Bên Cạnh Thiên Đường
Chương 10
Tôi ngồi dựa lưng vào đầu giường, xem “Hiroshima tình yêu của tôi" của Margarita Duras, đọc được một câu khiến người ta không khỏi thở dài cảm khái:
Chiến tranh kéo dài mãi mãi không kỳ hạn, tuổi trẻ của tôi cũng không có giới hạn. Tôi đã không thể thoát khỏi chiến tranh, thì cũng không thể thoát khỏi tuổi trẻ của chính mình.
Chỉ vài câu ngắn ngủi nhưng lại khiến người ta đau đến tận cùng.
Quên kéo rèm cửa. Sáng sớm đã bị ánh mặt trời chói mắt làm tỉnh giấc.
Vươn vai đi ra phòng khách, kinh ngạc phát hiện Lông Mi đang thu dọn đồ đạc, hình như chuẩn bị đi xa.
- Đi đâu thế?
Tim tôi như thắt lại.
Lông Mi ngẩng đầu lên nhìn tôi, đi ra bàn cầm tờ giấy lên đưa cho tôi, hình như chán chẳng muốn nói gì. Trên giấy viết: Ra ngoài kiếm tiền rồi. Trong bếp có rau sạch đấy, chỉ cần xào qua là ăn được.
- Đi đâu thế?
- Tây Đệ, An Huy.
Em trả lời gọn lỏn, rồi nhét con dê nhồi bông vào ba lô.
Tôi cảm thấy khó hiểu, đến đó thì kiếm tiền kiểu gì chứ?
Em thắt chặt dây balô lại, chuẩn bị lên đường.
- Đi chung nhé?
Tôi hỏi.
Em nhìn tôi, khẽ chau mày rồi mỉm cười lắc đầu.
- Dạo này anh cũng rỗi, ra ngoài chơi một chuyến cũng tốt, nghe nói phong cảnh ở đó cũng đẹp lắm. Với lại lái xe đi tiện hơn nhiều, không phải vậy sao?
Có lẽ Lông Mi bị đề nghị lái xe đi của tôi hấp dẫn, lại thấy vẻ chân thành trên nét mặt tôi, nên cuối cùng cũng gật đầu đồng ý.
- Đến nơi chó ăn đá gà ăn sỏi đấy kiếm tiền kiểu gì?
Tôi trề môi hỏi.
- Kiếm thứ tiền mà người có tiền cũng không dễ gì kiếm được.
Đến Tây Đệ, chúng tôi trú trong một khách sạn gia đình trong thị trấn cổ.
Một khách sạn ba tầng cũ kỹ. Nghe đồn là nhà cũ của nhà họ Hồ, trong gia phả nhà họ Hồ cũng có một vài ghi chép về chuyện này. Một cán sân lớn, trồng quýt và cây hạnh. Mùa xuân ấm áp, hoa hạnh nở rộ, hương thơm ngan ngát. Còn cây quýt thì vẫn chưa thấy động tĩnh gì, nghe nói là đến mùa thu mới nở hoa.
Một đôi vợ chồng già.
Bà già thì rất hòa nhã nhiệt tình, đối xử với chúng tôi như con cái trong nhà, cẩn thận chu đáo từng ly từng tí một. Còn ông lão thì rất quái dị, gương mặt lúc nào cũng như phủ một đám mây âm u, không có chút biểu cảm. Mỗi khi nhìn người khác, trán ông đều nhăn tít lại, mắt hướng lên trên, miệng rít cái tẩu thuốc cũ kỹ không biết đã bao nhiêu năm tuổi. Ông già đặc biệt có ý kiến với tôi, có lẽ tại tôi thích đi loăng quăng trong nhà, nên ông lo tôi sẽ trộm mất thứ đồ cổ nào đó của ông hay sao? Thực ra thì ngoài gian nhà cũ ra, nơi này chẳng có gì đáng gọi là đồ quý cả.
Lông Mi dẫn tôi trèo lên nóc nhà, trên đó có một sân phơi nho nhỏ, đứng trên này, có thể ngắm được toàn cảnh thị trấn Tây Đệ.
Em lắp giá vẽ, lấy vải vẽ tranh sơn dầu và các loại ống màu, hộp bút, ống rửa bút, bàn chỉnh màu ra bày biện gọn gàng trước mặt, trông cứ như sát thủ Leon trong phim đang lắp súng bắn tỉa vậy.
- Bán tranh hả?
Tôi chợt hiểu ra.
Em nhìn tôi cười cười gật đầu.
Tôi không giấu được cảm giác hổ thẹn, nghĩ lại hồi trước thường đem chuyện này ra trêu trọc người ta, thật đúng là không biết trời ca đất dày.
Lông Mi mặc ra ngoài một bộ đồ lao động có yếm và nhiều túi, trông rất dễ thương, chăm chú làm tiếp công việc của mình.
Tôi chẳng biết làm gì, ngồi trên tường gạch, đốt một điếu thuốc, ngắm nhìn toàn cảnh cổ trấn.
Xa xa là một dãy núi thấ khắp trên triền núi là những cây ăn quả đang ngậm nụ, dưới chân núi, cánh đồng hoa cải vàng ruộm một màu. Thị trấn cổ đậm đà nét đặc sắc của người dân An Huy, khắp nơi đều là những bức tường gạch xám nhấp nhô, mái ngói xanh san sát như răng lược, cửa chính hình chữ bát điêu khắc tỷ mỉ tinh tế, đầu chái nhà nhô hẳn lên cao, tường bao xây quanh co ngoắt nghéo… Vài con suổi nhỏ uốn éo chảy qua thị trấn. Kết cấu nhà cửa ở đây cũng tương đối giống Tây Đường. Ngoài chất liệu gỗ và đá khác nhau ra, còn một điểm khác biệt nữa là, ở Tây Đệ đâu đâu cũng thấy những dòng suối mát trong, còn Tây Đường thì chỉ có một con sông nhỏ bẩn thỉu.
Nhớ đến Tây Đường, bất giác lại nhớ đến Bất Bất, trong lòng tôi cũng hơi thương cảm, nhưng không nghiêm trọng lắm. Bắt đầu không nghiêm trọng từ lúc nào vậy nhỉ? Hình như là bắt đầu từ đêm cùng Lông Mi ngắm sau chổi thì phải? Quên mất rồi.
Ngắm cảnh một lúc, tôi lại quay sang nhìn Lông Mi, em đang cố định vải vẽ lên giá.
Trên tấm vải là một bức “Quán café lúc nửa đêm" của Van Gogh đang dang dở.
Nét vẽ hết sức thuần thục, người bình thường khó mà phân biệt được thật hay giả.
Tôi đặc biệt lưu ý đến bầu trời đêm trong tranh, phát hiện ra một điểm không thành công duy nhất: em không thể biểu đạt được bầu trời đêm màu xanh ngọc đẹp đến mức không thể dùng bất cứ ngôn ngữ nào để hình dung và những ngôi sao lấp lánh như bảo thạch gắn trên nền trời xanh thẳm ấy.
- Thích Van Gogh hả?
Tôi hỏi.
- Vâng.
Lông Mi đang pha mầu trên bảng điều sắc, hình như có vẻ ngạc nhiên khi tôi nhận ra bức tranh này.
- Tranh của ông ấy bán được nhiều tiền hả?
- Phải.
Em vừa chăm chú phết mầu lên vải vẽ, vừa nói:
Tất nhiên cũng không phải hoàn toàn như vậy, mà thích nhất là tính cách của ông ấy. Ví dụ như có lần ông ấy đã nói: càng già nua xấu xí, càng nghèo đói bệnh tật, càng bị người ta ghét, thì lại càng phải dùng những màu sắc rực rỡ huy hoàng để rửa sạch sự nhục nhã đó.
Tôi mỉm cười tán đồng với Lông Mi.
- Em vẽ thế nào?
Lông Mi nhúng cây bút vào ống rửa.
- Cũng được. Đến giờ cũng mới chỉ phát hiện ra một chỗ không ổn.
- Đâu thế?
Em rửa bút xong, lại chấm mầu trên bảng điều sắc, cẩn thận tô lên tấm vải vẽ, thái độ cứ như đang nghĩ rằng tôi không nêu ra được ý kiến gì vậy.
- Bầu trời đêm! Em vẽ tối quá, không thể hiện được cái rực rỡ của bầu trời đêm và sự tuyệt vọng sâu sắc phía sau những sắc màu rực rỡ đó.
Lông Mi chăm chú quan sát bức tranh, gật gật đầu, rồi quay sang cười với tôi, nét mặt có vẻ hơi ngạc nhiên.
- Anh thích họa sĩ nào?
Lông Mi bắt đầu pha lại màu trên bảng điều sắc theo ý kiến của tôi.
- Gau guin.
Tôi đáp không chút do dự.
Em liếc mắt sang, ra hiệu cho tôi nói tiếp.
Tôi đốt một điếu thuốc, nghĩ một chút rồi nghiêm túc tổng kết:
- Gau guin không chỉ là một họa sĩ đã mang đến quan niệm mới cho hội họa hiện đại, mà còn là một nhà thám hiểm có dũng khí và gan dạ. Như chuyện ông ấy rời Paris đến hòn đảo hoang dã nguyên thủy Tahiti ở châu Phi. Mục đích chủ yếu của ông không phải để tìm kiếm những điều mới lạ, mà là vì một lý tưởng sống, tìm kiếm bến đỗ tinh thần sau những mệt mỏi chán ngán với thành phố đầy những lừa gạt dối trá, tìm kiếm bản nguyên của nhân loại và nội căn của nhân tính, nếu không làm sao ông có thể vẽ ra được bức: “Chúng ta từ đâu tới? Chúng ta là gì? Chúng ta sẽ đi đâu?" Mỗi lần đứng trước bức tranh này, anh đều cảm thấy mình thật nhỏ bé. Không chỉ vì ý nghĩa triết học của bản thân bức tranh, mà nhiều hơn đó là sự hổ thẹn trước tinh thần cao vời vợi của nhà họa sĩ.
Tôi ngừng lại, quay đầu ra nhìn Lông Mi, đột nhiên cảm thấy hơi xấu hổ: hình như tôi hơi tâng bốc bản thân mình thì phải? Thực ra tôi cũng chỉ như một hạt cát, chẳng là gì cả, thật sự không xứng đáng lấy Gau guin ra để đề cao bản thân.
Lông Mi im lặng, tay cầm bút, ngẩn người nhìn tôi, ánh mắt chưa bao giờ ngập tràn cảm xúc như lúc này, cứ như là em đột nhiên phát hiện ra một thằng tôi hoàn toàn mới vậy. Một lúc lâu sau em mới giật mình sực tỉnh, lấy mu bàn tay lau trán theo thói quen, rồi tiếp tục công việc vẽ tranh của mình.
Im lặng bao trùm lấy hai chúng tôi.
Tôi ngồi ở đầu tường. Vừa hút thuốc vừa ngắm vầng mặt trời sắp khuất dần sau rặng núi phía Tây, lấy khẩu cầm ra thổi một đoạn trong khúc “Vincent" mà Don McLean hát tặng Van Gogh. Không biết là tiếng khẩu cầm đã thu hút Lông Mi hay là vẽ mệt rồi, mà em cho bút vào ống rửa, vươn mình lười nhác rồi trèo lên ngồi cạnh tôi, lặng lẽ ngắm vầng dương đang từ từ khuất sau đỉnh núi. Hai người cùng nhìn về một nơi, vai kề vai, giống như hai con chuồn chuồn đỏ đầu to lặng lẽ đậu nơi mé tường.
- Anh biết hát bài này không?
- Tàm tạm, không hát hết được, lời khó nhớ quá.
Tôi thành thật đáp.
- Thì chọn đoạn anh nhớ ấy, hát cho em nghe đi.
Tôi gật đầu.
Cố gắn nhớ lại ca từ, rồi khe khẽ hát: “Starry starry night, paint your palette palette blue and gray …"
Cái đầu nhỏ của Lông Mi ghé vào vai tôi, hai chân đan chéo vào nhau, lắc lư nhè nhẹ theo điệu nhạc, t lại đá vào chân tôi, mỗi lần như thế, em lại ngượng ngùng cười xin lỗi. Tôi cũng cười cười, nắm lấy cánh tay nhỏ của em, thấy lạnh buốt, bèn nắm thật chặt, áp vào ngực, một lát sau cánh tay ấy mới ấm dần lại. Ráng chiều nhuộm đỏ cả chân trời, tắm mình trong ánh hoàng hôn, gương mặt hai chúng tôi đều đỏ bừng lên.
Quay sang nhìn Lông Mi.
Mái tóc dài thắt thành hai bím, buông xuống vai. Bờ vai gầy guộc. Hai hàng lông mi dài chớp chớp như cánh bướm. Cặp mắt to đầy vẻ hoang mang. Bộ áo bảo hộ lao động có rất nhiều túi, trông đặc biệt đáng yêu.
Tôi chuyển dần ánh mắt lên triền núi: hoa cải, cây cối, mái ngói xanh, dòng suối nhỏ, mặt trời lặn.
Tiếp tục hát khe khẽ.
Hát đến đoạn: “This world was never meant for one as beautiful as you" (Thế giới này thực sự không xứng đáng với một người xinh đẹp như em), thì người Lông Mi đột nhiên rung lên mấy cái, người nghiêng sang một bên. Tôi xoay người em lại, kinh ngạc nhận ra những hạt lệ long lánh đang chảy dài trên má em. Em nhìn tôi qua hàng nước mắt mông lung, nét mặt bình tĩnh một cách lạ thường, khóe miệng mỉm cười, thậm chí nụ cười còn mang theo chút kiêu ngạo nữa.
Tôi lấy làm kinh ngạc.
Từ trước đến giờ luôn tưởng rằng em là một người không tim không phổi, không biết tình yêu là gì, giống như một con thú nhỏ tồn tại bất cứ nơi nào trên thảo nguyen châu Phi. Không ngờ em cũng có lúc đa sầu đa cảm như vậy. Tôi thật sự rất muốn biết rốt cuộc quá khứ của em như thế nào, mà em không chịu quay đầu nhìn lại? Mà có thể khiến em trở nên một người trầm lặng tịch mịch như hiện nay.
Đôi mắt ngân ngấn lệ của Lông Mi sáng một cách lạ thường.
Con ngươi đen nhánh, phản chiếu cánh đồng hoa cải trên triền núi và dáng vẻ chăm chú của tôi.
Tiết xuân se se lạnh.
Một cơn gió thổi qua, tôi và em khẽ run lên nhè nhẹ.
Tôi vòng tay ôm em vào lòng, cúi đầu hôn lên vầng trán bướng bỉnh. Lông Mi ngước mắt lên nhìn tôi một lúc, rồi cũng nhẹ nhàng hôn trả lên má tôi. Hàng lông mi dài cọ nhẹ lên da mặt, tựa như cánh bướm, cảm giác vô cùng kỳ diệu.
Tôi thoáng ngần ngừ, rồi từ từ cúi người xuống, định hôn lên cặp môi xinh mềm mại.
Lông Mi nhắm mắt lại, bờ môi khẽ vểnh lên, lặng lẽ chờ đợi.
Đột nhiên có một con chim nhỏ đậu trên giá vẽ, kêu toáng lên một tiếng. Lông Mi giật bắn mình, vội vàng đẩy tôi ra, nhảy xuống khỏi bờ tường, chăm chú nhìn con chim nhỏ. Con chim rất đẹp, nó vừa rỉa cánh, vừa cảnh giác nhìn lại em. Một lúc sau, lại có một con chim khác bay đến đậu bên cạnh, hai con chim chí chách một lúc rồi cùng đập cánh bay đi. Em chỉ tay theo hướng bay của lũ chim, nghẹo đầu cười khúc khích với tôi, điệu bộ đáng yêu như đứa trẻ.
Tôi cũng mỉm cười đáp lại, một cảm giác ấm áp chưa từng có chợt trào dâng trong lòng.
Trước đây khi ở bên Bất Bất, chỉ có tình cảm nhiệt tình nóng bỏng, chứ hình như chưa bao giờ thấy ấm áp như vậy.
Không thể không đem hai người ra so sánh.
Tôi và Lông Mi sải chân bước trên chiếc cầu đá xanh nhẵn bóng, bước chân nhẹ nhàng đi vào một ngõ nhỏ.
- Hay đến đây vẽ tranh à?
- Cũng thường, hồi đi học hay tới đây vẽ, nên rất có cảm tình, tốt nghiệp xong, chỉ cần là vẽ tranh thì em đều tới đây.
- Sao không đến Hồng Thôn gần đây?
- Từ lúc quay phim, du khách nhiều quá, ồn ào, chẳng muốn đi nữa.
Em muốn nói đến phim “Ngọa Hổ Tàng Long". Đúng là những du khách đến cưỡi ngựa xem hoa cũng thật phiền phức, tốt nhất là cứ tránh đến Tây Đệ cho yên tĩnh. Đi vòng qua một khách sạn, bên trên thấy có tám biển lớn đề: Khu vực thực tập của học viện Mỹ Thuật" Lông Mi kéo tôi lại nói, đây chính là khách sạn mà bọn em hay ở thời đại học. Tôi kiễng chân nhìn vào trong, quả nhiên nhìn thấy rất nhiều nữ sinh xinh xắn đáng yêu đang đi đi lại lại.
- Sao chỉ toàn con gái thôi thế?
- Con gái thông minh và khéo tay hơn mà.
Chúng tôi đi ra đầu làng.
Một ngôi miếu to của nhà họ Hồ, một chiếc hồ nhỏ tĩnh lặng. Trời chạng vạng tối, rất nhiều cô bé ăn mặc kiểu học sinh ngồi bên hồ ôm bảng vẽ chăm chú vẽ tranh. Đa số vẽ ký họa, số ít hơn vẽ màu nước, chỉ một vài người vẽ sơn dầu. Lông Mi kéo tay tôi đứng sau lưng các cô bé, say sưa nhìn không biết chán, hình như đang hồi tưởng lại thời học sinh của mình vậy.
Em ngắm tranh, còn tôi thì len lén ngắm những chiếc cổ xinh xinh lộ ra ngoài cổ áo của các cô bé.
Tôi thích nhất là ngắm cổ con gái, nơi đó có hơi thở của tuổi trẻ, hơi thở khiến người ta phải bồi hồi khoắc khoải.
Một cô bé có giác quan thứ sáu đặc biệt nhạy cảm đột nhiên quay đầu lại, bắt được ánh mắt đang dán chặt vào cổ mình của tôi. Cô bé liền kéo cổ áo lên, lừ mắt nhìn tôi một cái. Tôi chột dạ, bèn ngước mắt lên nhìn trời coi như không có chuyện gì xảy ra, còn giả bộ huýt sáo nữa.
- Đói rồi.
Lông Mi cười cười, kéo tay tôi chạy vào một quảng trường nhỏ.
Có rất nhiều hàng ăn vặt, em dẫn tôi đi một mạch đến trước sạp hàng bán tào phớ của một bác già, gọi hai bát.
Gọi là bác già nhưng bác chỉ chừng hơn năm mươi, mặc một chiếc áo bông đã cũ kỹ nhưng rất sạch sẽ, mái đầu lấm tấm bạc, thắt thành hai chiếc bím nhỏ thả xuống vai, lắc qua lắc lại trông rất kỳ dị. Bác rất hòa nhã, hình như vẫn còn giữ cái tính xấu hổ thờ son trẻ, ánh mắt gặp phải nam giới là lập tức ngượng ngùng dịch qua chỗ khác. Bác hầu như không nói gì, chỉ biết cắm đầu làm tào phớ, làm xong thì cho vào bát, không nói không rằng đặt lên một chiếc bàn dài bị thủng, sau đó dựa lưng vào thành lan can bằng đá, nheo nheo mắt hút thuốc, vẻ mặt rất nhởn nhơ. Thỉnh thoảng bác lại đưa ngón tay lên xăm xoi.
Tào phớ rất tươi và mềm, cho vào miệng là tan ra ngay, tôi mới xúc vài thìa đã hết sạch, thấy bụng vẫn trống không, bèn gọi thêm hai bát nữa. Bác già cười cười, cẩn thận dập tắt điếu thuốc, để lên bệ đá, rồi lại cúi đầu làm tào phớ.
- Em quen bác ấy à?
Tôi chỉ bác bán tào phớ hỏi.
- Quen, hồi trước ngày nào cũng đến đây ăn.
Lông Mi cẩn thận xúc tào phớ cho vào miệng:
- Bác ấy ăn mặc rất giống mẹ em.
- Mẹ em? Giờ mẹ em ở đâu?
- Thiên đường.
Lông Mi nhìn tôi cười cười, hờ hững như không.
- Hàng xóm với mẹ anh rồi.
Tôi vỗ vỗ lên vai em, chợt có cảm giác ấm áp khi gặp người cùng cảnh ngộ.
- Sát bên cạnh Thiên Đường hả?
- Ừ, chắc vậy.
- Họ ở đó có tào phớ ăn không nhỉ?
Lông Mi gượng cười, khóe mắt hơi ươn ướt.
- Không có, có mây thôi.
Em sực nhớ ra gì đó, liền đặt thìa xuống, lấy trong ví ra một tấm ảnh.
Cảnh trong ảnh là một cái sân lớn. Trước cửa là một con ngõ dài hẹp, cửa gỗ kiểu cũ vừa nặng vừa dày, chiếc then cửa to tướng cũng bằng gỗ nốt. Tất cả đồ đạc trong vườn đều ngập ngụa không khí của những năm 20 – 30, bầu không khí đìu hiu thê lương đặc hữu thành phố lớn. Một người đàn bà già đang ngồi trên bậu cửa lặng lẽ hút thuốc.
- Đây là mẹ em.
Lông Mi nói.
Một người đàn bà có chút gì đó hơi kỳ lại. Đầu tóc bạc trắng, dùng dây cột tóc thắt thành hai bím rủ xuống vai. Mặc áo bông hoa kiểu cũ, chân đi một đôi dày ra đế bằng. Ánh mắt trầm tĩnh, nét mặt thờ ơ. Hai tay đang lật một cuốn sách đặt trên đùi. Tôi dí sát mắt vào tấm ảnh cố nhìn xem đó là sách gì, nhưng tấm ảnh quá nhỏ, không thể nhìn rõ.
- Là “Sáng Thế Kỷ" trong “Kinh Thánh", mẹ em tin cái này.
Em giải thích.
Tôi gật gật đầu, lòng bồi hồi cảm xúc.
Nhìn lại bức ảnh, quả nhiên có cảm giác mẹ em là một người đàn bà rất có giáo dưỡng, nhưng cũng đã nếm trải đủ phong sương, biết được cái gì gọi là thiên mệnh. Tôi chợt nhớ đến một bài hát cũ tên “Dạ Lai Hương". Tôi ôm lấy bờ vai nhỏ của Lông Mi, hai mái đầu chụm lại, cùng nhìn bức ảnh đến ngây người.
- Đây là thứ duy nhất mẹ để lại cho em.
Lông Mi cho tôi xem miếng ngọc em đeo trước ngực.
- Những thứ khác quyên hết cho giáo hội rồi.
Em thản nhiên bổ sung thêm một câu.
Buổi tối, chúng tôi ngồi trên ghế đá trong vườn, nói chuyện với bà chủ nhà.
Hoa hạnh đang nở chen chúc trên đầu tôi, hương thơm ngan ngát bay khắp vườn. Bên tai vang lên khúc nhạc dân ca An Huy mà hai ông bà đều thích nghe.
Ông chủ nhà vẫn ngồi trên bậu cửa hút thuốc lào, thỉnh thoảng lại liếc nhìn chúng tôi với ánh mắt cổ quái.
Bà già rất thích nói chuyện, cả buổi tối cứ kể đi kể lại chuyện nhà họ Hồ. Tôi và Lông Mi chỉ biết nhìn nhau ngáp ngáp, không dám ngắt lời, đành ngồi ngắm những hình điêu khắc tỉ mỉ trên xà, cột, khung cửa để giải buồn. Cuối cùng chúng tôi phải rình lúc bà lão đi rót trà mà đứng dậy trốn về phòng ngủ.
- Hai cô cậu cũng thật là kỳ, sao không ngủ chung một phòng?
Bà già cười cười hỏi.
- Đi cả ngày mệt mỏi, như vậy nghỉ ngơi tốt hơn.
Tôi trả lời thay Lông Mi đang đỏ bừng mặt.
Hai người chúng tôi đi lên một chiếc cầu thang gỗ chật hẹp một cách hơi quá đáng, kẽo ca kẽo kẹt lên lầu hai.
Chúng tôi ở trong hai phòng nhỏ trên tầng hai. Đồ đạc trong phòng toàn bộ đều theo kiểu đời Minh – Thanh. Một chiếc giường gỗ có hoa văn, mấy chiếc ghế vuông bằng gỗ thô, cả cái giá đặt chậu nước rửa mặt cũng theo phong cách cổ nốt. Mở cửa sổ ra, cơn gió lạnh tối mùa xuân tràn vào, trong vắt. Nhà gỗ, nên tầng hai không có phòng tắm, tôi và Lông Mi phải lần lượt sử dụng nhà tắm chung ở tầng một. Lông Mi tắm trước. Tôi ngồi dựa lưng vào đầu giường, xem Hiroshima tình yêu của tôi của Marguerite Duras, đọc được một câu khiến người ta không khỏi thở dài cảm khái: Chiến tranh kéo dài mãi mãi không kỳ hạn, tuổi trẻ của tôi cũng không có giới hạn. Tôi đã không thể thoát khỏi chiến tranh, thì cũng không thể thoát khỏi tuổi trẻ của chính mình.
Chỉ vài câu ngắn ngủi nhưng lại khiến người ta đau đến tận cùng.
Tuổi trẻ cũng vậy.
Tình yêu cũng thế.
Đang suy nghĩ, thì nghe thấy tiếng Lông Mi gọi.
Đứng dậy đi sang phòng bên cạnh, em mở một cánh cửa, một tay cầm khăn bông lau lau mái tóc ướt sũng, một tay cầm các thứ đồ tắm giặt nhét vào tay tôi. Em hơi nghiêng người, để lộ nửa bờ vai trắng mịn, “Rầm" cánh cửa đóng sập lại, cắt đứt ánh mắt tham lam của tôi.
Tôi xuống nhà, chui vào phòng tắm.
Màn hơi nước mờ mờ vẫn còn phảng phất mùi hương của Lông Mi để lại. Thanh mát sảng khoái, một mùi hơi tanh tanh chỉ có con gái mới có, nhẹ nhàng ngấm vào từng lỗ chân lông. Tôi cởi quần áo, nhắm mắt, ra sức hít lấy mùi vị khiến người ta phải say mê ấy. Thân thể nóng bừng lên, không biết phải làm sao, đành mở vòi nước lạnh, nghiến răng dội sạch những dục niệm không đúng lúc này một cách triệt để.
Tắm xong, tôi bưng một chậu nước rửa mặt, đi lên lầu hai, chiếc cầu thang rung lên kẽo ka kẽo kẹt theo mỗi bước chân.
Đi qua cửa phòng Lông Mi, gõ cửa. Em lại mở cánh cửa nhỏ ấy ra, nhận lấy các bình bình chai chai đựng sữa tắm, dầu gội đầu, ôm trong lòng, ngước mắt lên nhìn tôi, tôi cũng cúi mặt nhìn em, cả hai ngẩn ra một lúc lâu, đều muốn nói gì đó, nhưng hình như đều không biết mở lời thế nào, một bầu không khí ngượng ngập bao trùm lấy không gian nơi chúng tôi đang đứng. Tôi không biết làm sao, đành nói một tiếng chúc ngủ ngon, rồi quay người đi về phòng.
Tiếp tục giở Hiroshima tình yêu của tôi ra đọc.
Xem được một lúc thì mệt, tôi quăng sách, nằm bò ra khung cửa ngắm cảnh Tây Đệ về đêm.
Trăng sáng chiếu rọi cổ trấn, mái ngói xanh phản chiếu ánh sáng dịu dàng, mờ mờ ảo ảo phảng phất như đang dốc lòng kể một câu chuyện dài lâu của thời gian. Chợt thấy như mất đi cảm giác về thời gian và không gian, tựa hồ như đang ở trên tàu vũ trụ nhìn xuống địa cầu vậy.
Có tiếng gõ cửa.
Mở cửa, là Lông Mi.
Em mặc áo ngủ hoa, tóc kết thành hai bím lớn rủ xuống vai, dựa lưng vào khung cửa, nheo nheo mắt, che miệng ngáp dài.
- Mèo
- Gì hả?
- Trên nóc nhà có mèo.
Lông Mi run rẩy nói.
- Em sợ nhất là Mèo.
Tôi cười cười, kéo em vào phòng.
Em ngáp ngáp, chui vào chăn, nhắm mắt tiếp tục giấc ngủ đột nhiên bị đứt đoạn.
Tôi ngắm em một lúc lâu, rồi sang phòng Lông Mi ôm chăn sang, trải xuống đất. Không có gối, đành lấy “Hiroshima tình yêu của tôi" dùng tạm, nghĩ về một số chuyện cũ, rồi thiếp đi.
Nửa đêm, đột nhiên không ngủ được, ham muốn chảy hừng hực khắp toàn thân.
Tôi bò dậy, chui vào chăn với Lông Mi, ôm em thật chặt.
Lông Mi vẫn chìm sâu trong giấc ngủ, mái đầu nhỏ gối lên vai tôi, mũi khịt khịt hít hít ngửi ngửi cổ tôi như con chó nhỏ, hình như đang quen dần với cái mùi đó. Ngửi một lúc, hình như đã quen, em rúc vào gáy tôi, hai hàng lông mi dài chạm nhẹ vào da tôi ngưa ngứa. Rồi em cũng tìm thấy được một tư thế ngủ thích hợp nhất, yên tâm an giấc. Thân hình nhỏ nhắn khe khẽ nhấp nhô đều đặn trong lòng tôi theo nhịp thở.
Thân thể Lông Mi toát ra một mùi mà chỉ có chăn phơi ngoài nắng mùa đông mới có, nó hòa trộn với mùi hương dịu dàng của phái nữ, trong ngọt ngào lại có mùi tanh tan đặc biệt. Đôi chân dài lộ ra dưới lớp váy ngủ mỏng tang, đè lên đùi tôi. Da thịt em mát lạnh, cảm giác cọ sát cực kỳ dễ chịu. Tôi luồn tay áo vào áo ngủ, xoa nhẹ lên tấm lưng phẳng của em, miệng chạm vào bờ môi đang run rẩy. Người Lông Mi khẽ rung lên. Tôi cúi người, hôn em thật lâu. Hai tấm thân quấn chặt lấy nhau. Lông Mi đột nhiên rùng mình sực tỉnh, gạt tay tôi ra.
- Ấy không?
Tôi thở nhẹ vào tai em.
Lông Mi lắc đầu.
- Anh yêu em, anh muốn em.
Lông Mi không ngẩng đầu lên. Em mở mắt, hàng lông mi dài khẽ cọ vào mặt tôi, em nhìn chăm chú vào cổ tôi một lúc, rồi lại nhắm mắt, thở dài nói:
- Yêu không nhất thiết phải làm chuyện đó. Trước khi làm chuyện đó, còn có rất nhiều chuyện cần làm nữa.
Nói dứt lời, em liền buông tôi ra, lăn sang một bên, cuộn tròn người lại ngủ tiếp.
Tôi ngửa mặt nhìn lên trần nhà, ngây người nằm một lúc lâu.
- Trước khi làm chuyện đó, còn có rất nhiều chuyện cần làm nữa.
Sao câu nào của em cũng buộc tôi phải chìm sâu vào suy tưởng như vậy?
Rất nhiều câu nói rất bình thường của Lông Mi, lại có thể làm tim đôi đau như kim chích, tạo thành một sự cộng hưởng chạy khắp cơ thể.
Trước đây lên giường làm tình với các cô gái chỉ vì làm tình: thích nhau thì lột đồ lên giường, gắng sức làm đối phương và bản thân cảm thấy thỏa mãn, làm xong thì ôm nhau rủ rỉ, hưởng thụ sự sung sướng của nhục thể, đánh đuổi cuộc xâm chiếm của cô đơn tịch mịch.
Chỉ đơn giản như vậy, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng trước khi làm tình còn có rất nhiều chuyện cần làm nữa.
Hay là Lông Mi muốn nói: làm tình chỉ đại biểu cho sự chiếm hữu, chứ không thể nói lên sự sở hữu. Không làm tình chính là đại biểu cho khát vọng muốn sở hữu đối phương? Sự sở hữu không hạn chế ở thể xác, mà còn thẩm thấu đến tận tâm linh con người? Nếu vừa quen nhau đã lên giường làm tình, ngược lại rất dễ làm vỡ một thứ rất đẹp.
Đột nhiên ý thức được cái bất bình thường trong cuộc đời mình, chợt có cảm giác bi thương. Cảm giác ấy lại càng làm tôn lên cái đẹp, cái đáng trân trọng của Lông Mi, một vẻ đẹp kỳ lạ, không thể dùng ngôn ngữ nào miêu tả.
“Không làm tình có nghĩa là càng khát vọng được yêu
Mùa xuân này chỉ muốn được yêu, không làm tình."
Sau khi tổng kết ra được kết luận này, tôi nhắm mắt đi ngủ.
Lần đầu tiên ôm một cô gái không phải Bất Bất ngủ.
Cảm thấy an toàn đến không ngờ.
Chiến tranh kéo dài mãi mãi không kỳ hạn, tuổi trẻ của tôi cũng không có giới hạn. Tôi đã không thể thoát khỏi chiến tranh, thì cũng không thể thoát khỏi tuổi trẻ của chính mình.
Chỉ vài câu ngắn ngủi nhưng lại khiến người ta đau đến tận cùng.
Quên kéo rèm cửa. Sáng sớm đã bị ánh mặt trời chói mắt làm tỉnh giấc.
Vươn vai đi ra phòng khách, kinh ngạc phát hiện Lông Mi đang thu dọn đồ đạc, hình như chuẩn bị đi xa.
- Đi đâu thế?
Tim tôi như thắt lại.
Lông Mi ngẩng đầu lên nhìn tôi, đi ra bàn cầm tờ giấy lên đưa cho tôi, hình như chán chẳng muốn nói gì. Trên giấy viết: Ra ngoài kiếm tiền rồi. Trong bếp có rau sạch đấy, chỉ cần xào qua là ăn được.
- Đi đâu thế?
- Tây Đệ, An Huy.
Em trả lời gọn lỏn, rồi nhét con dê nhồi bông vào ba lô.
Tôi cảm thấy khó hiểu, đến đó thì kiếm tiền kiểu gì chứ?
Em thắt chặt dây balô lại, chuẩn bị lên đường.
- Đi chung nhé?
Tôi hỏi.
Em nhìn tôi, khẽ chau mày rồi mỉm cười lắc đầu.
- Dạo này anh cũng rỗi, ra ngoài chơi một chuyến cũng tốt, nghe nói phong cảnh ở đó cũng đẹp lắm. Với lại lái xe đi tiện hơn nhiều, không phải vậy sao?
Có lẽ Lông Mi bị đề nghị lái xe đi của tôi hấp dẫn, lại thấy vẻ chân thành trên nét mặt tôi, nên cuối cùng cũng gật đầu đồng ý.
- Đến nơi chó ăn đá gà ăn sỏi đấy kiếm tiền kiểu gì?
Tôi trề môi hỏi.
- Kiếm thứ tiền mà người có tiền cũng không dễ gì kiếm được.
Đến Tây Đệ, chúng tôi trú trong một khách sạn gia đình trong thị trấn cổ.
Một khách sạn ba tầng cũ kỹ. Nghe đồn là nhà cũ của nhà họ Hồ, trong gia phả nhà họ Hồ cũng có một vài ghi chép về chuyện này. Một cán sân lớn, trồng quýt và cây hạnh. Mùa xuân ấm áp, hoa hạnh nở rộ, hương thơm ngan ngát. Còn cây quýt thì vẫn chưa thấy động tĩnh gì, nghe nói là đến mùa thu mới nở hoa.
Một đôi vợ chồng già.
Bà già thì rất hòa nhã nhiệt tình, đối xử với chúng tôi như con cái trong nhà, cẩn thận chu đáo từng ly từng tí một. Còn ông lão thì rất quái dị, gương mặt lúc nào cũng như phủ một đám mây âm u, không có chút biểu cảm. Mỗi khi nhìn người khác, trán ông đều nhăn tít lại, mắt hướng lên trên, miệng rít cái tẩu thuốc cũ kỹ không biết đã bao nhiêu năm tuổi. Ông già đặc biệt có ý kiến với tôi, có lẽ tại tôi thích đi loăng quăng trong nhà, nên ông lo tôi sẽ trộm mất thứ đồ cổ nào đó của ông hay sao? Thực ra thì ngoài gian nhà cũ ra, nơi này chẳng có gì đáng gọi là đồ quý cả.
Lông Mi dẫn tôi trèo lên nóc nhà, trên đó có một sân phơi nho nhỏ, đứng trên này, có thể ngắm được toàn cảnh thị trấn Tây Đệ.
Em lắp giá vẽ, lấy vải vẽ tranh sơn dầu và các loại ống màu, hộp bút, ống rửa bút, bàn chỉnh màu ra bày biện gọn gàng trước mặt, trông cứ như sát thủ Leon trong phim đang lắp súng bắn tỉa vậy.
- Bán tranh hả?
Tôi chợt hiểu ra.
Em nhìn tôi cười cười gật đầu.
Tôi không giấu được cảm giác hổ thẹn, nghĩ lại hồi trước thường đem chuyện này ra trêu trọc người ta, thật đúng là không biết trời ca đất dày.
Lông Mi mặc ra ngoài một bộ đồ lao động có yếm và nhiều túi, trông rất dễ thương, chăm chú làm tiếp công việc của mình.
Tôi chẳng biết làm gì, ngồi trên tường gạch, đốt một điếu thuốc, ngắm nhìn toàn cảnh cổ trấn.
Xa xa là một dãy núi thấ khắp trên triền núi là những cây ăn quả đang ngậm nụ, dưới chân núi, cánh đồng hoa cải vàng ruộm một màu. Thị trấn cổ đậm đà nét đặc sắc của người dân An Huy, khắp nơi đều là những bức tường gạch xám nhấp nhô, mái ngói xanh san sát như răng lược, cửa chính hình chữ bát điêu khắc tỷ mỉ tinh tế, đầu chái nhà nhô hẳn lên cao, tường bao xây quanh co ngoắt nghéo… Vài con suổi nhỏ uốn éo chảy qua thị trấn. Kết cấu nhà cửa ở đây cũng tương đối giống Tây Đường. Ngoài chất liệu gỗ và đá khác nhau ra, còn một điểm khác biệt nữa là, ở Tây Đệ đâu đâu cũng thấy những dòng suối mát trong, còn Tây Đường thì chỉ có một con sông nhỏ bẩn thỉu.
Nhớ đến Tây Đường, bất giác lại nhớ đến Bất Bất, trong lòng tôi cũng hơi thương cảm, nhưng không nghiêm trọng lắm. Bắt đầu không nghiêm trọng từ lúc nào vậy nhỉ? Hình như là bắt đầu từ đêm cùng Lông Mi ngắm sau chổi thì phải? Quên mất rồi.
Ngắm cảnh một lúc, tôi lại quay sang nhìn Lông Mi, em đang cố định vải vẽ lên giá.
Trên tấm vải là một bức “Quán café lúc nửa đêm" của Van Gogh đang dang dở.
Nét vẽ hết sức thuần thục, người bình thường khó mà phân biệt được thật hay giả.
Tôi đặc biệt lưu ý đến bầu trời đêm trong tranh, phát hiện ra một điểm không thành công duy nhất: em không thể biểu đạt được bầu trời đêm màu xanh ngọc đẹp đến mức không thể dùng bất cứ ngôn ngữ nào để hình dung và những ngôi sao lấp lánh như bảo thạch gắn trên nền trời xanh thẳm ấy.
- Thích Van Gogh hả?
Tôi hỏi.
- Vâng.
Lông Mi đang pha mầu trên bảng điều sắc, hình như có vẻ ngạc nhiên khi tôi nhận ra bức tranh này.
- Tranh của ông ấy bán được nhiều tiền hả?
- Phải.
Em vừa chăm chú phết mầu lên vải vẽ, vừa nói:
Tất nhiên cũng không phải hoàn toàn như vậy, mà thích nhất là tính cách của ông ấy. Ví dụ như có lần ông ấy đã nói: càng già nua xấu xí, càng nghèo đói bệnh tật, càng bị người ta ghét, thì lại càng phải dùng những màu sắc rực rỡ huy hoàng để rửa sạch sự nhục nhã đó.
Tôi mỉm cười tán đồng với Lông Mi.
- Em vẽ thế nào?
Lông Mi nhúng cây bút vào ống rửa.
- Cũng được. Đến giờ cũng mới chỉ phát hiện ra một chỗ không ổn.
- Đâu thế?
Em rửa bút xong, lại chấm mầu trên bảng điều sắc, cẩn thận tô lên tấm vải vẽ, thái độ cứ như đang nghĩ rằng tôi không nêu ra được ý kiến gì vậy.
- Bầu trời đêm! Em vẽ tối quá, không thể hiện được cái rực rỡ của bầu trời đêm và sự tuyệt vọng sâu sắc phía sau những sắc màu rực rỡ đó.
Lông Mi chăm chú quan sát bức tranh, gật gật đầu, rồi quay sang cười với tôi, nét mặt có vẻ hơi ngạc nhiên.
- Anh thích họa sĩ nào?
Lông Mi bắt đầu pha lại màu trên bảng điều sắc theo ý kiến của tôi.
- Gau guin.
Tôi đáp không chút do dự.
Em liếc mắt sang, ra hiệu cho tôi nói tiếp.
Tôi đốt một điếu thuốc, nghĩ một chút rồi nghiêm túc tổng kết:
- Gau guin không chỉ là một họa sĩ đã mang đến quan niệm mới cho hội họa hiện đại, mà còn là một nhà thám hiểm có dũng khí và gan dạ. Như chuyện ông ấy rời Paris đến hòn đảo hoang dã nguyên thủy Tahiti ở châu Phi. Mục đích chủ yếu của ông không phải để tìm kiếm những điều mới lạ, mà là vì một lý tưởng sống, tìm kiếm bến đỗ tinh thần sau những mệt mỏi chán ngán với thành phố đầy những lừa gạt dối trá, tìm kiếm bản nguyên của nhân loại và nội căn của nhân tính, nếu không làm sao ông có thể vẽ ra được bức: “Chúng ta từ đâu tới? Chúng ta là gì? Chúng ta sẽ đi đâu?" Mỗi lần đứng trước bức tranh này, anh đều cảm thấy mình thật nhỏ bé. Không chỉ vì ý nghĩa triết học của bản thân bức tranh, mà nhiều hơn đó là sự hổ thẹn trước tinh thần cao vời vợi của nhà họa sĩ.
Tôi ngừng lại, quay đầu ra nhìn Lông Mi, đột nhiên cảm thấy hơi xấu hổ: hình như tôi hơi tâng bốc bản thân mình thì phải? Thực ra tôi cũng chỉ như một hạt cát, chẳng là gì cả, thật sự không xứng đáng lấy Gau guin ra để đề cao bản thân.
Lông Mi im lặng, tay cầm bút, ngẩn người nhìn tôi, ánh mắt chưa bao giờ ngập tràn cảm xúc như lúc này, cứ như là em đột nhiên phát hiện ra một thằng tôi hoàn toàn mới vậy. Một lúc lâu sau em mới giật mình sực tỉnh, lấy mu bàn tay lau trán theo thói quen, rồi tiếp tục công việc vẽ tranh của mình.
Im lặng bao trùm lấy hai chúng tôi.
Tôi ngồi ở đầu tường. Vừa hút thuốc vừa ngắm vầng mặt trời sắp khuất dần sau rặng núi phía Tây, lấy khẩu cầm ra thổi một đoạn trong khúc “Vincent" mà Don McLean hát tặng Van Gogh. Không biết là tiếng khẩu cầm đã thu hút Lông Mi hay là vẽ mệt rồi, mà em cho bút vào ống rửa, vươn mình lười nhác rồi trèo lên ngồi cạnh tôi, lặng lẽ ngắm vầng dương đang từ từ khuất sau đỉnh núi. Hai người cùng nhìn về một nơi, vai kề vai, giống như hai con chuồn chuồn đỏ đầu to lặng lẽ đậu nơi mé tường.
- Anh biết hát bài này không?
- Tàm tạm, không hát hết được, lời khó nhớ quá.
Tôi thành thật đáp.
- Thì chọn đoạn anh nhớ ấy, hát cho em nghe đi.
Tôi gật đầu.
Cố gắn nhớ lại ca từ, rồi khe khẽ hát: “Starry starry night, paint your palette palette blue and gray …"
Cái đầu nhỏ của Lông Mi ghé vào vai tôi, hai chân đan chéo vào nhau, lắc lư nhè nhẹ theo điệu nhạc, t lại đá vào chân tôi, mỗi lần như thế, em lại ngượng ngùng cười xin lỗi. Tôi cũng cười cười, nắm lấy cánh tay nhỏ của em, thấy lạnh buốt, bèn nắm thật chặt, áp vào ngực, một lát sau cánh tay ấy mới ấm dần lại. Ráng chiều nhuộm đỏ cả chân trời, tắm mình trong ánh hoàng hôn, gương mặt hai chúng tôi đều đỏ bừng lên.
Quay sang nhìn Lông Mi.
Mái tóc dài thắt thành hai bím, buông xuống vai. Bờ vai gầy guộc. Hai hàng lông mi dài chớp chớp như cánh bướm. Cặp mắt to đầy vẻ hoang mang. Bộ áo bảo hộ lao động có rất nhiều túi, trông đặc biệt đáng yêu.
Tôi chuyển dần ánh mắt lên triền núi: hoa cải, cây cối, mái ngói xanh, dòng suối nhỏ, mặt trời lặn.
Tiếp tục hát khe khẽ.
Hát đến đoạn: “This world was never meant for one as beautiful as you" (Thế giới này thực sự không xứng đáng với một người xinh đẹp như em), thì người Lông Mi đột nhiên rung lên mấy cái, người nghiêng sang một bên. Tôi xoay người em lại, kinh ngạc nhận ra những hạt lệ long lánh đang chảy dài trên má em. Em nhìn tôi qua hàng nước mắt mông lung, nét mặt bình tĩnh một cách lạ thường, khóe miệng mỉm cười, thậm chí nụ cười còn mang theo chút kiêu ngạo nữa.
Tôi lấy làm kinh ngạc.
Từ trước đến giờ luôn tưởng rằng em là một người không tim không phổi, không biết tình yêu là gì, giống như một con thú nhỏ tồn tại bất cứ nơi nào trên thảo nguyen châu Phi. Không ngờ em cũng có lúc đa sầu đa cảm như vậy. Tôi thật sự rất muốn biết rốt cuộc quá khứ của em như thế nào, mà em không chịu quay đầu nhìn lại? Mà có thể khiến em trở nên một người trầm lặng tịch mịch như hiện nay.
Đôi mắt ngân ngấn lệ của Lông Mi sáng một cách lạ thường.
Con ngươi đen nhánh, phản chiếu cánh đồng hoa cải trên triền núi và dáng vẻ chăm chú của tôi.
Tiết xuân se se lạnh.
Một cơn gió thổi qua, tôi và em khẽ run lên nhè nhẹ.
Tôi vòng tay ôm em vào lòng, cúi đầu hôn lên vầng trán bướng bỉnh. Lông Mi ngước mắt lên nhìn tôi một lúc, rồi cũng nhẹ nhàng hôn trả lên má tôi. Hàng lông mi dài cọ nhẹ lên da mặt, tựa như cánh bướm, cảm giác vô cùng kỳ diệu.
Tôi thoáng ngần ngừ, rồi từ từ cúi người xuống, định hôn lên cặp môi xinh mềm mại.
Lông Mi nhắm mắt lại, bờ môi khẽ vểnh lên, lặng lẽ chờ đợi.
Đột nhiên có một con chim nhỏ đậu trên giá vẽ, kêu toáng lên một tiếng. Lông Mi giật bắn mình, vội vàng đẩy tôi ra, nhảy xuống khỏi bờ tường, chăm chú nhìn con chim nhỏ. Con chim rất đẹp, nó vừa rỉa cánh, vừa cảnh giác nhìn lại em. Một lúc sau, lại có một con chim khác bay đến đậu bên cạnh, hai con chim chí chách một lúc rồi cùng đập cánh bay đi. Em chỉ tay theo hướng bay của lũ chim, nghẹo đầu cười khúc khích với tôi, điệu bộ đáng yêu như đứa trẻ.
Tôi cũng mỉm cười đáp lại, một cảm giác ấm áp chưa từng có chợt trào dâng trong lòng.
Trước đây khi ở bên Bất Bất, chỉ có tình cảm nhiệt tình nóng bỏng, chứ hình như chưa bao giờ thấy ấm áp như vậy.
Không thể không đem hai người ra so sánh.
Tôi và Lông Mi sải chân bước trên chiếc cầu đá xanh nhẵn bóng, bước chân nhẹ nhàng đi vào một ngõ nhỏ.
- Hay đến đây vẽ tranh à?
- Cũng thường, hồi đi học hay tới đây vẽ, nên rất có cảm tình, tốt nghiệp xong, chỉ cần là vẽ tranh thì em đều tới đây.
- Sao không đến Hồng Thôn gần đây?
- Từ lúc quay phim, du khách nhiều quá, ồn ào, chẳng muốn đi nữa.
Em muốn nói đến phim “Ngọa Hổ Tàng Long". Đúng là những du khách đến cưỡi ngựa xem hoa cũng thật phiền phức, tốt nhất là cứ tránh đến Tây Đệ cho yên tĩnh. Đi vòng qua một khách sạn, bên trên thấy có tám biển lớn đề: Khu vực thực tập của học viện Mỹ Thuật" Lông Mi kéo tôi lại nói, đây chính là khách sạn mà bọn em hay ở thời đại học. Tôi kiễng chân nhìn vào trong, quả nhiên nhìn thấy rất nhiều nữ sinh xinh xắn đáng yêu đang đi đi lại lại.
- Sao chỉ toàn con gái thôi thế?
- Con gái thông minh và khéo tay hơn mà.
Chúng tôi đi ra đầu làng.
Một ngôi miếu to của nhà họ Hồ, một chiếc hồ nhỏ tĩnh lặng. Trời chạng vạng tối, rất nhiều cô bé ăn mặc kiểu học sinh ngồi bên hồ ôm bảng vẽ chăm chú vẽ tranh. Đa số vẽ ký họa, số ít hơn vẽ màu nước, chỉ một vài người vẽ sơn dầu. Lông Mi kéo tay tôi đứng sau lưng các cô bé, say sưa nhìn không biết chán, hình như đang hồi tưởng lại thời học sinh của mình vậy.
Em ngắm tranh, còn tôi thì len lén ngắm những chiếc cổ xinh xinh lộ ra ngoài cổ áo của các cô bé.
Tôi thích nhất là ngắm cổ con gái, nơi đó có hơi thở của tuổi trẻ, hơi thở khiến người ta phải bồi hồi khoắc khoải.
Một cô bé có giác quan thứ sáu đặc biệt nhạy cảm đột nhiên quay đầu lại, bắt được ánh mắt đang dán chặt vào cổ mình của tôi. Cô bé liền kéo cổ áo lên, lừ mắt nhìn tôi một cái. Tôi chột dạ, bèn ngước mắt lên nhìn trời coi như không có chuyện gì xảy ra, còn giả bộ huýt sáo nữa.
- Đói rồi.
Lông Mi cười cười, kéo tay tôi chạy vào một quảng trường nhỏ.
Có rất nhiều hàng ăn vặt, em dẫn tôi đi một mạch đến trước sạp hàng bán tào phớ của một bác già, gọi hai bát.
Gọi là bác già nhưng bác chỉ chừng hơn năm mươi, mặc một chiếc áo bông đã cũ kỹ nhưng rất sạch sẽ, mái đầu lấm tấm bạc, thắt thành hai chiếc bím nhỏ thả xuống vai, lắc qua lắc lại trông rất kỳ dị. Bác rất hòa nhã, hình như vẫn còn giữ cái tính xấu hổ thờ son trẻ, ánh mắt gặp phải nam giới là lập tức ngượng ngùng dịch qua chỗ khác. Bác hầu như không nói gì, chỉ biết cắm đầu làm tào phớ, làm xong thì cho vào bát, không nói không rằng đặt lên một chiếc bàn dài bị thủng, sau đó dựa lưng vào thành lan can bằng đá, nheo nheo mắt hút thuốc, vẻ mặt rất nhởn nhơ. Thỉnh thoảng bác lại đưa ngón tay lên xăm xoi.
Tào phớ rất tươi và mềm, cho vào miệng là tan ra ngay, tôi mới xúc vài thìa đã hết sạch, thấy bụng vẫn trống không, bèn gọi thêm hai bát nữa. Bác già cười cười, cẩn thận dập tắt điếu thuốc, để lên bệ đá, rồi lại cúi đầu làm tào phớ.
- Em quen bác ấy à?
Tôi chỉ bác bán tào phớ hỏi.
- Quen, hồi trước ngày nào cũng đến đây ăn.
Lông Mi cẩn thận xúc tào phớ cho vào miệng:
- Bác ấy ăn mặc rất giống mẹ em.
- Mẹ em? Giờ mẹ em ở đâu?
- Thiên đường.
Lông Mi nhìn tôi cười cười, hờ hững như không.
- Hàng xóm với mẹ anh rồi.
Tôi vỗ vỗ lên vai em, chợt có cảm giác ấm áp khi gặp người cùng cảnh ngộ.
- Sát bên cạnh Thiên Đường hả?
- Ừ, chắc vậy.
- Họ ở đó có tào phớ ăn không nhỉ?
Lông Mi gượng cười, khóe mắt hơi ươn ướt.
- Không có, có mây thôi.
Em sực nhớ ra gì đó, liền đặt thìa xuống, lấy trong ví ra một tấm ảnh.
Cảnh trong ảnh là một cái sân lớn. Trước cửa là một con ngõ dài hẹp, cửa gỗ kiểu cũ vừa nặng vừa dày, chiếc then cửa to tướng cũng bằng gỗ nốt. Tất cả đồ đạc trong vườn đều ngập ngụa không khí của những năm 20 – 30, bầu không khí đìu hiu thê lương đặc hữu thành phố lớn. Một người đàn bà già đang ngồi trên bậu cửa lặng lẽ hút thuốc.
- Đây là mẹ em.
Lông Mi nói.
Một người đàn bà có chút gì đó hơi kỳ lại. Đầu tóc bạc trắng, dùng dây cột tóc thắt thành hai bím rủ xuống vai. Mặc áo bông hoa kiểu cũ, chân đi một đôi dày ra đế bằng. Ánh mắt trầm tĩnh, nét mặt thờ ơ. Hai tay đang lật một cuốn sách đặt trên đùi. Tôi dí sát mắt vào tấm ảnh cố nhìn xem đó là sách gì, nhưng tấm ảnh quá nhỏ, không thể nhìn rõ.
- Là “Sáng Thế Kỷ" trong “Kinh Thánh", mẹ em tin cái này.
Em giải thích.
Tôi gật gật đầu, lòng bồi hồi cảm xúc.
Nhìn lại bức ảnh, quả nhiên có cảm giác mẹ em là một người đàn bà rất có giáo dưỡng, nhưng cũng đã nếm trải đủ phong sương, biết được cái gì gọi là thiên mệnh. Tôi chợt nhớ đến một bài hát cũ tên “Dạ Lai Hương". Tôi ôm lấy bờ vai nhỏ của Lông Mi, hai mái đầu chụm lại, cùng nhìn bức ảnh đến ngây người.
- Đây là thứ duy nhất mẹ để lại cho em.
Lông Mi cho tôi xem miếng ngọc em đeo trước ngực.
- Những thứ khác quyên hết cho giáo hội rồi.
Em thản nhiên bổ sung thêm một câu.
Buổi tối, chúng tôi ngồi trên ghế đá trong vườn, nói chuyện với bà chủ nhà.
Hoa hạnh đang nở chen chúc trên đầu tôi, hương thơm ngan ngát bay khắp vườn. Bên tai vang lên khúc nhạc dân ca An Huy mà hai ông bà đều thích nghe.
Ông chủ nhà vẫn ngồi trên bậu cửa hút thuốc lào, thỉnh thoảng lại liếc nhìn chúng tôi với ánh mắt cổ quái.
Bà già rất thích nói chuyện, cả buổi tối cứ kể đi kể lại chuyện nhà họ Hồ. Tôi và Lông Mi chỉ biết nhìn nhau ngáp ngáp, không dám ngắt lời, đành ngồi ngắm những hình điêu khắc tỉ mỉ trên xà, cột, khung cửa để giải buồn. Cuối cùng chúng tôi phải rình lúc bà lão đi rót trà mà đứng dậy trốn về phòng ngủ.
- Hai cô cậu cũng thật là kỳ, sao không ngủ chung một phòng?
Bà già cười cười hỏi.
- Đi cả ngày mệt mỏi, như vậy nghỉ ngơi tốt hơn.
Tôi trả lời thay Lông Mi đang đỏ bừng mặt.
Hai người chúng tôi đi lên một chiếc cầu thang gỗ chật hẹp một cách hơi quá đáng, kẽo ca kẽo kẹt lên lầu hai.
Chúng tôi ở trong hai phòng nhỏ trên tầng hai. Đồ đạc trong phòng toàn bộ đều theo kiểu đời Minh – Thanh. Một chiếc giường gỗ có hoa văn, mấy chiếc ghế vuông bằng gỗ thô, cả cái giá đặt chậu nước rửa mặt cũng theo phong cách cổ nốt. Mở cửa sổ ra, cơn gió lạnh tối mùa xuân tràn vào, trong vắt. Nhà gỗ, nên tầng hai không có phòng tắm, tôi và Lông Mi phải lần lượt sử dụng nhà tắm chung ở tầng một. Lông Mi tắm trước. Tôi ngồi dựa lưng vào đầu giường, xem Hiroshima tình yêu của tôi của Marguerite Duras, đọc được một câu khiến người ta không khỏi thở dài cảm khái: Chiến tranh kéo dài mãi mãi không kỳ hạn, tuổi trẻ của tôi cũng không có giới hạn. Tôi đã không thể thoát khỏi chiến tranh, thì cũng không thể thoát khỏi tuổi trẻ của chính mình.
Chỉ vài câu ngắn ngủi nhưng lại khiến người ta đau đến tận cùng.
Tuổi trẻ cũng vậy.
Tình yêu cũng thế.
Đang suy nghĩ, thì nghe thấy tiếng Lông Mi gọi.
Đứng dậy đi sang phòng bên cạnh, em mở một cánh cửa, một tay cầm khăn bông lau lau mái tóc ướt sũng, một tay cầm các thứ đồ tắm giặt nhét vào tay tôi. Em hơi nghiêng người, để lộ nửa bờ vai trắng mịn, “Rầm" cánh cửa đóng sập lại, cắt đứt ánh mắt tham lam của tôi.
Tôi xuống nhà, chui vào phòng tắm.
Màn hơi nước mờ mờ vẫn còn phảng phất mùi hương của Lông Mi để lại. Thanh mát sảng khoái, một mùi hơi tanh tanh chỉ có con gái mới có, nhẹ nhàng ngấm vào từng lỗ chân lông. Tôi cởi quần áo, nhắm mắt, ra sức hít lấy mùi vị khiến người ta phải say mê ấy. Thân thể nóng bừng lên, không biết phải làm sao, đành mở vòi nước lạnh, nghiến răng dội sạch những dục niệm không đúng lúc này một cách triệt để.
Tắm xong, tôi bưng một chậu nước rửa mặt, đi lên lầu hai, chiếc cầu thang rung lên kẽo ka kẽo kẹt theo mỗi bước chân.
Đi qua cửa phòng Lông Mi, gõ cửa. Em lại mở cánh cửa nhỏ ấy ra, nhận lấy các bình bình chai chai đựng sữa tắm, dầu gội đầu, ôm trong lòng, ngước mắt lên nhìn tôi, tôi cũng cúi mặt nhìn em, cả hai ngẩn ra một lúc lâu, đều muốn nói gì đó, nhưng hình như đều không biết mở lời thế nào, một bầu không khí ngượng ngập bao trùm lấy không gian nơi chúng tôi đang đứng. Tôi không biết làm sao, đành nói một tiếng chúc ngủ ngon, rồi quay người đi về phòng.
Tiếp tục giở Hiroshima tình yêu của tôi ra đọc.
Xem được một lúc thì mệt, tôi quăng sách, nằm bò ra khung cửa ngắm cảnh Tây Đệ về đêm.
Trăng sáng chiếu rọi cổ trấn, mái ngói xanh phản chiếu ánh sáng dịu dàng, mờ mờ ảo ảo phảng phất như đang dốc lòng kể một câu chuyện dài lâu của thời gian. Chợt thấy như mất đi cảm giác về thời gian và không gian, tựa hồ như đang ở trên tàu vũ trụ nhìn xuống địa cầu vậy.
Có tiếng gõ cửa.
Mở cửa, là Lông Mi.
Em mặc áo ngủ hoa, tóc kết thành hai bím lớn rủ xuống vai, dựa lưng vào khung cửa, nheo nheo mắt, che miệng ngáp dài.
- Mèo
- Gì hả?
- Trên nóc nhà có mèo.
Lông Mi run rẩy nói.
- Em sợ nhất là Mèo.
Tôi cười cười, kéo em vào phòng.
Em ngáp ngáp, chui vào chăn, nhắm mắt tiếp tục giấc ngủ đột nhiên bị đứt đoạn.
Tôi ngắm em một lúc lâu, rồi sang phòng Lông Mi ôm chăn sang, trải xuống đất. Không có gối, đành lấy “Hiroshima tình yêu của tôi" dùng tạm, nghĩ về một số chuyện cũ, rồi thiếp đi.
Nửa đêm, đột nhiên không ngủ được, ham muốn chảy hừng hực khắp toàn thân.
Tôi bò dậy, chui vào chăn với Lông Mi, ôm em thật chặt.
Lông Mi vẫn chìm sâu trong giấc ngủ, mái đầu nhỏ gối lên vai tôi, mũi khịt khịt hít hít ngửi ngửi cổ tôi như con chó nhỏ, hình như đang quen dần với cái mùi đó. Ngửi một lúc, hình như đã quen, em rúc vào gáy tôi, hai hàng lông mi dài chạm nhẹ vào da tôi ngưa ngứa. Rồi em cũng tìm thấy được một tư thế ngủ thích hợp nhất, yên tâm an giấc. Thân hình nhỏ nhắn khe khẽ nhấp nhô đều đặn trong lòng tôi theo nhịp thở.
Thân thể Lông Mi toát ra một mùi mà chỉ có chăn phơi ngoài nắng mùa đông mới có, nó hòa trộn với mùi hương dịu dàng của phái nữ, trong ngọt ngào lại có mùi tanh tan đặc biệt. Đôi chân dài lộ ra dưới lớp váy ngủ mỏng tang, đè lên đùi tôi. Da thịt em mát lạnh, cảm giác cọ sát cực kỳ dễ chịu. Tôi luồn tay áo vào áo ngủ, xoa nhẹ lên tấm lưng phẳng của em, miệng chạm vào bờ môi đang run rẩy. Người Lông Mi khẽ rung lên. Tôi cúi người, hôn em thật lâu. Hai tấm thân quấn chặt lấy nhau. Lông Mi đột nhiên rùng mình sực tỉnh, gạt tay tôi ra.
- Ấy không?
Tôi thở nhẹ vào tai em.
Lông Mi lắc đầu.
- Anh yêu em, anh muốn em.
Lông Mi không ngẩng đầu lên. Em mở mắt, hàng lông mi dài khẽ cọ vào mặt tôi, em nhìn chăm chú vào cổ tôi một lúc, rồi lại nhắm mắt, thở dài nói:
- Yêu không nhất thiết phải làm chuyện đó. Trước khi làm chuyện đó, còn có rất nhiều chuyện cần làm nữa.
Nói dứt lời, em liền buông tôi ra, lăn sang một bên, cuộn tròn người lại ngủ tiếp.
Tôi ngửa mặt nhìn lên trần nhà, ngây người nằm một lúc lâu.
- Trước khi làm chuyện đó, còn có rất nhiều chuyện cần làm nữa.
Sao câu nào của em cũng buộc tôi phải chìm sâu vào suy tưởng như vậy?
Rất nhiều câu nói rất bình thường của Lông Mi, lại có thể làm tim đôi đau như kim chích, tạo thành một sự cộng hưởng chạy khắp cơ thể.
Trước đây lên giường làm tình với các cô gái chỉ vì làm tình: thích nhau thì lột đồ lên giường, gắng sức làm đối phương và bản thân cảm thấy thỏa mãn, làm xong thì ôm nhau rủ rỉ, hưởng thụ sự sung sướng của nhục thể, đánh đuổi cuộc xâm chiếm của cô đơn tịch mịch.
Chỉ đơn giản như vậy, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng trước khi làm tình còn có rất nhiều chuyện cần làm nữa.
Hay là Lông Mi muốn nói: làm tình chỉ đại biểu cho sự chiếm hữu, chứ không thể nói lên sự sở hữu. Không làm tình chính là đại biểu cho khát vọng muốn sở hữu đối phương? Sự sở hữu không hạn chế ở thể xác, mà còn thẩm thấu đến tận tâm linh con người? Nếu vừa quen nhau đã lên giường làm tình, ngược lại rất dễ làm vỡ một thứ rất đẹp.
Đột nhiên ý thức được cái bất bình thường trong cuộc đời mình, chợt có cảm giác bi thương. Cảm giác ấy lại càng làm tôn lên cái đẹp, cái đáng trân trọng của Lông Mi, một vẻ đẹp kỳ lạ, không thể dùng ngôn ngữ nào miêu tả.
“Không làm tình có nghĩa là càng khát vọng được yêu
Mùa xuân này chỉ muốn được yêu, không làm tình."
Sau khi tổng kết ra được kết luận này, tôi nhắm mắt đi ngủ.
Lần đầu tiên ôm một cô gái không phải Bất Bất ngủ.
Cảm thấy an toàn đến không ngờ.
Tác giả :
Quản Ngai