Bộ Bộ Sinh Liên
Chương 255: Dạ hành
Thành Biện Lương đêm tối không bóng người. Cửa thành không khóa.
Nước sông Biện Hà nối thẳng vào trong thành, lúc này có một chiếc thuyền đèn đuốc sáng trưng rẽ sóng đi đến, hai bên bờ còn có rất nhiều người cưỡi ngựa, ngồi kiệu, bộ hành, tay họ đều cầm đèn lồng, đèn lồng có nhiều loại, màu sắc sặc sỡ, nhưng có một điểm chung, trên mỗi đèn lồng đều được ghi ba chữ "Như Tuyết Phường".
Đây là ý tưởng của một vài xí nghiệp hiện đại để kiếm thêm khách đề nghị cho hộ khách mang theo ô, túi tiêu chí của xí nghiệp mình, số tiền bỏ ra không nhiều, nhưng hiệu quả mang đến là rất lớn.
Chợ đêm Biện Lương vốn rất tấp nập, đột nhiên có đoàn đèn lồng vào thành, vô số người chú ý đến nó, may mắn Dương Hạo đã sớm bảo Nha sai phủ Khai Phong rằng đêm nay sẽ như vậy, nếu không thì khó mà bảo toàn được sẽ không có người đuổi về phủ nha đánh trống cảnh báo.
Thuyền lớn khắp nơi đều có đèn, sáng trưng, mũi đèn cao, bên trên có treo đèn đỏ và cũng treo ba chữ Như Tuyết Phường. Đầu thuyền, đứng đầu là Liễu Đóa Nhi, vô số thiếu nữ độ thanh xuân đầu đội vòng hoa hạnh, hoa lê, cười cười nói nói. Trên con đê hai bên Biện Hà có vô số sĩ tử tay cầm đèn lồng đang đi bộ hát ca.
Đầu phố Biện Lương lại có thêm cảnh quang như vậy, đèn thắp sáng rực, tựa như bức tranh phố xá náo nhiệt trên thiên đường nhân gian, rất nhiều người đổ ra phố, hai hàng đèn lồng xung quanh tô điểm cho bức tranh càng thêm mỹ lệ. Ở lầu xanh kỹ viện thì đàn sáo véo von không dứt, khách khứa uống rượu giao tình nghe thấy tiếng bước chân của các kỹ nữ đi nhanh lên lầu, ngạc nhiên nhìn vẻ sầm uất náo nhiệt, tiếng cười nói vang vọng toàn thành trong đêm. Trong câu lan (nơi hát múa và diễn kịch thời Tống, Nguyên ở Trung Quốc) cũng có nhiều người dân kéo các thiếu nữ chạy lại hai bên bờ Biện Hà.
Trước kia thuyền bè trên Biện Hà rất đông đúc, đêm nay tái hiện lại cảnh đó, có rất nhiều thuyền bè không thấy bóng dáng đâu, đều nhường đường cho thuyền hoa, chỉ có một chiếc thuyền lớn rẽ sóng mà đi, mang theo đèn đuốc, đèn lồng treo khắp hai bên, hùng dũng đi đến. Bóng ngược dưới nước, cảnh vật thêm sáng rực, họa ý thi tình…
Gió đêm thổi nhẹ nhàng khoan khoái, ánh đèn lờ mờ, thầy bói cũng mất đi quầy hàng của mình, tay phải cầm bảo kiếm được làm từ giấy vàng, tay trái chống phướn gọi hồn "Trảm thiên hạ vô học đồng thanh". Người chen chúc nhau, bức tranh càng thêm náo nhiệt. Vào lúc này, trên thuyền đột nhiên dấy lên ngọn lửa, hàng nghìn hàng vạn hoa lê nở, bầu trời cao, đưa mọi người lên một cao trào vui vẻ mới.
Triều Tống coi trọng làm ăn buôn bán, nhưng không khí buôn bán của triều Tống song hành với phẩm vị văn hóa, giàu có mà không thô kệch, hào phóng mà không nhỏ mọn, được thêm vào rất nhiều tình điệu, chẳng trách có người nói: "Ức đắc thiếu niên đa lạc sự, dạ thâm đăng hỏa thượng phàn lầu", nhớ mãi không quên cảnh vật phồn hoa của Biện Lương…
Các sĩ tử vui mừng tột độ, không sợ có người sẽ mách họ ham chơi mà quên tiền đồ, lễ giáo mục nát đến Đại Tống nay không còn nữa, từ các quan đến dân chúng cùng vui vẻ, quan vui dân vui, thiên hạ cùng vui, không để cho dân chúng sống vui vẻ, thì còn làm được gì?
"Dỡ bỏ! Tiếp tục dỡ bỏ cho ta" Đang cười cười nói nói bỗng truyền tới một giọng nói. Trình Đức Huyền mặt mày toàn tro bụi chui ra từ trong hẻm nhỏ, vừa nãy không biết là ai ném bụp cục than vào mặt hắn, hắn giận dữ chạy ra ngoài, nghe thấy tiếng cười nói rôm rả bên Biện Hà, vội đứng ở đầu hẻm nhìn về phía đó hô lệnh dỡ bỏ một nửa tường thấp.
Hắn cũng biết đêm nay mời Liễu hành thủ Như Tuyết Phường đi du xuân, biết kế hoạch quay lại thành tối nay của Dương Hạo, nhìn thấy thuyền hoa đi đến Biện Hà, hai bên nườm nượp người qua tạo thế rồng, thì hiểu hắn về rồi. Xa xa hắn cơ hồ nhìn thấy Dương Hạo đứng ở mũi thuyền, đám thiếu nữ vây lấy xung quanh, mặt hắn vui tươi cười nói, hắn giận dữ nhưng không làm gì được.
Hắn đứng nghiến răng kèn kẹt, chửi mỗi một câu "Mẹ kiếp!" không biết từ đâu chui ra nhiều người đến vậy, bỗng có kẻ bưng nước, hắt toàn bộ chậu nước lên người hắn "Ô hay, đứa nào hất nước rửa chân vào bổn quan, người đâu, bắt cái tên đểu giả này cho ta!"
Trình Đức Huyền nhổ toẹt bãi nước bọt, giận tím mặt, dân chúng bị dỡ nhà báo thù vì rơi chậu nước sành, nhanh chui vào đám nhốn nháo bên bờ Biện Hà không thấy nữa.
"Tức chết đi được!" Trình Đức Huyền giống như người sói hóa thân vào đêm trăng tròn, ngẩng đầu nhìn trăng than thở, quay đầu lại ra lệnh:
"Dỡ, dỡ bỏ hết cho ta, tiếp tục dỡ đi!"
***
Cũng vào đêm đó, thuyền lớn lặng cập thành Thạch Đầu. Thành Thạch Đầu chính là Nam Kinh sau này. Kim Lăng giờ là đô thành của Nam Đường.
Trên thuyền có mấy ngọn đèn chiếu thẳng vào hàng chữ lờ mờ trên đại kỳ "Trấn hải tiết độ", hai bên mạn thuyền có nhiều sĩ binh áo giáp chỉnh tề đứng sừng sững, thuyền đến bến sông, thì lặng dừng lại, quân coi giữ bến sông kiểm tra thân thế của người đến xong, thì lập tức bê ván cầu bắc lên thuyền, một tướng quân giáp trụ sáng rõ, áo choàng đỏ đậm đi lên bờ, tràn đầy khí phách, bước đi uy vũ, bệ vệ oai phong.
Chỗ tối mũi thuyền, một đôi mắt sáng rực nhìn vị đại tướng quân choàng áo bào đỏ đậm giống như con dơi biến mất trong đêm tối, thì thào nói: "Nhưng mong việc này của tên Lâm Hổ Tử có thể thuyết phục Lý Dục, thì đại kế của ta sẽ thành".
Thành Thạch Đầu lúc này đã bước vào giấc ngủ say trong màn đêm, toàn thành yên ắng, đoàn xe ngựa vội vã tiến vào hoàng cung, tiếng vó ngựa lộc cộc phá tan không gian yên tĩnh.
Trong hoàng cung, Đường Đế Lý Dục vẫn chưa chợp mắt, vẫn đang lo chuyện triều chính, thay bộ tăng y lễ Phật, niệm kinh. Xong rồi Lý Dục lại tắm rửa thay quần áo, thay một bộ Đạo phục rộng thùng thình cùng với Hoàng hậu hạ cờ ở hậu cung.
Hoàng hậu của hắn hiện giờ bị người ngoài cung gọi là Tiểu Chu Hậu, vì tỷ tỷ của vị Hoàng hậu này Chu Nga Hoàng vốn là Hoàng hậu chính thê của Lý Dục, sau khi Chu Nga Hoàng chết đi, Lý Dục tái giá, đó chính là muội muội của cô Chu Gia Mẫn.
Hôn sự của Hoàng đế và Tiểu Chu hậu thực ra quan thân sĩ tử Nước Đường không hài lòng. Vì tiên Hoàng hậu Chu Nga Hoàng đoan trang hiền thục, đều được mọi người yêu quý, nhưng thời gian Hoàng hậu sinh bệnh, tiểu muội Gia Mẫn vào cung thăm nom chăm sóc lại có tư tình với tỷ phu Lý Dục, Lý Dục vì thế còn viết một bài từ cho hai người, bài "Bồ Tát man" ướt át, suồng sã chế tạo nhạc phủ, nó lan truyền ra cả nước cũng chỉ giấu một mình Hoàng hậu mà thôi. Nguồn tại http://TruyệnFULL.vn
Nhưng Hoàng hậu cuối cùng cũng biết chuyện, Hoàng hậu tuy mắc bệnh, nhưng nhiều người cho rằng nếu không phải Hoàng đế phong lưu như vậy, vào thời gian nàng mắc bệnh nặng, hắn không vui vẻ cùng với em gái của nàng, khiến cho Hoàng hậu buồn bực không vui, thì chưa hẳn bệnh tình sẽ thêm nặng, đột ngột qua đời, vì thế hơi bất mãn với Tiểu Chu hậu mà Lý Dục tái giá.
Hoàng đế tái giá là chuyện xưa nay chưa từng có ở nước Đường, hết cách tuân theo lệ cũ, để cho hả giận, khi bàn bạc tái giá xong, các đại thần trong triều lộn xộn cả lên.
Cuộc sống của Lý Dục sao có thể rời xa cái vòng luẩn quẩn ca múa nhạc, mỹ nhân đây? Hoàng hậu lâm bệnh mà chết, hắn đợi sao được qua ba năm sống trong triều buồn tẻ, mắt thấy các đại thần cãi cọ nhau, không hẹn được ngày thành thân xa xa, lúc này bất chấp tất cả, bèn đích thân xuất hiện can thiệp, vội vàng định ngày cưới.
Vì chọn không đúng canh giờ, chim nhạn sớm đã bay về phía nam, Lý Dục khăng khăng dùng ngỗng trắng làm món ăn thay cho chim nhạn, về phần lễ nhạc thì chuông trống không thích hợp cũng dùng, không chờ đợi rước Tiểu Chu hậu vào cung khi mùa đông giá rét.
Đêm đại hôn của Hoàng đế viết thơ trào phúng hắn trước mặt mọi người, trong đó có câu thơ chua chát "Tứ hải vị tri xuân sắc chí, kim tiêu tiên nhập cửu trọng thành", nhưng hắn cũng không thèm để ý. Hắn thực sự bị say đắm Tiểu Chu hậu, hai người đã thành thân hơn hai năm nay. Hắn vẫn luôn cưng chiều, hai người cùng lễ Phật, cùng hạ cờ, hắn còn giúp Hoàng hậu nghiên cứu chế tạo thuốc nhuộm quần áo, đắp mặt trang điểm, thực ân ái khôn cùng.
Lúc này Lý Dục đang cùng với Tiểu Chu hậu hạ cờ ở hậu cung "Cẩm Động Thiên". Lý Dục và Tiểu Chu hậu đều là người lãng mạn, mùa xuân trăm hoa đua nở, phu thê họ cắm đầy hoa ở khắp các nơi cửa sổ, vách tường, bậc thềm…đến các cung nữ cũng cài hoa lên tóc, trong bụi hoa dựng lên rất nhiều đình xinh xắn đẹp đẽ, xung quanh đều là màu đỏ, bên trong rất hẹp, chỉ có thể vào được hai người, họ trốn vào thế giới chỉ có hai người, hạ cờ, ân ái triền miên.
Trấn hải tiết độ sứ Lâm Nhân Triệu mệt mỏi đi vào cung, nghe nói Hoàng đế vẫn còn chưa đi nghỉ, không khỏi vui mừng, vội nói:
"Thỉnh cầu đô tri bẩm tấu Quan Gia, Lâm Nhân Triệu có việc khẩn cầu kiến, xin Quan Gia ngay lập tức tiếp kiến".
Nội thị đô tri biết Lâm Nhân Triệu tay cầm trọng binh, võ tướng bậc nhất của nước Đường, hắn đêm hôm đến có việc quan trọng, nên không dám chậm trễ, lập tức vào hậu cung đi gặp Lý Dục, đến tiểu đình, chỉ thấy màn nhỏ vây quanh, trong màn có thắp đèn, nhìn rõ hai bóng người trong đó.
Sau màn có bóng lờ mờ yểu điệu, hắn cũng không dám nhìn nhiều, vội nói:
"Quan Gia, Trấn hải độ tiết Lâm Nhân Triệu tướng quân có việc gấp cầu kiến".
Trong tấm màn gấm vọng tới một tiếng người rất êm tai: "Quan Gia đang chơi cờ, ngươi có thể làm mất nhã hứng thế sao?"
Thế cờ của Lý Dục bị Tiểu Chu hậu vây, đang đau đầu nghĩ cách giải vây, nghe trong cung có đô tri bẩm báo, thuận miệng đáp: "Lâm Nhân Triệu đến rồi sao? Hắn không canh giữ nơi của mình, muộn thế này còn chạy vào đô thành làm cái gì?"
Nội thị đô tri cười nói: "Nô tỳ không biết, Lâm tướng quân vất vả đến đây, chắc có chuyện quan trọng, nô tỳ không dám hỏi".
Lý Dục nhếch mép cười nói: "Có thể có chuyện gì gấp sao?" Hắn xua xua tay, đô tri nội thị biết không dám hỏi nữa, nghĩ một lúc lâu, hai mắt Lý Dục sáng lên, nhặt lấy một quân cờ đặt xuống, cười lớn nói: "Hoàng hậu, đây chẳng phải giải vây sao?"
Lâm Nhân Triệu mặc quân trang, đi đi lại lại trong điện, ngọn nến đong đưa theo bóng người hắn, thỉnh thoảng hắn bước vội tới cửa điện, nhìn về phía hậu cung, xoa tay liên tục, rồi lại đi đi lại lại.
Từng giờ từng giờ qua đi, nến đã cháy hết nửa, nhưng vẫn không thấy đô tri quay lại, Lâm Nhân Triệu chau mày, tức giận, lẩm bẩm: "Tên hoạn quan chó má, thô tục, chẳng lẽ vì không cho hắn gì đó, hắn cố ý kéo dài thời gian của ta?"
Lâm Nhân Triệu dũng mãnh thiện chiến, là một võ tướng bậc nhất Nam Đường, còn được gọi là "Hổ Tử", trong quân đội còn kính cẩn gọi hắn bằng cái tên "Hổ soái", tính tình rắn rỏi khí khái, có khi nào chịu chờ đợi như vậy, nhưng đây dù sao cũng là hậu cung, hắn dù có tức đến mấy, cũng chỉ có thể nhẫn nại, hắn chỉ có thể nhìn trời thở ngắn than dài mà thôi…
Chơi cờ cuối cùng cũng xong, Lý Dục thắng cờ ái thê, cười ha ha, đô tri nội thị đợi ngoài đã lâu cuối cùng cũng được thở dài, vội nói: "Quan Gia!"
"Ha ha ha, Hoàng hậu chơi cờ tiến bộ rất nhanh, giờ muốn thắng nàng cũng không phải là chuyện dễ. Cái gì? Chuyện gì?"
"Quan Gia, Trấn hải tiết độ Lâm Nhân Triệu tướng quân có việc cầu kiến, đã đợi mấy tiếng rồi ạ".
"Ồ!" lúc này Lý Dục mới nhớ ra, vỗ vào đầu mình, vội xin lỗi Tiểu Chu hậu nói: "Đêm hôm nay, Lâm Hổ Tử lại đến làm phiền, thực mất cả hứng, Hoàng hậu về điện nghỉ ngơi, Trẫm đi xem thế nào".
Trong điện, Lâm Nhân Triệu mồ hôi nhễ nhại, đô tri nội thị chạy vội đến, cười nói: "Để Lâm tướng quân đợi lâu quá rồi, Quan Gia đang ở Trừng Tâm đường gặp ngài".
"Hừ!" Lâm Nhân Triệu mặt tái xanh, phẩy tay áo bỏ đi, đô tri nội thị không hiểu gì đứng sững ở đó.
Trong Trừng Tâm điện, Lý Dục nghe mật tấu của Lâm Nhân Triệu. Nghe đến tính toán khác thường của Lâm Nhân Triệu, Lý Dục đang nhắm mắt nghỉ ngơi bỗng giật mình, đứng phắt dậy, thất thanh nói: "Sao lại như vậy, đây chẳng phải tự chuốc lấy vạ sao?"
Lý Dục vầng trán cao, mắt phải hai đồng tử, dựa theo tướng học Lý Dục giống thánh nhân trời sinh, vầng trán Lý Dục vừa cao vừa rộng, răng đẹp, theo giải thích về mắt có hai đồng tử, là đồng tử dính liền nhau, gọi nôm na là đối tử nhãn. Nhưng trong sách cổ, lại cho rằng đó là dị thường trời sinh, quý vô cùng.
Lý Dục tuy khác người, nhưng không chú ý thì nhìn không ra, hắn năm nay mới ba mươi tư tuổi, vóc dáng khỏe mạnh, tướng mạo đường đường, người mặc Đạo phục, dáng ung dung, nhưng lúc này kinh ngạc, hai mép râu nhếch lên, mặt nghiêm nghị, thực bị Lâm Nhân Triệu dọa cho một phen.
Lâm Nhân Triệu vạch ra cho hắn một kế hoạch giật gân: Giang bắc Tống quân giờ đang thảo phạt Nam Hán. Sau khi diệt Nam Kinh, Hậu Thục xong, binh mã nước Tống mệt nhọc, lương thảo không nhiều, giờ mà điều động đại quân tập kích bất ngờ đường dài đi Nam Hán, đây là cơ hội lớn, Lâm Nhân Triệu xin dẫn quân đi thảo phạt nước Tống, chiếm lại đất đai bị mất, xoay chuyển cục diện. Lý Dục sao không giật mình sợ hãi?
Lâm Nhân Triệu giải thích rằng: "Quan Gia, cơ hội không thể để mất, mất đi thì không còn nữa, đây là cơ hội tốt khó có được, nếu chúng ta có thể chiếm lại đất đai bị mất. Nếu có thể Bắc phạt thuận lợi, chiếm được Biện Lương, thì chiếm toàn thiên hạ dễ như trở bàn tay, cho dù không thành, nước Tống viễn phạt Nam Hán nghe thấy tin cũng giật mình mà quay về viện trợ, chạy đi chạy lại, mệt nhọc bất kham, chúng ta có thể liên lạc với Nam Hán truy sát, còn ta bố trí mai phục, nước Tống sẽ bị thương tổn sinh lực, Nước Đường ta lại giải được mối nguy hiểm".
"Không được, không được". Lý Dục xua tay, lắc đầu quầy quậy nói: "Người Tống không đến xâm chiếm nước Nam, chúng ta lại chủ động đi tấn công? Như vậy là cử chỉ không khôn ngoan, chắc chắn không thể được".
"Quan Gia!" Lâm Nhân Triệu vội quỳ xuống nói: "Triệu Khuông Dận dã tâm vô cùng, hắn không phải không thảo phạt Nước Đường, giờ chỉ là chưa đủ lực thôi, một khi hắn diệt được Nam Hán, tiếp theo chính là nước Đường ta. Quan Gia nếu lo lắng người Tống trả thù, thần nguyện một mình gánh chịu, chỉ cầu xin Quan Gia đồng ý cho thần Hổ phù thẻ lệnh, để thần dẫn quân xuất chinh, cung cấp quân nhu lương thảo, nếu thành công, thì không nói làm gì nữa, còn nếu như thất bại, xin Quan Gia trị thần tội mưu phản, giết chết toàn gia đình thần để tạ tội với Triệu Khuông Dận, như vậy, có thể đảm bảo nước Đường ta không phải lo lắng gì".
"Há có đạo lý đó, làm như vậy không thể được đâu!" Lý Dục nghiêm mặt nói: "Đi đi đi, về doanh trại của ngươi đi, an phận một chút, chớ gây thêm nhiều chuyện cho Trẫm nữa, nếu không thì Trẫm sẽ không dễ dãi như vậy nữa đâu".
Lý Dục nói xong nhấc chân bước đi, Lâm Nhân Triệu kéo lấy tay áo hắn, đầu gối chạm đất, rưng rưng khẩn khoản:
"Quan Gia, cơ hội hiếm có, có liên quan đến vận mệnh Nước Đường ta, xin Quan Gia nghĩ lại".
Lý Dục tức giận nói: "Trẫm sớm đã nghĩ kỹ rồi, nếu người Tống dám đến thảo phạt nước Đường ta, Trẫm sẽ đích thân mặc giáp tham chiến, đích thân tới Đại Giang, dẫn dũng sĩ của Nước Đường ta, cho chúng biết có đến nhưng không có đường về. Nhưng nước Tống chưa trở mặt với nước Đường ta, ta lại nhân cơ hội hưng binh, vô duyên vô cớ trêu trọc mình, há là người thông minh sao? Nghỉ đã rồi tính sau, Trẫm không muốn nghe nữa!"
Lý Dục rút mạnh tay áo lại, phe phẩy đi, Lâm Nhân Triệu chậm rãi đứng lên, ngẩng mặt lên trời than ngắn thở dài…
Lý Dục tức giận, đau đầu nhức óc thành Biện Lương, Lâm Nhân Triệu đưa ra kế sách ngu xuẩn như vậy, thực là dốt nát không còn gì để nói. Hắn vội vàng đi, nội thị đô tri không biết Lâm Nhân Triệu làm Hoàng đế giận dữ chuyện gì, cũng không dám nhiều lời, chỉ nhắm mắt đi theo sau hắn.
Lý Dục đi được một lát, đột nhiên mặt biến sắc, ngẩng mặt lên nhìn ánh trăng trên trời, trầm tư một lát nói: "Truyền chỉ, lệnh hoàng tử Trọng Ngụ…ồ, không được, nó còn quá trẻ, không gánh nổi trọng trách này, lệnh Cát Vương Tòng Khiêm nhậm Trấn hải quân giam quân, lập tức đi Trấn Hải, theo dõi tam quân, không được xảy ra sai lầm".
"Tuân chỉ!" Nội thị đô tri sợ hãi nhìn hắn, vội vàng quay người đi.
Lý Dục có hai người con, con thứ khi bốn tuổi chết yểu, con trưởng Lý Trọng Ngụ giờ đã mười tuổi, Lý Dục tuy có lòng nuôi dưỡng, nhưng nhận chức trách giam quân, hắn còn không dám giao cho con trai chưa thành niên này, cân nhắc, vẫn là chọn cửu đệ Cát Vương Lý Tòng Khiêm của mình.
Lâm Nhân Triệu suốt đêm trở lại bến sông, chỉ thấy thuyền lớn của mình giống như mãnh thú đang sẽ sóng ẩn nấp. Bước chân hắn nặng nề đi lên bậc thềm, đi được một nửa, quay đầu nhìn lại Thạch Đầu thành đông nghìn nghịt người, không cầm được nước mắt.
Chỗ tối đầu thuyền, có hai con mắt sáng nhìn thấy bộ dạng chán nản của Lâm Nhân Triệu, bất giác cũng buồn bã theo.
Vào lúc này thuyền hoa trên Biện Hà đã đến Như Tuyết Phường, các sĩ tử vẫn hoan hỷ cầm đèn lồng viết ba chữ "Như Tuyết Phường", đứng ở hai bờ Biện Hà, cái tên Như Tuyết Phường giống như được truyền khắp thành Đông Kinh, đợi đến ngày mai, ngọn lửa mãnh liệt tối nay còn có kiếm võ lan rộng khắp, sẽ lan truyền qua miệng họ.
Thôi Đại Lang cười nhìn Dương Hạo, hỏi: "Hôm nay thành công, ngày mai thế nào?"
Dương Hạo mỉm cười nói: "Ngày mai sao, quá rõ rồi còn gì".
Thôi Đại Lang mắt sáng lên, cười nói: "Nếu tiền có thiếu, ha ha, ta nhập hội với có được không?"
Dương Hạo cười ha ha nói: "Việc ngày hôm nay, đều dựa vào Đại Lang, tiền bạc không thiếu, ta cũng kéo ngươi vào nhập hội, có tiền…mọi người kiếm".
Thôi Đại Lang cười ha ha nói: "Mọi người cùng vui vẻ".
Nước sông Biện Hà nối thẳng vào trong thành, lúc này có một chiếc thuyền đèn đuốc sáng trưng rẽ sóng đi đến, hai bên bờ còn có rất nhiều người cưỡi ngựa, ngồi kiệu, bộ hành, tay họ đều cầm đèn lồng, đèn lồng có nhiều loại, màu sắc sặc sỡ, nhưng có một điểm chung, trên mỗi đèn lồng đều được ghi ba chữ "Như Tuyết Phường".
Đây là ý tưởng của một vài xí nghiệp hiện đại để kiếm thêm khách đề nghị cho hộ khách mang theo ô, túi tiêu chí của xí nghiệp mình, số tiền bỏ ra không nhiều, nhưng hiệu quả mang đến là rất lớn.
Chợ đêm Biện Lương vốn rất tấp nập, đột nhiên có đoàn đèn lồng vào thành, vô số người chú ý đến nó, may mắn Dương Hạo đã sớm bảo Nha sai phủ Khai Phong rằng đêm nay sẽ như vậy, nếu không thì khó mà bảo toàn được sẽ không có người đuổi về phủ nha đánh trống cảnh báo.
Thuyền lớn khắp nơi đều có đèn, sáng trưng, mũi đèn cao, bên trên có treo đèn đỏ và cũng treo ba chữ Như Tuyết Phường. Đầu thuyền, đứng đầu là Liễu Đóa Nhi, vô số thiếu nữ độ thanh xuân đầu đội vòng hoa hạnh, hoa lê, cười cười nói nói. Trên con đê hai bên Biện Hà có vô số sĩ tử tay cầm đèn lồng đang đi bộ hát ca.
Đầu phố Biện Lương lại có thêm cảnh quang như vậy, đèn thắp sáng rực, tựa như bức tranh phố xá náo nhiệt trên thiên đường nhân gian, rất nhiều người đổ ra phố, hai hàng đèn lồng xung quanh tô điểm cho bức tranh càng thêm mỹ lệ. Ở lầu xanh kỹ viện thì đàn sáo véo von không dứt, khách khứa uống rượu giao tình nghe thấy tiếng bước chân của các kỹ nữ đi nhanh lên lầu, ngạc nhiên nhìn vẻ sầm uất náo nhiệt, tiếng cười nói vang vọng toàn thành trong đêm. Trong câu lan (nơi hát múa và diễn kịch thời Tống, Nguyên ở Trung Quốc) cũng có nhiều người dân kéo các thiếu nữ chạy lại hai bên bờ Biện Hà.
Trước kia thuyền bè trên Biện Hà rất đông đúc, đêm nay tái hiện lại cảnh đó, có rất nhiều thuyền bè không thấy bóng dáng đâu, đều nhường đường cho thuyền hoa, chỉ có một chiếc thuyền lớn rẽ sóng mà đi, mang theo đèn đuốc, đèn lồng treo khắp hai bên, hùng dũng đi đến. Bóng ngược dưới nước, cảnh vật thêm sáng rực, họa ý thi tình…
Gió đêm thổi nhẹ nhàng khoan khoái, ánh đèn lờ mờ, thầy bói cũng mất đi quầy hàng của mình, tay phải cầm bảo kiếm được làm từ giấy vàng, tay trái chống phướn gọi hồn "Trảm thiên hạ vô học đồng thanh". Người chen chúc nhau, bức tranh càng thêm náo nhiệt. Vào lúc này, trên thuyền đột nhiên dấy lên ngọn lửa, hàng nghìn hàng vạn hoa lê nở, bầu trời cao, đưa mọi người lên một cao trào vui vẻ mới.
Triều Tống coi trọng làm ăn buôn bán, nhưng không khí buôn bán của triều Tống song hành với phẩm vị văn hóa, giàu có mà không thô kệch, hào phóng mà không nhỏ mọn, được thêm vào rất nhiều tình điệu, chẳng trách có người nói: "Ức đắc thiếu niên đa lạc sự, dạ thâm đăng hỏa thượng phàn lầu", nhớ mãi không quên cảnh vật phồn hoa của Biện Lương…
Các sĩ tử vui mừng tột độ, không sợ có người sẽ mách họ ham chơi mà quên tiền đồ, lễ giáo mục nát đến Đại Tống nay không còn nữa, từ các quan đến dân chúng cùng vui vẻ, quan vui dân vui, thiên hạ cùng vui, không để cho dân chúng sống vui vẻ, thì còn làm được gì?
"Dỡ bỏ! Tiếp tục dỡ bỏ cho ta" Đang cười cười nói nói bỗng truyền tới một giọng nói. Trình Đức Huyền mặt mày toàn tro bụi chui ra từ trong hẻm nhỏ, vừa nãy không biết là ai ném bụp cục than vào mặt hắn, hắn giận dữ chạy ra ngoài, nghe thấy tiếng cười nói rôm rả bên Biện Hà, vội đứng ở đầu hẻm nhìn về phía đó hô lệnh dỡ bỏ một nửa tường thấp.
Hắn cũng biết đêm nay mời Liễu hành thủ Như Tuyết Phường đi du xuân, biết kế hoạch quay lại thành tối nay của Dương Hạo, nhìn thấy thuyền hoa đi đến Biện Hà, hai bên nườm nượp người qua tạo thế rồng, thì hiểu hắn về rồi. Xa xa hắn cơ hồ nhìn thấy Dương Hạo đứng ở mũi thuyền, đám thiếu nữ vây lấy xung quanh, mặt hắn vui tươi cười nói, hắn giận dữ nhưng không làm gì được.
Hắn đứng nghiến răng kèn kẹt, chửi mỗi một câu "Mẹ kiếp!" không biết từ đâu chui ra nhiều người đến vậy, bỗng có kẻ bưng nước, hắt toàn bộ chậu nước lên người hắn "Ô hay, đứa nào hất nước rửa chân vào bổn quan, người đâu, bắt cái tên đểu giả này cho ta!"
Trình Đức Huyền nhổ toẹt bãi nước bọt, giận tím mặt, dân chúng bị dỡ nhà báo thù vì rơi chậu nước sành, nhanh chui vào đám nhốn nháo bên bờ Biện Hà không thấy nữa.
"Tức chết đi được!" Trình Đức Huyền giống như người sói hóa thân vào đêm trăng tròn, ngẩng đầu nhìn trăng than thở, quay đầu lại ra lệnh:
"Dỡ, dỡ bỏ hết cho ta, tiếp tục dỡ đi!"
***
Cũng vào đêm đó, thuyền lớn lặng cập thành Thạch Đầu. Thành Thạch Đầu chính là Nam Kinh sau này. Kim Lăng giờ là đô thành của Nam Đường.
Trên thuyền có mấy ngọn đèn chiếu thẳng vào hàng chữ lờ mờ trên đại kỳ "Trấn hải tiết độ", hai bên mạn thuyền có nhiều sĩ binh áo giáp chỉnh tề đứng sừng sững, thuyền đến bến sông, thì lặng dừng lại, quân coi giữ bến sông kiểm tra thân thế của người đến xong, thì lập tức bê ván cầu bắc lên thuyền, một tướng quân giáp trụ sáng rõ, áo choàng đỏ đậm đi lên bờ, tràn đầy khí phách, bước đi uy vũ, bệ vệ oai phong.
Chỗ tối mũi thuyền, một đôi mắt sáng rực nhìn vị đại tướng quân choàng áo bào đỏ đậm giống như con dơi biến mất trong đêm tối, thì thào nói: "Nhưng mong việc này của tên Lâm Hổ Tử có thể thuyết phục Lý Dục, thì đại kế của ta sẽ thành".
Thành Thạch Đầu lúc này đã bước vào giấc ngủ say trong màn đêm, toàn thành yên ắng, đoàn xe ngựa vội vã tiến vào hoàng cung, tiếng vó ngựa lộc cộc phá tan không gian yên tĩnh.
Trong hoàng cung, Đường Đế Lý Dục vẫn chưa chợp mắt, vẫn đang lo chuyện triều chính, thay bộ tăng y lễ Phật, niệm kinh. Xong rồi Lý Dục lại tắm rửa thay quần áo, thay một bộ Đạo phục rộng thùng thình cùng với Hoàng hậu hạ cờ ở hậu cung.
Hoàng hậu của hắn hiện giờ bị người ngoài cung gọi là Tiểu Chu Hậu, vì tỷ tỷ của vị Hoàng hậu này Chu Nga Hoàng vốn là Hoàng hậu chính thê của Lý Dục, sau khi Chu Nga Hoàng chết đi, Lý Dục tái giá, đó chính là muội muội của cô Chu Gia Mẫn.
Hôn sự của Hoàng đế và Tiểu Chu hậu thực ra quan thân sĩ tử Nước Đường không hài lòng. Vì tiên Hoàng hậu Chu Nga Hoàng đoan trang hiền thục, đều được mọi người yêu quý, nhưng thời gian Hoàng hậu sinh bệnh, tiểu muội Gia Mẫn vào cung thăm nom chăm sóc lại có tư tình với tỷ phu Lý Dục, Lý Dục vì thế còn viết một bài từ cho hai người, bài "Bồ Tát man" ướt át, suồng sã chế tạo nhạc phủ, nó lan truyền ra cả nước cũng chỉ giấu một mình Hoàng hậu mà thôi. Nguồn tại http://TruyệnFULL.vn
Nhưng Hoàng hậu cuối cùng cũng biết chuyện, Hoàng hậu tuy mắc bệnh, nhưng nhiều người cho rằng nếu không phải Hoàng đế phong lưu như vậy, vào thời gian nàng mắc bệnh nặng, hắn không vui vẻ cùng với em gái của nàng, khiến cho Hoàng hậu buồn bực không vui, thì chưa hẳn bệnh tình sẽ thêm nặng, đột ngột qua đời, vì thế hơi bất mãn với Tiểu Chu hậu mà Lý Dục tái giá.
Hoàng đế tái giá là chuyện xưa nay chưa từng có ở nước Đường, hết cách tuân theo lệ cũ, để cho hả giận, khi bàn bạc tái giá xong, các đại thần trong triều lộn xộn cả lên.
Cuộc sống của Lý Dục sao có thể rời xa cái vòng luẩn quẩn ca múa nhạc, mỹ nhân đây? Hoàng hậu lâm bệnh mà chết, hắn đợi sao được qua ba năm sống trong triều buồn tẻ, mắt thấy các đại thần cãi cọ nhau, không hẹn được ngày thành thân xa xa, lúc này bất chấp tất cả, bèn đích thân xuất hiện can thiệp, vội vàng định ngày cưới.
Vì chọn không đúng canh giờ, chim nhạn sớm đã bay về phía nam, Lý Dục khăng khăng dùng ngỗng trắng làm món ăn thay cho chim nhạn, về phần lễ nhạc thì chuông trống không thích hợp cũng dùng, không chờ đợi rước Tiểu Chu hậu vào cung khi mùa đông giá rét.
Đêm đại hôn của Hoàng đế viết thơ trào phúng hắn trước mặt mọi người, trong đó có câu thơ chua chát "Tứ hải vị tri xuân sắc chí, kim tiêu tiên nhập cửu trọng thành", nhưng hắn cũng không thèm để ý. Hắn thực sự bị say đắm Tiểu Chu hậu, hai người đã thành thân hơn hai năm nay. Hắn vẫn luôn cưng chiều, hai người cùng lễ Phật, cùng hạ cờ, hắn còn giúp Hoàng hậu nghiên cứu chế tạo thuốc nhuộm quần áo, đắp mặt trang điểm, thực ân ái khôn cùng.
Lúc này Lý Dục đang cùng với Tiểu Chu hậu hạ cờ ở hậu cung "Cẩm Động Thiên". Lý Dục và Tiểu Chu hậu đều là người lãng mạn, mùa xuân trăm hoa đua nở, phu thê họ cắm đầy hoa ở khắp các nơi cửa sổ, vách tường, bậc thềm…đến các cung nữ cũng cài hoa lên tóc, trong bụi hoa dựng lên rất nhiều đình xinh xắn đẹp đẽ, xung quanh đều là màu đỏ, bên trong rất hẹp, chỉ có thể vào được hai người, họ trốn vào thế giới chỉ có hai người, hạ cờ, ân ái triền miên.
Trấn hải tiết độ sứ Lâm Nhân Triệu mệt mỏi đi vào cung, nghe nói Hoàng đế vẫn còn chưa đi nghỉ, không khỏi vui mừng, vội nói:
"Thỉnh cầu đô tri bẩm tấu Quan Gia, Lâm Nhân Triệu có việc khẩn cầu kiến, xin Quan Gia ngay lập tức tiếp kiến".
Nội thị đô tri biết Lâm Nhân Triệu tay cầm trọng binh, võ tướng bậc nhất của nước Đường, hắn đêm hôm đến có việc quan trọng, nên không dám chậm trễ, lập tức vào hậu cung đi gặp Lý Dục, đến tiểu đình, chỉ thấy màn nhỏ vây quanh, trong màn có thắp đèn, nhìn rõ hai bóng người trong đó.
Sau màn có bóng lờ mờ yểu điệu, hắn cũng không dám nhìn nhiều, vội nói:
"Quan Gia, Trấn hải độ tiết Lâm Nhân Triệu tướng quân có việc gấp cầu kiến".
Trong tấm màn gấm vọng tới một tiếng người rất êm tai: "Quan Gia đang chơi cờ, ngươi có thể làm mất nhã hứng thế sao?"
Thế cờ của Lý Dục bị Tiểu Chu hậu vây, đang đau đầu nghĩ cách giải vây, nghe trong cung có đô tri bẩm báo, thuận miệng đáp: "Lâm Nhân Triệu đến rồi sao? Hắn không canh giữ nơi của mình, muộn thế này còn chạy vào đô thành làm cái gì?"
Nội thị đô tri cười nói: "Nô tỳ không biết, Lâm tướng quân vất vả đến đây, chắc có chuyện quan trọng, nô tỳ không dám hỏi".
Lý Dục nhếch mép cười nói: "Có thể có chuyện gì gấp sao?" Hắn xua xua tay, đô tri nội thị biết không dám hỏi nữa, nghĩ một lúc lâu, hai mắt Lý Dục sáng lên, nhặt lấy một quân cờ đặt xuống, cười lớn nói: "Hoàng hậu, đây chẳng phải giải vây sao?"
Lâm Nhân Triệu mặc quân trang, đi đi lại lại trong điện, ngọn nến đong đưa theo bóng người hắn, thỉnh thoảng hắn bước vội tới cửa điện, nhìn về phía hậu cung, xoa tay liên tục, rồi lại đi đi lại lại.
Từng giờ từng giờ qua đi, nến đã cháy hết nửa, nhưng vẫn không thấy đô tri quay lại, Lâm Nhân Triệu chau mày, tức giận, lẩm bẩm: "Tên hoạn quan chó má, thô tục, chẳng lẽ vì không cho hắn gì đó, hắn cố ý kéo dài thời gian của ta?"
Lâm Nhân Triệu dũng mãnh thiện chiến, là một võ tướng bậc nhất Nam Đường, còn được gọi là "Hổ Tử", trong quân đội còn kính cẩn gọi hắn bằng cái tên "Hổ soái", tính tình rắn rỏi khí khái, có khi nào chịu chờ đợi như vậy, nhưng đây dù sao cũng là hậu cung, hắn dù có tức đến mấy, cũng chỉ có thể nhẫn nại, hắn chỉ có thể nhìn trời thở ngắn than dài mà thôi…
Chơi cờ cuối cùng cũng xong, Lý Dục thắng cờ ái thê, cười ha ha, đô tri nội thị đợi ngoài đã lâu cuối cùng cũng được thở dài, vội nói: "Quan Gia!"
"Ha ha ha, Hoàng hậu chơi cờ tiến bộ rất nhanh, giờ muốn thắng nàng cũng không phải là chuyện dễ. Cái gì? Chuyện gì?"
"Quan Gia, Trấn hải tiết độ Lâm Nhân Triệu tướng quân có việc cầu kiến, đã đợi mấy tiếng rồi ạ".
"Ồ!" lúc này Lý Dục mới nhớ ra, vỗ vào đầu mình, vội xin lỗi Tiểu Chu hậu nói: "Đêm hôm nay, Lâm Hổ Tử lại đến làm phiền, thực mất cả hứng, Hoàng hậu về điện nghỉ ngơi, Trẫm đi xem thế nào".
Trong điện, Lâm Nhân Triệu mồ hôi nhễ nhại, đô tri nội thị chạy vội đến, cười nói: "Để Lâm tướng quân đợi lâu quá rồi, Quan Gia đang ở Trừng Tâm đường gặp ngài".
"Hừ!" Lâm Nhân Triệu mặt tái xanh, phẩy tay áo bỏ đi, đô tri nội thị không hiểu gì đứng sững ở đó.
Trong Trừng Tâm điện, Lý Dục nghe mật tấu của Lâm Nhân Triệu. Nghe đến tính toán khác thường của Lâm Nhân Triệu, Lý Dục đang nhắm mắt nghỉ ngơi bỗng giật mình, đứng phắt dậy, thất thanh nói: "Sao lại như vậy, đây chẳng phải tự chuốc lấy vạ sao?"
Lý Dục vầng trán cao, mắt phải hai đồng tử, dựa theo tướng học Lý Dục giống thánh nhân trời sinh, vầng trán Lý Dục vừa cao vừa rộng, răng đẹp, theo giải thích về mắt có hai đồng tử, là đồng tử dính liền nhau, gọi nôm na là đối tử nhãn. Nhưng trong sách cổ, lại cho rằng đó là dị thường trời sinh, quý vô cùng.
Lý Dục tuy khác người, nhưng không chú ý thì nhìn không ra, hắn năm nay mới ba mươi tư tuổi, vóc dáng khỏe mạnh, tướng mạo đường đường, người mặc Đạo phục, dáng ung dung, nhưng lúc này kinh ngạc, hai mép râu nhếch lên, mặt nghiêm nghị, thực bị Lâm Nhân Triệu dọa cho một phen.
Lâm Nhân Triệu vạch ra cho hắn một kế hoạch giật gân: Giang bắc Tống quân giờ đang thảo phạt Nam Hán. Sau khi diệt Nam Kinh, Hậu Thục xong, binh mã nước Tống mệt nhọc, lương thảo không nhiều, giờ mà điều động đại quân tập kích bất ngờ đường dài đi Nam Hán, đây là cơ hội lớn, Lâm Nhân Triệu xin dẫn quân đi thảo phạt nước Tống, chiếm lại đất đai bị mất, xoay chuyển cục diện. Lý Dục sao không giật mình sợ hãi?
Lâm Nhân Triệu giải thích rằng: "Quan Gia, cơ hội không thể để mất, mất đi thì không còn nữa, đây là cơ hội tốt khó có được, nếu chúng ta có thể chiếm lại đất đai bị mất. Nếu có thể Bắc phạt thuận lợi, chiếm được Biện Lương, thì chiếm toàn thiên hạ dễ như trở bàn tay, cho dù không thành, nước Tống viễn phạt Nam Hán nghe thấy tin cũng giật mình mà quay về viện trợ, chạy đi chạy lại, mệt nhọc bất kham, chúng ta có thể liên lạc với Nam Hán truy sát, còn ta bố trí mai phục, nước Tống sẽ bị thương tổn sinh lực, Nước Đường ta lại giải được mối nguy hiểm".
"Không được, không được". Lý Dục xua tay, lắc đầu quầy quậy nói: "Người Tống không đến xâm chiếm nước Nam, chúng ta lại chủ động đi tấn công? Như vậy là cử chỉ không khôn ngoan, chắc chắn không thể được".
"Quan Gia!" Lâm Nhân Triệu vội quỳ xuống nói: "Triệu Khuông Dận dã tâm vô cùng, hắn không phải không thảo phạt Nước Đường, giờ chỉ là chưa đủ lực thôi, một khi hắn diệt được Nam Hán, tiếp theo chính là nước Đường ta. Quan Gia nếu lo lắng người Tống trả thù, thần nguyện một mình gánh chịu, chỉ cầu xin Quan Gia đồng ý cho thần Hổ phù thẻ lệnh, để thần dẫn quân xuất chinh, cung cấp quân nhu lương thảo, nếu thành công, thì không nói làm gì nữa, còn nếu như thất bại, xin Quan Gia trị thần tội mưu phản, giết chết toàn gia đình thần để tạ tội với Triệu Khuông Dận, như vậy, có thể đảm bảo nước Đường ta không phải lo lắng gì".
"Há có đạo lý đó, làm như vậy không thể được đâu!" Lý Dục nghiêm mặt nói: "Đi đi đi, về doanh trại của ngươi đi, an phận một chút, chớ gây thêm nhiều chuyện cho Trẫm nữa, nếu không thì Trẫm sẽ không dễ dãi như vậy nữa đâu".
Lý Dục nói xong nhấc chân bước đi, Lâm Nhân Triệu kéo lấy tay áo hắn, đầu gối chạm đất, rưng rưng khẩn khoản:
"Quan Gia, cơ hội hiếm có, có liên quan đến vận mệnh Nước Đường ta, xin Quan Gia nghĩ lại".
Lý Dục tức giận nói: "Trẫm sớm đã nghĩ kỹ rồi, nếu người Tống dám đến thảo phạt nước Đường ta, Trẫm sẽ đích thân mặc giáp tham chiến, đích thân tới Đại Giang, dẫn dũng sĩ của Nước Đường ta, cho chúng biết có đến nhưng không có đường về. Nhưng nước Tống chưa trở mặt với nước Đường ta, ta lại nhân cơ hội hưng binh, vô duyên vô cớ trêu trọc mình, há là người thông minh sao? Nghỉ đã rồi tính sau, Trẫm không muốn nghe nữa!"
Lý Dục rút mạnh tay áo lại, phe phẩy đi, Lâm Nhân Triệu chậm rãi đứng lên, ngẩng mặt lên trời than ngắn thở dài…
Lý Dục tức giận, đau đầu nhức óc thành Biện Lương, Lâm Nhân Triệu đưa ra kế sách ngu xuẩn như vậy, thực là dốt nát không còn gì để nói. Hắn vội vàng đi, nội thị đô tri không biết Lâm Nhân Triệu làm Hoàng đế giận dữ chuyện gì, cũng không dám nhiều lời, chỉ nhắm mắt đi theo sau hắn.
Lý Dục đi được một lát, đột nhiên mặt biến sắc, ngẩng mặt lên nhìn ánh trăng trên trời, trầm tư một lát nói: "Truyền chỉ, lệnh hoàng tử Trọng Ngụ…ồ, không được, nó còn quá trẻ, không gánh nổi trọng trách này, lệnh Cát Vương Tòng Khiêm nhậm Trấn hải quân giam quân, lập tức đi Trấn Hải, theo dõi tam quân, không được xảy ra sai lầm".
"Tuân chỉ!" Nội thị đô tri sợ hãi nhìn hắn, vội vàng quay người đi.
Lý Dục có hai người con, con thứ khi bốn tuổi chết yểu, con trưởng Lý Trọng Ngụ giờ đã mười tuổi, Lý Dục tuy có lòng nuôi dưỡng, nhưng nhận chức trách giam quân, hắn còn không dám giao cho con trai chưa thành niên này, cân nhắc, vẫn là chọn cửu đệ Cát Vương Lý Tòng Khiêm của mình.
Lâm Nhân Triệu suốt đêm trở lại bến sông, chỉ thấy thuyền lớn của mình giống như mãnh thú đang sẽ sóng ẩn nấp. Bước chân hắn nặng nề đi lên bậc thềm, đi được một nửa, quay đầu nhìn lại Thạch Đầu thành đông nghìn nghịt người, không cầm được nước mắt.
Chỗ tối đầu thuyền, có hai con mắt sáng nhìn thấy bộ dạng chán nản của Lâm Nhân Triệu, bất giác cũng buồn bã theo.
Vào lúc này thuyền hoa trên Biện Hà đã đến Như Tuyết Phường, các sĩ tử vẫn hoan hỷ cầm đèn lồng viết ba chữ "Như Tuyết Phường", đứng ở hai bờ Biện Hà, cái tên Như Tuyết Phường giống như được truyền khắp thành Đông Kinh, đợi đến ngày mai, ngọn lửa mãnh liệt tối nay còn có kiếm võ lan rộng khắp, sẽ lan truyền qua miệng họ.
Thôi Đại Lang cười nhìn Dương Hạo, hỏi: "Hôm nay thành công, ngày mai thế nào?"
Dương Hạo mỉm cười nói: "Ngày mai sao, quá rõ rồi còn gì".
Thôi Đại Lang mắt sáng lên, cười nói: "Nếu tiền có thiếu, ha ha, ta nhập hội với có được không?"
Dương Hạo cười ha ha nói: "Việc ngày hôm nay, đều dựa vào Đại Lang, tiền bạc không thiếu, ta cũng kéo ngươi vào nhập hội, có tiền…mọi người kiếm".
Thôi Đại Lang cười ha ha nói: "Mọi người cùng vui vẻ".
Tác giả :
Nguyệt Quan