Bảy Thanh Hung Giản
Quyển 4 - Chương 7
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Đêm sâu người lặng.
Thần Côn đứng trước bể cá, mông chổng lên, tấm tắc ca thán xem Hung Giản trong nước, cũng không biết lão kiếm đâu ra được cái kính lúp, thỉnh thoảng lại giơ lên trước mắt, giống như một học giả cao tuổi mê mẩn nghiên cứu không màng chuyện bên ngoài.
Nói: “Đây là phượng là hoàng đó, cậu nhìn đường vân này đi này, tỉ mỉ tinh tế, tay tạc tượng điêu khắc giỏi nhất cũng không tạc nổi thế này đâu."
La Nhận hơi mệt mỏi, mưa đã ngớt đi nhiều nhưng vẫn tí tách không ngừng, giữa đêm khuya thanh vắng lại nổi lên cảm giác lạnh lẽo.
Thần Côn đến thăm, La Nhận cũng không coi là chuyện gì quan trọng, ông chú này cũng luôn mồm quang quác, nói lão hiểu biết thông thạo, lão lại chỉ đầy miệng suy đoán, nhưng nói lão chẳng hiểu gì thì lần nào lần nấy lão đều lý lẽ đâu ra đấy – hệt như cái tên lão vậy, “Thần Côn", không tin cũng không được mà tin hẳn cũng chẳng xong.
La Nhận nói: “Đêm nay chú ở lại đây đi, bác Trịnh đã dọn xong phòng cho khách ở tầng dưới rồi, ở hay không tùy chú, ở bao lâu cũng tùy chú. Không có chuyện gì, tôi đi ngủ trước đây."
Anh xoay người định đi, Thần Côn ở phía sau gọi anh: “La Nhận."
Mất một lúc lâu, La Nhận cảm thấy kì quặc, nhưng lại không biết kì quặc chỗ nào – mãi sau mới nhận ra.
Thần Côn vẫn thường không nghiêm chỉnh, đó giờ luôn gọi anh là “Củ Cải Nhỏ", đây dường như là lần đầu tiên gọi cả họ cả tên anh ra.
Giọng điệu còn trịnh trọng hiếm có.
La Nhận quay đầu.
Thần Côn kéo cái ghế ngồi xuống, chỉ vào vách bể cá: “Người rối dây câu, tiên nhân chỉ lối, hổ phách màu son, ba vụ rồi."
Phải, ba vụ rồi.
“Có cảm giác gì không?"
Cảm giác? La Nhận cau mày: Chuyện này thì có thể có cảm giác gì?
Thần Côn nói: “Cậu không thể giống lừa kéo xe thế được, quất một roi mới đi một bước, cậu phải suy nghĩ đi chứ."
Mắt lão đảo tròn, hai đầu ngón tay đặt lên hai bên thái dương, làm bộ muốn khởi động suy nghĩ.
La Nhận vừa bực mình vừa buồn cười.
“Cậu đã bao giờ nghĩ, Hung Giản này là từ đâu tới, tại sao lại có bảy thanh chưa? Vì sao lại xuất hiện ở những nơi mà các cậu tìm thấy? Vì sao lại muốn hại người? Chỉ để hại người thôi sao? Hay là có mục đích gì khác? Thu thập chúng vì sao lại quan trọng đến thế?"
Vì sao vì sao, Thần Côn như đột nhiên biến thành cái kho mười ngàn câu hỏi vì sao.
La Nhận hỏi: “Chú biết à?"
“Tôi cũng không biết, nhưng ít nhất thì tôi cũng đang suy nghĩ mà." Mông Thần Côn xoay xoay trên ghế, lại quay người về phía bể cá.
La Nhận nghe thấy lão lẩm bẩm: “Cũng đâu phải chơi đập chuột, ra con nào đập con đấy, giữa chúng, bao giờ cũng có mối liên hệ…"
Có lẽ, nhưng liên hệ ở chỗ nào?
Lúc La Nhận rời đi, Thần Côn vẫn đang trầm tư suy nghĩ, hai chân xếp bằng, một tay tận sức chống cằm, trông như phiên bản khôi hài của bức tượng “Người suy tưởng" (*).
(*) Tượng “Le Penseur (The Thinker)" nổi tiếng của nhà điêu khắc người Pháp Auguste Rodin.
Đêm nay, La Nhận ngủ không ngon, lời Thần Côn nói, chuyện của Mộc Đại, quấy nhiễu khiến anh khó lòng nào yên giấc, mơ thấy rất nhiều giấc mộng chồng chéo rối rắm.
Mơ thấy mình đang đi trên đường, cử động của người qua đường bỗng nhiên cứng ngắc, tứ chi như bị những sợi dây vô hình điều khiển; mơ thấy biển lớn dậy lên sóng dữ, nước biển dạt sang hai bên để lộ ra đáy biển, xương thú xếp thành một bức vẽ khổng lồ hiện rõ ràng ngay trước mắt, mơ thấy Tảo Tình Nương treo dưới mái hiên, hốt nhiên kỳ dị chớp mắt với mình, giống như đang nói: Ngươi đoán xem, liên hệ ở chỗ nào?
Cuối cùng mơ thấy Mộc Đại.
Cô ngồi trong bóng đêm, quanh người bọc trong một quầng sáng bảo hộ nhàn nhạt, ngửa mặt lên mỉm cười với anh.
La Nhận đi qua ôm cô, cảm thấy người xưa hình dung khuê nữ là nhuyễn ngọc ôn hương thật không sai chút nào.
Anh cúi đầu hôn lên má cô, hỏi cô: “Đi đâu thế?"
Cô nhìn anh cười xảo trá, nói: “Anh đoán xem."
…
Mơ đến đây thì đứt, tỉnh lại đã là năm giờ sáng.
La Nhận cười khổ: Bảo anh đoán, anh biết đoán thế nào đây?
Cũng không buồn ngủ nữa, đành đứng dậy, đi sang phòng đặt Hung Giản.
Đèn trong phòng đã tắt, lặng thinh không một tiếng động, cứ tưởng là Thần Côn đã xuống phòng khách dưới tầng ngủ, ai ngờ vừa mở đèn lên, trên mặt kính bể cá thình lình xuất hiện một mẩu giấy trắng dùng băng dính dán lên.
Chữ trên giấy xiêu xiêu vẹo vẹo.
Tôi đi ải Hàm Cốc đây.
***
Bác gái Trịnh Thủy Ngọc và bác trai Hà Cường đang thì thầm với nhau trong góc, Trịnh Lê cảm thấy rất xấu hổ.
Cô hơi thấp thỏm nhìn Mộc Đại.
Là cô đưa Mộc Đại tới đây, trên xe khách, cô cảm kích Mộc Đại ra tay cứu giúp nên ra sức nghĩ cách báo đáp cô, biết cô muốn tìm người, bèn vội vàng lôi bác mình ra: “Bác gái em ở huyện Nam Điền rất lâu rồi, đó là một cái huyện nhỏ, người chị muốn tìm, bác em chắc chắn có biết."
Lại hỏi Mộc Đại có chỗ dừng chân không: “Nếu chị không chê, hay là ở chung với em đi.
Quán cơm của bác em đang cần người, chị ở lại đó làm việc cũng không được mà."
Nói chắc nịch, đến rồi mới biết, quán cơm của Trịnh Thủy Ngọc cũng chỉ là buôn bán nhỏ mà thôi.
Thấy cô còn tha thêm một người tới, sắc mặt Trịnh Thủy Ngọc nhất thời sa sầm.
Mộc Đại lại làm như không phát hiện ra, dựa người vào cửa quán nhìn ra ngoài quan sát: Đây là một con phố nhỏ hẹp, hơi thở cuộc sống nồng đậm, đầu đường có một tiệm tạp hóa, cuối đường có hàng rau củ, sửa xe đạp, cắt tóc, muốn gì có nấy, giống như một thế giới thu nhỏ.
Chếch phía đối diện có một xe bán kẹo bông gòn, bàn đạp máy, cần gỗ quấn vòng quay tròn, từng sợi kẹo bông quấn lên, đùm đùm, thế là được một cái bọc mập mập trắng phau.
Mộc Đại nhìn một hồi thì nổi hứng, sải bước đi qua, hỏi giá, một cây hai tệ.
Cô mua một cây, toàn bộ tài sản phút chốc tiêu hơn nửa.
Nhưng chẳng hề gì, kéo một miếng ra bỏ vào miệng, đầu lưỡi đè xuống, lại nhẹ nhàng cuộn lên, từng sợi đường dập dờn trong miệng.
Hạnh phúc đến độ không quá chân thực.
Trịnh Lê bắt đầu luống cuống, hạ giọng.
“Chị Mộc Mộc, nếu bác em không muốn… Chị cũng đừng tức giận, em có thể nghĩ cách."
Một cô nhóc mới mười bảy, có thể nghĩ ra cách gì? Mộc Đại nói: “Họ sẽ dùng tôi thôi."
Cô nói chắc như đinh đóng cột.
Cùng lúc đó, Trịnh Thủy Ngọc hạ quyết tâm.
Cô gái này xinh đẹp, có thể thu hút khách vào quán: Khách quen của quán toàn là mấy thằng nhóc choai choai, có đứa nào mà không thích gái đẹp đâu?
Còn nữa, Tiểu Lê Nhi nói cô nàng biết võ: Vậy càng tốt, trong quán người đến sinh sự cũng không ít, đánh nhau khó tránh khỏi sẽ vạ lây sang người vô tội – lần trước có một tên côn đồ uống say gây rối, chồng mình Hà Cường ra ngăn cản, còn bị trúng một gạch lên mặt cơ đấy.
Có người biết võ sẽ bớt lo hơn.
***
Phòng ở tầng hai, thấp bé, chật chội, ẩm ướt, Trịnh Lê khăng khăng nhất định muốn nhường giường cho Mộc Đại, còn mình thì ngủ trên cái giường gấp lò xo đơn.
Ngày đầu tiên chưa phải đi làm, Mộc Đại nói: “Tôi ra ngoài một chút."
Cô cũng không nói mình đi đâu, một mình xuống nhà, Trịnh Lê nhoài người trên cửa sổ, đợi một lúc thì thấy Mộc Đại đi ra.
Cô đút hai tay vào túi áo, chậm rãi đi qua một sạp hàng đối diện đường, rẽ qua một góc phố là không thấy bóng dáng đâu nữa.
Trịnh Thủy Ngọc đi lên, tay phải xách siêu nước, tay trái cắp mấy cái chậu nước lồng vào nhau, hỏi cô: “Cô gái Mộc Đại này sao không có hành lí gì thế?"
Trịnh Lê nói: “Chắc là trên đường vứt đi rồi."
Bỗng nghĩ đến điều gì: “Bác, có bàn chải, khăn mặt, dép đi trong nhà mới chưa dùng đến không ạ? Chị Mộc Mộc hẳn cũng cần dùng."
Trịnh Thủy Ngọc sầm mặt: “Không có!"
Lại chỉ sang đối diện: “Dưới nhà có cái siêu thị nhỏ, không tự mình mua được hả?"
Trịnh Lê không vui, cảm thấy bác mình, có mấy cái lặt vặt thôi mà cũng bủn xỉn nữa.
Cô lấy ví tiền lẻ của mình ra, cầm trong tay, ngẩng đầu lạch bạch xuống nhà.
***
Huyện Nam Điền rất nhỏ, đi thẳng theo một hướng, chỉ mất nửa tiếng là có thể đi tới rìa ngoài phố huyện.
Tên sao chỗ vậy, cánh đồng ngô vàng ruộm, lác đác có cả cà chua, đi lên bờ ruộng được mấy bước, gặp ngay một con ngỗng trắng.
Mộc Đại theo đường cũ trở về.
Phố xá khói bụi mù mịt, rất nhiều xe, chủ yếu toàn là xe đạp và xe máy, ở đầu cầu có một sạp bán đồ ăn vặt lớn, chủ sạp mặc một cái tạp dề nhớp nháp, đang chiên bánh củ cải.
Không ai ra mắng mỏ xua đuổi là làm ảnh hưởng tới bộ mặt thành phố, phố huyện nhỏ chính là như thế, dơ dáy thì dơ dáy thật, nhưng cũng khiến người ta cảm thấy thân thương thoải mái.
Có đứa nhỏ trốn học, đeo cặp sách ngồi xổm ven đường đánh bài.
Bánh củ cải một tệ một cái.
Mộc Đại đứng bên chảo dầu đợi, xem mặt bánh củ cải phết tương đảo lên lộn xuống không lối thoát trong dầu sôi.
Cô bắt chuyện với chủ sạp.
“Cháu nhớ là trước đây, đứng ở đầu cầu, nhìn về phía đó, có một tòa nhà, vuông vức, đen sì."
Chủ sạp cầm muôi lật, mờ mịt nhìn về phía cô chỉ, nơi đó bây giờ đã xây nhà mới, trên nóc là một tấm biển quảng cáo lớn, trên quảng cáo là hình một ngôi sao Hàn Quốc dạo trước rất đình đám Kim Soo Hyun giơ ngón cái, bên cạnh là dòng chữ quảng cáo.
Đào tạo tiếng Anh siêu nhanh siêu chuẩn! Tương lai tươi đẹp cho ngày mai!
Chắc cả đời này Kim Soo Hyun cũng không biết mình từng nhận một quảng cáo như vậy.
Chủ sạp nhíu mày, dùng muôi lật một cái bánh củ cải, bĩu môi lớn tiếng hỏi: “Trước đây là bao lâu? Không nhớ."
Mộc Đại nói: “Khi cháu còn bé."
Chủ sạp liếc cô một cái: “Khi cháu còn bé? Mười lăm năm? Hai mươi năm?"
Bà ta một lần nữa nhìn về phía Mộc Đại chỉ, dường như nhớ ra gì đó: “À, đúng rồi, nhớ là có, nhưng đập đi rồi."
“Người trong tòa nhà đó đi đâu hết rồi ạ?"
Chủ sạp nhanh tay vớt bánh củ cải ra khỏi chảo, đặt lên kệ nhỏ dầu: “Giải tán hết rồi, nên dọn đi dâu thì dọn tới đó thôi."
***
Đêm, Mộc Đại không ngủ được.
Căn phòng nhỏ oi bức, muỗi cũng xuất hiện sớm hơn bình thường, vo ve quấy nhiễu lòng người, Trịnh Lê nằm trên giường nhỏ tức tối vô cùng, bốp bốp đập muỗi không ngơi tay.
Vừa đập muỗi vừa nói chuyện với Mộc Đại.
“Chị Mộc Mộc, em hỏi bác em rồi, bác nói tòa nhà đó đã phá từ mười năm trước, đó là nhà cũ, sau thành nhà thuộc diện sắp hỏng, thiết bị lắp đặt cũng không tốt.
Đúng là không tốt.
Trước mắt Mộc Đại như hiện lên cái cầu thang chật hẹp, rãnh nước mọc rêu xanh kín, vòi nước vừa mở ra, ống nước bằng nhựa lập tức rung lên ông ông, nước trong ống như muốn phun bật ra.
“Chị Mộc Mộc, chị chỉ nhớ người muốn tìm thích đi giày cao gót thôi à? Tên thì sao, không nhớ được?"
Không nhớ được, trí nhớ của trẻ con thường rất kỳ lạ.
Cô nhớ là nhìn từ đầu cầu có thể thấy được nhà mình ở tòa nhà vuông vắn cũ.
Nhớ ngày bị đưa tới cô nhi viện, ở đầu cầu có một xe khách đường dài đỗ lại, tài xê gân cổ lên gào: “Nam Điền, Nam Điền, xuất phát!"
Nhớ rãnh nước trong căn nhà cũ, và hộp bánh quy đầy vụn dư.
Duy chỉ có người cô gọi là “Mẹ" ấy thì không nhớ.
Không nhớ tên bà ấy là gì, không nhớ mặt bà trông như thế nào, bởi vì khuôn mặt bà luôn rất mờ nhạt, đắp dày phấn son sần sùi.
Ấn tượng sâu nhất là giày của bà ấy, là do khi đó mình còn nhỏ lùn nên tầm mắt cũng thấp sao?
Bà ấy thích đi giày cao gót, cặp chân gầy trơ xương ương ngạnh nhét vào đôi giày không vừa vặn, bàn chân bị mài đỏ, gót chân bị ma xát đến độ bọng nước cũng chẳng buồn nổi lên.
Mộc Đại nói: “Bà ấy thích đi giày cao gót, nhất là màu đỏ, khi đó, cả tòa nhà cũng không có mấy ai ăn diện như vậy."
Bốp một tiếng, Trịnh Lê lại đập chết một con muỗi.
Nói: “Vậy là tốt rồi, chúng ta khi nào rảnh thì đi hỏi thăm một chút, trong huyện này có rất nhiều hộ gia đình cũ, ở đây đã mười mấy hai mươi năm, chắc chắn sẽ có người còn nhớ."
Đêm sâu người lặng.
Thần Côn đứng trước bể cá, mông chổng lên, tấm tắc ca thán xem Hung Giản trong nước, cũng không biết lão kiếm đâu ra được cái kính lúp, thỉnh thoảng lại giơ lên trước mắt, giống như một học giả cao tuổi mê mẩn nghiên cứu không màng chuyện bên ngoài.
Nói: “Đây là phượng là hoàng đó, cậu nhìn đường vân này đi này, tỉ mỉ tinh tế, tay tạc tượng điêu khắc giỏi nhất cũng không tạc nổi thế này đâu."
La Nhận hơi mệt mỏi, mưa đã ngớt đi nhiều nhưng vẫn tí tách không ngừng, giữa đêm khuya thanh vắng lại nổi lên cảm giác lạnh lẽo.
Thần Côn đến thăm, La Nhận cũng không coi là chuyện gì quan trọng, ông chú này cũng luôn mồm quang quác, nói lão hiểu biết thông thạo, lão lại chỉ đầy miệng suy đoán, nhưng nói lão chẳng hiểu gì thì lần nào lần nấy lão đều lý lẽ đâu ra đấy – hệt như cái tên lão vậy, “Thần Côn", không tin cũng không được mà tin hẳn cũng chẳng xong.
La Nhận nói: “Đêm nay chú ở lại đây đi, bác Trịnh đã dọn xong phòng cho khách ở tầng dưới rồi, ở hay không tùy chú, ở bao lâu cũng tùy chú. Không có chuyện gì, tôi đi ngủ trước đây."
Anh xoay người định đi, Thần Côn ở phía sau gọi anh: “La Nhận."
Mất một lúc lâu, La Nhận cảm thấy kì quặc, nhưng lại không biết kì quặc chỗ nào – mãi sau mới nhận ra.
Thần Côn vẫn thường không nghiêm chỉnh, đó giờ luôn gọi anh là “Củ Cải Nhỏ", đây dường như là lần đầu tiên gọi cả họ cả tên anh ra.
Giọng điệu còn trịnh trọng hiếm có.
La Nhận quay đầu.
Thần Côn kéo cái ghế ngồi xuống, chỉ vào vách bể cá: “Người rối dây câu, tiên nhân chỉ lối, hổ phách màu son, ba vụ rồi."
Phải, ba vụ rồi.
“Có cảm giác gì không?"
Cảm giác? La Nhận cau mày: Chuyện này thì có thể có cảm giác gì?
Thần Côn nói: “Cậu không thể giống lừa kéo xe thế được, quất một roi mới đi một bước, cậu phải suy nghĩ đi chứ."
Mắt lão đảo tròn, hai đầu ngón tay đặt lên hai bên thái dương, làm bộ muốn khởi động suy nghĩ.
La Nhận vừa bực mình vừa buồn cười.
“Cậu đã bao giờ nghĩ, Hung Giản này là từ đâu tới, tại sao lại có bảy thanh chưa? Vì sao lại xuất hiện ở những nơi mà các cậu tìm thấy? Vì sao lại muốn hại người? Chỉ để hại người thôi sao? Hay là có mục đích gì khác? Thu thập chúng vì sao lại quan trọng đến thế?"
Vì sao vì sao, Thần Côn như đột nhiên biến thành cái kho mười ngàn câu hỏi vì sao.
La Nhận hỏi: “Chú biết à?"
“Tôi cũng không biết, nhưng ít nhất thì tôi cũng đang suy nghĩ mà." Mông Thần Côn xoay xoay trên ghế, lại quay người về phía bể cá.
La Nhận nghe thấy lão lẩm bẩm: “Cũng đâu phải chơi đập chuột, ra con nào đập con đấy, giữa chúng, bao giờ cũng có mối liên hệ…"
Có lẽ, nhưng liên hệ ở chỗ nào?
Lúc La Nhận rời đi, Thần Côn vẫn đang trầm tư suy nghĩ, hai chân xếp bằng, một tay tận sức chống cằm, trông như phiên bản khôi hài của bức tượng “Người suy tưởng" (*).
(*) Tượng “Le Penseur (The Thinker)" nổi tiếng của nhà điêu khắc người Pháp Auguste Rodin.
Đêm nay, La Nhận ngủ không ngon, lời Thần Côn nói, chuyện của Mộc Đại, quấy nhiễu khiến anh khó lòng nào yên giấc, mơ thấy rất nhiều giấc mộng chồng chéo rối rắm.
Mơ thấy mình đang đi trên đường, cử động của người qua đường bỗng nhiên cứng ngắc, tứ chi như bị những sợi dây vô hình điều khiển; mơ thấy biển lớn dậy lên sóng dữ, nước biển dạt sang hai bên để lộ ra đáy biển, xương thú xếp thành một bức vẽ khổng lồ hiện rõ ràng ngay trước mắt, mơ thấy Tảo Tình Nương treo dưới mái hiên, hốt nhiên kỳ dị chớp mắt với mình, giống như đang nói: Ngươi đoán xem, liên hệ ở chỗ nào?
Cuối cùng mơ thấy Mộc Đại.
Cô ngồi trong bóng đêm, quanh người bọc trong một quầng sáng bảo hộ nhàn nhạt, ngửa mặt lên mỉm cười với anh.
La Nhận đi qua ôm cô, cảm thấy người xưa hình dung khuê nữ là nhuyễn ngọc ôn hương thật không sai chút nào.
Anh cúi đầu hôn lên má cô, hỏi cô: “Đi đâu thế?"
Cô nhìn anh cười xảo trá, nói: “Anh đoán xem."
…
Mơ đến đây thì đứt, tỉnh lại đã là năm giờ sáng.
La Nhận cười khổ: Bảo anh đoán, anh biết đoán thế nào đây?
Cũng không buồn ngủ nữa, đành đứng dậy, đi sang phòng đặt Hung Giản.
Đèn trong phòng đã tắt, lặng thinh không một tiếng động, cứ tưởng là Thần Côn đã xuống phòng khách dưới tầng ngủ, ai ngờ vừa mở đèn lên, trên mặt kính bể cá thình lình xuất hiện một mẩu giấy trắng dùng băng dính dán lên.
Chữ trên giấy xiêu xiêu vẹo vẹo.
Tôi đi ải Hàm Cốc đây.
***
Bác gái Trịnh Thủy Ngọc và bác trai Hà Cường đang thì thầm với nhau trong góc, Trịnh Lê cảm thấy rất xấu hổ.
Cô hơi thấp thỏm nhìn Mộc Đại.
Là cô đưa Mộc Đại tới đây, trên xe khách, cô cảm kích Mộc Đại ra tay cứu giúp nên ra sức nghĩ cách báo đáp cô, biết cô muốn tìm người, bèn vội vàng lôi bác mình ra: “Bác gái em ở huyện Nam Điền rất lâu rồi, đó là một cái huyện nhỏ, người chị muốn tìm, bác em chắc chắn có biết."
Lại hỏi Mộc Đại có chỗ dừng chân không: “Nếu chị không chê, hay là ở chung với em đi.
Quán cơm của bác em đang cần người, chị ở lại đó làm việc cũng không được mà."
Nói chắc nịch, đến rồi mới biết, quán cơm của Trịnh Thủy Ngọc cũng chỉ là buôn bán nhỏ mà thôi.
Thấy cô còn tha thêm một người tới, sắc mặt Trịnh Thủy Ngọc nhất thời sa sầm.
Mộc Đại lại làm như không phát hiện ra, dựa người vào cửa quán nhìn ra ngoài quan sát: Đây là một con phố nhỏ hẹp, hơi thở cuộc sống nồng đậm, đầu đường có một tiệm tạp hóa, cuối đường có hàng rau củ, sửa xe đạp, cắt tóc, muốn gì có nấy, giống như một thế giới thu nhỏ.
Chếch phía đối diện có một xe bán kẹo bông gòn, bàn đạp máy, cần gỗ quấn vòng quay tròn, từng sợi kẹo bông quấn lên, đùm đùm, thế là được một cái bọc mập mập trắng phau.
Mộc Đại nhìn một hồi thì nổi hứng, sải bước đi qua, hỏi giá, một cây hai tệ.
Cô mua một cây, toàn bộ tài sản phút chốc tiêu hơn nửa.
Nhưng chẳng hề gì, kéo một miếng ra bỏ vào miệng, đầu lưỡi đè xuống, lại nhẹ nhàng cuộn lên, từng sợi đường dập dờn trong miệng.
Hạnh phúc đến độ không quá chân thực.
Trịnh Lê bắt đầu luống cuống, hạ giọng.
“Chị Mộc Mộc, nếu bác em không muốn… Chị cũng đừng tức giận, em có thể nghĩ cách."
Một cô nhóc mới mười bảy, có thể nghĩ ra cách gì? Mộc Đại nói: “Họ sẽ dùng tôi thôi."
Cô nói chắc như đinh đóng cột.
Cùng lúc đó, Trịnh Thủy Ngọc hạ quyết tâm.
Cô gái này xinh đẹp, có thể thu hút khách vào quán: Khách quen của quán toàn là mấy thằng nhóc choai choai, có đứa nào mà không thích gái đẹp đâu?
Còn nữa, Tiểu Lê Nhi nói cô nàng biết võ: Vậy càng tốt, trong quán người đến sinh sự cũng không ít, đánh nhau khó tránh khỏi sẽ vạ lây sang người vô tội – lần trước có một tên côn đồ uống say gây rối, chồng mình Hà Cường ra ngăn cản, còn bị trúng một gạch lên mặt cơ đấy.
Có người biết võ sẽ bớt lo hơn.
***
Phòng ở tầng hai, thấp bé, chật chội, ẩm ướt, Trịnh Lê khăng khăng nhất định muốn nhường giường cho Mộc Đại, còn mình thì ngủ trên cái giường gấp lò xo đơn.
Ngày đầu tiên chưa phải đi làm, Mộc Đại nói: “Tôi ra ngoài một chút."
Cô cũng không nói mình đi đâu, một mình xuống nhà, Trịnh Lê nhoài người trên cửa sổ, đợi một lúc thì thấy Mộc Đại đi ra.
Cô đút hai tay vào túi áo, chậm rãi đi qua một sạp hàng đối diện đường, rẽ qua một góc phố là không thấy bóng dáng đâu nữa.
Trịnh Thủy Ngọc đi lên, tay phải xách siêu nước, tay trái cắp mấy cái chậu nước lồng vào nhau, hỏi cô: “Cô gái Mộc Đại này sao không có hành lí gì thế?"
Trịnh Lê nói: “Chắc là trên đường vứt đi rồi."
Bỗng nghĩ đến điều gì: “Bác, có bàn chải, khăn mặt, dép đi trong nhà mới chưa dùng đến không ạ? Chị Mộc Mộc hẳn cũng cần dùng."
Trịnh Thủy Ngọc sầm mặt: “Không có!"
Lại chỉ sang đối diện: “Dưới nhà có cái siêu thị nhỏ, không tự mình mua được hả?"
Trịnh Lê không vui, cảm thấy bác mình, có mấy cái lặt vặt thôi mà cũng bủn xỉn nữa.
Cô lấy ví tiền lẻ của mình ra, cầm trong tay, ngẩng đầu lạch bạch xuống nhà.
***
Huyện Nam Điền rất nhỏ, đi thẳng theo một hướng, chỉ mất nửa tiếng là có thể đi tới rìa ngoài phố huyện.
Tên sao chỗ vậy, cánh đồng ngô vàng ruộm, lác đác có cả cà chua, đi lên bờ ruộng được mấy bước, gặp ngay một con ngỗng trắng.
Mộc Đại theo đường cũ trở về.
Phố xá khói bụi mù mịt, rất nhiều xe, chủ yếu toàn là xe đạp và xe máy, ở đầu cầu có một sạp bán đồ ăn vặt lớn, chủ sạp mặc một cái tạp dề nhớp nháp, đang chiên bánh củ cải.
Không ai ra mắng mỏ xua đuổi là làm ảnh hưởng tới bộ mặt thành phố, phố huyện nhỏ chính là như thế, dơ dáy thì dơ dáy thật, nhưng cũng khiến người ta cảm thấy thân thương thoải mái.
Có đứa nhỏ trốn học, đeo cặp sách ngồi xổm ven đường đánh bài.
Bánh củ cải một tệ một cái.
Mộc Đại đứng bên chảo dầu đợi, xem mặt bánh củ cải phết tương đảo lên lộn xuống không lối thoát trong dầu sôi.
Cô bắt chuyện với chủ sạp.
“Cháu nhớ là trước đây, đứng ở đầu cầu, nhìn về phía đó, có một tòa nhà, vuông vức, đen sì."
Chủ sạp cầm muôi lật, mờ mịt nhìn về phía cô chỉ, nơi đó bây giờ đã xây nhà mới, trên nóc là một tấm biển quảng cáo lớn, trên quảng cáo là hình một ngôi sao Hàn Quốc dạo trước rất đình đám Kim Soo Hyun giơ ngón cái, bên cạnh là dòng chữ quảng cáo.
Đào tạo tiếng Anh siêu nhanh siêu chuẩn! Tương lai tươi đẹp cho ngày mai!
Chắc cả đời này Kim Soo Hyun cũng không biết mình từng nhận một quảng cáo như vậy.
Chủ sạp nhíu mày, dùng muôi lật một cái bánh củ cải, bĩu môi lớn tiếng hỏi: “Trước đây là bao lâu? Không nhớ."
Mộc Đại nói: “Khi cháu còn bé."
Chủ sạp liếc cô một cái: “Khi cháu còn bé? Mười lăm năm? Hai mươi năm?"
Bà ta một lần nữa nhìn về phía Mộc Đại chỉ, dường như nhớ ra gì đó: “À, đúng rồi, nhớ là có, nhưng đập đi rồi."
“Người trong tòa nhà đó đi đâu hết rồi ạ?"
Chủ sạp nhanh tay vớt bánh củ cải ra khỏi chảo, đặt lên kệ nhỏ dầu: “Giải tán hết rồi, nên dọn đi dâu thì dọn tới đó thôi."
***
Đêm, Mộc Đại không ngủ được.
Căn phòng nhỏ oi bức, muỗi cũng xuất hiện sớm hơn bình thường, vo ve quấy nhiễu lòng người, Trịnh Lê nằm trên giường nhỏ tức tối vô cùng, bốp bốp đập muỗi không ngơi tay.
Vừa đập muỗi vừa nói chuyện với Mộc Đại.
“Chị Mộc Mộc, em hỏi bác em rồi, bác nói tòa nhà đó đã phá từ mười năm trước, đó là nhà cũ, sau thành nhà thuộc diện sắp hỏng, thiết bị lắp đặt cũng không tốt.
Đúng là không tốt.
Trước mắt Mộc Đại như hiện lên cái cầu thang chật hẹp, rãnh nước mọc rêu xanh kín, vòi nước vừa mở ra, ống nước bằng nhựa lập tức rung lên ông ông, nước trong ống như muốn phun bật ra.
“Chị Mộc Mộc, chị chỉ nhớ người muốn tìm thích đi giày cao gót thôi à? Tên thì sao, không nhớ được?"
Không nhớ được, trí nhớ của trẻ con thường rất kỳ lạ.
Cô nhớ là nhìn từ đầu cầu có thể thấy được nhà mình ở tòa nhà vuông vắn cũ.
Nhớ ngày bị đưa tới cô nhi viện, ở đầu cầu có một xe khách đường dài đỗ lại, tài xê gân cổ lên gào: “Nam Điền, Nam Điền, xuất phát!"
Nhớ rãnh nước trong căn nhà cũ, và hộp bánh quy đầy vụn dư.
Duy chỉ có người cô gọi là “Mẹ" ấy thì không nhớ.
Không nhớ tên bà ấy là gì, không nhớ mặt bà trông như thế nào, bởi vì khuôn mặt bà luôn rất mờ nhạt, đắp dày phấn son sần sùi.
Ấn tượng sâu nhất là giày của bà ấy, là do khi đó mình còn nhỏ lùn nên tầm mắt cũng thấp sao?
Bà ấy thích đi giày cao gót, cặp chân gầy trơ xương ương ngạnh nhét vào đôi giày không vừa vặn, bàn chân bị mài đỏ, gót chân bị ma xát đến độ bọng nước cũng chẳng buồn nổi lên.
Mộc Đại nói: “Bà ấy thích đi giày cao gót, nhất là màu đỏ, khi đó, cả tòa nhà cũng không có mấy ai ăn diện như vậy."
Bốp một tiếng, Trịnh Lê lại đập chết một con muỗi.
Nói: “Vậy là tốt rồi, chúng ta khi nào rảnh thì đi hỏi thăm một chút, trong huyện này có rất nhiều hộ gia đình cũ, ở đây đã mười mấy hai mươi năm, chắc chắn sẽ có người còn nhớ."
Tác giả :
Vĩ Ngư