Bảy Viễn Thủ Lĩnh Bình Xuyên
Chương 13
Càng giao du với Tư Thiên, Bảy Viễn càng khám phá nhiều điều lạ: con người Tàu lai, vô dân Tây, lấy vợ xẩm, chơi thể thao này lại là một tay biết làm ăn.
Thời đó Sài Gòn mới có xe xích lô để tiến tới thay xe kéo bị báo chí chê là loại xe "người kéo người", không văn minh. Xích lô hồi đó kiểu còn thô kệch, ngồi không êm.
Tư Thiên thiết kế xích lô kiểu mới, dáng vẻ văn minh, chỗ ngồi có nệm êm.
Ðây là loại xích lô Coupeaud xuất hiện trước đó vài năm ở Nam Vang, sau mới có tại Sài Gòn.
Tư Thiên nhanh tay mướn đóng hàng loạt xích lô kiểu mới, đặt cho nó cái tên thật kêu là "phô tơi ba bánh".
Nhà nước cho phép lưu hành loại "phô tơi ba bánh" này.
Tổng số xe xích lô loại mới chạy khắp Sài Gòn - Chợ Lớn những năm đầu thập niên 40 là 30 chiếc và tất cả đều thuộc một chủ: Tư Thiên.
Về sau, Tư Thiên lập hội chủ xe xích lô phô tơi ba bánh, số hội viên lên mấy chục người, trong đó có Bảy Viễn.
Cả Sài Gòn - Chợ Lớn có trên 200 chiếc.
Nhờ biết làm ăn lớn nên Maurice Thiên phất to đi xe hơi hiệu Citroen màu xanh lá cây và trúng thầu nhiều cú áp phe béo bở như vụ thầu xe giải khát "camion Duvette" trong cuộc đua xe đạp vòng quanh Ðông Dương.
Bảy Viễn chỉ lái chiếc xe giải khát này, nhưng trong một tháng rong ruổi trên đường thiên lý, Bảy Viễn thấy được tầm vóc của người bạn Tàu lai vô dân Pháp: Tư Thiên là tay buôn lậu quốc tế.
Theo cuộc đua vòng quanh Ðông Dương chỉ là hình thức nghi trang cho việc buôn lậu vàng và á phiện - hai mặt hàng đem lại nhiều lợi nhuận cho các tay buôn lậu.
Nhưng tình hình không cho phép Bảy Viễn sống nhàn nhã dựa vào thế lực của Tư Thiên. Nhật đổ quân lên Ðông Dương khiến Pháp lo ngại một cuộc nổi loạn như Nam Kỳ Khởi Nghĩa tháng 11,1940. Do đó Pháp truy quét các phần tử nguy hiểm cho an ninh trật tự của người Pháp. Những người ghi tên vào sổ đen đều bị bắt, trước nhất là những người làm quốc sự. Kế đến là các giáo phái làm chính trị như Cao Ðài, Hòa Hảo. Sau cùng tới các tay du đãng, giang hồ như Bảy Viễn, Mười Trí. Vậy là "tam thập lục kế, dĩ đào vi thượng sách".
Bảy Viễn theo Mười Trí "chém vè" tại Bến Tranh. Không ngờ về nơi sơn cùng thủy tận này, họ gặp một chiến sĩ cộng sản trí thức lừng danh: Bảy Trấn.
Bảy Trấn là dân Chợ Ðệm, quận Bình Chánh, tỉnh Chợ Lớn. Ðang học ban tú tài Trường Trung học Pétrus Ký, anh bỏ học, theo đàn anh làm báo rồi làm chính trị. Tờ báo Dân Chúng mà Bảy Trấn cộng tác là tờ báo nổi tiếng nhất hồi 1938.
Báo này đã làm một cuộc cách mạng báo chí là không xin phép nhà cầm quyền thực dân. Ðây là vấn đề pháp lý rất tinh tế. Luật báo chí bên chánh quốc quy định không cần phải xin phép. Báo mới ra chỉ cần nạp bản và lo đủ thủ tục như trình báo rõ tên báo, tên người quán lý cùng địa chỉ. Nhưng bọn thực dân cầm quyền sợ dân thuộc địa hưởng quyền tự do báo chí như dân bên chánh quốc nên chúng ra sắc lệnh phải xin phép mới được in báo.
Luật sư nổi tiếng Phan Văn Trường từng hành nghề mấy chục năm ở Pháp gợi ý cho những nhà làm quốc sự Nam Kỳ cứ việc ra báo mà không cần xin phép vì theo tinh thần luật pháp thì một sắc lệnh (arrêté) của Toàn quyền Ðông Dương không thể qua mặt được một đạo luật (decret) do Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất nước vạch ra.
Nghe luật sư Phan Văn Trường mách nước, các nhà cách mạng Nam Kỳ lén ra báo Dân Chúng mà không xin phép. Khi thực dân truy quét các phần tử nguy hiểm, Bảy Trấn nhanh chân nhảy lên Bến Tranh, gần Dầu Tiếng "chém vè".
Cũng trong thời điểm trên, dân Bến Tranh thấy một lão Tây già xưng là thầy Tư Hoảnh-Xăng tối ngày vận xà-rông và áo thun tơ thả lên nhà Hội đồng Thì "đậu chếnh".
Hội đồng Thì là dân có máu mặt ở Bến Tranh, ông ta có biệt danh là "le coq du village" (con gà trống trong làng - ám chỉ người giàu nhất).
Hội đồng Thì có em vợ là Xã Mỹ cũng là tay giàu có, quanh năm chỉ thích "điều binh khiển tướng" (đánh bài tứ sắc). Không nơi đâu an toàn cho dân mang bệnh xòe bằng nhà Hội đồng Thì.
Vầy là nơi đây tập trung dân chơi tứ chiếng, có thầy Tư Hoảnh-Xăng không biết từ đâu trôi giạt về.
Sau lão Tây già là ông Năm Mắm. Do vợ có cơ sở làm ăn vững chắc, ông Năm Mắm không cần phải làm gì mà chỉ ở không "trong veo". Ở không mãi cũng đâm chán nên ông Năm Mắm thả lên nhà Hội đông Thì "đậu chếnh" giết thì giờ.
Vậy là anh hùng tương ngộ: bốn tay chơi gặp nhau trên chiếu bài là chủ nhà Hội đồng Thì, ông Tây già chuyên vận xà rông và áo thun tơ, ông Năm Mắm và thầy Năm Dầu Tiếng.
Dân làng không biết lai lịch của ba tay chơi này nhưng mật thám mò ra được sau vụ đánh cướp táo bạo chủ Sở Cao su Dầu Tiếng, đánh ngay tại nhà băng Sài Gòn ở đường mé sông (bến Bạch Ðằng).
Ông Tây già xưng tên thầy Tư Hoảnh-Xăng là Bảy Viễn, ông Năm Mắm là Mười Trí, còn thầy Năm Dầu Tiếng không ai khác ngoài nhà báo Bảy Trấn.
Xin kể lại chuyện đánh cướp táo bạo chủ Sở Cao su Dầu Tiếng. Hai tay giang hồ "chém vè" tại Bến Tranh, ngày ngày đánh tứ sắc mãi đâm chán.
Một hôm đàn em của Bảy Viễn báo cáo tình hình: Ðã theo dõi tên Giám đốc Sở Cao su Dầu Tiếng hàng tuần đều tới nhà băng lãnh tiền phát lượng cho thầy thợ. Vậy là Bảy Viễn họp bàn với Mười Trí "đi hát" một chuyến cho vui. Kế hoạch được bàn kỹ: Bảy Viễn mướn xe Huê Kỳ -loại xe lô - đổi bảng số thành xe nhà, đích thân Bảy Viễn cầm lái. Mười Trí đóng vai cận vệ.
Ðúng giờ G sáng thứ bảy, Bảy Viễn lái xe tới đậu kế xe của thằng Tây giám đốc Sở Cao su Dầu Tiếng, bên hông nhà băng Sài Gòn. Bảy Viễn xách cặp da vô văn phòng, ngòi trên ghế thân chủ vờ mở sổ sách ra tính toán. Ðồng thời theo dõi thằng Tây chủ Sở Cao su Dầu Tiếng. Khi tên này ôm tiền ra xe thì Bảy Viễn xếp sổ sách lại, bước nhìn theo. Vừa thấy thằng Tây bước ra đường,
Mười Trí vội vã chòm qua xe thằng Tây, hỏi mượn bật lửa để đốt thuốn hút. Tên tài xế vô tình tìm bật lửa thì nhanh như chớp, Mười Trí chém mạnh bằng bàn tay vào gáy tên này. Hắn gục xuống tay lái bất tỉnh. Bảy Viễn chở thằng Tây chủ sở tới bên xe mới tấn công bằng gói bột ớt ném ngay vô cặp mắt. Tên này tá hỏa, buông va li và ôm mặt. Thế là Bảy Viễn chụp va li bạc ném vô xe rồi rồ ga vọt nhanh. Vì cả chủ và tài xế dầu lâm nạn nên không ai la làng.
Về đến sào huyệt Dầu Tiếng cả tuần, vụ cướp táo bạo trên mới được báo chí bàn tán xôn xao.
Các phóng viên đều nhất trí đánh cướp kiểu phóng xe Huê Kỳ là sở trường của Bảy Viễn. Có một tay mật thám tên Ðội Cầu, quê Bà Quẹo với Mười Trí đoán biết hai tay tổ đang "chém vè" ở đó nên cả hai mới rành đường đi nước bước của thằng Tây
giám đốc Sở Cao su Dầu Tiếng. Thế là vòng vây được giăng ra mà Dầu Tiếng, Bến Tranh là trung tâm điểm.
Nhưng Mười Trí đã may mắn thoát hiểm.
Sáng đó xe đạp Mười Trí cán đinh, phải ghé vá nơi vệ đường. Thình lình một xe chở đầy lính chạy lên, Mười Trí biết mật thám đã đánh hơi được nên ngay hôm ấy vọt xuống Sài Gòn. Còn Bảy Viễn thì vẫn "đậu chếnh" tại nhà Hội đồng Thì. Nhờ tai mắt của Hội dông Thì báo có lính tới, Bảy Viễn và Bảy Trấn kịp thời nhảy xuống xuồng bơi qua sông thoát hiểm...
Thời đó Sài Gòn mới có xe xích lô để tiến tới thay xe kéo bị báo chí chê là loại xe "người kéo người", không văn minh. Xích lô hồi đó kiểu còn thô kệch, ngồi không êm.
Tư Thiên thiết kế xích lô kiểu mới, dáng vẻ văn minh, chỗ ngồi có nệm êm.
Ðây là loại xích lô Coupeaud xuất hiện trước đó vài năm ở Nam Vang, sau mới có tại Sài Gòn.
Tư Thiên nhanh tay mướn đóng hàng loạt xích lô kiểu mới, đặt cho nó cái tên thật kêu là "phô tơi ba bánh".
Nhà nước cho phép lưu hành loại "phô tơi ba bánh" này.
Tổng số xe xích lô loại mới chạy khắp Sài Gòn - Chợ Lớn những năm đầu thập niên 40 là 30 chiếc và tất cả đều thuộc một chủ: Tư Thiên.
Về sau, Tư Thiên lập hội chủ xe xích lô phô tơi ba bánh, số hội viên lên mấy chục người, trong đó có Bảy Viễn.
Cả Sài Gòn - Chợ Lớn có trên 200 chiếc.
Nhờ biết làm ăn lớn nên Maurice Thiên phất to đi xe hơi hiệu Citroen màu xanh lá cây và trúng thầu nhiều cú áp phe béo bở như vụ thầu xe giải khát "camion Duvette" trong cuộc đua xe đạp vòng quanh Ðông Dương.
Bảy Viễn chỉ lái chiếc xe giải khát này, nhưng trong một tháng rong ruổi trên đường thiên lý, Bảy Viễn thấy được tầm vóc của người bạn Tàu lai vô dân Pháp: Tư Thiên là tay buôn lậu quốc tế.
Theo cuộc đua vòng quanh Ðông Dương chỉ là hình thức nghi trang cho việc buôn lậu vàng và á phiện - hai mặt hàng đem lại nhiều lợi nhuận cho các tay buôn lậu.
Nhưng tình hình không cho phép Bảy Viễn sống nhàn nhã dựa vào thế lực của Tư Thiên. Nhật đổ quân lên Ðông Dương khiến Pháp lo ngại một cuộc nổi loạn như Nam Kỳ Khởi Nghĩa tháng 11,1940. Do đó Pháp truy quét các phần tử nguy hiểm cho an ninh trật tự của người Pháp. Những người ghi tên vào sổ đen đều bị bắt, trước nhất là những người làm quốc sự. Kế đến là các giáo phái làm chính trị như Cao Ðài, Hòa Hảo. Sau cùng tới các tay du đãng, giang hồ như Bảy Viễn, Mười Trí. Vậy là "tam thập lục kế, dĩ đào vi thượng sách".
Bảy Viễn theo Mười Trí "chém vè" tại Bến Tranh. Không ngờ về nơi sơn cùng thủy tận này, họ gặp một chiến sĩ cộng sản trí thức lừng danh: Bảy Trấn.
Bảy Trấn là dân Chợ Ðệm, quận Bình Chánh, tỉnh Chợ Lớn. Ðang học ban tú tài Trường Trung học Pétrus Ký, anh bỏ học, theo đàn anh làm báo rồi làm chính trị. Tờ báo Dân Chúng mà Bảy Trấn cộng tác là tờ báo nổi tiếng nhất hồi 1938.
Báo này đã làm một cuộc cách mạng báo chí là không xin phép nhà cầm quyền thực dân. Ðây là vấn đề pháp lý rất tinh tế. Luật báo chí bên chánh quốc quy định không cần phải xin phép. Báo mới ra chỉ cần nạp bản và lo đủ thủ tục như trình báo rõ tên báo, tên người quán lý cùng địa chỉ. Nhưng bọn thực dân cầm quyền sợ dân thuộc địa hưởng quyền tự do báo chí như dân bên chánh quốc nên chúng ra sắc lệnh phải xin phép mới được in báo.
Luật sư nổi tiếng Phan Văn Trường từng hành nghề mấy chục năm ở Pháp gợi ý cho những nhà làm quốc sự Nam Kỳ cứ việc ra báo mà không cần xin phép vì theo tinh thần luật pháp thì một sắc lệnh (arrêté) của Toàn quyền Ðông Dương không thể qua mặt được một đạo luật (decret) do Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất nước vạch ra.
Nghe luật sư Phan Văn Trường mách nước, các nhà cách mạng Nam Kỳ lén ra báo Dân Chúng mà không xin phép. Khi thực dân truy quét các phần tử nguy hiểm, Bảy Trấn nhanh chân nhảy lên Bến Tranh, gần Dầu Tiếng "chém vè".
Cũng trong thời điểm trên, dân Bến Tranh thấy một lão Tây già xưng là thầy Tư Hoảnh-Xăng tối ngày vận xà-rông và áo thun tơ thả lên nhà Hội đồng Thì "đậu chếnh".
Hội đồng Thì là dân có máu mặt ở Bến Tranh, ông ta có biệt danh là "le coq du village" (con gà trống trong làng - ám chỉ người giàu nhất).
Hội đồng Thì có em vợ là Xã Mỹ cũng là tay giàu có, quanh năm chỉ thích "điều binh khiển tướng" (đánh bài tứ sắc). Không nơi đâu an toàn cho dân mang bệnh xòe bằng nhà Hội đồng Thì.
Vầy là nơi đây tập trung dân chơi tứ chiếng, có thầy Tư Hoảnh-Xăng không biết từ đâu trôi giạt về.
Sau lão Tây già là ông Năm Mắm. Do vợ có cơ sở làm ăn vững chắc, ông Năm Mắm không cần phải làm gì mà chỉ ở không "trong veo". Ở không mãi cũng đâm chán nên ông Năm Mắm thả lên nhà Hội đông Thì "đậu chếnh" giết thì giờ.
Vậy là anh hùng tương ngộ: bốn tay chơi gặp nhau trên chiếu bài là chủ nhà Hội đồng Thì, ông Tây già chuyên vận xà rông và áo thun tơ, ông Năm Mắm và thầy Năm Dầu Tiếng.
Dân làng không biết lai lịch của ba tay chơi này nhưng mật thám mò ra được sau vụ đánh cướp táo bạo chủ Sở Cao su Dầu Tiếng, đánh ngay tại nhà băng Sài Gòn ở đường mé sông (bến Bạch Ðằng).
Ông Tây già xưng tên thầy Tư Hoảnh-Xăng là Bảy Viễn, ông Năm Mắm là Mười Trí, còn thầy Năm Dầu Tiếng không ai khác ngoài nhà báo Bảy Trấn.
Xin kể lại chuyện đánh cướp táo bạo chủ Sở Cao su Dầu Tiếng. Hai tay giang hồ "chém vè" tại Bến Tranh, ngày ngày đánh tứ sắc mãi đâm chán.
Một hôm đàn em của Bảy Viễn báo cáo tình hình: Ðã theo dõi tên Giám đốc Sở Cao su Dầu Tiếng hàng tuần đều tới nhà băng lãnh tiền phát lượng cho thầy thợ. Vậy là Bảy Viễn họp bàn với Mười Trí "đi hát" một chuyến cho vui. Kế hoạch được bàn kỹ: Bảy Viễn mướn xe Huê Kỳ -loại xe lô - đổi bảng số thành xe nhà, đích thân Bảy Viễn cầm lái. Mười Trí đóng vai cận vệ.
Ðúng giờ G sáng thứ bảy, Bảy Viễn lái xe tới đậu kế xe của thằng Tây giám đốc Sở Cao su Dầu Tiếng, bên hông nhà băng Sài Gòn. Bảy Viễn xách cặp da vô văn phòng, ngòi trên ghế thân chủ vờ mở sổ sách ra tính toán. Ðồng thời theo dõi thằng Tây chủ Sở Cao su Dầu Tiếng. Khi tên này ôm tiền ra xe thì Bảy Viễn xếp sổ sách lại, bước nhìn theo. Vừa thấy thằng Tây bước ra đường,
Mười Trí vội vã chòm qua xe thằng Tây, hỏi mượn bật lửa để đốt thuốn hút. Tên tài xế vô tình tìm bật lửa thì nhanh như chớp, Mười Trí chém mạnh bằng bàn tay vào gáy tên này. Hắn gục xuống tay lái bất tỉnh. Bảy Viễn chở thằng Tây chủ sở tới bên xe mới tấn công bằng gói bột ớt ném ngay vô cặp mắt. Tên này tá hỏa, buông va li và ôm mặt. Thế là Bảy Viễn chụp va li bạc ném vô xe rồi rồ ga vọt nhanh. Vì cả chủ và tài xế dầu lâm nạn nên không ai la làng.
Về đến sào huyệt Dầu Tiếng cả tuần, vụ cướp táo bạo trên mới được báo chí bàn tán xôn xao.
Các phóng viên đều nhất trí đánh cướp kiểu phóng xe Huê Kỳ là sở trường của Bảy Viễn. Có một tay mật thám tên Ðội Cầu, quê Bà Quẹo với Mười Trí đoán biết hai tay tổ đang "chém vè" ở đó nên cả hai mới rành đường đi nước bước của thằng Tây
giám đốc Sở Cao su Dầu Tiếng. Thế là vòng vây được giăng ra mà Dầu Tiếng, Bến Tranh là trung tâm điểm.
Nhưng Mười Trí đã may mắn thoát hiểm.
Sáng đó xe đạp Mười Trí cán đinh, phải ghé vá nơi vệ đường. Thình lình một xe chở đầy lính chạy lên, Mười Trí biết mật thám đã đánh hơi được nên ngay hôm ấy vọt xuống Sài Gòn. Còn Bảy Viễn thì vẫn "đậu chếnh" tại nhà Hội đồng Thì. Nhờ tai mắt của Hội dông Thì báo có lính tới, Bảy Viễn và Bảy Trấn kịp thời nhảy xuống xuồng bơi qua sông thoát hiểm...
Tác giả :
Nguyên Hùng