Bảy Viễn Thủ Lĩnh Bình Xuyên
Chương 24
Có một chuyện lạ là trong suốt thời kỳ giữ chức đệ nhất Khu bộ phó, Bảy Viễn không bao giờ về Bộ Tư lệnh Khu 7 họp.
Bảy Viễn không rời căn cứ Rừng Sác của mình. Còn Khu 7 thì lúc đầu đóng ở Tân Hòa, Lạc An (Chiến khu Ð).
Khi Pháp quyết định diệt Chiến khu Ð bằng những cuộc hành quân hải lục không quân, nhảy dù thì Nguyễn Bình dời tổng hành dinh về rìa Ðồng Tháp Mười, đóng dọc bờ sông vàm Cỏ Ðông. Ðến năm 1947 thì đóng sâu giữa Ðồng Tháp Mười, tại làng Nhơn Hòa Lập, nằm dọc con kênh mang tên thiếu tướng Dương Văn Dương.
Vì sao Bảy Viễn không về khu họp? Trong quyết định đề bạt Bảy Viễn, Bộ Tư lệnh khu có ghi rõ: Mỗi quyết định của Bộ Tư lệnh phải có hai chữ ký mới có giá trị. Mà Bảy Viễn thì đóng xa Tổng hành dinh khu nên các quyết định của Bảy Viễn phải cho người mang tới Bộ Tư lệnh khu để lấy thêm chữ ký của Khu trưởng Nguyễn Bình hay Khu phó Tám Nghệ.
Về chi tiết này Năm Tài đã to nhỏ với Bảy Viễn:
- Nói ra sợ ông Bảy rầy, chớ tôi thấy chuyện Nguyễn Bình đưa ông Bảy lên làm đệ nhất Khu bộ phó chỉ là cái bánh vẽ!
Bảy Viễn nổi quạu:
- Cái bánh vẽ? Mầy nói rõ hơn cho tao nghe coi?
- Bánh vẽ là như thế này: Ông Bảy quyết định, ký tên đàng hoàng đóng dấu đệ nhất khu bộ phó, vậy mà quyết định đó chẳng có giá trị gì! Phải đưa cho Nguyễn Bình hay Tám Nghệ ký vô nữa thì mới có giá trị. Vậy là bánh vẽ rồi, còn gì nữa?
Bảy Viễn chau mày:
- Mầy phân tách rành rẻ như vậy, tao mới thấy. Nhưng mà Tám Nghệ ký quyết định cũng phải có chữ ký của Nguyễn Bình.
Năm Tài cười ranh mãnh:
- Ý, nhưng Nguyễn Bình với Tám Nghệ là một phe hai tay đó là cộng sản. Còn ông Bảy là chiến sĩ quốc gia yêu nước, không đảng phái. Vậy là phe quốc gia là thiểu số bị chèn ép. Ông Bảy có thấy không?
Bảy Viễn đưa ra một lá thư:
- Nguyễn Bình mời tao đi họp ở Ba Thu, tao ngại gặp nó quá?
Năm Tài đưa hai tay lên như can ngăn:
- Ý, không được đâu! Ông Bảy không nên đi! Nếu cần thì phái ai đó đại diện. Nghe nói nhiều người vô đó rồi mất tích. Có lẽ đã bị thủ tiêu cũng không chừng.
Bảy Viễn vứt lá thư xuống bàn:
- Vậy thì mình không đi. Ðể mình cử Năm Hà, bên Liên chi 2 đi thăm dò xem đã.
Năm Tài mừng rỡ - ông bà mình nói chí lý:
- Thà làm đầu gà hơn đuôi phụng. Ông Bảy làm vua ở Rừng Sác này chẳng sướng hơn làm phó cho thằng trôi sông lạc chợ Nguyễn Bình sao?
Bảy Viễn nhăn mặt:
- Mầy nói nhiều quá, tao nghe không kịp! Ðể cho tao suy nghĩ.
Những lời xúc xiểm của Năm Tài thấm dần trong tâm trí Bảy Viễn.
Ðầu năm 1948, cáo già Bazin và trung tá Savani được lệnh của Cao ủy - Ðô đốc D argenlieu xúc tiến thành lập Mặt trận Quốc gia Liên minh gồm các đảng phái phản động chống phá Việt Minh. Tất nhiên Cao Ðài, Hòa Hảo, Bình Xuyên được quan tâm trước nhất.
Ði đầu trong chủ trương theo Pháp là Trần Quang Vinh ; về đầu Pháp rồi ký hiệp ước với tỉnh trưởng Tây Ninh lôi hai chi đội 7 và 8 của Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Thành Phong về bảo vệ Tòa thánh Tây Ninh vào tháng 5.46.
Tới tháng 8.46, Hộ pháp Phạm Công Tắc từ đảo Comores được Pháp phóng thích về lập quân đội Cao Ðài chống Việt Minh.
Năm Tài được lệnh Phòng Nhì khuyến dụ Bảy Viễn tham gia Mặt trận này.
Ông Bảy được nhiều người trên thành nhắc quá.
Bảy Viễn cười:
- Nhắc tao về việc gì?
- Thiên hạ muốn ông Bảy đứng ra chỉ huy một tổ chức cực kỳ quan trọng, đó là Mặt trận Quốc gia Thống nhất.
Mặt trận đó là mặt trận gì? -Bảy Viễn hỏi.
- Như tên chỉ rõ, đó là một mặt trận thống nhất các đảng phái quốc gia chống Pháp mà cũng chống Cộng sản tức là Việt Minh.
Bảy Viễn giật mình:
- Mày hết chuyện rồi sao Năm Tài? Tao là độ nhất Khu bộ phó Chiến khu 7. Vậy là Việt Minh chánh cống. Sao mầy gợi ý cho tao đứng ra chống Việt Minh?
Năm Tài cố thuyết phục:
- Ông Bảy chưa biết Cộng sản. Họ có tin anh em giang hồ của ông Bảy đâu? Họ chỉ lợi dụng dân giang hồ theo kháng chiến được lúc nào hay lúc ấy. Ngay khi đưa ông Bảy lên chức Khu bộ phó, Nguyễn Bình cũng tìm cách hạn chế quyền hạn của ông Bảy. Ký quyết định phải có hai chữ ký. Một chữ ký của ông Bảy không có giá trị gì.
Bảy Viễn lại chau mày:
- Mầy nói thêm về cái Mặt trận Quốc gia Thống Nhất cho tao nghe coi.
- Mặt trận gồm các giáo phái mạnh như Cao Ðài, Hòa Hảo, Công giáo, Tịnh độ cư sĩ, Tin lành rồi các đảng quốc gia chống Cộng sản.
Họ tập hợp lại để buộc cả Pháp lẫn Việt Minh phải chia quyền cho họ. Không ai được độc quyền chính trị... Sắp
tới sẽ họp sơ bộ tại Bà Quẹo, có Hộ pháp Phạm Công Tắc, có giáo chủ Huỳnh Phú Sổ tới dự.
Bảy Viễn suy nghĩ khá lâu:
- Tao chỉ định mầy đại diện tao đi họp rồi về báo cáo trước đã. Rồi sẽ tính sau.
Bảy Viễn không rời căn cứ Rừng Sác của mình. Còn Khu 7 thì lúc đầu đóng ở Tân Hòa, Lạc An (Chiến khu Ð).
Khi Pháp quyết định diệt Chiến khu Ð bằng những cuộc hành quân hải lục không quân, nhảy dù thì Nguyễn Bình dời tổng hành dinh về rìa Ðồng Tháp Mười, đóng dọc bờ sông vàm Cỏ Ðông. Ðến năm 1947 thì đóng sâu giữa Ðồng Tháp Mười, tại làng Nhơn Hòa Lập, nằm dọc con kênh mang tên thiếu tướng Dương Văn Dương.
Vì sao Bảy Viễn không về khu họp? Trong quyết định đề bạt Bảy Viễn, Bộ Tư lệnh khu có ghi rõ: Mỗi quyết định của Bộ Tư lệnh phải có hai chữ ký mới có giá trị. Mà Bảy Viễn thì đóng xa Tổng hành dinh khu nên các quyết định của Bảy Viễn phải cho người mang tới Bộ Tư lệnh khu để lấy thêm chữ ký của Khu trưởng Nguyễn Bình hay Khu phó Tám Nghệ.
Về chi tiết này Năm Tài đã to nhỏ với Bảy Viễn:
- Nói ra sợ ông Bảy rầy, chớ tôi thấy chuyện Nguyễn Bình đưa ông Bảy lên làm đệ nhất Khu bộ phó chỉ là cái bánh vẽ!
Bảy Viễn nổi quạu:
- Cái bánh vẽ? Mầy nói rõ hơn cho tao nghe coi?
- Bánh vẽ là như thế này: Ông Bảy quyết định, ký tên đàng hoàng đóng dấu đệ nhất khu bộ phó, vậy mà quyết định đó chẳng có giá trị gì! Phải đưa cho Nguyễn Bình hay Tám Nghệ ký vô nữa thì mới có giá trị. Vậy là bánh vẽ rồi, còn gì nữa?
Bảy Viễn chau mày:
- Mầy phân tách rành rẻ như vậy, tao mới thấy. Nhưng mà Tám Nghệ ký quyết định cũng phải có chữ ký của Nguyễn Bình.
Năm Tài cười ranh mãnh:
- Ý, nhưng Nguyễn Bình với Tám Nghệ là một phe hai tay đó là cộng sản. Còn ông Bảy là chiến sĩ quốc gia yêu nước, không đảng phái. Vậy là phe quốc gia là thiểu số bị chèn ép. Ông Bảy có thấy không?
Bảy Viễn đưa ra một lá thư:
- Nguyễn Bình mời tao đi họp ở Ba Thu, tao ngại gặp nó quá?
Năm Tài đưa hai tay lên như can ngăn:
- Ý, không được đâu! Ông Bảy không nên đi! Nếu cần thì phái ai đó đại diện. Nghe nói nhiều người vô đó rồi mất tích. Có lẽ đã bị thủ tiêu cũng không chừng.
Bảy Viễn vứt lá thư xuống bàn:
- Vậy thì mình không đi. Ðể mình cử Năm Hà, bên Liên chi 2 đi thăm dò xem đã.
Năm Tài mừng rỡ - ông bà mình nói chí lý:
- Thà làm đầu gà hơn đuôi phụng. Ông Bảy làm vua ở Rừng Sác này chẳng sướng hơn làm phó cho thằng trôi sông lạc chợ Nguyễn Bình sao?
Bảy Viễn nhăn mặt:
- Mầy nói nhiều quá, tao nghe không kịp! Ðể cho tao suy nghĩ.
Những lời xúc xiểm của Năm Tài thấm dần trong tâm trí Bảy Viễn.
Ðầu năm 1948, cáo già Bazin và trung tá Savani được lệnh của Cao ủy - Ðô đốc D argenlieu xúc tiến thành lập Mặt trận Quốc gia Liên minh gồm các đảng phái phản động chống phá Việt Minh. Tất nhiên Cao Ðài, Hòa Hảo, Bình Xuyên được quan tâm trước nhất.
Ði đầu trong chủ trương theo Pháp là Trần Quang Vinh ; về đầu Pháp rồi ký hiệp ước với tỉnh trưởng Tây Ninh lôi hai chi đội 7 và 8 của Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Thành Phong về bảo vệ Tòa thánh Tây Ninh vào tháng 5.46.
Tới tháng 8.46, Hộ pháp Phạm Công Tắc từ đảo Comores được Pháp phóng thích về lập quân đội Cao Ðài chống Việt Minh.
Năm Tài được lệnh Phòng Nhì khuyến dụ Bảy Viễn tham gia Mặt trận này.
Ông Bảy được nhiều người trên thành nhắc quá.
Bảy Viễn cười:
- Nhắc tao về việc gì?
- Thiên hạ muốn ông Bảy đứng ra chỉ huy một tổ chức cực kỳ quan trọng, đó là Mặt trận Quốc gia Thống nhất.
Mặt trận đó là mặt trận gì? -Bảy Viễn hỏi.
- Như tên chỉ rõ, đó là một mặt trận thống nhất các đảng phái quốc gia chống Pháp mà cũng chống Cộng sản tức là Việt Minh.
Bảy Viễn giật mình:
- Mày hết chuyện rồi sao Năm Tài? Tao là độ nhất Khu bộ phó Chiến khu 7. Vậy là Việt Minh chánh cống. Sao mầy gợi ý cho tao đứng ra chống Việt Minh?
Năm Tài cố thuyết phục:
- Ông Bảy chưa biết Cộng sản. Họ có tin anh em giang hồ của ông Bảy đâu? Họ chỉ lợi dụng dân giang hồ theo kháng chiến được lúc nào hay lúc ấy. Ngay khi đưa ông Bảy lên chức Khu bộ phó, Nguyễn Bình cũng tìm cách hạn chế quyền hạn của ông Bảy. Ký quyết định phải có hai chữ ký. Một chữ ký của ông Bảy không có giá trị gì.
Bảy Viễn lại chau mày:
- Mầy nói thêm về cái Mặt trận Quốc gia Thống Nhất cho tao nghe coi.
- Mặt trận gồm các giáo phái mạnh như Cao Ðài, Hòa Hảo, Công giáo, Tịnh độ cư sĩ, Tin lành rồi các đảng quốc gia chống Cộng sản.
Họ tập hợp lại để buộc cả Pháp lẫn Việt Minh phải chia quyền cho họ. Không ai được độc quyền chính trị... Sắp
tới sẽ họp sơ bộ tại Bà Quẹo, có Hộ pháp Phạm Công Tắc, có giáo chủ Huỳnh Phú Sổ tới dự.
Bảy Viễn suy nghĩ khá lâu:
- Tao chỉ định mầy đại diện tao đi họp rồi về báo cáo trước đã. Rồi sẽ tính sau.
Tác giả :
Nguyên Hùng