Bố Ơi Lấy Vợ Đi
Chương 22
#Chap22: Ơn Giời…Chị Đây Rồi.
Sau khi tất cả đi khỏi anh Luân quay lại trách tôi:
— Sao chú không để anh ký dứt điểm cái đơn ly hôn đó đi. Dẫu sao đi nữa cũng chẳng còn tình cảm để có thể quay lại nữa rồi.
Tôi ngạc nhiên:
— Ơ, sao ban nãy em tưởng anh muốn nó quay về ở rồi cùng anh nuôi con..?
Anh Luân thảng thốt:
— Chú điên à, sao chú lại nghĩ như thế..? Ý anh ở đây có nghĩa là anh muốn con bé ở đây với anh nhưng mẹ nó cũng có trách nhiệm. Như bây giờ vợ chồng ly hôn, thi thoảng người kia vẫn về đưa con đi chơi nọ kia đó chứ. Ý anh là vậy, chứ anh điên đâu mà muốn nó quay về đây sống, hơn nữa với điệu bộ đó làm sao nó có thể chấp nhận như vậy được.
À, ra là thế, tại lúc nãy không thấy anh Luân phản đối gì nên tôi cứ tưởng anh vẫn còn có ý muốn quay lại với con vợ khốn nạn. Ít nhất thì anh vẫn không mê muội như tôi nghĩ, nhưng lý do tôi xé tờ đơn ly hôn không phải là để ngăn anh Luân ly dị với nó mà còn có mục đích khác, tôi cười:
— Em xé đơn là chưa muốn anh ký vội, anh dại thế, mấy năm qua nó đi bằng bẵng, trên danh nghĩa con khốn ấy vẫn là vợ của anh mà bao năm qua nó lang chạ với biết bao nhiêu đàn ông. Giờ đây yên ấm, kiếm được tiền rồi nó quay về bảo anh ký đơn là anh phải ký á. Anh không ký cho nó phải đợi chết cụ nó đi. Ngoài ra còn chuyện này nữa rất quan trọng. Nếu như bây giờ anh ký vào đơn, nó đem ra tòa tòa sẽ nhanh chóng thụ lý rồi hẹn ngày hai người lên gặp. Như thế có phải đúng mục đích của nó rồi không, tòa xử rồi sẽ xem ai đủ điều kiện nuôi con. Nhất là con chó này nó chỉ cần dúi tí tiền vào mõm tòa là tòa ngậm hột le, à nhầm hột me hết. Vậy nên chưa thể ký ngay được, trong thời điểm này anh cần phải trì hoãn việc ly hôn để chưa thể ra tòa xét xử. Có như vậy chúng ta mới có thời gian kỹ cách để giành quyền nuôi con bé. Anh hiểu không..?
Anh Luân gật đầu, tất nhiên rồi bởi những điều tôi nói chắc chắn là điều mà con Liên nó đang nghĩ. Nó biết gia đình tôi sẽ không thể nào dễ dàng nhường quyền nuôi con cho nó. Nhưng nó có lực, có tiền, nó nói đúng, xã hội đồng tiền, đến đâm xe chết người còn có thể chạy trắng án thì mấy cái vụ này ai quan tâm đến bi kịch của một gia đình. Hơn nữa quan tòa họ đâu cần biết quá khứ của con khốn này nó như thế nào, họ chỉ cần nhìn thấy bây giờ mẹ cái Còi đủ điều kiện để chăm lo hơn cho con bé, như vậy là đủ. Mặt khác mấy ngày nay tôi có lên google để tìm hiểu thì được biết trẻ con nếu đủ 7 tuổi thì sẽ có quyền được chọn ở với bố hay với mẹ. Nhưng khi tiền dán vào mồm thì cái quyền này cũng chỉ là con số mo nếu như con Liên lót tay cho quan tòa một món khá khẩm. Nó đến đây đưa ra một cái phong bì khoảng 50tr nhưng bị từ chối, bởi đây là bà nội, là bố đẻ, những người thương yêu con bé thật lòng. Còn ở ngoài kia, khi mà tòa tuyên án, phần thắng chắc chắn sẽ nghiêng về bên polime nặng trịch.
Công lý ở Việt Nam rốt cuộc cũng chỉ là một diễn viên hài, anh có thể châm biếm chế độ thông qua hài kịch, nhưng ở nơi tôn nghiêm anh không có một ký lô nào cả. Chắc hẳn con Liên cũng đã được luật sư tư vấn cực kỳ kỹ càng nên nó mới tự tin đến đây tuyên chiến như vậy. Nhà anh Luân, mà nói thẳng dân ở cả cái xóm này trước nay chưa từng có ai dính vào kiện tụng nên rất khó để nhờ cậy được sự giúp đỡ. Toàn nông dân chân lấm tay bùn với công nhân làm công ăn lương biết gì về luật đâu cơ chứ. Vấn đề này khiến tôi đau đầu đến mất ăn mất ngủ.
Nhất là khi ngay ngày hôm sau là thứ bảy, con Liên lại tiếp tục đến nhà anh Luân, nhưng lần này nó đến không phải là để uy hiếp vụ giấy tờ mà nó đến với danh nghĩa một người mẹ đi làm xa lâu năm nay về nhà thăm con gái. Khổ thân cho bác Xoan với anh Luân đứng đó nghe con khốn nói điêu, dựng chuyện một cách vu khống mà không lỡ nói lại vì nghĩ khổ thân con bé. Tôi nghe mẹ tôi kể lại rằng con Liên nó đến nhà rồi nói với cái Còi là đi lao động nước ngoài mấy năm nay. Nay mới có dịp về thăm con bé, nó nhớ con bé lắm, thương con bé nhiều lắm. Có mặt bác Xoan ở đó nó còn làm bộ trách móc anh Luân nói dối con là mẹ đã chết.
Khổ thân, con bé có biết cái gì đâu, sau khi nó biết con Liên là mẹ nó nó mừng lắm, nó òa khóc nức nở bởi bao đêm, bao giấc mơ nó luôn mong muốn được gặp mẹ thì nay điều đó đã thành sự thật. Thế rồi nó ngọt nhạt xin phép anh Luân cùng bác Xoan đưa con gái đi chơi, đi mua sắm. Hai mẹ con đi từ trưa cho tới chiều mới về xúng xính nào quần áo mới, nào gấu bông, nào bánh kẹo…..đủ các thứ. Khi về đến nhà cái Còi còn không lỡ xa mẹ, nó cứ đòi theo rồi hỏi:
— Sao mẹ không ở đây cùng với bố con con..?
Con Liên làm bộ quay lại rơm rớm nước mắt:
— Bởi vì mẹ với bố con bây giờ đã ly hôn rồi, không thể sống chung với nhau được nữa. Mẹ thương con nhiều lắm….
Thế là con bé lại khóc, nó trách bố nó không giữ mẹ nó lại. Ôi than ôi cuộc đời, một người bố hi sinh nửa cuộc đời để chăm lo, nuôi nấng con gái vậy mà giờ đây trong mắt con bé bố nó là người có lỗi, một người bố bỏ rơi mẹ nó, một người bố nói dối là mẹ nó đã chết. Nhưng đau xót thay người đàn ông cao cả đó lại chấp nhận tất cả, thậm chí anh còn ngăn cản tôi khi mà tôi định kể hết ra sự thật rằng con mẹ nó chỉ là một con khốn, không bằng cả một con điếm dơ bẩn. Nhưng anh Luân lắc đầu:
— Đừng nói gì cả chú Dương. Anh chỉ cần con anh vui là được, trẻ con nó không có tội. Nó không đáng để phải biết, phải gánh chịu những gì mà người lớn gây ra, đừng làm tổn thương hình ảnh người mẹ trong lòng nó. Bởi trước đây anh cũng luôn nói với nó rằng mẹ nó là người tốt, nhưng không may mắc bệnh qua đời. Là do anh, có lẽ kiếp trước anh sống sai nên kiếp này anh phải chịu.
Nhìn khóe mắt anh khẽ giật giật tôi biết anh đang muốn khóc, cũng phải thôi, báu vật của anh giờ đây sắp rơi vào tay người khác, anh giỏi chịu đựng hơn tôi, vào tôi có lẽ tôi không làm được như vậy. Bảo làm sao cho đến giờ anh vẫn khổ, nước trong thì không có cá, người tốt quá thì không có gì, chẳng lẽ câu nói này lại đúng. Quan niệm sống tốt, sống xấu bị đảo lộn giá trị đến nhường này rồi sao..?
Tôi cay đắng bỏ về thì anh gọi giật tôi lại nói:
— À chú Dương này, mấy hôm nay nhìn con bé vui tươi cười đùa hạnh phúc như thế anh chợt nghĩ, có lẽ nên để mẹ nó nuôi nó sẽ tốt hơn. Mẹ nó nói đúng, ở với mẹ con bé có thể được chăm lo đủ điều kiện, được học thành bác sỹ, cái nghề mà nó mơ ước. Với điều kiện dư giả như bây giờ anh nghĩ cô ta sẽ chăm sóc con bé tốt hơn anh.
Tôi lẳng lặng quay đi không nói câu gì, bởi dẫu sao đây cũng là chuyện gia đình của họ. Anh Luân đã nói như thế thì tôi còn biết nói gì nữa, chẳng lẽ cố chấp giành lấy để rồi sau này có làm sao lại tự trách bản thân à, tôi trả lời:
— Vâng, anh quyết thế thì em cũng đành chịu. Nhưng em vẫn khuyên anh nên suy nghĩ kỹ lại. Có thể em hơi cay độc, nhưng cái loại đàn bà này em chưa bao giờ dám nghĩ nó sẽ làm được điều gì tốt đẹp.
Anh Luân lắc đầu thở dài:
— Chú nói thế sai rồi, con người ai cũng có lúc sai lầm. Đến sát nhân giết người còn có thể hoàn lương cơ mà. Chú đừng suy nghĩ quá đến mức nhìn đời toàn màu đen như vậy.
Tôi đi về nhà, khoảng 11h trưa hôm đó tự nhiên con chó ngoài sân nó cứ sủa, nghe lại có giọng phụ nữ đang gọi tên mẹ tôi:
— Bác V ơi, bác có nhà không..?
Tôi thò đầu ra quát con Ki:
— Ai đấy, sủa ít thôi.
Định mệnh, nói xong mới biết nhỡ mồm, khách đứng ngoài cổng đang gọi mà chủ nhà lại kêu “ sủa ít thôi “ thế hóa ra chửi xéo khách là chó à. Ngại quá tôi chữa cháy:
— ́y chết, cho em xin lỗi, em quát con chó.
Người bên ngoài che miệng cười rồi đáp:
— Chú Dương vẫn thế nhỉ, cứ bộp chà bộp chộp. Sao còn nhận ra chị không..?
Chị nào thế, móa sao không phải là em mà toàn chị đến tìm thế này. Tôi ngơ ngác:
— Ơ, chị là….chị là…?
Bà chị đứng ngoài cổng cười:
— Là chị Loan đây, không nhận ra thật à.?
Nói đến tên thì tôi biết, tôi ồ lên:
— A, chị Loan con nhà bác Luận đúng không..? Ngày xưa trong xóm hay trêu chị là Luận Loan….Ý, chết, em xin lỗi….Hi hi tại quen mồm. Mà sao giờ chị khác thế, chết quên, mời chị vào nhà. Khiếp thật mà em tưởng chị lên Hà Nội sống luôn từ đó giờ rồi chứ. Mẹ em vừa đi đâu đấy, để em gọi mẹ em về.
Chị Loan đi vào trong nhà mặt hơi đo đỏ bởi cái biệt hiệu ngày xưa mà bọn trẻ con trong xóm đặt cho. Mà nói biệt hiệu cũng không đúng, bởi bố chị ấy tên Luận thật, mẹ sư thằng chó nào ác thế, lại đi xuyên tạc…..Chửi xong tôi mới nhớ mang máng, hình như thằng chó đó là tôi. Bỏ mẹ, tôi nhanh mồm:
— Chị ngồi chơi uống nước, lâu lâu về thăm quê hả chị..?
Chị Loan đáp:
— Ừ, ngót ngét cũng đã chục năm rồi còn gì, từ ngày mẹ chị mất bố lấy vợ hai chị có về đây nữa đâu. Hôm nay về thăng làng xóm, chục năm mà làng quê vẫn chẳng thay đổi gì, không khí trong lành quá, khác hẳn với trên thành phố. Chị cũng đi thăm được mấy nhà trong ngõ mình rồi. Thôi chị có ít quà mang sang biếu cô với em, không cần gọi mẹ về đâu. Đợt này chị về đây cũng lâu để buôn với bác sau.
Tôi gật đầu cười:
— Vầng cho em xin, thế chồng con chị trên đấy có khỏe không ạ..?
Chị Loan trả lời:
— Mọi người vẫn khỏe em ạ, bận việc nên anh không về được. Mà này, sao nhà anh Luân bây giờ nghèo thế, ngày trước giàu nhất khu mình cơ mà..? Nãy chị sang thắp hương cho bác trai gặp cả mẹ anh Luân với anh Luân, có cả đứa bé gái, con anh Luân….Nhìn gia cảnh giờ mà buồn quá.
Tôi khẽ nói:
— Vâng chị ạ, cái ngày chị đi lấy chồng trên Hà Nội là lúc bố anh Luân mới mất được khoảng thời gian. Mất đi bác trai như mất đi trụ cột từ đó đến nay anh Luân gặp bao nhiêu chuyện. Khổ lắm chị ạ, kể ra chắc phải mai mới hết.
Chị Loan hỏi:
— Ơ thế mẹ con bé đâu..?
Tôi chép miệng:
— Chậc, bỏ đi từ khi nó mới được 5 tháng tuổi. Đã 7 năm bây giờ từ dưới đất chui lên về đòi quyền nuôi con. Haizz, nói ra thì bảo chán nhưng chắc anh Luân cũng xiêu lòng rồi. Mà con khốn đó….mẹ con chó…….Chết em lại chửi bậy, xin lỗi chị.
Chị Loan thấy tôi chửi vợ anh Luân thì lại càng tò mò:
— Sao vậy em, sao em lại chửi người ta thế….
Đang bực mấy ngày hôm nay không biết chia sẻ cùng ai, nay đột nhiên có bà chị cùng xóm về chơi, ngày bé cũng toàn tụ tập với nhau suốt nên tôi kể hết từ đầu đến cuối. Nghe xong chị Loan lắc đầu:
— Điều này còn xem anh Luân có muốn nuôi con hay không thôi, chứ thực ra vẫn còn nhiều cách mà. Luật có quy định rõ ràng hết, không phải ai cũng nhận tiền rồi nhắm mắt bỏ qua đâu em. Như chị chẳng hạn….
Tôi ồ lên đầy ngạc nhiên, đứng ngay dậy tôi hỏi:
— Chị….chị làm bên tòa án à..? Có thật không hả chị..?
Chị Loan cười:
— Không, chị cũng chỉ là luật sư bình thường thôi nhưng chị là luật sư đứng về lẽ phải. Chỉ cần anh Luân muốn nuôi con thì chị sẽ có cách….
Ơn trời, chị Loan con bác Luận đã về rồi……..Thanks God You Are Here.
Sau khi tất cả đi khỏi anh Luân quay lại trách tôi:
— Sao chú không để anh ký dứt điểm cái đơn ly hôn đó đi. Dẫu sao đi nữa cũng chẳng còn tình cảm để có thể quay lại nữa rồi.
Tôi ngạc nhiên:
— Ơ, sao ban nãy em tưởng anh muốn nó quay về ở rồi cùng anh nuôi con..?
Anh Luân thảng thốt:
— Chú điên à, sao chú lại nghĩ như thế..? Ý anh ở đây có nghĩa là anh muốn con bé ở đây với anh nhưng mẹ nó cũng có trách nhiệm. Như bây giờ vợ chồng ly hôn, thi thoảng người kia vẫn về đưa con đi chơi nọ kia đó chứ. Ý anh là vậy, chứ anh điên đâu mà muốn nó quay về đây sống, hơn nữa với điệu bộ đó làm sao nó có thể chấp nhận như vậy được.
À, ra là thế, tại lúc nãy không thấy anh Luân phản đối gì nên tôi cứ tưởng anh vẫn còn có ý muốn quay lại với con vợ khốn nạn. Ít nhất thì anh vẫn không mê muội như tôi nghĩ, nhưng lý do tôi xé tờ đơn ly hôn không phải là để ngăn anh Luân ly dị với nó mà còn có mục đích khác, tôi cười:
— Em xé đơn là chưa muốn anh ký vội, anh dại thế, mấy năm qua nó đi bằng bẵng, trên danh nghĩa con khốn ấy vẫn là vợ của anh mà bao năm qua nó lang chạ với biết bao nhiêu đàn ông. Giờ đây yên ấm, kiếm được tiền rồi nó quay về bảo anh ký đơn là anh phải ký á. Anh không ký cho nó phải đợi chết cụ nó đi. Ngoài ra còn chuyện này nữa rất quan trọng. Nếu như bây giờ anh ký vào đơn, nó đem ra tòa tòa sẽ nhanh chóng thụ lý rồi hẹn ngày hai người lên gặp. Như thế có phải đúng mục đích của nó rồi không, tòa xử rồi sẽ xem ai đủ điều kiện nuôi con. Nhất là con chó này nó chỉ cần dúi tí tiền vào mõm tòa là tòa ngậm hột le, à nhầm hột me hết. Vậy nên chưa thể ký ngay được, trong thời điểm này anh cần phải trì hoãn việc ly hôn để chưa thể ra tòa xét xử. Có như vậy chúng ta mới có thời gian kỹ cách để giành quyền nuôi con bé. Anh hiểu không..?
Anh Luân gật đầu, tất nhiên rồi bởi những điều tôi nói chắc chắn là điều mà con Liên nó đang nghĩ. Nó biết gia đình tôi sẽ không thể nào dễ dàng nhường quyền nuôi con cho nó. Nhưng nó có lực, có tiền, nó nói đúng, xã hội đồng tiền, đến đâm xe chết người còn có thể chạy trắng án thì mấy cái vụ này ai quan tâm đến bi kịch của một gia đình. Hơn nữa quan tòa họ đâu cần biết quá khứ của con khốn này nó như thế nào, họ chỉ cần nhìn thấy bây giờ mẹ cái Còi đủ điều kiện để chăm lo hơn cho con bé, như vậy là đủ. Mặt khác mấy ngày nay tôi có lên google để tìm hiểu thì được biết trẻ con nếu đủ 7 tuổi thì sẽ có quyền được chọn ở với bố hay với mẹ. Nhưng khi tiền dán vào mồm thì cái quyền này cũng chỉ là con số mo nếu như con Liên lót tay cho quan tòa một món khá khẩm. Nó đến đây đưa ra một cái phong bì khoảng 50tr nhưng bị từ chối, bởi đây là bà nội, là bố đẻ, những người thương yêu con bé thật lòng. Còn ở ngoài kia, khi mà tòa tuyên án, phần thắng chắc chắn sẽ nghiêng về bên polime nặng trịch.
Công lý ở Việt Nam rốt cuộc cũng chỉ là một diễn viên hài, anh có thể châm biếm chế độ thông qua hài kịch, nhưng ở nơi tôn nghiêm anh không có một ký lô nào cả. Chắc hẳn con Liên cũng đã được luật sư tư vấn cực kỳ kỹ càng nên nó mới tự tin đến đây tuyên chiến như vậy. Nhà anh Luân, mà nói thẳng dân ở cả cái xóm này trước nay chưa từng có ai dính vào kiện tụng nên rất khó để nhờ cậy được sự giúp đỡ. Toàn nông dân chân lấm tay bùn với công nhân làm công ăn lương biết gì về luật đâu cơ chứ. Vấn đề này khiến tôi đau đầu đến mất ăn mất ngủ.
Nhất là khi ngay ngày hôm sau là thứ bảy, con Liên lại tiếp tục đến nhà anh Luân, nhưng lần này nó đến không phải là để uy hiếp vụ giấy tờ mà nó đến với danh nghĩa một người mẹ đi làm xa lâu năm nay về nhà thăm con gái. Khổ thân cho bác Xoan với anh Luân đứng đó nghe con khốn nói điêu, dựng chuyện một cách vu khống mà không lỡ nói lại vì nghĩ khổ thân con bé. Tôi nghe mẹ tôi kể lại rằng con Liên nó đến nhà rồi nói với cái Còi là đi lao động nước ngoài mấy năm nay. Nay mới có dịp về thăm con bé, nó nhớ con bé lắm, thương con bé nhiều lắm. Có mặt bác Xoan ở đó nó còn làm bộ trách móc anh Luân nói dối con là mẹ đã chết.
Khổ thân, con bé có biết cái gì đâu, sau khi nó biết con Liên là mẹ nó nó mừng lắm, nó òa khóc nức nở bởi bao đêm, bao giấc mơ nó luôn mong muốn được gặp mẹ thì nay điều đó đã thành sự thật. Thế rồi nó ngọt nhạt xin phép anh Luân cùng bác Xoan đưa con gái đi chơi, đi mua sắm. Hai mẹ con đi từ trưa cho tới chiều mới về xúng xính nào quần áo mới, nào gấu bông, nào bánh kẹo…..đủ các thứ. Khi về đến nhà cái Còi còn không lỡ xa mẹ, nó cứ đòi theo rồi hỏi:
— Sao mẹ không ở đây cùng với bố con con..?
Con Liên làm bộ quay lại rơm rớm nước mắt:
— Bởi vì mẹ với bố con bây giờ đã ly hôn rồi, không thể sống chung với nhau được nữa. Mẹ thương con nhiều lắm….
Thế là con bé lại khóc, nó trách bố nó không giữ mẹ nó lại. Ôi than ôi cuộc đời, một người bố hi sinh nửa cuộc đời để chăm lo, nuôi nấng con gái vậy mà giờ đây trong mắt con bé bố nó là người có lỗi, một người bố bỏ rơi mẹ nó, một người bố nói dối là mẹ nó đã chết. Nhưng đau xót thay người đàn ông cao cả đó lại chấp nhận tất cả, thậm chí anh còn ngăn cản tôi khi mà tôi định kể hết ra sự thật rằng con mẹ nó chỉ là một con khốn, không bằng cả một con điếm dơ bẩn. Nhưng anh Luân lắc đầu:
— Đừng nói gì cả chú Dương. Anh chỉ cần con anh vui là được, trẻ con nó không có tội. Nó không đáng để phải biết, phải gánh chịu những gì mà người lớn gây ra, đừng làm tổn thương hình ảnh người mẹ trong lòng nó. Bởi trước đây anh cũng luôn nói với nó rằng mẹ nó là người tốt, nhưng không may mắc bệnh qua đời. Là do anh, có lẽ kiếp trước anh sống sai nên kiếp này anh phải chịu.
Nhìn khóe mắt anh khẽ giật giật tôi biết anh đang muốn khóc, cũng phải thôi, báu vật của anh giờ đây sắp rơi vào tay người khác, anh giỏi chịu đựng hơn tôi, vào tôi có lẽ tôi không làm được như vậy. Bảo làm sao cho đến giờ anh vẫn khổ, nước trong thì không có cá, người tốt quá thì không có gì, chẳng lẽ câu nói này lại đúng. Quan niệm sống tốt, sống xấu bị đảo lộn giá trị đến nhường này rồi sao..?
Tôi cay đắng bỏ về thì anh gọi giật tôi lại nói:
— À chú Dương này, mấy hôm nay nhìn con bé vui tươi cười đùa hạnh phúc như thế anh chợt nghĩ, có lẽ nên để mẹ nó nuôi nó sẽ tốt hơn. Mẹ nó nói đúng, ở với mẹ con bé có thể được chăm lo đủ điều kiện, được học thành bác sỹ, cái nghề mà nó mơ ước. Với điều kiện dư giả như bây giờ anh nghĩ cô ta sẽ chăm sóc con bé tốt hơn anh.
Tôi lẳng lặng quay đi không nói câu gì, bởi dẫu sao đây cũng là chuyện gia đình của họ. Anh Luân đã nói như thế thì tôi còn biết nói gì nữa, chẳng lẽ cố chấp giành lấy để rồi sau này có làm sao lại tự trách bản thân à, tôi trả lời:
— Vâng, anh quyết thế thì em cũng đành chịu. Nhưng em vẫn khuyên anh nên suy nghĩ kỹ lại. Có thể em hơi cay độc, nhưng cái loại đàn bà này em chưa bao giờ dám nghĩ nó sẽ làm được điều gì tốt đẹp.
Anh Luân lắc đầu thở dài:
— Chú nói thế sai rồi, con người ai cũng có lúc sai lầm. Đến sát nhân giết người còn có thể hoàn lương cơ mà. Chú đừng suy nghĩ quá đến mức nhìn đời toàn màu đen như vậy.
Tôi đi về nhà, khoảng 11h trưa hôm đó tự nhiên con chó ngoài sân nó cứ sủa, nghe lại có giọng phụ nữ đang gọi tên mẹ tôi:
— Bác V ơi, bác có nhà không..?
Tôi thò đầu ra quát con Ki:
— Ai đấy, sủa ít thôi.
Định mệnh, nói xong mới biết nhỡ mồm, khách đứng ngoài cổng đang gọi mà chủ nhà lại kêu “ sủa ít thôi “ thế hóa ra chửi xéo khách là chó à. Ngại quá tôi chữa cháy:
— ́y chết, cho em xin lỗi, em quát con chó.
Người bên ngoài che miệng cười rồi đáp:
— Chú Dương vẫn thế nhỉ, cứ bộp chà bộp chộp. Sao còn nhận ra chị không..?
Chị nào thế, móa sao không phải là em mà toàn chị đến tìm thế này. Tôi ngơ ngác:
— Ơ, chị là….chị là…?
Bà chị đứng ngoài cổng cười:
— Là chị Loan đây, không nhận ra thật à.?
Nói đến tên thì tôi biết, tôi ồ lên:
— A, chị Loan con nhà bác Luận đúng không..? Ngày xưa trong xóm hay trêu chị là Luận Loan….Ý, chết, em xin lỗi….Hi hi tại quen mồm. Mà sao giờ chị khác thế, chết quên, mời chị vào nhà. Khiếp thật mà em tưởng chị lên Hà Nội sống luôn từ đó giờ rồi chứ. Mẹ em vừa đi đâu đấy, để em gọi mẹ em về.
Chị Loan đi vào trong nhà mặt hơi đo đỏ bởi cái biệt hiệu ngày xưa mà bọn trẻ con trong xóm đặt cho. Mà nói biệt hiệu cũng không đúng, bởi bố chị ấy tên Luận thật, mẹ sư thằng chó nào ác thế, lại đi xuyên tạc…..Chửi xong tôi mới nhớ mang máng, hình như thằng chó đó là tôi. Bỏ mẹ, tôi nhanh mồm:
— Chị ngồi chơi uống nước, lâu lâu về thăm quê hả chị..?
Chị Loan đáp:
— Ừ, ngót ngét cũng đã chục năm rồi còn gì, từ ngày mẹ chị mất bố lấy vợ hai chị có về đây nữa đâu. Hôm nay về thăng làng xóm, chục năm mà làng quê vẫn chẳng thay đổi gì, không khí trong lành quá, khác hẳn với trên thành phố. Chị cũng đi thăm được mấy nhà trong ngõ mình rồi. Thôi chị có ít quà mang sang biếu cô với em, không cần gọi mẹ về đâu. Đợt này chị về đây cũng lâu để buôn với bác sau.
Tôi gật đầu cười:
— Vầng cho em xin, thế chồng con chị trên đấy có khỏe không ạ..?
Chị Loan trả lời:
— Mọi người vẫn khỏe em ạ, bận việc nên anh không về được. Mà này, sao nhà anh Luân bây giờ nghèo thế, ngày trước giàu nhất khu mình cơ mà..? Nãy chị sang thắp hương cho bác trai gặp cả mẹ anh Luân với anh Luân, có cả đứa bé gái, con anh Luân….Nhìn gia cảnh giờ mà buồn quá.
Tôi khẽ nói:
— Vâng chị ạ, cái ngày chị đi lấy chồng trên Hà Nội là lúc bố anh Luân mới mất được khoảng thời gian. Mất đi bác trai như mất đi trụ cột từ đó đến nay anh Luân gặp bao nhiêu chuyện. Khổ lắm chị ạ, kể ra chắc phải mai mới hết.
Chị Loan hỏi:
— Ơ thế mẹ con bé đâu..?
Tôi chép miệng:
— Chậc, bỏ đi từ khi nó mới được 5 tháng tuổi. Đã 7 năm bây giờ từ dưới đất chui lên về đòi quyền nuôi con. Haizz, nói ra thì bảo chán nhưng chắc anh Luân cũng xiêu lòng rồi. Mà con khốn đó….mẹ con chó…….Chết em lại chửi bậy, xin lỗi chị.
Chị Loan thấy tôi chửi vợ anh Luân thì lại càng tò mò:
— Sao vậy em, sao em lại chửi người ta thế….
Đang bực mấy ngày hôm nay không biết chia sẻ cùng ai, nay đột nhiên có bà chị cùng xóm về chơi, ngày bé cũng toàn tụ tập với nhau suốt nên tôi kể hết từ đầu đến cuối. Nghe xong chị Loan lắc đầu:
— Điều này còn xem anh Luân có muốn nuôi con hay không thôi, chứ thực ra vẫn còn nhiều cách mà. Luật có quy định rõ ràng hết, không phải ai cũng nhận tiền rồi nhắm mắt bỏ qua đâu em. Như chị chẳng hạn….
Tôi ồ lên đầy ngạc nhiên, đứng ngay dậy tôi hỏi:
— Chị….chị làm bên tòa án à..? Có thật không hả chị..?
Chị Loan cười:
— Không, chị cũng chỉ là luật sư bình thường thôi nhưng chị là luật sư đứng về lẽ phải. Chỉ cần anh Luân muốn nuôi con thì chị sẽ có cách….
Ơn trời, chị Loan con bác Luận đã về rồi……..Thanks God You Are Here.
Tác giả :
Trường Lê