Bộ Sưu Tập Tội Ác
Chương 13
Tối hôm đó Reuben và Stone đến nhà DeHaven trên chiếc mô-tô Ấn Độ, Stone cao ngồng bị nhét vào cái xe thùng. Caleb và Milton chạy phía sau trên chiếc Chevy Nova cũ kỹ màu thiếc với cái ống pô khó tính. Caleb đeo cặp kính dự phòng của mình, ông cho rằng tối nay mình sẽ phải đọc nhiều thứ.
“Đào mỏ được nhiều thế", Reuben vừa nói vừa cởi mũ bảo hiểm và kính bảo hộ khi ông ta nhìn căn nhà đồ sộ, “Khá là hoành tráng so với số tiền lương nhà nước".
“Jonathan được sinh ra trong một đống tiền", Caleb trả lời.
“Chắc là hay lắm nhỉ", Reuben nói, “Tôi sinh ra từ rắc rối, và cũng đang đâm đầu vào rắc rối với các anh đây".
Caleb mở cửa chính, tắt hệ thống báo động, và cả bọn cùng bước vào nhà. Ông nói, “Tôi đã được ông ấy dẫn vào phòng thư viện vài lần. Ta có thể xuống tầng hầm bằng thang máy".
“Thang máy". Milton la lên. “Tôi ghét thang máy".
“Vậy anh đi thang bộ xuống đi", Caleb khuyên, chỉ tay về phía trái, “Cầu thang ở đằng kia".
Reuben ngắm nhìn những thứ nội thất cổ, những tác phẩm nghệ thuật trang nhã treo trên tường và những tác phẩm điêu khắc theo phong cách cổ điển trưng bày trong các hốc tường. Ông chùi phần mũi giày bố lên tấm thảm phương Đông trong phòng khách, “Họ có cần quản gia cho đến khi mọi chuyện được sắp xếp ổn thỏa không?"
“Câu trả lời là không", Caleb nói.
Họ đi thang máy xuống và gặp Milton ở phòng chờ nhỏ.
Cách cửa phòng thư viện vững chắc như một con quái vật làm bằng thép dày hơn sáu tấc với bàn phím vi tính và một lỗ khóa an toàn. Chìa khóa và mã số tổ hợp phải được tra và nhập vào cùng lúc. Caleb bảo với họ, “Jonathan đã dẫn tôi vào phòng thư viện này vài lần rồi".
Cửa bật mở tự động và họ bước vào trong. Căn phòng rộng khoảng ba mét, cao gần ba mét và có vẻ dài khoảng chín mét. Ngay khi họ vừa bước vào, ánh đèn mờ chuyên biệt tự bật lên, cho thấy rõ cảnh quan trong phòng.
“Phòng này chống lửa và chống đạn. Nó cũng được kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm", Caleb giải thích. “Đây là điều bắt buộc phải làm đối với những cuốn sách quý hiếm, đặc biệt là trong tầng hầm, nơi các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cứ trồi sụt".
Phòng thư viện chia thành nhiều kệ sách. Trên các kệ đầy sách, sách mỏng có bìa mềm và những vật khác, thậm chí đối với những con mắt nghiệp dư thì tất cả những thứ này đều trông có vẻ quý hiếm và có giá trị.
“Chúng ta có thể chạm vào bất cứ thứ nào không?", Milton hỏi.
“Tốt hơn là nên để tôi làm", Caleb trả lời. “Vài món rất mỏng mảnh dễ hỏng, có những cuốn sách chưa bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời trên một thế kỷ rồi".
“Chết tiệt", Reuben chửi thề, lướt tay dọc theo phần gáy lò xo của một cuốn sách. “Cứ như là một người tù bé nhỏ và họ kết án nó - quyển sách - tù chung thân vậy".
“Nhìn nhận kiểu ấy là không công bằng chút nào Reuben ạ", Caleb nói với giọng trách mắng. “Chúng tôi làm việc ấy để bảo vệ những quyển sách cho các thế hệ sau còn được thưởng thức chúng. Jonathan đã tốn một khoản tiền rất lớn để bảo quản và chăm sóc tử tế những quyển sách này".
“Ông ta sưu tầm loại sách gì vậy?", Stone hỏi. Ông đang quan sát một bộ sách rất cũ có vẻ như bìa được chạm khắc từ gỗ sồi.
Caleb cẩn thận rút quyển sách mà Stone vừa nói đến ra khỏi kệ sách. “Jonathan có một bộ sưu tập hay, nhưng chưa phải là bộ sưu tập tuyệt vời, ông ta phải thừa nhận điều đó. Tất cả các bộ sưu tập tuyệt vời đều tốn một số tiền không giới hạn, hơn thế nữa, tất cả đều phải có một tầm nhìn về loại sách mà họ muốn sưu tầm và toàn tâm toàn ý theo đuổi nó như một nỗi ám ảnh. Nó được gọi tên là bệnh mê sách, nỗi ám ảnh ‘êm ái nhất’ trên trái đất này. Tất cả các nhà sưu tập sách đều mắc bệnh ấy".
“Anh thử kể vài cuốn sách xem", Stone yêu cầu.
“Như những tập sách kịch bản của Shakespeare chẳng hạn. Tập đầu tiên rõ ràng là hiếm nhất, gồm chín trăm trang của ba mươi sáu vở kịch. Không có bất cứ bản chép tay gốc nào của Bard còn tồn tại, vì thế các tập sách trên là nỗi khao khát khủng khiếp của những người sưu tầm. Tập đầu tiên được bán ở Anh vài năm trước với giá gần bốn triệu bảng Anh".
Milton huýt sáo nho nhỏ và lắc đầu, “Khoảng sáu nghìn đôla một trang giấy, ôi trời đất".
Caleb nói tiếp, “Rồi những tác phẩm khác như là: William Blake, cuốn Principia Mathematica (Nguyên tắc Toán học) của Newton, vài cuốn của Caxton, nhà in đầu tiên của Anh quốc. J.P.Morgan có trên sáu mươi ấn bản của nhà in Caxton trong bộ sưu tập của ông ấy, nếu tôi nhớ không lầm. Một cuốn Mainz Psalter in vào năm 1457,The Book of St. Albans (Quyển sách của Thánh Albans), và tất nhiên là cuốnKinh thánh Gutenberg.Trên thế giới chỉ có ba cuốn Kinh thánh Gutenbergmới toanh được in loại giấy da hảo hạng nhất được biết đến. Thư viện Quốc hội có một cuốn. Ba cuốn ấy là vô giá".
Caleb chuyển ánh nhìn qua một chiếc kệ khác, “Jonathan sở hữu cuốnDivine Comedy(Hài kịch Thần thánh) của Dante ấn bản năm 1472, cuốn sách sẽ được hân hoan chào đón ở bất cứ bộ sưu tập hạng nhất nào. Ông ta còn có tập thơTamerlanecủa Edgar Allan Poe, gần như tuyệt hiếm rất khó kiếm được. Đã có một quyển được bán với giá hai trăm nghìn đôla cách đây không lâu. Danh tiếng của Poe gần đây đã được nâng lên, nên ngày nay cuốn đó phải có giá cao hơn trước nhiều. Bộ sưu tập này còn có một tuyển tập vô cùng đáng giá những cuốn sách in đầu tiên (trước năm 1500), hầu hết là tiếng Đức, nhưng cũng có vài cuốn tiếng Ý, và một bộ những ấn bản tiểu thuyết đương đại đầu tiên - rất nhiều trong số đó là tự truyện. Jonathan có nhiều bộ sưu tập văn minh Mỹ và nhiều bản mẫu các bài viết cá nhân của các tổng thống Washington, Adams, Jefferson, Frankin, Madison, Hamilton, Lincoln và nhiều tổng thống khác. Như tôi đã nói, đây là một bộ sưu tập hay, nhưng vẫn chưa phải là một bộ sưu tập vĩ đại".
“Cái đó là gì vậy?", Reuben chỉ tay vào một góc tường chiếu sáng nhờ nhờ ở cuối phòng.
Cả nhóm tụ tập quanh các vật Reuben chỉ. Đó là bức tranh chân dung nhỏ của một người đàn ông phục trang thời Trung cổ.
“Tôi chẳng nhớ mình từng thấy bức tranh này trước đây", Caleb nói.
“Mà tại sao lại có một bức tranh treo trong một thư viện sách?", Milton hỏi thêm.
“Và chỉ có một bức tranh duy nhất", Stone bình luận. “Chẳng có liên quan gì đến bộ sưu tập cả". Ông kiểm tra bức chân dung tỉ mỉ từ nhiều góc độ khác nhau trước khi đặt ngón tay lên rìa khung tranh và kéo. Bức tranh bật ra như một cánh cửa tự động, để lộ đằng sau là một két sắt an toàn trong tường.
“Két sắt nằm trong két sắt", Stone nói. “Thử dùng mã số tổ hợp cha luật sư cho anh để mở phòng thư viện xem, Caleb".
Caleb làm theo nhưng không có kết quả. Ông cố thử nhiều con số khác nữa nhưng vẫn không thành công.
Stone lại nói, “Người ta thường dùng tổ hợp số mà họ chắc chắn sẽ không thể quên để không cần phải viết ra giấy. Đó có thể là số, là chữ cái cũng có thể là cả số và chữ cái".
“Sao lại đưa cho Caleb chìa khóa và mã số vào phòng thư viện nhưng lại không đưa mã số để mở két sắt bên trong?", Milton thắc mắc.
“Có thể ông ta cho rằng Caleb sẽ biết mã số cũng nên", Reuben nói.
Stone gật đầu, “Tôi đồng ý với Reuben. Suy nghĩ đi Caleb. Đó có thể là một cái gì đó liên quan đến phòng đọc Sách Quý Hiếm".
“Tại sao?", Milton hỏi.
“Bởi vì đây chính là phòng đọc Sách Quý của DeHaven".
Caleb có vẻ suy tư, “Ừm, Jonathan mở cửa phòng đọc sách mỗi ngày, khoảng một giờ trước khi bất cứ ai đến. Ông ấy dùng chìa khóa đặc biệt, và phải nhập một dãy số an ninh để mở tất cả các cửa. Nhưng tôi không có mã số “.
“Cái gì đó đơn giản hơn xem. Đơn giản đến độ nó đập vào mắt anh hàng ngày ấy".
Caleb bất ngờ búng tay cái chóc, “Dĩ nhiên rồi. Nó đập vào mắt tôi mỗi ngày trong đời ấy chứ". Ngón tay ông bắt đầu chạm vào bàn phím kỹ thuật số, và rồi két sắt mở ra.
“Anh sử dụng số gì vậy?", Stone hỏi.
“LJ239. Là số phòng của phòng đọc Sách Quý Hiếm. Tôi nhìn thấy nó mỗi ngày khi tôi đi làm việc".
Trong két sắt là một vật. Caleb cẩn thật kéo nó ra khỏi két và từ từ mở nó.
Reuben nói, “Cái vật ấy trông có vẻ rất tả tơi".
Một quyển sách bìa màu đen, đã bị xé và cái chỗ đóng gáy gần như sắp rách rời ra. Caleb nhẹ nhàng mở trang đầu tiên. Ông lật trang kế tiếp, rồi trang kế tiếp nữa.
Cuối cùng ông ta hít một hơi thật sâu, “Ôi Chúa ơi!".
Stone lo lắng, “Gì vậy Caleb?"
Tay Caleb run lẩy bẩy. Ông nói một cách chậm rãi và giọng run run, “Tôi nghĩ, ý tôi là tôi tin rằng đây là ấn bản đầu tiên của bản sáchThánh ca của Kinh Cựu ước".
“Có quý hiếm không?", Stone thắc mắc.
Caleb mở to mắt nhìn ông, “Nó là thứ còn sót lại lâu đời nhất được in ở cái gọi là nước Mỹ bây giờ đó, Oliver à". Chỉ có mười một cuốnThánh ca của Kinh Cựu ướctrên thế giới thôi, và chỉ có năm cuốn là còn nguyên vẹn. Chúng không bao giờ được rao bán trên thị trường cả. Thư viện Quốc hội có một cuốn, nhưng đó là cuốn được tặng nhiều thập niên rồi. Tôi không tin thư viện chúng tôi có đủ tiền để mua cuốn ấy nếu không được tặng".
“Vậy làm thế nào DeHaven có được cuốn này?", Stone đưa ra nhận xét.
Caleb sùng bái đặt cuốn sách trở lại chiếc hộp và cẩn thận đóng nắp hộp. Rồi ông ta đặt chiếc hộp vào két sắt và đóng cửa tủ lại. “Tôi không biết. CuốnThánh ca của Kinh Cựu ướccuối cùng có mặt trên thị trường mua bán sách quý cách đây sáu mươi năm, khi đó nó được mua với giá kỷ lục, tương đương với hàng triệu đôla bây giờ. Giờ nó đang nằm ở thư viện Đại học Yale". Ông lắc lắc đầu, “Đối với những nhà sưu tầm sách thì chuyện này giống như tìm thấy bức tranh đã mất tích từ lâu của danh họa Hà Lan Rembrandt hay danh họa Tây Ban Nha Goya vậy đó".
“Nếu chỉ có mười một bản trên thế giới, sẽ rất đơn giản để tìm chúng", Milton đề nghị. “Tôi có thể tìm kiếm trên Google".
Caleb nhìn Milton với vẻ mặt khinh khỉnh. Trong khi Milton cứ bám chặt sự tiến bộ của thời đại vi tính, Caleb vẫn cứ là một người kiên quyết ghét máy vi tính.
“Anh không thể nào tìm kiếm trên Google một cuốnThánh ca của Kinh Cựu ướcđược đâu, Milton. Và theo như tôi được biết, tất cả các bản sách này đều nằm trong các thư viện như Harvard, Yale và Thư viện Quốc gia".
“Anh có chắc rằng nó là cuốnThánh canguyên bản không?", Stone hỏi.
“Có rất nhiều ấn bản tiếp theo sau, nhưng tôi gần như chắc chắn rằng đây là bản được in vào năm 1640. Trên trang tựa cũng viết thế và các dấu hiệu của bản gốc mà tôi quá quen thuộc", Caleb đáp lời hổn hển như thể không kịp thở.
“Vậy chính xác thì nó là cái thứ gì?", Reuben phàn nàn, “Tôi chẳng đọc được lấy một chữ".
“Nó là thánh ca mà người Thanh giáo* đã ủy nhiệm cho các mục sư tập hợp lại để khai sáng tín ngưỡng cho cuộc sống thường nhật của họ. Quá trình in ấn vào thời đó rất sơ khai, cộng với cách viết và chữ viết cổ, làm cho ta thấy khó đọc". [* Thanh giáo: vào thế kỷ XVI và XVII ở Anh là những người tìm kiếm “sự tinh tuyền" trong thần học và thờ phụng/người theo đạo với các hình thức nghi lễ nhà thờ đơn giản.]
“Nhưng nếu tất cả các cuốn Thánh ca như thế đều nằm trong các thư viện đại học?", Stone lại nói.
Caleb liếc nhìn ông, khuôn mặt thoáng bối rối, “Tôi đoán rằng có khả năng xảy ra, tuy rất hiếm, rằng vẫn còn một bảnThánh cachưa giải thích được ở ngoài các thư viện. Tôi muốn nói ai đó đã tìm được phân nửa bản viết tay cuốn Huckleberry Finncủa Mark Twain trên gác nhà cô ấy. Và một ai đó kéo từ phía sau khung ảnh ra một bản sao gốc của Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ, rồi còn việc phát hiện ra các tác phẩm của Byron trong một cuốn sách cũ. Hơn một trăm năm qua rồi, mọi chuyện đều có thể xảy ra".
Dù trong phòng khá mát mẻ, Caleb đưa tay lau dòng mồ hôi tươm đầy trán, “Anh có biết việc này đòi hỏi trách nhiệm lớn như thế nào không? Chúng ta đang nói về bộ sưu tập có một cuốnThánh ca của Kinh Cựu ước trong đó. Một cuốnThánh ca, lạy Chúa tôi".
Stone dịu dàng đặt tay lên vai ông bạn của mình, “Tôi chưa thấy ai có đủ khả năng để đảm đương công việc này tốt hơn anh, Caleb à. Và chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì nằm trong khả năng của mình để giúp anh".
“Đúng thế", Reuben nói. “Thật ra tôi có mang theo vài đôla để mua nếu anh muốn bán vài cuốn sách cho nhẹ nợ trước khi bắt đầu xoay mòng mòng với vụ việc quan trọng này. Anh bán cuốn Divine Comedy bao nhiêu hả? Tôi có thể dùng để kể chuyện cười với mọi người".
Milton chen vào, “Reuben ơi, thậm chí chẳng ai trong nhóm chúng ta có đủ tiền mua cuốn danh mục bán đấu giá mà họ sẽ in cho bộ sưu tập này nữa là".
“À, thế cũng tốt thôi", Reuben mỉa mai. “Giờ tôi chắc rằng điều kế tiếp anh sẽ bảo tôi không dám nghĩ cái công việc vớ vẩn ở cảng bốc hàng chứ gì".
“Mấy người đang làm cái quái gì ở đây thế này?", một ai đó hét lên.
Cả đám quay lại nhìn những kẻ xâm nhập đang đứng ngoài cửa phòng thư viện. Có hai người đàn ông thân hình vạm vỡ mặc đồng phục của công ty vệ sĩ cầm súng chĩa thẳng vào các thành viên Hội Camel. Người đàn ông đứng trước mặt hai tên vệ sĩ trông lùn và ốm, tóc nhuộm đỏ, bộ râu quai nón cùng màu được tỉa tót gọn gàng và đôi mắt tinh nhanh màu xanh da trời.
“Tôi hỏi mấy người đang làm gì ở đây?", gã tóc đỏ nhắc lại.
Reuben gầm gừ, “Có lẽ chúng tôi mới là người nên hỏi anh làm gì ở đây, anh bạn ạ".
Caleb bước ra phía trước, “Tôi là Caleb Shaw làm việc ở Thư viện Quốc hội cùng với Jonathan DeHaven. Trong di chúc của ông ấy, tôi được ông ấy chỉ định làm người ủy quyền thư viện". Ông giơ cặp chìa khóa nhà và phòng đọc lên. “Tôi được luật sư của DeHaven cho phép đến đây trông coi bộ sưu tập sách của ông ấy. Những người bạn này đi cùng để giúp đỡ tôi".
“Ô, tất nhiên rồi, tôi xin lỗi các anh", gã đầu đỏ nói sau khi đã săm soi chứng minh thư của Caleb trước khi trả lại. “Chỉ là tôi thấy nhiều người vào nhà Jonathan, rồi cửa lại không khóa, nên tôi mới vội vàng kết luật rằng các anh đột nhập vào nhà ông ấy". Gã gật đầu ra hiệu cho hai tên vệ sĩ cất súng đi.
“Chúng tôi chưa được biết tên ông", Reuben nghi hoặc nhìn người đàn ông.
Trước khi gã kịp trả lời, Stone đã lên tiếng, “Tôi nghĩ ông là Cornelius Behan, giám đốc điều hành của Công ty Kỹ thuật Paradigm, nhà thầu vũ khí phòng vệ lớn thứ ba trong cả nước".
Behan mỉm cười, “Sẽ sớm thành lớn nhất nước nếu tôi cứ tiếp tục làm ăn theo cái đà này".
“A, thì ra là ông Behan", Caleb nói.
“Gọi tôi là C.B được rồi, mọi người vẫn hay kêu thế", gã tiến về phía trước và nhìn quanh căn phòng, “Vậy ra đây là bộ sưu tập sách của DeHaven".
“Ông biết Jonathan à?", Caleb hỏi.
“Thật sự mà nói thì chúng tôi cũng không hẳn là bạn. Tôi có mời ông ấy tham dự vài bữa tiệc tùng. Tôi biết ông ấy làm trong thư viện và sưu tập sách. Chúng tôi thỉnh thoảng gặp nhau trên đường và cũng có nói chuyện phiếm. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe tin ông ấy mất".
“Chúng tôi cũng ngạc nhiên như ông vậy", Caleb buồn bã nói.
“Vậy ra anh là người ủy quyền thư viện của ông ta. Nhưng mà làm cái gì mới được?"
“Nghĩa là tôi được giao nhiệm vụ lên danh mục và định giá bộ sưu tập rồi bán nó đi".
“Có gì hay trong bộ sưu tập này không?"
“Ông có phải là nhà sưu tầm không?"
“Ừm, tôi nổi tiếng sưu tầm nhiều thứ lắm", gã trả lời ỡm ờ.
“Đây là bộ sưu tập rất hay. Nó sẽ được đem ra bán đấu giá", Caleb giải thích. “Ít nhất là những phần tinh túy nhất sẽ được rao bán".
“Ừ", gã hờ hững nói. “Có điều tra được gì thêm về cái chết của Jonathan không?"
Caleb lắc đầu, “Đến lúc này có vẻ như ông ấy chết vì lên cơn đau tim".
“Trông ông ta khỏe mạnh mà. Tôi nghĩ đó cũng là một lý do để ta nên sống hết mình mỗi ngày, bởi vì biết đâu ngày mai…". Gã dạo quanh phòng rồi bước ra, hai tên vệ sĩ líu ríu theo sau.
Khi tiếng bước chân xa dần, Stone nói với Caleb, “Tên này có vẻ quá chu đáo khi đến kiểm tra nhà của một người mà hắn chỉ thỉnh thoảng nói chuyện phiếm".
“Hắn là hàng xóm của Jonathan, Oliver à", Caleb chỉ ra, “Hắn quan tâm thật lòng".
“Tôi không thích tên này. Hắn ta tạo nên những thứ giết người", Milton nói.
“Rất nhiều người nữa là đằng khác", Reuben chỉnh lại, “Trong cuốn sách của tôi, lão già C.B là một tên quỷ quyệt nhỏ thó".
Họ kiểm kê sách và các vật khác hàng giờ đồng hồ cho đến khi Caleb có một danh sách gần như hoàn chỉnh. Milton nhập bản danh sách này vào máy tính xách tay.
“Giờ ta làm gì?", Milton hỏi khi họ gập quyển sách cuối cùng lại.
“Thường thì người ta sẽ đem danh sách này đến một người định giá ở hai nhà đấu giá danh tiếng Sotheby và Christie", Caleb trả lời. “Nhưng tôi đang nghĩ đến một người khác mà theo ý tôi thì người này là bậc thầy trong lĩnh vực sách quý hiếm. Tôi muốn khám phá xem ông ta có biết rằng Jonathan có quyểnThánh cahay không".
“Ông ấy có ở New York không?", Stone hỏi.
“Không, ở ngay tại quận Columbia. Có lẽ cách đây khoảng hai mươi phút chạy xe".
“Người đó là ai vậy?", Reuben hỏi.
“Vincent Pearl".
Stone nhìn đồng hồ đeo tay, “Ta sẽ phải đi gặp ông ấy vào ngày mai thôi. Giờ là mười một giờ rồi".
Caleb lắc đầu, “Không đâu, giờ là thời điểm lý tưởng nhất. Tiệm sách quý hiếm của Vincent Pearl chỉ mở cửa vào ban đêm thôi".
“Đào mỏ được nhiều thế", Reuben vừa nói vừa cởi mũ bảo hiểm và kính bảo hộ khi ông ta nhìn căn nhà đồ sộ, “Khá là hoành tráng so với số tiền lương nhà nước".
“Jonathan được sinh ra trong một đống tiền", Caleb trả lời.
“Chắc là hay lắm nhỉ", Reuben nói, “Tôi sinh ra từ rắc rối, và cũng đang đâm đầu vào rắc rối với các anh đây".
Caleb mở cửa chính, tắt hệ thống báo động, và cả bọn cùng bước vào nhà. Ông nói, “Tôi đã được ông ấy dẫn vào phòng thư viện vài lần. Ta có thể xuống tầng hầm bằng thang máy".
“Thang máy". Milton la lên. “Tôi ghét thang máy".
“Vậy anh đi thang bộ xuống đi", Caleb khuyên, chỉ tay về phía trái, “Cầu thang ở đằng kia".
Reuben ngắm nhìn những thứ nội thất cổ, những tác phẩm nghệ thuật trang nhã treo trên tường và những tác phẩm điêu khắc theo phong cách cổ điển trưng bày trong các hốc tường. Ông chùi phần mũi giày bố lên tấm thảm phương Đông trong phòng khách, “Họ có cần quản gia cho đến khi mọi chuyện được sắp xếp ổn thỏa không?"
“Câu trả lời là không", Caleb nói.
Họ đi thang máy xuống và gặp Milton ở phòng chờ nhỏ.
Cách cửa phòng thư viện vững chắc như một con quái vật làm bằng thép dày hơn sáu tấc với bàn phím vi tính và một lỗ khóa an toàn. Chìa khóa và mã số tổ hợp phải được tra và nhập vào cùng lúc. Caleb bảo với họ, “Jonathan đã dẫn tôi vào phòng thư viện này vài lần rồi".
Cửa bật mở tự động và họ bước vào trong. Căn phòng rộng khoảng ba mét, cao gần ba mét và có vẻ dài khoảng chín mét. Ngay khi họ vừa bước vào, ánh đèn mờ chuyên biệt tự bật lên, cho thấy rõ cảnh quan trong phòng.
“Phòng này chống lửa và chống đạn. Nó cũng được kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm", Caleb giải thích. “Đây là điều bắt buộc phải làm đối với những cuốn sách quý hiếm, đặc biệt là trong tầng hầm, nơi các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cứ trồi sụt".
Phòng thư viện chia thành nhiều kệ sách. Trên các kệ đầy sách, sách mỏng có bìa mềm và những vật khác, thậm chí đối với những con mắt nghiệp dư thì tất cả những thứ này đều trông có vẻ quý hiếm và có giá trị.
“Chúng ta có thể chạm vào bất cứ thứ nào không?", Milton hỏi.
“Tốt hơn là nên để tôi làm", Caleb trả lời. “Vài món rất mỏng mảnh dễ hỏng, có những cuốn sách chưa bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời trên một thế kỷ rồi".
“Chết tiệt", Reuben chửi thề, lướt tay dọc theo phần gáy lò xo của một cuốn sách. “Cứ như là một người tù bé nhỏ và họ kết án nó - quyển sách - tù chung thân vậy".
“Nhìn nhận kiểu ấy là không công bằng chút nào Reuben ạ", Caleb nói với giọng trách mắng. “Chúng tôi làm việc ấy để bảo vệ những quyển sách cho các thế hệ sau còn được thưởng thức chúng. Jonathan đã tốn một khoản tiền rất lớn để bảo quản và chăm sóc tử tế những quyển sách này".
“Ông ta sưu tầm loại sách gì vậy?", Stone hỏi. Ông đang quan sát một bộ sách rất cũ có vẻ như bìa được chạm khắc từ gỗ sồi.
Caleb cẩn thận rút quyển sách mà Stone vừa nói đến ra khỏi kệ sách. “Jonathan có một bộ sưu tập hay, nhưng chưa phải là bộ sưu tập tuyệt vời, ông ta phải thừa nhận điều đó. Tất cả các bộ sưu tập tuyệt vời đều tốn một số tiền không giới hạn, hơn thế nữa, tất cả đều phải có một tầm nhìn về loại sách mà họ muốn sưu tầm và toàn tâm toàn ý theo đuổi nó như một nỗi ám ảnh. Nó được gọi tên là bệnh mê sách, nỗi ám ảnh ‘êm ái nhất’ trên trái đất này. Tất cả các nhà sưu tập sách đều mắc bệnh ấy".
“Anh thử kể vài cuốn sách xem", Stone yêu cầu.
“Như những tập sách kịch bản của Shakespeare chẳng hạn. Tập đầu tiên rõ ràng là hiếm nhất, gồm chín trăm trang của ba mươi sáu vở kịch. Không có bất cứ bản chép tay gốc nào của Bard còn tồn tại, vì thế các tập sách trên là nỗi khao khát khủng khiếp của những người sưu tầm. Tập đầu tiên được bán ở Anh vài năm trước với giá gần bốn triệu bảng Anh".
Milton huýt sáo nho nhỏ và lắc đầu, “Khoảng sáu nghìn đôla một trang giấy, ôi trời đất".
Caleb nói tiếp, “Rồi những tác phẩm khác như là: William Blake, cuốn Principia Mathematica (Nguyên tắc Toán học) của Newton, vài cuốn của Caxton, nhà in đầu tiên của Anh quốc. J.P.Morgan có trên sáu mươi ấn bản của nhà in Caxton trong bộ sưu tập của ông ấy, nếu tôi nhớ không lầm. Một cuốn Mainz Psalter in vào năm 1457,The Book of St. Albans (Quyển sách của Thánh Albans), và tất nhiên là cuốnKinh thánh Gutenberg.Trên thế giới chỉ có ba cuốn Kinh thánh Gutenbergmới toanh được in loại giấy da hảo hạng nhất được biết đến. Thư viện Quốc hội có một cuốn. Ba cuốn ấy là vô giá".
Caleb chuyển ánh nhìn qua một chiếc kệ khác, “Jonathan sở hữu cuốnDivine Comedy(Hài kịch Thần thánh) của Dante ấn bản năm 1472, cuốn sách sẽ được hân hoan chào đón ở bất cứ bộ sưu tập hạng nhất nào. Ông ta còn có tập thơTamerlanecủa Edgar Allan Poe, gần như tuyệt hiếm rất khó kiếm được. Đã có một quyển được bán với giá hai trăm nghìn đôla cách đây không lâu. Danh tiếng của Poe gần đây đã được nâng lên, nên ngày nay cuốn đó phải có giá cao hơn trước nhiều. Bộ sưu tập này còn có một tuyển tập vô cùng đáng giá những cuốn sách in đầu tiên (trước năm 1500), hầu hết là tiếng Đức, nhưng cũng có vài cuốn tiếng Ý, và một bộ những ấn bản tiểu thuyết đương đại đầu tiên - rất nhiều trong số đó là tự truyện. Jonathan có nhiều bộ sưu tập văn minh Mỹ và nhiều bản mẫu các bài viết cá nhân của các tổng thống Washington, Adams, Jefferson, Frankin, Madison, Hamilton, Lincoln và nhiều tổng thống khác. Như tôi đã nói, đây là một bộ sưu tập hay, nhưng vẫn chưa phải là một bộ sưu tập vĩ đại".
“Cái đó là gì vậy?", Reuben chỉ tay vào một góc tường chiếu sáng nhờ nhờ ở cuối phòng.
Cả nhóm tụ tập quanh các vật Reuben chỉ. Đó là bức tranh chân dung nhỏ của một người đàn ông phục trang thời Trung cổ.
“Tôi chẳng nhớ mình từng thấy bức tranh này trước đây", Caleb nói.
“Mà tại sao lại có một bức tranh treo trong một thư viện sách?", Milton hỏi thêm.
“Và chỉ có một bức tranh duy nhất", Stone bình luận. “Chẳng có liên quan gì đến bộ sưu tập cả". Ông kiểm tra bức chân dung tỉ mỉ từ nhiều góc độ khác nhau trước khi đặt ngón tay lên rìa khung tranh và kéo. Bức tranh bật ra như một cánh cửa tự động, để lộ đằng sau là một két sắt an toàn trong tường.
“Két sắt nằm trong két sắt", Stone nói. “Thử dùng mã số tổ hợp cha luật sư cho anh để mở phòng thư viện xem, Caleb".
Caleb làm theo nhưng không có kết quả. Ông cố thử nhiều con số khác nữa nhưng vẫn không thành công.
Stone lại nói, “Người ta thường dùng tổ hợp số mà họ chắc chắn sẽ không thể quên để không cần phải viết ra giấy. Đó có thể là số, là chữ cái cũng có thể là cả số và chữ cái".
“Sao lại đưa cho Caleb chìa khóa và mã số vào phòng thư viện nhưng lại không đưa mã số để mở két sắt bên trong?", Milton thắc mắc.
“Có thể ông ta cho rằng Caleb sẽ biết mã số cũng nên", Reuben nói.
Stone gật đầu, “Tôi đồng ý với Reuben. Suy nghĩ đi Caleb. Đó có thể là một cái gì đó liên quan đến phòng đọc Sách Quý Hiếm".
“Tại sao?", Milton hỏi.
“Bởi vì đây chính là phòng đọc Sách Quý của DeHaven".
Caleb có vẻ suy tư, “Ừm, Jonathan mở cửa phòng đọc sách mỗi ngày, khoảng một giờ trước khi bất cứ ai đến. Ông ấy dùng chìa khóa đặc biệt, và phải nhập một dãy số an ninh để mở tất cả các cửa. Nhưng tôi không có mã số “.
“Cái gì đó đơn giản hơn xem. Đơn giản đến độ nó đập vào mắt anh hàng ngày ấy".
Caleb bất ngờ búng tay cái chóc, “Dĩ nhiên rồi. Nó đập vào mắt tôi mỗi ngày trong đời ấy chứ". Ngón tay ông bắt đầu chạm vào bàn phím kỹ thuật số, và rồi két sắt mở ra.
“Anh sử dụng số gì vậy?", Stone hỏi.
“LJ239. Là số phòng của phòng đọc Sách Quý Hiếm. Tôi nhìn thấy nó mỗi ngày khi tôi đi làm việc".
Trong két sắt là một vật. Caleb cẩn thật kéo nó ra khỏi két và từ từ mở nó.
Reuben nói, “Cái vật ấy trông có vẻ rất tả tơi".
Một quyển sách bìa màu đen, đã bị xé và cái chỗ đóng gáy gần như sắp rách rời ra. Caleb nhẹ nhàng mở trang đầu tiên. Ông lật trang kế tiếp, rồi trang kế tiếp nữa.
Cuối cùng ông ta hít một hơi thật sâu, “Ôi Chúa ơi!".
Stone lo lắng, “Gì vậy Caleb?"
Tay Caleb run lẩy bẩy. Ông nói một cách chậm rãi và giọng run run, “Tôi nghĩ, ý tôi là tôi tin rằng đây là ấn bản đầu tiên của bản sáchThánh ca của Kinh Cựu ước".
“Có quý hiếm không?", Stone thắc mắc.
Caleb mở to mắt nhìn ông, “Nó là thứ còn sót lại lâu đời nhất được in ở cái gọi là nước Mỹ bây giờ đó, Oliver à". Chỉ có mười một cuốnThánh ca của Kinh Cựu ướctrên thế giới thôi, và chỉ có năm cuốn là còn nguyên vẹn. Chúng không bao giờ được rao bán trên thị trường cả. Thư viện Quốc hội có một cuốn, nhưng đó là cuốn được tặng nhiều thập niên rồi. Tôi không tin thư viện chúng tôi có đủ tiền để mua cuốn ấy nếu không được tặng".
“Vậy làm thế nào DeHaven có được cuốn này?", Stone đưa ra nhận xét.
Caleb sùng bái đặt cuốn sách trở lại chiếc hộp và cẩn thận đóng nắp hộp. Rồi ông ta đặt chiếc hộp vào két sắt và đóng cửa tủ lại. “Tôi không biết. CuốnThánh ca của Kinh Cựu ướccuối cùng có mặt trên thị trường mua bán sách quý cách đây sáu mươi năm, khi đó nó được mua với giá kỷ lục, tương đương với hàng triệu đôla bây giờ. Giờ nó đang nằm ở thư viện Đại học Yale". Ông lắc lắc đầu, “Đối với những nhà sưu tầm sách thì chuyện này giống như tìm thấy bức tranh đã mất tích từ lâu của danh họa Hà Lan Rembrandt hay danh họa Tây Ban Nha Goya vậy đó".
“Nếu chỉ có mười một bản trên thế giới, sẽ rất đơn giản để tìm chúng", Milton đề nghị. “Tôi có thể tìm kiếm trên Google".
Caleb nhìn Milton với vẻ mặt khinh khỉnh. Trong khi Milton cứ bám chặt sự tiến bộ của thời đại vi tính, Caleb vẫn cứ là một người kiên quyết ghét máy vi tính.
“Anh không thể nào tìm kiếm trên Google một cuốnThánh ca của Kinh Cựu ướcđược đâu, Milton. Và theo như tôi được biết, tất cả các bản sách này đều nằm trong các thư viện như Harvard, Yale và Thư viện Quốc gia".
“Anh có chắc rằng nó là cuốnThánh canguyên bản không?", Stone hỏi.
“Có rất nhiều ấn bản tiếp theo sau, nhưng tôi gần như chắc chắn rằng đây là bản được in vào năm 1640. Trên trang tựa cũng viết thế và các dấu hiệu của bản gốc mà tôi quá quen thuộc", Caleb đáp lời hổn hển như thể không kịp thở.
“Vậy chính xác thì nó là cái thứ gì?", Reuben phàn nàn, “Tôi chẳng đọc được lấy một chữ".
“Nó là thánh ca mà người Thanh giáo* đã ủy nhiệm cho các mục sư tập hợp lại để khai sáng tín ngưỡng cho cuộc sống thường nhật của họ. Quá trình in ấn vào thời đó rất sơ khai, cộng với cách viết và chữ viết cổ, làm cho ta thấy khó đọc". [* Thanh giáo: vào thế kỷ XVI và XVII ở Anh là những người tìm kiếm “sự tinh tuyền" trong thần học và thờ phụng/người theo đạo với các hình thức nghi lễ nhà thờ đơn giản.]
“Nhưng nếu tất cả các cuốn Thánh ca như thế đều nằm trong các thư viện đại học?", Stone lại nói.
Caleb liếc nhìn ông, khuôn mặt thoáng bối rối, “Tôi đoán rằng có khả năng xảy ra, tuy rất hiếm, rằng vẫn còn một bảnThánh cachưa giải thích được ở ngoài các thư viện. Tôi muốn nói ai đó đã tìm được phân nửa bản viết tay cuốn Huckleberry Finncủa Mark Twain trên gác nhà cô ấy. Và một ai đó kéo từ phía sau khung ảnh ra một bản sao gốc của Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ, rồi còn việc phát hiện ra các tác phẩm của Byron trong một cuốn sách cũ. Hơn một trăm năm qua rồi, mọi chuyện đều có thể xảy ra".
Dù trong phòng khá mát mẻ, Caleb đưa tay lau dòng mồ hôi tươm đầy trán, “Anh có biết việc này đòi hỏi trách nhiệm lớn như thế nào không? Chúng ta đang nói về bộ sưu tập có một cuốnThánh ca của Kinh Cựu ước trong đó. Một cuốnThánh ca, lạy Chúa tôi".
Stone dịu dàng đặt tay lên vai ông bạn của mình, “Tôi chưa thấy ai có đủ khả năng để đảm đương công việc này tốt hơn anh, Caleb à. Và chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì nằm trong khả năng của mình để giúp anh".
“Đúng thế", Reuben nói. “Thật ra tôi có mang theo vài đôla để mua nếu anh muốn bán vài cuốn sách cho nhẹ nợ trước khi bắt đầu xoay mòng mòng với vụ việc quan trọng này. Anh bán cuốn Divine Comedy bao nhiêu hả? Tôi có thể dùng để kể chuyện cười với mọi người".
Milton chen vào, “Reuben ơi, thậm chí chẳng ai trong nhóm chúng ta có đủ tiền mua cuốn danh mục bán đấu giá mà họ sẽ in cho bộ sưu tập này nữa là".
“À, thế cũng tốt thôi", Reuben mỉa mai. “Giờ tôi chắc rằng điều kế tiếp anh sẽ bảo tôi không dám nghĩ cái công việc vớ vẩn ở cảng bốc hàng chứ gì".
“Mấy người đang làm cái quái gì ở đây thế này?", một ai đó hét lên.
Cả đám quay lại nhìn những kẻ xâm nhập đang đứng ngoài cửa phòng thư viện. Có hai người đàn ông thân hình vạm vỡ mặc đồng phục của công ty vệ sĩ cầm súng chĩa thẳng vào các thành viên Hội Camel. Người đàn ông đứng trước mặt hai tên vệ sĩ trông lùn và ốm, tóc nhuộm đỏ, bộ râu quai nón cùng màu được tỉa tót gọn gàng và đôi mắt tinh nhanh màu xanh da trời.
“Tôi hỏi mấy người đang làm gì ở đây?", gã tóc đỏ nhắc lại.
Reuben gầm gừ, “Có lẽ chúng tôi mới là người nên hỏi anh làm gì ở đây, anh bạn ạ".
Caleb bước ra phía trước, “Tôi là Caleb Shaw làm việc ở Thư viện Quốc hội cùng với Jonathan DeHaven. Trong di chúc của ông ấy, tôi được ông ấy chỉ định làm người ủy quyền thư viện". Ông giơ cặp chìa khóa nhà và phòng đọc lên. “Tôi được luật sư của DeHaven cho phép đến đây trông coi bộ sưu tập sách của ông ấy. Những người bạn này đi cùng để giúp đỡ tôi".
“Ô, tất nhiên rồi, tôi xin lỗi các anh", gã đầu đỏ nói sau khi đã săm soi chứng minh thư của Caleb trước khi trả lại. “Chỉ là tôi thấy nhiều người vào nhà Jonathan, rồi cửa lại không khóa, nên tôi mới vội vàng kết luật rằng các anh đột nhập vào nhà ông ấy". Gã gật đầu ra hiệu cho hai tên vệ sĩ cất súng đi.
“Chúng tôi chưa được biết tên ông", Reuben nghi hoặc nhìn người đàn ông.
Trước khi gã kịp trả lời, Stone đã lên tiếng, “Tôi nghĩ ông là Cornelius Behan, giám đốc điều hành của Công ty Kỹ thuật Paradigm, nhà thầu vũ khí phòng vệ lớn thứ ba trong cả nước".
Behan mỉm cười, “Sẽ sớm thành lớn nhất nước nếu tôi cứ tiếp tục làm ăn theo cái đà này".
“A, thì ra là ông Behan", Caleb nói.
“Gọi tôi là C.B được rồi, mọi người vẫn hay kêu thế", gã tiến về phía trước và nhìn quanh căn phòng, “Vậy ra đây là bộ sưu tập sách của DeHaven".
“Ông biết Jonathan à?", Caleb hỏi.
“Thật sự mà nói thì chúng tôi cũng không hẳn là bạn. Tôi có mời ông ấy tham dự vài bữa tiệc tùng. Tôi biết ông ấy làm trong thư viện và sưu tập sách. Chúng tôi thỉnh thoảng gặp nhau trên đường và cũng có nói chuyện phiếm. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe tin ông ấy mất".
“Chúng tôi cũng ngạc nhiên như ông vậy", Caleb buồn bã nói.
“Vậy ra anh là người ủy quyền thư viện của ông ta. Nhưng mà làm cái gì mới được?"
“Nghĩa là tôi được giao nhiệm vụ lên danh mục và định giá bộ sưu tập rồi bán nó đi".
“Có gì hay trong bộ sưu tập này không?"
“Ông có phải là nhà sưu tầm không?"
“Ừm, tôi nổi tiếng sưu tầm nhiều thứ lắm", gã trả lời ỡm ờ.
“Đây là bộ sưu tập rất hay. Nó sẽ được đem ra bán đấu giá", Caleb giải thích. “Ít nhất là những phần tinh túy nhất sẽ được rao bán".
“Ừ", gã hờ hững nói. “Có điều tra được gì thêm về cái chết của Jonathan không?"
Caleb lắc đầu, “Đến lúc này có vẻ như ông ấy chết vì lên cơn đau tim".
“Trông ông ta khỏe mạnh mà. Tôi nghĩ đó cũng là một lý do để ta nên sống hết mình mỗi ngày, bởi vì biết đâu ngày mai…". Gã dạo quanh phòng rồi bước ra, hai tên vệ sĩ líu ríu theo sau.
Khi tiếng bước chân xa dần, Stone nói với Caleb, “Tên này có vẻ quá chu đáo khi đến kiểm tra nhà của một người mà hắn chỉ thỉnh thoảng nói chuyện phiếm".
“Hắn là hàng xóm của Jonathan, Oliver à", Caleb chỉ ra, “Hắn quan tâm thật lòng".
“Tôi không thích tên này. Hắn ta tạo nên những thứ giết người", Milton nói.
“Rất nhiều người nữa là đằng khác", Reuben chỉnh lại, “Trong cuốn sách của tôi, lão già C.B là một tên quỷ quyệt nhỏ thó".
Họ kiểm kê sách và các vật khác hàng giờ đồng hồ cho đến khi Caleb có một danh sách gần như hoàn chỉnh. Milton nhập bản danh sách này vào máy tính xách tay.
“Giờ ta làm gì?", Milton hỏi khi họ gập quyển sách cuối cùng lại.
“Thường thì người ta sẽ đem danh sách này đến một người định giá ở hai nhà đấu giá danh tiếng Sotheby và Christie", Caleb trả lời. “Nhưng tôi đang nghĩ đến một người khác mà theo ý tôi thì người này là bậc thầy trong lĩnh vực sách quý hiếm. Tôi muốn khám phá xem ông ta có biết rằng Jonathan có quyểnThánh cahay không".
“Ông ấy có ở New York không?", Stone hỏi.
“Không, ở ngay tại quận Columbia. Có lẽ cách đây khoảng hai mươi phút chạy xe".
“Người đó là ai vậy?", Reuben hỏi.
“Vincent Pearl".
Stone nhìn đồng hồ đeo tay, “Ta sẽ phải đi gặp ông ấy vào ngày mai thôi. Giờ là mười một giờ rồi".
Caleb lắc đầu, “Không đâu, giờ là thời điểm lý tưởng nhất. Tiệm sách quý hiếm của Vincent Pearl chỉ mở cửa vào ban đêm thôi".
Tác giả :
David Baldacci