Binh Lâm Thiên Hạ
Chương 245: Liên quân chống Tào
Dưới sự hướng dẫn của một thầy thuốc, Lưu Cảnh bước nhanh vào phòng. Trong phòng Lý Tuấn nằm trên giường cổ bó băng gạc rất dày, đầu đã bị cố định lại không thể cử động được. Dao găm của y sắc bén khiến thương thế của y vô cùng nghiêm trọng, phải tĩnh dưỡng ít nhất hai tháng mới có thể hồi phục được như cũ.
Lưu Cảnh từ từ đi đến bên cạnh Lý Tuấn, lạnh lùng nhìn y chằm chằm. Lý Tuấn xấu hổ nhắm mắt lại không dám đối diện với hắn. Lưu Cảnh lập tức liếc nhìn những người xung quanh, họ biết ý liền lui xuống, trong phòng chỉ còn lại hai người là hắn và Lý Tuấn.
- Ta đến để nói cho ngươi biết một tin.
Giọng điệu của Lưu Cảnh vẫn rất bình thản, dường như chỉ coi là một chuyện rất bé không đáng kể:
- Mẹ của ngươi đã được cứu ra, hiện đang trên đường đến Giang Hạ.
Lý Tuấn cả người chấn động, hai hàng nước mắt khẽ chảy xuống, y không nói gì nhưng nước mắt cũng đủ nói nên sự cảm kích từ sâu trong đáy lòng y.
- Về phần tương lai của ngươi, ngươi có thể tự mình lựa chọn.
Dường như Lưu Cảnh không bị nước mắt đả động, hắn vẫn lạnh lùng nói:
- Ngươi có hai lựa chọn, một là rời khỏi quân Giang Hạ, thiên hạ rộng lớn ngươi có thể đặt chân đến bất cứ nơi nào.
Lý Tuấn mở mắt, ánh mắt lộ ra vẻ thống khổ cùng cực, lúc này, sự lãnh đạm trong lời nói của Lưu Cảnh cũng lộ ra một tia ôn hòa:
- Lựa chọn thứ hai chính là chịu sự trừng phạt của ta, bị giáng chức xuống làm quân hầu!
Nước mắt của Lý Tuấn tuôn ra càng mãnh liệt hơn...
- Ngươi hãy suy nghĩ cho kĩ! Dưỡng thương cho tốt, ta chờ câu trả lời của ngươi.
Lưu Cảnh lấy chiến đao của Lý Tuấn đem treo lên tường rồi rời khỏi phòng bệnh.
Lý Tuấn hai mắt đẫm lệ nhìn chiến đao trên tường. Y hiểu được tâm ý của Lưu Cảnh, hắn vẫn hi vọng mình có thể kề vai chiến đấu với hắn như trước, chính y sao lại không muốn chứ?
Phàn Thành bị 4 vạn quân Tào bao vây cuối cùng cũng buộc phải mở thành đầu hàng, nhưng vì quân Tào chưa từng ngồi thuyền qua sông, nên trong mấy ngày sau đó quân Tào không có thêm được kết quả gì, mà chỉ có thể tựa như hổ rình mồi đứng ở bên bờ sông hau háu nhìn về Tương Dương ở bờ bên kia.
Phàn Thành bị quân Tào chiếm đóng, toàn bộ Kinh Châu bị chấn động. Cùng lúc đó, tin tức quân Tào tắm máu trấn Hà Khẩu đã truyền đến Tương Dương, tin này như sét đánh giữa trời quang.
Dân chúng Tương Dương bị bao vây lâm vào khủng hoảng. Một phần lớn dân chúng mang theo gia đình rời bỏ quê hương chạy nạn về Giang Hạ, Nam quận. Còn một phần lớn gia quyến của quan lại cũng hỗn loạn lẩn trốn trong quân đội, nhân lúc loạn lạc mà rời khỏi thành Tương Dương.
Không chỉ có thành Tương Dương mà các huyện khác của quận Tương Dương cũng bị như vậy. Trung Lư, Lâm Tự, Nghi Thành,… các huyện phụ thuộc cũng xuất hiện cảnh chạy trốn, nhất là huyện Nghi Thành gần như mọi người đạp đổ thành mà chạy.
Trên các con đường ở quận Tương Dương, quận Giang Hạ và Nam Quận khắp nơi đều là dân chúng chạy nạn, già trẻ dắt díu nối đuôi nhau kéo dài đến hơn ngàn dặm.
Giang Hạ gặp phải quy mô dân chạy nạn lớn nhất. Đợt sóng thứ nhất hơn một vạn dân chúng chạy nạn vào huyện Cánh Lăng quận Giang Hạ.
Lúc này, Giang Hạ đã làm tốt công tác chuẩn bị. Lưu Cảnh bổ nhiệm Quận thừa Tô Uy và Trưởng sử Y Tịch, hai người toàn quyền phụ trách việc tiếp nhận dân Tương Dương chạy nạn. Hắn cũng phái Đổng Doãn, Chu Bất Nghi, Lưu Mẫn và hơn trăm quan văn giúp đám người Tô Phi sắp xếp cho dân chạy loạn. Đồng thời hắn phái ra năm nghìn quân binh giúp đỡ, lại phân phát năm vạn lương thảo, mười ngàn lều trại, vật tư... chuyển đến huyện Cánh Lăng.
Mặc dù thế cục Kinh Châu rung chuyển, nạn dân chạy loạn trên quy mô lớn nhưng Lưu Cảnh lại không có thời gian đi quận Cánh Lăng để trấn an họ. Hắn có quân vụ quan trọng hơn cần xử lý.
Lưu Cảnh đã nhận được tin tức, quân đội của Lưu Bị và quân đội của Văn Sính gần như đồng thời rút khỏi quận An Lục. Quân của Văn Sính ở ngay bờ bên kia Hạ Khẩu, còn quân của Lưu Bị thì đang ở cách phía đông hơn 50 dặm.
Tình hình có vẻ khá thuận lợi. Trong tay Văn Sính có tám ngàn quân đội mà Lưu Bị có bảy ngàn. Hai đội quân tuy cùng ở bờ bắc nhưng mục đích lại không giống nhau.
Mục đích của Văn Sính rất rõ ràng, chỉ là muốn mượn Giang Hạ để trở về Tương Dương. Còn động cơ của Lưu Bị thì vẫn chưa rõ, đến nay vẫn chưa phái người đi liên hệ. Lưu Cảnh đã mời Khoái Lương đến doanh trại của Lưu Bị để thăm dò tình hình.
Trong quân nha thủy quân Hạ Khẩu, Lưu Cảnh đang cùng với mấy viên đại tướng và Trưởng sử Từ Thứ bàn bạc đối sách.
Từ Thứ khẽ cười nói:
- Nếu tôi đoán không sai, quân của Lưu Bị chắc hẳn đang đợi viện quân Nam Quận, quân Nam Quận nhất định sẽ đi đường thủy đến đây, mang theo mấy trăm chiến thuyền để Lưu Bị có thể rút lui bằng đường thủy.
Ngụy Diên ở bên cạnh hỏi:
- Ý của Nguyên Trực là quân tướng Lưu Bị sẽ rút về Nam Quận ư?
Từ Thứ gật đầu:
- Phải rút về Nam Quận rồi từ Nam Quận điều quân lên bắc chống Tào.
Lúc này, Cam Ninh không hiểu liền hỏi:
- Vì sao Lưu Bị không trực tiếp hợp tác với quân Giang Hạ rồi từ Giang Hạ lên thẳng phía bắc chống Tào?
Từ Thứ khẽ mỉm cười nói:
- Cái này gọi là rồng mạnh thì đè đầu rắn. Nếu như xuất chinh từ Giang Hạ thì đó là chúng ta làm chủ lực chống Tào. Quân Lưu Bị chỉ có thể hỗ trợ, công chống Tào cuối cùng vẫn thuộc về chúng ta, thanh danh cũng bị Thái thú lấy đi. Lưu Bị trắng tay không có được gì. Như vậy làm sao ông ta có thể đồng ý, ông ta thà rút về Nam Quận, vừa có thể mượn cơ hội này cướp lấy binh quyền Nam Quận, cũng có thể đứng độc lập làm quân chủ lực chống Tào. Một hòn đá ném trúng hai con chim, sao ông ta không làm chứ?
Tất cả mọi người im lặng gật đầu, quả nhiên Từ Thứ nhìn thấu sự tình. Thái độ trước mắt của Lưu Bị chắc chắn là đang đợi viện quân của Nam Quận. Từ Thứ lại liếc mắt nhìn Lưu Cảnh, thấy hắn vẫn trầm tư không nói gì, anh ta liền cười hỏi:
- Thái thú thấy thế nào ạ?
Lưu Cảnh cười nói:
- Ý của ta và ngươi không khác nhau là mấy, Lưu Bị không có khả năng sẽ hợp tác với chúng ta. Chiến dịch lần này nếu biểu hiện của ông ta xuất sắc vượt trội, được người Kinh Châu tán thành chưa biết chừng ông ta có hy vọng tiếp nhận chức Kinh Châu mục, cứ như vậy năm nay ông ta sẽ được tiếp quản Từ Châu.
Nhưng Châu mục còn đó y muốn độc lập chống Tào e rằng đó là điều không thực tế. Cho dù Châu mục có ý tưởng này thì Thái gia cũng sẽ không đồng ý. Lần này chống Tào vẫn sẽ lấy Tương Dương làm chủ đạo.
- Nghe nói con cháu của Thái Mạo chỉ huy Tương Dương, tôi thà không đi còn hơn!
Vẻ mặt của Lưu Hổ giận giữ giọng ồm ồm nói.
Lưu Cảnh liếc nhìn y lắc lắc đầu:
- Chẳng những ngươi không đi, ai cũng không thể đi. Chuyện Giang Hạ chống Tào thế nào, chúng ta không cần phải nghe Tương Dương chỉ huy.
Đúng lúc này một tên lính chạy từ ngoài sảnh vào bẩm báo nói:
- Khoái Công đã quay về, hình như Lưu hoàng thúc cũng đến.
Lưu Cảnh có hơi nghi ngờ, Lưu Bị đến rồi sao? Hắn lập tức ra lệnh:
- Đến bến tàu nghênh đón!
…..
Trên ến tàu Hạ Khẩu có một chiếc thuyền lớn đã cập bờ. Khoái Lương dẫn Lưu Bị bước nhanh xuống boong thuyền. Đi đằng sau bọn họ là Bàng Thống, phụ tá mới của Lưu Bị.
Phàn Thành bị công chiếm, Tân Dã bị cô lập, bị bao vây tứ phía, tình hình vô cùng nguy cấp. Lưu Bị buộc phải buông tha cho Tân Dã, xuất lĩnh bảy ngàn quân và hàng vạn dân chúng Tân Dã rút lui đên quận An Lục.
Theo suy nghĩ của Lưu Bị đây đơn giản là lấy cớ chống Tào, trú binh ở quận An Lục, An Lục liền như vật nằm trong lòng bàn tay của ông ta, nhưng Bàng Thống lại nỗ lực khuyên ông ta đi Nam Quận.
Một mặt là nhân cơ hội này cướp lấy quân quyền Nam Quận, mặt khác đóng quân ở quậân An Lục vô hình trung đã trở thành một cái lá chắn phương bắc của Lưu, nơi có thể là trọng điểm tấn công quân Tào.
Lưu Bị tán thành việc không trú binh ở quận An Lục nhưng phải mang mấy vạn dân chúng đến Nam Quận cũng là một khó khăn không nhỏ. Dựa vào sức của một mình ông ta rất khó giải quyết, nhất định phải cần đến sự trợ giúp của Lưu Cảnh.
Đúng lúc này t Khoái Lương phụng lệnh của Lưu Cảnh đến hỏi thăm tin tức. Lưu Bị nhân cơ hội này mà đến Hạ Khẩu.
Lưu Bị xuống thuyền lớn, Lưu Cảnh đã đứng chờ trên bờ lập tức ra nghênh đón, hắn khom người thi lễ:
- Thế thúc có thể bình an vô sự khiến tiểu chất vô cùng vui mừng.
- Đa tạ hiền chất đã quan tâm, lần này cũng là may mắn, quân Tào không tấn công Tân Dã khiến ta tránh được một kiếp nạn.
- Vậy sau này thúc phụ có tính toán gì không?
Câu hỏi này của Lưu Cảnh khiến Lưu Bị rất khó trả lời, ông ta trầm ngâm một chút rồi nói:
- Có vài việc song vẫn cần sự hỗ trợ của hiền chất, cho nên ta đặc biệt sang sông để thảo luận.
- Nếu đã như vậy thì mời thế thúc theo cháu vào thành đàm phán.
Lúc này Lưu Cảnh lại chắp tay về phía Bàng Thống cười nói:
- Chúc mừng tiên sinh đã gặp được minh chủ!
Với tính cách của Bàng Thống, đương nhiên y sẽ lãnh đạm trả lời một tiếng, nhưng bây giờ y đã là phụ tá của Lưu Bị cần phải nể mặt chủ công, y miễn cưỡng cười đáp lễ:
- Đa tạ Lưu thái thú.
Mọi người đi nhanh vào thành, phân thành chủ khách ngồi trong phòng nói chuyện.
Lưu Bị thở dài một tiếng rồi nói:
- Lần này rút lui về đông, ta không ngờ là hơn năm vạn người Tân Dã lại đi cùng ta. Tuy rằng họ không nguyện ý với việc chống giặc Tào, nhưng mấy vạn người đi theo quả thực là một vấn đề lớn. Đầu tiên là lương thực thiếu trầm trọng. Không dối gạt hiền chất, lương thực mà ta mang theo chỉ đủ chống đỡ cho mọi người trong hai ngày, ngày kia lương thực sẽ hết. Cho nên ta phải vượt sông mặt dày đến vay hiền chất lương thực.
Lưu Cảnh khoát tay cười nói:
- Thế thúc nói quá lời rồi, dân chúng Tân Dã cũng chính là dân chúng Kinh Châu. Là một thành viên của Kinh Châu, cháu cứu tế dân cho dân chúng cũng là việc nên làm.
Nói đến đây Lưu Cảnh quay đầu sang bảo Trần Sóc:
- Đi sắp xếp một chút, trước tiên lấy mười ngàn thạch lương thực đưa qua sông, ngay lập tức giải cứu khẩn cấp cho hoàng thúc.
- Tuân lệnh!
Trần Sóc thi lễ vội vàng đi xuống, Lưu Bị mừng rỡ, ông ta không ngờ Lưu Cảnh lại giúp dễ dàng như vậy. Ông ta liền đứng dậy thi lễ:
- Trước tiên ta thay mặt dân chúng Tân Dã cảm tạ hiền chất.
Lưu Cảnh vội vàng cười nói:
- Mời thế thúc ngồi, đây là việc cháu nên làm.
Lưu Bị ngồi xuống, Lưu Cảnh lại cười nhạt một tiếng nói:
- Nhưng năm vạn dân chúng đi theo hoàng thúc đến Nam Quận, chưa nói đến dọc đường đi vất vả mà sau này vấn đề lương thực mỗi tháng sẽ trở thành gánh nặng, Nam Quận có chịu nổi không?
Lưu Bị cũng không do dự gì mà cười một tiếng:
- Hiền chất nói không sai. Từ Tân Dã đi về hướng đông đươc một trăm dặm đường ta mang mấy vạn dân chúng đi đã được 3 ngày. Thanh niên trai tráng thì còn tốt chứ phụ nữ, người già và trẻ em thì khổ cực vô cùng, đã có hơn mười người bị bệnh ốm chết trên đường, lại mang theo nhiều người như vậy ta cũng có chút sợ hãi, càng không cần nói đến gánh nặng lương thực của Nam Quận.
Lưu Cảnh ngẩn người ra:
- Ý của thế thúc là bọn họ không ở bờ sông?
Lưu Bị gật đầu:
- Từ Tân Dã đến đây khoảng hơn bốn trăm dặm, làm sao đi ba ngày có thể đến được bờ sông. Bọn họ ở huyện Bình Lâm do Phi Phương dẫn theo năm trăm lính đi chăm sóc họ.
Lưu Cảnh hiểu ngay ý đồ của Lưu Bị, ông ta không có khả năng chăm sóc cho số dân chúng này, nhưng nếu để mặc thì lại sợ làm tổn hại đến thanh danh của mình, cho nên mới tìm mình hỗ trợ.
Lưu Cảnh suy nghĩ một chút rồi nhân tiện nói luôn:
- Nếu như ở huyện Bình Lâm thì tàu tiếp tế đi đường thủy càng dễ dàng hơn, nhưng chỉ có thể chở được 300 thạch lương thảo, hơn nữa thuyền chỉ có thể chạy đến huyện Tùy, bọn họ còn phải đi thêm mười dặm đến huyện Tùy mới nhận được phần lương thực tiếp tế.
- Chuyện này không thành vấn đề, hiền chất cứ mang lương thực đến huyện Tùy là được, ta lập tức lệnh cho Mi Phương đưa dân đến huyện Tùy.
Dù Lưu Bị không nói rõ nhưng ý của ông ta thì đã rất rõ ràng. Mấy vạn dân ông ta không thể đưa đến Nam Quận, dự định gửi gắm cho Lưu Cảnh, đây cũng là mục đích chủ yếu của ông ta.
Đương nhiên Lưu Cảnh có thể mặc kệ, dù sao đây cũng là dân chúng của Tân Dã, là ân tình của Lưu Bị, cho nên nếu Lưu Cảnh chăm lo cho những người này thì nhất định phải có điều kiện.
Hắn trầm ngâm một chút rồi nói luôn:
- Để thuận tiện chăm sóc cho số dân chúng này, cháu đề nghị hay là để quân đội Giang Hạ tiếp quản, thế thúc thấy thế nào?
Lưu Bị thầm cười khổ, cứ như vậy Lưu Cảnh sẽ có cớ ở lại quận An Lục rồi, trên thực tế chính là tặng An Lục cho Lưu Cảnh.
Nhưng ông ta không thể từ chối. Nếu Lưu Cảnh buông tay thì sự sống chết của mấy vạn dân Tân Dã sẽ do trời định. Điều này chắc chắn sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến thanh danh của ông ta, ông ta không gánh nổi hậu quả như vậy.
Cũng may là quận An Lục không có ý nghĩa chiến lược gì với ông ta, coi như đẩy thuyền theo nước vậy. Lưu Bị gật đầu nói:
- Chỉ cần quân đội Giang Hạ tới, ta lập tức lệnh cho Mi Phương dẫn quân rút lui.
Trong cuộc nói chuyện, hai người đã chính thức quyết định chuyển giao số dân Tân Dã chạy nạn.
Cuối cùng Lưu Bị cũng nhẹ lòng, ông ta chuyển sang đề tài quan trọng hơn:
- Chuyện thứ hai mà ta đến chính là muốn thảo luận với hiền chất một chút về việc liên kết chống Tào.
Lưu Cảnh từ từ đi đến bên cạnh Lý Tuấn, lạnh lùng nhìn y chằm chằm. Lý Tuấn xấu hổ nhắm mắt lại không dám đối diện với hắn. Lưu Cảnh lập tức liếc nhìn những người xung quanh, họ biết ý liền lui xuống, trong phòng chỉ còn lại hai người là hắn và Lý Tuấn.
- Ta đến để nói cho ngươi biết một tin.
Giọng điệu của Lưu Cảnh vẫn rất bình thản, dường như chỉ coi là một chuyện rất bé không đáng kể:
- Mẹ của ngươi đã được cứu ra, hiện đang trên đường đến Giang Hạ.
Lý Tuấn cả người chấn động, hai hàng nước mắt khẽ chảy xuống, y không nói gì nhưng nước mắt cũng đủ nói nên sự cảm kích từ sâu trong đáy lòng y.
- Về phần tương lai của ngươi, ngươi có thể tự mình lựa chọn.
Dường như Lưu Cảnh không bị nước mắt đả động, hắn vẫn lạnh lùng nói:
- Ngươi có hai lựa chọn, một là rời khỏi quân Giang Hạ, thiên hạ rộng lớn ngươi có thể đặt chân đến bất cứ nơi nào.
Lý Tuấn mở mắt, ánh mắt lộ ra vẻ thống khổ cùng cực, lúc này, sự lãnh đạm trong lời nói của Lưu Cảnh cũng lộ ra một tia ôn hòa:
- Lựa chọn thứ hai chính là chịu sự trừng phạt của ta, bị giáng chức xuống làm quân hầu!
Nước mắt của Lý Tuấn tuôn ra càng mãnh liệt hơn...
- Ngươi hãy suy nghĩ cho kĩ! Dưỡng thương cho tốt, ta chờ câu trả lời của ngươi.
Lưu Cảnh lấy chiến đao của Lý Tuấn đem treo lên tường rồi rời khỏi phòng bệnh.
Lý Tuấn hai mắt đẫm lệ nhìn chiến đao trên tường. Y hiểu được tâm ý của Lưu Cảnh, hắn vẫn hi vọng mình có thể kề vai chiến đấu với hắn như trước, chính y sao lại không muốn chứ?
Phàn Thành bị 4 vạn quân Tào bao vây cuối cùng cũng buộc phải mở thành đầu hàng, nhưng vì quân Tào chưa từng ngồi thuyền qua sông, nên trong mấy ngày sau đó quân Tào không có thêm được kết quả gì, mà chỉ có thể tựa như hổ rình mồi đứng ở bên bờ sông hau háu nhìn về Tương Dương ở bờ bên kia.
Phàn Thành bị quân Tào chiếm đóng, toàn bộ Kinh Châu bị chấn động. Cùng lúc đó, tin tức quân Tào tắm máu trấn Hà Khẩu đã truyền đến Tương Dương, tin này như sét đánh giữa trời quang.
Dân chúng Tương Dương bị bao vây lâm vào khủng hoảng. Một phần lớn dân chúng mang theo gia đình rời bỏ quê hương chạy nạn về Giang Hạ, Nam quận. Còn một phần lớn gia quyến của quan lại cũng hỗn loạn lẩn trốn trong quân đội, nhân lúc loạn lạc mà rời khỏi thành Tương Dương.
Không chỉ có thành Tương Dương mà các huyện khác của quận Tương Dương cũng bị như vậy. Trung Lư, Lâm Tự, Nghi Thành,… các huyện phụ thuộc cũng xuất hiện cảnh chạy trốn, nhất là huyện Nghi Thành gần như mọi người đạp đổ thành mà chạy.
Trên các con đường ở quận Tương Dương, quận Giang Hạ và Nam Quận khắp nơi đều là dân chúng chạy nạn, già trẻ dắt díu nối đuôi nhau kéo dài đến hơn ngàn dặm.
Giang Hạ gặp phải quy mô dân chạy nạn lớn nhất. Đợt sóng thứ nhất hơn một vạn dân chúng chạy nạn vào huyện Cánh Lăng quận Giang Hạ.
Lúc này, Giang Hạ đã làm tốt công tác chuẩn bị. Lưu Cảnh bổ nhiệm Quận thừa Tô Uy và Trưởng sử Y Tịch, hai người toàn quyền phụ trách việc tiếp nhận dân Tương Dương chạy nạn. Hắn cũng phái Đổng Doãn, Chu Bất Nghi, Lưu Mẫn và hơn trăm quan văn giúp đám người Tô Phi sắp xếp cho dân chạy loạn. Đồng thời hắn phái ra năm nghìn quân binh giúp đỡ, lại phân phát năm vạn lương thảo, mười ngàn lều trại, vật tư... chuyển đến huyện Cánh Lăng.
Mặc dù thế cục Kinh Châu rung chuyển, nạn dân chạy loạn trên quy mô lớn nhưng Lưu Cảnh lại không có thời gian đi quận Cánh Lăng để trấn an họ. Hắn có quân vụ quan trọng hơn cần xử lý.
Lưu Cảnh đã nhận được tin tức, quân đội của Lưu Bị và quân đội của Văn Sính gần như đồng thời rút khỏi quận An Lục. Quân của Văn Sính ở ngay bờ bên kia Hạ Khẩu, còn quân của Lưu Bị thì đang ở cách phía đông hơn 50 dặm.
Tình hình có vẻ khá thuận lợi. Trong tay Văn Sính có tám ngàn quân đội mà Lưu Bị có bảy ngàn. Hai đội quân tuy cùng ở bờ bắc nhưng mục đích lại không giống nhau.
Mục đích của Văn Sính rất rõ ràng, chỉ là muốn mượn Giang Hạ để trở về Tương Dương. Còn động cơ của Lưu Bị thì vẫn chưa rõ, đến nay vẫn chưa phái người đi liên hệ. Lưu Cảnh đã mời Khoái Lương đến doanh trại của Lưu Bị để thăm dò tình hình.
Trong quân nha thủy quân Hạ Khẩu, Lưu Cảnh đang cùng với mấy viên đại tướng và Trưởng sử Từ Thứ bàn bạc đối sách.
Từ Thứ khẽ cười nói:
- Nếu tôi đoán không sai, quân của Lưu Bị chắc hẳn đang đợi viện quân Nam Quận, quân Nam Quận nhất định sẽ đi đường thủy đến đây, mang theo mấy trăm chiến thuyền để Lưu Bị có thể rút lui bằng đường thủy.
Ngụy Diên ở bên cạnh hỏi:
- Ý của Nguyên Trực là quân tướng Lưu Bị sẽ rút về Nam Quận ư?
Từ Thứ gật đầu:
- Phải rút về Nam Quận rồi từ Nam Quận điều quân lên bắc chống Tào.
Lúc này, Cam Ninh không hiểu liền hỏi:
- Vì sao Lưu Bị không trực tiếp hợp tác với quân Giang Hạ rồi từ Giang Hạ lên thẳng phía bắc chống Tào?
Từ Thứ khẽ mỉm cười nói:
- Cái này gọi là rồng mạnh thì đè đầu rắn. Nếu như xuất chinh từ Giang Hạ thì đó là chúng ta làm chủ lực chống Tào. Quân Lưu Bị chỉ có thể hỗ trợ, công chống Tào cuối cùng vẫn thuộc về chúng ta, thanh danh cũng bị Thái thú lấy đi. Lưu Bị trắng tay không có được gì. Như vậy làm sao ông ta có thể đồng ý, ông ta thà rút về Nam Quận, vừa có thể mượn cơ hội này cướp lấy binh quyền Nam Quận, cũng có thể đứng độc lập làm quân chủ lực chống Tào. Một hòn đá ném trúng hai con chim, sao ông ta không làm chứ?
Tất cả mọi người im lặng gật đầu, quả nhiên Từ Thứ nhìn thấu sự tình. Thái độ trước mắt của Lưu Bị chắc chắn là đang đợi viện quân của Nam Quận. Từ Thứ lại liếc mắt nhìn Lưu Cảnh, thấy hắn vẫn trầm tư không nói gì, anh ta liền cười hỏi:
- Thái thú thấy thế nào ạ?
Lưu Cảnh cười nói:
- Ý của ta và ngươi không khác nhau là mấy, Lưu Bị không có khả năng sẽ hợp tác với chúng ta. Chiến dịch lần này nếu biểu hiện của ông ta xuất sắc vượt trội, được người Kinh Châu tán thành chưa biết chừng ông ta có hy vọng tiếp nhận chức Kinh Châu mục, cứ như vậy năm nay ông ta sẽ được tiếp quản Từ Châu.
Nhưng Châu mục còn đó y muốn độc lập chống Tào e rằng đó là điều không thực tế. Cho dù Châu mục có ý tưởng này thì Thái gia cũng sẽ không đồng ý. Lần này chống Tào vẫn sẽ lấy Tương Dương làm chủ đạo.
- Nghe nói con cháu của Thái Mạo chỉ huy Tương Dương, tôi thà không đi còn hơn!
Vẻ mặt của Lưu Hổ giận giữ giọng ồm ồm nói.
Lưu Cảnh liếc nhìn y lắc lắc đầu:
- Chẳng những ngươi không đi, ai cũng không thể đi. Chuyện Giang Hạ chống Tào thế nào, chúng ta không cần phải nghe Tương Dương chỉ huy.
Đúng lúc này một tên lính chạy từ ngoài sảnh vào bẩm báo nói:
- Khoái Công đã quay về, hình như Lưu hoàng thúc cũng đến.
Lưu Cảnh có hơi nghi ngờ, Lưu Bị đến rồi sao? Hắn lập tức ra lệnh:
- Đến bến tàu nghênh đón!
…..
Trên ến tàu Hạ Khẩu có một chiếc thuyền lớn đã cập bờ. Khoái Lương dẫn Lưu Bị bước nhanh xuống boong thuyền. Đi đằng sau bọn họ là Bàng Thống, phụ tá mới của Lưu Bị.
Phàn Thành bị công chiếm, Tân Dã bị cô lập, bị bao vây tứ phía, tình hình vô cùng nguy cấp. Lưu Bị buộc phải buông tha cho Tân Dã, xuất lĩnh bảy ngàn quân và hàng vạn dân chúng Tân Dã rút lui đên quận An Lục.
Theo suy nghĩ của Lưu Bị đây đơn giản là lấy cớ chống Tào, trú binh ở quận An Lục, An Lục liền như vật nằm trong lòng bàn tay của ông ta, nhưng Bàng Thống lại nỗ lực khuyên ông ta đi Nam Quận.
Một mặt là nhân cơ hội này cướp lấy quân quyền Nam Quận, mặt khác đóng quân ở quậân An Lục vô hình trung đã trở thành một cái lá chắn phương bắc của Lưu, nơi có thể là trọng điểm tấn công quân Tào.
Lưu Bị tán thành việc không trú binh ở quận An Lục nhưng phải mang mấy vạn dân chúng đến Nam Quận cũng là một khó khăn không nhỏ. Dựa vào sức của một mình ông ta rất khó giải quyết, nhất định phải cần đến sự trợ giúp của Lưu Cảnh.
Đúng lúc này t Khoái Lương phụng lệnh của Lưu Cảnh đến hỏi thăm tin tức. Lưu Bị nhân cơ hội này mà đến Hạ Khẩu.
Lưu Bị xuống thuyền lớn, Lưu Cảnh đã đứng chờ trên bờ lập tức ra nghênh đón, hắn khom người thi lễ:
- Thế thúc có thể bình an vô sự khiến tiểu chất vô cùng vui mừng.
- Đa tạ hiền chất đã quan tâm, lần này cũng là may mắn, quân Tào không tấn công Tân Dã khiến ta tránh được một kiếp nạn.
- Vậy sau này thúc phụ có tính toán gì không?
Câu hỏi này của Lưu Cảnh khiến Lưu Bị rất khó trả lời, ông ta trầm ngâm một chút rồi nói:
- Có vài việc song vẫn cần sự hỗ trợ của hiền chất, cho nên ta đặc biệt sang sông để thảo luận.
- Nếu đã như vậy thì mời thế thúc theo cháu vào thành đàm phán.
Lúc này Lưu Cảnh lại chắp tay về phía Bàng Thống cười nói:
- Chúc mừng tiên sinh đã gặp được minh chủ!
Với tính cách của Bàng Thống, đương nhiên y sẽ lãnh đạm trả lời một tiếng, nhưng bây giờ y đã là phụ tá của Lưu Bị cần phải nể mặt chủ công, y miễn cưỡng cười đáp lễ:
- Đa tạ Lưu thái thú.
Mọi người đi nhanh vào thành, phân thành chủ khách ngồi trong phòng nói chuyện.
Lưu Bị thở dài một tiếng rồi nói:
- Lần này rút lui về đông, ta không ngờ là hơn năm vạn người Tân Dã lại đi cùng ta. Tuy rằng họ không nguyện ý với việc chống giặc Tào, nhưng mấy vạn người đi theo quả thực là một vấn đề lớn. Đầu tiên là lương thực thiếu trầm trọng. Không dối gạt hiền chất, lương thực mà ta mang theo chỉ đủ chống đỡ cho mọi người trong hai ngày, ngày kia lương thực sẽ hết. Cho nên ta phải vượt sông mặt dày đến vay hiền chất lương thực.
Lưu Cảnh khoát tay cười nói:
- Thế thúc nói quá lời rồi, dân chúng Tân Dã cũng chính là dân chúng Kinh Châu. Là một thành viên của Kinh Châu, cháu cứu tế dân cho dân chúng cũng là việc nên làm.
Nói đến đây Lưu Cảnh quay đầu sang bảo Trần Sóc:
- Đi sắp xếp một chút, trước tiên lấy mười ngàn thạch lương thực đưa qua sông, ngay lập tức giải cứu khẩn cấp cho hoàng thúc.
- Tuân lệnh!
Trần Sóc thi lễ vội vàng đi xuống, Lưu Bị mừng rỡ, ông ta không ngờ Lưu Cảnh lại giúp dễ dàng như vậy. Ông ta liền đứng dậy thi lễ:
- Trước tiên ta thay mặt dân chúng Tân Dã cảm tạ hiền chất.
Lưu Cảnh vội vàng cười nói:
- Mời thế thúc ngồi, đây là việc cháu nên làm.
Lưu Bị ngồi xuống, Lưu Cảnh lại cười nhạt một tiếng nói:
- Nhưng năm vạn dân chúng đi theo hoàng thúc đến Nam Quận, chưa nói đến dọc đường đi vất vả mà sau này vấn đề lương thực mỗi tháng sẽ trở thành gánh nặng, Nam Quận có chịu nổi không?
Lưu Bị cũng không do dự gì mà cười một tiếng:
- Hiền chất nói không sai. Từ Tân Dã đi về hướng đông đươc một trăm dặm đường ta mang mấy vạn dân chúng đi đã được 3 ngày. Thanh niên trai tráng thì còn tốt chứ phụ nữ, người già và trẻ em thì khổ cực vô cùng, đã có hơn mười người bị bệnh ốm chết trên đường, lại mang theo nhiều người như vậy ta cũng có chút sợ hãi, càng không cần nói đến gánh nặng lương thực của Nam Quận.
Lưu Cảnh ngẩn người ra:
- Ý của thế thúc là bọn họ không ở bờ sông?
Lưu Bị gật đầu:
- Từ Tân Dã đến đây khoảng hơn bốn trăm dặm, làm sao đi ba ngày có thể đến được bờ sông. Bọn họ ở huyện Bình Lâm do Phi Phương dẫn theo năm trăm lính đi chăm sóc họ.
Lưu Cảnh hiểu ngay ý đồ của Lưu Bị, ông ta không có khả năng chăm sóc cho số dân chúng này, nhưng nếu để mặc thì lại sợ làm tổn hại đến thanh danh của mình, cho nên mới tìm mình hỗ trợ.
Lưu Cảnh suy nghĩ một chút rồi nhân tiện nói luôn:
- Nếu như ở huyện Bình Lâm thì tàu tiếp tế đi đường thủy càng dễ dàng hơn, nhưng chỉ có thể chở được 300 thạch lương thảo, hơn nữa thuyền chỉ có thể chạy đến huyện Tùy, bọn họ còn phải đi thêm mười dặm đến huyện Tùy mới nhận được phần lương thực tiếp tế.
- Chuyện này không thành vấn đề, hiền chất cứ mang lương thực đến huyện Tùy là được, ta lập tức lệnh cho Mi Phương đưa dân đến huyện Tùy.
Dù Lưu Bị không nói rõ nhưng ý của ông ta thì đã rất rõ ràng. Mấy vạn dân ông ta không thể đưa đến Nam Quận, dự định gửi gắm cho Lưu Cảnh, đây cũng là mục đích chủ yếu của ông ta.
Đương nhiên Lưu Cảnh có thể mặc kệ, dù sao đây cũng là dân chúng của Tân Dã, là ân tình của Lưu Bị, cho nên nếu Lưu Cảnh chăm lo cho những người này thì nhất định phải có điều kiện.
Hắn trầm ngâm một chút rồi nói luôn:
- Để thuận tiện chăm sóc cho số dân chúng này, cháu đề nghị hay là để quân đội Giang Hạ tiếp quản, thế thúc thấy thế nào?
Lưu Bị thầm cười khổ, cứ như vậy Lưu Cảnh sẽ có cớ ở lại quận An Lục rồi, trên thực tế chính là tặng An Lục cho Lưu Cảnh.
Nhưng ông ta không thể từ chối. Nếu Lưu Cảnh buông tay thì sự sống chết của mấy vạn dân Tân Dã sẽ do trời định. Điều này chắc chắn sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến thanh danh của ông ta, ông ta không gánh nổi hậu quả như vậy.
Cũng may là quận An Lục không có ý nghĩa chiến lược gì với ông ta, coi như đẩy thuyền theo nước vậy. Lưu Bị gật đầu nói:
- Chỉ cần quân đội Giang Hạ tới, ta lập tức lệnh cho Mi Phương dẫn quân rút lui.
Trong cuộc nói chuyện, hai người đã chính thức quyết định chuyển giao số dân Tân Dã chạy nạn.
Cuối cùng Lưu Bị cũng nhẹ lòng, ông ta chuyển sang đề tài quan trọng hơn:
- Chuyện thứ hai mà ta đến chính là muốn thảo luận với hiền chất một chút về việc liên kết chống Tào.
Tác giả :
Cao Nguyệt