Bình Thiên Hạ

Chương 108

Edit. Viên

Khi Kiêu Vương chuẩn bị dắt Phi Yến rời kinh thành, Thẩm Hoàng Hậu có phái người đến tặng đồ. Cũng không phải cái gì đáng giá, là hai hủ dưa muối đặc sản Tân Dã do chính tay Hoàng Hậu ướp trước mùa đông.

Khi xưa Hoắc Duẫn rất thích ăn, dùng dưa muối này hầm thịt ăn chung với cơm. Nhưng từ khi lão sủng hạnh Ngu quý phi và những người khác thì khẩu vị ăn uống cũng thay đổi không ít, đặc biệt là Ngu quý phi ăn lạt, không ăn được mấy món dưa chua nặng mùi này, Hoàng đế vì muốn dùng bữa chung với nàng ta, đương nhiên cũngsẽ không ăn dưa chua quê nhà của Hoàng Hậu.

Những thứ mỹ vị khi còn nghèo khó, đợi đến khi vào cấm cung vàng son lộng lẫy thìkhông còn vương vấn trên đầu lưỡi như trong trí nhớ. Bây giờ Hoàng Hậu cũng khôngcòn thích ăn nó nữa nên bảo ma ma trong cung tặng cho Kiêu Vương.

Phi Yến nhận hai hủ dưa muối, trong lòng cũng hiểu nỗi khổ tâm của Hoàng Hậu. Tuy Ngu quý phi mất sủng ái, nhưng trong cung quyền quý nữ tử xinh đẹp trẻ tuổi lại có địa vị không thấp không bao giờ thiếu. Mấy ngày qua một nữ tử họ Ôn rất được sủng ái, nghe nói phụ thân nàng ta được thăng ba cấp, vào kinh làm quan. Có thể thấy, hậu cung của Hoàng đế sẽ còn náo nhiệt hơn nữa. Long tử cũng không ngừng tăng.

Khi Hoàng Hậu chỉ có mấy đứa con, con ruột còn thiên vị bên này bất công bên kia. Nhưng giờ đây hậu cung có thêm nhiều đứa trẻ không phải cốt nhục của mình, càng bên nặng bên nhẹ. Dù cho Kiêu Vương xa cách bà đến thế nào, suy cho cùng vẫn là con do bà sinh ra, không thể để những đứa con của đám hồ ly tinh trẻ kia chiếm được tiện nghi.

Trước kia bà không muốn xuống nước trước chủ động thân thiết với lão nhị. Nay do Phi Yến thường xuyên vào cung, thường cố ý vô tình nhắc đến tấm lòng hiếu thảo của Kiêu Vương, ví dụ hai tấm thảm chồn tiến cống cho hai thánh nhân lần này là khi săn thú ở Hoài Nam đã tự mình chọn ra những lông chồn tốt nhất, rồi sai thợ làm thành hai tấm thảm cùng màu để hiếu kính cho Hoàng Thượng và Hoàng Hậu, v..v…

Thường xuyên như thế, khiến tim Hoàng Hậu dần dần cảm thấy ấm áp xiu lòng. Tuy lần này bà chỉ phái ngươi đưa cho Kiêu Vương hai hủ dưa chua, nhưng đồ đưa cho Phi Yến hoàn toàn không hề bủn xỉn. Lại còn là bộ trang sức phỉ thúy tốt nhất, màu xanh lục trong veo càng làm tôn lên làn da trắng tuyết của Phi Yến, khi Phi Yến mang bộ đồ trang sức đó vào cung từ biệt, những nữ quyến trong cung đều nhìn không chớp mắt.

Phải biết rằng bộ phỉ thúy này là cống phẩm do Điền Quốc hiến tặng. Hoàng Hậukhông mang bao nhiêu lần, sao có thể ban thưởng cho trắc phi Kiêu Vương cơ chứ?

Thái tử phi cũng ở bên cạnh nhìn, tuy trên mặt vẫn dịu dàng rộng lượng mỉm cười, nhưng trong lòng thì chua xót.

Thái tử phi Phó Lâm Tú và Uất Trì Phi Yến quen biết nhau từ thời tiền triều. Trước kia cũng xem như bạn tốt khuê mật. Chỉ là bất kể dung mạo hay cách nói năng, dù sao cũng kém hơn Phi Yến một chút, những điều nhỏ nhặt tuy không có gì đáng để nói, nhưng sự so đo vẫn phải có.

Sau đó nhà Phi Yến sa sút, phụ mẫu đều mất, không nơi nương tựa, lại gả cho Kiêu Vương làm thiếp. Còn nàng thì gả cho Thái tử làm chính phi, nàng đã từng đồng cảm với bạn tốt khuê mật từ bé này một khoảng thời gian.

Nhưng, phong cảnh phía trên ai cũng biết, đắng cay bên trong không ai hiểu.

Tuy Thái tử Hoắc Đông Lôi trước mặt Thánh thượng và các quan viên luôn ra vẻ lịchsự lễ nghĩa của bậc Thái tử, nhưng ở trong phủ trạch lại cực kỳ háo sắc. Phủ trạch trừ hai cơ thiếp chính phi chính thức nạp vào phủ, còn lại số nha hoàn thông phòng, vũ cơ ca cơ lười đi đếm.

Tổ mẫu Phó gia từng tận tâm dặn dò chỉ bảo nàng, nàng đường đường là Thái tử phi Đại Tề, về sau sẽ thành Hoàng Hậu, đợi sau khi Thái tử yên vị sẽ phải đối mặt với rất nhiều phi tần lục cung, thế nên cái đầu tiên phải có sự rộng lượng, tuyệt đối không thể sinh lòng ghen ghét của phụ nhân tầm thường. Và nàng cũng tuân thủ nghiêm ngặt những gì nhà mẹ đẻ dạy dỗ, tận tâm lo liệu chuyện trong phủ Thái tử, đồng thờikhông phút nào quên phải hiếu thảo với Hoàng Hậu, với tiểu cô phóng đãng công chúa Nhạc Bình, càng ân cần khuyên nhủ. Nhưng, tất cả những điều nàng dốc lòng làm lạikhông được khen một chữ.

Thái tử chê nàng quá mức đoan trang cứng nhắc, một tháng ở trong phòng nàng mộtđêm cũng là nhiều. Mà dường như Hoàng Hậu và Nhạc Bình cũng không thích nàng, thậm chí có mấy lần công chúa Nhạc Bình công chúa trực tiếp chống đối nàng trước mặt Hoàng Hậu, Hoàng Hậu lại giả vờ ngoảnh mặt làm ngơ.

Nhưng nhìn Phi Yến đi, rõ ràng chẳng qua là tiểu thiếp của hoàng tử mà thôi, khôngnói khi thành thân được Hoàng Hậu thưởng bộ trang sức vốn dĩ phải tặng cho nàng, lại được Kiêu Vương độc sủng. Phủ Kiêu Vương to đến vậy, lại sạch sẽ yên tĩnh, ngay cả nha hoàn thông phòng cũng không có.

Khi Hoàng Thượng chỉ định chính phi cho Kiêu Vương, nàng dường như nghe nói Phi Yến từng một mình gặp mặt thánh thượng, phá hỏng hôn sự đinh đã đóng cột của Kiêu Vương và Ngu nhị tiểu thư. Quả quyết đến vậy, quả thật vượt xa tưởng tượng Phó Lâm Tú.

Càng quan trọng hơn, cũng không biết nàng ấy đã làm gì lại khiến công chúa Nhạc Bình và Hoàng Hậu yêu thích, lần này rời kinh, Hoàng Hậu còn ban thưởng bộ trang sức phỉ thúy quý giá. Loại đãi ngộ này ngay cả con dâu chính như nàng cũng chưa bao giờ được vinh hạnh có được.

Lúc này nhìn Phi Yến đi, nào còn vẻ tiều tụy của phụ nhân mặc vải thô khi mới gặp lại ở kinh thành chứ. Dáng người yểu điệu, mặc bộ váy dài màu xám nhạt thướt tha như nước càng thêm nổi bậc, càng xinh đẹp quyến rũ. Vầng trán đầy đặn, trang sức phỉ thúy hình giọt làm đôi mắt phượng kia sáng ngời như trăng sao. Làn da trắng tuyết khí chất an nhàn, đều thầm lặng cho mọi người biết rằng cuộc sống của nàng ấy thoải mái cỡ nào.

Nghĩ vậy, trong lòng Thái tử phi âm thầm ghen tỵ với bạn cũ ngày xưa, miễn cưỡng cười, nói vài câu với Phi Yến, còn chưa nói hết thì thấy Nhạc Bình kéo Phi Yến sang tiểu các bên cạnh thì thầm thân mật. Nhìn vậy, trong lòng không khỏi lại cuồn cuộn nước ngầm.

thật ra nếu có thể Phi Yến bằng lòng đổi chỗ với người khác.

Cũng không biết Nhạc Bình từ đâu biết được nàng cho Tam điện hạ mượn tiền mua quà mừng thọ nữa, cứ quấn lấy đòi một phần.

Phi Yến cũng không keo kiệt, vào kinh thành là phải dùng bạc, dù sao Kiêu Vương cũng không ở trong kinh thành nên phải hố lộ những người bên cạnh Đế Hậu, sau này làm việc cũng dễ. Tính ra, Nhạc Bình là một trong những người gần gũi bên cạnh Hoàng Hậu, nếu nàng ta đã mở miệng, Phi Yến liền hào phóng trực tiếp tặng cho nàng ta năm vạn lượng bạc, Nhạc Bình mừng như điên, cảm thấy mình không có nhìn lầm người, nữ tử Uất Trì này, quả nhiên hào phóng như vũ phu.

Chỉ là tặng tiền xong, Phi Yến cười nói: "Nhị hoàng huynh ngươi yêu thương ngươi, đáng tiếc lại không ở kinh thành, đành biến tất cả yêu thương năm nay thành mớ bạc tặng cho ngươi, nhưng năm sau Hoàng Thượng muốn cải cách nghề muối, e rằng sau này túi Nhị ca ngươi eo hẹp. Năm sau về kinh, nếu không còn ra tay hào phóng, xin Công chúa đừng giận đấy!"

Công chúa Nhạc Bình bĩu môi: "Điểm này của Phụ hoàng, thật gay go, cữu cữu ta cũngkhông phải dễ đối phó, ngươi nhìn xem, năm sau chắc sẽ không bình yên..." nói xong câu này, nàng ta tự biết mình lỡ lời, vội vàng ngậm miệng.

Phi Yến nghe mà trong lòng lộp bộp. Lời này của Nhạc Bình chắc chắn là có chuyện xưa, nhưng nàng không thể hỏi tiếp, lát nữa phải nói cho Kiêu Vương nghe, bảo hắnlưu ý nhiều hơn mới được.

Sau các loại yến tiệc lớn bé, xe ngựa Kiêu Vương cuối cùng cũng lên đường về Hoài Nam.

Chỉ là lần này đi Hoài Nam, không còn thấp thỏm như lần đầu nữa.

Dọc đường đi, nàng và Kiêu Vương cùng cẩn thận nghiên cứu tấm bản đồ trong bảo kiếm Thái tử. Bao năm qua Phi Yến cũng từng nghiên cứu các bản đồ tiền triều Đại Lương rất nhiều, đối chiếu mấy lần, xác định bản đồ này là bản vẽ duy nhất Bắc Quốc do Diệu Huy tiên sinh thời Sùng Quang Đại Lương vẽ. Nhưng bản đồ kho báu trong tay chỉ là một phần nhỏ, không thể phân tích những đường đi trong đó, nhất thời khônglàm được gì.

Kiêu Vương đã quyết định, cái gọi là việc nhỏ không nhịn việc lớn sẽ loạn. Mấy thế hệ Thẩm gia kinh doanh muối và vận chuyển đường thủy, Thánh thượng kiên quyết chỉnh sửa nghề muối, Thẩm gia chắc chắn không chịu đi vào khuôn khổ. Nếu Thẩm gia muốn kháng Thánh lệnh, rất có khả năng sẽ ngưng vận chuyển. Kiêu Vương cảm thấy đấy là thời cơ tốt để thay thế.

Cho dù Thẩm gia dùng chiêu gì, chắc chắn cũng sẽ muốn kéo mình chung một thuyền. Kiêu Vương không muốn bước lên chiếc thuyền nát sắp chìm, cho nên người còn chưa tới Hoài Nam, đã lệnh cho các ruộng muối tính toán sổ sách cẩn thận các hạng mục rõràng rồi cho người phóng ngựa chạy nhanh tới kinh thành, đưa đến trước bàn long án của Hoàng Thượng.

Đồng thời, lệnh cho xưởng đóng tàu ở Hoài Nam đóng nhiều thuyền chở hàng, xây dựng đội tàu, đợi thời cơ tới. Thay thế Thẩm gia vận chuyển đường thuỷ.

Đối với việc kiếm tiền, Phi Yến không bao giờ phải lo lắng nhiều. Dùng lời của Kiêu Vương, đó là dùng hết sức cũng sẽ không để hộp trang điểm của Yến nhi ta thiếu thốn. Mỗi lần nghe như thế, Phi Yến luôn cong môi cười, thầm nghĩ mình nhất thời tức giận mới nói như thế lại bị hắn nắm chặt không buông.

Bởi vì Kiêu Vương muốn đi tuần tra các huyện gặp thiên tai, lại không yên tâm để Phi Yến một mình về Hoài Nam, thế là Phi Yến đi theo hắn chạy đến các quận bị thiên tai.

Dừng lại quận huyện gần đó. Phủ trạch mà quan viên địa phương cung cấp quả thậtkhông nhỏ, Kiêu Vương mỗi ngày ra ngoài tuần tra, Phi Yến ở ngoài huyện thành hoang vũ dựng nơi phát cháo, cứu giúp dân nạn, đồng thời mời lang trung địa phương đến mở y quán gần nơi phát cháo, chuẩn bệnh cho dân gặp nạn. Vì vậy mỗi ngày đều phải tới nơi phát cháo và y quán kiểm tra một phen, phòng ngừa có người ở giữa lấy của chung làm của riêng, chiếm đoạt tiền bạc.

Nhưng, những lúc ấy, Phi Yến đều cố ý không mặc những bộ cẩm y hoa phục, thay vào đó mặc những trang phục của nữ tử nhà dân, trang sức cũng tháo hết, cực kỳ khiêm tốn.

Hôm nay, Phi Yến thấy đầu xuân còn se se lạnh, rất nhiều trẻ con dễ bị cảm lạnh, liền lệnh cho Bảo Châu lấy hai cây nhân sâm thượng hạng hay mang bên mình cắt mỏng, ngâm nước rồi cho vào nồi cháo, kết hợp gừng và gia vị, đích thân nấu cháo dược, dự định phát cho người già và trẻ con.

Vì Phi Yến không muốn nổi danh, tránh cho tên tuổi Kiêu Vương làm suy yếu long uy của Thánh thượng, cho nên nàng không để lộ ra thân phận mình. Ngay cả những thị vệ bên người cũng mặc đồ thường dân, đứng rải rác xung quanh Phi Yến, làm chút chuyện vặt.

Nồi cháo nóng hổi, hương thơm tỏa bốn phương, một chiếc xe hoa lệ xông tới, suýt chút đụng trúng một đứa trẻ. May nhờ có thị vệ tay mắt lanh lẹ, bế đứa bé tránh đi. Mà dường như con ngựa kia cũng hốt hoảng, xe ngựa đâm vào mương bên cạnh. Lúc này chọc phải tổ ong vò vẽ. Mấy thị vệ đi sau xe ngựa nhanh chóng chạy tới, vung roi lên định quất đứa bé trong tay thị vệ phủ Kiêu Vương.

Phi Yến thấy vậy, lớn giọng hô: "Dừng tay!"

Đúng lúc này, một nữ tử thanh xuân tử trong đi ra, được tì nữ đỡ xuống xe. Phi Yến ngẩng đầu lên nhìn, có chút sừng sờ. không ngờ ở đây lại gặp phải cố nhân. Nữ tử trước mắt là công chúa bộ lạc Thông cổ -- thê tử Phàn Cảnh.

Sau khi Phàn Cảnh từ trong kinh trở về, mỗi lần nhớ tới Phi Yến gả cho Kiêu Vương làm thiếp thì hắn đều cảm thấy đau đớn và tiếc nuối nên không có nhắc đến. Cho nên Công chúa Thông cổ cũng không biết nàng đã gả chồng.

Mà lúc này, Phi Yến lại mặc váy quần vải thô, không son phấn trang sức, tuy rằng cũng xinh đẹp nhưng dễ khiến người khác hiểu lầm rằng nàng hiện giờ đã lưu lạc thành thôn phụ ngoài đường.

Tì nữ Luân Đa bên người công chúa cũng nghĩa như vậy, nhận ra đấy là nữ Gia Cát ngày xưa, liền khẽ cười trào phúng: "Phu nhân, người xem thôn phụ này có giống mộtngười cũ không?"
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại