Bất Du, Không Thay Đổi
Chương 1
Cái đêm mà Cảnh Doãn quyết định theo đuổi Khang Sùng ấy, y xuống tay ngoan độc, thắng thừng cắt luôn mái tóc dài vắt vẻo trên cổ thành cái đầu lủn củn mười phân.
Y không ra chỗ thợ cắt tóc mà dùng luôn cây kéo thợ may ở hộc ngăn kéo, soi gương trong buồng tắm, phải một nhát, trái một nhát, cắt đến là sung sướng.
Mẹ y Nguyễn Nghiên sáng sớm hôm sau mới phát hiện, sữa đậu nành mới mua bụp cái lênh láng trên thềm, mấy giọt còn bắn xa đến tận dép lê trong nhà. Tay bà xách bánh quẩy với túi ni lông lủng liểng, rít chói tai: “Chuyện giời gì thế này?!"
“Đừng hét, đừng hét, mới sáng sớm mà."
Cảnh Doãn cầm cây lau nhà ra lau, hương sữa đậu nành thơm ngọt bồng bềnh trong hành lang. Lúc cây lau nhà hút no nước, y xách đi nhà vệ sinh, Nguyễn Nghiên lại rầy: “Đang yên đang lành cắt gì mà cắt hả!" Vặn nhỏ âm lượng hơn chút, bởi vì bà nghe thấy tiếng nhà họ Trần cách vách mở cửa, nên cố ép giọng xuống thấp, đầy mùi xem chuyện vui.
“Lãnh đạo phê bình con."
“Định lừa mẹ anh đấy à?"
“Không muốn nuôi nữa thì cắt phắt đi thôi."
Cảnh Doãn ra khỏi nhà vệ sinh, tay áo ngủ xắn cao để lộ cánh tay thon dài, đón bữa sáng từ tay Nguyễn Nghiên mang đến phòng bếp, làm bộ không muốn đả động gì đến chủ đề này nữa. Nguyễn Nghiên đành đi trũng nước rửa sạch dép lê, kiên quyết không tha y: “Tôi không tin. Thằng nhóc nhà anh chắc chắn là thất tình. Thất tình mới khác thường như vậy."
Cảnh Doãn không đáp, chẳng phân bua nữa, mở tủ lạnh lấy hộp sữa bò tiệt trùng, đồ vào hai cái cốc không trên bàn.
Nắng sớm chéo qua ô cửa bên tay trái lừng lững vào nhà, rọi sáng tủ bếp. Cửa sổ mở toang, lại bị gốc bạch dương cùng tuổi y cản mất hơn nửa. Đầu tháng sáu, lá cây rậm rịt tươi mượt xanh biếc, chỉ để lộ lỗ chỗ màu trời thăm thẳm, gió sớm man mát, thành Táp chính thức đón hạ.
Y cầm cốc sữa lên uống một hớp lớn, lạnh rùng cả mình.
Tám giờ mười lăm, cha y Cảnh Việt Đông mới khoan thai rời giường, ra ghế dài ngồi xuống, lấy kính lão dưới bàn trà lên đeo, nhìn chăm chú tường tận quả đầu của Cảnh Doãn một lúc lâu, mới đánh giá một câu súc tích: “Ngông cuồng."
Nguyễn Nghiên vẫn ấm ách, linh đinh lang đang đứng ốp trứng ở phòng bếp, cắt dưa chuột, mùi bay tới tận phòng khách. Cảnh Việt Đông mở TV, đổi qua kênh kinh tế, xem mấy cái phân tích thị trường chứng khoán lãng xẹt, kỳ nào mời chuyên gia cũng toàn mấy ông trọc lốc lơ thơ vài cọng tóc bạc trắng, mũi hếch lên tận trời, triết lý thì một nồi, cái mồm cứ leo lẻo leo lẻo nói như tép nhảy.
Cảnh Doãn ngồi bên bàn ăn, xé bánh quẩy vàng ruộm thành hai nửa, nhúng một đầu vào trong sữa bò, đúng là sự phối hợp chẳng ra ngô ra khoai gì, thế là gắp hai đũa dưa chuột muối, cuối cùng nốc sạch cốc sữa bò lều tều váng mỡ, lấy khăn ăn lau miệng, đứng lên nói: “Con ăn no rồi, đi làm đây."
“Không ăn trứng à?" Nguyễn Nghiên giơ muôi xẻng lên gọi với.
“Mẹ với bố ăn đi."
Y vào phòng tắm rửa tay, mặt đổi sắc, dùng tay ướt nước cào tóc loạn lên, cũng chẳng ra kiểu gì, ngược lại sờ đến cái gáy tơ hơ, mấy chỗ “Một đao diệt sạch", còn cả một chỗ kéo chưa xẹt tới, trông cứ như đuôi chó mừng chủ vểnh cao tít. Y lại nhuốm nước, ép đi ép lại mà mãi không chịu xẹp xuống.
Thôi kệ vậy. Y nhìn cái mái như chó gặm trên trán, nghĩ thầm.
Hồi Cảnh Doãn còn nhỏ, chỗ y có lưu truyền một thuyết pháp, rằng có những người trong nhà yêu chiều con nên nuôi bé trai để tóc dài như bé gái.
Sau đó y nghe Nguyễn Nghiên nói, khi còn trẻ mẹ bị sảy thai hai lần, Cảnh Doãn là đứa thứ ba, nếu mất thì sẽ không còn cơ hội mang thai nữa. Vì vậy thần kinh cả nhà căng như dây đàn, dốc lòng chăm sóc. Năm ba mươi lăm tuổi ấy mẹ sinh được y, với gia đình mang ý nghĩa phi phàm lắm. Thế là từ ấy bắt đầu nuôi dài tóc Cảnh Doãn, lớn lên, tốt nghiệp, rồi đi làm.
Hồi nhỏ y để bím tóc, bọn con trai cả phố đều thích trêu cợt y, kéo tóc y gọi “em gái", sau đó đều bị Khang Sùng đánh phát khóc luôn. Đến khi đi học, y vẫn không cắt tóc, cấp một cấp hai còn dễ ứng biến, cứ nhét vào trong cổ áo đồng phục là xong. Nhưng mà lên cấp ba, cả trường học lẫn giáo viên đều nói chuyện với gia đình nhiều lần, Nguyễn Nghiên thương con, miệng treo bảo đảm kỳ thi nào y cũng sẽ cố gắng hạng nhất lớp, giáo viên chủ nhiệm mới vì tiêu chí xếp hạng lớp mà thỏa hiệp. Đại học rồi chẳng ai quản, còn có người khen đẹp.
Mãi đến tận chạng vạng hôm qua, trên đường tan làm về nhà gặp Khang Sùng, không biết tên kia đùa hay nghiêm túc mà nói với y: “Có lúc tôi coi cậu như nam, có lúc lại coi cậu là nữ, sắp tâm thần phân liệt đến nơi rồi."
Câu nói kia rơi bộp một cái, Cảnh Doãn giận.
Y như thể thình lình phát hiện mình chán lắm những đặc cách và ưu đãi nhận được trong những năm qua rồi, sức chịu đựng đến cực hạn, quyết định thật nhanh, về nhà xẻo luôn tóc.
Y muốn để Khang Sùng biết, y là nam nhân, còn muốn theo đuổi tên kia nữa.
Tám giờ bốn mươi y ra cửa, vừa khéo gặp Trần Mật Cam. Cô cũng đi làm, mặc bộ tây trang đen váy ngắn, xỏ đôi giày cao gót mới tinh, đang nơm nớp lo sợ bám lan can xuống lầu, trông còn lao lực hơn cả người mù.
Cảnh Doãn muốn đỡ cô em, lại bị đẩy ra, cô nàng chết vì sĩ diện gào lên: “Em tự đi được!"
Rống xong mới nhìn đến đầu anh, giống hệt nhà du hành đi vào vũ trụ, trừng to mắt, kính áp tròng cũng sắp rơi đến nơi: “Anh điên à???"
Cảnh Doãn ngường ngượng sờ đuôi tóc, không biết nói gì, muốn đỡ em, nhưng lại bị gạt tay tiếp.
“Đã bảo là không cần rồi mà!"
Y không lay chuyển được, dứt áo ra đi càng không ổn lắm, đành thả chậm cước bộ, cẩn thận theo sau phòng hờ chuyện ngoài ý muốn.
Đến hàng lang nền bằng, cô nàng mới thẳng lưng, sục sôi ý chí chiến đấu, yểu điệu thục nữ đi cùng anh ra cửa tiểu khu.
Chỗ đỗ xe của Khang Sùng trống không. Gã đi từ sớm rồi.
Nơi làm việc của Cảnh Doãn gần nhà, đi bộ mất nhiều nhất có mười phút; công ty Trần Mật Cam xa, ngồi tàu điện ngầm một giờ mới tới; Khang Sùng ở giữa hai người, lái xe đi nhanh hơn. Trước kia còn đi học, ba người học chung trường tiểu học nên cùng chen xe bus. Chuyến xe tới trường kia là chuyến bus đông nhất nhì Thành Táp, đi một lèo từ phía nam tới phía bắc thành, thế là mỗi sáng sớm đều phải bó mình chen chúc giữa mấy cô mấy dì phát tướng tranh nhau đi mua rau mua dưa tươi, hét với không khí mà nói chuyện.
“Ái! Kẹp tóc tớ rồi!"
“Đứng im, tớ gỡ cho."
“Trần Mật Cam! Có chỗ ngồi!"
Hồi ấy Trần Mật Cam để tóc ngắn, đeo gọng kính tròn, chủ yếu để che mặt hơi phính, áo đồng phục thì như bao tải, ống tay áo còn dài quá bàn tay. Mà Khang Sùng kia thì người cao chân dài, vai rộng, gầy nhưng chắc khỏe, mặc bộ gì lên người cũng vừa tôn dáng lại vừa đẹp. Trong trường không ít nữ sinh khóa dưới nhìn bóng dáng gã đều muốn xin phương thức liên lạc, đôi khi tên kia cho, đôi khi lại không, chẳng care diện mạo mà xem tâm trạng, hình như cũng chẳng liên quan chuyện tóc dài hay ngắn lắm.
Cảnh Doãn nghĩ mãi chẳng ra: Tên kia nhìn y nhiều năm đến vậy, sao mà đến tận hôm qua mới kêu ghét?
“Thật sự không cần anh đưa ra ga tàu điện ngầm à?" Y có lòng tốt nói với Trần Mật Cam: “Sáng sớm đông người, em ngã một cái thì… Mai đổi giày khác đi."
“… Nike như anh ấy hả?!"
“Em mặc đẹp, em mặc đẹp." Trần Mật Cam vuốt tóc rũ xuống cằm ra sau tai, lộ khuôn mặt trang điểm khéo léo, màu son phối màu mắt tao nhã ổn trọng, chóp mũi và xương gò má đánh lớp phấn tạo khối mỏng. Chuyện tự làm đẹp bản thân này, tận năm ngoái cô em gái mới bắt đầu học.
Cô xuống thang cuốn tàu điện ngầm, kiễng giày cao gót đỏ lên vẫy với tay anh: “Đi đi! Nhanh không đến muộn!"
Đầu tóc y rối tung cả lên, lại giống như rối ra mái tóc thiếu niên đượm mùi thanh xuân, cười cười, cúi đầu hòa vào biển người.
Y không ra chỗ thợ cắt tóc mà dùng luôn cây kéo thợ may ở hộc ngăn kéo, soi gương trong buồng tắm, phải một nhát, trái một nhát, cắt đến là sung sướng.
Mẹ y Nguyễn Nghiên sáng sớm hôm sau mới phát hiện, sữa đậu nành mới mua bụp cái lênh láng trên thềm, mấy giọt còn bắn xa đến tận dép lê trong nhà. Tay bà xách bánh quẩy với túi ni lông lủng liểng, rít chói tai: “Chuyện giời gì thế này?!"
“Đừng hét, đừng hét, mới sáng sớm mà."
Cảnh Doãn cầm cây lau nhà ra lau, hương sữa đậu nành thơm ngọt bồng bềnh trong hành lang. Lúc cây lau nhà hút no nước, y xách đi nhà vệ sinh, Nguyễn Nghiên lại rầy: “Đang yên đang lành cắt gì mà cắt hả!" Vặn nhỏ âm lượng hơn chút, bởi vì bà nghe thấy tiếng nhà họ Trần cách vách mở cửa, nên cố ép giọng xuống thấp, đầy mùi xem chuyện vui.
“Lãnh đạo phê bình con."
“Định lừa mẹ anh đấy à?"
“Không muốn nuôi nữa thì cắt phắt đi thôi."
Cảnh Doãn ra khỏi nhà vệ sinh, tay áo ngủ xắn cao để lộ cánh tay thon dài, đón bữa sáng từ tay Nguyễn Nghiên mang đến phòng bếp, làm bộ không muốn đả động gì đến chủ đề này nữa. Nguyễn Nghiên đành đi trũng nước rửa sạch dép lê, kiên quyết không tha y: “Tôi không tin. Thằng nhóc nhà anh chắc chắn là thất tình. Thất tình mới khác thường như vậy."
Cảnh Doãn không đáp, chẳng phân bua nữa, mở tủ lạnh lấy hộp sữa bò tiệt trùng, đồ vào hai cái cốc không trên bàn.
Nắng sớm chéo qua ô cửa bên tay trái lừng lững vào nhà, rọi sáng tủ bếp. Cửa sổ mở toang, lại bị gốc bạch dương cùng tuổi y cản mất hơn nửa. Đầu tháng sáu, lá cây rậm rịt tươi mượt xanh biếc, chỉ để lộ lỗ chỗ màu trời thăm thẳm, gió sớm man mát, thành Táp chính thức đón hạ.
Y cầm cốc sữa lên uống một hớp lớn, lạnh rùng cả mình.
Tám giờ mười lăm, cha y Cảnh Việt Đông mới khoan thai rời giường, ra ghế dài ngồi xuống, lấy kính lão dưới bàn trà lên đeo, nhìn chăm chú tường tận quả đầu của Cảnh Doãn một lúc lâu, mới đánh giá một câu súc tích: “Ngông cuồng."
Nguyễn Nghiên vẫn ấm ách, linh đinh lang đang đứng ốp trứng ở phòng bếp, cắt dưa chuột, mùi bay tới tận phòng khách. Cảnh Việt Đông mở TV, đổi qua kênh kinh tế, xem mấy cái phân tích thị trường chứng khoán lãng xẹt, kỳ nào mời chuyên gia cũng toàn mấy ông trọc lốc lơ thơ vài cọng tóc bạc trắng, mũi hếch lên tận trời, triết lý thì một nồi, cái mồm cứ leo lẻo leo lẻo nói như tép nhảy.
Cảnh Doãn ngồi bên bàn ăn, xé bánh quẩy vàng ruộm thành hai nửa, nhúng một đầu vào trong sữa bò, đúng là sự phối hợp chẳng ra ngô ra khoai gì, thế là gắp hai đũa dưa chuột muối, cuối cùng nốc sạch cốc sữa bò lều tều váng mỡ, lấy khăn ăn lau miệng, đứng lên nói: “Con ăn no rồi, đi làm đây."
“Không ăn trứng à?" Nguyễn Nghiên giơ muôi xẻng lên gọi với.
“Mẹ với bố ăn đi."
Y vào phòng tắm rửa tay, mặt đổi sắc, dùng tay ướt nước cào tóc loạn lên, cũng chẳng ra kiểu gì, ngược lại sờ đến cái gáy tơ hơ, mấy chỗ “Một đao diệt sạch", còn cả một chỗ kéo chưa xẹt tới, trông cứ như đuôi chó mừng chủ vểnh cao tít. Y lại nhuốm nước, ép đi ép lại mà mãi không chịu xẹp xuống.
Thôi kệ vậy. Y nhìn cái mái như chó gặm trên trán, nghĩ thầm.
Hồi Cảnh Doãn còn nhỏ, chỗ y có lưu truyền một thuyết pháp, rằng có những người trong nhà yêu chiều con nên nuôi bé trai để tóc dài như bé gái.
Sau đó y nghe Nguyễn Nghiên nói, khi còn trẻ mẹ bị sảy thai hai lần, Cảnh Doãn là đứa thứ ba, nếu mất thì sẽ không còn cơ hội mang thai nữa. Vì vậy thần kinh cả nhà căng như dây đàn, dốc lòng chăm sóc. Năm ba mươi lăm tuổi ấy mẹ sinh được y, với gia đình mang ý nghĩa phi phàm lắm. Thế là từ ấy bắt đầu nuôi dài tóc Cảnh Doãn, lớn lên, tốt nghiệp, rồi đi làm.
Hồi nhỏ y để bím tóc, bọn con trai cả phố đều thích trêu cợt y, kéo tóc y gọi “em gái", sau đó đều bị Khang Sùng đánh phát khóc luôn. Đến khi đi học, y vẫn không cắt tóc, cấp một cấp hai còn dễ ứng biến, cứ nhét vào trong cổ áo đồng phục là xong. Nhưng mà lên cấp ba, cả trường học lẫn giáo viên đều nói chuyện với gia đình nhiều lần, Nguyễn Nghiên thương con, miệng treo bảo đảm kỳ thi nào y cũng sẽ cố gắng hạng nhất lớp, giáo viên chủ nhiệm mới vì tiêu chí xếp hạng lớp mà thỏa hiệp. Đại học rồi chẳng ai quản, còn có người khen đẹp.
Mãi đến tận chạng vạng hôm qua, trên đường tan làm về nhà gặp Khang Sùng, không biết tên kia đùa hay nghiêm túc mà nói với y: “Có lúc tôi coi cậu như nam, có lúc lại coi cậu là nữ, sắp tâm thần phân liệt đến nơi rồi."
Câu nói kia rơi bộp một cái, Cảnh Doãn giận.
Y như thể thình lình phát hiện mình chán lắm những đặc cách và ưu đãi nhận được trong những năm qua rồi, sức chịu đựng đến cực hạn, quyết định thật nhanh, về nhà xẻo luôn tóc.
Y muốn để Khang Sùng biết, y là nam nhân, còn muốn theo đuổi tên kia nữa.
Tám giờ bốn mươi y ra cửa, vừa khéo gặp Trần Mật Cam. Cô cũng đi làm, mặc bộ tây trang đen váy ngắn, xỏ đôi giày cao gót mới tinh, đang nơm nớp lo sợ bám lan can xuống lầu, trông còn lao lực hơn cả người mù.
Cảnh Doãn muốn đỡ cô em, lại bị đẩy ra, cô nàng chết vì sĩ diện gào lên: “Em tự đi được!"
Rống xong mới nhìn đến đầu anh, giống hệt nhà du hành đi vào vũ trụ, trừng to mắt, kính áp tròng cũng sắp rơi đến nơi: “Anh điên à???"
Cảnh Doãn ngường ngượng sờ đuôi tóc, không biết nói gì, muốn đỡ em, nhưng lại bị gạt tay tiếp.
“Đã bảo là không cần rồi mà!"
Y không lay chuyển được, dứt áo ra đi càng không ổn lắm, đành thả chậm cước bộ, cẩn thận theo sau phòng hờ chuyện ngoài ý muốn.
Đến hàng lang nền bằng, cô nàng mới thẳng lưng, sục sôi ý chí chiến đấu, yểu điệu thục nữ đi cùng anh ra cửa tiểu khu.
Chỗ đỗ xe của Khang Sùng trống không. Gã đi từ sớm rồi.
Nơi làm việc của Cảnh Doãn gần nhà, đi bộ mất nhiều nhất có mười phút; công ty Trần Mật Cam xa, ngồi tàu điện ngầm một giờ mới tới; Khang Sùng ở giữa hai người, lái xe đi nhanh hơn. Trước kia còn đi học, ba người học chung trường tiểu học nên cùng chen xe bus. Chuyến xe tới trường kia là chuyến bus đông nhất nhì Thành Táp, đi một lèo từ phía nam tới phía bắc thành, thế là mỗi sáng sớm đều phải bó mình chen chúc giữa mấy cô mấy dì phát tướng tranh nhau đi mua rau mua dưa tươi, hét với không khí mà nói chuyện.
“Ái! Kẹp tóc tớ rồi!"
“Đứng im, tớ gỡ cho."
“Trần Mật Cam! Có chỗ ngồi!"
Hồi ấy Trần Mật Cam để tóc ngắn, đeo gọng kính tròn, chủ yếu để che mặt hơi phính, áo đồng phục thì như bao tải, ống tay áo còn dài quá bàn tay. Mà Khang Sùng kia thì người cao chân dài, vai rộng, gầy nhưng chắc khỏe, mặc bộ gì lên người cũng vừa tôn dáng lại vừa đẹp. Trong trường không ít nữ sinh khóa dưới nhìn bóng dáng gã đều muốn xin phương thức liên lạc, đôi khi tên kia cho, đôi khi lại không, chẳng care diện mạo mà xem tâm trạng, hình như cũng chẳng liên quan chuyện tóc dài hay ngắn lắm.
Cảnh Doãn nghĩ mãi chẳng ra: Tên kia nhìn y nhiều năm đến vậy, sao mà đến tận hôm qua mới kêu ghét?
“Thật sự không cần anh đưa ra ga tàu điện ngầm à?" Y có lòng tốt nói với Trần Mật Cam: “Sáng sớm đông người, em ngã một cái thì… Mai đổi giày khác đi."
“… Nike như anh ấy hả?!"
“Em mặc đẹp, em mặc đẹp." Trần Mật Cam vuốt tóc rũ xuống cằm ra sau tai, lộ khuôn mặt trang điểm khéo léo, màu son phối màu mắt tao nhã ổn trọng, chóp mũi và xương gò má đánh lớp phấn tạo khối mỏng. Chuyện tự làm đẹp bản thân này, tận năm ngoái cô em gái mới bắt đầu học.
Cô xuống thang cuốn tàu điện ngầm, kiễng giày cao gót đỏ lên vẫy với tay anh: “Đi đi! Nhanh không đến muộn!"
Đầu tóc y rối tung cả lên, lại giống như rối ra mái tóc thiếu niên đượm mùi thanh xuân, cười cười, cúi đầu hòa vào biển người.
Tác giả :
Tôn Ảm