Ban Ngày Và Đêm Tối: Manhattan Love Story
Chương 2: Tôi
Bạn có thể biết tôi. Hoặc nói, tôi không khác những cô gái bình thường là mấy, xuất hiện bên cạnh bạn, theo kinh nghiệm của bạn trong bất kì trường hợp nào. Nếu như bạn từng trải qua cuộc sống ở bất kì một thành phố lớn nào của Trung Quốc. Tôi rất bình thường, tôi chính là một đứa trẻ bình thường như mọi người nói.
Khi tôi 7 tháng tuổi, đã biết nói chuyện. Khi 3 tuổi, ngồi trên cái ghế dài 7 thước, phía trước là cây đàn piano đen bóng sáng loáng, luyện tập đánh bài Etudes của Czerny. Khi học mẫu giáo, kể chuyện luôn giành được giải nhất. Sau đó, học tiểu học, trung học, mọi thời điểm đều đứng đầu bảng. Đồng thời, tôi thực sự tự hào. Người bạn cuối cùng của tôi, năm tôi 14 tuổi càng lúc càng xa nhau, chỉ vì trong năm đó, cô ấy bắt đầu thích những thần tượng ca nhạc, những bài hát được yêu thích và những cậu con trai đẹp trai anh tuấn trong trường, còn tôi, nếu có ai hỏi tôi thích cái gì, đáp án duy nhất là: Đọc sách.
Tôi là niềm tự hào của cha mẹ, là một khối tinh khiết trong mắt các thầy cô giáo, là kết quả của một chế độ giáo dục đến nơi đến chốn.
Đến khi tốt nghiệp trung học, tôi đã đọc qua mỗi một bản Laurence và Austin ở thư viện trường, nhưng chưa bao giờ trải qua tình yêu. Trong trí nhớ khi tôi mười mấy tuổi, chỉ có một vài kỉ niệm đáng kể bị đứt quãng còn giữ lại, những kỉ niệm cứ liên tục xuất hiện: như khi tôi 14 tuổi, một bạn học nam đẹp trai tài giỏi cùng tôi ngồi xe buýt về nhà, gãi đầu nói lắp ba lắp bắp muốn tôi sau khi xuống xe, cùng cậu ta đi chung một đoạn đường. Tôi đã từ chối mà không suy nghĩ, tại sao mới ngồi chung trên xe buýt một đoạn ngắn, vì cái gì phải đi cùng nhau? Tôi ngây thơ không biết. Cho đến khi xe dừng ở trạm, chúng tôi rẽ về hướng nhà mình, khi cậu ta đi được 5 bước thì quay đầu nhìn lại. Lại như khi 17 tuổi, một nam sinh học không giỏi đã ngẩn người nhìn tôi tình nguyện đi lên bục giảng ở trường thi đại học, anh căn bản an vị ngồi ở phía sau tôi, nhưng rất nhanh chúng tôi sẽ cách xa nhau ngàn dặm. Những đoạn kí ức bị ngắt quãng này, đều từng xuất hiện trong chốc lát, làm tim tôi khẽ rung động. Mà những chút ít rung động trước khi tôi 24 tuổi, là những rung động sâu sắc nhất về tình yêu.
Tháng 9 năm 1998, tôi rời thành phố nơi tôi sinh ra đi học đại học, tháng 9 năm 2002, tôi rời đất nước tôi sinh ra để đi học cao học. Tôi không ngừng đi xa, không ngừng bỏ những cái cũ lại phía sau, không có tình cảm, không chút quyến luyến. Nếu giờ là năm 3050, tôi còn có thể có năng lực rời trái đất nơi tôi sinh ra để làm tiên nữ đọc sách dưới ánh sao.
Và tháng 6 năm 2004, tôi rời Boston đến Cambridge, mang theo không hơn hai chiếc vali. Để lại phía sau là những học trò với dáng vẻ tức giận, mấy chục quyển sách tham khảo vừa bán vừa tặng cho người khác, trong lòng cũng cảm thấy thoải mái, bởi vì dường như tôi có thể không mất chút sức nào kể lại nội dung trong những quyển sách đó.
Dù có nói thế nào, thì cái thời kì vàng son kia, tôi đơn giản và độc lập, ba năm liền không bị cảm lạnh, 1 giờ có thể xem hết một tập tài liệu bằng Tiếng Anh dài 3000 từ. Tôi tràn đầy tự tin đi tới New York, hồn nhiên không biết sẽ phải trải qua những gì.
Khi tôi 7 tháng tuổi, đã biết nói chuyện. Khi 3 tuổi, ngồi trên cái ghế dài 7 thước, phía trước là cây đàn piano đen bóng sáng loáng, luyện tập đánh bài Etudes của Czerny. Khi học mẫu giáo, kể chuyện luôn giành được giải nhất. Sau đó, học tiểu học, trung học, mọi thời điểm đều đứng đầu bảng. Đồng thời, tôi thực sự tự hào. Người bạn cuối cùng của tôi, năm tôi 14 tuổi càng lúc càng xa nhau, chỉ vì trong năm đó, cô ấy bắt đầu thích những thần tượng ca nhạc, những bài hát được yêu thích và những cậu con trai đẹp trai anh tuấn trong trường, còn tôi, nếu có ai hỏi tôi thích cái gì, đáp án duy nhất là: Đọc sách.
Tôi là niềm tự hào của cha mẹ, là một khối tinh khiết trong mắt các thầy cô giáo, là kết quả của một chế độ giáo dục đến nơi đến chốn.
Đến khi tốt nghiệp trung học, tôi đã đọc qua mỗi một bản Laurence và Austin ở thư viện trường, nhưng chưa bao giờ trải qua tình yêu. Trong trí nhớ khi tôi mười mấy tuổi, chỉ có một vài kỉ niệm đáng kể bị đứt quãng còn giữ lại, những kỉ niệm cứ liên tục xuất hiện: như khi tôi 14 tuổi, một bạn học nam đẹp trai tài giỏi cùng tôi ngồi xe buýt về nhà, gãi đầu nói lắp ba lắp bắp muốn tôi sau khi xuống xe, cùng cậu ta đi chung một đoạn đường. Tôi đã từ chối mà không suy nghĩ, tại sao mới ngồi chung trên xe buýt một đoạn ngắn, vì cái gì phải đi cùng nhau? Tôi ngây thơ không biết. Cho đến khi xe dừng ở trạm, chúng tôi rẽ về hướng nhà mình, khi cậu ta đi được 5 bước thì quay đầu nhìn lại. Lại như khi 17 tuổi, một nam sinh học không giỏi đã ngẩn người nhìn tôi tình nguyện đi lên bục giảng ở trường thi đại học, anh căn bản an vị ngồi ở phía sau tôi, nhưng rất nhanh chúng tôi sẽ cách xa nhau ngàn dặm. Những đoạn kí ức bị ngắt quãng này, đều từng xuất hiện trong chốc lát, làm tim tôi khẽ rung động. Mà những chút ít rung động trước khi tôi 24 tuổi, là những rung động sâu sắc nhất về tình yêu.
Tháng 9 năm 1998, tôi rời thành phố nơi tôi sinh ra đi học đại học, tháng 9 năm 2002, tôi rời đất nước tôi sinh ra để đi học cao học. Tôi không ngừng đi xa, không ngừng bỏ những cái cũ lại phía sau, không có tình cảm, không chút quyến luyến. Nếu giờ là năm 3050, tôi còn có thể có năng lực rời trái đất nơi tôi sinh ra để làm tiên nữ đọc sách dưới ánh sao.
Và tháng 6 năm 2004, tôi rời Boston đến Cambridge, mang theo không hơn hai chiếc vali. Để lại phía sau là những học trò với dáng vẻ tức giận, mấy chục quyển sách tham khảo vừa bán vừa tặng cho người khác, trong lòng cũng cảm thấy thoải mái, bởi vì dường như tôi có thể không mất chút sức nào kể lại nội dung trong những quyển sách đó.
Dù có nói thế nào, thì cái thời kì vàng son kia, tôi đơn giản và độc lập, ba năm liền không bị cảm lạnh, 1 giờ có thể xem hết một tập tài liệu bằng Tiếng Anh dài 3000 từ. Tôi tràn đầy tự tin đi tới New York, hồn nhiên không biết sẽ phải trải qua những gì.
Tác giả :
Trần Chi Dao