Bắc Tống Phong Lưu
Chương 87: Thiên hạ vô song
Sở dĩ Tần phu nhân tức giận Lý Kỳ, bởi vì nàng còn chưa biết hết ưu điểm của Lý Kỳ.
Nàng vừa mới đi, Lý Kỳ lập tức gọi mẹ con Trần A Nam tới. Bảo bọn họ thu thập hành lý, cùng hắn tới Tần phủ ở.
Điều này đối với hạ nhân như bọn họ mà nói, chính là vinh dự lớn lao. Trần A Nam tuổi còn nhỏ, không hiểu những điều này. Chỉ biết Lý Kỳ bảo cậu ta đi đâu, thì cậu ta đi đó. Nhưng Trần đại nương lại kích động tới chảy nước mắt, cảm ơn ân tình của Lý Kỳ với mẹ con bọn họ.
Ngô Tiểu Lục nghe thấy vậy, sống chết đòi theo Lý Kỳ đi tới Tần phủ. Không vì cái gì khác, chính là vì Tiểu Đào.
Lý Kỳ mặc kệ cậu ta. Một cước đuổi trở về, bảo mấy đứa tập trung vào tập luyện nấu nướng. Bằng không ngay cả nơi này cũng không được ở.
Lúc ba người rời đi, Ngô Tiểu Lục đứng trước cửa, hai mắt đẫm lệ nhìn bóng lưng của ba người. Tình cảnh cực kỳ thê thảm!
Vừa tới Tần phủ, Lý Kỳ lập tức xoay người làm chủ nhân. Việc đầu tiên là đuổi Tiểu Đào vốn chỉ biết làm vài món ăn ra khỏi phòng bếp. Sau đó cầm xong nồi làm mấy món đơn giản mà mỹ vị.
Lúc Lý Kỳ nấu cơm, Ngô Phúc Vinh cũng chạy tới Tần phủ. Ông ta còn mang theo một cái lò luyện đan và hơn mười bầu rượu trái cây.
Khi ông ta biết được Lý Kỳ chuyển sang Tần phủ ở, trong lòng vừa mừng vừa sợ.
Lúc ăn cơm tối, Lý Kỳ hồn nhiên không coi mình là người ngoài. Cứng ngắc bảo Tiểu Đào và mấy người Tào đại nương ngồi cùng một chỗ ăn cơm. Nhiều người ăn mới náo nhiệt chứ. Hơn nữa, từ trước tới nay, hắn chưa từng coi bọn họ là hạ nhân.
Về vấn đề này, Tần phu nhân cũng không để ý lắm. Nàng vốn là một người phụ nữ nhu thuận, dễ hiểu lòng người.
Mà Ngô Phúc Vinh đã quen rồi. Lúc còn ở Túy Tiên Cư, lần nào ăn cơm mà chả là mọi người cùng ăn.
Không có gì ngoài bất ngờ, năm sáu món Lý Kỳ nấu, rất nhanh đều được mọi người tán thưởng.
Dù Tần phu nhân không nói gì, nhưng hôm nay nàng đã ăn hai bát cơm.
Tiểu Đào là người chiếu cố ẩm thực của nàng. Nhìn thấy hôm nay phu nhân ăn được hai bát, trong lòng rất chấn động. Trước kia vô luận là món gì, hoặc là về nhà mẹ đẻ ăn cơm, Tần phu nhân ăn nhiều nhất chỉ một bát, không hơn. Hôm nay lần đầu tiên ăn vào hai bát, quả thật hiếm thấy. Đủ biết món Lý Kỳ nấu có mị lực như thế nào.
Sau khi ăn xong, Lý Kỳ bảo Ngô Phúc Vinh trở về sớm nghỉ ngơi. Dù sao ông ta cũng già rồi, cả ngày chạy đi chạy lại, không mệt mới là lạ.
Chia tay Ngô Phúc Vinh, Lý Kỳ dẫn theo Trần A Nam bắt đầu đại nghiệp nhưỡng rượu của hắn.
Rượu là đồ gia vị chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong nấu ăn. Làm một người đầu bếp, ngươi có thể không uống rượu, nhưng không thể không hiểu rượu. Đầu bếp mà không hiểu rượu, thì không thể tính là một đầu bếp hợp cách.
Lý Kỳ thì không cần phải bàn. Hai tháng trước khi kết hôn, hắn đã nhận được chứng chỉ bartender trung cấp. Thực ra, với năng lực của hắn, muốn thi đậu chứng chỉ cao cấp, cũng không phải việc khó. Chỉ là chứng chỉ cao cấp có ra hạn thời gian.
Ở thời Bắc Tống, Men, gạo nếp và các nguyên liệu làm rượu đều bị triều đình khống chế. Muốn từ đó mưu lại, còn khó hơn lên trời.
Cho nên, nếu muốn kiếm được lợi nhuận từ rượu, phải tránh đi những nhân tố đó.
Còn lại cũng chỉ có rượu trái cây.
Rượu trái cây ở thời Tống, phần lớn là trải qua lên men mới thành rượu có độ thấp. Chủng loại có rất nhiều, như rượu bồ đào, rượu vải, rượu thạch lựu, rượu táo, rượu cam, rượu mật ong, vân vân.
Nhưng chúng không được mọi người nghênh đón lắm.
Rất nhiều gia đình đều tự sản xuất rượu trái cây. Dựa theo pháp luật của triều đình, điều này là không cho phép. Nhưng do rượu trái cây không được mọi người yêu thích, cho nên triều đình đối với rượu trái cây là mở một con mắt, nhắm một con mắt. Nhưng nếu như ngươi tự nhưỡng rượu vàng, rượu đỏ, thì ngươi chuẩn bị tinh thần mà đi tù.
Rượu trái cây không được phổ biến, đó là do kỹ thuật sản xuất.
Rượu trái cây của thời này có màu đục ngầu, nhìn phía trên lại dinh dính. Hơn nữa mùi vị cũng không ra gì. So với rượu trái cây ở thời đại của Lý Kỳ, quả thực kém vạn dặm. Trong đó nổi danh nhất, chính là rượu Brandi. Rượu Bandi không chỉ dùng nho làm nguyên liệu. Mà còn có rượu Bandi táo, rượu Bandi anh đào, vân vân.
Nhưng điều quan trọng nhất, sản xuất rượu Brandi không cần men rượu.
Đương nhiên, Lý Kỳ không phải tính toán sản xuất rượu Brandi. Không nói hắn không có bí phương. Cho dù có, với sở thích loại rượu có độ thấp như người của thời này, gặp phải Brandi nổi tiếng là rượu mạnh, có bán được hay không còn là một câu hỏi.
Nhưng hắn có thể tham khảo quá trình làm rượu Brandi. Mà quá trình quan trọng nhất chính làCất.
Trong lịch sử Trung Quốc, cất rượu là một chủ đề đang được tranh luận. Có người nói ở Đông Hán đã biết cất rượu. Có người nói là thời Đường. Cũng có người nói là thời Tống.
Nhưng đến mãi thời Nguyên, mới có ghi lại cách cất rượu.
Lý Kỳ không rõ ràng lắm thời này đã có cất rượu hay chưa. Nhưng ít nhất, triều đình không cấm cất rượu. Mà hắn cũng chưa từng uống qua rượu có độ cao ở thời này. Tuy nhiên, những điều đó không quan trọng. Dù sao thời cổ đại không có độc quyền. Ngươi nhưỡng của ngươi, ta nhưỡng của ta, tất cả mọi người đều dùng bản lĩnh của mình để kiếm cơm.
Muốn cất rượu, dĩ nhiên không thể thiếu dụng cụ để cất.
Nhưng thời này chưa bán dụng cụ cất.
Lý Kỳ vốn bảo Ngô Phúc Vinh dựa theo yêu cầu của hắn, tìm người làm dụng cụ cất. Nhưng Ngô Phúc Vinh vừa nghe, liền cảm thấy dụng cụ cất giống với lò luyện đạn trong đạo quán.
Điều này nhắc nhở Lý Kỳ. Hình như hắn đã từng đọc trong sách sử, có ghi lại cấu tạo của lò luyện đan. Nếu thế thì có thể thử xem.
Bởi vậy hắn mới nhờ Ngô Phúc Vinh đi ra ngoài tìm lò luyện đan.
Ở thời Bắc Tống, đạo giáo rất thịnh hành. Đạo quán lớn nhỏ gộp lại còn nhiều hơn cả nhà xí. Tìm lò luyện đan là việc quá đơn giản.
Đầu năm nay có tiền, còn sợ không mua được gì sao
Khi Lý Kỳ nhìn thấy Ngô Phúc Vinh mua về lò luyện đan, trong lòng rất thỏa mãn. Thầm nghĩ đây đúng là dụng cụ cất thời cổ đại mà. Chỉ cần thay đổi một chút, cắm thêm vài cái ống là được. Những thiết bị khác, trong này đã có sẵn.
Dụng cụ cất đã chuẩn bị xong, còn lại chính là nguyên liệu.
Bởi vì trước mắt đang trong giai đoạn thử nghiệm, hơn nữa thời gian không nhiều. Cho nên Lý Kỳ không muốn tốn quá nhiều công phu như mua hoa quả về để làm men. Mà dặn Ngô Phúc Vinh mua thành phẩm đã có sẵn. Chính là một ít rượu trái cây mà gia đình bình thường hay sản xuất. Hơn nữa Lý Kỳ chỉ cần sản xuất rượu trái cây ba mươi ngày. Mà rượu bồ đào chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
Sau khi chuẩn bị xong mọi việc, Lý Kỳ bắt đầu nghiên cứu cách cất rượu.
Về cất rượu, Lý Kỳ đã quá thành thục rồi. Ở hậu thế, những vùng nông thôn có thể tùy ý nhìn thấy mọi người cất rượu. Cho nên không mất bao lâu, thùng rượu bồ đào được cất đầu tiên ra lò.
- LýLý ca, đây là rượu gì?
Trần A Nam nhìn chằm chằm vào số chất lỏng trong suốt, thanh khiết trong thùng, nuốt nước bọt hỏi.
- Ta còn chưa nghĩ ra cái tên. Tuy nhiên, đây là loại rượu mới, nên đặt một cái tên thật vang dội vào.
Lý Kỳ nhíu mày, suy nghĩ, bỗng hai mắt tỏa sáng: - Cứ gọi là Thiên Hạ Vô Song đi.
Nàng vừa mới đi, Lý Kỳ lập tức gọi mẹ con Trần A Nam tới. Bảo bọn họ thu thập hành lý, cùng hắn tới Tần phủ ở.
Điều này đối với hạ nhân như bọn họ mà nói, chính là vinh dự lớn lao. Trần A Nam tuổi còn nhỏ, không hiểu những điều này. Chỉ biết Lý Kỳ bảo cậu ta đi đâu, thì cậu ta đi đó. Nhưng Trần đại nương lại kích động tới chảy nước mắt, cảm ơn ân tình của Lý Kỳ với mẹ con bọn họ.
Ngô Tiểu Lục nghe thấy vậy, sống chết đòi theo Lý Kỳ đi tới Tần phủ. Không vì cái gì khác, chính là vì Tiểu Đào.
Lý Kỳ mặc kệ cậu ta. Một cước đuổi trở về, bảo mấy đứa tập trung vào tập luyện nấu nướng. Bằng không ngay cả nơi này cũng không được ở.
Lúc ba người rời đi, Ngô Tiểu Lục đứng trước cửa, hai mắt đẫm lệ nhìn bóng lưng của ba người. Tình cảnh cực kỳ thê thảm!
Vừa tới Tần phủ, Lý Kỳ lập tức xoay người làm chủ nhân. Việc đầu tiên là đuổi Tiểu Đào vốn chỉ biết làm vài món ăn ra khỏi phòng bếp. Sau đó cầm xong nồi làm mấy món đơn giản mà mỹ vị.
Lúc Lý Kỳ nấu cơm, Ngô Phúc Vinh cũng chạy tới Tần phủ. Ông ta còn mang theo một cái lò luyện đan và hơn mười bầu rượu trái cây.
Khi ông ta biết được Lý Kỳ chuyển sang Tần phủ ở, trong lòng vừa mừng vừa sợ.
Lúc ăn cơm tối, Lý Kỳ hồn nhiên không coi mình là người ngoài. Cứng ngắc bảo Tiểu Đào và mấy người Tào đại nương ngồi cùng một chỗ ăn cơm. Nhiều người ăn mới náo nhiệt chứ. Hơn nữa, từ trước tới nay, hắn chưa từng coi bọn họ là hạ nhân.
Về vấn đề này, Tần phu nhân cũng không để ý lắm. Nàng vốn là một người phụ nữ nhu thuận, dễ hiểu lòng người.
Mà Ngô Phúc Vinh đã quen rồi. Lúc còn ở Túy Tiên Cư, lần nào ăn cơm mà chả là mọi người cùng ăn.
Không có gì ngoài bất ngờ, năm sáu món Lý Kỳ nấu, rất nhanh đều được mọi người tán thưởng.
Dù Tần phu nhân không nói gì, nhưng hôm nay nàng đã ăn hai bát cơm.
Tiểu Đào là người chiếu cố ẩm thực của nàng. Nhìn thấy hôm nay phu nhân ăn được hai bát, trong lòng rất chấn động. Trước kia vô luận là món gì, hoặc là về nhà mẹ đẻ ăn cơm, Tần phu nhân ăn nhiều nhất chỉ một bát, không hơn. Hôm nay lần đầu tiên ăn vào hai bát, quả thật hiếm thấy. Đủ biết món Lý Kỳ nấu có mị lực như thế nào.
Sau khi ăn xong, Lý Kỳ bảo Ngô Phúc Vinh trở về sớm nghỉ ngơi. Dù sao ông ta cũng già rồi, cả ngày chạy đi chạy lại, không mệt mới là lạ.
Chia tay Ngô Phúc Vinh, Lý Kỳ dẫn theo Trần A Nam bắt đầu đại nghiệp nhưỡng rượu của hắn.
Rượu là đồ gia vị chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong nấu ăn. Làm một người đầu bếp, ngươi có thể không uống rượu, nhưng không thể không hiểu rượu. Đầu bếp mà không hiểu rượu, thì không thể tính là một đầu bếp hợp cách.
Lý Kỳ thì không cần phải bàn. Hai tháng trước khi kết hôn, hắn đã nhận được chứng chỉ bartender trung cấp. Thực ra, với năng lực của hắn, muốn thi đậu chứng chỉ cao cấp, cũng không phải việc khó. Chỉ là chứng chỉ cao cấp có ra hạn thời gian.
Ở thời Bắc Tống, Men, gạo nếp và các nguyên liệu làm rượu đều bị triều đình khống chế. Muốn từ đó mưu lại, còn khó hơn lên trời.
Cho nên, nếu muốn kiếm được lợi nhuận từ rượu, phải tránh đi những nhân tố đó.
Còn lại cũng chỉ có rượu trái cây.
Rượu trái cây ở thời Tống, phần lớn là trải qua lên men mới thành rượu có độ thấp. Chủng loại có rất nhiều, như rượu bồ đào, rượu vải, rượu thạch lựu, rượu táo, rượu cam, rượu mật ong, vân vân.
Nhưng chúng không được mọi người nghênh đón lắm.
Rất nhiều gia đình đều tự sản xuất rượu trái cây. Dựa theo pháp luật của triều đình, điều này là không cho phép. Nhưng do rượu trái cây không được mọi người yêu thích, cho nên triều đình đối với rượu trái cây là mở một con mắt, nhắm một con mắt. Nhưng nếu như ngươi tự nhưỡng rượu vàng, rượu đỏ, thì ngươi chuẩn bị tinh thần mà đi tù.
Rượu trái cây không được phổ biến, đó là do kỹ thuật sản xuất.
Rượu trái cây của thời này có màu đục ngầu, nhìn phía trên lại dinh dính. Hơn nữa mùi vị cũng không ra gì. So với rượu trái cây ở thời đại của Lý Kỳ, quả thực kém vạn dặm. Trong đó nổi danh nhất, chính là rượu Brandi. Rượu Bandi không chỉ dùng nho làm nguyên liệu. Mà còn có rượu Bandi táo, rượu Bandi anh đào, vân vân.
Nhưng điều quan trọng nhất, sản xuất rượu Brandi không cần men rượu.
Đương nhiên, Lý Kỳ không phải tính toán sản xuất rượu Brandi. Không nói hắn không có bí phương. Cho dù có, với sở thích loại rượu có độ thấp như người của thời này, gặp phải Brandi nổi tiếng là rượu mạnh, có bán được hay không còn là một câu hỏi.
Nhưng hắn có thể tham khảo quá trình làm rượu Brandi. Mà quá trình quan trọng nhất chính làCất.
Trong lịch sử Trung Quốc, cất rượu là một chủ đề đang được tranh luận. Có người nói ở Đông Hán đã biết cất rượu. Có người nói là thời Đường. Cũng có người nói là thời Tống.
Nhưng đến mãi thời Nguyên, mới có ghi lại cách cất rượu.
Lý Kỳ không rõ ràng lắm thời này đã có cất rượu hay chưa. Nhưng ít nhất, triều đình không cấm cất rượu. Mà hắn cũng chưa từng uống qua rượu có độ cao ở thời này. Tuy nhiên, những điều đó không quan trọng. Dù sao thời cổ đại không có độc quyền. Ngươi nhưỡng của ngươi, ta nhưỡng của ta, tất cả mọi người đều dùng bản lĩnh của mình để kiếm cơm.
Muốn cất rượu, dĩ nhiên không thể thiếu dụng cụ để cất.
Nhưng thời này chưa bán dụng cụ cất.
Lý Kỳ vốn bảo Ngô Phúc Vinh dựa theo yêu cầu của hắn, tìm người làm dụng cụ cất. Nhưng Ngô Phúc Vinh vừa nghe, liền cảm thấy dụng cụ cất giống với lò luyện đạn trong đạo quán.
Điều này nhắc nhở Lý Kỳ. Hình như hắn đã từng đọc trong sách sử, có ghi lại cấu tạo của lò luyện đan. Nếu thế thì có thể thử xem.
Bởi vậy hắn mới nhờ Ngô Phúc Vinh đi ra ngoài tìm lò luyện đan.
Ở thời Bắc Tống, đạo giáo rất thịnh hành. Đạo quán lớn nhỏ gộp lại còn nhiều hơn cả nhà xí. Tìm lò luyện đan là việc quá đơn giản.
Đầu năm nay có tiền, còn sợ không mua được gì sao
Khi Lý Kỳ nhìn thấy Ngô Phúc Vinh mua về lò luyện đan, trong lòng rất thỏa mãn. Thầm nghĩ đây đúng là dụng cụ cất thời cổ đại mà. Chỉ cần thay đổi một chút, cắm thêm vài cái ống là được. Những thiết bị khác, trong này đã có sẵn.
Dụng cụ cất đã chuẩn bị xong, còn lại chính là nguyên liệu.
Bởi vì trước mắt đang trong giai đoạn thử nghiệm, hơn nữa thời gian không nhiều. Cho nên Lý Kỳ không muốn tốn quá nhiều công phu như mua hoa quả về để làm men. Mà dặn Ngô Phúc Vinh mua thành phẩm đã có sẵn. Chính là một ít rượu trái cây mà gia đình bình thường hay sản xuất. Hơn nữa Lý Kỳ chỉ cần sản xuất rượu trái cây ba mươi ngày. Mà rượu bồ đào chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
Sau khi chuẩn bị xong mọi việc, Lý Kỳ bắt đầu nghiên cứu cách cất rượu.
Về cất rượu, Lý Kỳ đã quá thành thục rồi. Ở hậu thế, những vùng nông thôn có thể tùy ý nhìn thấy mọi người cất rượu. Cho nên không mất bao lâu, thùng rượu bồ đào được cất đầu tiên ra lò.
- LýLý ca, đây là rượu gì?
Trần A Nam nhìn chằm chằm vào số chất lỏng trong suốt, thanh khiết trong thùng, nuốt nước bọt hỏi.
- Ta còn chưa nghĩ ra cái tên. Tuy nhiên, đây là loại rượu mới, nên đặt một cái tên thật vang dội vào.
Lý Kỳ nhíu mày, suy nghĩ, bỗng hai mắt tỏa sáng: - Cứ gọi là Thiên Hạ Vô Song đi.
Tác giả :
Nam Hi