đặc biệt đặc sai người cầm bài văn đó đến đọc kỹ càng, sau khi đọc xong thì thở dài một tiếng, cười nói với Từ Phúc Xương: “Khó trách thái độ của Tân thái phó lại khác thường như vậy vì đứa cháu này mà bôn ba khắp nơi, Đại lang Tân gia quả thật có tài làm trạng nguyên."
Từ Phúc Xương cũng cười nói: “Nô tài vẫn còn nhớ rõ bộ dáng của Tân thái phó khi nhìn Tân Thị lang vào kỳ thi mùa xuân năm đó, vẻ mặt ghét bỏ, giống như đó không phải là con trai ruột của ông ấy vậy. Cũng bởi vì Tân Thị lang đứng thứ ba đếm ngược từ dưới lên, trở về còn bị Tân thái phó đánh cho một trận, bây giờ rốt cuộc cũng được con trai mình lấy lại danh dự."
Hồng Gia Đế cũng nhớ tới chuyện xưa rất nhiều năm trước, không khỏi vừa buồn cười vừa cảm khái, “Mặc dù Tân Nhất Lai học hành chẳng ra sao, nhưng khi làm việc lại khiến cho người ta rất yên tâm. Những việc đại sự trong triều hiện nay, còn không phải đều do Tân Nhất Lai tìm cách giải quyết từng việc một sao. Lời trẫm nói tuy không dễ nghe, cả triều văn võ bá quan, có hơn phân nửa là uổng công nuôi, nếu bọn họ có được một phần bản lĩnh của Tân Nhất Lai, trẫm có nằm mơ cũng sẽ vì bật cười mà tỉnh lại."
Từ Phúc Xương vội vàng khuyên giải an ủi: “May mà Thái tử Điện hạ hiểu chuyện thông minh, lại chịu khổ được, nô tài nghe nói Điện hạ đã cùng ăn cùng uống với những công tượng ở Thiên Tân, khắp Đại Lương Triều cũng không thể tìm ra ai chăm chỉ kiên định trẻ tuổi hơn Điện hạ."
Vừa nhắc tới Từ Canh, gương mặt của Hồng Gia Đế không kiềm được mà mỉm cười hiểu ý, “Đứa nhỏ này thật là hồ đồ, đường đường là Thái tử, Trữ quân của đất nước, sao có thể liều mạng ở chung một chỗ với đám công tượng được, ngộ nhỡ gặp nguy hiểm thì làm sao?"
“Nếu không sao có thể gọi Thái tử Điện hạ là con trai ruột của bệ hạ ngài chứ." Vẻ mặt Từ Phúc Xương cảm động nói: “Nô tài còn nhớ năm đó khi bệ hạ còn đang là Tiềm Để từng phụng mệnh tiên đế đến Hà Nam tuần tra đê, lúc ấy ngài cũng cùng ăn cùng ở với nông dân ở trên đê. Nô tài gấp muốn chết, cho dù có khuyên thế nào ngài cũng không chịu nghe, cuối cùng vẫn là do bản thân ngài mệt mỏi đến hôn mê mới đưa được ngài quay về."
Tiềm Để: Chỉ thiên tử chưa lên ngôi!
Hồng Gia Đế cười rộ lên, “Ngươi không nói thì trẫm cũng đã quên rồi. Lúc ấy hình như trẫm vẫn chưa tới hai mươi."
“Vừa qua sinh nhật mười tám tuổi …"
“…"
Editor: Ở chương 47 tác giả có nói là sẽ sửa lại nội dung mấy chương đầu thành Từ Canh vẫn chưa biết được Đại Trân là con gái. Đến chương 43 thì Kim Tử đã nói cho Từ Canh biết Đại Trân là con gái. Không hiểu sao đến chương này thì lại thành Từ Canh chưa biết chuyện. Mình có tìm lại hết rồi nhưng không thấy bản chình sửa nào của tác giả cả. Nên là mình cũng hoang mang lắm! ( ͡☉ ͜ʖ ͡☉)
Tác giả :
Tú Cẩm