Bạc Hà Đồ My Lê Hoa Bạch
Chương 54: Cận sơn diêu thủy giai hữu tình (gần núi xa sông đều có tình)
Người đàn ông đó lấy từ trong rổ ra một cành lá xanh mướt, đi tới trước giường, nhìn tôi nghiêng nghiêng đầu, ý bảo tôi qua đó.
Tôi bước đến, chỉ thấy ông ấy cuộn phiến lá cho vào trong bát cháo, lúc lấy ra thì đựng đầy nước cháo loãng. Sau đó ông ấy cúi người đưa phiến lá vào miệng con báo, một lát sau lấy ra, rồi lại để vào trong bát, tiếp tục đưa vào miệng con báo.
Tôi kinh ngạc, không ngờ bọn họ lại sử dụng phương pháp rườm rà, cần sự kiên trì như vậy để giúp người bị thương ăn uống. Trong lòng tôi vô cùng cảm động, nhất thời không biết phải làm gì để biểu thị lòng biết ơn của mình, chỉ đứng một bên liên tục nói “Cảm tạ", một bên liên tục cúi người. Người đàn ông ấy dường như hiểu được tâm ý của tôi, lộ ra dáng vẻ tươi cười, trấn an, phất tay áo tỏ ý không cần đa lễ.
Tôi vội vàng nhận phiến lá từ trong tay ống ấy, tiếp tục công việc cho con báo ăn. Ông ấy vậy mà lại lắc đầu, cười với tiểu cô nương, nói với nàng điều gì đó. Tiểu cô nương kéo tay tôi ngồi xuống bàn, lấy từ trong rổ ra một bát cháo loãng nữa, cầm thìa nhét vào trong tay tôi, ý bảo muốn tôi ăn trước.
Tôi nhận lấy cái thìa, hơi nước cháo nóng hầm hập bốc lên khiến mắt tôi có một tầng dày hơi nước. Hơi nước bốc lên không trung rồi lập tức tan biết, lưu lại hương thơm quanh quẩn gian phòng.
Mặc kệ nóng đến bỏng, tôi vội vội vàng vàng ăn hết bát cháo, sau đó chỉ vào phiến lá và bát cháo, ý bảo tôi muốn giúp. Người đàn ông ấy cũng không từ chối, mỉm cười đưa cả bát và phiến lá giao vào tay tôi.
Không biết đã qua bao lâu, tôi đã đút cho con báo ăn được hơn nửa bát cháo. Tôi dùng ngón tay cái nhẹ nhàng lau khóe miệng cho hắn. Lần thứ hai tôi đứng lên sau một hồi ngồi lâu, thắt lưng bỗng truyền đến một trận đau đớn. Tôi nghĩ thời gian mình hôn mê, bọn họ có lẽ cũng dùng cách này để cho tôi ăn. Sau mỗi lần cho tôi ăn, bọn họ chắc chắn không tránh khỏi bị đau lưng, bọn họ chiếu cố tôi, tôi chiếu cố lại con báo, coi như hòa.
Tôi quay đầu lại, nhìn cô nương kia cười cảm kích, nhưng ngạc nhiên khi thấy cửa gỗ mở rộng, bên ngoài là một đám trẻ lớn bé, quần áo đủ màu sắc, mở to đôi mắt hiếu kì nhìn chằm chằm vào tôi, tựa hồ không ngờ tôi sẽ quay đầu lại, bầy nai con lại càng hoảng sợ, không biết phải làm gì. Có mấy đứa trẻ khá lớn mạnh dạn hơn, hình như muốn chen vào cửa.
Người đàn ông kia nhìn lũ trẻ, khoát tay, chỉ chỉ con báo, tỏ ý bảo bọn trẻ không được gây tiếng động. Tiểu cô nương không kiềm chế được, cũng không để tâm xem tôi có muốn không, túm tay tôi kéo ra cửa. Một đám trẻ nhỏ lập tức líu ríu vây quanh chúng tôi.
“ A Sơn, Tam Tử, Bao Cổ, Bát Mễ,…" Tiểu cô nương chỉ từng đứa nhỏ một, tựa hồ muốn giới thiệu tên của bọn trẻ với tôi. Sau đó nàng chỉ vào mình, “Xảo Na", rồi chỉ người đàn ông đang từ tầng trên đi xuống dưới, chính là người tôi va vào khi nãy, nói :“Xảo Tinh".
Thì ra cô nương mười lăm, mười sau tuổi này tên gọi là “Xảo Na", còn “Xảo Tinh" là người đàn ông kia. Hai người lớn lên có đến bảy phần giống nhau, lại cùng họ, có lẽ là huynh muội.
Xảo na đưa tay chỉ vào tôi, cười tủm tỉm, nghiêng đầu nhìn tôi. Tôi cười cười, mang tên cũ của mình khi chưa xuyên qua nói cho nàng, “An Vi".
Nàng hình như rất vui vẻ khi biết được tên tôi, hài lòng vỗ vỗ đầu, quay lại chỗ bọn trẻ, lặp lại hai lần: “An Vi, An Vi". Tôi chợt thấy vạt áo bị kéo xuống, cúi đầu nhìn xuống, một cậu nhóc chừng ba tuổi mở to đôi mắt nai nhìn tôi, đang kéo kéo góc áo, nỗ lực gây sự chú ý với tôi. Tôi khom lưng, ngồi xuống. Nó vươn bàn tay nhỏ nhắn sờ sờ vào má tôi, tôi cũng sờ sờ má nó, nó hài lòng cười hi hi. Những đứa trẻ còn lại cũng đều bắt đầu tiến về phía trước, sờ mặt tôi, Xảo Na cũng bắt đầu sờ mặt tôi. Sau một hồi bị bọn họ nhiệt tình sờ nắn, tôi có chút choáng váng. Về sau tôi mới hiểu, người ở đây có phong tục “Lễ xúc giáp", biểu thị ý tứ chào đón.
Mà lúc này, trên lầu vừa rồi không có một bóng người, mà nơi gấp khúc của hành lang giờ đã có không ít tiểu cô nương bộ dạng giống hệt Xảo Na, quần áo, trang sức sặc sỡ, vây quanh chúng tôi, chỉ là kiểu tóc không giống nhau, có người tết bím tóc, có người lại búi hồ điệp. Trên tay các nàng có cầm thoi, ki, có bưng bát cháo,… Hiển nhiên những người này đều đang làm việc, rồi bỏ dở giữa chừng đến xem vị khách lạ là tôi.
Tôi phát hiện mọi người ở đây đều có một đặc điểm chung là đôi mắt biết cười, một người ý cười còn chưa xuất hiện trên khóe miệng thì đôi mắt đã để lộ trước. Lúc này, hơn mười đôi mắt như vậy đang cười đẹp như hoa xuân, nhìn tôi đầy vẻ quan tâm, khiến tôi được đối xử hòa thuận vui vẻ như vậy mà có chút cảm thấy thụ sủng nhược kinh. Cha Xảo Na đi ra, nói với các nàng câu gì đó, các nàng gật đầu, giơ tay vẫy tôi rồi bỏ đi, tiếp tục làm việc. Cha Xảo Na tựa hồ rất có uy nghiêm bề trên.
Xảo Na lấy ra một đôi giầy rơm đem đến trước mặt tôi, tôi đeo vào. Sau đó nàng cùng bọn nhỏ vây quanh tôi, đưa tôi đến nhà lầu.
Phía xa nhà lầu là đồi núi xanh ngát, trùng trùng điệp điệp, vườn cây xanh um tươi tốt bao quanh nơi đây. Đứng ở bên ngoài lầu, tôi mới nhìn rõ hình dạng của nó. Nhà cửa đổ mà tường thành vẫn vững chãi, ngoại trừ có một cửa lớn ở giữa, còn đâu một lỗ hổng cũng không thấy. Nóc nhà phía trên làm bằng mái ngói màu tối vẽ cây cọ diệp, nhìn kĩ còn có hình một con vật cuộn thành vòng tròn, giống con rồng đầu đuôi nối tiếp, uyển chuyển tự nhiên, chấn động tâm trí, cùng do hai, ba vòng bộ điệp tạo thành, do trong tiếp ngoài, hoàn toàn tương đồng. Cửa sổ và đường vân đều là triêu lý khai đích, giống kiến trúc nhà lầu ở Vĩnh Định, Phúc Kiến, đặc điểm lớn nhất của loại kiến trúc này là tượng lô cốt kiên cố như nhau, dễ thủ khó công, tường dày, đông ấm hạ mát, rất vừa lòng người.
Xảo Na cùng bọn nhỏ lại mang tôi vào một mảnh rừng rậm, đi tới một con suối nước trong suốt, chảy róc rách. Nàng chỉ chỉ dòng suối nhỏ rồi lại chỉ vào tôi, làm động tác ngủ. Tôi đoán được ý nàng là bọn họ đã phát hiện ra tôi và con báo bị bất tỉnh ở đây.
Lúc đó tôi cùng con báo nhảy xuống đầu thuyền trong khoảnh khắc, căn bản chưa kịp nghĩ đến có còn cơ hội sống sót hay không, bởi vì lúc rơi xuống, dòng nước tựa hồ thay đổi, dữ tợn đem cát đá cuốn lẫn theo dòng chảy. Tôi nắm chặt đầu con báo, vừa rơi xuống sông thì bị xoáy nước cuốn đến chỗ sâu nhất của dòng sông. Thật may ông trời cũng không chặn đường sống của chúng tôi, đưa chúng tôi dạt vào dòng suối nhỏ ở nơi đây.
Dòng suối nhỏ này xem ra là một nhánh của con sông kia.
Xảo Na vẽ lên đất một người ở trong ánh trăng, lúc nhìn vào bức tranh thấy một đường cong, nàng hưng phấn chỉ vào người tôi, rồi chỉ vào ánh trăng. Tôi ngẩn ra, lẽ nào bọn họ cho rằng chúng tôi là người trên mặt trăng? Chẳng trách bọn họ nhìn tôi bằng con mắt hưng phấn, nghĩ rằng nàng đã cho rằng tôi cùng con báo là từ ánh trăng xuống đến đây.
Tôi lắc đầu, nàng thấy tôi như vậy, cố chấp gật đầu. Tôi lắc đầu, nàng lại gật đầu, tiểu cô nương này thật cố chấp. Tôi bỏ cuộc không tranh cãi với nàng, nàng hài lòng kéo tay tôi đưa về thổ lâu lý. Vừa bước vào cửa đã gặp phải một đám người đàn ông trên đầu quấn khăn, có dẫn theo lợn rừng, có mang theo thỏ, có lưng lương thực… Xảo Na nhiệt tình chào hỏi bọn họ, cũng không quên giới thiệu tôi với họ. Bọn họ nhìn về phía tôi, ánh mắt không tràn đầy vẻ kinh diễm như nhau, mà lộ ra một loại khí phách tự nhiên, ôn hòa, khiến tôi cảm thấy thả lòng, vì không bị bọn họ coi là người ngoài mà cảm thấy đáy lòng vui sướng.
Vừa mới bước một bước vào trong, Xảo Na hét lên một tiếng, mấy người phụ nữ ở phòng trong nghe tiếng vui vẻ chạy ra cửa đón đám người đàn ông trở về, xem ra họ đều là phu quân của các nàng. Những cặp vợ chồng này trước khi quay về phòng riêng đều hướng về phía tôi nhấc con mồi lên, tựa hồ là muốn mời tôi dùng chung bữa với bọn họ. Tôi cười, bày ra biểu thị cảm tạ, nhưng khoát tay áo. Hiện giờ điều tôi muốn làm nhất là đi xem con báo đã tỉnh chưa.
Thế nhưng xốc rèm lên, đôi mắt phượng của con báo vẫn nhắm nghiền như cũ. Để tiện chăm sóc con báo, theo yêu cầu của tôi, Xảo Tinh đã giúp tôi mang con báo vào phòng trong.
Mỗi ngày, sau khi tỉnh dậy, việc đầu tiên tôi làm là bê nước đến giường con báo, lau qua một lần thân thể rồi thay băng vết thương, thay cho hắn một bộ y phục sách sẽ, để tránh việc vết thương sau lưng hắn bị hoại tử. Lúc tôi gặp lại Xảo Tinh đến thay thảo dược đắp sau gáy con báo, vết sưng càng ngày càng nhỏ. Tôi tự trấn an bản thân, tuy rằng bây giờ hắn vẫn chưa tỉnh, nhưng chờ vết sưng kia tiêu tan thì ngày nào đó nhất định hắn sẽ tỉnh lại.
Mà tôi phát hiện ra một loại lá cây nhẵn nhụi rất tốt, đó là trực tiếp dùng miệng mình. Tôi làm cháo loãng , đút cho mình một thìa rồi ấn môi vào môi con báo, cách này xem ra còn hơn dùng lá cây vài phần. Khuôn mặt con báo luôn lạnh lẽo cứng đờ, khớp hàm cũng luôn luôn đóng chặt. Tôi chỉ có thể dùng đầu lưỡi tách hai hàm răng hắn ra, miễn cưỡng đưa cháo vào trong miệng hắn.
Mỗi lần cho hắn ăn xong một bát cháo, gương mặt tôi đều nóng bừng lên. Không biết năm tôi mười bảy tuổi đang có thai Tử Uyển, lại bị hôn mê thì bọn họ làm cách nào để cho tôi ăn?
Trước đây, nhìn Tử Uyển tôi sẽ nghĩ đến con báo. Hôm nay nhìn hai mắt hẹp dài nhắm chặt của con báo, tôi lại không kiềm chế được mà nhớ đến Tử Uyển.
Đôi mắt của hai cha con họ thực sự rất giống nhau, đôi mắt Tử Uyển lúc ngủ cũng như thế này, vùng xung quanh lông mày hơi nhíu lại, nhưng lúc tiểu tử kia ngủ lại hay hé mở cái miệng nhỏ nhắn khả ái, không mím chặt lại giống con báo.
Tôi không kìm lòng được, xoa xoa miệng hắn.
Đột nhiên, tôi cảm thấy đôi môi lạnh lẽo mềm mại kia trong khoảng thời gian ngắn ngủi bỗng giật giật.
Hắn tỉnh rồi!
Tôi kích động cúi đầu xuống nhìn, nhưng không bắt gặp dấu hiệu nào cho thấy đôi mắt kia đã mở ra.
Ngay lúc tôi thất vọng quay người đi ra cửa, định đi sắp xếp quần áo và đồ dùng hàng ngày thì hắn nhẹ nhàng trở mình, tôi vui mừng quá đỗi. Đây là lần đầu tiên hắn cử động từ lúc hôn mê đến giờ, trước kia hắn luôn lẳng lặng nằm, đến đầu ngón tay cũng chẳng động đậy.
Sau đó tôi nghe được một tiếng lúng búng từ trong miệng hắn thốt ra, tôi vừa định nằm úp sấp phía dưới để nghe rõ hắn đang nói gì, hắn đã khôi phục lại bộ dạng an tĩnh, nặng nề chìm vào giấc ngủ mơ.
Tuy rằng hắn vẫn chưa tỉnh lại, nhưng tôi cũng rất vui mừng! Thực sự rất vui mừng!
Tôi chắc chắn, không đến vài ngày nữa nhất định hắn sẽ tỉnh lại. Không biết chừng, sáng sớm ngày mai tôi đã có thể thấy cặp mắt phượng kia mở ra đón ánh sáng mặt trời…
Tôi bước đến, chỉ thấy ông ấy cuộn phiến lá cho vào trong bát cháo, lúc lấy ra thì đựng đầy nước cháo loãng. Sau đó ông ấy cúi người đưa phiến lá vào miệng con báo, một lát sau lấy ra, rồi lại để vào trong bát, tiếp tục đưa vào miệng con báo.
Tôi kinh ngạc, không ngờ bọn họ lại sử dụng phương pháp rườm rà, cần sự kiên trì như vậy để giúp người bị thương ăn uống. Trong lòng tôi vô cùng cảm động, nhất thời không biết phải làm gì để biểu thị lòng biết ơn của mình, chỉ đứng một bên liên tục nói “Cảm tạ", một bên liên tục cúi người. Người đàn ông ấy dường như hiểu được tâm ý của tôi, lộ ra dáng vẻ tươi cười, trấn an, phất tay áo tỏ ý không cần đa lễ.
Tôi vội vàng nhận phiến lá từ trong tay ống ấy, tiếp tục công việc cho con báo ăn. Ông ấy vậy mà lại lắc đầu, cười với tiểu cô nương, nói với nàng điều gì đó. Tiểu cô nương kéo tay tôi ngồi xuống bàn, lấy từ trong rổ ra một bát cháo loãng nữa, cầm thìa nhét vào trong tay tôi, ý bảo muốn tôi ăn trước.
Tôi nhận lấy cái thìa, hơi nước cháo nóng hầm hập bốc lên khiến mắt tôi có một tầng dày hơi nước. Hơi nước bốc lên không trung rồi lập tức tan biết, lưu lại hương thơm quanh quẩn gian phòng.
Mặc kệ nóng đến bỏng, tôi vội vội vàng vàng ăn hết bát cháo, sau đó chỉ vào phiến lá và bát cháo, ý bảo tôi muốn giúp. Người đàn ông ấy cũng không từ chối, mỉm cười đưa cả bát và phiến lá giao vào tay tôi.
Không biết đã qua bao lâu, tôi đã đút cho con báo ăn được hơn nửa bát cháo. Tôi dùng ngón tay cái nhẹ nhàng lau khóe miệng cho hắn. Lần thứ hai tôi đứng lên sau một hồi ngồi lâu, thắt lưng bỗng truyền đến một trận đau đớn. Tôi nghĩ thời gian mình hôn mê, bọn họ có lẽ cũng dùng cách này để cho tôi ăn. Sau mỗi lần cho tôi ăn, bọn họ chắc chắn không tránh khỏi bị đau lưng, bọn họ chiếu cố tôi, tôi chiếu cố lại con báo, coi như hòa.
Tôi quay đầu lại, nhìn cô nương kia cười cảm kích, nhưng ngạc nhiên khi thấy cửa gỗ mở rộng, bên ngoài là một đám trẻ lớn bé, quần áo đủ màu sắc, mở to đôi mắt hiếu kì nhìn chằm chằm vào tôi, tựa hồ không ngờ tôi sẽ quay đầu lại, bầy nai con lại càng hoảng sợ, không biết phải làm gì. Có mấy đứa trẻ khá lớn mạnh dạn hơn, hình như muốn chen vào cửa.
Người đàn ông kia nhìn lũ trẻ, khoát tay, chỉ chỉ con báo, tỏ ý bảo bọn trẻ không được gây tiếng động. Tiểu cô nương không kiềm chế được, cũng không để tâm xem tôi có muốn không, túm tay tôi kéo ra cửa. Một đám trẻ nhỏ lập tức líu ríu vây quanh chúng tôi.
“ A Sơn, Tam Tử, Bao Cổ, Bát Mễ,…" Tiểu cô nương chỉ từng đứa nhỏ một, tựa hồ muốn giới thiệu tên của bọn trẻ với tôi. Sau đó nàng chỉ vào mình, “Xảo Na", rồi chỉ người đàn ông đang từ tầng trên đi xuống dưới, chính là người tôi va vào khi nãy, nói :“Xảo Tinh".
Thì ra cô nương mười lăm, mười sau tuổi này tên gọi là “Xảo Na", còn “Xảo Tinh" là người đàn ông kia. Hai người lớn lên có đến bảy phần giống nhau, lại cùng họ, có lẽ là huynh muội.
Xảo na đưa tay chỉ vào tôi, cười tủm tỉm, nghiêng đầu nhìn tôi. Tôi cười cười, mang tên cũ của mình khi chưa xuyên qua nói cho nàng, “An Vi".
Nàng hình như rất vui vẻ khi biết được tên tôi, hài lòng vỗ vỗ đầu, quay lại chỗ bọn trẻ, lặp lại hai lần: “An Vi, An Vi". Tôi chợt thấy vạt áo bị kéo xuống, cúi đầu nhìn xuống, một cậu nhóc chừng ba tuổi mở to đôi mắt nai nhìn tôi, đang kéo kéo góc áo, nỗ lực gây sự chú ý với tôi. Tôi khom lưng, ngồi xuống. Nó vươn bàn tay nhỏ nhắn sờ sờ vào má tôi, tôi cũng sờ sờ má nó, nó hài lòng cười hi hi. Những đứa trẻ còn lại cũng đều bắt đầu tiến về phía trước, sờ mặt tôi, Xảo Na cũng bắt đầu sờ mặt tôi. Sau một hồi bị bọn họ nhiệt tình sờ nắn, tôi có chút choáng váng. Về sau tôi mới hiểu, người ở đây có phong tục “Lễ xúc giáp", biểu thị ý tứ chào đón.
Mà lúc này, trên lầu vừa rồi không có một bóng người, mà nơi gấp khúc của hành lang giờ đã có không ít tiểu cô nương bộ dạng giống hệt Xảo Na, quần áo, trang sức sặc sỡ, vây quanh chúng tôi, chỉ là kiểu tóc không giống nhau, có người tết bím tóc, có người lại búi hồ điệp. Trên tay các nàng có cầm thoi, ki, có bưng bát cháo,… Hiển nhiên những người này đều đang làm việc, rồi bỏ dở giữa chừng đến xem vị khách lạ là tôi.
Tôi phát hiện mọi người ở đây đều có một đặc điểm chung là đôi mắt biết cười, một người ý cười còn chưa xuất hiện trên khóe miệng thì đôi mắt đã để lộ trước. Lúc này, hơn mười đôi mắt như vậy đang cười đẹp như hoa xuân, nhìn tôi đầy vẻ quan tâm, khiến tôi được đối xử hòa thuận vui vẻ như vậy mà có chút cảm thấy thụ sủng nhược kinh. Cha Xảo Na đi ra, nói với các nàng câu gì đó, các nàng gật đầu, giơ tay vẫy tôi rồi bỏ đi, tiếp tục làm việc. Cha Xảo Na tựa hồ rất có uy nghiêm bề trên.
Xảo Na lấy ra một đôi giầy rơm đem đến trước mặt tôi, tôi đeo vào. Sau đó nàng cùng bọn nhỏ vây quanh tôi, đưa tôi đến nhà lầu.
Phía xa nhà lầu là đồi núi xanh ngát, trùng trùng điệp điệp, vườn cây xanh um tươi tốt bao quanh nơi đây. Đứng ở bên ngoài lầu, tôi mới nhìn rõ hình dạng của nó. Nhà cửa đổ mà tường thành vẫn vững chãi, ngoại trừ có một cửa lớn ở giữa, còn đâu một lỗ hổng cũng không thấy. Nóc nhà phía trên làm bằng mái ngói màu tối vẽ cây cọ diệp, nhìn kĩ còn có hình một con vật cuộn thành vòng tròn, giống con rồng đầu đuôi nối tiếp, uyển chuyển tự nhiên, chấn động tâm trí, cùng do hai, ba vòng bộ điệp tạo thành, do trong tiếp ngoài, hoàn toàn tương đồng. Cửa sổ và đường vân đều là triêu lý khai đích, giống kiến trúc nhà lầu ở Vĩnh Định, Phúc Kiến, đặc điểm lớn nhất của loại kiến trúc này là tượng lô cốt kiên cố như nhau, dễ thủ khó công, tường dày, đông ấm hạ mát, rất vừa lòng người.
Xảo Na cùng bọn nhỏ lại mang tôi vào một mảnh rừng rậm, đi tới một con suối nước trong suốt, chảy róc rách. Nàng chỉ chỉ dòng suối nhỏ rồi lại chỉ vào tôi, làm động tác ngủ. Tôi đoán được ý nàng là bọn họ đã phát hiện ra tôi và con báo bị bất tỉnh ở đây.
Lúc đó tôi cùng con báo nhảy xuống đầu thuyền trong khoảnh khắc, căn bản chưa kịp nghĩ đến có còn cơ hội sống sót hay không, bởi vì lúc rơi xuống, dòng nước tựa hồ thay đổi, dữ tợn đem cát đá cuốn lẫn theo dòng chảy. Tôi nắm chặt đầu con báo, vừa rơi xuống sông thì bị xoáy nước cuốn đến chỗ sâu nhất của dòng sông. Thật may ông trời cũng không chặn đường sống của chúng tôi, đưa chúng tôi dạt vào dòng suối nhỏ ở nơi đây.
Dòng suối nhỏ này xem ra là một nhánh của con sông kia.
Xảo Na vẽ lên đất một người ở trong ánh trăng, lúc nhìn vào bức tranh thấy một đường cong, nàng hưng phấn chỉ vào người tôi, rồi chỉ vào ánh trăng. Tôi ngẩn ra, lẽ nào bọn họ cho rằng chúng tôi là người trên mặt trăng? Chẳng trách bọn họ nhìn tôi bằng con mắt hưng phấn, nghĩ rằng nàng đã cho rằng tôi cùng con báo là từ ánh trăng xuống đến đây.
Tôi lắc đầu, nàng thấy tôi như vậy, cố chấp gật đầu. Tôi lắc đầu, nàng lại gật đầu, tiểu cô nương này thật cố chấp. Tôi bỏ cuộc không tranh cãi với nàng, nàng hài lòng kéo tay tôi đưa về thổ lâu lý. Vừa bước vào cửa đã gặp phải một đám người đàn ông trên đầu quấn khăn, có dẫn theo lợn rừng, có mang theo thỏ, có lưng lương thực… Xảo Na nhiệt tình chào hỏi bọn họ, cũng không quên giới thiệu tôi với họ. Bọn họ nhìn về phía tôi, ánh mắt không tràn đầy vẻ kinh diễm như nhau, mà lộ ra một loại khí phách tự nhiên, ôn hòa, khiến tôi cảm thấy thả lòng, vì không bị bọn họ coi là người ngoài mà cảm thấy đáy lòng vui sướng.
Vừa mới bước một bước vào trong, Xảo Na hét lên một tiếng, mấy người phụ nữ ở phòng trong nghe tiếng vui vẻ chạy ra cửa đón đám người đàn ông trở về, xem ra họ đều là phu quân của các nàng. Những cặp vợ chồng này trước khi quay về phòng riêng đều hướng về phía tôi nhấc con mồi lên, tựa hồ là muốn mời tôi dùng chung bữa với bọn họ. Tôi cười, bày ra biểu thị cảm tạ, nhưng khoát tay áo. Hiện giờ điều tôi muốn làm nhất là đi xem con báo đã tỉnh chưa.
Thế nhưng xốc rèm lên, đôi mắt phượng của con báo vẫn nhắm nghiền như cũ. Để tiện chăm sóc con báo, theo yêu cầu của tôi, Xảo Tinh đã giúp tôi mang con báo vào phòng trong.
Mỗi ngày, sau khi tỉnh dậy, việc đầu tiên tôi làm là bê nước đến giường con báo, lau qua một lần thân thể rồi thay băng vết thương, thay cho hắn một bộ y phục sách sẽ, để tránh việc vết thương sau lưng hắn bị hoại tử. Lúc tôi gặp lại Xảo Tinh đến thay thảo dược đắp sau gáy con báo, vết sưng càng ngày càng nhỏ. Tôi tự trấn an bản thân, tuy rằng bây giờ hắn vẫn chưa tỉnh, nhưng chờ vết sưng kia tiêu tan thì ngày nào đó nhất định hắn sẽ tỉnh lại.
Mà tôi phát hiện ra một loại lá cây nhẵn nhụi rất tốt, đó là trực tiếp dùng miệng mình. Tôi làm cháo loãng , đút cho mình một thìa rồi ấn môi vào môi con báo, cách này xem ra còn hơn dùng lá cây vài phần. Khuôn mặt con báo luôn lạnh lẽo cứng đờ, khớp hàm cũng luôn luôn đóng chặt. Tôi chỉ có thể dùng đầu lưỡi tách hai hàm răng hắn ra, miễn cưỡng đưa cháo vào trong miệng hắn.
Mỗi lần cho hắn ăn xong một bát cháo, gương mặt tôi đều nóng bừng lên. Không biết năm tôi mười bảy tuổi đang có thai Tử Uyển, lại bị hôn mê thì bọn họ làm cách nào để cho tôi ăn?
Trước đây, nhìn Tử Uyển tôi sẽ nghĩ đến con báo. Hôm nay nhìn hai mắt hẹp dài nhắm chặt của con báo, tôi lại không kiềm chế được mà nhớ đến Tử Uyển.
Đôi mắt của hai cha con họ thực sự rất giống nhau, đôi mắt Tử Uyển lúc ngủ cũng như thế này, vùng xung quanh lông mày hơi nhíu lại, nhưng lúc tiểu tử kia ngủ lại hay hé mở cái miệng nhỏ nhắn khả ái, không mím chặt lại giống con báo.
Tôi không kìm lòng được, xoa xoa miệng hắn.
Đột nhiên, tôi cảm thấy đôi môi lạnh lẽo mềm mại kia trong khoảng thời gian ngắn ngủi bỗng giật giật.
Hắn tỉnh rồi!
Tôi kích động cúi đầu xuống nhìn, nhưng không bắt gặp dấu hiệu nào cho thấy đôi mắt kia đã mở ra.
Ngay lúc tôi thất vọng quay người đi ra cửa, định đi sắp xếp quần áo và đồ dùng hàng ngày thì hắn nhẹ nhàng trở mình, tôi vui mừng quá đỗi. Đây là lần đầu tiên hắn cử động từ lúc hôn mê đến giờ, trước kia hắn luôn lẳng lặng nằm, đến đầu ngón tay cũng chẳng động đậy.
Sau đó tôi nghe được một tiếng lúng búng từ trong miệng hắn thốt ra, tôi vừa định nằm úp sấp phía dưới để nghe rõ hắn đang nói gì, hắn đã khôi phục lại bộ dạng an tĩnh, nặng nề chìm vào giấc ngủ mơ.
Tuy rằng hắn vẫn chưa tỉnh lại, nhưng tôi cũng rất vui mừng! Thực sự rất vui mừng!
Tôi chắc chắn, không đến vài ngày nữa nhất định hắn sẽ tỉnh lại. Không biết chừng, sáng sớm ngày mai tôi đã có thể thấy cặp mắt phượng kia mở ra đón ánh sáng mặt trời…
Tác giả :
Điện Tuyến