Bí Ẩn Tông Đồ Thứ 13
Chương 54
Jerusalem, ngày 10 tháng Chín năm 70
Iokhanân bước qua cánh cửa phía Nam vẫn còn nguyên vẹn, rồi dừng lại, nghẹn thở: Jerusalem chỉ còn là một vùng đổ nát
Quân của Titus đã đổ bộ vào thành phố từ đầu tháng Tám, và trong một tháng, ở đây đã diễn ra một cuộc chiến tàn khốc, giành giật nhau từng đường phố, từng ngôi nhà. Trở nên điên khùng, quân lính thuộc quân đoàn X Fretensis phá hủy triệt để từng mảng tường còn sót lại. Thành phố phải bị san bằng, Titus ra lệnh, nhưng Đền thờ thì được chừa ra. Hắn muốn biết hình ảnh của một đức Chúa có thể gây ra chừng ấy sự cuồng tín, và có thể dẫn cả một dân tộc đến bước hy sinh, giống với cái gì.
Cuối cùng, ngày 28 tháng Tám hắn cũng vào được sân trước nhà thờ dẫn đến nơi thờ đức Thánh của các vị Thánh. Người ta nói rằng ở đó có sự hiện thân của Yahweh, Chúa của người Do Thái. Sự hiện diện của ngài, tức là tượng của ngài, hay một thứ gì đó tương đương.
Bằng một nhát kiếm, hắn chém rách bức màn che treo ở chính điện. Bước lên trước vài bước và dừng lại, sững sờ.
Không có gì hết.
Hay đúng hơn là trên một chiếc bàn bằng vàng nguyên chất, hai con vật có cánh, các kéroubim giống như hắn đã từng nhìn thấy ở rất nhiều ở miền Lưỡng Hà. Nhưng giữa những đôi cánh rộng mở của chúng, không có gì. Trống không.
Vậy là Chúa của Moise, Chúa của tất cả những kẻ cuồng nhiệt kia, không tồn tại. Bởi vì trong Đền không có dấu ấn nào thể hiện sự hiện diện của Người. Titus cất lên một tràng cười, rồi vẫn với vẻ hớn hở ra khỏi Đền. “Trò lừa đảo lớn nhất thế giới! Làm gì có thánh thần ở Israel! Tất cả máu đã đổ đều vô ích." Nhìn thấy tướng của mình cười cợt, một tên lính vứt luôn bó đuốc đang cháy vào bên trong đền Thánh của các vị Thánh.
Hai ngày sau, đền Jerusalem dần cháy hết. Trên công trình huy hoàng mà Hérode sắp hoàn thành gần như không còn sót lại gì.
Ngày 8 tháng Chín năm 70, Titus rời khỏi Jerusalem hoang tàn để quay về Caesarea.
Iokhanân chờ tên lính cuối cùng rời khỏi thành phố mới mạo hiểm quay về: khu phía Tây không còn nữa. Khó nhọc bước giữa những đám đổ nát, anh nhận ra cung điện nguy nga của Caiphe nhờ bức tường bao quanh. Căn nhà của môn đồ cưng, nơi anh đã có một tuổi thơ hạnh phúc, cách đó hai trăm mét. Anh định hướng và đi tiếp.
Thậm chí còn không nhìn thấy bồn phun nước bên dưới mái che. Tất cả đã bị đốt cháy, và mái nhà bị đổ sập. Chính ở đó, dưới đống ngói cháy đen, còn sót lại những tàn tích của căn phòng lớn. Căn phòng nơi Jesus đã ăn bữa cuối cùng cách đây bốn mươi năm, xung quanh Người lúc đầu có mười ba người, sau đó là mười hai.
Anh đứng rất lâu trước đống đổ nát. Cuối cùng, một trong hai người Esseni đi cùng chạm vào tay anh.
- Đi khỏi chỗ này thôi, Iokhanân. Ký ức không nằm trong đống đá này. Ký ức ở trong anh. Chúng ta đi đâu bây giờ ?
“Ký ức về Jesus xứ Nazareth. Kho báu mong manh mà tất cả mọi người đều thèm muốn."
- Anh nói đúng. Chúng ta đi về phía Bắc, về Galilee: tiếng vọng những lời nói của Jesus vẫn còn âm vang giữa những ngọn đồi ở đó. Tôi đang mang một kho báu cần phải truyền lại.
Anh rút từ túi đeo ra một mảnh giấy da, và đưa lên môi. “Bản sao bức thư của abbou tôi, tông đồ thứ mười ba."
Ba thế kỷ sau, một phụ nữ Tây Ban Nha giàu có tên là Éthérie, người trả tiền tham gia chuyến hành hương đầu tiên được tổ chức để đến dự Tuần lễ Thánh ở Jerusalem, khi đi dọc bờ sông Jordan đã nhìn thấy một tấm bia khắc bị đổ nghiêng một cách thảm hại. Tò mò, bà liền dừng kiệu: phải chăng lại là một ký ức về thời kỳ của Christ ?
Bản khắc dễ đọc. Nó kể rằng vào thời Đền thờ bị phá, một người Nazareth có tên là Iokhanân đã bị giết chết ngay tại đây khi ông muốn trốn khỏi Jerusalem đổ nát. Hẳn là lính của Titus đã đuổi kịp ông, Éthérie nghĩ, cắt cổ rồi vứt ông xuống dòng sông ngay gần đó. Bà thốt lên:
- Một người Nazareth! Đã lâu lắm rồi không còn người nào trong số họ. Con người tội nghiệp này hẳn là người cuối cùng, và chắc là chính vì thế mà người ta đã dựng tấm bia này ở chỗ ông ta bị giết chết.
Điều mà người phụ nữ Cơ Đốc sùng đạo này không biết, là Iokhanân không phải là người Nazareth cuối cùng.
Từ ngày đó, chỉ còn lại hai bản bức thư của tông đồ thứ mười ba của Jesus. Một bản được giấu tận đáy một chiếc vại nằm cách biệt trong một cái hang cheo leo giữa một vách đá dựng đứng trên đống đổ nát của Qumran về hướng biển Chết.
Và bản còn lại nằm trong tay những người Nazareth chạy thoát khỏi Pella. Những người đã tìm được chỗ trú thân trong một ốc đảo thuộc sa mạc Ả Rập, có tên là Bakka.
Iokhanân bước qua cánh cửa phía Nam vẫn còn nguyên vẹn, rồi dừng lại, nghẹn thở: Jerusalem chỉ còn là một vùng đổ nát
Quân của Titus đã đổ bộ vào thành phố từ đầu tháng Tám, và trong một tháng, ở đây đã diễn ra một cuộc chiến tàn khốc, giành giật nhau từng đường phố, từng ngôi nhà. Trở nên điên khùng, quân lính thuộc quân đoàn X Fretensis phá hủy triệt để từng mảng tường còn sót lại. Thành phố phải bị san bằng, Titus ra lệnh, nhưng Đền thờ thì được chừa ra. Hắn muốn biết hình ảnh của một đức Chúa có thể gây ra chừng ấy sự cuồng tín, và có thể dẫn cả một dân tộc đến bước hy sinh, giống với cái gì.
Cuối cùng, ngày 28 tháng Tám hắn cũng vào được sân trước nhà thờ dẫn đến nơi thờ đức Thánh của các vị Thánh. Người ta nói rằng ở đó có sự hiện thân của Yahweh, Chúa của người Do Thái. Sự hiện diện của ngài, tức là tượng của ngài, hay một thứ gì đó tương đương.
Bằng một nhát kiếm, hắn chém rách bức màn che treo ở chính điện. Bước lên trước vài bước và dừng lại, sững sờ.
Không có gì hết.
Hay đúng hơn là trên một chiếc bàn bằng vàng nguyên chất, hai con vật có cánh, các kéroubim giống như hắn đã từng nhìn thấy ở rất nhiều ở miền Lưỡng Hà. Nhưng giữa những đôi cánh rộng mở của chúng, không có gì. Trống không.
Vậy là Chúa của Moise, Chúa của tất cả những kẻ cuồng nhiệt kia, không tồn tại. Bởi vì trong Đền không có dấu ấn nào thể hiện sự hiện diện của Người. Titus cất lên một tràng cười, rồi vẫn với vẻ hớn hở ra khỏi Đền. “Trò lừa đảo lớn nhất thế giới! Làm gì có thánh thần ở Israel! Tất cả máu đã đổ đều vô ích." Nhìn thấy tướng của mình cười cợt, một tên lính vứt luôn bó đuốc đang cháy vào bên trong đền Thánh của các vị Thánh.
Hai ngày sau, đền Jerusalem dần cháy hết. Trên công trình huy hoàng mà Hérode sắp hoàn thành gần như không còn sót lại gì.
Ngày 8 tháng Chín năm 70, Titus rời khỏi Jerusalem hoang tàn để quay về Caesarea.
Iokhanân chờ tên lính cuối cùng rời khỏi thành phố mới mạo hiểm quay về: khu phía Tây không còn nữa. Khó nhọc bước giữa những đám đổ nát, anh nhận ra cung điện nguy nga của Caiphe nhờ bức tường bao quanh. Căn nhà của môn đồ cưng, nơi anh đã có một tuổi thơ hạnh phúc, cách đó hai trăm mét. Anh định hướng và đi tiếp.
Thậm chí còn không nhìn thấy bồn phun nước bên dưới mái che. Tất cả đã bị đốt cháy, và mái nhà bị đổ sập. Chính ở đó, dưới đống ngói cháy đen, còn sót lại những tàn tích của căn phòng lớn. Căn phòng nơi Jesus đã ăn bữa cuối cùng cách đây bốn mươi năm, xung quanh Người lúc đầu có mười ba người, sau đó là mười hai.
Anh đứng rất lâu trước đống đổ nát. Cuối cùng, một trong hai người Esseni đi cùng chạm vào tay anh.
- Đi khỏi chỗ này thôi, Iokhanân. Ký ức không nằm trong đống đá này. Ký ức ở trong anh. Chúng ta đi đâu bây giờ ?
“Ký ức về Jesus xứ Nazareth. Kho báu mong manh mà tất cả mọi người đều thèm muốn."
- Anh nói đúng. Chúng ta đi về phía Bắc, về Galilee: tiếng vọng những lời nói của Jesus vẫn còn âm vang giữa những ngọn đồi ở đó. Tôi đang mang một kho báu cần phải truyền lại.
Anh rút từ túi đeo ra một mảnh giấy da, và đưa lên môi. “Bản sao bức thư của abbou tôi, tông đồ thứ mười ba."
Ba thế kỷ sau, một phụ nữ Tây Ban Nha giàu có tên là Éthérie, người trả tiền tham gia chuyến hành hương đầu tiên được tổ chức để đến dự Tuần lễ Thánh ở Jerusalem, khi đi dọc bờ sông Jordan đã nhìn thấy một tấm bia khắc bị đổ nghiêng một cách thảm hại. Tò mò, bà liền dừng kiệu: phải chăng lại là một ký ức về thời kỳ của Christ ?
Bản khắc dễ đọc. Nó kể rằng vào thời Đền thờ bị phá, một người Nazareth có tên là Iokhanân đã bị giết chết ngay tại đây khi ông muốn trốn khỏi Jerusalem đổ nát. Hẳn là lính của Titus đã đuổi kịp ông, Éthérie nghĩ, cắt cổ rồi vứt ông xuống dòng sông ngay gần đó. Bà thốt lên:
- Một người Nazareth! Đã lâu lắm rồi không còn người nào trong số họ. Con người tội nghiệp này hẳn là người cuối cùng, và chắc là chính vì thế mà người ta đã dựng tấm bia này ở chỗ ông ta bị giết chết.
Điều mà người phụ nữ Cơ Đốc sùng đạo này không biết, là Iokhanân không phải là người Nazareth cuối cùng.
Từ ngày đó, chỉ còn lại hai bản bức thư của tông đồ thứ mười ba của Jesus. Một bản được giấu tận đáy một chiếc vại nằm cách biệt trong một cái hang cheo leo giữa một vách đá dựng đứng trên đống đổ nát của Qumran về hướng biển Chết.
Và bản còn lại nằm trong tay những người Nazareth chạy thoát khỏi Pella. Những người đã tìm được chỗ trú thân trong một ốc đảo thuộc sa mạc Ả Rập, có tên là Bakka.
Tác giả :
Michel Benoit