Bí Ẩn Tông Đồ Thứ 13
Chương 9
Cha Nil giật mình: tiếng chuông đầu tiên nhắc giờ lễ mixa đã điểm, sắp phải xuống kho đồ thờ để chuẩn bị rồi. Ông đọc lại lần nữa mảnh giấy mà ông đã lấy ra khỏi bàn tay lạnh ngắt của Andrei trước đó mấy tiếng:
Nói chuyện với Nil: bản thảo tiếng Ai cập cổ (Apoc).
Bức thư của Tông đồ.
M M M.
Phiến đá G.
Tìm ra mối liên hệ. Ngay lập tức.
Cố gạt bỏ việc tìm hiểu vai trò của Judas trong cái chết của Jesus ra khỏi đầu, ông lại phải đối mặt với thực tế phũ phàng. Điều này có nghĩa là gì? Đương nhiên đây là một mảnh giấy nhắc việc rồi. Cha Andrei muốn nói với ông về một bản thảo tiếng Ai Cập cổ - bản thảo nào Roma đã gửi đến cho ông ấy, hay một bản thảo khác? Có đến vài trăm bản sao được lưu trữ trong văn phòng của cha Andrei: bản thảo mà ông ấy đang nói đến là bản nào trong số đó? Ông ấy lại còn chú thích trong ngoặc đơn (Apoc): một bản thảo tiếng Ai Cập cổ lấy từ kinh Khải Huyền? Manh mối này quá mỏng manh, có hàng chục cuốn Khải Huyền [[4]] khác nhau, của cả Do Thái giáo lẫn Cơ Đốc giáo. Và cho dù cha Nil biết đọc tiếng Ai Cập cổ, thì ông cũng thấy mình không đủ khả năng để dịch chính xác một văn bản khó như vậy.
Dòng tiếp theo gợi ông nhớ đến một trong những lần ông nói chuyện với viên thủ thư. Liệu có phải cha Andrei muốn nói đến bức thư của tông đồ mà đã có lần ông ấy đề cập đến một cách e dè, bóng gió như thể chỉ đưa ra một phỏng đoán, một giả thiết mà không có bất kỳ bằng chứng nào? Ông ấy đã không nói thêm điều gì với cha Nil về bức thư này.
Ba chữ M liên tục ở phía dưới có nghĩa là gì?
Chỉ có dòng chữ sát dòng cuối cùng là rõ ràng đối với Nil. Đúng là ông cần phải quay lại chụp ảnh phiến đá Germigny, như ông đã hứa với bạn mình trước khi ông này đi Roma.
Còn dòng chữ cuối cùng, tìm ra mối liên hệ, thì họ đã nói với nhau thường xuyên rồi: đối với cha Andrei, đó chính là công việc chủ yếu của ông ấy với tư cách là nhà sử học. Nhưng tại sao lại ngay lập tức, và tại sao ông ấy lại gạch chân mấy chữ này?
Ông cố gắng tập trung suy nghĩ. Đầu tiên là những điều ông tìm thấy trong kinh Phúc âm mà cha Andrei thương xuyên hỏi đến. Sau đó là chuyện cha Andrei bị triệu tới Roma để trả lời về bản thảo tiếng Ai Cập cổ kia, cuối cùng là điều phát hiện ra tại Germigny, điều khiến bạn ông tỏ rất bối rối: dường như tất cả những chuyện này đột nhiên mang một ý nghĩa nào đó với ông ấy đến mức ông ấy vô cùng mong muốn được nói với cha Nil ngay khi về đến tu viện.
Hay là cha Andrei đã phát hiện ra điều gì đó ở Roma? Điều gì đó mà hai người đã từng đề cập đến trong nhiều lần trò chuyện cùng nhau? Hay ở đó, ông ấy đã trót nói ra điều lẽ ra nên giữ kín?
Viên cảnh sát đã nói đến cụm từ “giết người". Nhưng động cơ là gì mới được chứ? Cha Andrei chẳng có tài sản gì, ông ấy sống tách biệt trong thư viện, hầu như không được ai biết đến. Không mấy ai biết đến, trừ Vatican. Tuy nhiên, cha Nil không thể chấp nhận ý nghĩ Roma lại đặt hàng một vụ giết người. Lần cuối cùng Giáo hoàng cho phép ám sát các linh mục của mình sau khi đã suy nghĩ cân nhắc là ở Paraguay, vào năm 1760. Bối cảnh chính trị thời đó cho thấy việc giết chết hàng loạt người vô tội là cần thiết, nhưng bối cảnh hiện nay đã khác rồi. Vào cuối thế kỷ XX này, hẳn Giáo hoàng không thể ra lệnh thủ tiêu một học giả tu hành vô hại được!
“Roma đã không còn gây đổ máu nữa rồi. Tòa Thánh Vatican mà lại giết người ư? Không thể thế được!"
Cha Nil nhớ rằng cha Andrei thường xuyên nhắc ông phải cẩn thận. Nỗi lo sợ xâm chiếm con người ông từ vài tiếng nay bỗng khiến bụng ông quặn thắt.
Ông liếc nhìn đồng hồ đeo tay: còn bốn phút nữa là đến lễ mixa, nếu không xuống kho đồ thờ ngay thì sẽ muộn mất. Ông liền mở ngăn kéo bàn làm việc, cẩn thận nhét mảnh giấy xuống tận đáy, bên dưới mớ thư từ. Tay ông chạm vào cuộn phim chụp ở nhà thờ Germigny cách đây một tháng. Mong muốn cuối cùng của cha Andrei...
Ông đứng dậy và ra khỏi phòng.
Hành lang tầng hai – “hành lang của các cha" – tối tăm và lạnh lẽo mở ra trước mắt ông, nhắc ông nhớ lại mình đang ở đâu: ông đang ở tu viện, và từ nay trở đi chỉ còn mình ông thôi. Không bao giờ ông còn nhìn thấy nụ cười chia sẻ của ông bạn thủ thư nữa, nụ cười khiến ông thấy hành lang này sáng lên.
Nói chuyện với Nil: bản thảo tiếng Ai cập cổ (Apoc).
Bức thư của Tông đồ.
M M M.
Phiến đá G.
Tìm ra mối liên hệ. Ngay lập tức.
Cố gạt bỏ việc tìm hiểu vai trò của Judas trong cái chết của Jesus ra khỏi đầu, ông lại phải đối mặt với thực tế phũ phàng. Điều này có nghĩa là gì? Đương nhiên đây là một mảnh giấy nhắc việc rồi. Cha Andrei muốn nói với ông về một bản thảo tiếng Ai Cập cổ - bản thảo nào Roma đã gửi đến cho ông ấy, hay một bản thảo khác? Có đến vài trăm bản sao được lưu trữ trong văn phòng của cha Andrei: bản thảo mà ông ấy đang nói đến là bản nào trong số đó? Ông ấy lại còn chú thích trong ngoặc đơn (Apoc): một bản thảo tiếng Ai Cập cổ lấy từ kinh Khải Huyền? Manh mối này quá mỏng manh, có hàng chục cuốn Khải Huyền [[4]] khác nhau, của cả Do Thái giáo lẫn Cơ Đốc giáo. Và cho dù cha Nil biết đọc tiếng Ai Cập cổ, thì ông cũng thấy mình không đủ khả năng để dịch chính xác một văn bản khó như vậy.
Dòng tiếp theo gợi ông nhớ đến một trong những lần ông nói chuyện với viên thủ thư. Liệu có phải cha Andrei muốn nói đến bức thư của tông đồ mà đã có lần ông ấy đề cập đến một cách e dè, bóng gió như thể chỉ đưa ra một phỏng đoán, một giả thiết mà không có bất kỳ bằng chứng nào? Ông ấy đã không nói thêm điều gì với cha Nil về bức thư này.
Ba chữ M liên tục ở phía dưới có nghĩa là gì?
Chỉ có dòng chữ sát dòng cuối cùng là rõ ràng đối với Nil. Đúng là ông cần phải quay lại chụp ảnh phiến đá Germigny, như ông đã hứa với bạn mình trước khi ông này đi Roma.
Còn dòng chữ cuối cùng, tìm ra mối liên hệ, thì họ đã nói với nhau thường xuyên rồi: đối với cha Andrei, đó chính là công việc chủ yếu của ông ấy với tư cách là nhà sử học. Nhưng tại sao lại ngay lập tức, và tại sao ông ấy lại gạch chân mấy chữ này?
Ông cố gắng tập trung suy nghĩ. Đầu tiên là những điều ông tìm thấy trong kinh Phúc âm mà cha Andrei thương xuyên hỏi đến. Sau đó là chuyện cha Andrei bị triệu tới Roma để trả lời về bản thảo tiếng Ai Cập cổ kia, cuối cùng là điều phát hiện ra tại Germigny, điều khiến bạn ông tỏ rất bối rối: dường như tất cả những chuyện này đột nhiên mang một ý nghĩa nào đó với ông ấy đến mức ông ấy vô cùng mong muốn được nói với cha Nil ngay khi về đến tu viện.
Hay là cha Andrei đã phát hiện ra điều gì đó ở Roma? Điều gì đó mà hai người đã từng đề cập đến trong nhiều lần trò chuyện cùng nhau? Hay ở đó, ông ấy đã trót nói ra điều lẽ ra nên giữ kín?
Viên cảnh sát đã nói đến cụm từ “giết người". Nhưng động cơ là gì mới được chứ? Cha Andrei chẳng có tài sản gì, ông ấy sống tách biệt trong thư viện, hầu như không được ai biết đến. Không mấy ai biết đến, trừ Vatican. Tuy nhiên, cha Nil không thể chấp nhận ý nghĩ Roma lại đặt hàng một vụ giết người. Lần cuối cùng Giáo hoàng cho phép ám sát các linh mục của mình sau khi đã suy nghĩ cân nhắc là ở Paraguay, vào năm 1760. Bối cảnh chính trị thời đó cho thấy việc giết chết hàng loạt người vô tội là cần thiết, nhưng bối cảnh hiện nay đã khác rồi. Vào cuối thế kỷ XX này, hẳn Giáo hoàng không thể ra lệnh thủ tiêu một học giả tu hành vô hại được!
“Roma đã không còn gây đổ máu nữa rồi. Tòa Thánh Vatican mà lại giết người ư? Không thể thế được!"
Cha Nil nhớ rằng cha Andrei thường xuyên nhắc ông phải cẩn thận. Nỗi lo sợ xâm chiếm con người ông từ vài tiếng nay bỗng khiến bụng ông quặn thắt.
Ông liếc nhìn đồng hồ đeo tay: còn bốn phút nữa là đến lễ mixa, nếu không xuống kho đồ thờ ngay thì sẽ muộn mất. Ông liền mở ngăn kéo bàn làm việc, cẩn thận nhét mảnh giấy xuống tận đáy, bên dưới mớ thư từ. Tay ông chạm vào cuộn phim chụp ở nhà thờ Germigny cách đây một tháng. Mong muốn cuối cùng của cha Andrei...
Ông đứng dậy và ra khỏi phòng.
Hành lang tầng hai – “hành lang của các cha" – tối tăm và lạnh lẽo mở ra trước mắt ông, nhắc ông nhớ lại mình đang ở đâu: ông đang ở tu viện, và từ nay trở đi chỉ còn mình ông thôi. Không bao giờ ông còn nhìn thấy nụ cười chia sẻ của ông bạn thủ thư nữa, nụ cười khiến ông thấy hành lang này sáng lên.
Tác giả :
Michel Benoit