Ba Ơi, Mình Đi Đâu
Chương 5
Các con tôi rất tình cảm. Khi vào cửa hàng, Thomas muốn ôm hôn mọi người, người trẻ, người già, người giàu, người nghèo, vô sản, tư sản, da trắng, da đen, không hề phân biệt.
Mọi người hơi khó chịu mỗi lần thấy thằng bé mười hai tuổi lao bổ vào họ để ôm hôn. Vài người lùi lại, những người khác để kệ và sau đó vừa dùng mùi soa lau mặt vừa nói: "Thằng bé dễ thương quá!"
Đúng, chúng rất dễ thương. Chúng chẳng thấy cái xấu ở bất kỳ nơi nào cả, như những người ngây thơ vậy. Chúng hiện hữu từ trước khi xuất hiện nguyên tội, vào thời mà thế giới toàn người tốt, thiên nhiên rất nhân từ, mọi cây nấm đều ăn được và người ta có thể vuốt ve lũ hổ mà không sợ gì nguy hiểm.
Khi đến sở thú, chúng rất muốn hôn lũ hổ. Khi chúng kéo đuôi con mèo, thật là lạ con mèo chẳng cào chúng, hẳn con mèo tự nhủ: "Đó là những đứa trẻ tật nguyền, cần phải khoan dung với chúng vì chúng hoàn toàn mất trí."
Liệu một con hổ có phản ứng như thế nếu Thomas và Mathieu kéo đuôi nó không? Tôi sẽ thử xem, nhưng trước đó, tôi phải cảnh báo con hổ đã.
Một lần đi dạo với hai cậu con trai của mình, tôi lại có cảm giác đang mang trên tay những con rối hay những con búp bê bằng vải. Chúng nhẹ bẫng, xương chúng nhỏ bé mong manh, chúng không lớn lên, chúng không béo lên, ở tuổi mười bốn, trông chúng như ở tuổi lên bảy, đó là những chú yêu tinh bé bỏng. Chúng không nói tiếng Pháp, chúng nói tiếng yêu tinh, hoặc có khi chúng nghêu ngao, gầm gừ, ăng ẳng, ríu rít, quàng quạc, liến thoắng, gào rú hay kêu ken két. Không phải lúc nào tôi cũng hiểu chúng.
Trong đầu những chú yêu tinh của tôi có gì nhỉ? Không có chi. Ngoài rơm ra thì hẳn không có chi ghê gớm lắm, khá lắm là có một bộ óc chim, hay một cửa hiệu đồ cũ nơi bán mấy thứ máy cổ lỗ dùng ga len làm chất dò sóng hay một chiếc đài cũ kỹ không dùng được nữa. Vài sợi dây điện hàn ẩu, một cái máy thu thanh bán dẫn, một cái bóng điện nhỏ chập chờn thường xuyên tắt ngóm và một vài từ được ghi âm quay vòng vòng.
Với bộ óc như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi bọn trẻ không được hoàn thiện lắm. Chúng sẽ không bao giờ thành sinh viên Đại học Bách khoa, thật đáng tiếc, hẳn tôi sẽ phải tự hào lắm vì tôi vốn luôn học rất tệ môn toán.
Mới đây, tôi gặp một chuyện rất súc động. Mathieu đã say sưa đọc một cuốn sách. Tôi lại gần, vô cùng hồi hộp.
Nó cầm quyển sách ngược.
Tôi từng rất thích tạp trí Han-Kiri. Có lúc, tôi muốn đề xuất với tạp trí này một trang bìa. Tôi muốn mượn em trai tôi, sinh viên trường Bách khoa, bộ đồng phục rộng có mũ hai chóp của nó để mặc cho Mathieu và chụp ảnh cho thằng bé. Tôi nghĩ phần chú thích ảnh sẽ là: "Năm nay, thủ khoa trường Bách khoa là một cậu bé (1)."
Xin lỗi, Mathieu. Không phải lỗi của ba nếu trong ba nảy sinh những ý tưởng gàn dở này. Ba không có ý định nhạo báng con, có lẽ là ba muốn nhạo báng chính ba. Muốn chứng tỏ rằng ba có khả năng cười trên nỗi đau khổ của mình.
Mathieu ngày càng còng. Liệu pháp vận động, áo chỉnh hình bằng kim loại, chẳng có thứ gì có ích cả. Ở tuổi mười lăm, thằng bé mang dáng vẻ của một lão nông già nua đã dành cả đời cày xới đất. Khi chúng tôi đưa nó đi dạo, nó chỉ nhìn đôi bàn chân mình, nó thậm chí không nhìn thấy cả bầu trời.
Có lúc, tôi tưởng tượng ra mình cắm lên mũi giày nó những chiếc gương nhỏ, giống như những cái kính chiếu hậu phản chiếu giùm nó bầu trời...
Chứng vẹo cột sống của nó đã nặng thêm, chẳng mấy chốc nữa sẽ gây tình trạng khó thở. Một ca phẫu thuật cột sống cần tính đến.
Ca phẫu thuật được tính đến, thằng bé lại hoàn toàn đứng thẳng được. Ba ngày sau, nó chết trong tư thế đứng thẳng.
Rốt cuộc, ca phẫu thuật có mục đính giúp nó nhìn thấy bầu trời đã thành công.
Con trai bé nhỏ của tôi rất dễ thương, lúc nào thằng bé cũng cười, đôi mắt nó nhỏ, đen và sáng, như mắt chuột.
Tôi thường sợ mất nó. Nó cao hai centimet. Thế mà nó đã mười tuổi.
Khi nó chào đời, chúng tôi rất ngạc nhiên, hơi lo lắng một chút. Bác sĩ liền trấn an chúng tôi, ông ta nói: "Các vị cứ kiên nhẫn, nó hoàn toàn bình thường, chỉ hơi chậm phát triển thôi, nó sẽ lớn." Chúng tôi kiên nhẫn, chúng tôi sốt ruột, chúng tôi không thấy nó lớn.
Mười năm sau, vết khắc trên chân tường để đánh dấu chiều cao của nó lúc nó một tuổi vẫn luôn có giá trị.
Không một ngôi trường nào chịu nhận nó với cái cớ là nó không như những đứa trẻ khác.
Chúng tôi buộc phải giữ nó ở nhà. Chúng tôi đã phải tuyển người giúp việc. Thật khó có thể tìm được ai đó chịu chấp nhận. Một việc nhiều lo âu và trách nhiệm, nó quá nhỏ bé, người ta sợ làm mất nó.
Đặc biệt là nó rất hay đùa, nó thích đi trốn và không đáp lời khi người ta gọi nó. Chúng tôi phải bỏ thời gian tìm nó, phải dốc hết các túi quần áo và tìm trong tất cả các ngăn kéo, mở tung tất cả các loại hộp. Lần mới đây nhất, nó trốn trong một bao diêm.
Làm vệ sinh cho nó rất khó, chúng tôi luôn sợ nó bị chết đuối trong chậu. Hoặc nó trôi mất qua lỗ thoát trên bồn rửa. Và vất vả nhất, là cắt móng tay cho nó.
Để biết trọng lượng của nó, chúng tôi phải đi ra Bưu điện đặt nó lên cái cân thư.
Vừa rồi nó bị đau răng dữ dội. Không nha sĩ nào muốn chữa cho nó, tôi đã phải đưa nó đến nhà ông thợ sửa đồng hồ.
Mỗi lần các bậc phụ huynh hay bè bạn thấy nó, họ đều bảo: "Nó mới lớn làm sao." Tôi không tin họ, tôi biết họ nói vậy để làm vui lòng chúng tôi.
Một ngày kia, một vị bác sĩ can đảm hơn những vị khác nói với chúng tôi rằng nó sẽ không bao giờ lớn được. Cú đó thật tàn nhẫn.
Dần dần, chúng tôi cũng quen, chúng tôi đã thấy lợi ích.
Chúng tôi đã có thể giữ nó bên mình, chúng tôi luôn có nó trong tay, nó không công kềnh, chúng tôi nhanh chóng để nó vào túi, nó không mất chi phi vận chuyển công cộng, và đặc biệt nó rất tình cảm, nó thích bới chấy trên đầu chúng tôi.
Một ngày kia, chúng tôi mất nó.
Tôi thức thâu đêm nhặt từng chiếc lá rụng lên.
Đó là mùa thu.
Đó là một giấc mơ.
Không nên nghĩ rằng cái chết của một đứa trẻ tật nguyền thì ít buồn hơn. Nó cũng buồn như cái chết của một đứa trẻ bình thường vậy.
Thật khủng khiếp, cái chết của kẻ chưa bao giờ được hạnh phúc, kẻ đến Trái đất dạo thoáng qua một vòng chỉ để chịu đau khổ.
Từ kẻ ấy, chúng ta khó lòng giữ được ký ức nào về một nụ cười.
Dường như một ngày nào đó, cả ba chúng ta sẽ gặp lại gặp nhau.
Liệu chúng ta có nhận ra nhau không? Các con nom sẽ thế nào? Các con mặc đồ gì? Ba vẫn luôn quen hình ảnh các con trong bộ quần yếm, biết đâu các con sẽ mặc com lê, hoặc áo lễ trắng như các thiên thần? Biết đâu các con sẽ có ria mép hoặc râu, để tạo vẻ nghiêm túc? Liệu các con có gì thay đổi không, liệu các con có lớn lên không?
Liệu các con có nhận ra ba không? Ba có nguy cơ đến trong tình trạng vô cùng tệ hại.
Ba sẽ không dám hỏi các con rằng các con có tật nguyền không... Liệu trên Trời có tồn tại những kẻ tật nguyền? Biết đâu các con sẽ trở nên giống như những người khác?
Liệu rốt cuộc, chúng ta sẽ có thể trò chuyện với nhau như những người đàn ông, cùng bàn bạc những việc quan trọng, những việc ba không dám nói với các con khi còn trên Trái đất vì các con không hiểu tiếng Pháp, còn ba, ba không hiểu tiếng yêu tinh?
Có lẽ ở trên Trời, rốt cuộc chúng ta cũng hiểu nhau. Và rồi, đặc biệt là, chúng ta sẽ gặp lại ông của các con. Người mà ba chưa bao giờ nhắc đến với các con và các con cũng chưa bao giờ quen biết. Các con sẽ thấy, đó là một người tuyệt vời, chắc chắn ông sẽ khiến các con hài lòng và làm các con bật cười.
Ông sẽ đưa chúng ta đi dạo trên chiếc Citroên đời cổ của ông, ông sẽ cho các con uống, trên đó, hẳn chúng ta sẽ phải uống nước trộn mật ong lên men.
Ông sẽ lái chiếc xe của mình nhanh, rất nhanh, quá nhanh. Chúng ta không sợ. Chúng ta chẳng có việc gì phải sợ cả, chúng ta đã chết.
Có lúc tôi sợ rằng Thomas đau khổ trược sự ra đi của anh nó. Mới đầu, nó đi tìm anh nó, nó mở các cửa tủ, các ngăn kéo, nhưng chẳng được bao lâu. Những hoạt động phong phú, những bức vẽ, những mối bận tâm dành cho Snoopy đã lại thắng hết. Thomas thích vẽ và tô màu. Nó có xu hướng thiên về hội họa trừu tượng. Nó không trải qua giai đoạn hội họa tượng hình, mà tiến thẳng đến hôi họa trừu tượng. Nó vẽ rất nhiều, nó không bao giờ sửa lại sau đó. Nó vẽ hàng loạt tranh và lúc nào cũng đặt tên theo cũng một kiểu. Có những bức "Tặng ba", có những bức "Tặng mẹ", và có những bức "tặng Marie em của anh".
Phong cách của nó không biến hóa nhiều lắm, rất gần với phong cách của Pollock(2). Màu sắc nó sử dụng rất sống động. Khổ tranh luôn giống nhau. Trong cơn hăng say, nó thường vẽ tràn cả ra ngoài giấy, nó tiếp tục tác phẩm của mình trên mặt, trực tiếp vào lớp gỗ.
Khi hoàn thành bức tranh, nó cho đi. Khi chúng tôi nó với nó rằng bức tranh đẹp, nó có vẻ hài lòng.
Thỉnh thoảng tôi nhận được những tấm thiệp gửi đi từ một trại hè thiếu nhi. Thường là hình ảnh buổi hoàng hôn màu cam trên biển hoặc một ngọn núi huy hoàng. Phía sau có viết: "Ba yêu quý của con, con rất hài lòng, con chơi vui lắm. Con nghĩ đến ba." Tấm thiệp được kí tên Thomas.
Chữ viết đẹp, đều đặn, không có lỗi chính tả, cô phụ trách đã can thiệp. Cô ấy muốn làm tôi vui lòng. Tôi hiểu thiện ý của cô ấy.
Việc đó không khiến tôi vui lòng.
Tôi thích những nét nguệch ngoạc dị hình và không đọc nổi của Thomas hơn. Có lẽ thông qua những bước tranh trừu tượng, nó nói được với tôi nhiều điều hơn.
Một ngày kia, Piere Desproges(3) đến trường của Thomas cùng tôi để đón thằng bé. Ông không muốn lắm, tôi đã năn nỉ.
Cũng như những người mới đến, ông bị quấy nhiễu bởi lũ trẻ đi đứng loạng choạng và dãi rớt lòng thòng, không phải lúc nào nom cũng ngon lành, chúng ôm hôn ông. Ông, người vốn khó chịu đựng nổi đồng loại của mình và thường dè dặt trước những biểu hiện bồng bột của người hâm mộ, đã vui lòng để mặc chúng làm.
Chuyến viếng thăm này khiến ông rất xúc động. Ông muốn quay lại đó. Ông bị lôi cuốn bởi cái thế giới kì lạ ấy, nơi những đứa trẻ hai mươi tuổi vẫn hôn lấy hôn để chú gấu nhồi bông, vòng tay ôm bạn hoặc có nguy cơ dùng kéo cắt bạn làm đôi.
Ông, vốn là người tôn thờ điều phi lý, đã tìm được cho mình những bậc thầy.
_______________________________________________________________________
( 1) Năm trước đó, lần đầu tiên thủ khoa của trường Bách khoa là một cô gái, Anne Chopinet. (chú thích của tác giả).
(2) Paul Jackson Pollock, một trong những danh họa người Mỹ nổi tiếng nhất thế kỉ XX đi theo xu hướng hội họa biểu hiện trừu tượng.
(3)(1939-1988), nhà văn hài hước người Pháp, nổi tiếng với phong cách chống chủ nghĩa thủ cựu, khả năng nói chuyện phi lý bằng giọng điệu cay độc và thâm thúy.
Mọi người hơi khó chịu mỗi lần thấy thằng bé mười hai tuổi lao bổ vào họ để ôm hôn. Vài người lùi lại, những người khác để kệ và sau đó vừa dùng mùi soa lau mặt vừa nói: "Thằng bé dễ thương quá!"
Đúng, chúng rất dễ thương. Chúng chẳng thấy cái xấu ở bất kỳ nơi nào cả, như những người ngây thơ vậy. Chúng hiện hữu từ trước khi xuất hiện nguyên tội, vào thời mà thế giới toàn người tốt, thiên nhiên rất nhân từ, mọi cây nấm đều ăn được và người ta có thể vuốt ve lũ hổ mà không sợ gì nguy hiểm.
Khi đến sở thú, chúng rất muốn hôn lũ hổ. Khi chúng kéo đuôi con mèo, thật là lạ con mèo chẳng cào chúng, hẳn con mèo tự nhủ: "Đó là những đứa trẻ tật nguyền, cần phải khoan dung với chúng vì chúng hoàn toàn mất trí."
Liệu một con hổ có phản ứng như thế nếu Thomas và Mathieu kéo đuôi nó không? Tôi sẽ thử xem, nhưng trước đó, tôi phải cảnh báo con hổ đã.
Một lần đi dạo với hai cậu con trai của mình, tôi lại có cảm giác đang mang trên tay những con rối hay những con búp bê bằng vải. Chúng nhẹ bẫng, xương chúng nhỏ bé mong manh, chúng không lớn lên, chúng không béo lên, ở tuổi mười bốn, trông chúng như ở tuổi lên bảy, đó là những chú yêu tinh bé bỏng. Chúng không nói tiếng Pháp, chúng nói tiếng yêu tinh, hoặc có khi chúng nghêu ngao, gầm gừ, ăng ẳng, ríu rít, quàng quạc, liến thoắng, gào rú hay kêu ken két. Không phải lúc nào tôi cũng hiểu chúng.
Trong đầu những chú yêu tinh của tôi có gì nhỉ? Không có chi. Ngoài rơm ra thì hẳn không có chi ghê gớm lắm, khá lắm là có một bộ óc chim, hay một cửa hiệu đồ cũ nơi bán mấy thứ máy cổ lỗ dùng ga len làm chất dò sóng hay một chiếc đài cũ kỹ không dùng được nữa. Vài sợi dây điện hàn ẩu, một cái máy thu thanh bán dẫn, một cái bóng điện nhỏ chập chờn thường xuyên tắt ngóm và một vài từ được ghi âm quay vòng vòng.
Với bộ óc như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi bọn trẻ không được hoàn thiện lắm. Chúng sẽ không bao giờ thành sinh viên Đại học Bách khoa, thật đáng tiếc, hẳn tôi sẽ phải tự hào lắm vì tôi vốn luôn học rất tệ môn toán.
Mới đây, tôi gặp một chuyện rất súc động. Mathieu đã say sưa đọc một cuốn sách. Tôi lại gần, vô cùng hồi hộp.
Nó cầm quyển sách ngược.
Tôi từng rất thích tạp trí Han-Kiri. Có lúc, tôi muốn đề xuất với tạp trí này một trang bìa. Tôi muốn mượn em trai tôi, sinh viên trường Bách khoa, bộ đồng phục rộng có mũ hai chóp của nó để mặc cho Mathieu và chụp ảnh cho thằng bé. Tôi nghĩ phần chú thích ảnh sẽ là: "Năm nay, thủ khoa trường Bách khoa là một cậu bé (1)."
Xin lỗi, Mathieu. Không phải lỗi của ba nếu trong ba nảy sinh những ý tưởng gàn dở này. Ba không có ý định nhạo báng con, có lẽ là ba muốn nhạo báng chính ba. Muốn chứng tỏ rằng ba có khả năng cười trên nỗi đau khổ của mình.
Mathieu ngày càng còng. Liệu pháp vận động, áo chỉnh hình bằng kim loại, chẳng có thứ gì có ích cả. Ở tuổi mười lăm, thằng bé mang dáng vẻ của một lão nông già nua đã dành cả đời cày xới đất. Khi chúng tôi đưa nó đi dạo, nó chỉ nhìn đôi bàn chân mình, nó thậm chí không nhìn thấy cả bầu trời.
Có lúc, tôi tưởng tượng ra mình cắm lên mũi giày nó những chiếc gương nhỏ, giống như những cái kính chiếu hậu phản chiếu giùm nó bầu trời...
Chứng vẹo cột sống của nó đã nặng thêm, chẳng mấy chốc nữa sẽ gây tình trạng khó thở. Một ca phẫu thuật cột sống cần tính đến.
Ca phẫu thuật được tính đến, thằng bé lại hoàn toàn đứng thẳng được. Ba ngày sau, nó chết trong tư thế đứng thẳng.
Rốt cuộc, ca phẫu thuật có mục đính giúp nó nhìn thấy bầu trời đã thành công.
Con trai bé nhỏ của tôi rất dễ thương, lúc nào thằng bé cũng cười, đôi mắt nó nhỏ, đen và sáng, như mắt chuột.
Tôi thường sợ mất nó. Nó cao hai centimet. Thế mà nó đã mười tuổi.
Khi nó chào đời, chúng tôi rất ngạc nhiên, hơi lo lắng một chút. Bác sĩ liền trấn an chúng tôi, ông ta nói: "Các vị cứ kiên nhẫn, nó hoàn toàn bình thường, chỉ hơi chậm phát triển thôi, nó sẽ lớn." Chúng tôi kiên nhẫn, chúng tôi sốt ruột, chúng tôi không thấy nó lớn.
Mười năm sau, vết khắc trên chân tường để đánh dấu chiều cao của nó lúc nó một tuổi vẫn luôn có giá trị.
Không một ngôi trường nào chịu nhận nó với cái cớ là nó không như những đứa trẻ khác.
Chúng tôi buộc phải giữ nó ở nhà. Chúng tôi đã phải tuyển người giúp việc. Thật khó có thể tìm được ai đó chịu chấp nhận. Một việc nhiều lo âu và trách nhiệm, nó quá nhỏ bé, người ta sợ làm mất nó.
Đặc biệt là nó rất hay đùa, nó thích đi trốn và không đáp lời khi người ta gọi nó. Chúng tôi phải bỏ thời gian tìm nó, phải dốc hết các túi quần áo và tìm trong tất cả các ngăn kéo, mở tung tất cả các loại hộp. Lần mới đây nhất, nó trốn trong một bao diêm.
Làm vệ sinh cho nó rất khó, chúng tôi luôn sợ nó bị chết đuối trong chậu. Hoặc nó trôi mất qua lỗ thoát trên bồn rửa. Và vất vả nhất, là cắt móng tay cho nó.
Để biết trọng lượng của nó, chúng tôi phải đi ra Bưu điện đặt nó lên cái cân thư.
Vừa rồi nó bị đau răng dữ dội. Không nha sĩ nào muốn chữa cho nó, tôi đã phải đưa nó đến nhà ông thợ sửa đồng hồ.
Mỗi lần các bậc phụ huynh hay bè bạn thấy nó, họ đều bảo: "Nó mới lớn làm sao." Tôi không tin họ, tôi biết họ nói vậy để làm vui lòng chúng tôi.
Một ngày kia, một vị bác sĩ can đảm hơn những vị khác nói với chúng tôi rằng nó sẽ không bao giờ lớn được. Cú đó thật tàn nhẫn.
Dần dần, chúng tôi cũng quen, chúng tôi đã thấy lợi ích.
Chúng tôi đã có thể giữ nó bên mình, chúng tôi luôn có nó trong tay, nó không công kềnh, chúng tôi nhanh chóng để nó vào túi, nó không mất chi phi vận chuyển công cộng, và đặc biệt nó rất tình cảm, nó thích bới chấy trên đầu chúng tôi.
Một ngày kia, chúng tôi mất nó.
Tôi thức thâu đêm nhặt từng chiếc lá rụng lên.
Đó là mùa thu.
Đó là một giấc mơ.
Không nên nghĩ rằng cái chết của một đứa trẻ tật nguyền thì ít buồn hơn. Nó cũng buồn như cái chết của một đứa trẻ bình thường vậy.
Thật khủng khiếp, cái chết của kẻ chưa bao giờ được hạnh phúc, kẻ đến Trái đất dạo thoáng qua một vòng chỉ để chịu đau khổ.
Từ kẻ ấy, chúng ta khó lòng giữ được ký ức nào về một nụ cười.
Dường như một ngày nào đó, cả ba chúng ta sẽ gặp lại gặp nhau.
Liệu chúng ta có nhận ra nhau không? Các con nom sẽ thế nào? Các con mặc đồ gì? Ba vẫn luôn quen hình ảnh các con trong bộ quần yếm, biết đâu các con sẽ mặc com lê, hoặc áo lễ trắng như các thiên thần? Biết đâu các con sẽ có ria mép hoặc râu, để tạo vẻ nghiêm túc? Liệu các con có gì thay đổi không, liệu các con có lớn lên không?
Liệu các con có nhận ra ba không? Ba có nguy cơ đến trong tình trạng vô cùng tệ hại.
Ba sẽ không dám hỏi các con rằng các con có tật nguyền không... Liệu trên Trời có tồn tại những kẻ tật nguyền? Biết đâu các con sẽ trở nên giống như những người khác?
Liệu rốt cuộc, chúng ta sẽ có thể trò chuyện với nhau như những người đàn ông, cùng bàn bạc những việc quan trọng, những việc ba không dám nói với các con khi còn trên Trái đất vì các con không hiểu tiếng Pháp, còn ba, ba không hiểu tiếng yêu tinh?
Có lẽ ở trên Trời, rốt cuộc chúng ta cũng hiểu nhau. Và rồi, đặc biệt là, chúng ta sẽ gặp lại ông của các con. Người mà ba chưa bao giờ nhắc đến với các con và các con cũng chưa bao giờ quen biết. Các con sẽ thấy, đó là một người tuyệt vời, chắc chắn ông sẽ khiến các con hài lòng và làm các con bật cười.
Ông sẽ đưa chúng ta đi dạo trên chiếc Citroên đời cổ của ông, ông sẽ cho các con uống, trên đó, hẳn chúng ta sẽ phải uống nước trộn mật ong lên men.
Ông sẽ lái chiếc xe của mình nhanh, rất nhanh, quá nhanh. Chúng ta không sợ. Chúng ta chẳng có việc gì phải sợ cả, chúng ta đã chết.
Có lúc tôi sợ rằng Thomas đau khổ trược sự ra đi của anh nó. Mới đầu, nó đi tìm anh nó, nó mở các cửa tủ, các ngăn kéo, nhưng chẳng được bao lâu. Những hoạt động phong phú, những bức vẽ, những mối bận tâm dành cho Snoopy đã lại thắng hết. Thomas thích vẽ và tô màu. Nó có xu hướng thiên về hội họa trừu tượng. Nó không trải qua giai đoạn hội họa tượng hình, mà tiến thẳng đến hôi họa trừu tượng. Nó vẽ rất nhiều, nó không bao giờ sửa lại sau đó. Nó vẽ hàng loạt tranh và lúc nào cũng đặt tên theo cũng một kiểu. Có những bức "Tặng ba", có những bức "Tặng mẹ", và có những bức "tặng Marie em của anh".
Phong cách của nó không biến hóa nhiều lắm, rất gần với phong cách của Pollock(2). Màu sắc nó sử dụng rất sống động. Khổ tranh luôn giống nhau. Trong cơn hăng say, nó thường vẽ tràn cả ra ngoài giấy, nó tiếp tục tác phẩm của mình trên mặt, trực tiếp vào lớp gỗ.
Khi hoàn thành bức tranh, nó cho đi. Khi chúng tôi nó với nó rằng bức tranh đẹp, nó có vẻ hài lòng.
Thỉnh thoảng tôi nhận được những tấm thiệp gửi đi từ một trại hè thiếu nhi. Thường là hình ảnh buổi hoàng hôn màu cam trên biển hoặc một ngọn núi huy hoàng. Phía sau có viết: "Ba yêu quý của con, con rất hài lòng, con chơi vui lắm. Con nghĩ đến ba." Tấm thiệp được kí tên Thomas.
Chữ viết đẹp, đều đặn, không có lỗi chính tả, cô phụ trách đã can thiệp. Cô ấy muốn làm tôi vui lòng. Tôi hiểu thiện ý của cô ấy.
Việc đó không khiến tôi vui lòng.
Tôi thích những nét nguệch ngoạc dị hình và không đọc nổi của Thomas hơn. Có lẽ thông qua những bước tranh trừu tượng, nó nói được với tôi nhiều điều hơn.
Một ngày kia, Piere Desproges(3) đến trường của Thomas cùng tôi để đón thằng bé. Ông không muốn lắm, tôi đã năn nỉ.
Cũng như những người mới đến, ông bị quấy nhiễu bởi lũ trẻ đi đứng loạng choạng và dãi rớt lòng thòng, không phải lúc nào nom cũng ngon lành, chúng ôm hôn ông. Ông, người vốn khó chịu đựng nổi đồng loại của mình và thường dè dặt trước những biểu hiện bồng bột của người hâm mộ, đã vui lòng để mặc chúng làm.
Chuyến viếng thăm này khiến ông rất xúc động. Ông muốn quay lại đó. Ông bị lôi cuốn bởi cái thế giới kì lạ ấy, nơi những đứa trẻ hai mươi tuổi vẫn hôn lấy hôn để chú gấu nhồi bông, vòng tay ôm bạn hoặc có nguy cơ dùng kéo cắt bạn làm đôi.
Ông, vốn là người tôn thờ điều phi lý, đã tìm được cho mình những bậc thầy.
_______________________________________________________________________
( 1) Năm trước đó, lần đầu tiên thủ khoa của trường Bách khoa là một cô gái, Anne Chopinet. (chú thích của tác giả).
(2) Paul Jackson Pollock, một trong những danh họa người Mỹ nổi tiếng nhất thế kỉ XX đi theo xu hướng hội họa biểu hiện trừu tượng.
(3)(1939-1988), nhà văn hài hước người Pháp, nổi tiếng với phong cách chống chủ nghĩa thủ cựu, khả năng nói chuyện phi lý bằng giọng điệu cay độc và thâm thúy.
Tác giả :
Jean-Louis Fournier