Bị Phú Nhị Đại Theo Đuổi

Chương 33: Hoàn cảnh

Editor: tiểu mao

Kỷ An Ninh nhìn giờ, thấy đã tới giờ liền nói muốn về.

Sau khi cô thay đồ, Văn Dụ nói: “Ăn cơm cùng nhau đi."

Kỷ An Ninh từ chối.

“Chỉ có lúc nghỉ mới có thể nấu cơm canh nóng hổi cho bà em được." cô nói.

“Vậy anh với em cùng làm." Văn Dụ mặt dày muốn đi ăn chực.

Kỷ An Ninh vô tình từ chối: “không được."

Văn Dụ còn muốn nói thêm, Kỷ An Ninh nói: “Thôi bỏ đi, trong nhà có người bệnh, thật sự không tiện mời anh về ăn cơm."

Giọng nói của cô thành khẩn không giống như đang lấy lệ. Trong phòng do bà ngoại không xả bồn cầu tạo thành mùi kia, đoán chừng Văn đại thiếu gia một miếng cũng không nuốt nổi.

Văn Dụ lúc này mới bất đắc dĩ từ bỏ đành nói với cô: “Đừng quên cầm quần áo về."

Kỷ An Ninh dừng một chút rồi nói: “Lần này cảm ơn phúc lợi của anh, nhưng sau này đừng mua cho em nữa. Em hiểu ý của anh, em sẽ đi mua quần áo."

Áo thun của Kỷ An Ninh đa số là size nhỏ. Kiếp trước Tôn Nhã Nhàn hay châm chọc cô về cái này.

“Ngày nào cũng ăn mặc gợi cảm thế làm gì?" cô ta nói với cô.

thật ra quần áo của Kỷ An Ninh đều là kiểu đồ phổ thông, chỉ là size nhỏ, mặc vào người liền tạo cảm giác gợi cảm.

Nhưng lần này Kỷ An Ninh lại hiểu lầm Văn Dụ.

Văn Dụ căn bản không phải vì Kỷ An Ninh ăn mặc gợi cảm mà mua quần áo mới cho cô, hôm thứ hai khi anh nghe cô hỏi “Mặc đồ thể dục được không’ liền đoán được Kỷ An Ninh không có trang phục tập luyện chuyên môn, sau đó lúc mua đồ tập luyện thuận tay mua thêm hai bộ quần áo. Chỉ là thuận tay mà thôi.

Văn Dụ không hề ghét bỏ Kỷ An Ninh mặc đồ quá gợi cảm, anh còn rất thích ý chứ.

Ngược lại bị Kỷ An Ninh nói như thế làm anh chú ý tới. anh tập trung nhìn lại, chợt phát hiện chỗ ngực áo thun của Kỷ An Ninh có dấu vết. Ban đầu còn tưởng do nước đọng, nhưng bây giờ nhìn kỹ mới phát hiện không phải là nước đọng mà là ở chỗ ngực có logo quần áo đã bị tẩy sạch nhưng vẫn còn vết tích.

Nhìn kỹ vẫn có thể nhìn ra hình dạng của logo kia, đây là nhãn hiệu quần áo đại chúng. Đối với Văn Dụ là bình thường, nhưng với trình độ kinh tế của Kỷ An Ninh thì khẳng định rất quý.

Văn Dụ nhìn chằm chằm ngực Kỷ An Ninh, nheo mắt lại: “Quần áo này của em…"

Ánh mắt của anh làm cô theo bản năng lùi về sau nửa bước.

cô không trả lời lại lùi về sau, Văn Dụ liền không kiềm chế được.

“Để cho anh nhìn xem." anh liền giơ tay đè gáy cô lại, lật cổ áo sau gáy.

“Ôi!" Kỷ An Ninh tránh thoát, mặt đỏ bừng, mắt trợn tròn.

Nhưng Văn Dụ đã nhìn thấy số đo thêu trên áo, tuy rằng hơi sứt chỉ nhưng vẫn mơ hồ thấy ——Kids.

“Trang phục trẻ em?" anh vui vẻ hỏi.

“Trang phục thiếu niên!" Kỷ An Ninh đè lại cổ áo trừng anh.

Trang phục thiếu niên với trang phục trẻ em đúng là không giống nhau! Có vài nhãn hiệu cũng có trang phục thiếu niên.

Văn Dụ hỏi thẳng: “Quần áo này của em là từ lúc nào?" Tiểu học à?

Kỷ An Ninh “Hừ" một tiếng: “Sơ trung."

Khi đó cha ruột cô vẫn còn, điều kiện trong nhà vẫn còn rất tốt, ăn mặc ngủ nghỉ thoải mái. Lúc đó mua quần áo chất lượng cũng rất tốt, mặc nhiều năm nhưng không xấu đi, chỉ hơi nhỏ.

Trước kia còn được, sau khi cô lên cao trung, bộ ngực phát triển quá nhanh, làm áo phình lên, lập tức khiến dáng người từ mỏng manh cứng ngắc trở thành linh lung tinh tế.

Nhớ tới tin “Cõng bà ngoại đi học" đúng là có nói, cha Kỷ An Ninh vào lúc cô học sơ trung vì làm ăn thất bại mà mất liên lạc, Văn Dụ mới phản ứng lại.

Nhưng anh nhìn biểu cảm Kỷ An Ninh hình như cũng không ngại cái này. cô chỉ giận dỗi anh tự nhiên động tay.

Ngẫm lại cũng đúng, nếu cô để ý, mấy bài báo đưa tin, phóng viên vây quanh chụp lại cảnh cô cúi đầu cảm ơn lãnh đạo chẳng khác nào đang tử hình cô.

Văn Dụ thấy may mắn vì cô rộng lòng, có thể lạnh nhạt đối mặt cũng thấy thương xót cô mấy năm nay tao ngộ*.

*tình cờ gặp gỡ

anh từng nghe Trần Hạo bát quái, nói rằng ngày học đầu tiên, Kỷ An Ninh bị chủ nhiệm gọi lên bục giảng, muốn cô nói vài lời với toàn bộ tân sinh viên, biểu hiện quyết tâm.

thật mẹ nó cứt chó.

Văn Dụ giật giật môi, Kỷ An Ninh thấy lập tức giành trước nói: “Em nói rồi, anh đừng mua quần áo cho em, tự em sẽ đi mua."

Kỷ An Ninh làm mấy việc, cũng không thật sự nghèo tới mức ăn không nổi cơm mua không nổi quần áo. Nhưng Kỷ An Ninh phải lo cho người bệnh, cô phải để dành tiền cho việc gấp.

So với việc tiêu tiền, cô thích tiết kiệm tiền hơn. Tiêu tiền làm cô thấy hốt hoảng, ngược lại tiết kiệm lại giúp cô thấy an toàn.

Kiếp trước, ngay cả cái lò vi ba cô cũng không dám mua.

Hết cách, từ lúc cha ruột ôm tiền chạy trốn, cô và bà ngoại bị đuổi ra khỏi nhà phải ở trong căn hộ thuê tối tăm mưa xuống là dột, cô từ áo cơm không lo đột nhiên trở thành ngèo đói, nhà chỉ có bốn bức tường, bắt đầu từ lúc đó cô cảm thấy tiền rất quan trọng.

Sau này đã rét vì tuyết lại lạnh vì sương*, đầu óc bà ngoại dần hồ đồ, cô bắt đầu học cách gánh vác cuộc sống của hai người. Kỷ An Ninh cố gắng cái gì không cần thiết thì không mua, có thể giữ thì giữ.

*gần giống đã nghèo còn mắc cái eo

Từ đầu tới cuối cô luôn cảm thấy, quần áo vẫn còn mặc được cần gì tốn tiền mua cái mới.

Nhưng thật ra, cho dù là ăn uống hay quần áo đều có đắt rẻ sang hèn. không mua loại đắt tiền thì mua loại thông thường.

không mua cái áo thun mấy trăm tệ trong cửa hàng thì đi mua cái áo thun rộng thùng thình mười tám đồng ngoài chợ.

Nhưng Kỷ An Ninh không nỡ. cô có thể bỏ tiền cho bà ngoại nhưng đối với bản thân lại tiết kiệm tới mức ‘keo kiệt’, gần như thành bệnh.

Kiếp trước, cô không cảm thấy có gì sai, tới tận khi cô chết.

Những đồng tiền ít ỏi vất vả tiết kiệm trong thẻ ngân hàng kia không ai biết. Lúc Văn Dụ đưa bà ngoại tới viện dưỡng lão căn bản không lấy bất kì cái gì từ căn phòng kia.

cô đối với bản thân tiết kiệm hà khắc, đều trở nên vô nghĩa.

Việc Văn Dụ mua cho cô quần áo mới như lời nhắc nhở cô, kiếp này, cô muốn thay đổi.

Cuối cùng Văn Dụ vẫn đáp ứng Kỷ An Ninh không tùy tiện mua quần áo cho cô, cũng không về phòng cô ăn cơm. (Truyện được dịch và đăng tại cungquanghang.com)

Kỷ An Ninh về phòng nấu cơm, dọn dẹp, sắp xếp cho bà ngoại ngủ trưa sau đó khóa cửa rời đi, tới quán cà phê.

Bình thường cô không làm buổi chiều, chỉ làm buổi tối. Nhưng bây giờ là kì nghỉ lễ, trong quán rất bận rộn, cô tăng ca làm từ xế chiều đến tối.

Ngày nghỉ đúng là rất bận rộn, Kỷ An Ninh làm liên tục từ trưa không nghỉ. Tới tận lúc ăn cơm tối mới được ngồi thở.

“Mệt không?" Thư Thần hỏi.

Thư Thần cùng Kỷ An Ninh ở sau bếp ăn cơm tối. anh ta cũng mệt gần chết, Nhưng đây là mệt mộtcách cam tâm tình nguyện, anh là ông chủ, càng mệt càng kiếm được nhiều tiền.

“Vẫn ổn." Kỷ An Ninh ăn rất nhanh.

Cường độ của công việc này cô đã thích ứng từ lâu. Ngày bình thường cô chịu khó hơn người khác, chủ động làm việc, làm cho Thư Thần cảm thấy như nhặt được bảo bối.

Kỷ An Ninh nhanh chóng ăn xong, muốn đi ra phía trước làm tiếp. Thư Thần đau lòng cô nên giữ cô lại: “Nghỉ một lúc đã."

Buổi trưa này, Kỷ An Ninh làm nhiều nhất cũng mệt nhất, Thư Thần thấy rõ, vững tâm giữ cô lại.

Ông chủ đã lên tiếng, Kỷ An Ninh liền yên tâm ngồi nghỉ một lúc. cô lúc này mới nhớ ra hỏi Thư Thần: “Ông chủ, anh có biết việc gì thích hợp cho con gái làm không?"

Thư Thần hỏi: “Tìm cho ai thế?"

Kỷ An Ninh nói: “Tìm cho em."

Thư Thần cảm thấy bất ngờ: “Em vẫn có thể giành ra thời gian nữa à?"

Thư Thần đại khái biết Kỷ An Ninh sắp xếp thời gian thế nào. Thời gian biểu của cô gần như đầy. Buổi tối cuối tuần còn đi tới đường Kiều Nam làm thêm ở quán bar, đêm khuya mới về phòng.

anh vẫn luôn thấy lo lắng thay cô.

anh nghĩ một chút nói: “Để anh bảo mẹ xem mấy công việc dạy kèm tại nhà thế nào."

trên thực tế sinh viên làm gia sư thu nhập cũng không cao, kém xa mấy ‘danh sư’ kia, còn phải cân nhắc thời gian. nói ra thì NL vẫn có thu nhập cao nhất. không làm ở NL nữa, Kỷ An Ninh phải suy ngẫm lại có thể làm việc gì để đảm bảo về thời gian và tiền lương.

cô xin nghỉ ở NL, nếu phải đi hao phí thời gian và sức lực vào mấy công việc thu nhập thấp thì đúng là không có lời.

cô nghiêm túc cân nhắc mấy lời Văn Dụ nói tối qua. anh nói rất có lý.

trên thực tế, mấy năm nay chưa từng ai dẫn đường chỉ lối cho cô.

Nhiều người cảm thấy, một số việc, một số đạo lý, một người từ một đứa trẻ đến một lúc nào đó tự nhiên sẽ hiểu ra, sẽ biết cách làm. Nhưng trên thực tế, chẳng có gì là ‘tự nhiên sẽ’, cái gọi là ‘tự nhiên sẽ’ đó đi với quá trình trưởng thành chắc chắn không thiếu sự chỉ dẫn của người trưởng thành, hoặc vô tri vô giác mà biết được.

Nhưng Kỷ An Ninh không có, cô vẫn luôn tự mình mò đá qua sông.

Lúc học trung học vẫn còn tốt, sinh hoạt tư tưởng và các mặt khác đều đơn giản. Trường cô quản lý theo kiểu quân sự hóa, tất cả học sinh đều cột tóc lên xà nhà lấy dùi đâm đùi để học tập, vì kì thi đại học đạt kết quả tốt nhất, trường học nghiêm cấm yêu sớm. Vì phong cách trường học như vậy mà côbình yên đi qua trung học.

Đến lúc vào đại học giống như bước vào một xã hội thu nhỏ, tính kỷ luật trong tập thể trở nên yếu kém, lòng người trở nên phức tạp.

Lời Văn Dụ nói tối hôm qua giống như một lời cảnh tỉnh, làm cho Kỷ An Ninh thanh tỉnh lên không ít.

Kỷ An Ninh phải suy xét trước, thời gian tiêu tốn cho việc kiếm tiền và tiêu tốn cho học tập phải đảm bảo cân đối.

Nếu không được cô sẽ cân nhắc đến việc dùng tiền của Văn Dụ.

anh nói rất đúng, không thể để cuộc sống của mình khó khăn như vậy được, ngồi mài đao cũng khônglàm mất kỹ thuật đốn củi.

Kiếp trước kiếp này cộng lại, cô thấy mình nợ anh rất nhiều, vậy mà lại sinh ra cảm giác “nợ quá nhiều nên không lo". Bản thân không khỏi cảm thấy vừa buồn cười vừa muốn cảm khái.

Từ từ trả vậy.

Sau khi Văn Dụ ăn trưa xong liền lái xe về nhà cha mẹ.

Bởi vì nghỉ lễ nên Văn Quốc An và Trình Liên đều ở nhà. một nhà ba người tập trung lại chỉ vào dịp ngày lễ hay ngày tết.

“Nghỉ hết rồi mà giờ mới về à?" Trình Liên oán trách anh, “đã đi đâu thế?"

Văn Dụ nói cho có lệ: “Sáng nay ngủ nướng tới trưa mới tỉnh."

Văn Quốc An quan tâm nói: “Đừng có vừa tới ngày nghỉ liền xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi lung tung, không tốt cho sức khỏe."

Văn Quốc An đã lớn tuổi, ông rất chú ý tới vấn đề dưỡng sinh, làm việc và nghỉ ngơi rất có quy luật cũng chú trọng rèn luyện thân thể. Ông chỉ ăn thực phẩm hữu cơ từ tự nhiên, để đảm bảo đồ mình ăn đạt chất lượng còn tới tận nông trường phía nam tự trồng rau để ăn.

Nhưng tất cả những thứ này không ngăn được sự già yếu của con người.

Văn Quốc An lớn hơn Trình Liên gần hai mươi tuổi, Trình Liên lại được bảo dưỡng tốt nên giữ được tươi trẻ, ba người ở cùng một chỗ giống như cha và hai đứa con, vô cùng không hài hòa.

Đối với vấn đề học tập và sức khỏe của Văn Dụ, Văn Quốc An quản lý rất nghiêm khắc, chưa từng yêuchiều.

Ở trong mắt Kỷ An Ninh, Văn Dụ là tên nhà giàu phóng đãng lỗ mãng, trên thực tế Văn Dụ chưa bao giờ trốn tiết, trong công ty làm việc cũng ổn trọng. Mấy lão thần theo Văn Quốc An mấy chục năm đều rất coi trọng Văn Dụ.

Về phần âm thầm tán gái hay đánh nhau gì đó, ai mà không có thời tuổi trẻ khinh cuồng chứ, mấy trưởng bối cùng lắm thì cười cho qua thôi.

Cho nên Văn Dụ mới có thể từ cuộc sống lộn xộn thiếu quy hoạch của Kỷ An Ninh mà đưa ra chỉ dẫn.

Cơm tối ăn cũng coi như ấm áp.

Văn Quốc An hỏi: “Ngày nghỉ con định làm gì?"

Văn Dụ thuận miệng nói: “không định làm gì ạ."

Cái anh gọi là không định làm gì chỉ là không định đi tới chỗ khác hoặc nước khác thôi. Nhưng thực tế anh muốn nhắn với Kỷ An Ninh buổi sáng mấy hôm này tới câu lạc bộ để huấn luyện một với một.

Văn Quốc An nói: “không có sắp xếp gì thì tới đảo với ta."

Văn Quốc An mua một cái đảo nhỏ ở Hải Nam, xây dựng thành một khu nghỉ dưỡng dưỡng sinh. Nơi này phong thủy rất tốt, ông sẽ định kì tới đây nghỉ dưỡng, thỉnh thoảng sẽ gọi mấy người bạn hoặc đối tác tới cùng.

Ông nói: “Lần này mời Vương tổng, Cao tổng, Chúc tổng và Lý tổng cùng đi, con cũng đi cùng đi, làm quen với bọn họ một chút."

Sản nghiệp Văn gia vượt qua top 3 cả nước nhưng lại không công khai ra bên ngoài, người ngoài chỉ biết Văn gia là nhà lớn nghiệp lớn, thật ra lại không rõ toàn cảnh tòa băng sơn này.

Phía dưới tổng công ty có các công ty con là các tập đoàn riêng biệt, còn có đủ loại công dân từ các nước đứng phía sau điều khiển. Toàn bộ cơ cấu rất phức tạp, tài chính nội bộ lưu động tấp nập, cho dù Văn Dụ muốn chân chính tiếp nhận cũng không phải ngày một ngày hai là được, thậm chí việc này phải mất tới một hai năm.

Văn Quốc An cảm giác sâu sắc được mình mấy năm nay đang già yếu rất nhanh, không đợi được tới lúc Văn Dụ tốt nghiệp nên phải đẩy anh tăng nhanh bước chân.

Văn Dụ hiểu được suy nghĩ của cha mình, chuyện này không tránh được mà anh căn bản cũng khôngmuốn tránh. Giống như Văn Dụ nói với Kỷ An Ninh chăm chỉ học tập mới là chuyện đứng đắn, thì việc sớm ngày tiếp nhận việc buôn bán của gia đình mới là chuyện đứng đắn của Văn Dụ.

anh hỏi Trình Liên trên bàn cơm: “Mẹ cũng đi cùng à?"

Trình Liên hờ hững nói: “không, đều là người quen cũ, mẹ đi hay không đi cũng không quan trọng. Con đi là được."

Văn Dụ lại hỏi bà ngày nghỉ định làm gì, Trình Liên nói muốn tới Pháp đi du lịch.

Ăn xong cơm tối, Văn Dụ ngồi nói chuyện với Trình Liên một lát, cùng Văn Quốc An đánh cờ, trở về phòng mình gọi điện cho Kỷ An Ninh nhưng không ai nhận.

anh nhớ hôm nay cô phải làm liên tục hai ca ở quán cà phê, chắc là đang đi làm nên không thể nghe.

Chờ đến lúc anh ngâm mình trong bồn tắm nhắm mắt dưỡng thần, Kỷ An Ninh mới gọi lại.

“A lô?" âm thanh xung quanh hơi ồn ào.

“Vừa tan làm à?" Văn Dụ hỏi.

“Ừ." Kỷ An Ninh trả lời.

Văn Dụ nghe thấy tiếng xe buýt thông báo tới trạm, cô đang ở trên xe buýt.

Kỷ An Ninh hỏi: “Có chuyện gì tìm em à?"

Giọng cô lộ vẻ mỏi mệt, chắc chắn hôm nay mệt vô cùng. Dù sao bây giờ cũng là tuần lễ vàng.

Văn Dụ nằm trong bồn tắm xa hoa hưởng thụ sự dễ chịu thoải mái, nghe giọng cô mỏi mệt không còn sự lạnh lùng ngày thường, bỗng nhiên thấy đau lòng.
Tác giả : Tụ Trắc
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại