Bảy Viễn Thủ Lĩnh Bình Xuyên
Chương 59
Ðầu kháng chiến, dân quân hai tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa thi đua phá đường 15 nối liền Sài Gòn Vũng Tàu dài 120 cây số để cắt đứt mạch giao thông của kẻ địch. Quãng đường từ Long Thành tới Bà Rịa bị phá nặng nhất. Dân quân cuốc tróc lớp nhựa, cào bỏ đá xanh rồi trồng tre lên. Sau vài mùa mưa, các bụi tre lên xanh kịt, đường 15 biến mất. Ðã vậy, dân quân còn đốn cây hai bên vệ đường cho ngã chụm vào nhau ở những nơi không kịp trồng tre. Còn cầu sắt hay xi măng gì cũng phá hết. Cầu sắt Cỏ May -chiếc cầu dài nhất trên tuyến đường Sài Gòn -Vũng Tàu cũng bị phá sập nhịp giữa.
Ði khảo sát con lộ 15, Bảy Viễn nói với tướng De la Tour:
- Cầu cống mấy chục cái đều bị phá hoại, bộ đội Bình Xuyên đâu phải là công binh mà tái thiết được?
De la Tour nhún vai:
- Xây cầu đã có công binh. Các ông chỉ giữ trật tự an ninh trong vùng cho công binh làm việc. Giải tỏa tới đâu các ông xây lô cốt tới đó để giữ đường, không cho Việt Minh ban đêm ra cuốc đường hay đào hố.
Bảy Viễn giao cháu vợ là Thái Hoàng Minh là chỉ huy trưởng. Nghe tin này, Mười Lực và Bảy Môn cười với nhau:
- Thằng lính kiểng này mà làm được thì Mười Lực chịu đứt đầu.
Bảy Môn thở ra:
- Thằng Tây độc thiệt. Nó gây ra chuyện nồi da xáo thịt?
Ðúng như Bảy Môn nhận định, lính Bình Xuyên giải tỏa đường 15, đi sâu vô vùng giải phóng là bị bắn sẻ, đạp phải lựu đạn gài, thương vong ngày càng nhiều. Có toán bị phục kích khi thọc sâu vào hậu phương.
Ðám Bình Xuyên mới mộ của Bảy Viễn là dân "đá cá lăn dưa" các chợ, làm sao rành địa hình địa vật trong vùng bằng du kích địa phương.
Số thương vong càng tăng thì tinh thần càng xuống. Thái Hoàng Minh nhiều phen muốn xin từ chức sợ thiên hạ chê cười, lại thêm một lý do nữa để giữ chân hắn lại: mỗi cây số đường giải tỏa là một cúp rừng thuận lợi cho việc khai thác. Mấy năm giặc giã, các tay khai thác rừng không hoạt động được, rừng lên xanh um gỗ tạp xen kẽ gỗ quý.
Thái Hoàng Minh kém về mặt quân sự nhưng lại giỏi về kinh tế. Nhờ khai thác lâm sản mà họ Thái phát tài. Giải tỏa tới đâu, hắn cho lính đốn cây cưa củi mướn ghe chở về thành bán. Suốt đường Trần Xuân Soạn chạy cặp con kênh Tẻ mọc lên nhiều vựa củi. Cơ sở kinh tài của Bình Xuyên đem lại lợi nhuận khá lớn.
Chuyện làm ăn này tới tai Phòng Nhì. Tướng De la Tour lại khiển trách Bảy Viễn:
- Tôi giao con đường 15 cho các ông không phải để các ông đốn cây cưa củi làm giàu. Mục đích của việc giải tỏa đường 15 vô cùng quan trọng. Khai thông con đường Sài Gòn -Vũng Tàu là đem sinh khí cho thủ đô Nam phần Việt Nam.
Ðó là con đường giải trí cuối tuần của công chức, của ngoại giao đoàn. Nó cũng như con lộ số 4 đảm bảo cái bao tử cho cả triệu dân chúng Sài Gòn - Chợ Lớn.
Bảy Tiễn bị Tây nẹt, quay lại "xạc" Thái Hoàng Minh:
- Chấm dứt chuyện phá rừng lấy củi đi mày! Tao vừa bị thằng De la Tour nẹt.
Thái Hoàng Minh mất ăn đâm bực. Chịu đấm ăn xôi, xôi lại hẩm, vậy thì tội gì ở đây mà chịu chết. Trước tình thế như vậy, họ Thái nghĩ ra một kế: tự bắn vào cánh tay mình rồi xin dượng rể cho qua Pháp điều trị.
Chuyện bịp trẻ con đó làm sao qua mắt được cáo già nhưng Bảy Viễn nghĩ tình dượng cháu, chấp nhận cho Thái Hoàng Minh qua Pháp điều trị và chỉ định con mình là thiếu tá Lê Paul thay Thái Hoàng Minh.
Họ Thái thở phào nhẹ nhõm: đã trút được gánh nặng lại còn được sang Pháp du hí bằng tiền bán củi trước đây.
Phải mất ba năm, đường 15 mới được giải tỏa.
De la Tour mừng rỡ tổ chức trọng thể lễ giải tỏa lộ 15 và ngay buổi chiều hôm ấy Pháp tổ chức một đoàn xe du lịch xuống Vũng Tàu nghỉ cuối tuần. Thành phố Vũng Tàu lâu nay êm ả như một làng chài, nay bỗng tưng bửng nghênh đón đoàn du khách toàn tai to mặt lớn Tây có, ta có và một số phú thương người Hoa lâu nay "kẹt giò" trong thành phố Sài Gòn. Ði tắm biển cuối tuần là thú vui của đám tư sản có chút ít văn hóa Pháp.
Không có Tư Thiên làm cố vấn kinh tài thì đã có bà vợ biết làm ăn - đó là bà Lúa, con gái "rượu" của ông Hội đồng Ðống.
- Du khách tới Vũng Tàu rần rần, mình có sáng kiến này, ông nghe coi được không?
- Sáng kiến gì?
- Mình sang vài cái khách sạn ngoài đó, tân trang lại để đón khách.
Bảy Viễn gật:
- Hay. Ý hay. Còn gì nữa không?
- Còn nữa. Mình nên mua xe đò, đưa khách Sài Gòn -Vũng Tàu. Ai đi xe của mình, khỏi phải xuống ở bến xe rồi đi xích lô tới khách sạn.
Bảy Viễn ôm đầu bà Lúa:
- Một nhà kinh tài lỗi lạc sống kế bên mà lâu nay mình không biết. Hay, hay? Tôi giao cho bà hai việc đó: mở khách sạn ở Vũng Tàu và lập hãng xe đò chở khách từ Sài Gòn ra.
Một tháng sau, du khách thấy trương bảng hiệu "Khách sạn Hòa Bình" giữa trung tâm Vũng Tàu. Du khách Sài Gòn đi xe đò Nghĩa Hiệp được đầy đủ tiện nghi hơn các hãng xe khác và được chở ngay tới khách sạn Hòa Bình.
Ði khảo sát con lộ 15, Bảy Viễn nói với tướng De la Tour:
- Cầu cống mấy chục cái đều bị phá hoại, bộ đội Bình Xuyên đâu phải là công binh mà tái thiết được?
De la Tour nhún vai:
- Xây cầu đã có công binh. Các ông chỉ giữ trật tự an ninh trong vùng cho công binh làm việc. Giải tỏa tới đâu các ông xây lô cốt tới đó để giữ đường, không cho Việt Minh ban đêm ra cuốc đường hay đào hố.
Bảy Viễn giao cháu vợ là Thái Hoàng Minh là chỉ huy trưởng. Nghe tin này, Mười Lực và Bảy Môn cười với nhau:
- Thằng lính kiểng này mà làm được thì Mười Lực chịu đứt đầu.
Bảy Môn thở ra:
- Thằng Tây độc thiệt. Nó gây ra chuyện nồi da xáo thịt?
Ðúng như Bảy Môn nhận định, lính Bình Xuyên giải tỏa đường 15, đi sâu vô vùng giải phóng là bị bắn sẻ, đạp phải lựu đạn gài, thương vong ngày càng nhiều. Có toán bị phục kích khi thọc sâu vào hậu phương.
Ðám Bình Xuyên mới mộ của Bảy Viễn là dân "đá cá lăn dưa" các chợ, làm sao rành địa hình địa vật trong vùng bằng du kích địa phương.
Số thương vong càng tăng thì tinh thần càng xuống. Thái Hoàng Minh nhiều phen muốn xin từ chức sợ thiên hạ chê cười, lại thêm một lý do nữa để giữ chân hắn lại: mỗi cây số đường giải tỏa là một cúp rừng thuận lợi cho việc khai thác. Mấy năm giặc giã, các tay khai thác rừng không hoạt động được, rừng lên xanh um gỗ tạp xen kẽ gỗ quý.
Thái Hoàng Minh kém về mặt quân sự nhưng lại giỏi về kinh tế. Nhờ khai thác lâm sản mà họ Thái phát tài. Giải tỏa tới đâu, hắn cho lính đốn cây cưa củi mướn ghe chở về thành bán. Suốt đường Trần Xuân Soạn chạy cặp con kênh Tẻ mọc lên nhiều vựa củi. Cơ sở kinh tài của Bình Xuyên đem lại lợi nhuận khá lớn.
Chuyện làm ăn này tới tai Phòng Nhì. Tướng De la Tour lại khiển trách Bảy Viễn:
- Tôi giao con đường 15 cho các ông không phải để các ông đốn cây cưa củi làm giàu. Mục đích của việc giải tỏa đường 15 vô cùng quan trọng. Khai thông con đường Sài Gòn -Vũng Tàu là đem sinh khí cho thủ đô Nam phần Việt Nam.
Ðó là con đường giải trí cuối tuần của công chức, của ngoại giao đoàn. Nó cũng như con lộ số 4 đảm bảo cái bao tử cho cả triệu dân chúng Sài Gòn - Chợ Lớn.
Bảy Tiễn bị Tây nẹt, quay lại "xạc" Thái Hoàng Minh:
- Chấm dứt chuyện phá rừng lấy củi đi mày! Tao vừa bị thằng De la Tour nẹt.
Thái Hoàng Minh mất ăn đâm bực. Chịu đấm ăn xôi, xôi lại hẩm, vậy thì tội gì ở đây mà chịu chết. Trước tình thế như vậy, họ Thái nghĩ ra một kế: tự bắn vào cánh tay mình rồi xin dượng rể cho qua Pháp điều trị.
Chuyện bịp trẻ con đó làm sao qua mắt được cáo già nhưng Bảy Viễn nghĩ tình dượng cháu, chấp nhận cho Thái Hoàng Minh qua Pháp điều trị và chỉ định con mình là thiếu tá Lê Paul thay Thái Hoàng Minh.
Họ Thái thở phào nhẹ nhõm: đã trút được gánh nặng lại còn được sang Pháp du hí bằng tiền bán củi trước đây.
Phải mất ba năm, đường 15 mới được giải tỏa.
De la Tour mừng rỡ tổ chức trọng thể lễ giải tỏa lộ 15 và ngay buổi chiều hôm ấy Pháp tổ chức một đoàn xe du lịch xuống Vũng Tàu nghỉ cuối tuần. Thành phố Vũng Tàu lâu nay êm ả như một làng chài, nay bỗng tưng bửng nghênh đón đoàn du khách toàn tai to mặt lớn Tây có, ta có và một số phú thương người Hoa lâu nay "kẹt giò" trong thành phố Sài Gòn. Ði tắm biển cuối tuần là thú vui của đám tư sản có chút ít văn hóa Pháp.
Không có Tư Thiên làm cố vấn kinh tài thì đã có bà vợ biết làm ăn - đó là bà Lúa, con gái "rượu" của ông Hội đồng Ðống.
- Du khách tới Vũng Tàu rần rần, mình có sáng kiến này, ông nghe coi được không?
- Sáng kiến gì?
- Mình sang vài cái khách sạn ngoài đó, tân trang lại để đón khách.
Bảy Viễn gật:
- Hay. Ý hay. Còn gì nữa không?
- Còn nữa. Mình nên mua xe đò, đưa khách Sài Gòn -Vũng Tàu. Ai đi xe của mình, khỏi phải xuống ở bến xe rồi đi xích lô tới khách sạn.
Bảy Viễn ôm đầu bà Lúa:
- Một nhà kinh tài lỗi lạc sống kế bên mà lâu nay mình không biết. Hay, hay? Tôi giao cho bà hai việc đó: mở khách sạn ở Vũng Tàu và lập hãng xe đò chở khách từ Sài Gòn ra.
Một tháng sau, du khách thấy trương bảng hiệu "Khách sạn Hòa Bình" giữa trung tâm Vũng Tàu. Du khách Sài Gòn đi xe đò Nghĩa Hiệp được đầy đủ tiện nghi hơn các hãng xe khác và được chở ngay tới khách sạn Hòa Bình.
Tác giả :
Nguyên Hùng