Bác Sĩ Zhivago
Chương 28
Sau sự kiện tháng chạp, tuy người ta đã trở lại với nhịp sống bình thường, nhưng đây đó vẫn bì bộp tiếng súng bắn nhau, và các đám cháy vẫn xảy ra luôn, như thể những đám trước đây cháy chưa hết thì nay cháy nốt.
Chặng đường đêm nay sao mới dài đằng đẵng. Chưa bao giờ họ có cảm tưởng đi xa đến thế. Sự thực, đường đâu có xa xôi gì cho cam: đại lộ Smolenski, đại lộ Novinski và một nửa phố Sadovoi là tới nơi. Nhưng cái rét dữ dội kèm theo sương mù như làm đảo lộn không gian, cách nó ra thành nhiều mảnh rời rạc, khác hẳn nhau, chẳng mảnh nào giống mảnh nào.
Những lớp khói của các đống lửa bị gió đánh tả tơi, tiếng vó ngựa va tiếng ríu rít của xe ngựa càng khiến họ có cảm tưởng rằng họ đã đi rất lâu và đang lạc lõng ở một nơi xa xôi dáng sợ.
Trước cửa khách sạn, họ thấy một con ngựa lưng phủ bao tải cổ chân được bọc vải, thắng vào một chiếc xe nhỏ lịch sự. Bác đánh xe ngồi trên ghế hành khách, tay đeo găng ôm lấy mặt cho đỡ rét.
Trong tiền sảnh rất ấm áp dễ chịu. Người gác cửa ngồi bên chiếc bao lớn ngăn cách lối vào với phòng gửi áo khoác. Bác ta ngủ gật giữa tiếng quạt thông gió chạy đều đều, tiếng lửa cháy ù ù trong bếp lò và tiếng sôi sùng sục của ấm samova. Chốc chốc bác ta lại giật mình choàng dậy bởi tiếng gáy khò khò của chính bác ta.
Bên trái, trong tiền sảnh, một bà đang đứng trước gương. Mặt bà thoa phấn dày như trát bột, trông phì phị. Bà khoác chiếc áo jắckét lông thú quá mỏng đối với thời tiết lạnh cóng bây giờ. Bà đang chờ ai đó từ trên lầu sắp xuống. Bà xoay lưng vào gương, quay đầu hết bên phải sang bên trái để nhìn trong gương xem phía lưng mình có đẹp chăng.
Bác đánh xe ở ngoài ló đầu vào, người run cầm cập vì rét. Cái kiểu áo captan của bác ta khiến bác ta giống như ổ bánh mì vẽ trên biển quảng cáo, từng luồng hơi thở ra bốc khói càng gợi thêm liên tưởng ấy. Bác ta hỏi bà đang soi gương.
- Mamzen, ông ấy sắp xong việc chưa ạ? Gặp vị khách như ông ấy và tiểu thư thì ngựa phải chết cóng vì chờ.
Đối với các nhân viên phục vụ trong khách sạn, chuyện xảy ra ở phòng số 24 chỉ là chuyện vặt so với những sự khó chịu thường ngày. Cứ chốc chốc lại có tiếng chuông réo và ở chiếc hộp dài lồng kính treo trên tường lại hiện lên con số chỉ số phòng có người gọi. Khách toàn những loại mất trí, chỉ làm khổ bồi phòng, lắm khi gọi người ta kêu rồi không biết mình đã gọi để làm gì nữa.
Hiện giờ cái mụ Amelia dại dột ở phòng số 24 đang được người ta tọng cho bao nhiêu là thuốc. Phải cho mụ uống thuốc mửa, phải rửa dạ dày, tẩy ruột cho mụ. Chị hầu phòng tên là Glasa vất vả chạy đi chạy lại mỏi rời cả chân để xách nước lau chùi sàn nhà. Song nguyên nhân cuộc đấu khẩu đang xảy ra ở khu nhà bếp thì đã bắt đầu từ trước cái cảnh chữa chạy bát nháo này: lúc đó người ta chưa nghĩ đến việc sai thằng Teresca gọi xe đi rước bác sĩ và gọi cái lão nhạc sĩ vớ vẩn kia. Lúc đó lão Komarovski cũng chưa đến và ngoài hành lang trước cửa phòng số 24 chưa túm tụm mấy kẻ vô công rồi nghề, làm vướng cả lối đi.
Nguyên do câu chuyện là thế này. Cậu bồi Xysoi vừa bước vội ra hành lang, tay phải bưng khay đồ ăn, thì một kẻ vô ý đụng vào người cậu ta, thế là khay đồ ăn đổ nhào, súp chảy lênh láng, vỡ mất ba chiếc đĩa sâu và một chiếc đĩa nông.
Xysoi nhất quyết là lỗi tại cô ả rửa bát, vậy chính cô ả phải đền. Lúc này đã hơn mười giờ đêm, một nửa số nhân viên khách sạn được ra về, vậy mà trận cãi nhau giữa đôi bên vẫn chưa chấm dứt.
- Cái đồ bị thịt, chân tay lóng nga lóng ngóng, lúc nào cũng ôm khư khư chai rượu như ông vợ không bằng. Nốc cho lắm vào rồi vấp ngã, còn đổ tội cho người ta làm vỡ đĩa? Thằng quỷ mắt lé kia, đứa nào mở miệng bảo bà đẩy ngã mày hả, quân ôn dịch! Ai làm mày ngã, thằng mặt mẹt?
- Này mụ Matrena, tôi đã bảo mụ hãy nói năng ý tứ một chút.
- Vỡ mấy cái đĩa vớ vẫn chứ quý báu to tát gì mà làm nhặng xị cả lên! Chỉ vì một mụ khách đàng điếm, quân đầu đường xó chợ, chán đời đi uống nhân ngôn tự tử. Thật từ ngày ở khách sạn này chưa thấy những trò mèo chuột gớm ghiếc thế bao giờ.
Yuri và Misa đi đi lại lại ngoài hành lang trước cửa phòng số 24. Giáo, sư Alexandr không ngờ câu chuyện lại xảy ra khác hẳn trí tưởng tượng của ông. Ông cứ ngỡ nhạc sĩ xenlô phải gặp một tấn bi kịch, một chuyện gì cao thượng và trong sạch kia. Thế mà lại dính dáng đến cái việc có quỷ sứ biết là gì này. Nhơ bẩn… xấu xa… Và tuyệt đối không nên để bọn trẻ biết.
Hai cậu thiếu nhiên vẫn đứng ngoài hành lang.
- Mời hai cậu cứ việc vào trong ấy đi cho. - Đây là lần thứ hai người bồi phòng bước tới, yêu cầu các cậu vào trong phòng, bằng giọng nói thong thả, trầm trầm. - Các cậu cứ vào đi việc gì mà ngại. Bây giờ bà ấy đỡ rồi, cứ yên tâm. Đâu vào đấy cả rồi. Đừng đứng đây vướng lối đi. Ấy lúc nãy vừa đổ vỡ bao nhiêu là chén đĩa đắt tiền. Các cậu bảo hầu hạ khách thì phải chạy cho nhanh chứ. Đứng thế này còn lối đâu mà chạy. Thôi các cậu vào đi cho.
Hai cậu nghe theo.
Phòng có hai gian, phân cách bằng một vách gỗ có mùi rệp. Cây đèn dầu hoả trao phía trên bàn ăn ở gian ngoài đã được hạ xuống, mang vào gian trong.
Gian trong là một buồng ngủ. Lối đi vào có tấm màn che đầy bụi. Lúc trước người ta đã vắt màn lên trên vách mà bây giờ quên chưa kéo xuống. Cây đèn dầu đặt trên thành chiếc ghế dài. Cái gian trong được chíếu sáng rất tỏ từ phía dưới lên, như bằng ánh sáng từ dãy đèn trước mép sân khấu.
Bà Amelia đã uống iốt để tự tử, chứ không phải uống nhân ngôn như cô ả rửa bát nói khi nãy. Một mùi hăng hắc từ gian trong đưa ra, giống mùi nhựa hạt bồ đào còn xanh mà khi sờ vào sẽ bị thâm xì cả tay.
Bên kia vách, cô hầu phòng đang lau sàn. Một bà nằm trên giường, ở trần nửa người, mình ướt đẫm nước, mồ hôi và nước mắt, tóc ướt xoã xượi, đang khóc nức nở và cúi đầu xuống chiếc bô. Cảnh tượng khó coi ấy khiến hai cậu thiếu niên ngượng ngùng quay mặt đi ngay. Song Yuri cũng đã đủ thời giờ quan sát và ngạc nhiên khi nhận ra rằng trong một vài dáng điệu miễn cưỡng, bất tiện do phải cong rướn người lên, do phải cố gắng căng thẳng, người đàn bà mất đi những nét uyển chuyển, mà các nhà điêu khắc vẫn quen miêu tả, biến thành một gã đô vật bắp thịt cuồn cuộn, chỉ mặc quần đùi để thi đấu. Sau cùng, có người ở gian bên ấy đã nghĩ ra được cái việc kéo tấm màn che lại.
Tiếng người đàn bà nói nghẹn trong nước mắt và cơn nôn ọe:
- Ông bạn Tyskevich ơi, tay ông đâu? Ông đưa tay cho tôi đi! Ôi tôi vừa trải qua một vụ khủng khiếp!… Tôi đã nghi ngờ… Tôi tưởng đã thấy… May quá, bây giờ tôi mới biết tất ca cái đó chỉ là chuyện ngu ngốc, tôi đã quá tưởng tượng. Ông Tyskevich ơi, thôi thế là xong rồi.., kết quả là... tôi vẫn sống.
- Bà Amelia, tôi xin bà, bà cứ yên lòng. Chuyện này bất tiện, thú thật là quá ư bất tiện.
Giáo sư Alexandr làu bàu bảo hai cậu thiếu niên:
- Ta sửa soạn mà về thôi.
Hai cậu đang ở gian ngoài, gần sát cửa, trong tình thế ngượng ngùng, mất hết tự nhiên. Đứng ở đấy, nhìn chỗ treo cây đèn dầu mà người ta đã đem vào gian trong, hai cậu thấy trển tường đầy những ảnh chụp, một cái giá để các bản nhạc, một cái bàn viết xếp nhiều giấy tờ và các tập anbum. Phía bên kia chiếc bàn ăn phủ khăn thêu, một thiếu nữ đang ngồi ngủ trên chiếc ghế bành, hai tay ôm quàng lấy lưng ghế và áp má vào nó. Chắc cô ta ngủ mệt lắm, vì những tiếng nói chuyện xôn xao, đi lại dọn dẹp ở gian trong vẫn không làm cô thức giấc.
Sự có mặt của ba thầy trò ở đây xét ra là vô ích, mà lại bất tiện cho gia chủ nữa, nên giáo sư Alexandr quay lại bảo hai cậu một lần nữa:
- Chờ nhạc sĩ ra ngoài này, ta chào rồi về ngay thôi.
Nhưng thay vì nhạc sĩ Tyskevich, lại có một người khác bước ra. Đó là một ông vạm vỡ, chững chạc, mày râu nhẵn nhụi vẻ đầy tự tin. Ông ta giơ cao cây đèn, đi tới chỗ bàn ăn, nơi cô gái ngủ, treo nó lên móc. Ánh đèn làm cô gái tỉnh dậy, cô mỉm cười nhìn hắn, nheo nheo mắt và vươn vai.
Trông thấy ông ta, Misa rùng mình và cứ nhìn ông ta chòng chọc. Cậu đưa tay bấm Yuri, định nói câu gì, song Yuri gạt đi, không muốn nghe.
- Nói chuyện thì thào ở nhà người ta, không sợ họ cười cho à. Họ sẽ nghĩ gì về cậu?
Trong khi ấy lão đàn ông và cô gái đang diễn màn kịch câm với nhau. Họ không nói gì, chỉ trao đổi những cái nhìn. Nhưng những cử chỉ thông cảm ấy giữa họ có một cái gì thần diệu đáng sợ, tựa hồ gã đàn ông là diễn viên điều khiển con rối, còn cô thiếu nữ là con rối đang ngoan ngoãn cử động theo nhịp ngón tay lão ta.
Nụ cười mệt mỏi hiện ra trên mặt cô gái đã buộc cô lim dim mắt và hé mở cặp môi. Nhưng trước ánh mắt giễu cợt của gã đàn ông, cô đáp lại bằng cái nháy mắt tinh quái của kẻ đồng mưu. Cả hai đều hài lòng rằng mọi sự đã êm xuôi, bí mật không bị tiết lộ và nạn nhân cũng đã thoát chết.
Yuri nhìn họ không chớp mắt. Từ chỗ tối chẳng ai trông thấy cậu nhìn cảnh đang diễn ra trong quầng sáng của ánh đèn, không thể rời mắt. Cảnh khuất phục cô gái thật vô cùng bí ẩn và cũng hiển nhiên không chút giấu giếm. Những cảm xúc trái ngược nhau dâng lên trong ngực, dồn ép trái tim cậu với một sức mạnh chưa từng thấy.
Đó chính là điều mà cậu, Misa và Tonia, từng đem ra tranh luận sôi nổi hàng năm trời, dưới cái tên vô nghĩa "sự thô lậu" một điều vừa đáng sợ vừa hấp dẫn mà ba cô cậu đã từng dễ dàng giải quyết trên lời lẽ, ở khoang cách an toàn. Nhưng lúc này cái sức mạnh kia đang hiển hiện trước mắt Yuri, rõ ràng và chi tiết như một vật thể, đồng thời cũng mờ ảo như một giấc mơ, vừa có sức phá phách tàn bạo, vừa than vãn kêu cứu. Thứ triết lý trẻ con của ba cô cậu đâu rồi và bây giờ Yuri biết làm sao đây?
Khi đã ra khỏi nhà, Misa hỏi Yuri:
- Cậu biết lão ta là ai không?
Yuri đang mải theo đuổi ý nghĩ của mình, không trả lời.
- Chính lão ta đã làm cho cha cậu say mèm, chính lão ta đã giết cha cậu đấy. Ở trên toa xe lửa ấy mà, nhớ chưa. Tớ vẫn hay kể cho cậu nghe chuyện ấy đấy.
Yuri nghĩ đến cô gái và tương lai, chứ không nghĩ đến cha và dĩ vãng. Thoạt đầu, cậu thậm chí chẳng hiểu Misa nói gì với cậu Trời rét quá, cũng khó nói chuyện với nhau.
- Rét quá phải không bác Semion? - Giáo sư Alexandr hỏi bác đánh xe.
Họ ra về.
--- ------ ------ ------ -------
1 Tiếng Nga có nghĩa là núi đen (Hắc Sơn).
2 Đầu đề một tác phẩm của thi sĩ Banmông, trình bày chủ nghĩa tượng trưng của Nga.
3 Ý kiến của Dostoievsky.
4 Kiệt tác của thi hào Đức Gothe.
5 Của nhà soạn kịch Nga nổi tiếng A. Ostorovski (1823 - 1886).
6 Ngụ ý Nicolai đệ nhị.
7 Tiếng Pháp trong nguyên văn, có nghĩa "hưng phấn cao độ".
Chặng đường đêm nay sao mới dài đằng đẵng. Chưa bao giờ họ có cảm tưởng đi xa đến thế. Sự thực, đường đâu có xa xôi gì cho cam: đại lộ Smolenski, đại lộ Novinski và một nửa phố Sadovoi là tới nơi. Nhưng cái rét dữ dội kèm theo sương mù như làm đảo lộn không gian, cách nó ra thành nhiều mảnh rời rạc, khác hẳn nhau, chẳng mảnh nào giống mảnh nào.
Những lớp khói của các đống lửa bị gió đánh tả tơi, tiếng vó ngựa va tiếng ríu rít của xe ngựa càng khiến họ có cảm tưởng rằng họ đã đi rất lâu và đang lạc lõng ở một nơi xa xôi dáng sợ.
Trước cửa khách sạn, họ thấy một con ngựa lưng phủ bao tải cổ chân được bọc vải, thắng vào một chiếc xe nhỏ lịch sự. Bác đánh xe ngồi trên ghế hành khách, tay đeo găng ôm lấy mặt cho đỡ rét.
Trong tiền sảnh rất ấm áp dễ chịu. Người gác cửa ngồi bên chiếc bao lớn ngăn cách lối vào với phòng gửi áo khoác. Bác ta ngủ gật giữa tiếng quạt thông gió chạy đều đều, tiếng lửa cháy ù ù trong bếp lò và tiếng sôi sùng sục của ấm samova. Chốc chốc bác ta lại giật mình choàng dậy bởi tiếng gáy khò khò của chính bác ta.
Bên trái, trong tiền sảnh, một bà đang đứng trước gương. Mặt bà thoa phấn dày như trát bột, trông phì phị. Bà khoác chiếc áo jắckét lông thú quá mỏng đối với thời tiết lạnh cóng bây giờ. Bà đang chờ ai đó từ trên lầu sắp xuống. Bà xoay lưng vào gương, quay đầu hết bên phải sang bên trái để nhìn trong gương xem phía lưng mình có đẹp chăng.
Bác đánh xe ở ngoài ló đầu vào, người run cầm cập vì rét. Cái kiểu áo captan của bác ta khiến bác ta giống như ổ bánh mì vẽ trên biển quảng cáo, từng luồng hơi thở ra bốc khói càng gợi thêm liên tưởng ấy. Bác ta hỏi bà đang soi gương.
- Mamzen, ông ấy sắp xong việc chưa ạ? Gặp vị khách như ông ấy và tiểu thư thì ngựa phải chết cóng vì chờ.
Đối với các nhân viên phục vụ trong khách sạn, chuyện xảy ra ở phòng số 24 chỉ là chuyện vặt so với những sự khó chịu thường ngày. Cứ chốc chốc lại có tiếng chuông réo và ở chiếc hộp dài lồng kính treo trên tường lại hiện lên con số chỉ số phòng có người gọi. Khách toàn những loại mất trí, chỉ làm khổ bồi phòng, lắm khi gọi người ta kêu rồi không biết mình đã gọi để làm gì nữa.
Hiện giờ cái mụ Amelia dại dột ở phòng số 24 đang được người ta tọng cho bao nhiêu là thuốc. Phải cho mụ uống thuốc mửa, phải rửa dạ dày, tẩy ruột cho mụ. Chị hầu phòng tên là Glasa vất vả chạy đi chạy lại mỏi rời cả chân để xách nước lau chùi sàn nhà. Song nguyên nhân cuộc đấu khẩu đang xảy ra ở khu nhà bếp thì đã bắt đầu từ trước cái cảnh chữa chạy bát nháo này: lúc đó người ta chưa nghĩ đến việc sai thằng Teresca gọi xe đi rước bác sĩ và gọi cái lão nhạc sĩ vớ vẩn kia. Lúc đó lão Komarovski cũng chưa đến và ngoài hành lang trước cửa phòng số 24 chưa túm tụm mấy kẻ vô công rồi nghề, làm vướng cả lối đi.
Nguyên do câu chuyện là thế này. Cậu bồi Xysoi vừa bước vội ra hành lang, tay phải bưng khay đồ ăn, thì một kẻ vô ý đụng vào người cậu ta, thế là khay đồ ăn đổ nhào, súp chảy lênh láng, vỡ mất ba chiếc đĩa sâu và một chiếc đĩa nông.
Xysoi nhất quyết là lỗi tại cô ả rửa bát, vậy chính cô ả phải đền. Lúc này đã hơn mười giờ đêm, một nửa số nhân viên khách sạn được ra về, vậy mà trận cãi nhau giữa đôi bên vẫn chưa chấm dứt.
- Cái đồ bị thịt, chân tay lóng nga lóng ngóng, lúc nào cũng ôm khư khư chai rượu như ông vợ không bằng. Nốc cho lắm vào rồi vấp ngã, còn đổ tội cho người ta làm vỡ đĩa? Thằng quỷ mắt lé kia, đứa nào mở miệng bảo bà đẩy ngã mày hả, quân ôn dịch! Ai làm mày ngã, thằng mặt mẹt?
- Này mụ Matrena, tôi đã bảo mụ hãy nói năng ý tứ một chút.
- Vỡ mấy cái đĩa vớ vẫn chứ quý báu to tát gì mà làm nhặng xị cả lên! Chỉ vì một mụ khách đàng điếm, quân đầu đường xó chợ, chán đời đi uống nhân ngôn tự tử. Thật từ ngày ở khách sạn này chưa thấy những trò mèo chuột gớm ghiếc thế bao giờ.
Yuri và Misa đi đi lại lại ngoài hành lang trước cửa phòng số 24. Giáo, sư Alexandr không ngờ câu chuyện lại xảy ra khác hẳn trí tưởng tượng của ông. Ông cứ ngỡ nhạc sĩ xenlô phải gặp một tấn bi kịch, một chuyện gì cao thượng và trong sạch kia. Thế mà lại dính dáng đến cái việc có quỷ sứ biết là gì này. Nhơ bẩn… xấu xa… Và tuyệt đối không nên để bọn trẻ biết.
Hai cậu thiếu nhiên vẫn đứng ngoài hành lang.
- Mời hai cậu cứ việc vào trong ấy đi cho. - Đây là lần thứ hai người bồi phòng bước tới, yêu cầu các cậu vào trong phòng, bằng giọng nói thong thả, trầm trầm. - Các cậu cứ vào đi việc gì mà ngại. Bây giờ bà ấy đỡ rồi, cứ yên tâm. Đâu vào đấy cả rồi. Đừng đứng đây vướng lối đi. Ấy lúc nãy vừa đổ vỡ bao nhiêu là chén đĩa đắt tiền. Các cậu bảo hầu hạ khách thì phải chạy cho nhanh chứ. Đứng thế này còn lối đâu mà chạy. Thôi các cậu vào đi cho.
Hai cậu nghe theo.
Phòng có hai gian, phân cách bằng một vách gỗ có mùi rệp. Cây đèn dầu hoả trao phía trên bàn ăn ở gian ngoài đã được hạ xuống, mang vào gian trong.
Gian trong là một buồng ngủ. Lối đi vào có tấm màn che đầy bụi. Lúc trước người ta đã vắt màn lên trên vách mà bây giờ quên chưa kéo xuống. Cây đèn dầu đặt trên thành chiếc ghế dài. Cái gian trong được chíếu sáng rất tỏ từ phía dưới lên, như bằng ánh sáng từ dãy đèn trước mép sân khấu.
Bà Amelia đã uống iốt để tự tử, chứ không phải uống nhân ngôn như cô ả rửa bát nói khi nãy. Một mùi hăng hắc từ gian trong đưa ra, giống mùi nhựa hạt bồ đào còn xanh mà khi sờ vào sẽ bị thâm xì cả tay.
Bên kia vách, cô hầu phòng đang lau sàn. Một bà nằm trên giường, ở trần nửa người, mình ướt đẫm nước, mồ hôi và nước mắt, tóc ướt xoã xượi, đang khóc nức nở và cúi đầu xuống chiếc bô. Cảnh tượng khó coi ấy khiến hai cậu thiếu niên ngượng ngùng quay mặt đi ngay. Song Yuri cũng đã đủ thời giờ quan sát và ngạc nhiên khi nhận ra rằng trong một vài dáng điệu miễn cưỡng, bất tiện do phải cong rướn người lên, do phải cố gắng căng thẳng, người đàn bà mất đi những nét uyển chuyển, mà các nhà điêu khắc vẫn quen miêu tả, biến thành một gã đô vật bắp thịt cuồn cuộn, chỉ mặc quần đùi để thi đấu. Sau cùng, có người ở gian bên ấy đã nghĩ ra được cái việc kéo tấm màn che lại.
Tiếng người đàn bà nói nghẹn trong nước mắt và cơn nôn ọe:
- Ông bạn Tyskevich ơi, tay ông đâu? Ông đưa tay cho tôi đi! Ôi tôi vừa trải qua một vụ khủng khiếp!… Tôi đã nghi ngờ… Tôi tưởng đã thấy… May quá, bây giờ tôi mới biết tất ca cái đó chỉ là chuyện ngu ngốc, tôi đã quá tưởng tượng. Ông Tyskevich ơi, thôi thế là xong rồi.., kết quả là... tôi vẫn sống.
- Bà Amelia, tôi xin bà, bà cứ yên lòng. Chuyện này bất tiện, thú thật là quá ư bất tiện.
Giáo sư Alexandr làu bàu bảo hai cậu thiếu niên:
- Ta sửa soạn mà về thôi.
Hai cậu đang ở gian ngoài, gần sát cửa, trong tình thế ngượng ngùng, mất hết tự nhiên. Đứng ở đấy, nhìn chỗ treo cây đèn dầu mà người ta đã đem vào gian trong, hai cậu thấy trển tường đầy những ảnh chụp, một cái giá để các bản nhạc, một cái bàn viết xếp nhiều giấy tờ và các tập anbum. Phía bên kia chiếc bàn ăn phủ khăn thêu, một thiếu nữ đang ngồi ngủ trên chiếc ghế bành, hai tay ôm quàng lấy lưng ghế và áp má vào nó. Chắc cô ta ngủ mệt lắm, vì những tiếng nói chuyện xôn xao, đi lại dọn dẹp ở gian trong vẫn không làm cô thức giấc.
Sự có mặt của ba thầy trò ở đây xét ra là vô ích, mà lại bất tiện cho gia chủ nữa, nên giáo sư Alexandr quay lại bảo hai cậu một lần nữa:
- Chờ nhạc sĩ ra ngoài này, ta chào rồi về ngay thôi.
Nhưng thay vì nhạc sĩ Tyskevich, lại có một người khác bước ra. Đó là một ông vạm vỡ, chững chạc, mày râu nhẵn nhụi vẻ đầy tự tin. Ông ta giơ cao cây đèn, đi tới chỗ bàn ăn, nơi cô gái ngủ, treo nó lên móc. Ánh đèn làm cô gái tỉnh dậy, cô mỉm cười nhìn hắn, nheo nheo mắt và vươn vai.
Trông thấy ông ta, Misa rùng mình và cứ nhìn ông ta chòng chọc. Cậu đưa tay bấm Yuri, định nói câu gì, song Yuri gạt đi, không muốn nghe.
- Nói chuyện thì thào ở nhà người ta, không sợ họ cười cho à. Họ sẽ nghĩ gì về cậu?
Trong khi ấy lão đàn ông và cô gái đang diễn màn kịch câm với nhau. Họ không nói gì, chỉ trao đổi những cái nhìn. Nhưng những cử chỉ thông cảm ấy giữa họ có một cái gì thần diệu đáng sợ, tựa hồ gã đàn ông là diễn viên điều khiển con rối, còn cô thiếu nữ là con rối đang ngoan ngoãn cử động theo nhịp ngón tay lão ta.
Nụ cười mệt mỏi hiện ra trên mặt cô gái đã buộc cô lim dim mắt và hé mở cặp môi. Nhưng trước ánh mắt giễu cợt của gã đàn ông, cô đáp lại bằng cái nháy mắt tinh quái của kẻ đồng mưu. Cả hai đều hài lòng rằng mọi sự đã êm xuôi, bí mật không bị tiết lộ và nạn nhân cũng đã thoát chết.
Yuri nhìn họ không chớp mắt. Từ chỗ tối chẳng ai trông thấy cậu nhìn cảnh đang diễn ra trong quầng sáng của ánh đèn, không thể rời mắt. Cảnh khuất phục cô gái thật vô cùng bí ẩn và cũng hiển nhiên không chút giấu giếm. Những cảm xúc trái ngược nhau dâng lên trong ngực, dồn ép trái tim cậu với một sức mạnh chưa từng thấy.
Đó chính là điều mà cậu, Misa và Tonia, từng đem ra tranh luận sôi nổi hàng năm trời, dưới cái tên vô nghĩa "sự thô lậu" một điều vừa đáng sợ vừa hấp dẫn mà ba cô cậu đã từng dễ dàng giải quyết trên lời lẽ, ở khoang cách an toàn. Nhưng lúc này cái sức mạnh kia đang hiển hiện trước mắt Yuri, rõ ràng và chi tiết như một vật thể, đồng thời cũng mờ ảo như một giấc mơ, vừa có sức phá phách tàn bạo, vừa than vãn kêu cứu. Thứ triết lý trẻ con của ba cô cậu đâu rồi và bây giờ Yuri biết làm sao đây?
Khi đã ra khỏi nhà, Misa hỏi Yuri:
- Cậu biết lão ta là ai không?
Yuri đang mải theo đuổi ý nghĩ của mình, không trả lời.
- Chính lão ta đã làm cho cha cậu say mèm, chính lão ta đã giết cha cậu đấy. Ở trên toa xe lửa ấy mà, nhớ chưa. Tớ vẫn hay kể cho cậu nghe chuyện ấy đấy.
Yuri nghĩ đến cô gái và tương lai, chứ không nghĩ đến cha và dĩ vãng. Thoạt đầu, cậu thậm chí chẳng hiểu Misa nói gì với cậu Trời rét quá, cũng khó nói chuyện với nhau.
- Rét quá phải không bác Semion? - Giáo sư Alexandr hỏi bác đánh xe.
Họ ra về.
--- ------ ------ ------ -------
1 Tiếng Nga có nghĩa là núi đen (Hắc Sơn).
2 Đầu đề một tác phẩm của thi sĩ Banmông, trình bày chủ nghĩa tượng trưng của Nga.
3 Ý kiến của Dostoievsky.
4 Kiệt tác của thi hào Đức Gothe.
5 Của nhà soạn kịch Nga nổi tiếng A. Ostorovski (1823 - 1886).
6 Ngụ ý Nicolai đệ nhị.
7 Tiếng Pháp trong nguyên văn, có nghĩa "hưng phấn cao độ".
Tác giả :
Boris Pasternak