Bác Sĩ Zhivago
Chương 57
Lúc này họ lại đang nằm trên hai tấm ván dài kê song song, ở hai đầu chiếc cửa sổ chạy dọc đường. Đêm đã xuống, họ đang trò chuyện.
Zhivago kể cho Misa nghe câu chuyện chàng đã được trông thấy Sa hoàng như thế nào. Chàng kể chuyện rất có duyên.
Dạo đó là mùa xuân đầu tiên chàng sống ngoài mặt trận. Bộ tham mưu của đơn vị mà chàng được điều tới, đóng trên núi Karpat, trong một lòng chảo có con đường dẫn xuống phía thung lũng thuộc Hungary, do đơn vị đó án ngữ.
Ở đáy lòng chảo có một nhà ga xe lửa. Zhivago tả phong cảnh nơi đó khá tỉ mỉ: những quả núi có, thông và tùng mọc trùng trùng điệp điệp, có những đám mây trắng giăng trên sườn núi, những tảng đá hoa cương và phiến nham màu xám nổi lên, tạo thành các vệt lốm đốm giữa rừng cây, trông như các vết sờn hay trụi lông trên một tấm da thú. Một buổi sáng tháng tư ảm đạm. xám xịt và ẩm ướt như các tảng phiến nham, xung quanh bị những chỏm núi cao dồn ép nên trời im gió và rất ngột ngạt. Một cái lò hấp. Hơi nước đè nặng phía trên khu lòng chảo và mọi vật đều bốc hơi, bốc thành những cột khói ngùn ngụt - khói các đầu máy xe lửa trong ga, hơi nước màu xám trên các đồng cỏ, núi màu xám, rừng cây âm u, những đám mây xám xịt.
Những ngày này Sa hoàng đang ở thăm vùng Galisi. Đột nhiên có tin Ngài sẽ đến thăm đơn vị đóng ở đây, đơn vị mà Ngài là tư lệnh danh dự.
Ngài có thể đến bất cứ lúc nào. Trên sân ga, một đội quân danh dự đang sắp hàng nghênh tiếp. Họ đã phải chờ đợi một, hai giờ mệt lử người. Rồi thấy hai chuyến tàu chạy nhanh qua, chuyến nọ tiếp chuyến kia, chở đoàn tuỳ từng. Lát sau, đoàn chở tàu Sa hoàng mới tới.
Hoàng đế có công tước Nicolai Nicolaevich tháp tùng đi duyệt đội ngự lâm quân. Sau mỗi câu chào của Hoàng đế, nghe nhỏ như tiếng nước sóng sánh trong thùng nước đang lắc lư lại nổ lên tiếng "u- ra" vang như sấm.
Vị hoàng đế mỉm cười bối rối, trông già hơn và mỏi mệt hơn các hình khắc trên các đồng rúp và các tấm huân chương.
Mặt ngài lờ đờ và hơi phì phị. Chốc chốc ngài lại đưa mắt như kẻ có lỗi nhìn về phía công tước Nicolai Nicolaevich. Vì ngài không biết người ta chờ đợi ở ngài cái gì trong trường hợp này. Công tước kính cẩn nghiêng mình ghé vào tai ngài, thậm chí không dùng lời nói, mà chỉ cần nhíu mày hoặc nhún vai là đã đưa hoàng đế ra khỏi cơn lúng túng.
Trông hoàng đế thật thảm hại trong cái buổi sáng tháng tư giữa rừng núi, xám xịt và nóng bức ấy. Và người ta cảm thấy ghê sợ, khi nghĩ rằng cái bộ điệu rụt rè, hốt hoảng và lúng túng kia lại tàng ẩn một bản tính bạo vưởng sâu xa, rằng chính cái kẻ nhu nhược ấy lại nắm quyền trừng phạt và ân xá, trói và cởi Ngài phải nói một câu gì đó đại loại như Vinhem đệ nhị: "Trẫm, thanh kiếm của Trẫm và thần dân của Trẫm", hoặc một cái gì tương tự. Dù sao, nhất thiết phải nói đến quốc dân, hẳn thế. Nhưng anh biết không, ngài rất tự nhiên theo kiểu người Nga, và ngài cao hơn điều tầm thường đó một cách bi thảm. Ở Nga, cái lối đóng kịch ấy là vô nghĩa. Mà đúng là đóng kịch, phải không nào? Tôi còn hiểu, hai tiếng "quốc dân" còn ý nghĩa gì dưới thời César, bấy giờ của ta nói đến dân Goba, hoặc dân Suevơ, hoặc dân Iliri. Nhưng từ đấy nó chỉ còn là một điều bịa đặt dùng làm đề tài cho các bài diễn văn của mấy vị sa hoàng, chính khách, vua chúa: quốc dân, thần dân của ta, dân ta.
Hiện nay mặt trận đầy rẫy đám ký giả, phóng viên. Họ viết các bài "Quan sát", những câu châm ngôn bình dân, thăm hỏi thương binh, xây dựng một học thuyết mới về tâm hồn quần chúng. Thật đúng một ông "Đalơ" 11 mới, cũng bịa đặt không kém, một thứ bệnh bút cuồng, đa ngôn. Đó là loại thứ nhất. Còn một loại thứ hai nữa. Những câu nhát gừng, "vài nét phác hoạ" thái độ yếm thế, chủ nghĩa hoài nghi. Chẳng hạn có một tay trong đám đó đã viết mấy câu danh ngôn thế này, chính tôi đã đọc: "Một ngày ảm đạm, y hệt hôm qua. Suốt từ sáng mưa, lầy lội. Từ trong cửa sổ, tôi nhìn ra đường. Một đoàn tù binh dài dằng dặc, nối đuôi nhau lê bước. Người ta chở thương binh. Đại bác nổ. Lại nổ nữa, hôm nay cũng giống hôm qua, ngày mai cũng giống hôm nay, và cứ thế mỗi ngày, mỗi giờ đơn điệu…". Đấy anh xem, văn như thế nghe mới sâu sắc và ý vị chứ! Song tại sao hắn lại khó chịu với tiếng đại bác?
Đòi hỏi tiếng đại bác phải đa dạng thì thật là một yêu sách quái dịr thay vì ngạc nhiên về chính hắn ta đang ngày này sang ngày khác cứ bắn vào chúng ta hàng trăm những bản liệt kê, những dấu phẩy, những câu nhát gừng? Sao hắn không chấm dứt quách những tràng kêu gọi bác ái, vội vã tất bật nhử rệp nhảy, kiểu ký giả, ấy đi? Sao hắn không chịú hiểu rằng chính con người hắn phải được đổi mới, chứ không phải đại bác, rằng có ghi dày đặc những điều phi lý trong cuốn sổ tay, hắn cũng chẳng rút ra được ý nghĩa gì, rằng sự kiện sẽ không thành hình, một khi con người chưa thêm một cái gì đó của mình vào, một chút tài khi biến đổi của con người, một chút tưởng tượng.
- Đúng lắm, - Misa ngắt lời bạn. - Bây giờ cậu để mình trả lời về cái cảnh tượng ta đã thấy chiều nay. Tên lính cô- dắc bắt nạt ông già dáng thương kia chỉ là một trong muôn ngàn biểu hiện của sự đê tiện, chỉ đê tiện mà thôi, không hơn không kém.
Ở đây khỏi cần triết lý, chỉ cần vả vào mõm là xong. Cái đó hiển nhiên rồi. Nhưng vấn đề người Do Thái nói chung thì triết học đang lý giải, và khi đó ta thấy triết học hé ra một phương diện bất ngờ. Nhưng về điểm này thì mình sẽ chẳng nói được điều gì mới đối với cậu. Tất cả những tư tưởng ấy ở nơi cậu mình hiểu là từ cha Nicolai mà ra cả.
Cậu hỏi: dân là gì? Có cần chiều chuộng vuốt ve họ không? Người nào không nghĩ đến bản thân, dùng vẻ đẹp và sự toàn thắng của công việc mình làm mà lôi cuốn dân vào thế giởi đại đồng, làm cho dân trở nên vinh quang và bất diệt, như thế chẳng hơn sao? Dĩ nhiên là như vậy rồi, khỏi bàn. Vả lại có thể nói gì về các dân tộc trong thời đại Kitô giáo kia chứ? Bởi lẽ không đơn giản là các dân tộc nói chung, mà là những dân tộc đã dược hoán cải, biến thái, và vấn đề chính là ở sự hoán cải, biến thái chứ không phải là sự trung thành với các tôn chỉ xưa cũ. Ta hãy nhở lại kinh Phúc âm. Kinh Phúc âm đã nói gì về vấn đề này? Thứ nhất nó không phải là lời khẳng định: phải thế này, phải thế nọ. Nó chỉ là một đề nghị ngây thơ và rụt rè: các người có muốn sống theo kiểu mới, chưa từng thấy, hay chăng? Và tất cả mọi người đã nhận lời, đã bị thuyết phục hàng ngàn năm.
Khi kinh Phúc âm nói rằng trong nước Chúa không có người Hy Lạp, cũng không có người Do Thái, phải chăng điều đó chỉ có nghĩa là hết thảy mọi người đều bình đẳng trước Chúa hay không? Không, nó không dòi hỏi như vậy, các triết gia Hy Lạp, các nhà luân lý học La Mã, các vị tiên tri trong Cựu ước trước nó đã biết cả rồi. Nhưng Phúc âm có ý nói: trong cách sống mới, trong hình thức giao tiếp mới do trái tim con người nghĩ ra và gọi là nước Chúa, không còn các dân tộc nữa, chỉ có những cá nhân con người.
Đấy cậu vừa bảo rằng một sự kiện sẽ trở nên vô nghĩa lý, nếu người ta không đưa vào nó một ý nghĩa. Kitô giáo, phép mầu nhiệm của cá nhân chính là thứ phải dựa vào sự kiện, làm cho nó có ý nghĩa đối với con người…
Ta đã nói đến những nhà hoạt động cỡ trung bình, không biết nói gì với cuộc sống và thế giới nói chung; đến những thế lực hạ cấp chỉ mong cho mọi sự nhỏ nhen hẹp hòi, mong cho lúc nào cũng có vấn đề về một dân tộc nào đó, càng nhỏ càng tốt để dân tộc ấy phải khổ sở vì như vậy mới dễ bề thao túng và làm giàu trên lòng trắc ẩn. Nạn nhân trọn vẹn và hoàn toàn của hiện tượng tự phát đó là dân Do Thái. Tư tưởng dân tộc bóp nghẹt người Do Thái trong cái tất yếu chết người phải là một dân tộc, tiếp tục là một dân tộc, và chỉ là một dân tộc trong suốt những thế kỷ, khi mà nhờ một lực lượng khởi phát từ giữa họ xưa kia, toàn thế giới đã được giải thoát khỏi cái nhiệm vụ thấp hèn ấy. Thật là kỳ quái! Sao điều đó lại có thể xẩy ra nhỉ? Ngày hội kia, sự giải thoát khỏi cái tầm thường khốn kiếp kia, sự cất cánh bay vượt lên trên cái ngu dại thường ngày kia, sự giải thoát khỏi cái tầm thường khốn kiếp kia, cái sự cất cánh bay vượt lên trên cái ngu dại thường ngày kia, tất cả những cái đó đã nảy nở trên mảnh đất của họ, đã nói thứ tiếng của họ, đã thuộc về dân tộc. Và họ đã thấy, đã nghe rõ, rồi để lọt đi mất. Sao họ lại để cái tâm hồn mạnh mẽ và đẹp đẽ nhường ấy bỏ đi mất? Sao họ lại có thể nghĩ rằng ở bên cạnh sự chiến thắng và ngự trị của tâm hồn ấy nhất định họ sẽ tồn tại dưới dạng cái vỏ bao trống rỗng của cái phép lạ mà trời đã tặng cho họ? Sự tự nguyện chịu đau khổ ấy có lợi cho ai? Vì ai mà biết bao cụ già, biết bao đàn bà và trẻ con hoàn toàn vô tội, bao con người tinh anh sắc sảo, có khả năng làm điều thiện và glao tiếp một cách chân tình, lại phải chịu cảnh phỉ báng và tàn sát trong bao thế kỷ! Cớ sao những nhà văn yêu dân của mọi bộ tộc lại bất tài và lười biếng như vậy? Vì lẽ nào các bậc thức giả của dân Do Thái lại không đi xa hơn các hình thức quá dễ dàng của cái nỗi đau thương tuyệt vời và của sự sáng suốt mỉa mai? Tại sao, khi liều mình nổ tưng ra, vì tính chất bất di bất dịch của nghĩa vụ của họ, như nồi hơi nổ trước áp lực quá mạnh, họ lại không giải tán cái dúm người đang đấu tranh không biết cho cái gì và bị tàn sát chẳng biết vì tội gì? Sao họ không bảo những người ấy: "Hãy tỉnh ngộ đi. Thôi đủ rồi.
Khỏi cần nữa. Đừng giữ cái tên cũ làm gì nữa, hãy tản mát đi.
Hãy ở với tất cả mọi người. Các bạn là những người Cơ đốc giáo đầu tiên và ưu tứ nhất. Các bạn chính là cái mà bọn người tồi tệ nhất, yếu ớt nhất trong số các bạn đã đem đối lập với các bạn.
Zhivago kể cho Misa nghe câu chuyện chàng đã được trông thấy Sa hoàng như thế nào. Chàng kể chuyện rất có duyên.
Dạo đó là mùa xuân đầu tiên chàng sống ngoài mặt trận. Bộ tham mưu của đơn vị mà chàng được điều tới, đóng trên núi Karpat, trong một lòng chảo có con đường dẫn xuống phía thung lũng thuộc Hungary, do đơn vị đó án ngữ.
Ở đáy lòng chảo có một nhà ga xe lửa. Zhivago tả phong cảnh nơi đó khá tỉ mỉ: những quả núi có, thông và tùng mọc trùng trùng điệp điệp, có những đám mây trắng giăng trên sườn núi, những tảng đá hoa cương và phiến nham màu xám nổi lên, tạo thành các vệt lốm đốm giữa rừng cây, trông như các vết sờn hay trụi lông trên một tấm da thú. Một buổi sáng tháng tư ảm đạm. xám xịt và ẩm ướt như các tảng phiến nham, xung quanh bị những chỏm núi cao dồn ép nên trời im gió và rất ngột ngạt. Một cái lò hấp. Hơi nước đè nặng phía trên khu lòng chảo và mọi vật đều bốc hơi, bốc thành những cột khói ngùn ngụt - khói các đầu máy xe lửa trong ga, hơi nước màu xám trên các đồng cỏ, núi màu xám, rừng cây âm u, những đám mây xám xịt.
Những ngày này Sa hoàng đang ở thăm vùng Galisi. Đột nhiên có tin Ngài sẽ đến thăm đơn vị đóng ở đây, đơn vị mà Ngài là tư lệnh danh dự.
Ngài có thể đến bất cứ lúc nào. Trên sân ga, một đội quân danh dự đang sắp hàng nghênh tiếp. Họ đã phải chờ đợi một, hai giờ mệt lử người. Rồi thấy hai chuyến tàu chạy nhanh qua, chuyến nọ tiếp chuyến kia, chở đoàn tuỳ từng. Lát sau, đoàn chở tàu Sa hoàng mới tới.
Hoàng đế có công tước Nicolai Nicolaevich tháp tùng đi duyệt đội ngự lâm quân. Sau mỗi câu chào của Hoàng đế, nghe nhỏ như tiếng nước sóng sánh trong thùng nước đang lắc lư lại nổ lên tiếng "u- ra" vang như sấm.
Vị hoàng đế mỉm cười bối rối, trông già hơn và mỏi mệt hơn các hình khắc trên các đồng rúp và các tấm huân chương.
Mặt ngài lờ đờ và hơi phì phị. Chốc chốc ngài lại đưa mắt như kẻ có lỗi nhìn về phía công tước Nicolai Nicolaevich. Vì ngài không biết người ta chờ đợi ở ngài cái gì trong trường hợp này. Công tước kính cẩn nghiêng mình ghé vào tai ngài, thậm chí không dùng lời nói, mà chỉ cần nhíu mày hoặc nhún vai là đã đưa hoàng đế ra khỏi cơn lúng túng.
Trông hoàng đế thật thảm hại trong cái buổi sáng tháng tư giữa rừng núi, xám xịt và nóng bức ấy. Và người ta cảm thấy ghê sợ, khi nghĩ rằng cái bộ điệu rụt rè, hốt hoảng và lúng túng kia lại tàng ẩn một bản tính bạo vưởng sâu xa, rằng chính cái kẻ nhu nhược ấy lại nắm quyền trừng phạt và ân xá, trói và cởi Ngài phải nói một câu gì đó đại loại như Vinhem đệ nhị: "Trẫm, thanh kiếm của Trẫm và thần dân của Trẫm", hoặc một cái gì tương tự. Dù sao, nhất thiết phải nói đến quốc dân, hẳn thế. Nhưng anh biết không, ngài rất tự nhiên theo kiểu người Nga, và ngài cao hơn điều tầm thường đó một cách bi thảm. Ở Nga, cái lối đóng kịch ấy là vô nghĩa. Mà đúng là đóng kịch, phải không nào? Tôi còn hiểu, hai tiếng "quốc dân" còn ý nghĩa gì dưới thời César, bấy giờ của ta nói đến dân Goba, hoặc dân Suevơ, hoặc dân Iliri. Nhưng từ đấy nó chỉ còn là một điều bịa đặt dùng làm đề tài cho các bài diễn văn của mấy vị sa hoàng, chính khách, vua chúa: quốc dân, thần dân của ta, dân ta.
Hiện nay mặt trận đầy rẫy đám ký giả, phóng viên. Họ viết các bài "Quan sát", những câu châm ngôn bình dân, thăm hỏi thương binh, xây dựng một học thuyết mới về tâm hồn quần chúng. Thật đúng một ông "Đalơ" 11 mới, cũng bịa đặt không kém, một thứ bệnh bút cuồng, đa ngôn. Đó là loại thứ nhất. Còn một loại thứ hai nữa. Những câu nhát gừng, "vài nét phác hoạ" thái độ yếm thế, chủ nghĩa hoài nghi. Chẳng hạn có một tay trong đám đó đã viết mấy câu danh ngôn thế này, chính tôi đã đọc: "Một ngày ảm đạm, y hệt hôm qua. Suốt từ sáng mưa, lầy lội. Từ trong cửa sổ, tôi nhìn ra đường. Một đoàn tù binh dài dằng dặc, nối đuôi nhau lê bước. Người ta chở thương binh. Đại bác nổ. Lại nổ nữa, hôm nay cũng giống hôm qua, ngày mai cũng giống hôm nay, và cứ thế mỗi ngày, mỗi giờ đơn điệu…". Đấy anh xem, văn như thế nghe mới sâu sắc và ý vị chứ! Song tại sao hắn lại khó chịu với tiếng đại bác?
Đòi hỏi tiếng đại bác phải đa dạng thì thật là một yêu sách quái dịr thay vì ngạc nhiên về chính hắn ta đang ngày này sang ngày khác cứ bắn vào chúng ta hàng trăm những bản liệt kê, những dấu phẩy, những câu nhát gừng? Sao hắn không chấm dứt quách những tràng kêu gọi bác ái, vội vã tất bật nhử rệp nhảy, kiểu ký giả, ấy đi? Sao hắn không chịú hiểu rằng chính con người hắn phải được đổi mới, chứ không phải đại bác, rằng có ghi dày đặc những điều phi lý trong cuốn sổ tay, hắn cũng chẳng rút ra được ý nghĩa gì, rằng sự kiện sẽ không thành hình, một khi con người chưa thêm một cái gì đó của mình vào, một chút tài khi biến đổi của con người, một chút tưởng tượng.
- Đúng lắm, - Misa ngắt lời bạn. - Bây giờ cậu để mình trả lời về cái cảnh tượng ta đã thấy chiều nay. Tên lính cô- dắc bắt nạt ông già dáng thương kia chỉ là một trong muôn ngàn biểu hiện của sự đê tiện, chỉ đê tiện mà thôi, không hơn không kém.
Ở đây khỏi cần triết lý, chỉ cần vả vào mõm là xong. Cái đó hiển nhiên rồi. Nhưng vấn đề người Do Thái nói chung thì triết học đang lý giải, và khi đó ta thấy triết học hé ra một phương diện bất ngờ. Nhưng về điểm này thì mình sẽ chẳng nói được điều gì mới đối với cậu. Tất cả những tư tưởng ấy ở nơi cậu mình hiểu là từ cha Nicolai mà ra cả.
Cậu hỏi: dân là gì? Có cần chiều chuộng vuốt ve họ không? Người nào không nghĩ đến bản thân, dùng vẻ đẹp và sự toàn thắng của công việc mình làm mà lôi cuốn dân vào thế giởi đại đồng, làm cho dân trở nên vinh quang và bất diệt, như thế chẳng hơn sao? Dĩ nhiên là như vậy rồi, khỏi bàn. Vả lại có thể nói gì về các dân tộc trong thời đại Kitô giáo kia chứ? Bởi lẽ không đơn giản là các dân tộc nói chung, mà là những dân tộc đã dược hoán cải, biến thái, và vấn đề chính là ở sự hoán cải, biến thái chứ không phải là sự trung thành với các tôn chỉ xưa cũ. Ta hãy nhở lại kinh Phúc âm. Kinh Phúc âm đã nói gì về vấn đề này? Thứ nhất nó không phải là lời khẳng định: phải thế này, phải thế nọ. Nó chỉ là một đề nghị ngây thơ và rụt rè: các người có muốn sống theo kiểu mới, chưa từng thấy, hay chăng? Và tất cả mọi người đã nhận lời, đã bị thuyết phục hàng ngàn năm.
Khi kinh Phúc âm nói rằng trong nước Chúa không có người Hy Lạp, cũng không có người Do Thái, phải chăng điều đó chỉ có nghĩa là hết thảy mọi người đều bình đẳng trước Chúa hay không? Không, nó không dòi hỏi như vậy, các triết gia Hy Lạp, các nhà luân lý học La Mã, các vị tiên tri trong Cựu ước trước nó đã biết cả rồi. Nhưng Phúc âm có ý nói: trong cách sống mới, trong hình thức giao tiếp mới do trái tim con người nghĩ ra và gọi là nước Chúa, không còn các dân tộc nữa, chỉ có những cá nhân con người.
Đấy cậu vừa bảo rằng một sự kiện sẽ trở nên vô nghĩa lý, nếu người ta không đưa vào nó một ý nghĩa. Kitô giáo, phép mầu nhiệm của cá nhân chính là thứ phải dựa vào sự kiện, làm cho nó có ý nghĩa đối với con người…
Ta đã nói đến những nhà hoạt động cỡ trung bình, không biết nói gì với cuộc sống và thế giới nói chung; đến những thế lực hạ cấp chỉ mong cho mọi sự nhỏ nhen hẹp hòi, mong cho lúc nào cũng có vấn đề về một dân tộc nào đó, càng nhỏ càng tốt để dân tộc ấy phải khổ sở vì như vậy mới dễ bề thao túng và làm giàu trên lòng trắc ẩn. Nạn nhân trọn vẹn và hoàn toàn của hiện tượng tự phát đó là dân Do Thái. Tư tưởng dân tộc bóp nghẹt người Do Thái trong cái tất yếu chết người phải là một dân tộc, tiếp tục là một dân tộc, và chỉ là một dân tộc trong suốt những thế kỷ, khi mà nhờ một lực lượng khởi phát từ giữa họ xưa kia, toàn thế giới đã được giải thoát khỏi cái nhiệm vụ thấp hèn ấy. Thật là kỳ quái! Sao điều đó lại có thể xẩy ra nhỉ? Ngày hội kia, sự giải thoát khỏi cái tầm thường khốn kiếp kia, sự cất cánh bay vượt lên trên cái ngu dại thường ngày kia, sự giải thoát khỏi cái tầm thường khốn kiếp kia, cái sự cất cánh bay vượt lên trên cái ngu dại thường ngày kia, tất cả những cái đó đã nảy nở trên mảnh đất của họ, đã nói thứ tiếng của họ, đã thuộc về dân tộc. Và họ đã thấy, đã nghe rõ, rồi để lọt đi mất. Sao họ lại để cái tâm hồn mạnh mẽ và đẹp đẽ nhường ấy bỏ đi mất? Sao họ lại có thể nghĩ rằng ở bên cạnh sự chiến thắng và ngự trị của tâm hồn ấy nhất định họ sẽ tồn tại dưới dạng cái vỏ bao trống rỗng của cái phép lạ mà trời đã tặng cho họ? Sự tự nguyện chịu đau khổ ấy có lợi cho ai? Vì ai mà biết bao cụ già, biết bao đàn bà và trẻ con hoàn toàn vô tội, bao con người tinh anh sắc sảo, có khả năng làm điều thiện và glao tiếp một cách chân tình, lại phải chịu cảnh phỉ báng và tàn sát trong bao thế kỷ! Cớ sao những nhà văn yêu dân của mọi bộ tộc lại bất tài và lười biếng như vậy? Vì lẽ nào các bậc thức giả của dân Do Thái lại không đi xa hơn các hình thức quá dễ dàng của cái nỗi đau thương tuyệt vời và của sự sáng suốt mỉa mai? Tại sao, khi liều mình nổ tưng ra, vì tính chất bất di bất dịch của nghĩa vụ của họ, như nồi hơi nổ trước áp lực quá mạnh, họ lại không giải tán cái dúm người đang đấu tranh không biết cho cái gì và bị tàn sát chẳng biết vì tội gì? Sao họ không bảo những người ấy: "Hãy tỉnh ngộ đi. Thôi đủ rồi.
Khỏi cần nữa. Đừng giữ cái tên cũ làm gì nữa, hãy tản mát đi.
Hãy ở với tất cả mọi người. Các bạn là những người Cơ đốc giáo đầu tiên và ưu tứ nhất. Các bạn chính là cái mà bọn người tồi tệ nhất, yếu ớt nhất trong số các bạn đã đem đối lập với các bạn.
Tác giả :
Boris Pasternak