Bạch Mã Khiếu Tây Phong
Chương 4
Y giơ tay lắc cái vòng cửa, nhưng vì tâm thần hỗn loạn, đẩy qua đẩy lại vẫn không mở được. Tô Lỗ Khắc đứng một bên kêu lên:
- Tô Phổ, thằng ngu ơi! Đừng có vào.
Thế nhưng Tô Phổ nào có nghe lời y?
Lý Văn Tú thấy y si tình như thế, trong lòng xót xa, lớn tiếng nói:
- A Mạn chưa chết đâu.
Tô Phổ nghe thấy câu đó, đầu óc liền tỉnh lại ngay, quay qua hỏi:
- A Mạn chưa chết ư? Sao. .. sao ngươi biết?
Lý Văn Tú đáp:
- Trong mê cung không phải là ác quỉ mà là người.
Tô Phổ, Tô Lỗ Khắc, Xa Nhĩ Khố cùng cất tiếng hỏi lại:
- Rõ ràng là ác quỉ, sao lại là người?
Lý Văn Tú đáp:
- Là người giả dạng đó. Y dùng một loại ám khí cực độc thật nhỏ phát xạ giết con ngựa và người thanh niên, vết thương không dễ gì nhìn thấy. Y dưới chân đi cà khêu, khoác áo trắng chùm người, thành thử đi trên sa mạc không có dấu chân, thân thể lại thật là cao, chạy lại nhanh.
Chỉ có hai câu nàng không nói ra, đó là: "Ta biết người đó là ai vì ta nhận ra thủ pháp phóng ám khí của y. Trên con ngựa và người thanh niên kia, ta đã tìm ra dấu vết của ám khí".
Nàng giải thích hợp tình hợp lý nhưng bọn Tô Lỗ Khắc vẫn chưa tin hẳn. Lúc này Kế lão cũng đã chạy đến, y chậm rãi nói:
- Ta biết ác quỉ này ghê gớm lắm, đừng ai vào mê cung làm gì để khỏi chết oan. Ta già cả rồi nói ra nhất định không sai đâu.
Tô Phổ đáp:
- Dù là ác quỉ hay là người, ta cũng nhất định vào. .. vào cứu A Mạn.
Y cũng mong như lời Lý Văn Tú nói, ác quỉ chẳng qua chỉ là người giả thành thì cũng còn chút hi vọng cứu được A Mạn. Y lại tới lắc chiếc vòng cửa, lần này mở ra được. Lý Văn Tú nói:
- Để ta đi với ngươi.
Tô Phổ quay lại, lòng cảm kích khôn cùng nói:
- Lý anh hùng, người đừng vào làm chi, nguy hiểm lắm.
Lý Văn Tú nói:
- Không sao đâu, để ta theo ngươi, như thế không nguy hiểm.
Tô Phổ mắt rưng rưng lệ, nghẹn ngào nói:
- Đa tạ, đạ tạ.
Lý Văn Tú nghĩ thầm: “Ngươi cảm ơn ta như thế chẳng qua cũng chỉ vì A Mạn". Nàng quay lại nói với Kế lão:
- Kế gia gia, ông ở đây chờ cháu nhé.
Kế lão nói:
- Không đâu, ta cùng đi với ngươi, người. .. người đó ghê gớm lắm.
Lý Văn Tú nói:
- Ông già rồi, lại không biết võ công, ở bên ngoài chờ tốt hơn. Cháu không nguy hiểm gì đâu.
Kế lão đáp:
- Ngươi không biết đâu, nguy hiểm ghê gớm lắm. Ta muốn lo cho ngươi.
Lý Văn Tú không thể nào nói gì hơn, nghĩ thầm: “Ông làm sao lo cho tôi được? Có tôi phải lo cho ông thì có". Năm người liền đốt đuốc theo con đường cũ tiến vào mê cung.
*
* *
Năm người đi quanh co một hồi thật lâu, Tô Phổ vừa đi vừa gọi:
- A Mạn, A Mạn, em ở đâu?
Thế nhưng trước sau không nghe thấy tiếng nào khác. Lý Văn Tú nghĩ thầm: “Để ta dọa cho tên quái quỉ sợ một phen mới được". Nàng bèn nói:
- Bọn mình tất cả kêu lên là đại đội nhân mã đang đến cứu người, không chừng khiến cho ác nhân sợ bỏ chạy đó.
Tô Lỗ Khắc, Xa Nhĩ Khố và Tô Phổ cùng theo kế đó lớn tiếng la lên:
- A Mạn, A Mạn, đừng có sợ, tất cả mọi người đến cứu ngươi đây.
Các điện đường trong mê cung đều trống không, tiếng bốn bề dội lại oang oang. Đi một hồi nữa, bỗng nghe tiếng đàn bà kêu thét lên, giọng đúng là A Mạn. Tô Phổ vội theo âm thanh chạy đến, đẩy một cánh cửa, thấy A Mạn nằm co ở một góc phòng, hai tay bị trói quặt ra đằng sau. Hai người vừa mừng vừa sợ, cùng kêu lên. Tô Phổ chạy đến cởi dây trói, hỏi:
- Con ác quỉ đâu?
A Mạn đáp:
- Y không phải là quỉ, mà là người. Y vừa mới ở đây, nghe thấy tiếng của các người, định ôm em bỏ chạy. Em cố hết sức dãy dụa, y nghe thấy đông người nên vội hốt hoảng chạy mất.
Tô Phổ thở phào một hơi, hỏi tiếp:
- Thế. .. thế người đó hình dáng ra sao? Tại sao y lại bắt em đến đây?
A Mạn đáp:
- Trên đường y bịt chặt mắt em, đến mê cung rồi tối đen nên không nhìn rõ tướng mạo y ra sao cả.
Tô Phổ quay lại nhìn Lý Văn Tú, ánh mắt đầy vẻ cảm kích. A Mạn nói với Xa Nhĩ Khố:
- Cha, người này nói tên y là Ngõa Nhĩ Lạp Tề, cha có biết. ..
Nàng nói chưa dứt câu, Xa Nhĩ Khố và Tô Lỗ Khắc cùng kêu lên:
- Ngõa Nhĩ Lạp Tề?
Hai người kêu lên như thế thật đã rõ ràng, không những họ biết Ngõa Nhĩ Lạp Tề mà còn biết rành là khác. Xa Nhĩ Khố đáp:
- Người đó là Ngõa Nhĩ Lạp Tề ư? Không thể được. Chính y nói y là Ngõa Nhĩ Lạp Tề? Ngươi không nghe nhầm đấy chứ?
A Mạn nói:
- Y nói y có quen mẹ con.
Tô Lỗ Khắc nói:
- Thế thì đúng rồi, đúng là Ngõa Nhĩ Lạp Tề rồi.
Xa Nhĩ Khố lẩm bẩm nói:
- Y quen với mẹ ngươi? Là Ngõa Nhĩ Lạp Tề? Vì cớ gì. .. cớ gì y lại biến thành ác quỉ trong mê cung?
A Mạn nói:
- Y không phải quỉ, y là người. Y nói từ lúc còn nhỏ đã yêu mẹ con, nhưng mẹ con lại có mắt không tròng, đi lấy cái thằng khùng là cha con... Ấy chết, cha ơi, cha đừng giận, cái tên đê tiện đó nói đó.
Tô Lỗ Khắc cười sằng sặc, nói:
- Ngõa Nhĩ Lạp Tề là thằng đê tiện, nhưng y nói đâu có sai, cha ngươi đúng là thằng khùng. ..
Xa Nhĩ Khố giơ quyền đấm ra, Tô Lỗ Khắc vừa cười vừa né tránh, nói tiếp:
- Ngõa Nhĩ Lạp Tề trước đây giành mẹ ngươi với cha ngươi, y bị thua. Y không phải là người tử tế gì, nửa đêm mang dao vào giết cha ngươi. Ngươi xem, bên mang tai y có cái sẹo, chính là do Ngõa Nhĩ Lạp Tề chém đó.
Mọi người nhìn Xa Nhĩ Khố, quả nhiên bên cạnh tai có một vết sẹo dài. Cái sẹo đó ai ai cũng đã thấy nhưng có điều không biết tại sao. A Mạn nắm tay cha, nhỏ nhẹ nói:
- Cha, lúc đó cha bị thương có nặng lắm không?
Xa Nhĩ Khố đáp:
- Cha ngươi tuy bị trúng ám toán của y, nhưng cũng đánh gục được y, đè được y xuống trói gô lại.
Y nói mấy câu đó, trong giọng có vẻ tự hào, nói tiếp:
- Hôm sau tộc trưởng họp mọi người lại, tuyên bố trục xuất tên vô lại đó ra khỏi bộ tộc, vĩnh viễn không cho quay về, nếu lén lút trở lại sẽ xử tử. Từ đó đến nay không còn thấy y đâu nữa, tên khốn kiếp đó ẩn nấp trong mê cung làm trò gì? Còn ngươi làm sao lại để cho y bắt được?
A Mạn nói:
- Hôm nay lúc trời vừa sáng, con vào rừng đi giải, ngờ đâu tên tồi bại đó nấp ở đằng sau, đột nhiên xông ra, bịt miệng con lại, ôm chạy thẳng lên đây. Y nói y không lấy được mẹ con thì bắt con thay thế. Con van xin y thả con về, nói mẹ con không thích y thì con cũng không thể nào thích y được. Y nói: “Ngươi thích ta cũng được mà không thích ta cũng không sao, nhưng ngươi là người của ta rồi. Bọn Cáp Tát Khắc nhát gan, không đứa nào dám vào mê cung cứu ngươi đâu". Y nói thế không đúng, cha, Tô Lỗ Khắc bá bá, mọi người đều can đảm, lại còn Lý anh hùng, Tô Phổ, Kế gia gia ai cũng không ngại cực nhọc xông vào cứu con.
Xa Nhĩ Khố hậm hực nói:
- Y giết chết Lạc Đà, Tang Tư Nhi, mình đuổi theo mau, bắt nó đem xử tử.
Lý Văn Tú vốn đã đoán ra kẻ giả làm quỉ kia là ai rồi, nào ngờ những gì nàng đoán lại sai bét cả, trong lòng ngầm xấu hổ đã nghĩ xấu cho người tốt, cũng may nàng chưa nói cho ai nghe, nghĩ thầm: “Làm sao gã Cáp Tát Khắc này lại biết ném kim độc? Ném kim thủ pháp lại đúng y như thế? Chẳng lẽ y cũng học từ sư phụ ta hay sao?".
Tô Lỗ Khắc biết được con ác quỉ chẳng qua chỉ là Ngõa Nhĩ Lạp Tề giả ra thì đâu còn sợ gì nữa. Huống chi họ cũng biết tên này võ công bình bình, nếu gặp phải làm gì chẳng tóm được? Xa Nhĩ Khố thì muốn báo thù giết học trò mình nên cầm đuốc giơ lên, đi trước mọi người.
Kế lão nắm vạt áo Lý Văn Tú nói nhỏ:
- Đó là chuyện trong bộ tộc người Cáp Tát Khắc, bọn mình chẳng liên quan gì, đứng bên ngoài chờ họ cũng được.
Lý Văn Tú thấy giọng ông run run, quả là sợ hãi lắm, ôn tồn nói:
- Kế gia gia, ông ngồi ở trong sân này chờ cháu, có được không? Gã Cáp Tát Khắc xấu xa kia võ công ghê lắm, chỉ sợ bọn Tô. .. Lỗ Khắc đánh không lại, cháu phải giúp họ một tay.
Kế lão thở dài nói:
- Thế thì mình cùng đi vậy.
Lý Văn Tú nở môt nụ cười hiền hòa với ông, nói:
- Chuyện này sẽ xong xuôi, ông đừng lo gì cả.
Kế lão đi song song với Lý Văn Tú nói:
- Chuyện này xong rồi, ta sẽ về Trung Nguyên. A Tú, ngươi có đi về cùng với ta chăng?
Lý Văn Tú thấy thật khó nghĩ, hình ảnh quê cũ đất Trung Nguyên, trong lòng nàng chỉ còn mờ mờ ảo ảo. Nàng đã sống nơi thảo nguyên này mười hai năm, chỉ yêu thích gió tuyết, cát bụi, với cánh đồng bao la ngút ngàn, những đàn cừu, đàn bò và tiếng chim thiên linh nửa đêm cất tiếng hót. ..
Kế lão thấy nàng không trả lời, nói tiếp:
- Bọn mình người Hán ở Trung Nguyên, so với nơi đây sướng hơn nhiều, mặc cũng đẹp, ăn cũng ngon. Kế gia gia của ngươi đã để dành đủ tiền, về cũng thoải mái. Đất Trung Nguyên hoa lệ, so với nơi đây đẹp đẽ biết bao, sống một cuộc đời cho đáng sống.
Lý Văn Tú hỏi:
- Trung Nguyên đẹp như thế, sao đến bây giờ ông mới về?
Kế lão sững người, đi được mấy bước mới chậm rãi nói:
- Ta ở Trung Nguyên có một kẻ thù, đến đất Hồi Cương chẳng qua để tị nạn. Sau mấy chục năm, kẻ thù kia chắc đã chết rồi. A Tú, mình ở ngoài này chờ họ.
Lý Văn Tú nói:
- Không được, Kế gia gia, mình phải đi nhanh hơn đừng để cách xa họ nhiều quá.
Kế lão hừ hừ mấy tiếng, bước đi không nhanh hơn chút nào. Lý Văn Tú thấy ông ta già cả, không nỡ thúc giục. Kế lão nói tiếp:
- Về đến Trung Nguyên rồi, mình sẽ về Giang Nam. Mình sẽ mua một căn nhà, bốn bề trồng đầy đào hoa dương liễu, xen kẽ lẫn nhau. Đến mùa xuân, hoa đào đỏ, dương liễu xanh, thêm chim én đen bay qua bay lại dưới tàn cây. A Tú, mình lại đào thêm một cái ao, nuôi toàn cá, màu vàng có, màu đỏ có, màu trắng có, ngươi thể nào cũng thích lắm. .. so với nơi đây thật hơn nhiều. ..
Lý Văn Tú chầm chậm lắc đầu, trong lòng lại nghĩ: “Dù Giang Nam có đẹp thế nào, ta cũng chỉ thích sống nơi đây thôi, có điều. .. chuyện này xong rồi, Tô Phổ sẽ kết hôn cùng A Mạn, lúc đó thể nào họ cũng làm đám cưới tưng bùng, đánh vật kéo co, chung quanh đống lửa hò hát. .." Nàng ngẩng đầu lên nói:
- Được rồi, Kế gia gia, bao giờ mình quay lại, ngày hôm sau mình lên đường về Trung Nguyên.
Mắt Kế lão đột nhiên sáng bừng lên, xem ra cực kỳ vui sướng, lớn tiếng nói:
- Hay lắm. Bao giờ mình quay lại, ngày hôm sau mình lên đường về Trung Nguyên.
Ngay lúc đó, Lý Văn Tú bỗng thấy thương gã Ngõa Nhĩ Lạp Tề kia. Y không lấy được người y thương yêu, lại còn bị đuổi ra khỏi bản tộc, sống đơn độc nơi mê cung. A Mạn đã mười tám tuổi rồi, y ở mê cung này chắc cũng phải hai chục năm? Có khi còn lâu hơn nữa.
*
* *
- Ngõa Nhĩ Lạp Tề, đứng lại!
Đột nhiên từ phía trước vọng lại tiếng quát giận đữ của Xa Nhĩ Khố. Lý Văn Tú không còn chờ Kế lão nữa, vội vàng theo hướng tiếng nói chạy lên. Qua khỏi cửa của một toà đại điện, thấy trong điện đường, Xa Nhĩ Khố tay cầm trường đao đang đấu với một người nhô lên hụp xuống. Người đó hai tay không, mặc trường bào màu trắng, bịt khăn trùm đầu cũng màu trắng chỉ lộ hai con mắt, khăn và áo đều đầy vết máu, chính là gã có tên là Ngõa Nhĩ Lạp Tề đã giả làm ác quỉ hôm qua bắt cóc A Mạn. Có điều hôm nay y không đi cà khêu nên áo dài vén lên quấn ngang bụng.
Tô Lỗ Khắc, Tô Phổ thấy Xa Nhĩ Khố tay cầm đao đấu với y tay không, tin chắc nhất định thắng nên không tiến lên đánh giúp, hai người chỉ cầm cao ngọn đuốc, mồm thì hò hét trợ uy.
Lý Văn Tú chỉ mới coi vài chiêu, biết là không xong, kêu lên:
- Cẩn thận!
Nàng đang toan ra tay, đã nghe bình một tiếng, ngực Xa Nhĩ Khố đã trúng một chưởng, mồm hộc máu ngã văng ra ngoài. Cha con Tô Lỗ Khắc kinh hãi, cùng vứt đuốc đi múa đao xông lên, hợp công kẻ địch. Hai cây đuốc bị vứt xuống đất, trong điện lập tức tối thui không còn nhìn rõ được nữa.
Lý Văn Tú xách lưu tinh chùy (?), kêu lên:
- Tô Phổ, lui ra! Tô Lỗ Khắc bá bá, lui ra, để ta lên đấu với y.
Tô Lỗ Khắc giận dữ đáp:
- Ngươi tránh ra, đừng có la lối.
Thanh trường đao trong tay y liền vung ra, tiếng kêu vù vù. Đao pháp của người Cáp Tát Khắc có một đường lối riêng, thật là cương mãnh ác liệt. Thế nhưng thân thủ Ngõa Nhĩ Lạp Tề thật là linh hoạt, từ dưới đất vung chân đá văng trường đao trong tay Tô Phổ.
Lý Văn Tú liền ném lưu tinh chùy xuống, tung mình nhảy tới, chộp lấy thanh đao còn đang rơi trên không, soẹt soẹt hai tiếng chém vào Ngõa Nhĩ Lạp Tề. Nàng theo sư phụ học quyền cước và lưu tinh chùy, đao pháp chưa từng học qua, nhưng lúc này bốn người đang quấn quít một chỗ, chùy pháp nếu thi triển không khỏi lỡ trúng cha con Tô Phổ. Nàng đành dùng quyền pháp phối hợp đao pháp, ngưng thần tiếp chiến. Tô Phổ mất đao liền dùng tay chân đấm đá, Ngõa Nhĩ Lạp Tề một đấu với ba nhưng vẫn không sút kém chút nào.
Đấu được hơn một chục hiệp, Ngõa Nhĩ Lạp Tề kêu lớn một tiếng, quyền bên trái đánh ra, trúng ngay sống mũi Tô Phổ, lại đá luôn một cái trúng bụng Tô Lỗ Khắc. Cha con Tô Lỗ Khắc cùng ngã không ai ngồi dậy được. Thì ra quyền cước của Ngõa Nhĩ Lạp Tề nội lực thâm hậu, đánh trúng rồi khó mà gượng lại, Tô Lỗ Khắc tuy có tráng kiện vạm vỡ nhưng cũng chịu không nổi.
Cục diện bây giờ trở thành một mình Lý Văn Tú đấu với kẻ địch, né qua tránh lại hiển nhiên đã kém thế. Ngõa Nhĩ Lạp Tề quát lên:
- Ngươi mau cút đi thì ta tha mạng cho.
Lý Văn Tú thấy nếu mình bỏ chạy, cùng lắm chỉ mang được Kế lão theo, ba người Cáp Tát Khắc thể nào cũng trúng phải độc thủ của y. Thành ra nàng không kể sống chết, hết sức chống đỡ. Ngõa Nhĩ Lạp Tề giơ tay trái ra, Lý Văn Tú liền né qua bên phải, nào ngờ đó chỉ là hư chiêu, hữu chưởng liền đánh vụt ra, nghe bịch một cái trúng ngay đầu vai. Lý Văn Tú loạng choạng muốn ngã, trong đầu lóe lên một ý niệm: “Chiêu Thanh Đông Kích Tây này sư phụ đã dạy ta rồi, sao lại không nhớ tới?". Ngõa Nhĩ Lạp Tề quát lớn:
- Ngươi không chạy đi, ta giết ngươi đó.
Lý Văn Tú trong lòng nổi lên một ý chí ngang tàng, cũng kêu lên:
- Ngươi giết ta thì cứ giết.
Nàng nhảy vọt lên, chỉ mới vài chiêu hông lại trúng một quyền, đau đến tuột cả đao, ngồi bệt xuống trong lòng nghĩ thầm: “Chắc ta chết mất". Đột nhiên nghe vù một tiếng, một người đã nhảy vào đánh với Ngõa Nhĩ Lạp Tề.
Lý Văn Tú vội vàng lăn một vòng, quay đầu nhìn lại, tưởng chừng không tin nổi mắt mình. Thì ra Kế lão đã tay cầm một thanh chủy thủ đang đấu với Ngõa Nhĩ Lạp Tề. Thân thủ ông già thật là nhanh nhẹn, xuất chiêu nhanh như gió, không có vẻ lụm cụm chút nào.
Lạ lùng thay, Kế lão giơ tay ra chân, chiêu nào cũng giống hệt Ngõa Nhĩ Lạp Tề, chẳng khác gì võ công do sư phụ nàng là Hoa Huy truyền thụ. Lý Văn Tú lập tức hiểu ngay: “Đúng rồi, võ công Trung Nguyên đều như thế cả. Kế lão và gã Cáp Tát Khắc kia đều học võ công Trung Nguyên, mình đâu có biết là Kế gia gia biết võ".
Hai người càng đấu càng hăng, Ngõa Nhĩ Lạp Tề đột nhiên eo éo kêu lên:
- Mã Gia Tuấn, ngươi khỏe chứ?
Kế lão hơi giật mình, nhảy vội về phía sau, Ngõa Nhĩ Lạp Tề giơ tay ra, chính là sử dụng một nửa chiêu Thanh Đông Kích Tây. Kế lão không mắc mưu của y, chủy thủ liền vung qua bên phải đón trước. Nào ngờ Ngõa Nhĩ Lạp Tề không sử dụng tiếp nửa dưới của chiêu Thanh Đông Kích Tây, tay trái chộp vào mặt Kế lão, lột luôn một mảng da mặt của ông ta.
Lý Văn Tú, Tô Lỗ Khắc và A Mạn ba người cùng kinh hoảng kêu lên, riêng Lý Văn Tú dường như muốn ngất xỉu. Chỉ thấy Ngõa Nhĩ Lạp Tề tung mình nhảy lên, chân trái đá ra, chân phải đá tiếp, uyên ương liên hoàn, đều trúng ngay mình Kế lão. Ngay khi đó, một ánh sáng trắng lóe lên, thanh chủy thủ trong tay Kế lão phóng vụt ra, đâm phập ngay vào bụng địch thủ.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề thảm thiết kêu lên một tiếng, hai tay ra chiêu Ngũ Lôi Oanh Đính, đánh thẳng xuống đỉnh đầu Kế lão. Lý Văn Tú biết rằng nếu quyền này đánh trúng, Kế lão không sao sống nổi. Nàng cố hết sức bình sinh, nhảy tới giơ tay ra đỡ, nghe lách cách mấy tiếng, hai tay dường như muốn gãy vụn. Hai người giằng co, Ngõa Nhĩ Lạp Tề tay không đánh xuống được, Lý Văn Tú cũng không cách nào đẩy được y ra.
Tô Lỗ Khắc lúc này đã cử động được rồi liền nhảy lên dùng hết sức đấm luôn vào cằm Ngõa Nhĩ Lạp Tề. Ngõa Nhĩ Lạp Tề ngã ngửa về sau, đụng ngay vào tường, sụm ngay xuống. Lý Văn Tú kêu lên:
- Kế gia gia, Kế gia gia!
Nàng đỡ Kế lão dậy, không dám mở mắt, mặt ông ta ắt hẳn máu thịt bầy nhầy thật là ghê rợn. Nào ngờ khi nàng hé mắt nhìn ra, trước mặt lại là một người đàn ông tráng niên. Nàng giật mình mở to mắt, chỉ thấy y mặt mày nhẵn thín, râu ria cạo sạch, trông cũng khá đẹp trai, trong cảnh tranh tối tranh sáng thấy y mặt trắng bệch không một chút máu. Người đó chỉ chừng ngoài ba mươi, chỉ có đôi mắt là còn quen thuộc trên một khuôn mặt lạ hoắc, thật là thần bí.
Lý Văn Tú ngơ ngẩn hồi lâu mới “A" lên một tiếng kinh hoàng, đẩy Kế lão ra nhảy lùi về sau. Nàng bị trúng quyền cước, rơi xuống đứng không vững nên ngồi bệt xuống, ấp úng nói:
- Ngươi. .. ngươi. ..
Kế lão đáp:
- Ta. .. ta không phải là Kế gia gia của ngươi, ta. .. ta. ..
Đột nhiên y oa lên một tiếng, hộc ra một ngụm máu tươi, hổn hển nói tiếp:
- Đúng đó, ta là Mã Gia Tuấn, từ trước tới nay giả làm ông già họ Kế. A Tú, ngươi không giận ta chứ?
Hai tiếng “A Tú" vẫn không khác gì mười năm qua đầy vẻ thiết tha lo lắng. Lý Văn Tú nói:
- Tôi không giận ông, đương nhiên là không giận. Từ trước đến nay ông đối với tôi thật tốt, thật tốt.
Nàng nhìn Mã Gia Tuấn, lại nhìn người nằm gục nơi bức tường Ngõa Nhĩ Lạp Tề, trong bụng không biết bao nhiêu là ngờ vực. Lúc này A Mạn đã đỡ cha lên, xoa bóp vết thương trên ngực y. Tô Lỗ Khắc và Tô Phổ nhặt đao, hai người khập khiễng đi tới trước mặt Ngõa Nhĩ Lạp Tề. Ngõa Nhĩ Lạp Tề nói:
- A Tú, sao ta bảo ngươi chạy đi, ngươi không chạy?
Y nói bằng tiếng Hán, thanh điệu giống hệt sư phụ nàng Hoa Huy. Lý Văn Tú không kịp suy nghĩ, buột miệng kêu lên:
- Sư phụ!
Ngõa Nhĩ Lạp Tề nói:
- Ngươi bây giờ mới nhận ta ư?
Y chầm chậm giơ tay gỡ khăn choàng đầu, quả nhiên chính là Hoa Huy. Lý Văn Tú vừa kinh ngạc, vừa đau lòng, chạy đến gục dưới chân y, kêu lên:
- Sư phụ, sư phụ, con đâu có biết là thầy. Con. .. con lúc đầu đã đoán là sư phụ nhưng họ nói đây là người Cáp Tát Khắc tên là Ngõa Nhĩ Lạp Tề, thầy cũng nhận như thế.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề thản nhiên nói:
- Ta chính là người Cáp Tát Khắc, bị bộ tộc đuổi ra, vĩnh viễn không cho quay trở lại. Ta đến Trung Nguyên nơi người Hán sống, học võ công của người Hán, ha ha, thu người Hán làm học trò, Mã Gia Tuấn, ngươi khỏe chứ, khỏe chứ?
Mã Gia Tuấn nói:
- Sư phụ, tuy thầy có ơn với tôi, nhưng lại. ..
Lý Văn Tú lại càng ngạc nhiên, nói:
- Kế gia gia, ông. .. ông ta cũng là thầy của ông sao?
Mã Gia Tuấn nói:
- Ngươi đừng gọi ta là Kế gia gia nữa. Ta là Mã Gia Tuấn. Ông ta là sư phụ của ta, dạy ta võ công, cùng ta quay về đất Hồi Cương, nửa đêm dẫn ta lẻn vào vùng người Cáp Tát Khắc. Y dùng độc châm giết mẹ của A Mạn. ..
Y nói bằng tiếng Hán. Lý Văn Tú càng nghe càng lạ lùng, dùng tiếng Cáp Tát Khắc hỏi A Mạn:
- Mẹ ngươi bị y dùng kim độc giết chết đấy ư?
A Mạn chưa kịp trả lời, Xa Nhĩ Khố đã nhảy dựng lên, kêu lớn:
- Đúng đó, đúng đó. Mẹ của A Mạn, nàng Nhã Lệ Tiên thân ái của ta, một ngày kia toàn thân tím bầm, bị bạo bệnh chết, thì ra là vì ngươi Ngõa Nhĩ Lạp Tề. Ngươi là tên ác ôn giết chết vợ ta.
Y vùng lên toan ra thí mạng với Ngõa Nhĩ Lạp Tề, nhưng đã bị trọng thương, vừa cử động vết thương lại tấy lên, phải ngồi thụp xuống. Ngõa Nhĩ Lạp Tề nói:
- Đúng thế. Ta giết Nhã Lệ Tiên đó, ai bảo nàng không có mắt lấy một tên khùng, lại không chịu bỏ đi theo ta?
Xa Nhĩ Khố gào lên:
- Đồ ác tặc, đồ ác tặc.
Mã Gia Tuấn dùng tiếng Cáp Tát Khắc nói:
- Ông ta vốn định giết Xa Nhĩ Khố nhưng hôm đó Xa Nhĩ Khố không biết đi đâu, tìm mãi không ra. Sư phụ ta đích thân đi tìm Xa Nhĩ Khố, dặn ta bỏ thuốc độc xuống giếng nước cho toàn thể bộ tộc chết hết. Thế nhưng bọn ta lúc đó tá túc tại một nhà người Cáp Tát Khắc, chủ nhân đối đãi thật chu đáo, có gì cũng đem ra mời khách. Ta nghĩ đi nghĩ lại, không thể nào ra tay được. Khi sư phụ ta quay về, nói tìm không ra Xa Nhĩ Khố, hỏi ra mới biết ta không nghe lời bỏ thuốc độc xuống giếng, lập tức nổi cơn lôi đình, nói ta hẳn là đã tiết lộ bí mật của ông ta, nên muốn giết ta diệt khẩu. Ta bị ép uổng quá mức, đành phải tiên hạ thủ vi cường, xuất kỳ bất ý bắn ba mũi độc châm vào lưng ông ta.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề hậm hực nói:
- Ngươi là tên cẩu tặc vong ân phụ nghĩa, hôm nay rồi cũng chết vì tay ta.
Mã Gia Tuấn nói với Lý Văn Tú:
- A Tú, hôm đó ngươi cùng với Trần Đạt Hải động thủ, vừa sử dụng võ công là ta biết ngay ngươi đã theo sư phụ ta học võ, biết ba mũi kim độc kia không giết được ông ta.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề hừ một tiếng nói:
- Với cái tài nhỏ nhoi của ngươi mà giết được ta ư?
Mã Gia Tuấn không để ý đến ông ta, nói với Lý Văn Tú:
- Hơn mười năm nay ta trốn nơi Hồi Cương, ẩn náu ở bộ tộc Thiết Diên, giả vờ làm một ông già, cũng vì sợ sư phụ ta chưa chết. Chỉ có nơi đây là ông ta không dám quay về thôi. Ta có biết đâu ông ta lại ở ngay gần đây, thành ra ý niệm đầu tiên là phải chạy về Trung Nguyên.
Lý Văn Tú thấy hơi thở ông ta yếu dần, biết ông ta bị Ngõa Nhĩ Lạp Tề dùng cước pháp liên hoàn đá trúng hai cái, nội tạng đã bị vỡ nát, không còn cách gì sống được, quay đầu lại nhìn Ngõa Nhĩ Lạp Tề, thấy con dao đâm vào bụng lút tận cán, cũng không sao thoát khỏi. Nàng ở Hồi Cương hơn mười năm, chỉ có hai người này thực lòng lo liệu cho mình, chăm sóc cho mình, nào ngờ ân oán triền miên, đến nỗi giết lẫn nhau để thành thế hai bên cùng chết. Mắt nàng nhòa lệ, hỏi Mã Gia Tuấn:
- Kế. .. Mã đại thúc, đại thúc. .. biết ông ta chưa chết, lại ở gần đây sao không lập tức quay về Trung Nguyên?
Khóe miệng Mã Gia Tuấn lộ một nụ cười thê lương, nói nhỏ:
- Dương liễu nơi đất Giang Nam nay đã trổ mầm rồi. A Tú, ngươi một mình về đi, từ nay. .. nên cẩn thận, Kế gia gia, Kế gia gia từ nay không còn lo cho con được nữa...
Thanh âm mỗi lúc một yếu, sau cùng không còn nghe gì nữa. Lý Văn Tú nằm phục lên người ông, kêu lên:
- Kế gia gia, Kế gia gia, ông đừng chết.
Mã Gia Tuấn đâu còn có thể trả lời nàng, nhưng Lý Văn Tú cũng đã hiểu rõ. Mã Gia Tuấn sợ sư phụ của y không để đâu cho hết, đáng lẽ phải về Trung Nguyên ngay, nhưng lại theo nàng vào mê cung, tưởng rằng trước sau giả làm ông già, Ngõa Nhĩ Lạp Tề sẽ không thể nào nhận ra. Thế nhưng sau cùng ông phải ra tay động thủ cùng với người mà ông e ngại nhất, cũng chỉ vì nàng!!!
Trong mười năm qua, nàng yêu ông chẳng khác gì ông cháu, thực ra ông ta chỉ mới tráng niên. Trên đời này ông ruột đối với cháu chắc gì được thế? Có chăng hay không nàng đâu biết được.
Hai chiếc đuốc dưới đất, một chiếc đã tắt ngúm, còn một chiếc cũng đã đến tận cùng rồi.
*
* *
Tô Lỗ Khắc đột nhiên nói:
- Thật là lạ lùng, hai người Hán đấu với một người Cáp Tát Khắc, ta nào có biết quyền ta đánh ra hồi nãy lại trúng ngay mặt người Cáp Tát Khắc.
Lý Văn Tú hỏi lại:
- Thế thì đã sao? Tại sao ngươi lại giúp người Hán đánh người Cáp Tát Khắc là thế nào?
Tô Lỗ Khắc gãi đầu nói:
- Ta cũng chẳng biết nữa.
Một lát sau, y nói tiếp:
- Ngươi là người tốt, y là người xấu.
Sau cùng y cũng phải thừa nhận rằng trong số người Hán có những tên cường đạo xấu xa, nhưng cũng có những người anh hùng như Lý Văn Tú. Trong số người Cáp Tát Khắc có những người tốt như y thì cũng có những người chẳng ra gì như Ngõa Nhĩ Lạp Tề.
Lý Văn Tú nghĩ thầm: “Nếu như năm xưa ngươi biết được như thế, thì chắc đã không hung hăng đánh Tô Phổ một trận thật đau. Cùng một chuyện mà hai thái độ khác nhau. Nếu như hồi đó Tô Phổ vẫn là bạn của ta, liệu khi y lớn lên rồi gặp được A Mạn có yêu nàng không? Lòng người thật là lạ lùng, ta làm sao hiểu được".
Tô Lỗ Khắc lớn tiếng nói:
- Ngõa Nhĩ Lạp Tề, ta xem ngươi cũng không sống được, chúng ta chẳng cần giết ngươi làm chi. Thôi chào ngươi.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề đột nhiên mắt bừng lên một vẻ ác độc, tay phải vung ra. Lý Văn Tú biết y phát xạ độc châm, kêu lên:
- Sư phụ, đừng. ..
Ngay khi đó, một đốm lửa bùng lên, cây đuốc sau cùng cũng đã tắt, trong điện giơ tay không nhìn thấy ngón, Ngõa Nhĩ Lạp Tề muốn bắn kim độc cũng không thể nào nhìn được cho chính xác. Lý Văn Tú kêu lên:
- Các người ra mau, đừng ai lên tiếng.
Tô Lỗ Khắc, Tô Phổ, Xa Nhĩ Khố, A Mạn bốn người đỡ nhau từ từ đi ra. Ai cũng biết độc châm của Ngõa Nhĩ Lạp Tề ghê gớm, tuy y sắp chết đến nơi, nhưng vẫn còn có thể bắn kim giết người. Bốn người ra khỏi điện rồi, thấy Lý Văn Tú vẫn chưa ra, Tô Phổ kêu lên:
- Lý anh hùng, Lý anh hùng, mau ra đi.
Lý Văn Tú liền “Ừ" một tiếng.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề hỏi:
- A Tú, ngươi. .. ngươi cũng định bỏ đi ư?
Giọng y thật là thê lương. Lý Văn Tú trong lòng không nỡ, nghĩ thầm ông ta tuy làm nhiều điều xấu xa nhưng với mình thật là tử tế, để ông ta nằm một mình trong bóng tối chờ chết, thực là quá tàn nhẫn. Nàng ngồi xuống nói:
- Sư phụ, con ở lại đây với thầy.
Tô Phổ lại ở bên ngoài gọi thêm mấy tiếng nữa. Lý Văn Tú lớn tiếng đáp:
- Các ngươi ra trước đi. Ta đợi một lát sẽ ra sau.
Tô Phổ nói:
- Người đó hung ác lắm, Lý anh hùng phải cẩn thận.
Lý Văn Tú không trả lời. A Mạn nói:
- Sao anh vẫn gọi y là Lý anh hùng mà không gọi là Lý cô nương?
Tô Phổ lạ lùng hỏi lại:
- Lý cô nương? Y là con gái sao?
A Mạn đáp:
- Anh giả ngây giả dại không biết hay không nhìn ra thật?
Tô Phổ đáp:
- Ta giả ngây giả dại bao giờ? Y. .. y võ công giỏi như thế sao lại là con gái được?
A Mạn nói:
- Đêm hôm đó trời bão tuyết, y đoạt lại em làm nô lệ, về sau lại tha cho. Khi đó em đã biết y là con gái rồi.
Tô Phổ vỗ tay đắp:
- A, đúng rồi. Nếu y quả thực là con trai, đời nào lại chịu bỏ một cô gái xinh đẹp như em?
Mặt A Mạn hơi đỏ lên nói:
- Không phải thế. Khi đó em thấy y nhìn anh, liền biết y là con gái. Trên đời làm gì có một người con trai nào lại nhìn anh bằng cặp mắt si mê đến thế bao giờ.
Tô Phổ gãi đầu, cười ngây ngô nói:
- Ta chẳng nhìn thấy gì cả.
A Mạn sung sướng cười, nụ cười thật chẳng khác gì bông hoa mới nở. Nàng biết mắt Tô Phổ chỉ nhìn một mình nàng, dù có hàng nghìn hàng vạn cô nương si tình nhìn y, y cũng không hề hay biết. Điện đường tối om như mực, Lý Văn Tú và Ngõa Nhĩ Lạp Tề không ai nhìn thấy ai. Cô gái ngồi ngay bên cạnh sư phụ, trong cảnh tịch mịch, nghe tiếng cười vui vẻ của A Mạn và Tô Phổ mỗi lúc một xa, bước chân của bốn người càng ngày càng nhỏ dần. Ngoài Lý Văn Tú đang ngồi bên sư phụ Ngõa Nhĩ Lạp Tề chờ chết, trong điện chỉ còn xác chết của Kế gia gia. Ngõa Nhĩ Lạp Tề lại hỏi:
- Sao lúc ta bảo ngươi đi ra, ngươi không nghe lời ta? Nếu như ngươi đi ra. .. ôi. ..
Lý Văn Tú nhỏ nhẹ nói:
- Sư phụ, thầy không lấy được người thầy yêu thì giết bà ta đi. Con không lấy được người con yêu, lại không nhẫn tâm để y bị người ta giết.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề cười khẩy một tiếng nói:
- Thì ra là thế.
Y lặng yên giây lát, thở dài:
- Người Hán các ngươi thật là lạ lùng, có đứa ác ôn như Mã Gia Tuấn vong ân phụ nghĩa, sát hại sư phụ, có đứa ăn cướp, giết người không nháy mắt như Hoắc Nguyên Long, Trần Đạt Hải, lại cũng có cô gái tâm địa nhân thiện như ngươi.
Lý Văn Tú hỏi:
- Sư phụ, thế tên cướp Trần Đạt Hải ra sao? Cả bọn đuổi theo y nhưng trên mặt tuyết có đến hai hàng dấu chân. Một hàng là của sư phụ, phải không?
Ngõa Nhĩ Lạp Tề nói:
- Đúng rồi, của ta đó. Từ khi ta bị tên nghịch đồ Mã Gia Tuấn bắn độc châm, thân thề suy nhược, hơn mười năm qua ở nơi sơn động dưỡng thương, tưởng coi như xong đời. Ngờ đâu lại có ngươi đến cứu ta, giúp ta rút độc châm ra. Sau khi ta khỏi rồi, đêm đêm thường hay đến bộ tộc Thiết Diên, ở bên ngoài các lều vải thám thính, định bụng giết Xa Nhĩ Khố và tên tộc trưởng đã đuổi ta. Chỉ vì ngươi nên ta chưa bỏ thuốc độc xuống giếng.
Đêm hôm đó trời bão tuyết, ta náu mình bên ngoài nhà ngươi, thấy các ngươi cho Trần Đạt Hải vào trú tuyết, lại nghe được các ngươi phát hiện bản đồ vào mê cung. Trần Đạt Hải đào tẩu rồi, ta liền đi theo y, vào được mê cung. Ta đánh cho y một quyền vào sau gáy bất tỉnh, nhốt y tại mê cung.
Chiều hôm qua, ta lấy trong bọc y bức địa đồ khăn tay, rút ra mươi đường chỉ, bỏ lại vào trong túi y rồi bịt mắt y lại, buộc y lên lưng ngựa, tống y đi thật xa.
Lý Văn Tú không hiểu sao một người tàn nhẫn như y lại tha mạng người khác, hỏi lại:
- Sao thầy lại rút đi mấy đường chỉ là sao?
Ngõa Nhĩ Lạp Tề cười khan mấy tiếng, mười phần đắc ý:
- Y biết đâu ta rút ra mươi đường chỉ rồi, địa đồ thiếu đi mấy lối đi, mê cung này không sao tìm thấy được nữa. Tên ăn cướp đó thể nào cũng đi kiếm đồng bọn, theo địa đồ đó mà đi tìm mê cung. Bọn chúng sẽ ở trên đại sa mạc Qua Bích chạy tới chạy lui, không còn bao giờ về được thảo nguyên nữa. Bọn cường đạo sẽ từng đứa từng đứa chết khát trên sa mạc, đến lúc chết vẫn còn mong tìm được mê cung để phát tài, ha ha, ha ha, thật là thú vị, thú vị.
Nghĩ đến một đám người dưới ánh nắng chang chang, chạy loanh quanh trong một sa mạc cả mấy trăm dặm không một giọt nước thật là ghê rợn, Lý Văn Tú nhịn không nổi phải chép miệng một cái. Bọn cường đạo đó đã giết cha mẹ nàng nhưng nay gặp tai họa thảm khốc như thế, cũng không khỏi tội nghiệp. Không biết nếu như nàng gặp lại bọn chúng, liệu nàng có bảo chúng là: “Cái địa đồ kia không đúng đâu" chăng?
Có lẽ nàng sẽ nói cho họ biết. Có điều bọn Hoắc Nguyên Long, Trần Đạt Hải đời nào chịu tin. Trong bụng chúng chỉ nghĩ đến chuyện phát tài, trong sa mạc chạy một vòng cho đến khi chết khát. Bọn họ chắc mẩm thể nào cũng đến được mê cung, vì Trần Đạt Hải đã theo bức địa đồ này đến mê cung rồi, thì còn làm sao sai được nữa. Trong mê cung có vô số trân châu bảo thạch, ai ai cũng nói thế lẽ nào không đúng?
Ngõa Nhĩ Lạp Tề cười ngặt nghẽo không ngừng, nói:
- Thực ra, trong mê cung này đến cục vàng bằng ngón tay cũng chẳng có, mê cung trong này có cái gì thì trung nguyên còn nhiều gấp mấy. Bàn, ghế, giường, màn, biết bao nhiêu thư bản, vi kỳ, thất huyền cầm, bếp, chén, chảo. .. cái gì mà chẳng có, có điều chẳng quí báu gì cả. Tại đất người Hán ở, đâu đâu cũng đầy rẫy, vậy mà bọn người Hán lại xả mệnh đi tìm, ha ha, thật tức cười muốn chết.
Lý Văn Tú hai lần đi vào mê cung, thấy vô số vật thường dùng hàng ngày. Đất Hồi Cương khí hậu khô ráo, tuy đã lâu năm, những vật đó cũng chưa mục nát. Thế nhưng khắp các phòng ốc, nào thấy đâu kim ngân châu báu gì? Nàng nói:
- Truyền thuyết của con người phần nhiều đâu có đúng, tòa mê cung này lớn thật nhưng nào có châu báu gì đâu. Ôi, đến ngay cả cha mẹ tôi cũng vì thế mà uổng mạng.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề hỏi:
- Thế ngươi có biết lai lịch của mê cung này không?
Lý Văn Tú nói:
- Không biết. Sư phụ, thầy có biết không?
Ngõa Nhĩ Lạp Tề nói:
- Ta ở đây có đọc được một cái bia đá, trên đó khắc rõ việc xây dựng mê cung này, thì ra xây dựng từ đời Đường Thái Tông.
Lý Văn Tú đâu có biết Đường Thái Tông là ai, Ngõa Nhĩ Lạp Tề liền kể tiếp cho nàng nghe lai lịch của tòa mê cung. Nơi đây chính là thuộc về nước Cao Xương thời nhà Đường.
Hồi đó Cao Xương là một nước lớn ở Tây Vực, sản vật phong phú, quốc thế cường thịnh. Năm Trinh Quan nguyên niên đời Đường Thái Tông, quốc vương nước Cao Xương tên là Cúc Văn Thái thần phục nhà Đường. Đường triều phái sứ giả đến Cao Xương, đòi y phải theo qui củ của người Hán. Cúc Văn Thái nói với sứ giả:
- Chim ưng bay trên trời, chim trĩ nằm trong bụi, con mèo ở trong nhà, con chuột chui dưới hang, mỗi giống có một tính cách, giống nào ra giống nấy tự mình sống theo mình.
Y nói thế có ý rằng các ngươi tuy là chim ưng dữ tợn bay trên trời nhưng ta cũng là loài gà rừng, ẩn nấp nơi đồng cỏ, tuy các ngươi có là con mèo đi lại nơi sảnh đường, thì ta cũng như con chuột nhắt, nằm sâu dưới hang, các ngươi chắc đã làm gì được ta? Hai bên mỗi bên có những tính cách riêng, thích hợp riêng, không thể bên nào ép bên nào phải theo ý mình, sao các ngươi nhất định bắt ta phải theo qui củ tập tục của người Hán là sao? Đường Thái Tông nghe nói thế, giận dữ lắm bảo rằng y là giống dã man, không phục vương hóa nên sai đại tướng Hầu Quân Tập đem quân chinh phạt.
Cúc Văn Thái nghe tin nói với bách quan rằng:
- Nước Đại Đường ở cách xa ta bảy ngàn dặm, ở giữa là một ngàn dặm đại sa mạc, đất không có cỏ, không có nước, gió lạnh như dao cắt, trời nắng thì như thiêu, làm sao đem đại quân vượt qua được? Họ đem quân tới đánh ta, nếu như đem binh thật nhiều, lương thảo tiếp viện sẽ không lo nổi. Còn nếu như chỉ đem dưới ba vạn quân thì ta không sợ. Mình sẽ dĩ dật đãi lao (lấy nhàn nhã chống nhọc mệt), kiên quyết thủ trong thành chỉ cần giữ được hai mươi ngày, quân nhà Đường hết lương thực ắt phải quay về.
Y biết rằng quân nhà Đường ghê gớm nên đưa ra kế sách chỉ thủ mà không đánh nên chiêu tập dân phu xây một tòa mê cung ở một nơi cực kỳ bí mật, để nếu như đô thành không giữ được thì có nơi rút về.
Thời kỳ đó nước Cao Xương tương đối hùng cường, các thợ giỏi của Tây Vực đều tụ tập tại vùng này. Tòa mê cung xây dựng rất ngoằn ngoèo, kiên cố, bao nhiêu trân kỳ bảo vật ở trong nước đều đem vào cất nơi đây. Cúc Văn Thái tính toán rằng nếu quân Đường có đánh vào mê cung cũng chưa chắc tìm được nơi y ở.
Hầu Quân Tập đã từng học binh pháp của Lý Tịnh, rất giỏi dùng binh, đánh thẳng tới thế như chẻ tre, vượt qua được sa mạc. Cúc Văn Thái nghe nói đại quân nhà Đường kéo đến, lo lắng không biết làm cách nào, sợ quá mà chết. Con trai y là Cúc Trí Thịnh lên nối ngôi. Hầu Quân Tập tất lãnh đại quân, đánh đến chân thành, đánh nhau luôn mấy trận quân nước Cao Xương đại bại. Quân nhà Đường có một loại xe dùng để công thành, cao mười trượng, trông như một cái tổ chim nên gọi là “sào xa". Loại sào xa đó đẩy đến chân thành, quân sĩ từ cao đánh xuống, ném đá bắn tên, quân Cao Xương khó mà chống đỡ. Cúc Trí Thịnh chưa kịp chạy về mê cung thì thành đã vỡ, đành phải đầu hàng. Nước Cao Xương từ khi Cúc Gia lập quốc đến đây, truyền được chín đời, tổng cộng một trăm ba mươi tư năm, tới năm Trinh Quan thứ mười bốn nhà Đường thì bị diệt vong. Khi đó nước Cao Xương từ đông sang tây tám trăm dặm, từ nam chí bắc năm trăm dặm là một đại quốc bên Tây Vực.
Hầu Quân Tập bắt được vua nước Cao Xương Cúc Trí Thịnh cùng văn võ bách quan và các người tài giỏi đem giải về Trường An (kinh đô nhà Đường), lấy hết các đồ quí giá trong mê cung. Vua Đường Thái Tông bảo là nước Cao Xương không chịu bị người Hán đồng hóa, không biết được những gì tốt đẹp của Trung Hoa thượng quốc nên sai đem rất nhiều sách vở, y phục, dụng cụ, nhạc khí. .. của người Tàu cho nước Cao Xương. Người Cao Xương không theo mà nói rằng:
- Con gà rừng không thể học cách bay lượn của con chim ưng, con chuột không thể bắt chước con mèo kêu meo meo, dù người Hán các ngươi có hay cách nào chăng nữa, người Cao Xương chúng ta cũng không thích.
Họ đem tất cả sách vở, văn vật, dụng cụ, tượng Phật, tượng Khổng Tử, tượng Lão Quân của Đạo giáo. .. vua nhà Đưỡng ban cho đem cất vào mê cung, chẳng ai thèm nhìn đến một lần.
Hơn một nghìn năm qua, sa mạc biến thiên, cây cối mọc lên, tòa cố cung trước nay vốn cực kỳ bí mật lại càng thên ẩn bí. Nếu như không có địa đồ đưa đường chỉ lối, không ai có thể tìm được. Người Cáp Tát Khắc ngày nay và dân tộc Cao Xương không có liên quan gì đến nhau.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề khi còn ở Trung Nguyên học cả văn lẫn võ, đọc rất nhiều sách vở của người Hán nên biết rành lịch sử triều nhà Đường. Lý Văn Tú tuy là người Hán nhưng lại không biết gì cả nên cũng không thấy có gì hứng thú. Nàng nghe giọng Ngõa Nhĩ Lạp Tề càng lúc càng yếu dần nên nói:
- Sư phụ, thầy nghỉ một lát, đừng nói nữa. Gã hoàng đế người Hán kia thật là lắm chuyện, người ta thích cái gì thì kệ người ta việc gì phải ép buộc? Ôi, cái mà mình thật thích thì thường lại không được. Còn cái gì người khác tưởng là tốt mà nhất định bắt mình làm, mình không thích thì nhất định sẽ không bao giờ thích cả.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề nói:
- A Tú, ta. .. ta thật là cô đơn, từ nay sẽ không còn ai nói chuyện với ta lâu như thế nữa, con. .. con có chịu ở với sư phụ không?
Lý Văn Tú đáp:
- Sư phụ, con ở đây với thầy.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề nói:
- Ta sắp chết rồi, sau khi ta chết đi con sẽ đi khỏi, không bao giờ quay lại nữa.
Lý Văn Tú không biết phải trả lời sao, chỉ thấy thật thê lương đau lòng, nàng giơ tay ra, nhẹ nhàng cầm bàn tay trái sư phụ, thấy tay ông ta lạnh dần. Ngõa Nhĩ Lạp Tề nói:
- Ta muốn con mãi mãi ở nơi đây cùng với ta, mãi mãi không không bao giờ rời xa ta. ..
Y vừa nói vừa chầm chậm đưa tay phải lên, ngón tay cái và ngón tay trỏ cầm hai cái kim độc, nghĩ thầm: “Hai cái kim này chỉ nhè nhẹ đâm vào ngươi thì ngươi sẽ vĩnh viễn ở lại mê cung với ta, không thể bỏ ta được". Y nói nhỏ:
- A Tú, con vừa xinh đẹp vừa hiền hậu, thật là một cô gái ngoan, con mãi mãi ở bên cạnh ta nhé. Ta một đời thật là tịch mịch cô đơn, chẳng ai lo liệu cho ta cả. .. A Tú, con ngoan lắm, thật là một đứa bé ngoan. ..
Hai chiếc kim độc từ từ di chuyển dần về hướng Lý Văn Tú, trong đêm tối nàng đâu có thấy. Ngõa Nhĩ Lạp Tề nghĩ thầm: “Tay ta không còn chút lực khí nào, chỉ chầm chậm đâm thôi, nếu nhanh quá, nó chỉ giựt tay ra là ta không đâm nó được nữa". Độc châm từng tấc, từng tấc đến gần mặt nàng hơn, chỉ còn hai thước, chỉ còn một thước. ..
Lý Văn Tú biết đâu kim độc chỉ cách mình bẩy tám tấc, nói tiếp:
- Sư phụ, mẹ của A Mạn chắc đẹp lắm nhỉ?
Ngõa Nhĩ Lạp Tề bỗng giật mình, nói:
- Mẹ của A Mạn. .. Nhã Lệ Tiên. ..
Đột nhiên toàn thân y không còn một chút lực khí nào cả, biến đi đâu mất hết. Bàn tay đang giơ lên liền rũ xuống, không còn bao giờ có thể giơ lên được nữa. Lý Văn Tú nói:
- Sư phụ, thầy đối với con thật tốt, con sẽ không bao giờ quên.
*
* *
Trên sa mạc đi về Ngọc Môn Quan, một cô gái cưỡi ngựa trắng chầm chậm đi về hướng đông. Nàng đang nhẩm lại những gì mà người Cáp Tát Khắc của bộ tộc Thiết Diên nói với nàng lúc chia tay:
Tô Lỗ Khắc nói:
- Lý cô nương, cô đừng đi, ở lại với chúng tôi. Chúng tôi ở đây có nhiều cái hay lắm, sẽ tìm cho cô một ông chồng thật tốt. Chúng tôi sẽ biếu cô thật nhiều cừu, nhiều bò, làm cho cô một cái lều thật đẹp.
Lý Văn Tú mặt đỏ lên, lắc đầu. Tô Lỗ Khắc lại nói tiếp:
- Cô là người Hán, cái đó cũng chẳng sao. Người Hán cũng có người tốt. Người Hán có lấy người Cáp Tát Khắc được không nhỉ? Hừm. ..
Y lắc đầu nói:
- Để mình đi hỏi trưởng lão Cáp Bốc Lạp Mẫu xem sao.
Cáp Bốc Lạp Mẫu là người tinh thông kinh Koran, thông minh nhất và có học nhất trong bộ tộc Thiết Diên. Ông ta cúi đầu suy nghĩ một hồi rồi nói:
- Ta là người hèn kém, có biết được gì đâu.
Tô Lỗ Khắc nói:
- Nếu là người học vấn như Cáp Bốc Lạp Mẫu mà còn không biết, người khác làm sao biết được?
Cáp Bốc Lạp Mẫu nói:
- Chương thứ bốn mươi chín kinh Koran có viết là: “Hỡi các ngươi, ta từ một người nam và một người nữ sáng tạo ra tất cả, rồi các ngươi thành nhiều dân tộc nhiều tông tộc, để cho các ngươi dễ nhận ra nhau. Dưới mắt Allah, cái tôn quí nhất trong các ngươi, là cái tối thiện lương của các ngươi". Trên thế gian này, các dân tộc, các tông tộc đều do Chúa Allah sáng tạo ra, ngài chỉ nói là cái gì tối thiện lương thì cái đó cao quí nhất. Kinh Koran chương thứ bốn có viết: “Các ngươi phải thương yêu nhau, thương hàng xóm gần, thương hàng xóm xa, thương bạn bè, đối đãi tử tế với lữ khách". Người Hán là hàng xóm xa của chúng ta, nếu như họ không đến xâm phạm chúng ta, thì ta phải thương yêu họ, đối đãi tử tế với họ.
Tô Lỗ Khắc nói:
- Ông nói đúng lắm. Thế con gái mình có lấy người Hán được không? Con trai mình có lấy con gái Hán được không?
Cáp Bốc Lạp Mẫu nói:
- Trong kinh chương thứ hai, tiết hai trăm hai mươi mốt có nói: “Các ngươi không được lấy con gái thờ đa thần, trừ khi họ chịu tin đạo. Các ngươi không được lấy con trai thờ đa thần, trừ khi họ chịu tin đạo". Trong kinh chương thứ tư, tiết thứ hai mươi ba nghiêm cấm lấy người đã có chồng rồi, không được lấy anh em thân thuộc, ngoài những điều đó ra đều là hợp pháp. Dù có lấy nô lệ hay tù binh cũng không sao, thì lấy người Hán có gì mà không được?
Trong khi Cáp Bốc Lạp Mẫu đọc kinh Koran, mọi người trong bộ tộc cung kính đứng nghe, kinh văn giúp họ giải quyết vấn đề, ai nấy đều minh bạch nên cùng nói:
- Đấng tiên tri Muhammad đã dạy thế thì không thể nào sai được.
Có người còn khen ngợi sự thông minh và học vấn của Cáp Bốc Lạp Mẫu:
- Mình có chuyện gì không hiểu, chỉ đến hỏi Cáp Bốc Lạp Mẫu là ông ta giảng giải cho biết ngay.
Thế nhưng Cáp Bốc Lạp Mẫu dù tài trí, dù thông minh tới đâu có một việc ông ta cũng không giải quyết được, dù kinh Koran bao la đến đâu cũng không có câu trả lời:
Nếu như ngươi yêu thương say đắm một người, người đó lại yêu thương say đắm một người khác, thì phải thế nào?
Con ngựa trắng từng bước, từng bước đưa nàng về Trung Nguyên. Bạch mã nay đã già, chỉ còn có thể đi chầm chậm, nhưng rồi cũng đến nơi. Đất Giang Nam có liễu xanh, có đào hồng, có én đen, có cá vàng. ..Người Hán cũng có những thanh niên anh tuấn, võ giỏi, hiên ngang tiêu sái...
Thế nhưng cô gái xinh tươi ấy cũng cố chấp như những người Cao Xương thuở nào: Những thứ đó tốt lắm, đẹp lắm! Thế nhưng ta không thích thì sao?
-----------------------------------------------------------------
[1] Đao giống hình lông đuôi chim nhạn
[2] Kazakh, tức Cosak -- dân tộc thiểu số vùng Tân Cương, Cam Túc và Thanh Hải và ở nam nước Nga, phía Tây Mông Cổ, rất thiện chiến, giỏi cưỡi ngựa.
[3] Islam (Hồi giáo)
[4] tức sa mạc Gobi hiện nay ở vùng Mông Cổ
[5] một loại rượu nhẹ làm bằng sữa để lên men
[6] đoạn này mô tả hình dáng Trần Đạt Hải mâu thuẫn với đoạn đầu??? Đây phải là Hoắc Nguyên Long mới phải
- Tô Phổ, thằng ngu ơi! Đừng có vào.
Thế nhưng Tô Phổ nào có nghe lời y?
Lý Văn Tú thấy y si tình như thế, trong lòng xót xa, lớn tiếng nói:
- A Mạn chưa chết đâu.
Tô Phổ nghe thấy câu đó, đầu óc liền tỉnh lại ngay, quay qua hỏi:
- A Mạn chưa chết ư? Sao. .. sao ngươi biết?
Lý Văn Tú đáp:
- Trong mê cung không phải là ác quỉ mà là người.
Tô Phổ, Tô Lỗ Khắc, Xa Nhĩ Khố cùng cất tiếng hỏi lại:
- Rõ ràng là ác quỉ, sao lại là người?
Lý Văn Tú đáp:
- Là người giả dạng đó. Y dùng một loại ám khí cực độc thật nhỏ phát xạ giết con ngựa và người thanh niên, vết thương không dễ gì nhìn thấy. Y dưới chân đi cà khêu, khoác áo trắng chùm người, thành thử đi trên sa mạc không có dấu chân, thân thể lại thật là cao, chạy lại nhanh.
Chỉ có hai câu nàng không nói ra, đó là: "Ta biết người đó là ai vì ta nhận ra thủ pháp phóng ám khí của y. Trên con ngựa và người thanh niên kia, ta đã tìm ra dấu vết của ám khí".
Nàng giải thích hợp tình hợp lý nhưng bọn Tô Lỗ Khắc vẫn chưa tin hẳn. Lúc này Kế lão cũng đã chạy đến, y chậm rãi nói:
- Ta biết ác quỉ này ghê gớm lắm, đừng ai vào mê cung làm gì để khỏi chết oan. Ta già cả rồi nói ra nhất định không sai đâu.
Tô Phổ đáp:
- Dù là ác quỉ hay là người, ta cũng nhất định vào. .. vào cứu A Mạn.
Y cũng mong như lời Lý Văn Tú nói, ác quỉ chẳng qua chỉ là người giả thành thì cũng còn chút hi vọng cứu được A Mạn. Y lại tới lắc chiếc vòng cửa, lần này mở ra được. Lý Văn Tú nói:
- Để ta đi với ngươi.
Tô Phổ quay lại, lòng cảm kích khôn cùng nói:
- Lý anh hùng, người đừng vào làm chi, nguy hiểm lắm.
Lý Văn Tú nói:
- Không sao đâu, để ta theo ngươi, như thế không nguy hiểm.
Tô Phổ mắt rưng rưng lệ, nghẹn ngào nói:
- Đa tạ, đạ tạ.
Lý Văn Tú nghĩ thầm: “Ngươi cảm ơn ta như thế chẳng qua cũng chỉ vì A Mạn". Nàng quay lại nói với Kế lão:
- Kế gia gia, ông ở đây chờ cháu nhé.
Kế lão nói:
- Không đâu, ta cùng đi với ngươi, người. .. người đó ghê gớm lắm.
Lý Văn Tú nói:
- Ông già rồi, lại không biết võ công, ở bên ngoài chờ tốt hơn. Cháu không nguy hiểm gì đâu.
Kế lão đáp:
- Ngươi không biết đâu, nguy hiểm ghê gớm lắm. Ta muốn lo cho ngươi.
Lý Văn Tú không thể nào nói gì hơn, nghĩ thầm: “Ông làm sao lo cho tôi được? Có tôi phải lo cho ông thì có". Năm người liền đốt đuốc theo con đường cũ tiến vào mê cung.
*
* *
Năm người đi quanh co một hồi thật lâu, Tô Phổ vừa đi vừa gọi:
- A Mạn, A Mạn, em ở đâu?
Thế nhưng trước sau không nghe thấy tiếng nào khác. Lý Văn Tú nghĩ thầm: “Để ta dọa cho tên quái quỉ sợ một phen mới được". Nàng bèn nói:
- Bọn mình tất cả kêu lên là đại đội nhân mã đang đến cứu người, không chừng khiến cho ác nhân sợ bỏ chạy đó.
Tô Lỗ Khắc, Xa Nhĩ Khố và Tô Phổ cùng theo kế đó lớn tiếng la lên:
- A Mạn, A Mạn, đừng có sợ, tất cả mọi người đến cứu ngươi đây.
Các điện đường trong mê cung đều trống không, tiếng bốn bề dội lại oang oang. Đi một hồi nữa, bỗng nghe tiếng đàn bà kêu thét lên, giọng đúng là A Mạn. Tô Phổ vội theo âm thanh chạy đến, đẩy một cánh cửa, thấy A Mạn nằm co ở một góc phòng, hai tay bị trói quặt ra đằng sau. Hai người vừa mừng vừa sợ, cùng kêu lên. Tô Phổ chạy đến cởi dây trói, hỏi:
- Con ác quỉ đâu?
A Mạn đáp:
- Y không phải là quỉ, mà là người. Y vừa mới ở đây, nghe thấy tiếng của các người, định ôm em bỏ chạy. Em cố hết sức dãy dụa, y nghe thấy đông người nên vội hốt hoảng chạy mất.
Tô Phổ thở phào một hơi, hỏi tiếp:
- Thế. .. thế người đó hình dáng ra sao? Tại sao y lại bắt em đến đây?
A Mạn đáp:
- Trên đường y bịt chặt mắt em, đến mê cung rồi tối đen nên không nhìn rõ tướng mạo y ra sao cả.
Tô Phổ quay lại nhìn Lý Văn Tú, ánh mắt đầy vẻ cảm kích. A Mạn nói với Xa Nhĩ Khố:
- Cha, người này nói tên y là Ngõa Nhĩ Lạp Tề, cha có biết. ..
Nàng nói chưa dứt câu, Xa Nhĩ Khố và Tô Lỗ Khắc cùng kêu lên:
- Ngõa Nhĩ Lạp Tề?
Hai người kêu lên như thế thật đã rõ ràng, không những họ biết Ngõa Nhĩ Lạp Tề mà còn biết rành là khác. Xa Nhĩ Khố đáp:
- Người đó là Ngõa Nhĩ Lạp Tề ư? Không thể được. Chính y nói y là Ngõa Nhĩ Lạp Tề? Ngươi không nghe nhầm đấy chứ?
A Mạn nói:
- Y nói y có quen mẹ con.
Tô Lỗ Khắc nói:
- Thế thì đúng rồi, đúng là Ngõa Nhĩ Lạp Tề rồi.
Xa Nhĩ Khố lẩm bẩm nói:
- Y quen với mẹ ngươi? Là Ngõa Nhĩ Lạp Tề? Vì cớ gì. .. cớ gì y lại biến thành ác quỉ trong mê cung?
A Mạn nói:
- Y không phải quỉ, y là người. Y nói từ lúc còn nhỏ đã yêu mẹ con, nhưng mẹ con lại có mắt không tròng, đi lấy cái thằng khùng là cha con... Ấy chết, cha ơi, cha đừng giận, cái tên đê tiện đó nói đó.
Tô Lỗ Khắc cười sằng sặc, nói:
- Ngõa Nhĩ Lạp Tề là thằng đê tiện, nhưng y nói đâu có sai, cha ngươi đúng là thằng khùng. ..
Xa Nhĩ Khố giơ quyền đấm ra, Tô Lỗ Khắc vừa cười vừa né tránh, nói tiếp:
- Ngõa Nhĩ Lạp Tề trước đây giành mẹ ngươi với cha ngươi, y bị thua. Y không phải là người tử tế gì, nửa đêm mang dao vào giết cha ngươi. Ngươi xem, bên mang tai y có cái sẹo, chính là do Ngõa Nhĩ Lạp Tề chém đó.
Mọi người nhìn Xa Nhĩ Khố, quả nhiên bên cạnh tai có một vết sẹo dài. Cái sẹo đó ai ai cũng đã thấy nhưng có điều không biết tại sao. A Mạn nắm tay cha, nhỏ nhẹ nói:
- Cha, lúc đó cha bị thương có nặng lắm không?
Xa Nhĩ Khố đáp:
- Cha ngươi tuy bị trúng ám toán của y, nhưng cũng đánh gục được y, đè được y xuống trói gô lại.
Y nói mấy câu đó, trong giọng có vẻ tự hào, nói tiếp:
- Hôm sau tộc trưởng họp mọi người lại, tuyên bố trục xuất tên vô lại đó ra khỏi bộ tộc, vĩnh viễn không cho quay về, nếu lén lút trở lại sẽ xử tử. Từ đó đến nay không còn thấy y đâu nữa, tên khốn kiếp đó ẩn nấp trong mê cung làm trò gì? Còn ngươi làm sao lại để cho y bắt được?
A Mạn nói:
- Hôm nay lúc trời vừa sáng, con vào rừng đi giải, ngờ đâu tên tồi bại đó nấp ở đằng sau, đột nhiên xông ra, bịt miệng con lại, ôm chạy thẳng lên đây. Y nói y không lấy được mẹ con thì bắt con thay thế. Con van xin y thả con về, nói mẹ con không thích y thì con cũng không thể nào thích y được. Y nói: “Ngươi thích ta cũng được mà không thích ta cũng không sao, nhưng ngươi là người của ta rồi. Bọn Cáp Tát Khắc nhát gan, không đứa nào dám vào mê cung cứu ngươi đâu". Y nói thế không đúng, cha, Tô Lỗ Khắc bá bá, mọi người đều can đảm, lại còn Lý anh hùng, Tô Phổ, Kế gia gia ai cũng không ngại cực nhọc xông vào cứu con.
Xa Nhĩ Khố hậm hực nói:
- Y giết chết Lạc Đà, Tang Tư Nhi, mình đuổi theo mau, bắt nó đem xử tử.
Lý Văn Tú vốn đã đoán ra kẻ giả làm quỉ kia là ai rồi, nào ngờ những gì nàng đoán lại sai bét cả, trong lòng ngầm xấu hổ đã nghĩ xấu cho người tốt, cũng may nàng chưa nói cho ai nghe, nghĩ thầm: “Làm sao gã Cáp Tát Khắc này lại biết ném kim độc? Ném kim thủ pháp lại đúng y như thế? Chẳng lẽ y cũng học từ sư phụ ta hay sao?".
Tô Lỗ Khắc biết được con ác quỉ chẳng qua chỉ là Ngõa Nhĩ Lạp Tề giả ra thì đâu còn sợ gì nữa. Huống chi họ cũng biết tên này võ công bình bình, nếu gặp phải làm gì chẳng tóm được? Xa Nhĩ Khố thì muốn báo thù giết học trò mình nên cầm đuốc giơ lên, đi trước mọi người.
Kế lão nắm vạt áo Lý Văn Tú nói nhỏ:
- Đó là chuyện trong bộ tộc người Cáp Tát Khắc, bọn mình chẳng liên quan gì, đứng bên ngoài chờ họ cũng được.
Lý Văn Tú thấy giọng ông run run, quả là sợ hãi lắm, ôn tồn nói:
- Kế gia gia, ông ngồi ở trong sân này chờ cháu, có được không? Gã Cáp Tát Khắc xấu xa kia võ công ghê lắm, chỉ sợ bọn Tô. .. Lỗ Khắc đánh không lại, cháu phải giúp họ một tay.
Kế lão thở dài nói:
- Thế thì mình cùng đi vậy.
Lý Văn Tú nở môt nụ cười hiền hòa với ông, nói:
- Chuyện này sẽ xong xuôi, ông đừng lo gì cả.
Kế lão đi song song với Lý Văn Tú nói:
- Chuyện này xong rồi, ta sẽ về Trung Nguyên. A Tú, ngươi có đi về cùng với ta chăng?
Lý Văn Tú thấy thật khó nghĩ, hình ảnh quê cũ đất Trung Nguyên, trong lòng nàng chỉ còn mờ mờ ảo ảo. Nàng đã sống nơi thảo nguyên này mười hai năm, chỉ yêu thích gió tuyết, cát bụi, với cánh đồng bao la ngút ngàn, những đàn cừu, đàn bò và tiếng chim thiên linh nửa đêm cất tiếng hót. ..
Kế lão thấy nàng không trả lời, nói tiếp:
- Bọn mình người Hán ở Trung Nguyên, so với nơi đây sướng hơn nhiều, mặc cũng đẹp, ăn cũng ngon. Kế gia gia của ngươi đã để dành đủ tiền, về cũng thoải mái. Đất Trung Nguyên hoa lệ, so với nơi đây đẹp đẽ biết bao, sống một cuộc đời cho đáng sống.
Lý Văn Tú hỏi:
- Trung Nguyên đẹp như thế, sao đến bây giờ ông mới về?
Kế lão sững người, đi được mấy bước mới chậm rãi nói:
- Ta ở Trung Nguyên có một kẻ thù, đến đất Hồi Cương chẳng qua để tị nạn. Sau mấy chục năm, kẻ thù kia chắc đã chết rồi. A Tú, mình ở ngoài này chờ họ.
Lý Văn Tú nói:
- Không được, Kế gia gia, mình phải đi nhanh hơn đừng để cách xa họ nhiều quá.
Kế lão hừ hừ mấy tiếng, bước đi không nhanh hơn chút nào. Lý Văn Tú thấy ông ta già cả, không nỡ thúc giục. Kế lão nói tiếp:
- Về đến Trung Nguyên rồi, mình sẽ về Giang Nam. Mình sẽ mua một căn nhà, bốn bề trồng đầy đào hoa dương liễu, xen kẽ lẫn nhau. Đến mùa xuân, hoa đào đỏ, dương liễu xanh, thêm chim én đen bay qua bay lại dưới tàn cây. A Tú, mình lại đào thêm một cái ao, nuôi toàn cá, màu vàng có, màu đỏ có, màu trắng có, ngươi thể nào cũng thích lắm. .. so với nơi đây thật hơn nhiều. ..
Lý Văn Tú chầm chậm lắc đầu, trong lòng lại nghĩ: “Dù Giang Nam có đẹp thế nào, ta cũng chỉ thích sống nơi đây thôi, có điều. .. chuyện này xong rồi, Tô Phổ sẽ kết hôn cùng A Mạn, lúc đó thể nào họ cũng làm đám cưới tưng bùng, đánh vật kéo co, chung quanh đống lửa hò hát. .." Nàng ngẩng đầu lên nói:
- Được rồi, Kế gia gia, bao giờ mình quay lại, ngày hôm sau mình lên đường về Trung Nguyên.
Mắt Kế lão đột nhiên sáng bừng lên, xem ra cực kỳ vui sướng, lớn tiếng nói:
- Hay lắm. Bao giờ mình quay lại, ngày hôm sau mình lên đường về Trung Nguyên.
Ngay lúc đó, Lý Văn Tú bỗng thấy thương gã Ngõa Nhĩ Lạp Tề kia. Y không lấy được người y thương yêu, lại còn bị đuổi ra khỏi bản tộc, sống đơn độc nơi mê cung. A Mạn đã mười tám tuổi rồi, y ở mê cung này chắc cũng phải hai chục năm? Có khi còn lâu hơn nữa.
*
* *
- Ngõa Nhĩ Lạp Tề, đứng lại!
Đột nhiên từ phía trước vọng lại tiếng quát giận đữ của Xa Nhĩ Khố. Lý Văn Tú không còn chờ Kế lão nữa, vội vàng theo hướng tiếng nói chạy lên. Qua khỏi cửa của một toà đại điện, thấy trong điện đường, Xa Nhĩ Khố tay cầm trường đao đang đấu với một người nhô lên hụp xuống. Người đó hai tay không, mặc trường bào màu trắng, bịt khăn trùm đầu cũng màu trắng chỉ lộ hai con mắt, khăn và áo đều đầy vết máu, chính là gã có tên là Ngõa Nhĩ Lạp Tề đã giả làm ác quỉ hôm qua bắt cóc A Mạn. Có điều hôm nay y không đi cà khêu nên áo dài vén lên quấn ngang bụng.
Tô Lỗ Khắc, Tô Phổ thấy Xa Nhĩ Khố tay cầm đao đấu với y tay không, tin chắc nhất định thắng nên không tiến lên đánh giúp, hai người chỉ cầm cao ngọn đuốc, mồm thì hò hét trợ uy.
Lý Văn Tú chỉ mới coi vài chiêu, biết là không xong, kêu lên:
- Cẩn thận!
Nàng đang toan ra tay, đã nghe bình một tiếng, ngực Xa Nhĩ Khố đã trúng một chưởng, mồm hộc máu ngã văng ra ngoài. Cha con Tô Lỗ Khắc kinh hãi, cùng vứt đuốc đi múa đao xông lên, hợp công kẻ địch. Hai cây đuốc bị vứt xuống đất, trong điện lập tức tối thui không còn nhìn rõ được nữa.
Lý Văn Tú xách lưu tinh chùy (?), kêu lên:
- Tô Phổ, lui ra! Tô Lỗ Khắc bá bá, lui ra, để ta lên đấu với y.
Tô Lỗ Khắc giận dữ đáp:
- Ngươi tránh ra, đừng có la lối.
Thanh trường đao trong tay y liền vung ra, tiếng kêu vù vù. Đao pháp của người Cáp Tát Khắc có một đường lối riêng, thật là cương mãnh ác liệt. Thế nhưng thân thủ Ngõa Nhĩ Lạp Tề thật là linh hoạt, từ dưới đất vung chân đá văng trường đao trong tay Tô Phổ.
Lý Văn Tú liền ném lưu tinh chùy xuống, tung mình nhảy tới, chộp lấy thanh đao còn đang rơi trên không, soẹt soẹt hai tiếng chém vào Ngõa Nhĩ Lạp Tề. Nàng theo sư phụ học quyền cước và lưu tinh chùy, đao pháp chưa từng học qua, nhưng lúc này bốn người đang quấn quít một chỗ, chùy pháp nếu thi triển không khỏi lỡ trúng cha con Tô Phổ. Nàng đành dùng quyền pháp phối hợp đao pháp, ngưng thần tiếp chiến. Tô Phổ mất đao liền dùng tay chân đấm đá, Ngõa Nhĩ Lạp Tề một đấu với ba nhưng vẫn không sút kém chút nào.
Đấu được hơn một chục hiệp, Ngõa Nhĩ Lạp Tề kêu lớn một tiếng, quyền bên trái đánh ra, trúng ngay sống mũi Tô Phổ, lại đá luôn một cái trúng bụng Tô Lỗ Khắc. Cha con Tô Lỗ Khắc cùng ngã không ai ngồi dậy được. Thì ra quyền cước của Ngõa Nhĩ Lạp Tề nội lực thâm hậu, đánh trúng rồi khó mà gượng lại, Tô Lỗ Khắc tuy có tráng kiện vạm vỡ nhưng cũng chịu không nổi.
Cục diện bây giờ trở thành một mình Lý Văn Tú đấu với kẻ địch, né qua tránh lại hiển nhiên đã kém thế. Ngõa Nhĩ Lạp Tề quát lên:
- Ngươi mau cút đi thì ta tha mạng cho.
Lý Văn Tú thấy nếu mình bỏ chạy, cùng lắm chỉ mang được Kế lão theo, ba người Cáp Tát Khắc thể nào cũng trúng phải độc thủ của y. Thành ra nàng không kể sống chết, hết sức chống đỡ. Ngõa Nhĩ Lạp Tề giơ tay trái ra, Lý Văn Tú liền né qua bên phải, nào ngờ đó chỉ là hư chiêu, hữu chưởng liền đánh vụt ra, nghe bịch một cái trúng ngay đầu vai. Lý Văn Tú loạng choạng muốn ngã, trong đầu lóe lên một ý niệm: “Chiêu Thanh Đông Kích Tây này sư phụ đã dạy ta rồi, sao lại không nhớ tới?". Ngõa Nhĩ Lạp Tề quát lớn:
- Ngươi không chạy đi, ta giết ngươi đó.
Lý Văn Tú trong lòng nổi lên một ý chí ngang tàng, cũng kêu lên:
- Ngươi giết ta thì cứ giết.
Nàng nhảy vọt lên, chỉ mới vài chiêu hông lại trúng một quyền, đau đến tuột cả đao, ngồi bệt xuống trong lòng nghĩ thầm: “Chắc ta chết mất". Đột nhiên nghe vù một tiếng, một người đã nhảy vào đánh với Ngõa Nhĩ Lạp Tề.
Lý Văn Tú vội vàng lăn một vòng, quay đầu nhìn lại, tưởng chừng không tin nổi mắt mình. Thì ra Kế lão đã tay cầm một thanh chủy thủ đang đấu với Ngõa Nhĩ Lạp Tề. Thân thủ ông già thật là nhanh nhẹn, xuất chiêu nhanh như gió, không có vẻ lụm cụm chút nào.
Lạ lùng thay, Kế lão giơ tay ra chân, chiêu nào cũng giống hệt Ngõa Nhĩ Lạp Tề, chẳng khác gì võ công do sư phụ nàng là Hoa Huy truyền thụ. Lý Văn Tú lập tức hiểu ngay: “Đúng rồi, võ công Trung Nguyên đều như thế cả. Kế lão và gã Cáp Tát Khắc kia đều học võ công Trung Nguyên, mình đâu có biết là Kế gia gia biết võ".
Hai người càng đấu càng hăng, Ngõa Nhĩ Lạp Tề đột nhiên eo éo kêu lên:
- Mã Gia Tuấn, ngươi khỏe chứ?
Kế lão hơi giật mình, nhảy vội về phía sau, Ngõa Nhĩ Lạp Tề giơ tay ra, chính là sử dụng một nửa chiêu Thanh Đông Kích Tây. Kế lão không mắc mưu của y, chủy thủ liền vung qua bên phải đón trước. Nào ngờ Ngõa Nhĩ Lạp Tề không sử dụng tiếp nửa dưới của chiêu Thanh Đông Kích Tây, tay trái chộp vào mặt Kế lão, lột luôn một mảng da mặt của ông ta.
Lý Văn Tú, Tô Lỗ Khắc và A Mạn ba người cùng kinh hoảng kêu lên, riêng Lý Văn Tú dường như muốn ngất xỉu. Chỉ thấy Ngõa Nhĩ Lạp Tề tung mình nhảy lên, chân trái đá ra, chân phải đá tiếp, uyên ương liên hoàn, đều trúng ngay mình Kế lão. Ngay khi đó, một ánh sáng trắng lóe lên, thanh chủy thủ trong tay Kế lão phóng vụt ra, đâm phập ngay vào bụng địch thủ.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề thảm thiết kêu lên một tiếng, hai tay ra chiêu Ngũ Lôi Oanh Đính, đánh thẳng xuống đỉnh đầu Kế lão. Lý Văn Tú biết rằng nếu quyền này đánh trúng, Kế lão không sao sống nổi. Nàng cố hết sức bình sinh, nhảy tới giơ tay ra đỡ, nghe lách cách mấy tiếng, hai tay dường như muốn gãy vụn. Hai người giằng co, Ngõa Nhĩ Lạp Tề tay không đánh xuống được, Lý Văn Tú cũng không cách nào đẩy được y ra.
Tô Lỗ Khắc lúc này đã cử động được rồi liền nhảy lên dùng hết sức đấm luôn vào cằm Ngõa Nhĩ Lạp Tề. Ngõa Nhĩ Lạp Tề ngã ngửa về sau, đụng ngay vào tường, sụm ngay xuống. Lý Văn Tú kêu lên:
- Kế gia gia, Kế gia gia!
Nàng đỡ Kế lão dậy, không dám mở mắt, mặt ông ta ắt hẳn máu thịt bầy nhầy thật là ghê rợn. Nào ngờ khi nàng hé mắt nhìn ra, trước mặt lại là một người đàn ông tráng niên. Nàng giật mình mở to mắt, chỉ thấy y mặt mày nhẵn thín, râu ria cạo sạch, trông cũng khá đẹp trai, trong cảnh tranh tối tranh sáng thấy y mặt trắng bệch không một chút máu. Người đó chỉ chừng ngoài ba mươi, chỉ có đôi mắt là còn quen thuộc trên một khuôn mặt lạ hoắc, thật là thần bí.
Lý Văn Tú ngơ ngẩn hồi lâu mới “A" lên một tiếng kinh hoàng, đẩy Kế lão ra nhảy lùi về sau. Nàng bị trúng quyền cước, rơi xuống đứng không vững nên ngồi bệt xuống, ấp úng nói:
- Ngươi. .. ngươi. ..
Kế lão đáp:
- Ta. .. ta không phải là Kế gia gia của ngươi, ta. .. ta. ..
Đột nhiên y oa lên một tiếng, hộc ra một ngụm máu tươi, hổn hển nói tiếp:
- Đúng đó, ta là Mã Gia Tuấn, từ trước tới nay giả làm ông già họ Kế. A Tú, ngươi không giận ta chứ?
Hai tiếng “A Tú" vẫn không khác gì mười năm qua đầy vẻ thiết tha lo lắng. Lý Văn Tú nói:
- Tôi không giận ông, đương nhiên là không giận. Từ trước đến nay ông đối với tôi thật tốt, thật tốt.
Nàng nhìn Mã Gia Tuấn, lại nhìn người nằm gục nơi bức tường Ngõa Nhĩ Lạp Tề, trong bụng không biết bao nhiêu là ngờ vực. Lúc này A Mạn đã đỡ cha lên, xoa bóp vết thương trên ngực y. Tô Lỗ Khắc và Tô Phổ nhặt đao, hai người khập khiễng đi tới trước mặt Ngõa Nhĩ Lạp Tề. Ngõa Nhĩ Lạp Tề nói:
- A Tú, sao ta bảo ngươi chạy đi, ngươi không chạy?
Y nói bằng tiếng Hán, thanh điệu giống hệt sư phụ nàng Hoa Huy. Lý Văn Tú không kịp suy nghĩ, buột miệng kêu lên:
- Sư phụ!
Ngõa Nhĩ Lạp Tề nói:
- Ngươi bây giờ mới nhận ta ư?
Y chầm chậm giơ tay gỡ khăn choàng đầu, quả nhiên chính là Hoa Huy. Lý Văn Tú vừa kinh ngạc, vừa đau lòng, chạy đến gục dưới chân y, kêu lên:
- Sư phụ, sư phụ, con đâu có biết là thầy. Con. .. con lúc đầu đã đoán là sư phụ nhưng họ nói đây là người Cáp Tát Khắc tên là Ngõa Nhĩ Lạp Tề, thầy cũng nhận như thế.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề thản nhiên nói:
- Ta chính là người Cáp Tát Khắc, bị bộ tộc đuổi ra, vĩnh viễn không cho quay trở lại. Ta đến Trung Nguyên nơi người Hán sống, học võ công của người Hán, ha ha, thu người Hán làm học trò, Mã Gia Tuấn, ngươi khỏe chứ, khỏe chứ?
Mã Gia Tuấn nói:
- Sư phụ, tuy thầy có ơn với tôi, nhưng lại. ..
Lý Văn Tú lại càng ngạc nhiên, nói:
- Kế gia gia, ông. .. ông ta cũng là thầy của ông sao?
Mã Gia Tuấn nói:
- Ngươi đừng gọi ta là Kế gia gia nữa. Ta là Mã Gia Tuấn. Ông ta là sư phụ của ta, dạy ta võ công, cùng ta quay về đất Hồi Cương, nửa đêm dẫn ta lẻn vào vùng người Cáp Tát Khắc. Y dùng độc châm giết mẹ của A Mạn. ..
Y nói bằng tiếng Hán. Lý Văn Tú càng nghe càng lạ lùng, dùng tiếng Cáp Tát Khắc hỏi A Mạn:
- Mẹ ngươi bị y dùng kim độc giết chết đấy ư?
A Mạn chưa kịp trả lời, Xa Nhĩ Khố đã nhảy dựng lên, kêu lớn:
- Đúng đó, đúng đó. Mẹ của A Mạn, nàng Nhã Lệ Tiên thân ái của ta, một ngày kia toàn thân tím bầm, bị bạo bệnh chết, thì ra là vì ngươi Ngõa Nhĩ Lạp Tề. Ngươi là tên ác ôn giết chết vợ ta.
Y vùng lên toan ra thí mạng với Ngõa Nhĩ Lạp Tề, nhưng đã bị trọng thương, vừa cử động vết thương lại tấy lên, phải ngồi thụp xuống. Ngõa Nhĩ Lạp Tề nói:
- Đúng thế. Ta giết Nhã Lệ Tiên đó, ai bảo nàng không có mắt lấy một tên khùng, lại không chịu bỏ đi theo ta?
Xa Nhĩ Khố gào lên:
- Đồ ác tặc, đồ ác tặc.
Mã Gia Tuấn dùng tiếng Cáp Tát Khắc nói:
- Ông ta vốn định giết Xa Nhĩ Khố nhưng hôm đó Xa Nhĩ Khố không biết đi đâu, tìm mãi không ra. Sư phụ ta đích thân đi tìm Xa Nhĩ Khố, dặn ta bỏ thuốc độc xuống giếng nước cho toàn thể bộ tộc chết hết. Thế nhưng bọn ta lúc đó tá túc tại một nhà người Cáp Tát Khắc, chủ nhân đối đãi thật chu đáo, có gì cũng đem ra mời khách. Ta nghĩ đi nghĩ lại, không thể nào ra tay được. Khi sư phụ ta quay về, nói tìm không ra Xa Nhĩ Khố, hỏi ra mới biết ta không nghe lời bỏ thuốc độc xuống giếng, lập tức nổi cơn lôi đình, nói ta hẳn là đã tiết lộ bí mật của ông ta, nên muốn giết ta diệt khẩu. Ta bị ép uổng quá mức, đành phải tiên hạ thủ vi cường, xuất kỳ bất ý bắn ba mũi độc châm vào lưng ông ta.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề hậm hực nói:
- Ngươi là tên cẩu tặc vong ân phụ nghĩa, hôm nay rồi cũng chết vì tay ta.
Mã Gia Tuấn nói với Lý Văn Tú:
- A Tú, hôm đó ngươi cùng với Trần Đạt Hải động thủ, vừa sử dụng võ công là ta biết ngay ngươi đã theo sư phụ ta học võ, biết ba mũi kim độc kia không giết được ông ta.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề hừ một tiếng nói:
- Với cái tài nhỏ nhoi của ngươi mà giết được ta ư?
Mã Gia Tuấn không để ý đến ông ta, nói với Lý Văn Tú:
- Hơn mười năm nay ta trốn nơi Hồi Cương, ẩn náu ở bộ tộc Thiết Diên, giả vờ làm một ông già, cũng vì sợ sư phụ ta chưa chết. Chỉ có nơi đây là ông ta không dám quay về thôi. Ta có biết đâu ông ta lại ở ngay gần đây, thành ra ý niệm đầu tiên là phải chạy về Trung Nguyên.
Lý Văn Tú thấy hơi thở ông ta yếu dần, biết ông ta bị Ngõa Nhĩ Lạp Tề dùng cước pháp liên hoàn đá trúng hai cái, nội tạng đã bị vỡ nát, không còn cách gì sống được, quay đầu lại nhìn Ngõa Nhĩ Lạp Tề, thấy con dao đâm vào bụng lút tận cán, cũng không sao thoát khỏi. Nàng ở Hồi Cương hơn mười năm, chỉ có hai người này thực lòng lo liệu cho mình, chăm sóc cho mình, nào ngờ ân oán triền miên, đến nỗi giết lẫn nhau để thành thế hai bên cùng chết. Mắt nàng nhòa lệ, hỏi Mã Gia Tuấn:
- Kế. .. Mã đại thúc, đại thúc. .. biết ông ta chưa chết, lại ở gần đây sao không lập tức quay về Trung Nguyên?
Khóe miệng Mã Gia Tuấn lộ một nụ cười thê lương, nói nhỏ:
- Dương liễu nơi đất Giang Nam nay đã trổ mầm rồi. A Tú, ngươi một mình về đi, từ nay. .. nên cẩn thận, Kế gia gia, Kế gia gia từ nay không còn lo cho con được nữa...
Thanh âm mỗi lúc một yếu, sau cùng không còn nghe gì nữa. Lý Văn Tú nằm phục lên người ông, kêu lên:
- Kế gia gia, Kế gia gia, ông đừng chết.
Mã Gia Tuấn đâu còn có thể trả lời nàng, nhưng Lý Văn Tú cũng đã hiểu rõ. Mã Gia Tuấn sợ sư phụ của y không để đâu cho hết, đáng lẽ phải về Trung Nguyên ngay, nhưng lại theo nàng vào mê cung, tưởng rằng trước sau giả làm ông già, Ngõa Nhĩ Lạp Tề sẽ không thể nào nhận ra. Thế nhưng sau cùng ông phải ra tay động thủ cùng với người mà ông e ngại nhất, cũng chỉ vì nàng!!!
Trong mười năm qua, nàng yêu ông chẳng khác gì ông cháu, thực ra ông ta chỉ mới tráng niên. Trên đời này ông ruột đối với cháu chắc gì được thế? Có chăng hay không nàng đâu biết được.
Hai chiếc đuốc dưới đất, một chiếc đã tắt ngúm, còn một chiếc cũng đã đến tận cùng rồi.
*
* *
Tô Lỗ Khắc đột nhiên nói:
- Thật là lạ lùng, hai người Hán đấu với một người Cáp Tát Khắc, ta nào có biết quyền ta đánh ra hồi nãy lại trúng ngay mặt người Cáp Tát Khắc.
Lý Văn Tú hỏi lại:
- Thế thì đã sao? Tại sao ngươi lại giúp người Hán đánh người Cáp Tát Khắc là thế nào?
Tô Lỗ Khắc gãi đầu nói:
- Ta cũng chẳng biết nữa.
Một lát sau, y nói tiếp:
- Ngươi là người tốt, y là người xấu.
Sau cùng y cũng phải thừa nhận rằng trong số người Hán có những tên cường đạo xấu xa, nhưng cũng có những người anh hùng như Lý Văn Tú. Trong số người Cáp Tát Khắc có những người tốt như y thì cũng có những người chẳng ra gì như Ngõa Nhĩ Lạp Tề.
Lý Văn Tú nghĩ thầm: “Nếu như năm xưa ngươi biết được như thế, thì chắc đã không hung hăng đánh Tô Phổ một trận thật đau. Cùng một chuyện mà hai thái độ khác nhau. Nếu như hồi đó Tô Phổ vẫn là bạn của ta, liệu khi y lớn lên rồi gặp được A Mạn có yêu nàng không? Lòng người thật là lạ lùng, ta làm sao hiểu được".
Tô Lỗ Khắc lớn tiếng nói:
- Ngõa Nhĩ Lạp Tề, ta xem ngươi cũng không sống được, chúng ta chẳng cần giết ngươi làm chi. Thôi chào ngươi.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề đột nhiên mắt bừng lên một vẻ ác độc, tay phải vung ra. Lý Văn Tú biết y phát xạ độc châm, kêu lên:
- Sư phụ, đừng. ..
Ngay khi đó, một đốm lửa bùng lên, cây đuốc sau cùng cũng đã tắt, trong điện giơ tay không nhìn thấy ngón, Ngõa Nhĩ Lạp Tề muốn bắn kim độc cũng không thể nào nhìn được cho chính xác. Lý Văn Tú kêu lên:
- Các người ra mau, đừng ai lên tiếng.
Tô Lỗ Khắc, Tô Phổ, Xa Nhĩ Khố, A Mạn bốn người đỡ nhau từ từ đi ra. Ai cũng biết độc châm của Ngõa Nhĩ Lạp Tề ghê gớm, tuy y sắp chết đến nơi, nhưng vẫn còn có thể bắn kim giết người. Bốn người ra khỏi điện rồi, thấy Lý Văn Tú vẫn chưa ra, Tô Phổ kêu lên:
- Lý anh hùng, Lý anh hùng, mau ra đi.
Lý Văn Tú liền “Ừ" một tiếng.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề hỏi:
- A Tú, ngươi. .. ngươi cũng định bỏ đi ư?
Giọng y thật là thê lương. Lý Văn Tú trong lòng không nỡ, nghĩ thầm ông ta tuy làm nhiều điều xấu xa nhưng với mình thật là tử tế, để ông ta nằm một mình trong bóng tối chờ chết, thực là quá tàn nhẫn. Nàng ngồi xuống nói:
- Sư phụ, con ở lại đây với thầy.
Tô Phổ lại ở bên ngoài gọi thêm mấy tiếng nữa. Lý Văn Tú lớn tiếng đáp:
- Các ngươi ra trước đi. Ta đợi một lát sẽ ra sau.
Tô Phổ nói:
- Người đó hung ác lắm, Lý anh hùng phải cẩn thận.
Lý Văn Tú không trả lời. A Mạn nói:
- Sao anh vẫn gọi y là Lý anh hùng mà không gọi là Lý cô nương?
Tô Phổ lạ lùng hỏi lại:
- Lý cô nương? Y là con gái sao?
A Mạn đáp:
- Anh giả ngây giả dại không biết hay không nhìn ra thật?
Tô Phổ đáp:
- Ta giả ngây giả dại bao giờ? Y. .. y võ công giỏi như thế sao lại là con gái được?
A Mạn nói:
- Đêm hôm đó trời bão tuyết, y đoạt lại em làm nô lệ, về sau lại tha cho. Khi đó em đã biết y là con gái rồi.
Tô Phổ vỗ tay đắp:
- A, đúng rồi. Nếu y quả thực là con trai, đời nào lại chịu bỏ một cô gái xinh đẹp như em?
Mặt A Mạn hơi đỏ lên nói:
- Không phải thế. Khi đó em thấy y nhìn anh, liền biết y là con gái. Trên đời làm gì có một người con trai nào lại nhìn anh bằng cặp mắt si mê đến thế bao giờ.
Tô Phổ gãi đầu, cười ngây ngô nói:
- Ta chẳng nhìn thấy gì cả.
A Mạn sung sướng cười, nụ cười thật chẳng khác gì bông hoa mới nở. Nàng biết mắt Tô Phổ chỉ nhìn một mình nàng, dù có hàng nghìn hàng vạn cô nương si tình nhìn y, y cũng không hề hay biết. Điện đường tối om như mực, Lý Văn Tú và Ngõa Nhĩ Lạp Tề không ai nhìn thấy ai. Cô gái ngồi ngay bên cạnh sư phụ, trong cảnh tịch mịch, nghe tiếng cười vui vẻ của A Mạn và Tô Phổ mỗi lúc một xa, bước chân của bốn người càng ngày càng nhỏ dần. Ngoài Lý Văn Tú đang ngồi bên sư phụ Ngõa Nhĩ Lạp Tề chờ chết, trong điện chỉ còn xác chết của Kế gia gia. Ngõa Nhĩ Lạp Tề lại hỏi:
- Sao lúc ta bảo ngươi đi ra, ngươi không nghe lời ta? Nếu như ngươi đi ra. .. ôi. ..
Lý Văn Tú nhỏ nhẹ nói:
- Sư phụ, thầy không lấy được người thầy yêu thì giết bà ta đi. Con không lấy được người con yêu, lại không nhẫn tâm để y bị người ta giết.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề cười khẩy một tiếng nói:
- Thì ra là thế.
Y lặng yên giây lát, thở dài:
- Người Hán các ngươi thật là lạ lùng, có đứa ác ôn như Mã Gia Tuấn vong ân phụ nghĩa, sát hại sư phụ, có đứa ăn cướp, giết người không nháy mắt như Hoắc Nguyên Long, Trần Đạt Hải, lại cũng có cô gái tâm địa nhân thiện như ngươi.
Lý Văn Tú hỏi:
- Sư phụ, thế tên cướp Trần Đạt Hải ra sao? Cả bọn đuổi theo y nhưng trên mặt tuyết có đến hai hàng dấu chân. Một hàng là của sư phụ, phải không?
Ngõa Nhĩ Lạp Tề nói:
- Đúng rồi, của ta đó. Từ khi ta bị tên nghịch đồ Mã Gia Tuấn bắn độc châm, thân thề suy nhược, hơn mười năm qua ở nơi sơn động dưỡng thương, tưởng coi như xong đời. Ngờ đâu lại có ngươi đến cứu ta, giúp ta rút độc châm ra. Sau khi ta khỏi rồi, đêm đêm thường hay đến bộ tộc Thiết Diên, ở bên ngoài các lều vải thám thính, định bụng giết Xa Nhĩ Khố và tên tộc trưởng đã đuổi ta. Chỉ vì ngươi nên ta chưa bỏ thuốc độc xuống giếng.
Đêm hôm đó trời bão tuyết, ta náu mình bên ngoài nhà ngươi, thấy các ngươi cho Trần Đạt Hải vào trú tuyết, lại nghe được các ngươi phát hiện bản đồ vào mê cung. Trần Đạt Hải đào tẩu rồi, ta liền đi theo y, vào được mê cung. Ta đánh cho y một quyền vào sau gáy bất tỉnh, nhốt y tại mê cung.
Chiều hôm qua, ta lấy trong bọc y bức địa đồ khăn tay, rút ra mươi đường chỉ, bỏ lại vào trong túi y rồi bịt mắt y lại, buộc y lên lưng ngựa, tống y đi thật xa.
Lý Văn Tú không hiểu sao một người tàn nhẫn như y lại tha mạng người khác, hỏi lại:
- Sao thầy lại rút đi mấy đường chỉ là sao?
Ngõa Nhĩ Lạp Tề cười khan mấy tiếng, mười phần đắc ý:
- Y biết đâu ta rút ra mươi đường chỉ rồi, địa đồ thiếu đi mấy lối đi, mê cung này không sao tìm thấy được nữa. Tên ăn cướp đó thể nào cũng đi kiếm đồng bọn, theo địa đồ đó mà đi tìm mê cung. Bọn chúng sẽ ở trên đại sa mạc Qua Bích chạy tới chạy lui, không còn bao giờ về được thảo nguyên nữa. Bọn cường đạo sẽ từng đứa từng đứa chết khát trên sa mạc, đến lúc chết vẫn còn mong tìm được mê cung để phát tài, ha ha, ha ha, thật là thú vị, thú vị.
Nghĩ đến một đám người dưới ánh nắng chang chang, chạy loanh quanh trong một sa mạc cả mấy trăm dặm không một giọt nước thật là ghê rợn, Lý Văn Tú nhịn không nổi phải chép miệng một cái. Bọn cường đạo đó đã giết cha mẹ nàng nhưng nay gặp tai họa thảm khốc như thế, cũng không khỏi tội nghiệp. Không biết nếu như nàng gặp lại bọn chúng, liệu nàng có bảo chúng là: “Cái địa đồ kia không đúng đâu" chăng?
Có lẽ nàng sẽ nói cho họ biết. Có điều bọn Hoắc Nguyên Long, Trần Đạt Hải đời nào chịu tin. Trong bụng chúng chỉ nghĩ đến chuyện phát tài, trong sa mạc chạy một vòng cho đến khi chết khát. Bọn họ chắc mẩm thể nào cũng đến được mê cung, vì Trần Đạt Hải đã theo bức địa đồ này đến mê cung rồi, thì còn làm sao sai được nữa. Trong mê cung có vô số trân châu bảo thạch, ai ai cũng nói thế lẽ nào không đúng?
Ngõa Nhĩ Lạp Tề cười ngặt nghẽo không ngừng, nói:
- Thực ra, trong mê cung này đến cục vàng bằng ngón tay cũng chẳng có, mê cung trong này có cái gì thì trung nguyên còn nhiều gấp mấy. Bàn, ghế, giường, màn, biết bao nhiêu thư bản, vi kỳ, thất huyền cầm, bếp, chén, chảo. .. cái gì mà chẳng có, có điều chẳng quí báu gì cả. Tại đất người Hán ở, đâu đâu cũng đầy rẫy, vậy mà bọn người Hán lại xả mệnh đi tìm, ha ha, thật tức cười muốn chết.
Lý Văn Tú hai lần đi vào mê cung, thấy vô số vật thường dùng hàng ngày. Đất Hồi Cương khí hậu khô ráo, tuy đã lâu năm, những vật đó cũng chưa mục nát. Thế nhưng khắp các phòng ốc, nào thấy đâu kim ngân châu báu gì? Nàng nói:
- Truyền thuyết của con người phần nhiều đâu có đúng, tòa mê cung này lớn thật nhưng nào có châu báu gì đâu. Ôi, đến ngay cả cha mẹ tôi cũng vì thế mà uổng mạng.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề hỏi:
- Thế ngươi có biết lai lịch của mê cung này không?
Lý Văn Tú nói:
- Không biết. Sư phụ, thầy có biết không?
Ngõa Nhĩ Lạp Tề nói:
- Ta ở đây có đọc được một cái bia đá, trên đó khắc rõ việc xây dựng mê cung này, thì ra xây dựng từ đời Đường Thái Tông.
Lý Văn Tú đâu có biết Đường Thái Tông là ai, Ngõa Nhĩ Lạp Tề liền kể tiếp cho nàng nghe lai lịch của tòa mê cung. Nơi đây chính là thuộc về nước Cao Xương thời nhà Đường.
Hồi đó Cao Xương là một nước lớn ở Tây Vực, sản vật phong phú, quốc thế cường thịnh. Năm Trinh Quan nguyên niên đời Đường Thái Tông, quốc vương nước Cao Xương tên là Cúc Văn Thái thần phục nhà Đường. Đường triều phái sứ giả đến Cao Xương, đòi y phải theo qui củ của người Hán. Cúc Văn Thái nói với sứ giả:
- Chim ưng bay trên trời, chim trĩ nằm trong bụi, con mèo ở trong nhà, con chuột chui dưới hang, mỗi giống có một tính cách, giống nào ra giống nấy tự mình sống theo mình.
Y nói thế có ý rằng các ngươi tuy là chim ưng dữ tợn bay trên trời nhưng ta cũng là loài gà rừng, ẩn nấp nơi đồng cỏ, tuy các ngươi có là con mèo đi lại nơi sảnh đường, thì ta cũng như con chuột nhắt, nằm sâu dưới hang, các ngươi chắc đã làm gì được ta? Hai bên mỗi bên có những tính cách riêng, thích hợp riêng, không thể bên nào ép bên nào phải theo ý mình, sao các ngươi nhất định bắt ta phải theo qui củ tập tục của người Hán là sao? Đường Thái Tông nghe nói thế, giận dữ lắm bảo rằng y là giống dã man, không phục vương hóa nên sai đại tướng Hầu Quân Tập đem quân chinh phạt.
Cúc Văn Thái nghe tin nói với bách quan rằng:
- Nước Đại Đường ở cách xa ta bảy ngàn dặm, ở giữa là một ngàn dặm đại sa mạc, đất không có cỏ, không có nước, gió lạnh như dao cắt, trời nắng thì như thiêu, làm sao đem đại quân vượt qua được? Họ đem quân tới đánh ta, nếu như đem binh thật nhiều, lương thảo tiếp viện sẽ không lo nổi. Còn nếu như chỉ đem dưới ba vạn quân thì ta không sợ. Mình sẽ dĩ dật đãi lao (lấy nhàn nhã chống nhọc mệt), kiên quyết thủ trong thành chỉ cần giữ được hai mươi ngày, quân nhà Đường hết lương thực ắt phải quay về.
Y biết rằng quân nhà Đường ghê gớm nên đưa ra kế sách chỉ thủ mà không đánh nên chiêu tập dân phu xây một tòa mê cung ở một nơi cực kỳ bí mật, để nếu như đô thành không giữ được thì có nơi rút về.
Thời kỳ đó nước Cao Xương tương đối hùng cường, các thợ giỏi của Tây Vực đều tụ tập tại vùng này. Tòa mê cung xây dựng rất ngoằn ngoèo, kiên cố, bao nhiêu trân kỳ bảo vật ở trong nước đều đem vào cất nơi đây. Cúc Văn Thái tính toán rằng nếu quân Đường có đánh vào mê cung cũng chưa chắc tìm được nơi y ở.
Hầu Quân Tập đã từng học binh pháp của Lý Tịnh, rất giỏi dùng binh, đánh thẳng tới thế như chẻ tre, vượt qua được sa mạc. Cúc Văn Thái nghe nói đại quân nhà Đường kéo đến, lo lắng không biết làm cách nào, sợ quá mà chết. Con trai y là Cúc Trí Thịnh lên nối ngôi. Hầu Quân Tập tất lãnh đại quân, đánh đến chân thành, đánh nhau luôn mấy trận quân nước Cao Xương đại bại. Quân nhà Đường có một loại xe dùng để công thành, cao mười trượng, trông như một cái tổ chim nên gọi là “sào xa". Loại sào xa đó đẩy đến chân thành, quân sĩ từ cao đánh xuống, ném đá bắn tên, quân Cao Xương khó mà chống đỡ. Cúc Trí Thịnh chưa kịp chạy về mê cung thì thành đã vỡ, đành phải đầu hàng. Nước Cao Xương từ khi Cúc Gia lập quốc đến đây, truyền được chín đời, tổng cộng một trăm ba mươi tư năm, tới năm Trinh Quan thứ mười bốn nhà Đường thì bị diệt vong. Khi đó nước Cao Xương từ đông sang tây tám trăm dặm, từ nam chí bắc năm trăm dặm là một đại quốc bên Tây Vực.
Hầu Quân Tập bắt được vua nước Cao Xương Cúc Trí Thịnh cùng văn võ bách quan và các người tài giỏi đem giải về Trường An (kinh đô nhà Đường), lấy hết các đồ quí giá trong mê cung. Vua Đường Thái Tông bảo là nước Cao Xương không chịu bị người Hán đồng hóa, không biết được những gì tốt đẹp của Trung Hoa thượng quốc nên sai đem rất nhiều sách vở, y phục, dụng cụ, nhạc khí. .. của người Tàu cho nước Cao Xương. Người Cao Xương không theo mà nói rằng:
- Con gà rừng không thể học cách bay lượn của con chim ưng, con chuột không thể bắt chước con mèo kêu meo meo, dù người Hán các ngươi có hay cách nào chăng nữa, người Cao Xương chúng ta cũng không thích.
Họ đem tất cả sách vở, văn vật, dụng cụ, tượng Phật, tượng Khổng Tử, tượng Lão Quân của Đạo giáo. .. vua nhà Đưỡng ban cho đem cất vào mê cung, chẳng ai thèm nhìn đến một lần.
Hơn một nghìn năm qua, sa mạc biến thiên, cây cối mọc lên, tòa cố cung trước nay vốn cực kỳ bí mật lại càng thên ẩn bí. Nếu như không có địa đồ đưa đường chỉ lối, không ai có thể tìm được. Người Cáp Tát Khắc ngày nay và dân tộc Cao Xương không có liên quan gì đến nhau.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề khi còn ở Trung Nguyên học cả văn lẫn võ, đọc rất nhiều sách vở của người Hán nên biết rành lịch sử triều nhà Đường. Lý Văn Tú tuy là người Hán nhưng lại không biết gì cả nên cũng không thấy có gì hứng thú. Nàng nghe giọng Ngõa Nhĩ Lạp Tề càng lúc càng yếu dần nên nói:
- Sư phụ, thầy nghỉ một lát, đừng nói nữa. Gã hoàng đế người Hán kia thật là lắm chuyện, người ta thích cái gì thì kệ người ta việc gì phải ép buộc? Ôi, cái mà mình thật thích thì thường lại không được. Còn cái gì người khác tưởng là tốt mà nhất định bắt mình làm, mình không thích thì nhất định sẽ không bao giờ thích cả.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề nói:
- A Tú, ta. .. ta thật là cô đơn, từ nay sẽ không còn ai nói chuyện với ta lâu như thế nữa, con. .. con có chịu ở với sư phụ không?
Lý Văn Tú đáp:
- Sư phụ, con ở đây với thầy.
Ngõa Nhĩ Lạp Tề nói:
- Ta sắp chết rồi, sau khi ta chết đi con sẽ đi khỏi, không bao giờ quay lại nữa.
Lý Văn Tú không biết phải trả lời sao, chỉ thấy thật thê lương đau lòng, nàng giơ tay ra, nhẹ nhàng cầm bàn tay trái sư phụ, thấy tay ông ta lạnh dần. Ngõa Nhĩ Lạp Tề nói:
- Ta muốn con mãi mãi ở nơi đây cùng với ta, mãi mãi không không bao giờ rời xa ta. ..
Y vừa nói vừa chầm chậm đưa tay phải lên, ngón tay cái và ngón tay trỏ cầm hai cái kim độc, nghĩ thầm: “Hai cái kim này chỉ nhè nhẹ đâm vào ngươi thì ngươi sẽ vĩnh viễn ở lại mê cung với ta, không thể bỏ ta được". Y nói nhỏ:
- A Tú, con vừa xinh đẹp vừa hiền hậu, thật là một cô gái ngoan, con mãi mãi ở bên cạnh ta nhé. Ta một đời thật là tịch mịch cô đơn, chẳng ai lo liệu cho ta cả. .. A Tú, con ngoan lắm, thật là một đứa bé ngoan. ..
Hai chiếc kim độc từ từ di chuyển dần về hướng Lý Văn Tú, trong đêm tối nàng đâu có thấy. Ngõa Nhĩ Lạp Tề nghĩ thầm: “Tay ta không còn chút lực khí nào, chỉ chầm chậm đâm thôi, nếu nhanh quá, nó chỉ giựt tay ra là ta không đâm nó được nữa". Độc châm từng tấc, từng tấc đến gần mặt nàng hơn, chỉ còn hai thước, chỉ còn một thước. ..
Lý Văn Tú biết đâu kim độc chỉ cách mình bẩy tám tấc, nói tiếp:
- Sư phụ, mẹ của A Mạn chắc đẹp lắm nhỉ?
Ngõa Nhĩ Lạp Tề bỗng giật mình, nói:
- Mẹ của A Mạn. .. Nhã Lệ Tiên. ..
Đột nhiên toàn thân y không còn một chút lực khí nào cả, biến đi đâu mất hết. Bàn tay đang giơ lên liền rũ xuống, không còn bao giờ có thể giơ lên được nữa. Lý Văn Tú nói:
- Sư phụ, thầy đối với con thật tốt, con sẽ không bao giờ quên.
*
* *
Trên sa mạc đi về Ngọc Môn Quan, một cô gái cưỡi ngựa trắng chầm chậm đi về hướng đông. Nàng đang nhẩm lại những gì mà người Cáp Tát Khắc của bộ tộc Thiết Diên nói với nàng lúc chia tay:
Tô Lỗ Khắc nói:
- Lý cô nương, cô đừng đi, ở lại với chúng tôi. Chúng tôi ở đây có nhiều cái hay lắm, sẽ tìm cho cô một ông chồng thật tốt. Chúng tôi sẽ biếu cô thật nhiều cừu, nhiều bò, làm cho cô một cái lều thật đẹp.
Lý Văn Tú mặt đỏ lên, lắc đầu. Tô Lỗ Khắc lại nói tiếp:
- Cô là người Hán, cái đó cũng chẳng sao. Người Hán cũng có người tốt. Người Hán có lấy người Cáp Tát Khắc được không nhỉ? Hừm. ..
Y lắc đầu nói:
- Để mình đi hỏi trưởng lão Cáp Bốc Lạp Mẫu xem sao.
Cáp Bốc Lạp Mẫu là người tinh thông kinh Koran, thông minh nhất và có học nhất trong bộ tộc Thiết Diên. Ông ta cúi đầu suy nghĩ một hồi rồi nói:
- Ta là người hèn kém, có biết được gì đâu.
Tô Lỗ Khắc nói:
- Nếu là người học vấn như Cáp Bốc Lạp Mẫu mà còn không biết, người khác làm sao biết được?
Cáp Bốc Lạp Mẫu nói:
- Chương thứ bốn mươi chín kinh Koran có viết là: “Hỡi các ngươi, ta từ một người nam và một người nữ sáng tạo ra tất cả, rồi các ngươi thành nhiều dân tộc nhiều tông tộc, để cho các ngươi dễ nhận ra nhau. Dưới mắt Allah, cái tôn quí nhất trong các ngươi, là cái tối thiện lương của các ngươi". Trên thế gian này, các dân tộc, các tông tộc đều do Chúa Allah sáng tạo ra, ngài chỉ nói là cái gì tối thiện lương thì cái đó cao quí nhất. Kinh Koran chương thứ bốn có viết: “Các ngươi phải thương yêu nhau, thương hàng xóm gần, thương hàng xóm xa, thương bạn bè, đối đãi tử tế với lữ khách". Người Hán là hàng xóm xa của chúng ta, nếu như họ không đến xâm phạm chúng ta, thì ta phải thương yêu họ, đối đãi tử tế với họ.
Tô Lỗ Khắc nói:
- Ông nói đúng lắm. Thế con gái mình có lấy người Hán được không? Con trai mình có lấy con gái Hán được không?
Cáp Bốc Lạp Mẫu nói:
- Trong kinh chương thứ hai, tiết hai trăm hai mươi mốt có nói: “Các ngươi không được lấy con gái thờ đa thần, trừ khi họ chịu tin đạo. Các ngươi không được lấy con trai thờ đa thần, trừ khi họ chịu tin đạo". Trong kinh chương thứ tư, tiết thứ hai mươi ba nghiêm cấm lấy người đã có chồng rồi, không được lấy anh em thân thuộc, ngoài những điều đó ra đều là hợp pháp. Dù có lấy nô lệ hay tù binh cũng không sao, thì lấy người Hán có gì mà không được?
Trong khi Cáp Bốc Lạp Mẫu đọc kinh Koran, mọi người trong bộ tộc cung kính đứng nghe, kinh văn giúp họ giải quyết vấn đề, ai nấy đều minh bạch nên cùng nói:
- Đấng tiên tri Muhammad đã dạy thế thì không thể nào sai được.
Có người còn khen ngợi sự thông minh và học vấn của Cáp Bốc Lạp Mẫu:
- Mình có chuyện gì không hiểu, chỉ đến hỏi Cáp Bốc Lạp Mẫu là ông ta giảng giải cho biết ngay.
Thế nhưng Cáp Bốc Lạp Mẫu dù tài trí, dù thông minh tới đâu có một việc ông ta cũng không giải quyết được, dù kinh Koran bao la đến đâu cũng không có câu trả lời:
Nếu như ngươi yêu thương say đắm một người, người đó lại yêu thương say đắm một người khác, thì phải thế nào?
Con ngựa trắng từng bước, từng bước đưa nàng về Trung Nguyên. Bạch mã nay đã già, chỉ còn có thể đi chầm chậm, nhưng rồi cũng đến nơi. Đất Giang Nam có liễu xanh, có đào hồng, có én đen, có cá vàng. ..Người Hán cũng có những thanh niên anh tuấn, võ giỏi, hiên ngang tiêu sái...
Thế nhưng cô gái xinh tươi ấy cũng cố chấp như những người Cao Xương thuở nào: Những thứ đó tốt lắm, đẹp lắm! Thế nhưng ta không thích thì sao?
-----------------------------------------------------------------
[1] Đao giống hình lông đuôi chim nhạn
[2] Kazakh, tức Cosak -- dân tộc thiểu số vùng Tân Cương, Cam Túc và Thanh Hải và ở nam nước Nga, phía Tây Mông Cổ, rất thiện chiến, giỏi cưỡi ngựa.
[3] Islam (Hồi giáo)
[4] tức sa mạc Gobi hiện nay ở vùng Mông Cổ
[5] một loại rượu nhẹ làm bằng sữa để lên men
[6] đoạn này mô tả hình dáng Trần Đạt Hải mâu thuẫn với đoạn đầu??? Đây phải là Hoắc Nguyên Long mới phải
Tác giả :
Kim Dung