Bác Sĩ Zhivago
Chương 134
Trong phòng đọc sách của thư viện thành phố Yuratin, bác sĩ Zhivago đang xem lướt qua những cuốn sách chàng vừa mượn. Phòng đọc đủ chỗ cho cả trăm độc giả, có vô số cửa sổ.
Các dãy bàn dài và hẹp chạy suốt đến tận các cửa sổ. Thư viện đóng cửa vào lúc chập tối. Về mùa xuân, buổi tối thành phố không thắp đèn đường. Tuy nhiên, Zhivago cũng chả bao giờ ngồi lỳ đọc sách hoặc kề cà ở thành phố muộn hơn giờ ăn chiều. Chàng gửi con ngựa mà Miculisyn cho mượn, tại quán trọ của Samdeviatov, đọc sách cả buổi sáng, rồi khoảng giữa trưa thì cưỡi ngựa trở vể Varykino.
Hồi chưa đến thư viện đọc sách, Zhivago hiếm khi lên Yuratin. Chàng chẳng có việc gì đặc biệt ở đây cả. Chàng biết rất ít về thành phố này. Nên khi trước mắt chàng, phòng đọc sách đông dần người thì ngồi gần chàng, kẻ ngồi xa, chàng cảm thấy như mình đang làm quen với thành phố, đang đứng ở một trong những ngã tư đông đúc của nó, và tựa hồ không phải là các độc giả Yura- tin, mà chính là các căn nhà và đường phố của họ đang tụ tập ở đây.
Tuy nhiên qua các khung cửa sổ, cũng có thể lấy thành phố Yuratin đích thực, chính cống, chứ không phải trong tưởng tượng. Cạnh chiếc cửa sổ ở giữa phòng, cửa sổ lớn nhất, có đặt một thùng nước đã đun sôi. Những độc giả nghỉ giải lao thường ra ngoài cầu thang hút thuốc, hoặc đứng quanh thùng uống nước, rồi sau khi đổ nước thừa vào một cái bô, họ tụ tập bên cửa sổ ngắm nhìn cảnh thành phố.
Độc giả có hai loại: những độc giả lâu năm thuộc thành phần trí thức ở địa phương, chiếm đa số, và hhững người bình dân.
Loại thứ nhất, phần đông là phụ nữ, ăn mặc xuềnh xoàng, không để ý săn sóc diện mạo bề ngoài, mặt mày tiều tuỵ, hốc hác xám bủng vì nhiều nguyên nhân - vì đói, vì bệnh hoàng đản, vì phù thũng. Họ là các độc giả thường xuyên của phòng đọc họ quen thân với các nhân viên thư viện và cảm thấy ở đây thoải mái như ở nhà mình.
Những người bình dân mặt mũi tươi tỉnh, khỏe mạnh, ăn mặc chỉnh tề như đi dự hội, họ bước vào phòng đọc với dáng điệu lúng tứng, rụt rè như bước vào nhà thờ, họ xuất hiện ồn ào hơn lẽ thường, chẳng phải vì họ không biết nội quy, mà vì họ muốn bước vào thật lặng lẽ, song lại chưa biết làm chủ những bước chân và giọng nói mạnh mẽ của họ.
Ở bức tường đối diện với các cửa sổ có một cái khám. Trong đó kê một cái bục cao, ngăn cách với toàn bộ phần còn lại của phòng đọc. Đấy là nơi làm việc của các nhân viên phòng đọc, viên thủ thư và hai nữ phụ tá của ông ta. Một trong hai phụ tá ấy mặt mày cau có, quàng chiếc khăn len, cứ luôn tay hết nhấc ra lại đeo vào cái kính kẹp mũi, hẳn không phải vì nhu cầu nhìn ngó, mà là tuỳ thuộc vào sự thay đổi tâm trạng luôn xoành xoạch của mình. Cô thứ hai mặc áo sơ mi lụa đen, chắc chắn bị bệnh đau ngực, và hầu như lúc nào cũng áp chiếc khăn tay vào miệng và mũi, nói và thở đều qua chiếc khăn.
Cũng như loại độc giả thứ nhất, ba nhân viên thư viện cũng mang những bộ mặt chảy dài, phì phị, cũng nước da màu đất xam xám, nhèo nhẽo, màu dưa leo muối mốc meo. Cả ba cứ thay nhau làm cùng một việc, họ rì rầm cắt nghĩa cho các độc giả mới bản nội quy phòng đọc, xem các phiếu mượn sách, trao sách ra và nhận lại. Còn thừa thời giờ nào, thì họ đều câm cúi lập các bản thống kê hàng năm gì đó.
Và lạ thay, do sự liên tưởng khó hiểu giữa các ý nghĩ, trước cái thành phố đang hiện diện bên ngoài cửa sổ và được tưởng tượng ở trong phòng, thứ nữa, do sự giống nhau nhất định được gợi ra bởi vô số bộ mặt phù thũng xám ngoét ở xung quanh, tựa hồ tất cả mọi người đều bị bệnh bướu cổ, bác sĩ Zhivago chợt nhớ đến người đàn bà bẻ ghi khó tính trên ga xe lửa ngoại ô vào buổi sáng hôm nào, chợt nhớ đến toàn cảnh Yuratin nhìn từ xa. Samdeviatov ngồi bên cạnh chàng trên sàn tàu và những lời giải thích của ông ta. Những lời giải thích được đưa ra cách xa thành phố ấy, chàng muốn đem gắn với những gì chàng đang thấy lúc này, ở ngay bên cạnh giữa lòng bức tranh. Nhưng chàng đã quên các lời giải thích của Samdeviatov, nên việc đối chiếu chẳng đem lại kết qua gì.
Các dãy bàn dài và hẹp chạy suốt đến tận các cửa sổ. Thư viện đóng cửa vào lúc chập tối. Về mùa xuân, buổi tối thành phố không thắp đèn đường. Tuy nhiên, Zhivago cũng chả bao giờ ngồi lỳ đọc sách hoặc kề cà ở thành phố muộn hơn giờ ăn chiều. Chàng gửi con ngựa mà Miculisyn cho mượn, tại quán trọ của Samdeviatov, đọc sách cả buổi sáng, rồi khoảng giữa trưa thì cưỡi ngựa trở vể Varykino.
Hồi chưa đến thư viện đọc sách, Zhivago hiếm khi lên Yuratin. Chàng chẳng có việc gì đặc biệt ở đây cả. Chàng biết rất ít về thành phố này. Nên khi trước mắt chàng, phòng đọc sách đông dần người thì ngồi gần chàng, kẻ ngồi xa, chàng cảm thấy như mình đang làm quen với thành phố, đang đứng ở một trong những ngã tư đông đúc của nó, và tựa hồ không phải là các độc giả Yura- tin, mà chính là các căn nhà và đường phố của họ đang tụ tập ở đây.
Tuy nhiên qua các khung cửa sổ, cũng có thể lấy thành phố Yuratin đích thực, chính cống, chứ không phải trong tưởng tượng. Cạnh chiếc cửa sổ ở giữa phòng, cửa sổ lớn nhất, có đặt một thùng nước đã đun sôi. Những độc giả nghỉ giải lao thường ra ngoài cầu thang hút thuốc, hoặc đứng quanh thùng uống nước, rồi sau khi đổ nước thừa vào một cái bô, họ tụ tập bên cửa sổ ngắm nhìn cảnh thành phố.
Độc giả có hai loại: những độc giả lâu năm thuộc thành phần trí thức ở địa phương, chiếm đa số, và hhững người bình dân.
Loại thứ nhất, phần đông là phụ nữ, ăn mặc xuềnh xoàng, không để ý săn sóc diện mạo bề ngoài, mặt mày tiều tuỵ, hốc hác xám bủng vì nhiều nguyên nhân - vì đói, vì bệnh hoàng đản, vì phù thũng. Họ là các độc giả thường xuyên của phòng đọc họ quen thân với các nhân viên thư viện và cảm thấy ở đây thoải mái như ở nhà mình.
Những người bình dân mặt mũi tươi tỉnh, khỏe mạnh, ăn mặc chỉnh tề như đi dự hội, họ bước vào phòng đọc với dáng điệu lúng tứng, rụt rè như bước vào nhà thờ, họ xuất hiện ồn ào hơn lẽ thường, chẳng phải vì họ không biết nội quy, mà vì họ muốn bước vào thật lặng lẽ, song lại chưa biết làm chủ những bước chân và giọng nói mạnh mẽ của họ.
Ở bức tường đối diện với các cửa sổ có một cái khám. Trong đó kê một cái bục cao, ngăn cách với toàn bộ phần còn lại của phòng đọc. Đấy là nơi làm việc của các nhân viên phòng đọc, viên thủ thư và hai nữ phụ tá của ông ta. Một trong hai phụ tá ấy mặt mày cau có, quàng chiếc khăn len, cứ luôn tay hết nhấc ra lại đeo vào cái kính kẹp mũi, hẳn không phải vì nhu cầu nhìn ngó, mà là tuỳ thuộc vào sự thay đổi tâm trạng luôn xoành xoạch của mình. Cô thứ hai mặc áo sơ mi lụa đen, chắc chắn bị bệnh đau ngực, và hầu như lúc nào cũng áp chiếc khăn tay vào miệng và mũi, nói và thở đều qua chiếc khăn.
Cũng như loại độc giả thứ nhất, ba nhân viên thư viện cũng mang những bộ mặt chảy dài, phì phị, cũng nước da màu đất xam xám, nhèo nhẽo, màu dưa leo muối mốc meo. Cả ba cứ thay nhau làm cùng một việc, họ rì rầm cắt nghĩa cho các độc giả mới bản nội quy phòng đọc, xem các phiếu mượn sách, trao sách ra và nhận lại. Còn thừa thời giờ nào, thì họ đều câm cúi lập các bản thống kê hàng năm gì đó.
Và lạ thay, do sự liên tưởng khó hiểu giữa các ý nghĩ, trước cái thành phố đang hiện diện bên ngoài cửa sổ và được tưởng tượng ở trong phòng, thứ nữa, do sự giống nhau nhất định được gợi ra bởi vô số bộ mặt phù thũng xám ngoét ở xung quanh, tựa hồ tất cả mọi người đều bị bệnh bướu cổ, bác sĩ Zhivago chợt nhớ đến người đàn bà bẻ ghi khó tính trên ga xe lửa ngoại ô vào buổi sáng hôm nào, chợt nhớ đến toàn cảnh Yuratin nhìn từ xa. Samdeviatov ngồi bên cạnh chàng trên sàn tàu và những lời giải thích của ông ta. Những lời giải thích được đưa ra cách xa thành phố ấy, chàng muốn đem gắn với những gì chàng đang thấy lúc này, ở ngay bên cạnh giữa lòng bức tranh. Nhưng chàng đã quên các lời giải thích của Samdeviatov, nên việc đối chiếu chẳng đem lại kết qua gì.
Tác giả :
Boris Pasternak