Bảy Viễn Thủ Lĩnh Bình Xuyên
Chương 6
Sau 3 lần toan tính thất bại, Bảy Viễn cùng nhóm Tư Ðiền làm xong bè và hạ thủy tại Bến Dầm. Nhưng bè chưa tách bến thì bị chó săn sủa dữ dội. Bọn rờ-sẹc Miên chạy ào xuống, nổ súng đuổi bắt.
Bảy Viễn chống cự ác liệt, cánh tay trái anh bị đâm khá nặng, đành bó tay quy hàng.
Tây vui mừng trọng thưởng toán rờ-sẹc Miên, đồng thời nhốt bốn tên tù nguy hiểm mà Bảy Viễn là kẻ cầm đầu.
Từ đó bọn Tây gọi Bảy Viễn là "chen de file" (tên đầu đảng).
Sau 12 ngày nằm xà lim, nhóm tù vượt ngục bị đưa ra làm khổ sai vác gỗ từ trên núi xuống Sở Củi. Thời gian sau lại chuyển qua dập đá san hô. Vì biết Bảy Viễn có biệt tài tổ chức tù vượt ngục nên Tây không giam giữ anh lâu tại một nơi mà cứ đổi khám xoành xoạch. Ở Sở Củi hay Sở Lưới, đâu đâu Bảy Viễn cũng theo một sách ; đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Mấy tờ giấy bộ lư (giấy 100 đồng) cuộn tròn trong ống đót nhét trong hậu môn vẫn là "vật bất ly thân", không thầy chú nào khám phá được.
Trong hoàn cảnh nào Bảy Viễn cũng cố gắng giữ sức khỏe bằng cách tập thể dục, tối thiểu mỗi ngày một giờ. Muốn vượt ngục, sức khỏe là yếu tố quan trọng số một.
Thấm thoắt đã 3 năm Bảy Viễn ở đảo. Ðã 4 lần vượt ngục thất bại nhưng Bảy Viễn vẫn không bỏ cuộc.
Anh tính toán kỹ cho chuyến thứ năm. Và chuyến này phải là chuyến thành công. Cánh tay mặt eủa anh vẫn là Tư Ðiền. Bảy Viễn giao Tư Ðiền năm trăm để lo mua sắm vật liệu cần thiết. Lần này Tư Ðiền tuyển chọn ê kíp thật ngon. Trong 5 người có 1 thợ rừng và 4 bạn biển.
Họ âm thầm lên núi bứt mây đóng bè. Song song với việc đóng bè. Bảy Viễn lại bỏ tiền ra nhờ vợ mã tà 76 mua nhu yếu phẩm: 100 kí nước uống, 5 ký đường, 2 ký chanh tươi, 10 ký chuối khô, 3 ký muối...
Ðể hạ thủy bè an toàn, Bảy Viễn chọn ngày giờ đặc biệt: đúng đêm 30 tháng chạp âm lịch - đêm giao thừa Tết Canh Thìn, nhằm ngày 8.2.1940. Chọn ngày này rất hay. Trước nhất, đêm ba mươi, trời tối như mực. Thứ hai, đêm ba mươi Tết thiên hạ ở trong nhà vui thú gia đình, bọn rờ-sẹc Miên cũng làm biếng đi tuần tiễu. Nhưng hay nhất là chuyến vượt đảo nhằm giữa mùa gió chướng. Chỉ cần gặp một ngọn gió là bè phăng phăng rẽ sóng, chỉ một đêm là tới mũi Cà Mau.
Nghe anh bạn biển cho biết mùa gió chướng đã nhiều lần giúp tù Côn Ðảo vượt ngục, Bảy Viễn càng thêm tin tưởng. Từ nơi giấu bè trên núi Chúa, phải mất 4 tiếng mới xuống tới bãi biển.
Một chuyện lạ: Tết năm đó trời mưa to, mưa vuốt mặt không kịp. Nhưng rất may là biển không động. Mặt biển đêm ba mươi tối đen như than nước. Bè đã đóng xong, vai trò của Tư Ðiền kể như hoàn tất, nhường chỗ cho người tù tên Nhan là dân chài quen việc sóng gió và nhắm hướng....
Ra khơi không bao lâu thì biển động, sóng cao cả hai thước, bè lắc lư như quả trứng.
Nhan nhanh nhẹn cột dây vô cột buồm, chỉ huy mọi người ngồi đúng vị trí và tát nước biển tràn vô bè.
Bảy Viễn thận trọng lấy ống đót giấu tiền khỏi hậu môn cho vào túi cao su cột cổ.
Thời tiết giông bão bất thường làm đảo lộn tính toán của Bảy Viễn.
Bão kéo dài 5 ngày đêm. Lương thực dự trữ đã hết sạch. Nước uống không còn, ai cũng khát.
Nhưng Hai Nhan đã có cách trị khát. Anh ta có mang theo nửa chục lưỡi câu.
Năm ngày sau, bão tan, bè vẫn lênh đênh trên biển, Nhan thả câu kiếm được khá nhiều cá cho đồng đội sống qua ngày. Mờ sáng ngày thứ mười, Nhan kêu lên khi vớt một chiếc lá trên biển: "Tới đất liền rồi, anh em ơi".
Nửa giờ sau bè tới bờ.
Không ai biết đấy là đâu. Bảy Viễn nhảy ngay lên bãi, đi vô xóm. Gặp một ngôi chùa, hỏi thăm mới biết nơi đây cách Phan Thiết 10 cây số, cách ga Mường Mán 8 cây số. Sư trụ trì khuyên anh em yên tâm nghỉ ngơi trong chùa lấy sức, chừng khỏe rồi hãy đi.
Bảy Viễn rủ hai bạn tù Tư Ðen và Hai Nhan về Sài Gòn "mần ăn" với mình nhưng cả hai đều từ chối. Tư Ðen trở lại Ba Biên giới với nghề rừng, còn Hai Nhan thì bám nghề biển. Vậy là một mình Bảy Viễn lên ga Mường Mán về Sài Gòn.
Ngày trở về của Bảy Viễn thật là vui. Tòa kêu án 12 năm khổ sai, anh ở đảo có 4 năm, tức chỉ một phần ba. Về nhà sớm hơn 8 năm. Vợ con mừng không thể tả. Thằng con đầu lòng tên Paul đã 14 tuổi, đang học năm thứ nhất Trường Trung học Pétrus Ký. Nó là niềm hãnh diện của Bảy Viễn. Anh không may, học ít, nên mong muốn con học khá hơn mình để ra đời không thiệt thòi thua em kém chị. Vợ Bảy Viễn buôn bán đủ ăn.
Bảy Viễn yên chí đi tìm thăm bạn bè trong giới giang hồ.
Bạn của Bảy Viễn phần lớn là dân Bình Xuyên, đứng đầu là Ba Dương, Mười Trí, Sáu Ðối, Tư Ty, Tư Hoạnh, Năm Bé.
Ba Dương là thầy võ, quê Bến Tre nhưng cư ngụ tại cầu Rạch Ðỉa, làng Tân Quy, quận Nhà Bè.
Mười Trí là dân Bà Quẹo quận Hóc Môn, đầu đảng Cửu Long Chín Rồng.
Sáu Ðối là anh chị cảng Tân Thuận.
Tư Hoạnh là tướng cướp hùng cứ vùng cầu ông Thìn.
Tư Ty là anh chị vùng Bình Ðông, xóm Câu Bót.
Năm Bế là dân chơi từ Hải Phòng trôi nổi về xóm Chiếu và Kinh Tẻ.
Gặp lại Bảy Viễn, Ba Dương vui mừng nói:
- Anh Bảy nghỉ xả hơi ngoài đảo có hơi lâu, bốn năm qua, biết bao nhiêu nước chảy dưới cầu. Ðể mình kể sơ qua vài việc lớn cho anh Bảy biết. Bọn Nhựt lùn đã nhảy vô Ðông Dương, thằng Tây sợ lắm. Pháp đang thua ở chánh quốc nên sợ Nhựt chiếm thuộc địa. Hiện giờ thì Nhựt chưa ra tay vì Pháp nhân nhượng mọi mặt... Nói vậy để anh Bảy biết hiện giờ mình phải đề phòng cả hai thằng Tây với Nhựt.
Bảy Viễn tìm Sáu Ðối thì được Sáu Ðối tặng cho một khẩu súng Colt có hình con ngựa cái:
- Tặng anh Bảy con chó lửa với 6 băng đạn để thủ thân. Mới ở tù về chắc thiếu "anh hai"?.
Vừa nói Sáu Ðối vừa kéo tủ lấy một xấp bạc nhét vô túi Bảy Viễn.
Bảy Viễn tới Bà Quẹo thăm Mười Trí. Tay bắt mặt mừng. Ðây là cặp bài trùng, quen biết nhau từ trước năm 30. Mười Trí ngắm Bảy Viễn một lúc rồi hỏi:
- Chương trình mần ăn sắp tới như thế nào?
Bảy Viễn cười:
- Nghỉ xả hơi vài tuần rồi tiếp tục "đi hát" như trước. Ngoài đảo mình nghĩ ra nhiều bài bản hay lắm
Bảy Viễn chống cự ác liệt, cánh tay trái anh bị đâm khá nặng, đành bó tay quy hàng.
Tây vui mừng trọng thưởng toán rờ-sẹc Miên, đồng thời nhốt bốn tên tù nguy hiểm mà Bảy Viễn là kẻ cầm đầu.
Từ đó bọn Tây gọi Bảy Viễn là "chen de file" (tên đầu đảng).
Sau 12 ngày nằm xà lim, nhóm tù vượt ngục bị đưa ra làm khổ sai vác gỗ từ trên núi xuống Sở Củi. Thời gian sau lại chuyển qua dập đá san hô. Vì biết Bảy Viễn có biệt tài tổ chức tù vượt ngục nên Tây không giam giữ anh lâu tại một nơi mà cứ đổi khám xoành xoạch. Ở Sở Củi hay Sở Lưới, đâu đâu Bảy Viễn cũng theo một sách ; đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Mấy tờ giấy bộ lư (giấy 100 đồng) cuộn tròn trong ống đót nhét trong hậu môn vẫn là "vật bất ly thân", không thầy chú nào khám phá được.
Trong hoàn cảnh nào Bảy Viễn cũng cố gắng giữ sức khỏe bằng cách tập thể dục, tối thiểu mỗi ngày một giờ. Muốn vượt ngục, sức khỏe là yếu tố quan trọng số một.
Thấm thoắt đã 3 năm Bảy Viễn ở đảo. Ðã 4 lần vượt ngục thất bại nhưng Bảy Viễn vẫn không bỏ cuộc.
Anh tính toán kỹ cho chuyến thứ năm. Và chuyến này phải là chuyến thành công. Cánh tay mặt eủa anh vẫn là Tư Ðiền. Bảy Viễn giao Tư Ðiền năm trăm để lo mua sắm vật liệu cần thiết. Lần này Tư Ðiền tuyển chọn ê kíp thật ngon. Trong 5 người có 1 thợ rừng và 4 bạn biển.
Họ âm thầm lên núi bứt mây đóng bè. Song song với việc đóng bè. Bảy Viễn lại bỏ tiền ra nhờ vợ mã tà 76 mua nhu yếu phẩm: 100 kí nước uống, 5 ký đường, 2 ký chanh tươi, 10 ký chuối khô, 3 ký muối...
Ðể hạ thủy bè an toàn, Bảy Viễn chọn ngày giờ đặc biệt: đúng đêm 30 tháng chạp âm lịch - đêm giao thừa Tết Canh Thìn, nhằm ngày 8.2.1940. Chọn ngày này rất hay. Trước nhất, đêm ba mươi, trời tối như mực. Thứ hai, đêm ba mươi Tết thiên hạ ở trong nhà vui thú gia đình, bọn rờ-sẹc Miên cũng làm biếng đi tuần tiễu. Nhưng hay nhất là chuyến vượt đảo nhằm giữa mùa gió chướng. Chỉ cần gặp một ngọn gió là bè phăng phăng rẽ sóng, chỉ một đêm là tới mũi Cà Mau.
Nghe anh bạn biển cho biết mùa gió chướng đã nhiều lần giúp tù Côn Ðảo vượt ngục, Bảy Viễn càng thêm tin tưởng. Từ nơi giấu bè trên núi Chúa, phải mất 4 tiếng mới xuống tới bãi biển.
Một chuyện lạ: Tết năm đó trời mưa to, mưa vuốt mặt không kịp. Nhưng rất may là biển không động. Mặt biển đêm ba mươi tối đen như than nước. Bè đã đóng xong, vai trò của Tư Ðiền kể như hoàn tất, nhường chỗ cho người tù tên Nhan là dân chài quen việc sóng gió và nhắm hướng....
Ra khơi không bao lâu thì biển động, sóng cao cả hai thước, bè lắc lư như quả trứng.
Nhan nhanh nhẹn cột dây vô cột buồm, chỉ huy mọi người ngồi đúng vị trí và tát nước biển tràn vô bè.
Bảy Viễn thận trọng lấy ống đót giấu tiền khỏi hậu môn cho vào túi cao su cột cổ.
Thời tiết giông bão bất thường làm đảo lộn tính toán của Bảy Viễn.
Bão kéo dài 5 ngày đêm. Lương thực dự trữ đã hết sạch. Nước uống không còn, ai cũng khát.
Nhưng Hai Nhan đã có cách trị khát. Anh ta có mang theo nửa chục lưỡi câu.
Năm ngày sau, bão tan, bè vẫn lênh đênh trên biển, Nhan thả câu kiếm được khá nhiều cá cho đồng đội sống qua ngày. Mờ sáng ngày thứ mười, Nhan kêu lên khi vớt một chiếc lá trên biển: "Tới đất liền rồi, anh em ơi".
Nửa giờ sau bè tới bờ.
Không ai biết đấy là đâu. Bảy Viễn nhảy ngay lên bãi, đi vô xóm. Gặp một ngôi chùa, hỏi thăm mới biết nơi đây cách Phan Thiết 10 cây số, cách ga Mường Mán 8 cây số. Sư trụ trì khuyên anh em yên tâm nghỉ ngơi trong chùa lấy sức, chừng khỏe rồi hãy đi.
Bảy Viễn rủ hai bạn tù Tư Ðen và Hai Nhan về Sài Gòn "mần ăn" với mình nhưng cả hai đều từ chối. Tư Ðen trở lại Ba Biên giới với nghề rừng, còn Hai Nhan thì bám nghề biển. Vậy là một mình Bảy Viễn lên ga Mường Mán về Sài Gòn.
Ngày trở về của Bảy Viễn thật là vui. Tòa kêu án 12 năm khổ sai, anh ở đảo có 4 năm, tức chỉ một phần ba. Về nhà sớm hơn 8 năm. Vợ con mừng không thể tả. Thằng con đầu lòng tên Paul đã 14 tuổi, đang học năm thứ nhất Trường Trung học Pétrus Ký. Nó là niềm hãnh diện của Bảy Viễn. Anh không may, học ít, nên mong muốn con học khá hơn mình để ra đời không thiệt thòi thua em kém chị. Vợ Bảy Viễn buôn bán đủ ăn.
Bảy Viễn yên chí đi tìm thăm bạn bè trong giới giang hồ.
Bạn của Bảy Viễn phần lớn là dân Bình Xuyên, đứng đầu là Ba Dương, Mười Trí, Sáu Ðối, Tư Ty, Tư Hoạnh, Năm Bé.
Ba Dương là thầy võ, quê Bến Tre nhưng cư ngụ tại cầu Rạch Ðỉa, làng Tân Quy, quận Nhà Bè.
Mười Trí là dân Bà Quẹo quận Hóc Môn, đầu đảng Cửu Long Chín Rồng.
Sáu Ðối là anh chị cảng Tân Thuận.
Tư Hoạnh là tướng cướp hùng cứ vùng cầu ông Thìn.
Tư Ty là anh chị vùng Bình Ðông, xóm Câu Bót.
Năm Bế là dân chơi từ Hải Phòng trôi nổi về xóm Chiếu và Kinh Tẻ.
Gặp lại Bảy Viễn, Ba Dương vui mừng nói:
- Anh Bảy nghỉ xả hơi ngoài đảo có hơi lâu, bốn năm qua, biết bao nhiêu nước chảy dưới cầu. Ðể mình kể sơ qua vài việc lớn cho anh Bảy biết. Bọn Nhựt lùn đã nhảy vô Ðông Dương, thằng Tây sợ lắm. Pháp đang thua ở chánh quốc nên sợ Nhựt chiếm thuộc địa. Hiện giờ thì Nhựt chưa ra tay vì Pháp nhân nhượng mọi mặt... Nói vậy để anh Bảy biết hiện giờ mình phải đề phòng cả hai thằng Tây với Nhựt.
Bảy Viễn tìm Sáu Ðối thì được Sáu Ðối tặng cho một khẩu súng Colt có hình con ngựa cái:
- Tặng anh Bảy con chó lửa với 6 băng đạn để thủ thân. Mới ở tù về chắc thiếu "anh hai"?.
Vừa nói Sáu Ðối vừa kéo tủ lấy một xấp bạc nhét vô túi Bảy Viễn.
Bảy Viễn tới Bà Quẹo thăm Mười Trí. Tay bắt mặt mừng. Ðây là cặp bài trùng, quen biết nhau từ trước năm 30. Mười Trí ngắm Bảy Viễn một lúc rồi hỏi:
- Chương trình mần ăn sắp tới như thế nào?
Bảy Viễn cười:
- Nghỉ xả hơi vài tuần rồi tiếp tục "đi hát" như trước. Ngoài đảo mình nghĩ ra nhiều bài bản hay lắm
Tác giả :
Nguyên Hùng