Bán Yêu Tư Đằng
Quyển 10 - Chương 1-1: Ngoại truyện: Tây Trúc - Mở đầu
Năm năm sau, cô nhi viện.
Ánh nắng ấm áp, trên sân cỏ bọn trẻ và nhóm thanh niên tình nguyện đang chơi trò Diều Hâu Bắt Gà Con. Nhan Phúc Thụy nheo mắt ngồi ở hành lang xem báo, thỉnh thoảng lại liếc nhìn về phía đám trẻ đang vui đùa hớn hở. Ông nhớ lại hồi bé mình đã có trò này rồi. Rốt cuộc trò Diều Hâu Bắt Gà Con này hấp dẫn ở chỗ nào mà bọn trẻ và đám thanh niên lại chơi không biết mệt thế này?
Tiếng bước chân bình bịch vang lên, có đứa bé chạy đến, gọi: "Cụ Nhan ơi, cụ biết chữ không? Đừng cầm báo ngược đấy nhé."
Nhan Phúc Thụy xấu hổ đuổi cậu nhóc đi: "Cháu đi chơi đi."
Mấy đứa bé này thật là... Ông còn chưa đến 60 tuổi, sao lại gọi là cụ chứ? Hai hôm trước ông mới xem tin tức, Liên Hiệp Quốc đã nói, chưa tới 60 vẫn còn là người - trung - niên đấy!
Hành lang truyền đến giọng Tiểu Lưu: "Bác Nhan ơi, bác đến xem, thức ăn hôm nay đưa đến không tươi này."
Lại không tươi á? Cái đám gian thương này, lần trước đã nói với họ rồi, đây là cho bọn trẻ trong viện cô nhi ăn, có gian với ai chứ đừng gian với trẻ con.
Nhan Phúc Thụy vội bỏ tờ báo xuống: "Đến ngay đây."
***
Ba năm trước Nhan Phúc Thụy đến cô nhi viện này làm việc, khi ấy viện trưởng đang tuyển nhân viên nấu bếp, lúc phỏng vấn bị ước mơ "muốn mở cô nhi viện" của Nhan Phúc Thụy khiến bật cười: "Ông à, việc mở cô nhi viện hay viện phúc lợi nào đó ở nước ta không phải cứ muốn là mở được đâu."
Nhan Phúc Thụy ngồi ngay ngắn trên ghế, vẻ mặt lúng túng như bao người người đi phỏng vấn khác: "Không phải có tiền là mở được sao?"
Viện trưởng lấy ví dụ đơn giản nhất: "Nói thế này nhé, nếu có tiền là mở được vậy những kẻ lừa bán trẻ con mượn danh cô nhi viện đem bán bọn trẻ thì sao? Cho nên nhất định phải được chính phủ phê duyệt và giám sát tầng tầng lớp lớp kỹ càng ấy!"
Nhan Phúc Thụy tỉnh ngộ: Thì ra là vậy, đúng là lãnh đạo của quốc gia, nghĩ thấu đáo hơn ông nhiều lắm. Xem ra ông không thể làm viện trưởng được rồi, thôi thì cứ làm đầu bếp vậy. Dù sao cũng được chăm sóc cho bọn trẻ.
Cô nhi viện này có tên là Ánh Nắng, viện trưởng tự hào nói cho ông biết ngụ ý của cái tên này, đại khái là vạn vật sinh trưởng nhờ vào ánh nắng, bọn trẻ tựa cây non, thiếu nắng sẽ không thể khỏe mạnh trưởng thành. Ông thầm nghĩ, nhưng thiếu nước cũng đâu lớn được, nếu nghiêm chỉnh thì phải đổi tên thành cô nhi viện "Nắng Và Nước" mới đúng.
Ý nghĩ ban đầu của ông là sẽ cùng bọn trẻ yêu thương lẫn nhau, vui vẻ sống trong cô nhi viện. Nhưng sự thật vượt xa tưởng tượng của ông, trên thực tế, mỗi ngày ông đều bị đám nhóc con này nghịch ngợm đến nổi giận đùng đụng, thường xuyên cầm muôi đuổi theo chúng trên sân. Bọn trẻ rất thích ông và càng thích bắt nạt ông hơn, dù ông đang im lặng xem báo cũng phải chạy đến trêu đùa ông: "Cụ Nhan ơi, cụ biết chữ không, đừng cầm báo ngược đấy."
Đây là cái đám quỷ sứ gì thế này!
***
Nhan Phúc Thụy vội vàng chạy vào nhà bếp, Tiểu Lưu giúp việc đang tức giận, một sọt rau cải và khoai tây đặt trước mặt, , gã giao hàng trông lất xất, tóc nhuộm như chổi lông gà, sau tai còn vắt điếu thuốc.
Ông tùy tiện lục lọi vài thứ trong sọt liền giận dữ: "Rau cải đều nát bét cả rồi, khoai tây cũng nẩy mầm, lần trước tôi đã nói với các người thế nào hả?"
Chổi Lông Gà liếc nhìn ông, khinh khỉnh nói: "Ôi ông già ơi, rau bỏ vào canh nấu dù sao cũng sẽ nát thôi. Khoai nẩy mầm thì ông gọt đi, thêm chút gia vị vào không phải mùi vị đều như nhau cả sao? Bọn ông trả tiền ít như vậy còn đòi hàng nhập khẩu à?"
Nhan Phúc Thụy điên tiết: "Đây là cho trẻ con ăn đấy!"
"Cho ai ăn cũng như nhau cả, ông Nhan à, đừng soi mói quá, thực phẩm ở đâu cũng có vấn đề cả thôi. Đây là rèn luyện sức đề kháng cho bọn trẻ, ăn đồ sạch sẽ quá sau này không thích ứng với xã hội được đâu..."
Mẹ kiếp, đây là câu mà người nên nói sao? Nhan Phúc Thụy cầm đống rau cải đuổi theo đập đầu Chổi Lông Gà.
Chổi Lông Gà ôm đầu né tránh, gã chỉ giao hàng thôi, trút giận vào gã làm gì chứ. Hơn nữa cô nhi viện trả tiền quá ít, buôn bán cần có lời, ông chủ cũngđâu thể giao hàng tươi tốt cho nơi này được. Đây không phải lần đầu tiên gã bị đánh, may mà ông già này biết nặng nhẹ, mỗi lần chỉ lấy rau cải đánh gã thôi.
Gã vừa né tránh vừa biện minh: "Ông à, mấy rau củ này đâu tệ lắm, ông không biết mấy quán ngoài đường kia dùng nguyên liệu còn kém hơn nữa kìa..."
Nếu là trước đây, Nhan Phúc Thụy chắc chắn sẽ mang việc năm xưa mình bán xiên que ra phản bác gã, nhưng lần này thì khác, ông đuổi đánh gã một hồi thì bỗng gục xuống bàn kêu đau oai oái.
Cái vẹo gì thế này? Chổi Lông Gà trợn to mắt. Lúc viện trưởng dẫn theo dì bảo mẫu đến thì gã vẫn còn đứng trên bàn, đầu dính đầy rau cải, giơ tay như đầu hàng, vội vàng nói: "Tôi không có chạm vào ông ấy, tôi cũng biết phải kính trên nhường dưới mà. Ngay cả một đầu ngón tay tôi cũng không chạm vào ông ấy nữa cơ, các người không thể vu oan cho tôi."
Viện trưởng là người hiểu biết rộng, người già đến tuổi này thường lắm bệnh tật, vẻ mặt bà hơi hoảng hốt: "Mau, mau, có thể là nghẽn mạch máu rồi, mau đưa đến bệnh viện, chậm trễ sẽ bị liệt đấy..."
***
Xe cứu thương bị một đám trẻ kinh hoảng đuổi theo, bí bo chạy ra khỏi viện cô nhi, vừa rẽ qua đường lớn đã chạm mặt với một chiếc xe màu đen chạy đến. Viện trưởng vội nhìn kính chiếu hậu xe cứu thương: Đúng là chiếc xe kia rẽ vào hướng viện cô nhi Ánh Nắng rồi.
Bà vội vàng gọi cho người ở lại trông viện, dặn dò phải tiếp đãi khách chu đáo, lại lấy điện thoại di động của Nhan Phúc Thụy trong túi ra. Trong danh bạ không có người nhà và bà con, ngoại trừ đồng nghiệp trong cô nhi viện thì chỉ có hai nhóm bạn thân và bạn bè. Có lẽ bạn thân thì tốt hơn bạn bè, viện trưởng chần chờ ấn vào.
Trong nhóm chỉ có hai tên, một là đạo trưởng Vương Càn Khôn, một là Tần Phóng. Đạo trưởng ư? Là đạo sĩ trên tivi hay chiếu ấy hả? Viện trưởng thầm nói cái tên này không đáng tin, quyết đoán ấn vào dãy số còn lại.
Điện thoại được bắt máy, là một giọng đàn ông trầm ấm: "Alo?"
***
Cô nhi viện Ánh Nắng.
Dì ở lại trông viện kiên nhẫn giải thích cho khách đến: "Không phải đứa bé nào cô cậu vô tình nhặt được cũng đưa đến cô nhi viện đâu. Đây không hợp với quy định, phải xem cô bé có người giám hộ trên luật pháp không. Nếu cha mẹ ruột còn sống, hoặc có cha mẹ nuôi thì cô nhi viện không thể chứa chấp cô bé được."
Người đến là một đôi tình nhân hơn hai mươi tuổi, nghe thấy mà ngơ ngác: "Chúng tôi lên núi chơi, lúc leo núi thì nhặt được cô bé này, nó rất đáng thương, mới ba bốn tuổi thôi, hỏi gì cũng không biết, chỉ biết cười. Đây nhất định là bị cha mẹ vứt bỏ rồi, nơi núi sâu thế mà! Ôi các người mặc kệ thì ai quan tâm đây?"
Cô nhi viện luôn gặp được những người khách không có kinh nghiệm nhưng nói năng đầy lý lẽ hùng hồn thế này, dì bảo mẫu bật cười: "Vậy cô cậu nên báo cảnh sát, hoặc là đưa đến đồn công an. Bên phía cảnh sát sẽ liên lạc với cha mẹ và gia đình đứa bé trước, nếu xác nhận là cô nhi hoặc bị vứt bỏ thì cơ quan công an sẽ chuyển giao cho đơn vị phúc lợi của chính phủ. Làm sao hễ nhặt được là đưa đến cô nhi viện chứ? Lỡ như là bị bắt cóc hay là đi lạc thì sao? Ba mẹ nó hẳn rất sốt ruột đấy."
Nghe rất có lý, chàng trai kia gãi đầu cười ngại ngùng, cô bạn gái bên cạnh nũng nịu quở trách: "Em đã bảo là báo cảnh sát trước rồi mà, đồ ngốc!"
...
Đám trẻ trong viện ríu rít vây quanh chiếc xe, chúng không xa lạ gì với chuyện này. Trong trường hợp thế này hoặc là có bạn nhỏ khác được đưa đến, hoặc là có bạn nhỏ nào đó ở đây được đưa đi. Có mấy đứa bé gan dạ còn dán mắt vào cửa kính xe.
Ở hàng ghế sau là một cô bé chừng ba bốn tuổi, mặc chiếc váy trắng mới mua, mái tóc suôn dài xõa trước ngực. Chân mang giày da, khuôn mặt xinh xắn, đôi mắt sáng lấp lánh, vừa nhìn đã khiến người khác yêu thích.
Mấy đứa trẻ nhiệt tình vẫy tay chào cô: "Này, này, xin chào."
Tiếng vỗ vào cửa sổ dẫn đến sự chú ý của cô bé, cô nghiêng đầu sang. Bọn trẻ càng hưng phấn hơn, vừa định hắng giọng gọi cô thì... Xoẹt một tiếng, màn xe đã bị kéo lại.
Bên ngoài cửa kính, từng khuôn mặt tươi cười nhất thời biến thành ngơ ngác nhìn nhau. Một hồi lâu mới có đứa khẽ lẩm bẩm: "Khó gần quá đi mất."
Ánh nắng ấm áp, trên sân cỏ bọn trẻ và nhóm thanh niên tình nguyện đang chơi trò Diều Hâu Bắt Gà Con. Nhan Phúc Thụy nheo mắt ngồi ở hành lang xem báo, thỉnh thoảng lại liếc nhìn về phía đám trẻ đang vui đùa hớn hở. Ông nhớ lại hồi bé mình đã có trò này rồi. Rốt cuộc trò Diều Hâu Bắt Gà Con này hấp dẫn ở chỗ nào mà bọn trẻ và đám thanh niên lại chơi không biết mệt thế này?
Tiếng bước chân bình bịch vang lên, có đứa bé chạy đến, gọi: "Cụ Nhan ơi, cụ biết chữ không? Đừng cầm báo ngược đấy nhé."
Nhan Phúc Thụy xấu hổ đuổi cậu nhóc đi: "Cháu đi chơi đi."
Mấy đứa bé này thật là... Ông còn chưa đến 60 tuổi, sao lại gọi là cụ chứ? Hai hôm trước ông mới xem tin tức, Liên Hiệp Quốc đã nói, chưa tới 60 vẫn còn là người - trung - niên đấy!
Hành lang truyền đến giọng Tiểu Lưu: "Bác Nhan ơi, bác đến xem, thức ăn hôm nay đưa đến không tươi này."
Lại không tươi á? Cái đám gian thương này, lần trước đã nói với họ rồi, đây là cho bọn trẻ trong viện cô nhi ăn, có gian với ai chứ đừng gian với trẻ con.
Nhan Phúc Thụy vội bỏ tờ báo xuống: "Đến ngay đây."
***
Ba năm trước Nhan Phúc Thụy đến cô nhi viện này làm việc, khi ấy viện trưởng đang tuyển nhân viên nấu bếp, lúc phỏng vấn bị ước mơ "muốn mở cô nhi viện" của Nhan Phúc Thụy khiến bật cười: "Ông à, việc mở cô nhi viện hay viện phúc lợi nào đó ở nước ta không phải cứ muốn là mở được đâu."
Nhan Phúc Thụy ngồi ngay ngắn trên ghế, vẻ mặt lúng túng như bao người người đi phỏng vấn khác: "Không phải có tiền là mở được sao?"
Viện trưởng lấy ví dụ đơn giản nhất: "Nói thế này nhé, nếu có tiền là mở được vậy những kẻ lừa bán trẻ con mượn danh cô nhi viện đem bán bọn trẻ thì sao? Cho nên nhất định phải được chính phủ phê duyệt và giám sát tầng tầng lớp lớp kỹ càng ấy!"
Nhan Phúc Thụy tỉnh ngộ: Thì ra là vậy, đúng là lãnh đạo của quốc gia, nghĩ thấu đáo hơn ông nhiều lắm. Xem ra ông không thể làm viện trưởng được rồi, thôi thì cứ làm đầu bếp vậy. Dù sao cũng được chăm sóc cho bọn trẻ.
Cô nhi viện này có tên là Ánh Nắng, viện trưởng tự hào nói cho ông biết ngụ ý của cái tên này, đại khái là vạn vật sinh trưởng nhờ vào ánh nắng, bọn trẻ tựa cây non, thiếu nắng sẽ không thể khỏe mạnh trưởng thành. Ông thầm nghĩ, nhưng thiếu nước cũng đâu lớn được, nếu nghiêm chỉnh thì phải đổi tên thành cô nhi viện "Nắng Và Nước" mới đúng.
Ý nghĩ ban đầu của ông là sẽ cùng bọn trẻ yêu thương lẫn nhau, vui vẻ sống trong cô nhi viện. Nhưng sự thật vượt xa tưởng tượng của ông, trên thực tế, mỗi ngày ông đều bị đám nhóc con này nghịch ngợm đến nổi giận đùng đụng, thường xuyên cầm muôi đuổi theo chúng trên sân. Bọn trẻ rất thích ông và càng thích bắt nạt ông hơn, dù ông đang im lặng xem báo cũng phải chạy đến trêu đùa ông: "Cụ Nhan ơi, cụ biết chữ không, đừng cầm báo ngược đấy."
Đây là cái đám quỷ sứ gì thế này!
***
Nhan Phúc Thụy vội vàng chạy vào nhà bếp, Tiểu Lưu giúp việc đang tức giận, một sọt rau cải và khoai tây đặt trước mặt, , gã giao hàng trông lất xất, tóc nhuộm như chổi lông gà, sau tai còn vắt điếu thuốc.
Ông tùy tiện lục lọi vài thứ trong sọt liền giận dữ: "Rau cải đều nát bét cả rồi, khoai tây cũng nẩy mầm, lần trước tôi đã nói với các người thế nào hả?"
Chổi Lông Gà liếc nhìn ông, khinh khỉnh nói: "Ôi ông già ơi, rau bỏ vào canh nấu dù sao cũng sẽ nát thôi. Khoai nẩy mầm thì ông gọt đi, thêm chút gia vị vào không phải mùi vị đều như nhau cả sao? Bọn ông trả tiền ít như vậy còn đòi hàng nhập khẩu à?"
Nhan Phúc Thụy điên tiết: "Đây là cho trẻ con ăn đấy!"
"Cho ai ăn cũng như nhau cả, ông Nhan à, đừng soi mói quá, thực phẩm ở đâu cũng có vấn đề cả thôi. Đây là rèn luyện sức đề kháng cho bọn trẻ, ăn đồ sạch sẽ quá sau này không thích ứng với xã hội được đâu..."
Mẹ kiếp, đây là câu mà người nên nói sao? Nhan Phúc Thụy cầm đống rau cải đuổi theo đập đầu Chổi Lông Gà.
Chổi Lông Gà ôm đầu né tránh, gã chỉ giao hàng thôi, trút giận vào gã làm gì chứ. Hơn nữa cô nhi viện trả tiền quá ít, buôn bán cần có lời, ông chủ cũngđâu thể giao hàng tươi tốt cho nơi này được. Đây không phải lần đầu tiên gã bị đánh, may mà ông già này biết nặng nhẹ, mỗi lần chỉ lấy rau cải đánh gã thôi.
Gã vừa né tránh vừa biện minh: "Ông à, mấy rau củ này đâu tệ lắm, ông không biết mấy quán ngoài đường kia dùng nguyên liệu còn kém hơn nữa kìa..."
Nếu là trước đây, Nhan Phúc Thụy chắc chắn sẽ mang việc năm xưa mình bán xiên que ra phản bác gã, nhưng lần này thì khác, ông đuổi đánh gã một hồi thì bỗng gục xuống bàn kêu đau oai oái.
Cái vẹo gì thế này? Chổi Lông Gà trợn to mắt. Lúc viện trưởng dẫn theo dì bảo mẫu đến thì gã vẫn còn đứng trên bàn, đầu dính đầy rau cải, giơ tay như đầu hàng, vội vàng nói: "Tôi không có chạm vào ông ấy, tôi cũng biết phải kính trên nhường dưới mà. Ngay cả một đầu ngón tay tôi cũng không chạm vào ông ấy nữa cơ, các người không thể vu oan cho tôi."
Viện trưởng là người hiểu biết rộng, người già đến tuổi này thường lắm bệnh tật, vẻ mặt bà hơi hoảng hốt: "Mau, mau, có thể là nghẽn mạch máu rồi, mau đưa đến bệnh viện, chậm trễ sẽ bị liệt đấy..."
***
Xe cứu thương bị một đám trẻ kinh hoảng đuổi theo, bí bo chạy ra khỏi viện cô nhi, vừa rẽ qua đường lớn đã chạm mặt với một chiếc xe màu đen chạy đến. Viện trưởng vội nhìn kính chiếu hậu xe cứu thương: Đúng là chiếc xe kia rẽ vào hướng viện cô nhi Ánh Nắng rồi.
Bà vội vàng gọi cho người ở lại trông viện, dặn dò phải tiếp đãi khách chu đáo, lại lấy điện thoại di động của Nhan Phúc Thụy trong túi ra. Trong danh bạ không có người nhà và bà con, ngoại trừ đồng nghiệp trong cô nhi viện thì chỉ có hai nhóm bạn thân và bạn bè. Có lẽ bạn thân thì tốt hơn bạn bè, viện trưởng chần chờ ấn vào.
Trong nhóm chỉ có hai tên, một là đạo trưởng Vương Càn Khôn, một là Tần Phóng. Đạo trưởng ư? Là đạo sĩ trên tivi hay chiếu ấy hả? Viện trưởng thầm nói cái tên này không đáng tin, quyết đoán ấn vào dãy số còn lại.
Điện thoại được bắt máy, là một giọng đàn ông trầm ấm: "Alo?"
***
Cô nhi viện Ánh Nắng.
Dì ở lại trông viện kiên nhẫn giải thích cho khách đến: "Không phải đứa bé nào cô cậu vô tình nhặt được cũng đưa đến cô nhi viện đâu. Đây không hợp với quy định, phải xem cô bé có người giám hộ trên luật pháp không. Nếu cha mẹ ruột còn sống, hoặc có cha mẹ nuôi thì cô nhi viện không thể chứa chấp cô bé được."
Người đến là một đôi tình nhân hơn hai mươi tuổi, nghe thấy mà ngơ ngác: "Chúng tôi lên núi chơi, lúc leo núi thì nhặt được cô bé này, nó rất đáng thương, mới ba bốn tuổi thôi, hỏi gì cũng không biết, chỉ biết cười. Đây nhất định là bị cha mẹ vứt bỏ rồi, nơi núi sâu thế mà! Ôi các người mặc kệ thì ai quan tâm đây?"
Cô nhi viện luôn gặp được những người khách không có kinh nghiệm nhưng nói năng đầy lý lẽ hùng hồn thế này, dì bảo mẫu bật cười: "Vậy cô cậu nên báo cảnh sát, hoặc là đưa đến đồn công an. Bên phía cảnh sát sẽ liên lạc với cha mẹ và gia đình đứa bé trước, nếu xác nhận là cô nhi hoặc bị vứt bỏ thì cơ quan công an sẽ chuyển giao cho đơn vị phúc lợi của chính phủ. Làm sao hễ nhặt được là đưa đến cô nhi viện chứ? Lỡ như là bị bắt cóc hay là đi lạc thì sao? Ba mẹ nó hẳn rất sốt ruột đấy."
Nghe rất có lý, chàng trai kia gãi đầu cười ngại ngùng, cô bạn gái bên cạnh nũng nịu quở trách: "Em đã bảo là báo cảnh sát trước rồi mà, đồ ngốc!"
...
Đám trẻ trong viện ríu rít vây quanh chiếc xe, chúng không xa lạ gì với chuyện này. Trong trường hợp thế này hoặc là có bạn nhỏ khác được đưa đến, hoặc là có bạn nhỏ nào đó ở đây được đưa đi. Có mấy đứa bé gan dạ còn dán mắt vào cửa kính xe.
Ở hàng ghế sau là một cô bé chừng ba bốn tuổi, mặc chiếc váy trắng mới mua, mái tóc suôn dài xõa trước ngực. Chân mang giày da, khuôn mặt xinh xắn, đôi mắt sáng lấp lánh, vừa nhìn đã khiến người khác yêu thích.
Mấy đứa trẻ nhiệt tình vẫy tay chào cô: "Này, này, xin chào."
Tiếng vỗ vào cửa sổ dẫn đến sự chú ý của cô bé, cô nghiêng đầu sang. Bọn trẻ càng hưng phấn hơn, vừa định hắng giọng gọi cô thì... Xoẹt một tiếng, màn xe đã bị kéo lại.
Bên ngoài cửa kính, từng khuôn mặt tươi cười nhất thời biến thành ngơ ngác nhìn nhau. Một hồi lâu mới có đứa khẽ lẩm bẩm: "Khó gần quá đi mất."
Tác giả :
Vĩ Ngư