Bí Thư Tỉnh Ủy
Quyển 3 - Chương 93
Cách nhìn của ông Ẩn đối với phong trào Hợp tác xã thay đổi dần theo những gì đang diễn ra hàng ngày trước mắt ông. Mỗi một lần tiếp xúc thực tế thấy nông dân làm, nghe nông dân nói là những lí thuyết cứng nhắc đã ăn sâu vào trong đầu óc lâu nay bị bào mòn đi một ít. Đôi lúc ông thấy ân hận với thái độ quá khe khắt với những việc làm của ông Kim và muốn nói một lời xin lỗi hay thanh minh nhưng chưa biết nên nói thế nào cho thích hợp. Một phần có thể cái vị trí ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng ngầm ngăn cản ông nhưng ông chưa nhận ra. Cuộc sống là vậy. Không dễ gì hạ mình xin lỗi cấp dưới của mình, kể cả khi biết cấp dưới của mình đúng mười mươi.
Đang lúc ngồi chờ Bao sang báo cáo tình hình đi kiểm tra ở Tam Bình, ông Ẩn và ông Sắc ngồi uống nước chè nói chuyện với nhau.
- Tôi đang suy nghĩ nguyên nhân nào dẫn đến những biến động bất thường trong các Hợp tác xã ở Phước Vĩnh – Vân vê chén chè đang bốc hơi trong tay, ông Ẩn nói với ông Sắc – Không phải chỉ có trong một vài huyện mà huyện nào cũng có vài ba Hợp tác xã. Thậm chí như huyện Vĩnh Hòa có đến năm Hợp tác xã đang học nhau bung ra các kiểu làm ăn không theo một quy cách nào. Phải chăng khi chủ trương đưa Hợp tác xã lên quy mô có chỗ nào đó chưa thật thích hợp với cách làm ăn truyền thống của nông dân, khiến họ dị ứng với những điều chúng ta sắp đặt cho họ?
Ông Sắc nói:
- Suy nghĩ của anh hoàn toàn chính xác. Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu một số Hợp tác xã thuộc các vùng khác nhau ở đồng bằng, trung du và miền núi, tôi thấy nổi lên hai vấn đề rõ nhất. Thứ nhất là chúng ta tập trung toàn bộ tư liệu sản xuất từ ruộng đất cho đến công cụ lao động vào tay Hợp tác xã. Coi mọi thứ đều là của chung là một sai lầm. Thứ hai là quản lí và phân công lao động hết sức lỏng lẻo và không hợp lí. Có thể còn một vấn đề nữa là giữa lao động và hưởng thụ thiếu công bằng. Hệ quả của những điều tôi vừa nói đã dẫn đến việc nông dân không còn tha thiết với đồng ruộng.
- Những điều ông vừa nói hoàn toàn trùng hợp với suy nghĩ của mình. Có lẽ chúng ta đang rơi vào chủ nghĩa duy ý chí ông ạ. Cứ nghĩ tập hợp nông dân lại và gom toàn bộ tư liệu sản xuất vào trong một tổ chức là có thể tách họ ra khỏi cái tập quán sản xuất cá thể và tiến lên sản xuất lớn Xã hội chủ nghĩa ngay.
- Ông Kim, bí thư tỉnh ủy do gần gũi với người nông dân nên ông ấy sớm nhận ra điều này. Vì thế ông ấy không những ủng hộ mà còn tạo điều kiện để cho các Hợp tác xã mạnh dạn tháo gỡ bế tắc trong sản xuất, mở ra nhiều hướng làm ăn mới rất có hiệu quả.
- Trước đây mình cũng đã tranh luận đôi lần với ông Kim. Có lần nói với nhau những lời lẽ hết sức gay gắt. Có những điều ông Kim nói khiến mình phải suy nghĩ. Nhưng do cái máu tự ái, sĩ diện nên mình không muốn thừa nhận. Còn dùng những lời lẽ cả vú lấp miệng em để tranh cãi với ông ấy. Đêm về nằm nghĩ lại thấy mình chẳng ra làm sao cả. Theo ông có nên báo cáo tình hình diễn biến của các Hợp tác xã ở Phước Vĩnh cho anh Trung Chính nắm được không?
Ông Sắc lắc đầu:
- Theo tôi cứ để xem tình hình diễn biến đến đâu đã chứ chưa nên báo cáo vội. Anh còn lạ gì tính anh Trung Chính.
Ông Ẩn phân vân hỏi:
- Thế nhỡ anh Trung Chính biết và phê bình chúng ta không báo cáo kịp thời thì sao?
- Nếu không có ai phản ánh thì anh ấy làm sao biết được. Và nếu anh ấy có biết thì chúng ta cũng cứ nói thẳng ra là mình đang theo dõi tình hình diễn biến tốt xấu thế nào rồi báo cáo và xin chủ trương xử lí một thể.
Bao cầm một cuốn sổ tay có cái bìa đỏ chói trong tay vào bước vào phòng họp. Vừa thấy Bao bước vào với vẻ mặt hớn hở như bắt được của, ông Sắc hỏi luôn:
- Đi Tam Bình về có chuyện chi vui mà trông mặt mày ông tươi roi rói rứa?
Nghe cái giọng Huế dẻo như kẹo kéo của ông Sắc, Bao biết Sắc chuẩn bị kê kích mình nên nói luôn:
- Ở đó đang có loạn mười hai sứ quân. Ông muốn nghe tôi kể cho mà nghe.
Ông Ẩn biết rõ tính tình của Bao là lúc nào cũng đưa sự việc lên thành những vấn đề lớn và quy nó về quan điểm đường lối nên hỏi:
- Có chuyện gì mà ông bảo Tam Bình có loạn mười hai sứ quân?
Bao ngồi xuống đặt cuốn sổ đỏ lên bàn nói giọng bực dọc:
- Khái quát một câu là lãnh đạo huyện Tam Bình không coi ai ra gì cả. Đường lối chủ trương cũng dẹp sang một bên để làm theo ý mình.
Ông Sắc hỏi đùa:
- Cứ như cái câu của ông khái quát vừa rồi thì Tam Bình đang làm cuộc đồng khởi như tỉnh Bến Tre có phải không?
- Gần như thế. Bí thư huyện ủy Tam Bình cũng thành bà Nguyễn Thị Định của Bến Tre rồi.
Ông Sắc cười:
- Chắc ông đàn áp xong đâu đó mới về phải không?
Ông Ẩn biết Sắc và Bao chuẩn bị đấu khẩu nên ngăn lại:
- Hai cái ông này, cứ ngồi vào với nhau thì cứ như sừng với đuôi.
Ông Sắc hỏi:
- Theo anh thì ai là sừng, ai là đuôi?
Ông Ẩn cười:
- Mỗi anh mỗi cái sừng, còn đuôi thì chặt ra chia đôi.
Ông Sắc nói:
- Anh lại rơi vào chủ nghĩa trung dung rồi. Ông Bao hay húc nên tôi nhường cho ông ấy cặp sừng. Tôi xin nhận cái đuôi vừa đuổi ruồi vừa phe phẩy cho mát.
Ông Ẩn đẩy chén nước về phía Bao:
- Kê kích nhau xong chưa? Bây giờ ông Bao báo cáo cho tôi nghe chuyện gì đã xảy ra tại Tam Bình mà ông bảo ở đó đang có cuộc đồng khởi?
Bao uống một ngụm nước rồi nói:
- Chuyện nghiêm trọng đầu tiên là huyện ủy Tam Bình ra quyết định cho phép nông dân đem khoai tây ra bán tràn lan ở thị trường tự do. Vi phạm nghiêm trọng chủ trương quản lí nông sản, thực phẩm và các loại hàng hóa có giá trị khác của Nhà nước.
Ông Sắc nghe cái giọng nói như ngạt mũi của Bao đã thấy khó chịu:
- Tôi từng sống và công tác ở vùng trồng khoai tây nên tôi biết. Khoai tây là loại củ có vỏ giấy rất mỏng nên rất khó bảo quản được lâu. Huyện ủy Tam Bình chủ trương cho bà con bán khoai tây ngay sau khi thu hoạch là một việc làm khá nhạy bén. Vừa bảo đảm trọng lượng của củ khoai, nông dân vừa có đôi ba đồng tiền mặt để mua sắm các thứ cần dùng. Đồng thời những người đang thiếu lương thực có thứ để độn vào cơm. Vì sao ông lại cho đây là một việc làm sai phạm nghiêm trọng?
Bao vặc lại:
- Tôi hỏi ông. Hiện tại ai làm chủ thị trường lương thực. Nhà nước hay là tư nhân?
- Hai ông khoan tranh luận đã. Ông Bao nói tiếp đi.
Bao nói tiếp:
- Việc thứ hai là Ban quản trị mới được bầu của Hợp tác xã Gia Đạo cho giải tán trại lợn tập thể, đưa về khoán cho đội sản xuất để chia nhau hưởng lợi.
Ông Ẩn hơi giật mình:
- Có đúng như thế không?
- Tôi đã đối thoại trực tiếp với Chủ nhiệm và phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Gia Đạo trước mặt bí thư huyện ủy Tam Bình. Họ thừa nhận việc làm ấy là có thật. Ngoài việc giải tán trại lợn tập thể chuyển về khoán cho đội, Ban quản trị còn lấy ruộng của Hợp tác chia cho những hộ xã viên nhận khoán lợn cho Hợp tác.
Ông Ẩn thực sự bối rối trước báo cáo của Bao. Ngẫm nghĩ một lát, ông nói:
- Cho bán khoai tây tự do là đúng. Nhưng việc giải tán trại lợn tập thể và lấy ruộng của Hợp tác chia cho hộ xã viên để khoán lợn là sai to rồi. Huyện ủy Tam Bình có biết chuyện này không?
- Biết và hoàn toàn ủng hộ việc làm của Hợp tác xã Gia Đạo.
- Cô Chi, bí thư huyện ủy Tam Bình là người rất chín chắn, sao lại đồng ý cho làm việc này nhỉ?
Ông Sắc nói rõ suy nghĩ của mình:
- Tôi nghĩ tập thể huyện ủy Tam Bình đã cân nhắc cẩn thận mới cho phép Hợp tác xã Gia Đạo làm những việc trên. Chúng ta phải tìm hiểu kỹ chứ chưa nên kết luận sai hay đúng vội.
Bao hỏi với giọng khiêu khích:
- Ông không tin những lời tôi nói à?
Ông Sắc nói thẳng thừng:
- Nếu ông không giận thì tôi xin nói là tôi chỉ tin những lời ông nói một nửa. Còn một nửa, tôi nghi ngờ.
Tâm trạng ông Ẩn bối rối. Một lần nữa giữa cái đúng và cái sai không có ranh giới rõ rệt.
- Còn chuyện gì nữa không? – Ông Ẩn hỏi như để trấn an tâm trạng của mình nhiều hơn là cần biết chuyện gì đang diễn ra ở Tam Bình.
Nghe ông Ẩn hỏi, Bao hào hứng kể tiếp:
- Còn một chuyện nữa là việc bầu Ban quản trị mới của Gia Đạo. Ban quản trị cũ mới làm được nửa nhiệm kỳ thứ ba đang rất có tín nhiệm với xã viên thì đảng ủy ra lệnh giải tán để bầu Ban quản trị khác vì Ban quản trị cũ không chịu chấp hành những chủ trương sai trái của họ. Khi tổ chức bầu, bà con vẫn tín nhiệm Ban quản trị cũ nên họ tiếp tục trúng cử. Nhưng do không đưa được những người của mình vào nên đảng ủy ra quyết định không công nhận kết quả và cho tổ chức bầu lại. Lần bầu thứ hai đạt yêu cầu, đảng ủy công nhận. Trong số năm cán bộ chủ chốt của Hợp tác xã thì có ba người là quần chúng, trong đó có một người chuẩn bị kết nạp. Dư luận của bà con tỏ ra rất bất bình trước việc làm độc đoán của đảng ủy. Tôi cũng xin nói thêm trong số bảy đảng ủy viên thì có ba người phản đối việc làm của bí thư đảng ủy.
Ông Sắc chẳng lạ gì cái tính vạch lá tìm sâu của Bao nên hỏi một câu móc họng:
- Về Tam Bình chỉ một buổi sáng, ông lấy đâu ra lắm chuyện thế?
Bao không nhận ra câu hỏi châm biếm của Sắc nên nói thẳng tuột:
- Trước khi về Tam Bình, tôi có gặp một đảng viên ở Gia Đạo cầm một lá đơn tố cáo những việc làm sai trái của huyện ủy Tam Bình và đảng ủy xã Đạo Thắng đưa cho tôi. Muốn xác minh những lời tố cáo trên nên tôi đã xuống Tam Bình để xác minh lại những điều tố cáo xem độ chính xác đến mức nào.
Ông Ẩn ngạc nhiên:
- Ông nhận đơn thư tố cáo của người ta sao ông không báo cáo lại với tôi?
Bao biện bạch:
- Tôi muốn xác minh lại cho chính xác rồi mới báo với anh chứ nhỡ ra đơn thư vu khống thì sao?
Ông Sắc không chịu nổi cách làm ti tiện của Bao:
- Ông nhận được đơn thư tố cáo mà không báo lại với anh Ẩn là sai rồi, đừng có biện bạch nữa. Hay là ông muốn lập công một mình?
Bao chưa kịp nói gì, ông Ẩn đã nói tiếp:
- Ông làm việc tùy tiện quá. Dù đơn vu cáo thì ông cũng phải báo cho tôi biết để bàn cách xử lí chứ. Đường này ông tự làm lấy một mình. Tôi hỏi thật, có phải ông không tin tôi không?
- Tôi xin nhận khuyết điểm là mình suy nghĩ giản đơn quá.
- Suy nghĩ của ông chẳng đơn giản đâu – Sắc nói không hề nể nang.
- Ông nói thế nghĩa là gì?
- Tự ông biết lấy.
Bao tỏ vẻ bất bình trước thái độ của ông Ẩn và Sắc nên nói luôn ý định của mình:
- Tôi đề nghị đã đến lúc chúng ta phải báo cáo những biến đổi bất thường, có khả năng chệch ra khỏi quỹ đạo đường lối tập thể hóa của một số Hợp tác xã ở Phước Vĩnh cho đồng chí Trung Chính và Ban bí thư nắm được.
- Mình và ông Sắc vừa rồi cũng đã đề cập đến chuyện này nhưng thấy chưa nên. Những biến động bất thường của một số Hợp tác xã ở Phước Vĩnh đang ở giai đoạn cá biệt chứ chưa mang tính phổ biến. Chúng ta cần tiếp tục theo dõi diễn biến của hiện tượng trên đi theo chiều hướng nào, có lợi hay có hại, bấy giờ báo cáo vẫn chưa muộn.
- Hướng đi của các hiện tượng trên đã quá rõ. Không có biện pháp ngăn chặn sớm, tất yếu sẽ đưa nông dân trở về con đường làm ăn cá thể dưới cái vỏ bọc Hợp tác xã.
Ông Sắc nói thẳng quan điểm của mình:
- Riêng tôi, chúng ta cần hết sức lưu ý đến những mặt tích cực của các hiện tượng đang diễn ra ở Phước Vĩnh. Đừng quá lo lắng cái bóng ma cá thể để đi đến phủ nhận tất cả.
Ông Ẩn muốn chấm dứt câu chuyện lằng nhằng ở đây nên tỏ thái độ dứt khoát:
- Thôi không nói chuyện này nữa. Sáng mai ông Sắc đi cùng tôi xuống huyện Tam Bình, sau đó xuống thẳng Hợp tác xã Gia Đạo luôn. Chúng ta cần làm rõ những điều ông Bao vừa nói. Chỗ nào sai, yêu cầu dừng lại ngay. Lát nữa ông Sắc qua trao đổi với anh Kim về việc ông và tôi đi Tam Bình. Nhờ anh ấy gọi điện báo cho lãnh đạo Tam Bình biết và hỏi xem anh Kim có cùng đi không.
Bao ngồi ngẩn ra, hết nhìn ông Sắc lại quay sang nhìn ông Ẩn.
Đang lúc ngồi chờ Bao sang báo cáo tình hình đi kiểm tra ở Tam Bình, ông Ẩn và ông Sắc ngồi uống nước chè nói chuyện với nhau.
- Tôi đang suy nghĩ nguyên nhân nào dẫn đến những biến động bất thường trong các Hợp tác xã ở Phước Vĩnh – Vân vê chén chè đang bốc hơi trong tay, ông Ẩn nói với ông Sắc – Không phải chỉ có trong một vài huyện mà huyện nào cũng có vài ba Hợp tác xã. Thậm chí như huyện Vĩnh Hòa có đến năm Hợp tác xã đang học nhau bung ra các kiểu làm ăn không theo một quy cách nào. Phải chăng khi chủ trương đưa Hợp tác xã lên quy mô có chỗ nào đó chưa thật thích hợp với cách làm ăn truyền thống của nông dân, khiến họ dị ứng với những điều chúng ta sắp đặt cho họ?
Ông Sắc nói:
- Suy nghĩ của anh hoàn toàn chính xác. Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu một số Hợp tác xã thuộc các vùng khác nhau ở đồng bằng, trung du và miền núi, tôi thấy nổi lên hai vấn đề rõ nhất. Thứ nhất là chúng ta tập trung toàn bộ tư liệu sản xuất từ ruộng đất cho đến công cụ lao động vào tay Hợp tác xã. Coi mọi thứ đều là của chung là một sai lầm. Thứ hai là quản lí và phân công lao động hết sức lỏng lẻo và không hợp lí. Có thể còn một vấn đề nữa là giữa lao động và hưởng thụ thiếu công bằng. Hệ quả của những điều tôi vừa nói đã dẫn đến việc nông dân không còn tha thiết với đồng ruộng.
- Những điều ông vừa nói hoàn toàn trùng hợp với suy nghĩ của mình. Có lẽ chúng ta đang rơi vào chủ nghĩa duy ý chí ông ạ. Cứ nghĩ tập hợp nông dân lại và gom toàn bộ tư liệu sản xuất vào trong một tổ chức là có thể tách họ ra khỏi cái tập quán sản xuất cá thể và tiến lên sản xuất lớn Xã hội chủ nghĩa ngay.
- Ông Kim, bí thư tỉnh ủy do gần gũi với người nông dân nên ông ấy sớm nhận ra điều này. Vì thế ông ấy không những ủng hộ mà còn tạo điều kiện để cho các Hợp tác xã mạnh dạn tháo gỡ bế tắc trong sản xuất, mở ra nhiều hướng làm ăn mới rất có hiệu quả.
- Trước đây mình cũng đã tranh luận đôi lần với ông Kim. Có lần nói với nhau những lời lẽ hết sức gay gắt. Có những điều ông Kim nói khiến mình phải suy nghĩ. Nhưng do cái máu tự ái, sĩ diện nên mình không muốn thừa nhận. Còn dùng những lời lẽ cả vú lấp miệng em để tranh cãi với ông ấy. Đêm về nằm nghĩ lại thấy mình chẳng ra làm sao cả. Theo ông có nên báo cáo tình hình diễn biến của các Hợp tác xã ở Phước Vĩnh cho anh Trung Chính nắm được không?
Ông Sắc lắc đầu:
- Theo tôi cứ để xem tình hình diễn biến đến đâu đã chứ chưa nên báo cáo vội. Anh còn lạ gì tính anh Trung Chính.
Ông Ẩn phân vân hỏi:
- Thế nhỡ anh Trung Chính biết và phê bình chúng ta không báo cáo kịp thời thì sao?
- Nếu không có ai phản ánh thì anh ấy làm sao biết được. Và nếu anh ấy có biết thì chúng ta cũng cứ nói thẳng ra là mình đang theo dõi tình hình diễn biến tốt xấu thế nào rồi báo cáo và xin chủ trương xử lí một thể.
Bao cầm một cuốn sổ tay có cái bìa đỏ chói trong tay vào bước vào phòng họp. Vừa thấy Bao bước vào với vẻ mặt hớn hở như bắt được của, ông Sắc hỏi luôn:
- Đi Tam Bình về có chuyện chi vui mà trông mặt mày ông tươi roi rói rứa?
Nghe cái giọng Huế dẻo như kẹo kéo của ông Sắc, Bao biết Sắc chuẩn bị kê kích mình nên nói luôn:
- Ở đó đang có loạn mười hai sứ quân. Ông muốn nghe tôi kể cho mà nghe.
Ông Ẩn biết rõ tính tình của Bao là lúc nào cũng đưa sự việc lên thành những vấn đề lớn và quy nó về quan điểm đường lối nên hỏi:
- Có chuyện gì mà ông bảo Tam Bình có loạn mười hai sứ quân?
Bao ngồi xuống đặt cuốn sổ đỏ lên bàn nói giọng bực dọc:
- Khái quát một câu là lãnh đạo huyện Tam Bình không coi ai ra gì cả. Đường lối chủ trương cũng dẹp sang một bên để làm theo ý mình.
Ông Sắc hỏi đùa:
- Cứ như cái câu của ông khái quát vừa rồi thì Tam Bình đang làm cuộc đồng khởi như tỉnh Bến Tre có phải không?
- Gần như thế. Bí thư huyện ủy Tam Bình cũng thành bà Nguyễn Thị Định của Bến Tre rồi.
Ông Sắc cười:
- Chắc ông đàn áp xong đâu đó mới về phải không?
Ông Ẩn biết Sắc và Bao chuẩn bị đấu khẩu nên ngăn lại:
- Hai cái ông này, cứ ngồi vào với nhau thì cứ như sừng với đuôi.
Ông Sắc hỏi:
- Theo anh thì ai là sừng, ai là đuôi?
Ông Ẩn cười:
- Mỗi anh mỗi cái sừng, còn đuôi thì chặt ra chia đôi.
Ông Sắc nói:
- Anh lại rơi vào chủ nghĩa trung dung rồi. Ông Bao hay húc nên tôi nhường cho ông ấy cặp sừng. Tôi xin nhận cái đuôi vừa đuổi ruồi vừa phe phẩy cho mát.
Ông Ẩn đẩy chén nước về phía Bao:
- Kê kích nhau xong chưa? Bây giờ ông Bao báo cáo cho tôi nghe chuyện gì đã xảy ra tại Tam Bình mà ông bảo ở đó đang có cuộc đồng khởi?
Bao uống một ngụm nước rồi nói:
- Chuyện nghiêm trọng đầu tiên là huyện ủy Tam Bình ra quyết định cho phép nông dân đem khoai tây ra bán tràn lan ở thị trường tự do. Vi phạm nghiêm trọng chủ trương quản lí nông sản, thực phẩm và các loại hàng hóa có giá trị khác của Nhà nước.
Ông Sắc nghe cái giọng nói như ngạt mũi của Bao đã thấy khó chịu:
- Tôi từng sống và công tác ở vùng trồng khoai tây nên tôi biết. Khoai tây là loại củ có vỏ giấy rất mỏng nên rất khó bảo quản được lâu. Huyện ủy Tam Bình chủ trương cho bà con bán khoai tây ngay sau khi thu hoạch là một việc làm khá nhạy bén. Vừa bảo đảm trọng lượng của củ khoai, nông dân vừa có đôi ba đồng tiền mặt để mua sắm các thứ cần dùng. Đồng thời những người đang thiếu lương thực có thứ để độn vào cơm. Vì sao ông lại cho đây là một việc làm sai phạm nghiêm trọng?
Bao vặc lại:
- Tôi hỏi ông. Hiện tại ai làm chủ thị trường lương thực. Nhà nước hay là tư nhân?
- Hai ông khoan tranh luận đã. Ông Bao nói tiếp đi.
Bao nói tiếp:
- Việc thứ hai là Ban quản trị mới được bầu của Hợp tác xã Gia Đạo cho giải tán trại lợn tập thể, đưa về khoán cho đội sản xuất để chia nhau hưởng lợi.
Ông Ẩn hơi giật mình:
- Có đúng như thế không?
- Tôi đã đối thoại trực tiếp với Chủ nhiệm và phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Gia Đạo trước mặt bí thư huyện ủy Tam Bình. Họ thừa nhận việc làm ấy là có thật. Ngoài việc giải tán trại lợn tập thể chuyển về khoán cho đội, Ban quản trị còn lấy ruộng của Hợp tác chia cho những hộ xã viên nhận khoán lợn cho Hợp tác.
Ông Ẩn thực sự bối rối trước báo cáo của Bao. Ngẫm nghĩ một lát, ông nói:
- Cho bán khoai tây tự do là đúng. Nhưng việc giải tán trại lợn tập thể và lấy ruộng của Hợp tác chia cho hộ xã viên để khoán lợn là sai to rồi. Huyện ủy Tam Bình có biết chuyện này không?
- Biết và hoàn toàn ủng hộ việc làm của Hợp tác xã Gia Đạo.
- Cô Chi, bí thư huyện ủy Tam Bình là người rất chín chắn, sao lại đồng ý cho làm việc này nhỉ?
Ông Sắc nói rõ suy nghĩ của mình:
- Tôi nghĩ tập thể huyện ủy Tam Bình đã cân nhắc cẩn thận mới cho phép Hợp tác xã Gia Đạo làm những việc trên. Chúng ta phải tìm hiểu kỹ chứ chưa nên kết luận sai hay đúng vội.
Bao hỏi với giọng khiêu khích:
- Ông không tin những lời tôi nói à?
Ông Sắc nói thẳng thừng:
- Nếu ông không giận thì tôi xin nói là tôi chỉ tin những lời ông nói một nửa. Còn một nửa, tôi nghi ngờ.
Tâm trạng ông Ẩn bối rối. Một lần nữa giữa cái đúng và cái sai không có ranh giới rõ rệt.
- Còn chuyện gì nữa không? – Ông Ẩn hỏi như để trấn an tâm trạng của mình nhiều hơn là cần biết chuyện gì đang diễn ra ở Tam Bình.
Nghe ông Ẩn hỏi, Bao hào hứng kể tiếp:
- Còn một chuyện nữa là việc bầu Ban quản trị mới của Gia Đạo. Ban quản trị cũ mới làm được nửa nhiệm kỳ thứ ba đang rất có tín nhiệm với xã viên thì đảng ủy ra lệnh giải tán để bầu Ban quản trị khác vì Ban quản trị cũ không chịu chấp hành những chủ trương sai trái của họ. Khi tổ chức bầu, bà con vẫn tín nhiệm Ban quản trị cũ nên họ tiếp tục trúng cử. Nhưng do không đưa được những người của mình vào nên đảng ủy ra quyết định không công nhận kết quả và cho tổ chức bầu lại. Lần bầu thứ hai đạt yêu cầu, đảng ủy công nhận. Trong số năm cán bộ chủ chốt của Hợp tác xã thì có ba người là quần chúng, trong đó có một người chuẩn bị kết nạp. Dư luận của bà con tỏ ra rất bất bình trước việc làm độc đoán của đảng ủy. Tôi cũng xin nói thêm trong số bảy đảng ủy viên thì có ba người phản đối việc làm của bí thư đảng ủy.
Ông Sắc chẳng lạ gì cái tính vạch lá tìm sâu của Bao nên hỏi một câu móc họng:
- Về Tam Bình chỉ một buổi sáng, ông lấy đâu ra lắm chuyện thế?
Bao không nhận ra câu hỏi châm biếm của Sắc nên nói thẳng tuột:
- Trước khi về Tam Bình, tôi có gặp một đảng viên ở Gia Đạo cầm một lá đơn tố cáo những việc làm sai trái của huyện ủy Tam Bình và đảng ủy xã Đạo Thắng đưa cho tôi. Muốn xác minh những lời tố cáo trên nên tôi đã xuống Tam Bình để xác minh lại những điều tố cáo xem độ chính xác đến mức nào.
Ông Ẩn ngạc nhiên:
- Ông nhận đơn thư tố cáo của người ta sao ông không báo cáo lại với tôi?
Bao biện bạch:
- Tôi muốn xác minh lại cho chính xác rồi mới báo với anh chứ nhỡ ra đơn thư vu khống thì sao?
Ông Sắc không chịu nổi cách làm ti tiện của Bao:
- Ông nhận được đơn thư tố cáo mà không báo lại với anh Ẩn là sai rồi, đừng có biện bạch nữa. Hay là ông muốn lập công một mình?
Bao chưa kịp nói gì, ông Ẩn đã nói tiếp:
- Ông làm việc tùy tiện quá. Dù đơn vu cáo thì ông cũng phải báo cho tôi biết để bàn cách xử lí chứ. Đường này ông tự làm lấy một mình. Tôi hỏi thật, có phải ông không tin tôi không?
- Tôi xin nhận khuyết điểm là mình suy nghĩ giản đơn quá.
- Suy nghĩ của ông chẳng đơn giản đâu – Sắc nói không hề nể nang.
- Ông nói thế nghĩa là gì?
- Tự ông biết lấy.
Bao tỏ vẻ bất bình trước thái độ của ông Ẩn và Sắc nên nói luôn ý định của mình:
- Tôi đề nghị đã đến lúc chúng ta phải báo cáo những biến đổi bất thường, có khả năng chệch ra khỏi quỹ đạo đường lối tập thể hóa của một số Hợp tác xã ở Phước Vĩnh cho đồng chí Trung Chính và Ban bí thư nắm được.
- Mình và ông Sắc vừa rồi cũng đã đề cập đến chuyện này nhưng thấy chưa nên. Những biến động bất thường của một số Hợp tác xã ở Phước Vĩnh đang ở giai đoạn cá biệt chứ chưa mang tính phổ biến. Chúng ta cần tiếp tục theo dõi diễn biến của hiện tượng trên đi theo chiều hướng nào, có lợi hay có hại, bấy giờ báo cáo vẫn chưa muộn.
- Hướng đi của các hiện tượng trên đã quá rõ. Không có biện pháp ngăn chặn sớm, tất yếu sẽ đưa nông dân trở về con đường làm ăn cá thể dưới cái vỏ bọc Hợp tác xã.
Ông Sắc nói thẳng quan điểm của mình:
- Riêng tôi, chúng ta cần hết sức lưu ý đến những mặt tích cực của các hiện tượng đang diễn ra ở Phước Vĩnh. Đừng quá lo lắng cái bóng ma cá thể để đi đến phủ nhận tất cả.
Ông Ẩn muốn chấm dứt câu chuyện lằng nhằng ở đây nên tỏ thái độ dứt khoát:
- Thôi không nói chuyện này nữa. Sáng mai ông Sắc đi cùng tôi xuống huyện Tam Bình, sau đó xuống thẳng Hợp tác xã Gia Đạo luôn. Chúng ta cần làm rõ những điều ông Bao vừa nói. Chỗ nào sai, yêu cầu dừng lại ngay. Lát nữa ông Sắc qua trao đổi với anh Kim về việc ông và tôi đi Tam Bình. Nhờ anh ấy gọi điện báo cho lãnh đạo Tam Bình biết và hỏi xem anh Kim có cùng đi không.
Bao ngồi ngẩn ra, hết nhìn ông Sắc lại quay sang nhìn ông Ẩn.
Tác giả :
Vân Thảo